Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Khảo sát sự kháng Kháng sinh của trực khuẩn mủ xanh trên in vitro tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam trong 33 tháng (Từ tháng 012007- tháng 102009)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.76 KB, 9 trang )


2
KHẢO SÁT SỰ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA TRỰC KHUẨN MỦ XANH
TRÊN IN VITRO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẢNG NAM
TRONG 33 THÁNG (TỪ THÁNG 01/2007- THÁNG 10/2009)
KTV Trần Thị Kim Loan
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) bình thường ít có ở ngoại cảnh.
Chúng thường cộng sinh trên da hoặc niêm mạc của vật chủ. Đôi khi tìm thấy trong
môi trường Bệnh viện (nước, giường bệnh ) Chúng chỉ gây bệnh khi có điều kiện,
như: gây nhiễm khuẩn huyết, viêm đường tiết niệu, viêm phúc mạc, viêm phổi, nhiễm
khuẩn vết thương mà điều kiện vệ sinh kém hoặc sử dụng các dụng cụ trong điều kiện
không vô trùng.
Ngày nay, trực khuẩn mủ xanh là một trong những nguyên nhân chính gây nhiễm
khuẩn bệnh viện. Việc nhiễm P. aeruginosa ngày càng trở nên quan trọng là do chúng
đề kháng cao với ngoại cảnh, hóa chất và đề kháng rất mạnh đối với kháng sinh.
Vì vậy trên lâm sàng, nhiễm trùng do trực khuẩn mủ xanh gây ra điều trị kém
đáp ứng và sử dụng nhiều loại kháng sinh mạnh dẫn đến kết quả hạn chế, tốn kém.
Về mặt sinh học, việc đánh giá tác nhân gây bệnh dựa vào kết quả nuôi cấy mọc
trực khuẩn mủ xanh khi bệnh phẩm lấy đúng qui cách.
Đề tài này được chúng tôi tiến hành với các mục tiêu:
1. Đánh giá sự kháng kháng sinh của trực khuẩn mủ xanh.
2. Thực hiện chức năng cần thiết của một khoa vi sinh bệnh viện tuyến tỉnh như
Bộ Y tế đã đề cập trong qui chế kiểm tra bệnh viện.
3. Hỗ trợ lâm sàng lựa chọn kháng sinh và điều trị bệnh nhân trong những
trường hợp nghi ngờ tác nhân gây bệnh là trực khuẩn mủ xanh. Cùng với khoa chống
nhiễm khuẩn hạn chế nhiễm trùng bệnh viện do trực khuẩn mủ xanh gây ra.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả các mẫu bệnh phẩm nuôi cấy đúng qui cách có mọc trực khuẩn mủ xanh
từ tháng 01/2007 đến 10/2009.



3
P.aeruginosa là trực khuẩn gram âm thẳng hoặc hơi cong, di động, không sinh nha
bào. Theo phân loại của Barbara H.Iglewki và nhiều tác giả khác P.aeruginosa có hơn
140 loài đa số trong đó là dạng sống hoại sinh tự nhiên. Có 25 loài có khả năng gây
bệnh ở người. Những chủng P.aeruginosa, P. fluorescent, P. putida, P.cepacia, P.
stutzeri, P. maltophilia trong đó 2 loài P P. aeruginosa và P. Maltophilia được ghi
nhận chiếm 80% trong số gây bệnh ở người. Trong đó P. aeruginosa có 80% được
phân lập trên các bệnh phẩm lâm sàng. Bởi vì P. aeruginosa là vi khuẩn sống tự do
rộng rãi trong môi trường bệnh viện. P. aeruginosa hiện nay là nguyên nhân hàng đầu
trong gây nhiễm khuẩn bệnh viện nặng nề cho nhiều đối tượng bệnh nhân nhất là trong
các khu chăm sóc đặc biệt, hồi sức tích cực (ICU) .
Trong một số nghiên cứu mới đây theo Barbara H. Iglewski, Arthur Arnone và nhiều
nghiên cứu khác đã khẳng định rằng P. aeruginosa trong quá trình gây bệnh sản sinh ra
ngoại độc tố và một số enzym ngoại bào và các sản phẩm ngoại bào chống lại bạch
cầu, các enzym phospholipase, protease, hemolysin tham gia vào quá trình gây bệnh
và có cơ chế gây bệnh rất phức tạp, có vai trò tương tự như ngoại độc tố vi khuẩn
Bạch hầu làm cho những người mắc bệnh có tỉ lệ tử vong rất cao. P. aeruginosa là loại
vi khuẩn có khả năng gây bệnh rộng rãi cho người ở nhiều thể lâm sàng khác nhau.
Trực khuẩn mủ xanh mọc tốt trên các môi trường nuôi cấy thông thường, nhiệt
độ thích hợp 37
o
C, nhưng chúng có thể mọc ở 5-42
o
C, PH thích hợp từ 7,2- 7,5 khuẩn
lạc dạng S hoặc R. Trên môi trường nuôi cấy có mùi thơm đặc biệt do sinh ra
Kimetinlamin và sinh sắc tố, có 4 loại sắc tố:
- Pyocyanin: có màu xanh lá cây, khuyếch tán tốt ra môi trường nuôi cấy, chính
sắc tố nầy đã làm cho mủ có màu xanh.
- Pyoverdins: là sắc tố màu xanh.

