Chuyên đề thực tập cuối khóa
Tr ng i h c Kinh t Qu c dânườ Đạ ọ ế ố
Khoa th ng m i v kinh t qu c tươ ạ à ế ố ế
Chuyên đ th c t p cu iề ự ậ ố
khóa
t iĐề à :
Công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Gi ng viên h ng d nả ướ ẫ
: PGS.TS Nguy n Th a L cễ ừ ộ
Mã sinh viên
: CQ491748
L p chuyên ng nhớ à
: H i quan 49ả
H c v tên sinh viênọ à
: Đ ng Th Thùy Maiặ ị
Hà Nội, 05-2011
MỤC LỤC
SV : Đặng Thị Thùy Mai
Lớp: Hải quan 49
Chuyên đề thực tập cuối khóa
SV : Đặng Thị Thùy Mai
Lớp: Hải quan 49
2
Chuyên đề thực tập cuối khóa
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với chủ trương, chính sách chủ động cải cách, mở cửa nền kinh tế, gắn kết
nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới của Đảng và Nhà nước, đặc biệt từ khi
gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, nền kinh tế nước ta khởi sắc mang
một diện mạo mới. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng không tránh khỏi những cá nhân,
tổ chức lợi dụng thời thế cải cách, mở cửa nền kinh tế để thực hiện những hành vi
gian lận, vi phạm hành chính về hải quan nhằm mục đích chuộc lợi. Trước tình hình
đó, vấn đề hoàn thiện công tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan là một trong
những vấn đề hết sức cấp bách, cần được quan tâm hàng đầu.
Trên thực tế, còn tồn tại nhiều nội dung xung quanh vấn đề xử lý vi phạm
hành chính về hải quan, việc hoàn thiện công tác xử lý vi phạm hành chính về hải
quan cần được nghiên cứu làm sáng tỏ vì:
Một là, đây là một trong những vấn đề trọng tâm, trọng điểm được Đảng và
Nhà nước hết sức quan tâm, chú ý tập trung chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực
hiện nhằm mục đích phát hiện và xử lý nghiêm đối với những hành vi vi phạm hành
chính về hải quan, từ đó hạn chế tối đa hành vi vi phạm hành chính về hải quan, xây
dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập
toàn diện nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới.
Hai là, Gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO đã tạo ra nhiều thách
thức mới cho nền kinh tế Việt Nam, hành vi vi phạm hành chính về hải quan mới
xuất hiện và ngày càng phức tạp. Trước tình hình đó cần phải hoàn thiện công tác
xử lý vi phạm hành chính hải quan cũng như hoàn thiện pháp luật hải quan nói
chung và pháp luật xử lý vi phạm hành chính về hải quan nói riêng, đáp ứng các
tiêu chuẩn Tổ chức WTO đặt ra.
Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra là phải nghiên cứu, đánh giá thực trạng công
tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan hiện nay. Từ đó thấy được những vấn đề
cần được khắc phục, đưa ra những giải pháp thích hợp góp phần nâng cao công tác
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Đề tài có mục tiêu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, từ đó đặt ra yêu cầu khách quan là phải
hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính về hải quan ở Việt Nam hiện nay.
SV : Đặng Thị Thùy Mai
Lớp: Hải quan 49
1
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Đề tài cần phân tích được:
- Những vấn đề lí luận cơ bản về vi phạm hành chính hải quan.
- Thực trang xử lý vi phạm hành chính về hải quan hiện nay.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác xử lý vi phạm hành chính hải quan.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
-Về đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những quy định về vi phạm hành
chính trong lĩnh vực hải quan và thực trạng công tác xử lý vi phạm hành chính về
hải quan.
-Về phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong phạm vi đề tài khóa luận tốt
nghiệp, với điều kiện cho phép, đề tài nghiên cứu thực trạng công tác xử lý vi phạm
hành chính về hải quan của Việt Nam trong những năm gần đây.
4. Kết cấu đề tài:
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1.Khái quát quá trình hình thành và hoạt động của vụ Pháp chế
Tổng cục hải quan.
Chương 2. Thực trạng công tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan.
Chương 3.Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác xử lý vi phạm hành
chính về hải quan.
SV : Đặng Thị Thùy Mai
Lớp: Hải quan 49
2
Chuyên đề thực tập cuối khóa
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
VỤ PHÁP CHẾ TỔNG CỤC HẢI QUAN
1.1.Quá trình hình thành vụ Pháp chế Tổng cục Hải quan qua các thời kỳ
Vụ Pháp chế Tổng cục Hải quan là cơ quan thuộc Tổng cục Hải quan. Sự ra
đời và phát triển của Vụ gắn liền với quá trình hình thành phát triển của Tổng cục
Hải quan. Cụ thể Hải quan Việt Nam đã trải qua các giai đoạn:
1.1.1. Giai đoạn 1945 – 1954 :Hải quan Việt Nam được thành lập
Ngày 10/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký Sắc lệnh số 27 - SL thành
lập"Sở thuế quan và thuế gián thu", ngành hải quan Việt Nam ra đời.
Ngày 29 tháng 5 năm 1946 theo sắc lệnh số 75-SL của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về tổ chức của Bộ Tài chính, Sở Thuế quan và thuế gián thu được đổi
thành “Nha Thuế quan và Thuế gián thu” thuộc Bộ Tài chính.
Ngày 4 tháng 7 năm 1951 Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến đã ký Nghị
định số 54/NĐ quy định lại tổ chức của Bộ Tài chính và Nha Thuế quan và Thuế
gián thu được đổi thành “Cơ quan Thuế XNK”.
1.1.2. Giai đoạn 1954 – 1975
Giai đoạn này đất nước tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và
chống Mỹ xâm lược ở miền Nam, Chính phủ giao cho Bộ Công thương quản lý
hoạt động ngoại thương và thành lập “Sở Hải quan” ( thay ngành thuế xuất khẩu,
nhập khẩu) thuộc Bộ Công thương.
Ngày 14 tháng 12 năm 1954 Bộ trưởng Bộ Công thương Phan Anh ký Nghị
định số 136-BCT/KB/NĐ thành lập “Sở Hải quan” thay thế cơ quan thuế
XNK thuộc Bộ Công thương.
Thời kì này Hải quan Việt Nam gồm có: Sở Hải quan là cấp Trung ương và
cấp địa phương là Sở Hải quan liên khu, thành phố; Chi sở Hải quan tỉnh; Phòng
Hải quan cửa khẩu.
Ngày 27/2/1960 Chính phủ đã đã có Nghị định 03/CP (do Thủ tướng Phạm
Văn Đồng ký ) ban hành Điều lệ Hải quan đánh dấu bước phát triển mới của Hải
quan Việt nam.
