Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Sử dụng nẹp Iselin trong điều trị bảo tồn gãy kín xương ngón tay dài tại BVĐK tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.59 KB, 11 trang )

SỬ DỤNG NẸP ISELIN TRONG ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GÃY KÍN
XƯƠNG NGÓN TAY DÀI TẠI BVĐK TỈNH QUẢNG NAM
CN. Dương Thanh Kỳ
BVĐK tỉnh Quảng Nam
TÓM TẮT:
Đặt Vấn đề: Gãy xương ở bàn ngón tay rất phổ biến, chiếm tỉ lệ đến 30%
tổng số[6], thường gặp do nhiều nguyên nhân: Tai nạn giao thông, tai nạn
lao động, tai nạn sinh hoạt, thể dục thể thao… Đa số là được điều trị bảo
tồn bằng phương pháp nắn bó bột, tuy nhiên việc điều trị không tốt để lại
di chứng cứng khớp, can lệch, khớp xơ cứng mất cơ năng kéo dài dẫn đến
hạn chế chức năng của bàn tay và tốn kém cho người bệnh. Xuất phát từ đó
chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Sử dụng nẹp Iselin trong
điều bảo tồn gãy kín xương ngón tay dài tại BVĐK tỉnh Quảng Nam” .
Mục tiêu nghiên cứu: Đặc điểm bệnh nhân gãy kín xương ngón tay dài tại BVĐK tỉnh
Quảng nam. Qua đó đánh giá kết quả ngắn hạn của điều trị bảo tồn gãy kín xương ngón
tay dài tại BVĐK tỉnh Quảng nam.
Phương pháp nghiên cứu:
- Chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo phương pháp mô tả tiến cứu.
- Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán dựa trên lâm sàng và cận lâm sàng, được
chỉ định điều trị bảo tồn bằng nắn kín và bó bột + nẹp Iselin.
Kết quả nghiên cứu:
- Tỷ lệ nam (chiếm 85%) nhiều hơn nữ (chiếm 15%)
- Thường là độ tuổi từ 25 – 45 chiếm tỷ lệ cao là 46%.
- Nguyên nhân chính là tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao là 71%.
- Tay thường bị gãy là tay trái chiếm tỷ lệ 56%.
- Đường gãy hay gặp nhất là gãy ngang chiếm tỷ lệ 96%.
- Ngón tay hay bị nhất là ngón V chiếm tỷ lệ 38%.
- Đốt bị gãy nhiều nhất là đốt 1 chiếm tỷ lệ 60%.
Kết luận: Gãy xương các đốt ngón tay dài, được điều trị bảo tồn bằng nắn xương và bó
bột cẳng bàn tay nẹp Iselin cho kết quả tốt, thời gian lành xương nhanh. Phương pháp
này vẫn còn hữu hiệu, rẻ tiền áp dụng mọi tuyến y tế cơ sở.