- Pyorubin: màu đỏ sẫm.
- Pyomelanin: màu nâu đen.
Dựa vào kháng nguyên O, người ta chia trực khuẩn mủ xanh làm 12 nhóm
Trực khuẩn mủ xanh:
 Ưa khí tuyệt đối, tạo thành váng trên mặt canh thang.
 Oxydaza (+).
 Chuyển hóa Glucose theo con đường Oxy hóa.
 Lactose (-).
 Simmocitrat (+).
 Indol (-).
 Lysin decarboxylase (-).
 Làm lỏng geatin.


4
2. Chất liệu và phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu.
 Trực khuẩn mủ xanh được phân lập xác định theo kỹ thuật nuôi cấy thường
qui của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
 Kỹ thuật kháng sinh đồ: theo phương pháp của ông Kirby Bauer.
 Môi trường nuôi cấy và tem đặt kháng sinh của hãng BIORAD (Pháp), một
số ít của hãng Nam Khoa.
3. Kỹ thuật thu thập và xử lí số liệu:
Dùng phương pháp thống kê thông thường.
III. KẾT QUẢ:
Thời gian : 33 tháng (từ 01/2007 đến 10/2009)
Gồm : 230 trường hợp.
1. Về mặt sinh học:
Bảng 1: Số loại vi khuẩn trên một mẫu bệnh phẩm:
Số loại vi

khuẩn
01 loại
02 loại
03 loại
Số trường
hợp
192
24
14
Tỷ lệ (%)
83,48%
10,43%
6,09%
Biểu đồ 1:
10,43%
6,09%
83,48%
01 loại 02 loại 03 loại


5
0
20
40
60
80
100
TSMXN MXN

Bảng 2: Tỷ lệ trực khuẩn mủ xanh so với tổng số các loại vi khuẩn gây bệnh:


Số mẫu có
TKMX
230
Tổng số mẫu
XN
72023
Tỷ lệ ( % )
0,32%
Biểu đồ 2:















6
2. Tình hình nhạy cảm kháng sinh của trực khuẩn mủ xanh tại BVĐK
Quảng Nam (Từ 01/2007 – 10/2009):
2.1 KHẢO SÁT SỰ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA 230 TRƯỜNG HỢP VỚI
CÁC LOẠI KHÁNG SINH ĐÃ ĐẶT TẠI BỆNH VIỆN ĐK QNAM

(TỪ 01/2007-10/2009)
STT
Tên kháng sinh
Tổng số
trường hợp
Nhạy
cảm
Giới
hạn
Đề
kháng
1
Amikacine
230
65
19
146
2
Amo + A.
clavulanic
230
23
21
186
3
Cefotaxim
230
14
29
187

4
Ceftazidime
230
28
21
181
5
Ceftriaxone
230
56
31
143
6
Cephalecine
230
6
11
213
7
Ciprofloxaxine
200
55
9
136
8
Clarythromycine
192
5
5
182

9
Co- trimoxazol
192
3
5
184
10
Gentamycine
230
41
21
168
11
A. nalidixic
230
34
25
171
12
Nofloxacine
192
45
26
121
13
Ofloxacine
192
39
25
128

14
Imipenem
150
148
1
1



7
2.2 TỶ LỆ NHẠY CẢM KHÁNG SINH ĐÃ ĐẶT CỦA TRỰC KHUẨN MỦ
XANH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẢNG NAM
(TỪ 01/2007-10/2009)
STT
Tên kháng sinh
Tỷ lệ (%)
Nhạy cảm
Tỷ lệ (%)
Giới hạn
Tỷ lệ (%)
Đề kháng
1
Amikacine
28,26
8,26
63,48
2
Amo + A.
clavulanic
10,00

9,13
80,87
3
Cefotaxim
6,09
12,61
81,30
4
Ceftazidime
12,17
9,13
78,70
5
Ceftriaxone
24,35
13,48
62,17
6
Cephalecine
2,61
4,78
92,61
7
Ciprofloxaxine
27,50
4,50
68,00
8
Clarithromycine
2,60