Ngày 17 tháng 6 năm 1962 để thực hiện Điều lệ Hải quan (ban hành
ngày 27/2/1960) Thứ trưởng Bộ Ngoại thương Lý Ban ký Quyết định số
SV : Đặng Thị Thùy Mai
Lớp: Hải quan 49
3
Chuyên đề thực tập cuối khóa
490/BNT/QĐ-TCCB đổi tên Sở Hải quan thành Cục Hải quan. Lúc này Cục Hải
quan trực thuộc Bộ Ngoại Thương.
Thành tựu đạt được trong thời kỳ này: Toàn ngành Hải quan được tặng
thưởng 2 Huân chương Lao động Hạng Hai và Hạng Ba, 11 đơn vị và cá nhân được
tặng thưởng Huân chương Lao động và Huân chương chiến công các hạng.
1.1.3.Giai đoạn 1975 – 1986
Đất nước hoàn toàn độc lập, Hải quan triển khai hoạt động trên phạm vi cả
nước. Một yêu cầu đặt ra là phải có bộ máy quản lý tập trung thống nhất toàn ngành
Hải quan. Trước yêu cầu đó, Chính phủ đã có Quyết định số 80/CT
ngày 5/3/1979 quyết định chuyển tổ chức Hải quan địa phương thuộc UBND tỉnh,
thành phố về thuộc Cục Hải quan Bộ Ngoại thương.
Trong thời kì này, các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá
qua biên giới có biểu hiện phức tạp và phổ biến. Ngày 25 tháng 4 năm 1984, thực
hiện Nghị quyết số 68/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh chống buôn lậu
và thành lập Tổng cục Hải quan, và Nghị quyết số 547/NQ-HĐNN ngày 30/8/1984
Hội đồng Nhà nước phê chuẩn thành lập Tổng Cục Hải quan và ngày 20/10/1984
Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Tô Hữu ký Nghị định số 139/HĐBT quy định
nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Tổng cục Hải quan. Tổng cục Hải quan trực
thuộc Chính phủ.
Hệ thống tổ chức Hải quan:
- Tổng cục Hải quan.
- Hải quan tỉnh, thành phố.
- Hải quan Cửa khẩu và Đội kiểm soát Hải quan.
1.1.4.Giai đoạn 1986 - nay
Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới đất n-
ước, chủ trương mở cửa, phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự
quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoạt động giao lưu buôn
bán với nước ngoài phát triển mạnh mẽ, tình trạng buôn lậu gia tăng đòi hỏi phải có
sự quản lí Nhà nước về Hải quan một cách đúng đắn.
Ngày 24/2/1990, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký lệnh công bố Pháp lệnh
Hải quan. Pháp lệnh gồm 51 điều, chia làm 8 chương, có hiệu lực thi hành từ
ngày 1/5/1990. Pháp lệnh Hải quan xác định chức năng của Hải quan Việt Nam là
"Quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh,
quá cảnh Việt Nam, đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá,
SV : Đặng Thị Thùy Mai
Lớp: Hải quan 49
4
Chuyên đề thực tập cuối khóa
ngoại hối hoặc tiền Việt nam qua biên giới". Bộ máy tổ chức của Hải quan Việt
nam được xác định rõ tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất, dưới sự chỉ đạo
trực tiếp của Hội đồng Bộ Trưởng"
Hệ thống tổ chức Hải quan:
- Tổng cục Hải quan
- Cục Hải quan liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương.
- Hải quan Cửa khẩu, Đội kiểm soát Hải quan.
Hải quan Việt Nam đã được trang bị về cơ sở vật chất, máy móc hiện đại
hơn: máy soi nghiệp vụ, máy và chó nghiệp vụ phát hiện ma tuý, tàu cao tốc chống
buôn lậu trên biển.
Hải quan Việt Nam đã tham gia và trở thành thành viên chính thức của Tổ
chức Hải quan thế giới (WCO) từ ngày 01/07/1993 và từ đó đã mở rộng quan hệ với
tổ chức Hải quan thế giới và Hải quan khối ASEAN.
Ngày 4 tháng 9 năm 2002 theo Quyết định số 113/2002/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ Tổng Cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính.
1.2.Chức năng, nhiệm vụ của vụ Pháp chế Tổng cục Hải quan
1.2.1.Vị trí chức năng và quyền hạn
- Vụ Pháp chế là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, thực hiện chức năng
tham mưu, giúp Tổng cục hải quan thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được
giao.Tổ chức chỉ đạo triển khai lĩnh vực công tác được giao thống nhất trong toàn
ngành, biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo cán bộ, công chức hải quan; thực hiện
chế độ báo cáo; quản lý cán bộ, công chức và tài sản của đơn vị theo quy định
- Được quyền yêu cầu các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan cung
cấp số liệu, tài liệu có liên quan phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao.
- Được ký thừa lệnh Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan các văn bản hướng
dẫn, giải thích, tổ chức thực hiện các nội dung quản lý thuộc lĩnh vực chuyên môn
được giao theo quy chế làm việc của Tổng cục Hải quan.
- Vụ Pháp chế có tư cách pháp nhân riêng.
1.2.2.Nhiệm vụ
Để thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục Hải quan hoàn thành
nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ của Vụ Pháp chế Tổng cục Hải quan được quy định
cụ thể tại quyết định 1018/QĐ – BTC quy đinh nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của các Vụ và Văn phòng thuộc Tổng cục Hải quan. Có thể khái quát về
nhiệm vụ của vụ pháp chế như sau:
SV : Đặng Thị Thùy Mai
Lớp: Hải quan 49
5
Chuyên đề thực tập cuối khóa
- Lên kế hoạch các chương trình, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về
việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực hải quan; Xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật về hải quan theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục
Hải quan; Đưa ra các ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị
thuộc Bộ Tài Chính hoặc các cơ quan có liên quan gửi lấy ý kiến theo phân công
của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xét
duyệt và trình Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
- Xây dựng và thẩm định văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn nội bộ có
liên quan thuộc thẩm quyền của Tổng cục Hải quan bao gồm các chương trình kế
hoạch về xây dựng văn bản, soạn thảo quy chế, quy trình nghiệp vụ hải quan, thẩm
định tính pháp lý với các văn bản do cơ quan thuộc Tổng cục Hải quan xây dựng.