SUMMARY:
Problem: Fractures in the table fingers very common, accounting for up to 30
percent of the total [6], often due to many reasons: traffic accidents, occupational
accidents, accidents activities, fitness Sports The majority of conservation
treatment by bending casting method, but the treatment is not good leave sequelae
stiffness, can shift, joint sclerosis prolonged loss of function leads to functional
limitations of hands and costly for patients. Derived from that we carried out the
research topic: "Using braces Iselin long closed fractures finger conservation in
Quang Nam BVDK".
Study objectives: Characteristics of patients with closed fractures finger length in
BVDK provinces of Quang Nam. Thereby assess the short-term results of
1
1
conservative treatment of closed fractures finger length in BVDK provinces of
Quang Nam.
Research Methodology:
- We conduct research to describe the research method.
- All patients were diagnosed based on clinical and subclinical, designated
conservation treatment by closed manipulation and plaster + Iselin splints.
Research results:
- Percentage of men (85%) than women (15%)
- Typically between the ages of 25 - 45 high percentage is 46%.
- The main reason is the high proportion of traffic accidents is 71%.
- Often broken left hand accounting for 56%.
- The most common fracture line is horizontal fractures account for 96%.
- Or especially finger fingers V accounted for 38%.
- Burning is the most broken one burning rate of 60%.
Conclusions: Fractures of the long knuckles, conservation treatment
Chiropractors and hand cast shin splints Iselin better results, faster bone healing
time. This method is still effective, inexpensive take all routes to medical facilities.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đối với con người bàn tay không những là một bộ phận của cơ thể mà
còn là công cụ lao động vô cùng quan trọng trong quá trình sống và lao
động. Bàn tay là bộ phận lao động chính, trực tiếp sử dụng công cụ sản xuất
từ đơn giản đến phức tạp, đồng thời thực hiện được những động tác tinh vi,
tỉ mỉ và cảm nhận được những cảm giác, xúc giác tế nhị. Do đặc thù chức
năng như vậy nên các tai nạn xảy ra hằng ngày trong mọi hoạt động của con
người đa phần có liên quan đến bàn tay, cơ quan quý nhất đối với lao động
và sinh hoạt. [ 3 ]
Gãy xương ở bàn ngón tay rất phổ biến, chiếm tỉ lệ đến 30% tổng
số[6], thường gặp do nhiều nguyên nhân: Tai nạn giao thông, tai nạn lao
động, tai nạn sinh hoạt, thể dục thể thao… Đa số là được điều trị bảo tồn
bằng phương pháp nắn bó bột, tuy nhiên việc điều trị không tốt để lại di
chứng cứng khớp, can lệch, khớp xơ cứng mất cơ năng kéo dài dẫn đến hạn
chế chức năng của bàn tay và tốn kém cho người bệnh. Xuất phát từ đó
chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Sử dụng nẹp Iselin trong
điều bảo tồn gãy kín xương ngón tay dài tại BVĐK tỉnh Quảng Nam”
nhằm 2 mục tiêu sau:
 Đặc điểm bệnh nhân gãy kín xương ngón tay dài tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Quảng Nam.
 Đánh giá kết quả ngắn hạn của điều trị bảo tồn gãy kín xương
ngón tay dài tại BVĐK tỉnh Quảng Nam.
II. TỔNG QUAN:
1. Giải phẫu và chức năng của bàn- ngón tay:
1.1. Giải phẫu:
2
2
Nền của bàn tay được chia làm ba phần: khối tụ cốt cổ tay, xương đốt bàn tay và các
ngón tay.
 Khối tụ cốt cổ tay:

