Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN DƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.88 KB, 13 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA BỆNH VIỆN ĐA
KHOA AN DƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ
I - Định hướng phát triển ngành Y tế ở Thành phố Hải Phòng và mục tiêu
phát triển của BV
1. Định hướng phát triển ngành Y tế ở Thành phố Hải Phòng
Con người là vốn quý nhất, vừa là động lực vừa là mục tiêu phát triển của
KT-XH, quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Sức khỏe là vốn quý nhất
của con người và toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là
hoạt động nhân đạo, trực tiếp đảm bảo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà
nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư cho phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp
của chế độ (Nghị quyết 46-NQ/TW). Vì vậy đầu tư cho sức khỏe con người chính
là đầu tư cho phát triển KT – XH của thành phố Hải Phòng và góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình và của mỗi người dân thành phố.
Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát
triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khỏe với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển KT – XH đất
nước. Phát triển BHYT toàn dân, nhằm từng bước đạt tới công bằng trong chăm
sóc sức khỏe, thực hiện sự chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giầu với
người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già; công bằng trong
đãi ngộ đối với cán bộ y tế.
Thực hiện chăm sóc sức khỏe toàn diện: gắn phòng bệnh với chữa bệnh,
phục hồi chức năng và luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe để tạo nên
cuộc sống lành mạnh ngày càng văn minh, bảo đảm môi trường lao động và học
tập thuận lợi cho mọi đối tượng dân cư, chủ động tham gia chăm sóc sức khỏe cho
bản thân và cộng đồng của mọi người dân thành phố.
Phát triển đồng thời y tế phổ cập và y tế chuyên sâu, kết hợp y học hiện đại
với y học cổ truyền dân tộc. Triển khai tích cực nghiên cứu ứng dụng và kế thừa,
đồng thời hiện đại hóa các di sản y học cổ truyền dân tộc. Tăng cường công tác
quản lý nhà nước về y học cổ truyền, kể cả tiến hành hội nhập quốc tế trong khu
vực và thế giới.


Thực hành đa dạng hóa các hình thức chăm sóc sức khỏe, các dịch vụ y tế,
trong đó y tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và chỉ đạo, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của nhân dân, chống mọi biểu hiện thương mại hóa các dịch vụ y tế, làm
thiệt hại đến sức khỏe người bệnh và tính chất nhân đạo của ngành y tế, định
hướng xã hội chủ nghĩa của nhà nước trên con đường CNH – HĐH đất nước.
2. Mục tiêu phát triển của bệnh viện
* Định hướng đến năm 2020 nâng cấp bệnh viện là bệnh viện loại II nâng số
giường bệnh lên 220 giường, phát triển hợp lý các khoa chuyên môn. Xây dựng
thương hiệu cho bệnh viện thu hút những người có thu nhập cao. Thực hiện chủ
trương xã hội hóa y tế; phấn đấu bệnh viện có cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật hoàn
chỉnh (xử lý rác thải, nước thải và hệ thống nước sạch đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi
trường) và trang thiết bị hiện đại theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế. Phấn đấu
đáp ứng ngày càng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, Nâng cao đời sống
CBVC.
* Phương hướng nhiệm vụ năm 2009
Phát huy những kết quả đạt được năm 2008, Bệnh viện Đa khoa An Dương
quyết tâm khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, ra sức
thi đua lao động học tập, bám sát chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao (chỉ tiêu thu một
phần viện phí); phấn đấu thực hiện có hiệu quả 100% các chỉ tiêu kế hoạch chuyên
môn, viện phí góp phần làm tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc bảo vệ và
nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện. Xây dựng Bệnh viện xuất sắc toàn
diện, 100% các khoa, phòng đạt vững mạnh toàn diện. Nâng cao đời sống vật chất
tinh thần cho CBVC.
II - Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý Bệnh viện
1. Lập kế hoạch chiến lược
Lập kế hoạch chiến lược (KHCL) là một quá trình trong đó người lãnh đạo
nhìn thấy được tương lai và triển khai những thủ tục và việc thực thi để cần thiết để
đạt tới tương lai đó. Trong bản kế hoạch chiến lược người lập phải có cái nhìn bao
quát không những chỉ là mục tiêu của bệnh viện mà phải có liên hệ môi trường bên
ngoài để hiểu được lực lượng và xu hướng sẽ tác động đến việc hoàn thành kế