- Tiến hành đánh giá thi hành và kiểm tra thực hiện văn bản. Cụ thể là chủ trì
hoặc phối hợp với các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan thực hiện đánh giá, kiểm tra
văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hải quan, các quy chế, quy trình
nghiệp vụ và các văn bản Tổng cục Hải quan ban hành; thực hiện tổng kết thực tiễn
thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan rà soát và hệ
thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động hải quan, đưa ra
phương án xử lý kết quả rà soát văn bản; hệ thống hóa văn bản pháp luật liên quan
đến lĩnh vực hải quan; thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực
hải quan.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp về các thông tin liên quan đến pháp luật hải quan, pháp luật thuế…
- Thực hiện công tác xử lý, tố tụng hành chính bao gồm toàn bộ các công
việc có liên quan đến xử lý vi phạm hành chính hải quan và tố tụng như: hướng dẫn,
kiểm tra, tổng kết công tác xử lý vi phạm hành chính, tham gia giải quyết khiếu nại
đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan… xây dựng quy trình,
quy chế , hỗ trợ các đơn vị hải quan về tham gia giải quyết tố tụng hành chính tại
tòa án cơ quan hải quan.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giao.
1.3.Tổ chức bộ máy
Tính đến 31.12.2010, Vụ Pháp chế có: 30 cán bộ, công chức, được bố trí tại
03 Phòng nghiệp vụ. Trong đó có 18 nữ và 12 nam.
SV : Đặng Thị Thùy Mai
Lớp: Hải quan 49
6
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Có 04 đồng chí mới được tuyển dụng năm 2010 hiện đang đi học nghiệp vụ,
01 đồng chí lãnh đạo Vụ Pháp chế mới kết thúc đi học trở về Vụ làm việc từ tháng
9.2010.
Độ tuổi trung bình của Vụ Pháp chế: 33,3 tuổi.
Các chuyên ngành được đào tạo: Luật, Kinh tế, Tài chính, Ngoại thương,
Hành chính. Trong đó có 12 Thạc sỹ trên 30 cán bộ công chức.
Ba phòng nghiệp vụ bao gồm:
- Phòng chính sách pháp luật: Soạn thảo, đề xuất xây dựng các văn bản pháp
luật về hải quan.
- Phòng xử lý, tố tụng: Xử lý các vụ vi phạm hành chính về hải quan, các vụ
tố tụng có liên quan đến hải quan.
- Phòng kiểm tra hỗ trợ pháp luật hải quan: kiểm tra việc thực hiện pháp luật
hải quan, tuyên truyền, hướng dẫn đưa pháp luật hải quan vào thực hiện.
1.4. Đặc điểm hoạt động của vụ Pháp chế Tổng cục hải quan
Trong quá trình hình thành và phát triển, Vụ Pháp chế không ngừng phấn
đấu, thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Theo báo cáo tổng kết công tác 5
năm gần đây 2006- 2010, Vụ pháp chế đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đặt ra
trong việc xây dựng, rà soát nhiều văn bản pháp luật, xử lý vi pham hành chính…
góp phần hoàn thành nhiệm vụ của Tổng cục Hải quan.
Những hoạt động chính của Vụ pháp chế bao gồm:
- Xây dựng và hoàn thiện văn bản pháp luật, văn bản của Ngành.
- Rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, tự kiểm tra
văn bản.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
- Hướng dẫn, kiểm tra xử lý vi phạm hành chính.
- Cải cách thủ tục hành chính
1.4.1. Đặc điểm công tác của Vụ Pháp chế năm 2010
* Công tác xây dựng văn bản pháp luật, văn bản của Ngành
Đơn vị chủ trì xây dựng đề án có phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan đến
nhiều mảng việc, nội dung chuyên sâu. Khối lượng văn bản thẩm định, tham gia ý
kiến lớn, thời gian yêu cầu thường gấp, nhiều nội dung chuyên môn sâu đòi hỏi phải
đầu tư nhiều thời gian và cán bộ có trình độ về nghiệp vụ.
Là đơn vị đầu mối xây dựng Thông tư 194 trách nhiệm chính là biên tập bảo
đảm tính thống nhất và hợp pháp của văn bản nhưng Vụ đã chủ động đề xuất nhiều
SV : Đặng Thị Thùy Mai
Lớp: Hải quan 49
7
Chuyên đề thực tập cuối khóa
quy định, hướng dẫn về các mảng nghiệp vụ thuộc nội dung Thông tư để tham gia ý
kiến với các đơn vị nghiệp vụ, hoặc trình Tổng cục được các đơn vị tiếp thu hoặc
Tổng cục phê duyệt.
Các văn bản tham gia ý kiến, thẩm định có chất lượng thể hiện sự đầu tư,
trách nhiệm và nghiêm túc trong thực hiện nhiệm vụ.
* Công tác rà soát, hệ thống hoá, kiểm tra văn bản
Chủ động thực hiện công tác rà soát tự kiểm tra văn bản để kịp thời khắc
phục thiếu sót trong kỹ thuật và nội dung; đồng thời chuẩn bị những vấn đề pháp lý
cho việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản thực hiện Luật.
Công tác rà soát đã thực hiện theo kế hoạch đề ra và đạt hiệu quả thiết thực.
Đơn vị đã huy động nguồn lực và sáng tạo trong phương pháp thực hiện để hoàn
thành tốt nhiệm vụ của đơn vị.
* Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Công tác này trong năm đã được triển khai theo kế hoạch, từng bước đi vào
nề nếp, đạt được kết quả rõ rệt. Hầu hết các Cục Hải quan địa phương đã nhận thức
rõ về yêu cầu, tính tích cực của công tác này và chủ động thực hiện tại đơn vị thông
qua các buổi đối thoại trao đổi, toạ đàm giữa Hải quan - Doanh nghiệp - Hiệp hội….
Đơn vị cũng đã chủ động sáng tạo trong phương pháp chuẩn bị nội dung cho
các Hội nghị đối thoại doanh nghiệp, bảo đảm tính chủ động của Tổng cục, Bộ; tạo
thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc đề xuất nội dung đối thoại và được đáp ứng
yêu cầu trả lời vướng mắc nhanh hơn.
* Công tác cải cách thủ tục hành chính
Khối lượng công việc trong đề án lớn, nhiều nội dung mới, phương pháp
thực hiện không được hướng dẫn cụ thể hoặc có hướng dẫn nhưng không thật sự
phù hợp với lĩnh vực hải quan; thời gian yêu cầu gấp, nguồn lực thực hiện thiếu…
Tuy nhiên, với vai trò là đầu mối, Vụ đã huy động trí tuệ của tập thể cùng thực hiện,
nghiên cứu, sáng tạo và chủ động đề xuất phương pháp thực hiện, phối hợp với các
đơn vị nghiệp vụ hoàn thành tốt phần công việc này, được Bộ, Chính phủ đánh giá
và ghi nhận tốt.
* Công tác hướng dẫn, kiểm tra xử lý vi phạm hành chính về hải quan
và tố tụng hành chính tại Toà
Công tác xử lý vi phạm hành chính trong toàn ngành đã đi vào nề nếp; nhận
thức về quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện quy định về xử lý của cán bộ
công chức làm công tác này đã được nâng lên.