Từ trên xuống dưới, khối tụ cốt cổ tay bao gồm các nhóm xương và mối liên quan
sau đây:
- Đầu dưới xương quay và xương trụ
- Dãy xương thứ nhất của khối tụ cốt cổ tay, tính từ bờ quay: xương thuyền, xương
bán nguyệt, xương tháp và xương đậu.
- Dãy xương thứ hai của khối tụ cốt cổ tay: xương thang, xương thê, xương cả và
xương móc.
- Các đầu trên của 5 xương đốt bàn tay. Tất cả các xương nói trên quan hệ với nhau
qua ba nhóm khớp xương sau đây:
+ Khớp quay cổ tay.
+ Khớp giữa cổ tay.
+ Khớp cổ - đốt bàn tay
 Xương đốt bàn tay:
Nền xương bàn tay gồm 5 xương đốt bàn tay, liên quan phía trên với dãy xương
xương thứ 2 của khối tụ cốt cổ tay và phía dưới chỏm của chúng bắt khớp với nền của các
đốt ngón tay. Ở phía gan tay, xương đốt bàn được lớp cơ dày che phủ, khác hẳn với phía
mu tay. Chiều dài của gan tay không thay đổi song chiều rộng của gan tay thì có thay đổi,
tùy theo ngón dạng hay khép. Gan tay có cấu trúc vòm và cong lõm khi ngón tay gấp và
ngón cái khép. Hai bên lõm là khối cơ mô cái và khối cơ mô út. Gan tay được nhiều mạch
máu và thần kinh chi phối, cho nên so với mu tay nó ấm hơn và có xúc giác tốt hơn.
 Các ngón tay:
Về giải phẫu và cơ năng, 5 ngón tay độc lập với nhau ở mức độ cao, mỗi ngón có
một hệ thống xương hoạt động theo kiểu cánh tay đòn riêng. Các đốt xương nối với nhau
qua những khớp thực sự, cho phép ngón cử động được rộng rãi và nhiều hướng.
Xương ngón tay: Gồm các đốt ngón hoạt động qua các khớp đốt bàn- ngón tay và
khớp gian đốt. Xương ở đầu các đốt ngón phình to và rộng hơn ở phần giữa đốt, cho nên
khớp ngón là nơi to của ngón tay. Đốt ngón và đốt bàn đều là xương ống và ngắn.
Người ta phân biệt đốt 1, đốt 2 và đốt 3 hay đốt móng. Ở ngón cái chỉ có đốt 1 và đốt
2 (hay đốt móng) thôi. Đốt 1 nối với chỏm đốt bàn bằng một khớp hình cầu. Đốt 3 phía
đầu mút xương phình ra thành một lồi củ hình nấm ở về phía gan tay gọi là lồi củ móng.

Ngón tay ở phía gan tay có vẻ ngắn hơn ở phía mu tay, vì ở phía gan tay ngón được giới
hạn bởi nếp gấp của bàn ngón, mà nếp gấp này lại nằm tương ứng chính giữa của đốt 1
ngón tay. Các ngón tay dài có gân gấp nông bám ở nền đốt 2 và gân gấp sâu
bám ở nền đốt 3, mặt lòng. Gân duỗi đi ở mặt lưng và bám vào nền đốt 3.[ 2
]
1.2. Chức năng của các ngón tay:
- Trong các ngón tay khác, ngoài ngón cái, thì ngón trỏ là quan trọng.
- Ngón trỏ là “ngón của địa chỉ”, nó có động tác độc lập trong một phạm
vi nhất định nhờ những đặc điểm giải phẫu về khớp, dây chằng và các cơ.
Có 3 cơ nội tại ở bàn tay và 4 cơ ngoại lai từ cẳng tay xuống chi phối các
động tác ngón tay trỏ. Khi đối chiếu với ngón cái, ngón trỏ tạo nên gọng
3
3
kìm quan trọng nhất, nhưng ngón trỏ phải đủ dài. Nếu do thương tổn, nó bị
ngắn đi nhiều thì ngón cái sẽ đối chiếu với ngón 3 (ngón giữa). Ngón trỏ
ngắn sẽ trở nên vướng, dễ bị va chạm và thương tổn thêm trong sinh hoạt,
lao động.
- Ngón giữa (thứ 3) là ngón của sức mạnh, nó khỏe nhất thường dùng nó
để móc kéo một vật gì đó. Ngón giữa tham gia vào cầm nắm với ngón cái và
ngón trỏ. Ngón giữa giữ kín những vật nhỏ trong lòng bàn tay.
- Ngón nhẫn (ngón 4) là tương đối ít giá trị.
- Ngón tay út cũng có tính tự động riêng nhờ khối cơ mô út và cơ duỗi
riêng ngón út. Có thể xem ngón út như một ngón tay cái nhỏ. Ngón út còn
là chỗ tựu cho cả bàn tay khi viết, khi lao động tế nhị. Khi bị mất ngón út,
khả năng cầm nắm dụng cụ lao động như búa, kìm … bị giảm đi nhiều.
Ở mỗi ngón tay, khớp đốt bàn- ngón tay là một khớp hình cầu, cho
phép gấp duỗi, dạng khép và có thể xoay được. Cử động của các khớp này
đều do các dây chằng bên giữ và cản. Các dây chằng bên này nằm chéo từ
phía sau của đốt bàn tay đến phía trước gan tay của đốt ngón. Khi các ngón
tay duỗi thì các dây chằng bên này chùng ra, và dưới tác dụng của các cơ