hoạch đó. Công tác dự báo rất quan trọng khi lập kế hoạch chiến lược.
2. Lập và giám sát kế hoạch ngân sách
Đây là khâu yếu trong hoạt động quản lý của bệnh viện. Trong cơ chế tự chủ
với những khó khăn của công tác quản lý tài chính bệnh viện cần phải lập và giám
sát kế hoạch ngân sách, mục đích để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách một
cách kiện toàn vì việc cân đối tài chính là khó khăn không những về chi phí đảm
bảo đời sống CBVC mà ở cả việc đảm bảo cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu khám
chữa bệnh cho người dân.
Kế hoạch ngân sách (còn gọi là dự toán, bản dự trù ngân sách/ kinh phí) là
bản kế hoạch về tài chính, là phác thảo những nguồn lực cần thiết phục vụ cho mọi
hoạt động của bệnh viện.
Các cách lập kế hoạch ngân sách
* Lập kế hoạch ngân sách từ đầu
Lập kế hoạch ngân sách từ đầu là lập một bản ngân sách hoàn toàn mới, dựa
trên bảng ngân sách bắt đầu “từ con số không”. Ngân sách mới được tính toán dựa
trên các hoạt động và nguồn lực cần thiết cho hoạt động đó. Theo cách này, người
ta dựa trên kế hoạch về các hoạt động trong năm và lập bản kế hoạch về nguồn lực
cần thiết dựa trên ước tính mới về nguồn lực, không phụ thuộc vào ngân sách của
năm trước. Cách lập ngân sách này có ưu điểm là phát huy được tính sáng tạo của
người lập ngân sách và có khả năng phát huy được các ý tưởng mới trong lập và
phân bổ ngân sách. Tuy nhiên, nếu người lập ngân sách không có kinh nghiệm, bản
ngân sách lập từ đầu có thể sẽ không sát với thực tế hoặc kém hiệu quả.
* Lập kế hoạch ngân sách theo phương pháp gia tăng
Lập kế hoạch ngân sách gia tăng là cách lập ngân sách thuận tiện, được
nhiều bệnh viện sử dụng. Khi lập kế hoạch ngân sách theo phương pháp gia tăng,
người ta dựa vào bản ngân sách của những năm trước, ước tính những thay đổi
trong kế hoạch năm tới và điều chỉnh dựa trên những thay đổi đó. Ví dụ, nếu kế
hoạch dự kiến sẽ tăng 15% số bệnh nhân đến khám, người ta cũng sẽ điều chỉnh để
tăng 15% chi mua thuốc. Ngoài ra, nếu số bệnh nhân dự kiến tăng đòi hỏi phải tăng
thêm cán bộ, người ta sẽ dự kiến tăng cả chi lương và phụ cấp… Cách dự toán

ngân sách gia tăng tốn ít thời gian và công sức hơn, dễ thực hiện hơn, nhưng lại dễ
làm mất tính chủ động sáng tạo trong phân bổ nguồn lực của người lập ngân sách.
Dự toán ngân sách gia tăng cũng dễ dẫn đến việc các năm sau theo con đường mòn
về phân bổ nguồn lực do những năm trước tạo ra. Nếu ngân sách những năm trước
được phân bổ không hiệu quả, dễ xảy ra tình trạng “Theo vết bánh xe lăn” kéo theo
kém hiệu quả ở những năm tiếp theo.
* Lập dự toán ngân sách theo chi phí đầu tư
Theo cách này người ta lập ngân sách dựa theo chi phí đầu tư. Nếu chi phí
đầu tư thay đổi đòi hỏi thay đổi ngân sách thường xuyên cho phù hợp. Ví dụ, nếu
người ta dự tính sẽ xây dựng thêm lò đốt xử lý rác thải bệnh viện, cần có ngân sách
chi cho thu gom rác và chi phí nhiên liệu kèm theo. Mặc dù lập ngân sách theo chi
phí đầu tư có ưu điểm là có thể đảm bảo đủ chi tiêu thường xuyên cho các khoản
đầu tư làm tăng hiệu quả sử dụng kinh phí đầu tư, cách làm này tiềm ẩn khả năng
các nhà quản lý hướng tới các hoạt động gắn với đầu tư như xây dựng mới hoặc
các hoạt động liên quan tới các dự án cụ thể. Thực tế lập ngân sách hiện nay ở Việt
Nam cho thấy, quy mô giường bệnh được sử dụng như một chỉ số gián tiếp cho chi
phí đầu tư khiến cách bệnh viện có xu hướng xin tăng số giường bệnh nhằm tăng
kinh phí mặc dù điều đó không phải lúc nào cũng là giải pháp hiệu quả nhất.
Qua các phương pháp lập kế hoạch ngân sách trên tùy theo điều kiện các chi
phí giá cả đầu vào tăng hay giảm, các chủ trương của chính quyền địa phương
trong đầu tư cơ sở vật chất cho bệnh viện mà nhà quản lý áp dụng phương pháp lập
kế hoạch ngân sách phù hợp, để mang lại hiệu quả cao nhất.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin
* Mục tiêu trước mắt:
Xây dựng phần mềm “Quản lý bệnh viện” đáp ứng được các yêu cầu quản lý
nghiệp vụ của bệnh viện:
+ Quản lý bệnh nhân: Quản lý hồ sơ hành chính của bệnh nhân, quá trình
điều trị và các xét nghiệm đối với bệnh nhân.
Yêu cầu:
- Chuẩn hoá thông tin về bệnh nhân.

- Hồ sơ bệnh nhân được lưu trữ một cách tập trung, nhưng cần được xử lý
một cách phân tán.
- Phải lưu trữ được các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng.
- Lưu trữ lịch sử khám và chữa bệnh.

×