SV : Đặng Thị Thùy Mai
Lớp: Hải quan 49
8
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Từng cục hải quan địa phương đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch
tự kiểm tra công tác xử lý trong đơn vị để bảo đảm hiệu quả.
Sự phối hợp trong thực hiện nghiệp vụ xử lý của Vụ với các Cục hải quan
địa phương được thực hiện kịp thời và hiệu quả.
1.4.2. Định hướng công tác năm 2011
Căn cứ nhiệm vụ Tổng cục và chức năng nhiệm vụ của đơn vị năm 2011,
định hướng hoạt động trong năm 2011của Vụ Pháp chế như sau:
* Công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, tuyên
truyền phổ biến giáo dục pháp luật:
- Xây dựng kế hoạch chương trình xây dựng pháp luật năm 2011 của Ngành,
theo dõi và đôn đốc thực hiện theo chương trình, kế hoạch.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch về cải cách thể
chế theo chiến lược phát triển hải quan từ 2011- 2020 (phần thuộc chức năng,
nhiệm vụ của Vụ Pháp chế).
- Theo dõi tổng hợp chung tình hình thực hiện Luật Hải quan, các Luật có
liên quan trực tiếp đến hoạt động hải quan.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện đề án xây Dự thảo sửa đổi, bổ sung
Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
- Xây dựng báo cáo tổng kết 03 năm thực hiện Nghị định số 18/2009/NĐ-CP
ngày 18/2/2009 và Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 quy định việc xử
lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực
hải quan.
- Xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009
và Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 quy định việc xử lý vi phạm hành
chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan khi
được đưa vào chương trình.
- Thẩm định dự thảo văn bản pháp luật do Tổng cục Hải quan chủ trì xây
dựng và các văn bản của Tổng cục Hải quan ban hành quy trình, quy chế hướng dẫn
chung về nghiệp vụ hải quan theo kế hoạch được phê duyệt.
- Tổng kết triển khai thực hiện Quyết định 922/QĐ-TCHQ ngày 31/3/2008
của Tổng cục Hải quan ban hành Quy chế soạn thảo, ban hành, rà soát và hệ thống
hóa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản của Tổng cục Hải quan.
SV : Đặng Thị Thùy Mai
Lớp: Hải quan 49
9
Chuyên đề thực tập cuối khóa
- Ban hành văn bản hướng dẫn nội bộ tổ chức thực hiện về Kiểm soát thủ tục
hành chính theo Nghị định 63 của Chính phủ.
- Rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật theo kế hoạch của Bộ
Tài chính.
- Rà soát các quy định pháp luật có liên quan đến nội dung quy định của
Nghị định 154 để phục vụ xây dựng Nghị định thay thế.
- Hệ thống các vấn đề pháp lý đã và đang thực hiện; những phát sinh khi
thực hiện triển khai mở rộng Thông quan điện tử làm cơ sở xây dựng những quy
định trong Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 154/2005/NĐ-CP.
- Rà soát, so sánh, đối chiếu quy định của văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến lĩnh vực hải quan do các Bộ, Ngành có chức năng quản lý chuyên ngành
đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh ban hành hoặc
tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền ban hành với các chuẩn mực quốc tế, đánh
giá mức độ tuân thủ, đề xuất sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới văn bản quy phạm
pháp luật.
- Nghiên cứu, đề xuất đổi mới công tác kiểm tra thực hiện văn bản quy phạm
pháp luật lĩnh vực hải quan.
- Thực hiện văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi lĩnh vực của Tổng
cục Hải quan cần kiểm tra năm 2011; thực hiện công tác tự kiểm tra văn bản của
các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục.
- Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật trong ngành Hải quan theo Thông tư
số 03/2010/TT-BTP.
- Phối hợp thực hiện kiểm tra những chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch về tài chính quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi, lĩnh
vực quản lý của Tổng cục Hải quan cần kiểm tra năm 2011.
- Xây dựng kế hoạch phổ biến tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan
đến hải quan được ban hành trong năm 2011 (cho cả đối tượng trong và ngoài
Ngành) theo kế hoạch của Bộ, Tổng cục.
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu của Bộ.
- Tuyên truyền, Phổ biến tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật do Tổng
cục Hải quan chủ trì soạn thảo theo kế hoạch chi tiết.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ về Thông tư số 194/2010/TT-BTC.
- Tuyên truyền, cung cấp thông tin cho người khai hải quan, người nộp thuế
theo Kế hoạch chi tiết được Lãnh đạo Tổng cục phê duyệt.
SV : Đặng Thị Thùy Mai
Lớp: Hải quan 49
10
Chuyên đề thực tập cuối khóa
- Phối hợp với Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng công chức Hải quan tập huấn,
tuyên truyền mở các lớp bồi dưỡng về nhận thức, nâng cao kỹ năng tham gia tố tụng
hành chính tại Toà cho cán bộ, công chức thuộc khối cơ quan Tổng cục Hải quan và
Hải quan địa phương.
- Tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực hải quan trong và ngoài Ngành.
- Chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn, giới thiệu Nghị định 154
khi được ban hành.
- Xây dựng các tài liệu và đa dạng hoá hình thức, phương thức thực hiện để
nâng cao hiệu quả công tác này.
- Triển khai thực hiện Nghị định 63 của chính phủ và các hướng dẫn của Bộ
về công tác kiểm soát thủ tục hành chính về hải quan.
+ Tiếp tục tham mưu duy trì, cập nhập thủ tục hành chính lĩnh vực hải quan
theo quy định.
+ Tập huấn về “Đánh giá tác động của thủ tục hành chính”, cập nhật dữ liệu
về thủ tục hành chính.
+ Xây dựng văn bản hướng dẫn đánh giá tác động, cập nhật dữ liệu về thủ
tục hành chính.
- Tiếp tục tổ chức triển khai các nội dung của Nghị quyết số 68/NQ-CP của
Chính phủ về phê duyệt phương án thực thi đơn giản hoá thủ tục hành chính theo đề
án 30 của Chính phủ.
- Tiếp tục đề xuất triển khai chương trình nội luật hoá các chuẩn mực quốc tế
mà pháp luật về hải quan chưa tuân thủ.
- Thực hiện cấu phần của dự án JICA về nâng cao năng lực đào tạo cho cán
bộ hải quan cửa khẩu (phần do Vụ Pháp chế chủ trì về nội dung) theo kế hoạch.
* Công tác hướng dẫn, kiểm tra xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải
quan, tham mưu giải quyết khiếu nại:
- Tham mưu hướng dẫn công tác xử lý VPHC trong ngành Hải quan.