liên cốt, các ngón có được một ít cử động dạng, khép sang 2 bên: 4 cơ liên
cốt phía mu tay làm dạng ngón trỏ và ngón nhẫn ra xa ngón giữa và cử động
ngón giữa về phía 2 bên, còn 3 cơ liên cốt gan tay thì kéo ngón trỏ, ngón
nhẫn và ngón út về phía ngón giữa. Khi ở tư thế gấp 60
0
thì các dây chằng
bên căng, các ngón không cử động dạng khép được, vì thế khi bất động
tránh tư thế duỗi thẳng ngón tay gây cứng khớp bàn ngón.[ 2 ]
2. Cơ chế và phân loại:
2.1. Cơ chế: Có 2 loại
- Do lực trực tiếp: Xương đốt ngón hay bị gãy ngang hay gãy vụn.
- Do lực chéo hay bị gãy chéo hay chéo xoắn.
2.2. Phân loại:
2.2.1. Gãy đốt 1:
- Chiếm 50% các gãy xương bàn và ngón tay, vị trí có thể ở nền, thân hoặc chỏm.
Đường gãy có thể ngang, chéo, xoắn, nhiều mảnh…, các gãy ở đầu xương có thể thấu
khớp và làm trật hoặc bán trật khớp. Các gãy thấu khớp dễ làm cấp kênh mặt khớp và có
ảnh hưởng đến chức năng của khớp về sau.
- Gãy ở thân đốt 1 thường có di lệch gập góc mở ra sau cũng do cơ giun và liên cốt
kéo (cùng cơ chế với gãy xương bàn), ngoài ra còn có thể gặp di lệch chồng ngắn, xoay…
2.2.2. Gãy đốt 2:
Ở nền đốt là nơi bám của gân gấp và duỗi, nên các gãy ở vùng này có thể bị di lệch do
cơ co kéo. Ở gãy đốt 2 ngón tay: Ít gặp hơn gãy đốt 1 và di lệch khác hẳn. Nếu gãy dưới
chỗ bám gân gấp nông thì gập góc về phía mặt lòng, Nếu gãy xa chỗ bám gân tận gân gấp
nông sẽ gập góc về phía mặt lưng.
2.2.3. Gãy đốt 3:
Đốt này được che chở một phần bởi móng tay, vì vậy thường ít di lệch. Ở nền
đốt là nơi bám của gân gấp sâu và trẽ gân duỗi đốt 3. Có thể gặp gãy đứt chỗ bám
gân duỗi (gãy Busch) trong các chấn thương làm gấp quá mức đốt xa. Trên lâm
4

4
sàng bệnh nhân đau nhói khi ấn phía sau nền đốt 3, đốt 3 bị co gập lại và bệnh
nhân không duỗi được đốt xa.
3. Chẩn đoán:
3.1. Lâm sàng:
Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là sưng, đau nhức, bầm máu dưới móng, nếu
tổn thương nơi bám của gân thì sẽ mất gấp hoặc duỗi tùy theo nơi tổn thương, cần
chụp Xquang để có chẩn đoán chính xác.
3.2. Cận lâm sàng:
Xquang thẳng – nghiêng: Cho biết được vị trí, đường gãy, các di lệch.
4. Điều trị: (Nắn bó bột bảo tồn)
4.1. Gãy đốt 1:
- Ngón cái: Bó bột cẳng bàn tay qua khớp liên đốt.
- Các ngón khác: Bó bột cẳng bàn tay + nẹp Iselin ở mặt trước (mặt lòng), nẹp Iselin
được chôn trong bột.
4.2. Gãy đốt 2:
Chỉ cần bó bột một ngón tay kiểu đuôi đạn từ đốt 1 đến đốt 3, các khớp liên đốt gấp
khoảng 30
0
. Cũng có thể bó bột cẳng bàn tay + nẹp Iselin. Nếu gãy có di lệch cần nắn
trước khi làm bột và bó bột để đốt xa duỗi nếu gập góc về phía trước, để đốt xa gấp nếu
gập góc về phía sau. [ 1 ]
4.3. Gãy đốt 3:
- Gãy không di lệch: Chỉ cần quấn băng keo quanh đốt 3 và đốt 2, đốt gãy để gập nhẹ
20- 30
0
để 4- 6 tuần.
- Gãy đứt chỗ bám gân duỗi: Bó bột trong tư thế duỗi quá mức đốt 3, hoặc dùng kim
Kirschner cố định duỗi đốt xa tối đa. Cũng có thể dùng chỉ thép nhỏ khâu vào gân và đưa
ra ngoài búp ngón theo kiểu khâu gân Sterling- Bunnell.