2,60
94,79
9
Co- trimoxazol
1,56
2,60
95,83
10
Gentamycine
17,83
9,13
73,04
11
A. nalidixic
14,78
10,87
74,35
12
Nofloxacine
23,44
13,54
63,02
13
Ofloxacine
20,31
13,02
66,67
14
Imipenem
98,67

0,67
0,67





8
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Ceftriaxone Gentamycin Nofloxacine
ASTS
BVQN
Bảng 3: So sánh mức độ nhạy cảm theo ASTS( 2005):
Loại kháng sinh
ASTS
Bệnh viện ĐK Quảng Nam
Ceftriaxone
95%
62,17%
Gentamycine

90%
73,04%
Nofloxacine
95%
63,02%
Biểu đồ 3:








Bảng 4: Phân chia theo nguồn gốc nhiễm khuẩn:

Nguồn gốc
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Nhiễm khuẩn ngoại khoa
92
40,00
Nhiễm khuẩn hô hấp
66
28.70
Nhiễm khuẩn huyết
23
10,00
Nhiễm khuẩn tiết niệu
49

21,30
Tổng cộng
230
100




9

Biểu đồ 4:
40,00%
28,70%
10,00%
21,30%
Nhiễm khuẩn ngoại khoa
Nhiễm khuẩn hô hấp
Nhiễm khuẩn huyết
Nhiễm khuẩn tiết niệu

IV. BÀN LUẬN:
Qua kết quả nghiên cứu 33 tháng về mức độ đề kháng với kháng sinh của trực khuẩn
mủ xanh ở 230 trường hợp cho ta thấy mức độ kháng thuốc ở Bệnh viện Đa khoa
Quảng Nam cao hơn nhiều so với chương trình ASTS năm 2005:
- Với Ceftriaxon: Tỉ lệ nhạy cảm của ASTS là 95%. Bệnh viện Đa khoa Quảng
Nam là 62,17%.
- Nofloxacine : Tỉ lệ nhạy cảm của ASTS là 95%. Bệnh viện Đa khoa Quảng
Nam là 63,02%.
- Gen tamycine : Tỉ lệ nhạy cảm của ASTS là 90%. Bệnh viện Đa khoa Quảng
Nam là 73,04%.

Với kết quả trên cho ta nghĩ đến tình trạng sử dụng kháng sinh của Bênh viện Đa
khoa Quảng Nam và cảnh báo tình trạng lạm dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm
trùng .

10
Từ mức độ phân tích trên cho ta thấy hiện nay trực khuẩn mủ xanh nhạy cảm cao
với Imipenem, còn nhạy với Amikacine, Cifrofloxacin, Ceftriaxone nhưng
đề kháng rất cao đối với Cephalecine, Co- trimoxazol, Clarithromycin…
V. BIỆN PHÁP CAN THIỆP:
Qua 33 tháng khảo sát về sự kháng kháng sinh của trực khuẩn mủ xanh chúng ta rút ra
được một số ý kiến sau:
Những năm gần đây cùng với sự phát triển của đất nước hội nhập thế giới và các nước
trong khu vực, nhiều loại kháng sinh mới đã được đưa vào và sử dụng tại nước ta nói
chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng. Bên cạnh đó với mức độ quá tải người bệnh như
hiện nay, việc sử dụng kháng sinh không hợp lý, không hiệu quả đã gây tốn kém lãng
phí không cần thiết, và nhất là nhanh chóng đưa tỉ lệ đề kháng kháng sinh tăng cao,
đặc biệt là đối với khiễm khuẩn Bệnh viện.
Lạm dụng kháng sinh cho những trường hợp có thể không cần điều trị kháng sinh là
một vấn đề y khoa nghiêm trọng. Việc chỉ định kháng sinh tức thì cho người bệnh có
một nhiễm khuẩn thông thường để làm hài lòng người bệnh là không cần thiết, mà
thay vào đó là giải thích rõ ràng về tình trạng bệnh và về nhu cầu y khoa cho người
bệnh là cần thiết hơn.
Chiến lược kiểm soát đề kháng kháng sinh gồm cả các biện pháp tiếp cận toàn diện
về chính sách, giáo dục và cả những chương trình thông tin thống nhất, hạn chế danh
mục thuốc dùng trong Bệnh viện và chọn lựa các kháng sinh có tiềm năng đề kháng
thấp.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vi sinh vật y học.
2. Tài liệu tập huấn kiểm soát nhiễm khuẩn năm 2009. –Bệnh viện Trung Ương
Huế

3. Hoạt động giám sát tính kháng thuốc của vi khuẩn kiểm tra chất lượng xét
nghiệm vi sinh vật 2000.
4. Sổ lưu kết quả nuôi cấy vi sinh vật tại khoa vi sinh.
5. Một số bệnh án lưu tại phòng KHTH có liên quan.


×