- Tham mưu giải quyết khiếu nại đối với QĐXPVPHC thuộc thẩm quyền của
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai công tác kiểm tra xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực hải quan ở một số Hải quan các tỉnh, thành phố, kịp thời giải
quyết những vướng mắc phát sinh và đề ra phương án giải quyết (kiến nghị của Hải
quan địa phương hoặc trình lãnh đạo Tổng cục).
SV : Đặng Thị Thùy Mai
Lớp: Hải quan 49
11
Chuyên đề thực tập cuối khóa
- Tiếp tục rà soát các vụ án để đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm trong
toàn Ngành.
- Tham mưu hướng dẫn về trình tự, thủ tục tranh tụng tại Tòa Hành chính
liên quan đến Hải quan.
- Theo dõi tình hình thực hiện Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các
văn bản hướng dẫn thi hành.
- Tập huấn công tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan, về giải quyết
khiếu nại các quyết định hành chính và thủ tục tranh tụng tại Tòa hành chính đối với
các vụ án liên quan đến hải quan.
* Công tác khác:
- Hoàn thiện các chuyên đề nghiệp vụ, tổ chức hội thảo trong Vụ.
- Cử cán bộ, công chức tham gia các nhóm chuyên môn của Tổng cục.thực
hiện.
SV : Đặng Thị Thùy Mai
Lớp: Hải quan 49
12
Chuyên đề thực tập cuối khóa
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HẢI QUAN
2.1.Nhận xét chung
2.1.1.Quy định về vi phạm hành chính về Hải quan ở Việt Nam
Với tính chất và đặc thù của hệ thống pháp luật Việt Nam, những quy định
về vi phạm hành chính về hải quan được quy định tại nhiều bộ luật khác nhau cụ thể
như: Luật Thương mại; Luật về thuế xuất, nhập khẩu; Luật Hải quan,…Song,
những văn bản pháp luật trực tiếp quy định, điều chỉnh các quy định về vi phạm
hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan bao gồm một số
văn bản chủ yếu như sau:
Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH 10 ngày 02/07/2002 về xử lý vi phạm
hành chính; Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH 11 sửa đổi, bổ sung một số điều
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH 12 ngày
02/04/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính. Nghị định 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 quy định chi tiết thi hành một
số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/03/2008 của chính phủ quy định
thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính.
Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.
Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 quy định về xử lý vi phạm hành
chính và cưỡng chế thi hành quy định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Nghị định 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ quy định về xử
lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính Thuế và
Nghị định 97/2007/NĐ-CP.
Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18 tháng 2 năm 2009 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2007/NĐ-CP
Thông tư 62/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
hướng dẫn thi hành Nghị định 97/2007NĐ-CP.
Quyết định 1246/QĐ-TCHQ ngày 17/08/2007 của Tổng cục trưởng Tổng
cục hải quan về việc ban hành bản hướng dẫn trình tự xử phạt vi phạm hành chính,
giải quyết khiếu nại các quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
SV : Đặng Thị Thùy Mai
Lớp: Hải quan 49
13
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Nội dung chính các văn bản quy định:
*Vi phạm hành chính về Hải quan là một dạng cụ thể của vi phạm hành
chính xâm hại các quy định trong hoạt động quản lý của Nhà nước , gồm các hành
vi thuộc các nhóm:
- Vi phạm các quy định về thủ tục Hải quan.
- Vi phạm các quy định về giám sát, kiểm tra, kiểm soát hải quan.
- Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, hành
lý, ngoại hối, vàng, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý, cổ vật, văn hóa phẩm, bưu
phẩm, vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và các tài
sản khác; các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
- Hành vi gian lận thuế, trốn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
theo quy định của pháp luật về thuế.
*Ngoài ra còn quy định về chế tài xử lý vi phạm hành chính về hải
quan và những vấn đề liên quan khác.
2.1.2.Chế tài xử lý
2.1.2.1. Pháp luật một số nước quy định xử lý vi phạm hành chính về hải quan
Luật pháp của các nước trên thế giới đều quy định các hành vi vi phạm pháp
luật hải quan đều bị xử lý bằng hành chính. Tuy nhiên, pháp luật xử lý vi phạm
hành chính về hải quan các nước cũng có các điểm khác nhau về phạm vi, mức độ,
thẩm quyền, thủ tục và các hình thức chế tài áp dụng, cũng như hình thức văn bản
quy phạm pháp luật.
Nghiên cứu quy định xử lý vi phạm hành chính trong Luật Hải quan một số
nước như Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Inđônêxia, Philippin,Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa… có thể rút ra một số đặc điểm đáng chú ý sau:
Thứ nhất: hành vi vi phạm hành chính về hải quan, hình thức xử phạt, các
biện pháp chế tài hành chính khác áp dụng đối với các vi phạm hành chính về hải
quan đều được quy định ở hình thức văn bản luật(quy định trực tiếp vào Luật hải
quan). Vi phạm hành chính về hải quan được xác định bao gồm: hành vi vi phạm về
thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với từng loại hình xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh phương tiện vận tải; hành vi vi
phạm hành chính sau khi hàng hóa đã thông quan; hành vi không chấp hành các
biện pháp chế tài hành chính hải quan; hành vi cản trở, chống đối công chức hải
quan thực hiện các nghiệp vụ theo quy định của pháp luật hải quan; hành vi vi phạm
thủ tục nộp các loại thuế, phí hải quan.
SV : Đặng Thị Thùy Mai
Lớp: Hải quan 49
14
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Luật các nước đều quy định việc xử lý vi phạm hành chính về hải quan trong
khi áp dụng kiểm tra sau thông quan phát hiện được vi phạm.
Hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, các biện pháp hành chính khác đều được
luật quy định rất cụ thể, tỉ mỉ, nhất là về mức phạt tiền, mức phạt thuế được quy
định “cứng”(số tiền, số tiền cụ thể). Phần lớn, mức độ nguy hiểm của hành vi vi
phạm hành chính về hải quan đều xác định trên cơ sở giá trị tang vật vi phạm, trị giá
số thuế gian lận, để từ đó quy định mức phạt vi phạm theo số lần trị giá vi phạm.
Điều đáng lưu ý nhất là các hình thức phạt, biện pháp xử lý đều rất nghiêm khắc,
gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các chủ thể vi phạm.
Thứ hai: thủ tục xử lý, thời hiệu xử lý, nguyên tắc xử lý, thẩm quyền xử lý
của các cơ quan, cá nhân và các biện pháp ngăn chặn, trấn áp hành chính… đều
được quy định rõ, cụ thể trong Luật hải quan. Các nước đều quy định thẩm quyền
của Hải quan được xử lý vi phạm hành chính lần đầu và người bị xử lý có thể khiếu
nại đưa vụ việc ra tòa án để xét xử nếu thấy việc xử lý của cơ quan Hải quan không
thỏa đáng.