* Khi đặt nẹp Iselin cần chú ý:
+ Uốn nẹp trước khi đặt theo kích cở đo bên chi lành ở cùng tư thế, bên trên nẹp cần
độn lót bằng mousse để tránh tì đè.
+ Khi đặt nẹp vào bột, chú ý đặt theo trục của ngón tay (khi gấp, trục các ngón tay
hướng về xương thuyền) để tránh di lệch xoay.
+ Dán băng keo cố định đốt 1, 2, 3 vào nẹp chừa đầu ngón tay để quan sát.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng nghiên cứu:
1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh:
- Chọn tất cả bệnh nhân bị gãy xương đốt 1, 2, 3 các ngón dài (trừ ngón cái)
được Bs chỉ định điều trị bảo tồn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam. Từ
tháng 09 năm 2011 đến tháng 09 năm 2012.
- Tuổi từ 16 trở lên.
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Gãy hở, tổn thương phần mền mạch máu, gân kèm theo.
- Bong chỗ bám gân duỗi, gân gấp.
- Gãy cũ trên 3 tuần.
- Gãy xương đốt 1, 2 ngón I.
- Tất cả các gãy xương bàn tay.
5
5
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo phương pháp mô tả tiến cứu.
- Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán dựa trên lâm sàng và cận lâm sàng, được
chỉ định điều trị bảo tồn bằng nắn kín và bó bột + nẹp Iselin.
* Qui trình nắn bó bột + nẹp Iselin:
2.1. Chuẩn bị dụng cụ bó bột:
Bao gồm các cuộn bột, bông mỡ, dao, kéo, khay dụng cụ gây tê, bút xạ ghi
trên bột, nẹp Iselin…
* Mô tả nẹp Iselin:

Là nẹp nhôm. Dày 0,2cm, ngang 1cm, dài từ 50 – 60cm ( phía đầu có độn
mousse từ 5 - 6cm). Đặc điểm là nẹp nhôm dẻo, dễ uốn cong theo trục ngón tay
và bàn tay.
2.2. Chuẩn bị bệnh nhân:
- Giải thích cho bệnh nhân biết mục đích của bó bột + nẹp Iselin
- Lấy bỏ các vòng ở tay hoặc nhẫn ở ngón tay, có thể bôi dầu trơn hoặc xà
phòng để lấy ra.
- Chuẩn bị da: Phải khám vùng định bó bột, xác định các mốc xương và da để
chuẩn bị băng bột. Lau rửa sạch da với xà phòng và nước, có thể sát trùng lại
bằng cồn, thay băng vết thương nếu có các nốt phồng làm rộp da, có thể chích
làm thoát hết dịch.
2.3. Tiến hành:
- Đo nẹp Iselin bằng cách đo chi bên lành ví dụ như bệnh nhân bị gãy đốt 1
ngón 4 bàn tay trái thì ta đo từ liên đốt 2 và 3 ngón 4 bàn tay phải trở vào cho
đến qua cổ tay thì ta cắt ngang ở đó. Tương tự nếu bị bên tay phải thì ta làm
ngược lại.
- Gây tê ổ gãy từ 2 – 5 ml Lidocain 2% (sau thử test) chờ thuốc tê tác dụng.
- Nắn di lệch chồng ngắn bằng cách kéo xa đoạn gãy xa.
- Nắn di lệch gập góc bằng cách gập đoạn gãy xa về phía ngược lại.
- Nắn di lệch sang bên bằng tay (dùng ngón 1 và ngón 2).
- Nắn di lệch xoay bằng cách hướng trục ngón tay về phía xương thuyền
khi đặt cổ tay gấp hoặc trục ngón tay hướng về xương bán nguyệt khi đặt cổ
tay duỗi. Hầu hết các trường hợp chúng tôi để cổ tay duỗi theo tư thế cơ
năng .
- Kiểm tra các móc xương trở về vị trí bình thường.
- Dùng băng keo cố định 3 đốt (đốt 1, đốt 2, đốt 3) vào nẹp Iselin (chừa
phần móng tay để theo dõi tuần hoàn của các ngón tay).
* chú ý: Để tư thế các ngón
- Khớp bàn đốt 1 của ngón 5, góc gập 90
0

.
- Khớp bàn đốt 1 của ngón 4, góc gập 80
0
.
- Khớp bàn đốt 1 của ngón 3, góc gập 70
0
.
- Khớp bàn đốt 1 của ngón 2, góc gập 60
0
.
- Các khớp liên đốt gần các ngón, góc gập từ 70
0
- 80
0
.
- Các khớp liên đốt xa các ngón, góc gập từ 15
0
- 20
0
.
- Rạch dọc bột.
6
6
- Chụp Xquang kiểm tra nếu chưa đạt yêu cầu thì nắn lại.
2.4. Theo dõi và tập phục hồi chức năng:
- Tuần thứ nhất: Theo dõi chèn ép bột, phù nề. Dặn dò bệnh nhân luôn
giữ bàn tay ở tư thế cao, tập vận động chủ động các ngón còn lại và khớp
khuỷu.
- Tuần thứ hai: Đánh giá sự lỏng bột, Chụp Xquang kiểm tra để đánh giá
di lệch của xương gãy, có thể nắn chỉnh nếu có di lệch.

- Tuần thứ ba: Tiếp tục tập vận động các khớp, gồng cơ.
- Tuần thứ tư: Tháo bột kiểm tra độ vững của ổ gãy, cho tập vận động
các khớp ở 2 đầu ổ gãy.
3. Tiêu chuẩn đánh giá:
3.1. Đánh giá sự liền xương:
- Lâm sàng: Hết đau, có can dính, không có cử động bất thường.
- Cận lâm sàng: Xquang.
3.2. Đánh giá di lệch:
- Dựa trên Xquang.
3.3. Đánh giá tầm vận động khớp:
Bảng sau đây cho ta biết được cử động của các khớp ngón tay:
Khớp Cơ năng từ tư thế duỗi 0
0
Khớp đốt
bàn ngón tay
Gấp Duỗi quá
mức
Cơ năng
tổng cộng
Dạng – khép ngón
Ngón
2
Ngón
3, 4
Ngón 5
90
0
20
0
- 30

0
110
0
- 120
0
60
0
45
0
50
0
Khớp gian
đốt
Trên
Dưới
100
0
- 130
0
70
0
0
0
10
0
100
0
- 130
0
80