Riêng trường hợp theo pháp luật hành chính về hải quan của Cộng hòa Pháp
thì các trường hợp bị cưỡng chế nộp thuế, xử phạt về thuế đều do cơ quan hải quan
quyết định. Các trường hợp vi phạm hành chính về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám
sát hải quan, kiểm soát thì cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác của Nhà nước
chuyển vụ việc sang Viện Công tố để đưa ra tòa án cảnh sát xét xử. Cơ quan Hải
quan cũng có thể xử lý các trường hợp vụ vi phạm pháp luật hải quan do cơ quan
phát hiện, nếu cơ quan đã thỏa hiệp với những người vi phạm pháp luật hải quan và
thể lệ liên quan tới những quan hệ tài chính với nước ngoài nếu vụ việc này chưa
chuyển sang Viện Công tố.
Thứ ba: Luật Hải quan các nước đều quy định trách nhiệm phối hợp, giúp đỡ
của quân đội, cảnh sát để thực thi các chế tài xử lý hành chính đối với các hành vi vi
phạm hành chính về hải quan.
2.1.2.2.Chế tài xử lý vi phạm hành chính về hải quan ở Việt Nam
Với những hành vi vi phạm hành chính về hải quan đã được quy định trong
các văn bản pháp lý ở trên, pháp luật Việt Nam quy định chế tài xử lý như sau:
Thứ nhất, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan:
*Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một
trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
SV : Đặng Thị Thùy Mai
Lớp: Hải quan 49
15
Chuyên đề thực tập cuối khóa
- Cảnh cáo: là hình thức xử phạt áp dụng với cá nhân, tổ chức vi phạm hành
chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành
chính về hải quan do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực
hiện. Chẳng hạn phạt cảnh cáo với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu quà biếu không
đúng với khai hải quan.
- Phạt tiền: Là hình thức phạt chủ yếu trong xử phạt vi phạm hành chính về
hải quan. Trong hai hình thức phạt chính, thì phạt tiền là hình thức được áp dụng
phổ biến với đa số các hành vi vi phạm hành chính về hải quan. Phạt tiền là việc
dùng quyền lực Nhà nước tước đoạt của cá nhân, tổ chức vi phạm một khoản tiền
nhất định để sung quỹ Nhà nước. Phạt tiền tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến số
lượng sở hữu vật chất, lợi ích cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, gây cho họ thiệt
hại về tài sản. Vì vậy, hình thức phạt này có hiệu quả lớn trong đấu tranh phòng
ngừa vi phạm hành chính về hải quan.
* Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì mức phạt tiền là từ 1 đến 3 lần
số thuế trốn, gian lận.
* Đối với hành vi khai thiếu nghĩa vụ thuế hoặc khai tăng số thuế được miễn,
giảm, được hoàn, không thu thì mức phạt tiền là 10% số tiền thuế khai thiếu hoặc số
tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu khai tăng so với quy định của
pháp luật.
* Đối với hành vi chậm nộp tiền thuế thì mức phạt tiền là 0,05% mỗi ngày
tính trên số tiền thuế nộp chậm.
* Đối với hành vi không thực hiện trích, chuyển toàn bộ hoặc một phần
tương ứng số tiền phải nộp từ tài khoản của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi hành
quyết định hành chính về thuế vào ngân sách nhà nước trong trường hợp tài khoản
tiền gửi của người nộp thuế có số dư thì bị phạt tiền tương ứng với số tiền không
trích chuyển.
* Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính khác về hải quan
là 70.000.000 đồng và về thủ tục thuế là 100.000.000 đồng. Mức tiền phạt cụ thể
đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định
đối với hành vi đó.
-Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt được giảm xuống nhưng
không thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt.
- Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể được tăng lên
nhưng không vượt mức tối đa của khung tiền phạt.
SV : Đặng Thị Thùy Mai
Lớp: Hải quan 49
16
Chuyên đề thực tập cuối khóa
* Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
* Ngoài các hình thức xử phạt nêu ở trên, cá nhân, tổ chức vi phạm hành
chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
- Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là văn hóa phẩm độc hại, hàng hóa gây hại
cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng.
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, phương
tiện vi phạm.
- Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu
thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.
- Các biện pháp khác theo quy định.
* Đối với hành vi vi phạm không bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là
tịch thu hàng hóa, phương tiện vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu
quả thì hàng hóa, phương tiện vi phạm hành chính có thể được thông quan theo quy
định của pháp luật nếu đối tượng vi phạm đã nộp đủ tiền phạt theo quy định hoặc
được tổ chức tín dụng, tổ chức khác được phép thực hiện một số hoạt động ngân
hàng bảo lãnh đối với số tiền phải nộp để thực hiện quyết định xử phạt.
Thứ hai, hình thức và mức phạt cá nhân, tổ chức vi phạm đối với mỗi loại
hành vi vi phạm hành chính về hải quan
* Đối với hành vi vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan,
nộp hồ sơ thuế:
Có thể phạt tiền từ 200.000 đồng đến 5.000.000 đồng tùy từng hành vi vi
phạm được quy định rõ tại Điều 8 Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007
quy định về xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quy định hành chính
trong lĩnh vực hải quan(sau đây gọi là Nghị định 97).
Điều 1, Khoản 2 Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18 tháng 2 năm
2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2007/NĐ-
CP(sau đây gọi tắt là Nghị định 18) bổ sung thêm:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm sau: Không
tái xuất hàng hóa tạm nhập thuộc diện miễn thuế đúng thời hạn quy định; Không tái
xuất, tái nhập phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh đúng thời hạn quy định, trừ
SV : Đặng Thị Thùy Mai
Lớp: Hải quan 49
17
Chuyên đề thực tập cuối khóa
vi phạm không tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức ở khu
vực biên giới thường xuyên qua lại khu vực biên giới đúng thời hạn quy định.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm không
tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh đúng thời hạn quy định,
trừ vi phạm không tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức ở khu
vực biên giới thường xuyên qua lại khu vực biên giới đúng thời hạn quy định mà
phương tiện vi phạm là ô tô dưới 24 chỗ ngồi.
- Ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng
các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 18.
* Vi phạm quy định về khai hải quan và khai thuế
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 5.000.000 đồng với hành
vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, số lượng, trọng lượng hàng
hóa tùy theo từng trường hợp được quy định trong Nghị định.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai
khống tên hàng, số lượng, trọng lượng, trị giá hàng hóa xuất khẩu, trừ hàng hóa
xuất khẩu là sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu hoặc
tạm xuất, tái xuất ( quy định tại Điều 1 Khoản 4 Nghị định 18).
- Xử phạt đối với hành vi không khai hoặc khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế
phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu: ngoài việc
phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định, người nộp thuế còn bị phạt 10% số tiền thuế
khai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu khai tăng.
* Vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối
với ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng (dạng khối, thỏi, hạt, miếng)
Không khai hoặc khai sai với quy định pháp luật về ngoại tệ,tiền Việt Nam
băng tiền mặt, vàng mang theo khi:
- Xuất cảnh : bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 70.000.000 đồng tùy từng
trường hợp tang vật có giá trị vi phạm là bao nhiêu được quy định tại Khoản 1 Điều
10 Nghị định 97.
- Nhập cảnh : bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 10.000.000 đồng tùy từng giá
trị tang vật vi phạm được quy định tại khoản 2 Điều 10 NGhị định 97.
Trường hợp này đối với hành vi khai khống khi nhập cảnh bị phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng tùy trị giá khai khống được quy định tại
Khoản 3 Điều 10 Nghị định 97.
SV : Đặng Thị Thùy Mai
Lớp: Hải quan 49
18
Chuyên đề thực tập cuối khóa
* Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra thuế
Điều 1 Khoản 5 Nghị định 18 sửa đổi bổ sung mức phạt đối với hành vi vi
phạm thuộc Điều 11 Nghị định 97 như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với
hành vi tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã được đăng ký mà
không ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp hoặc chính sách mặt hàng.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các vi
phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
* Vi phạm quy định về giám sát hải quan
Theo Khoản 6, Điều 1 Nghị định 18 sửa đổi bổ sung Điều 12 Nghị định 97
thì những hành vi vi phạm thuộc loại này bị:
- Phạt tiềntối thiểu là 5.000.000 đồng và tối đa 30.000.000 đồng tùy theo
từng hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
- Ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị phạt bổ
sung hoặc bị tịch thu tang vật, buộc phải chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa, phương
tiện vận tải đúng cửa khẩu tuyến đường quy định.
* Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan
Phạt tiền tối thiểu 500.000 đồng và tối đa 30.000.000 đồng tùy từng hành vi
vi phạm được quy định tại Khoản 1,2,3,4 Điều 13 Nghị định 97.
* Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
- Người nộp thuế có các hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy
cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Khoản 1, Điều 14, Nghị định 97 thì
ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định còn bị phạt tiền 1 lần số thuế trốn,
gian lận.
- Nếu tái phạm nhiều lần đối với cùng hành vi vi phạm nhưng chưa đến mức
truy cứu trách nhiệm hình sự thì phạt tiền từ 2 đến 3 lần số thuế trốn, gian lận.
* Vi phạm quy định về nộp thuế
- Người nộp thuế, người bảo lãnh nộp thuế có hành vi chậm nộp tiền thuế
theo quy định pháp luật quản lý thuế thì ngoài việc phải nộp đủ tiền thuế theo quy
định còn bị phạt 0,05% mỗi ngày, tính trên số tiền thuế chậm nộp.
- Người nộp thuế do khai sai đã được hoàn thuế cao hơn quy định thì bị phạt
0,05% mỗi ngày, tính trên số thuế được hoàn cao hơn.
SV : Đặng Thị Thùy Mai
Lớp: Hải quan 49
19
Chuyên đề thực tập cuối khóa
- Số ngày chậm nộp tiền thuế được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của
thời hạn nộp thuế hoặc thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định đến trước ngày
người nộp thuế đã tự giác nộp đủ số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước.
* Vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu, quá cảnh hàng hoá; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Phạt tiền tối thiểu 500.000 đồng , tối đa 20.000.000 đồng đối với hành vi
xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; phương tiện vận tải xuất nhập cảnh quá
cảnh trái quy định pháp luật được quy định tại Khoản 1,2,3,4 Điều 16 Nghị định 97.
- Nhập khẩu, đưa vào Việt Nam hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, nguy hại
cho sức khỏe con người, sinh vật, hệ sinh thái thì xử phạt theo quy định tại Nghị
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị phạt bổ
sung hoặc bị tịch thu hàng hóa trừ trường hợp cơ quan quản lý chuyên ngành yêu
cầu đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất; Tước quyền sử dụng giấy phép;
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đình chỉ xuất khẩu .
* Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế
- Phạt tiền tối thiểu là 500.000 đồng và tối đa là 10.000.000 đồng với hành
vi vi phạm thuộc loại này được quy định tại Khoản 1,2,3,4 Điều 17 nghị định 97.
- Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn
bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung hoặc các biện pháp khác theo quy định.
* Xúc phạm, đe dọa, cản trở công chức hải quan đang thi hành công vụ
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm
danh dự hoặc cản trở công chức hải quan đang thi hành công vụ.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa
hoặc dùng vũ lực chống lại công chức hải quan đang thi hành công vụ mà không
phải là tội phạm.
* Xử phạt đối với Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Thương mại, tổ chức
tín dụng khác và tổ chức, cá nhân liên quan
Trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày hết hạn trích tiền từ tài khoản tiền
gửi của người bị cưỡng chế mà Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Thương mại, tổ chức
tín dụng khác không thực hiện trích toàn bộ hoặc một phần tương ứng số tiền thuế,
tiền phạt phải nộp từ tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi hành
quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan vào tài khoản của ngân sách nhà
nước theo yêu cầu của cơ quan hải quan, khi mà tại thời điểm nhận được quyết định
SV : Đặng Thị Thùy Mai
Lớp: Hải quan 49
20
Chuyên đề thực tập cuối khóa
cưỡng chế, tài khoản tiền gửi của người bị cưỡng chế có số dư đủ hoặc thừa so với
số tiền thuế, tiền phạt phải nộp thì bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích chuyển vào tài khoản của ngân
sách nhà nước đối với trường hợp người nộp thuế bị xử lý vi phạm pháp luật về
thuế hoặc bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp không
thực hiện các quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
khác trong lĩnh vực hải quan.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức
đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định
hành chính trong lĩnh vực hải quan nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng việc khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế theo
quyết định cưỡng chế của cơ quan hải quan.
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với
cá nhân, tổ chức có hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông
tin, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu,
phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu theo quy
định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức có
liên quan có các hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, gian lận
thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực hải quan.
2.2.Thực trạng công tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan
2.2.1. Một số vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan gần đây.
1. Ngày 19/7, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 kiểm tra lô
hàng nhập khẩu của công ty TNHH Đồng Hải Lượng Việt Nam theo khai báo là
“Nguyên liệu sản xuất đồng phế liệu, dạng đoạn ống”, mã số hàng hóa:
7404000000. Qua trưng cầu giám định và kết quả cho biết lô hàng nhập khẩu nói
trên là ống dẫn bằng đồng tinh luyện, không phù hợp là đồng phế liệu. Mã số phù
hợp là 7411100000. Như vậy công ty này đã có hành vi khai sai với thực tế về tên
hàng hóa từ nước ngoài vào khu phi thuế quan. Trị giá vi phạm của lô hàng là
21.956.305.175 VNĐ. Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 đã lập
biên bản vi phạm và chuyển hồ sơ về Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Mỹ Tho,
Long An để xử lý theo thẩm quyền.