0
IV. SỐ LIỆU VÀ KẾT QUẢ:
1. Số liệu:
Từ tháng 09/ 2011 đến tháng 09/ 2012 chúng tôi đã làm và theo dõi được 55 bệnh nhân.
2. Kết quả:
2.1. Giới:
Giới Bệnh nhân Tỷ lệ %
Nam 47 85
Nữ 08 15
Nam nhiều hơn Nữ chiếm tỷ lệ 85%.
2.2. Tuổi:
Tuổi Bệnh nhân Tỷ lệ %
Dưới 25 14 25
Từ 25 – 45 25 46
Trên 40 16 29
Lứa tuổi từ 25 – 45 nhiều nhất chiếm tỷ lệ 44%.
2.3. Nguyên nhân:
7
7
Nguyên nhân Bệnh nhân Tỷ lệ %
TNGT 39 71
TNLĐ 02 04
TNSH 14 25
TNGT cao nhất chiếm tỷ lệ 58%.
2.4. Tay gãy:
Tay gãy Bệnh nhân Tỷ lệ %
Phải 24 44
Trái 31 56
Tay trái nhiều hơn tay phải chiếm tỷ lệ 56%.
2.5. Đường gãy:

Đường gãy Bệnh nhân Tỷ lệ %
Ngang 53 96
Chéo 02 04
Đường gãy ngang nhiều hơn đường gãy chéo chiếm tỷ lệ 96%.
2.6. Ngón tay:
Ngón tay bị gãy Bệnh nhân Tỷ lệ %
Ngón II 06 11
Ngón III 18 33
Ngón IV 10 18
Ngón V 21 38
Ngón tay bị gãy thì ngón V chiếm tỷ lệ cao nhất là 38%.
2.7. Vị trí:
Vị trí gãy Bệnh nhân Tỷ lệ %
Đốt 1 33 60
Đốt 2 14 25
Đốt 3 08 15
Vị trí gãy đốt 1 nhiều hơn các ngón khác chiếm tỷ lệ 60%.
Kết quả:
- Không theo dõi: 01 ca
- Chuyển mổ: 00 ca
- Lành xương: 54 ca chiếm tỷ lệ 98%.
V. NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN:
- Đặc điểm của bệnh nhân gãy kín ngón tay dài là: khi bó bột cẳng bàn tay cổ tay tư
thế duỗi, thì các trục của ngón tay II, III, IV, V luôn hướng về xương bán nguyệt, đó là tư
thế cơ năng của bàn tay cầm quả bóng Tenis hoặc bàn tay cầm ly.
- Chức năng bàn tay là để cầm nắm, đặc biệt là bàn tay cầm ly nên:
+ Ngón 1 thường dạng và đối chiếu với ngón 2
+ Các khớp bàn đốt từ 2, 3, 4, 5 ( tương ứng 60
0
, 70

0
, 80
0
, 90
0
)
+ Các khớp liên đốt gần các ngón gấp từ 70
0
– 80
0

+ Các khớp liên đốt xa các ngón gấp từ 15
0
– 20
0

8
8
- Trong các trường hợp bệnh nhân bị gãy xương đốt ngón tay dài đến với chúng tôi
hầu như chúng tôi làm và uốn nẹp Iselin theo độ như trên tương đối chứ không nhất thiết
phải cần chính xác độ tuyệt đối.
- Trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi chưa bao giờ gặp trường hợp phải nắn lại lần
2 vì hầu như gãy đốt ngón tay dài tương đối dễ làm và xương nhỏ nên chỉ cần người kỹ
thuật viên biết cách kéo nhẹ đầu gãy xa theo đầu gãy gần và chỉnh gập góc, sau đó đặt nẹp
Iselin theo độ đã qui ước là xong. Chỉ cần bệnh nhân hợp tác với chúng ta là giữ cho bột
và nẹp không di lệch thì tỷ lệ thành công rất cao.
- Nếu gãy có vết thương, sau khi bó bột chúng tôi mở cửa sổ vừa để theo dõi và vừa để
chăm sóc vết thương. Nên bệnh nhân thường yên tâm và ít thắc mắc đối với vết thương
mà bó bột kín.
- Thời gian bất động liên tục từ 3 – 4 tuần, đủ thời gian lành xương tốt, tháo bỏ băng