SV : Đặng Thị Thùy Mai
Lớp: Hải quan 49
21
Chuyên đề thực tập cuối khóa
2. Ngày 20/7, tại Quảng Ninh, đơn vị trạm Kiểm soát liên hợp km15- Bến
tàu Dân Tiến đã bắt giữ và xử lý 01 vụ vận chuyển trái phép hàng hóa, tang vật
gồm: 2.500 bao thuốc lá giả hiệu Vinataba, White house, 240 hộp mỹ phẩm giả hiệu
Oasia, 160 lọ nước rửa hoa quả loại 500g/lọ, 9,75kg bột giặt hiệu Ômô. Trị giá hàng
hóa vi phạm ước tính 40 triệu đồng.
3. Trong ngày 21/7, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Nội Bài lập 02 biên
bản vi phạm hành chính đối với 02 đối tượng về hành vi nhập khẩu 09 khẩu súng
hơi không khai báo, không có giấy phép nhập khẩu. Ngày 05/8, Chi cục Hải quan
bưu điện lập 01 biên bản vi phạm hành chính đối với 01 đối tượng về hành vi nhập
khẩu 03 khẩu súng quân dụng chưa hoàn chỉnh thuộc mặt hàng cấm nhập khẩu.
4. Ngày 23/7, tại khu vực bản Na Công, xã Quế Sơn, huyện Quế Phong, tỉnh
Nghệ An, lực lượng kiểm soát phòng chống ma túy – cục Hải quan Nghệ An đã
phối hợp với PC 17, Công an Nghệ An, cụm 2 Cảnh sát biển đã phát hiện và bắt quả
tang đối tượng Lương Văn Hà, sinh năm 1974, trú tại bản Na Công mua bán trái
phép chất ma túy. Tang vật thu giữ được là 40,710gam heroin.
5. Ngày 11/8, tại Điện Biên tổ công tác gồm Công an huyện Sông Mã phối
hợp với chi cục Hải quan cửa khẩu Chiềng Khương tiến hành công tác kiểm tra tại
bản Pa Tết, xã Huổi Một, huyện Sông Mã, Sơn La đã phát hiện và bắt quả tang đối
tượng Và A Tu có hành vi tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy. Tang vật thu
được gồm 321,72gam thuốc phiện; 01 điện thoại di động, 01 xe máy hiệu Zuken và
200.000 VNĐ.
6.Vi phạm của công ty TNHH Xuân Sơn về khai hải quan
Ngày 25/11/2010, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 đã
tiến hành kiểm tra một Cotainer 40’ của công ty TNHH Xuân Sơn, MST:
0305270321, địa chỉ 441/33 hẻm Đống Đa- đường Điện Biên Phủ- phường 25-
quận Bình Thạnh- TP.Hồ Chí Minh và phát hiện công ty trên đã khai sai số lượng
hàng nhập khẩu trong container trị giá 289 triệu đồng. Cụ thể:
Doanh nghiệp khai báo như sau:
- Mặt hàng: đèn hình phẳng cho tivi 21 inch
- Xuất xứ: Inđônêxia.
- Số lượng: 528 chiếc.
- Trị giá: 11.028 USD, do Inđônêxia sản xuất
- Mã số hàng hóa: 8540110011
- Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi: 10%. Thuế VAT: 10%
SV : Đặng Thị Thùy Mai
Lớp: Hải quan 49
22
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Khi hải quan tiến hành kiểm tra toàn bộ lô hàng do có nghi ngờ, kết quả đã
phát hiện số lượng là 1056 chiếc đèn hình phẳng cho tivi 21 inch chứ không phải
528 chiếc như doanh nghiệp khai báo. Trị giá xác định chênh lệch là 289.886.784
đồng, tiền thuế chênh lệch là 60.776.225 triệu đồng so với khai báo.
Khi phát hiện vi phạm, Chi cục đã tiến hành lập biên bản vi phạm với công
ty trên về hành vi khai sai số lượng hàng hóa nhập khẩu và cơ quan có thẩm quyền
tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.
7. Xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty du lịch TST nhập khẩu văn
hóa phẩm không được cho phép.
Công ty Du lịch TST do ông T.Đ.T làm đại diện có nhập khẩu qua đường
Bưu điện một gói hàng từ USA gửi về theo vận đơn số CP 3466655382 US, trọng
lượng 2.800 gr, trị giá khai báo là 12 USD. Trong gói hàng này có 12 tờ báo “Người
Việt” có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phá
hoại khối đoàn kết toàn dân, phủ nhận thành tựu cách mạng. Đây là mặt hàng không
được phép nhập khẩu theo quy định của Nghị định 88/2002/NĐ-CP ngày
07/11/2002 của Chính phủ, Chi cục Hải quan Bưu điện đã lập biên bản vi phạm
hành chính về hải quan đối với hành vi này của công ty.
Ngày 27/1/2011, Chi cục Hải quan Bưu Điện đã ra quyết định số 03/QĐ-BĐ
xử phạt hành chính Công ty du lịch TST địa chỉ Quận 3- TP. Hồ Chí Minh với hành
vi nhập khẩu văn hóa phẩm có nội dung vi phạm Nghị định 88/2002/NĐ-CP ngày
01/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn về quản lý xuất khẩu,
nhập khẩu văn hóa phẩm không mục đích kinh doanh, xử phạt công ty với số tiền là
3 triệu đồng và tịch thu tang vật theo Luật.
8. Hành khách nhập cảnh mang ngoại tệ vượt định mức không khai báo theo
quy định.
23 giờ ngày 19/3/2011, Đội Thủ tục hành lý nhập- Chi cục Hải quan cửa
khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất kiểm tra và phát hiện ông Trịnh Văn Nam sinh
năm 1962, quốc tịch Việt Nam, số hộ chiếu B1468617 nhập cảnh trên chuyến bay
JL759 từ Nhật Bản đến TP. Hồ Chí Minh mang theo 14.000 USD nhưng không khai
báo theo quy định.
Đội Thủ tục hành lý nhập hoàn trả cho ông Trịnh Văn Nam 7.000 USD theo
tiêu chuẩn không cần khai báo và tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về
hành vi không khai báo so với quy định của pháp luật về ngoại tệ khi nhập cảnh và
SV : Đặng Thị Thùy Mai
Lớp: Hải quan 49
23