keo và tháo bột. Nếu bệnh nhân không hợp tác mà tự ý tháo băng keo hoặc tháo bột sớm
sẽ bị lệch xương và đưa đến can xương xấu. Hầu như các bệnh nhân trong đối tượng
nghiên cứu đều phối hợp với chúng tôi rất tốt.
- Bó bột cẳng bàn tay nẹp Iselin thường thấy rất dễ chịu và thoải mái hơn là chúng ta
bó bột luôn cả năm ngón như trước đây các đồng nghiệp đàn anh đã làm.
- Trong đề tài chúng tôi nghiên cứu thì tỷ lệ bị gãy xương của nam giới chiếm (85%)
nhiều hơn so với nữ giới chiếm (15%) vì tỉnh ta còn nghèo, ý thức của người dân còn kém
nên đa phần là bị tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ 71% mà chủ yếu đi xe máy bị ngã là nam
giới và thường nam giới ít có tính cẩn thận hơn so với nữ giới.
- Trong nhóm tuổi chúng tôi nghiên cứu thì nhóm tuổi từ 25 – 45 chiếm (46%) bị
nhiều nhất hơn so với nhóm tuổi dưới 25 chiếm (25%) và trên 45 chiếm (29%). Lứa tuổi
từ 25 đến 45 chiếm tỷ lệ cao vì lứa tuổi này là lứa tuổi lao động chính nên chúng ta cũng
dễ hiểu vì sao tỷ lệ cao hơn so với 2 nhóm tuổi kia.
- Tay trái chiếm (56%) nhiều hơn tay phải chiếm (44%) bởi vì chúng ta biết đó tất cả
những hoạt động cho đến cử chỉ gì chúng ta đều dùng tay thuận là tay phải nên chính vì
thế mà tay phải rất linh hoạt hơn so với tay trái nên ít bị, thường đi xe thì bên tay trái dễ bị
va chạm vì tay trái ở cùng phía với xe đi ngược chiều.
- Chúng ta cũng thấy đấy ngón V (chiếm 38%), ngón III (chiếm 33%), ngón IV (chiếm
18%), ngón II (chiếm11%) thì chúng ta cũng biết vì ngón V (ngón út) ở sát ngoài (khi bàn
tay sấp) nên dễ bị hơn so với các ngón khác và ngón V vừa nhỏ, ngắn chính vì thế mà tỷ
lệ bị gãy ngón này chiếm tỷ lệ cao nhất.
- Đốt 1 (60%), đốt 2 (25%), đốt 3 (15%) Vì đốt 1 chiếm 50% các gãy xương bàn và
ngón tay, gãy ở thân đốt 1 thường có di lệch gập góc mở ra sau cũng do cơ giun và liên
cốt kéo (cùng cơ chế với gãy xương bàn), ngoài ra còn có thể gặp di lệch chồng ngắn,
xoay…
- Đường gãy ngang chiếm (96%) tỷ lệ cao hơn đường gãy chéo chiếm (04%), đa số
bệnh nhân đến với chúng tôi là gãy ngang vì thực tế hầu như tất cả các trường hợp bị chấn
thương do tai nạn giao thông thì va đập trực tiếp nên chủ yếu là gãy ngang.
- 54 trường hợp tái khám (01 trường hợp không tái khám) sau 4 tuần được bác sĩ cho
chụp Xquang kiểm tra sau đó có chỉ định tháo bột thì chúng tôi tiến hành tháo bỏ băng

keo, nẹp Iselin và bột. Chúng tôi tiến hành kiểm tra chỗ gãy xem còn cử động bất thường
9
9
không? Còn đau không? và đối chiếu trên phim Xquang. Hầu hết 54 trường hợp đều lành
tốt và chúng tôi đánh giá tầm vận động khớp theo bảng ở mục 3.3 trang số 7.
- Tỷ lệ nam giới nhiều hơn nữ giới, độ tuổi từ 25 – 45 chiếm tỷ lệ cao, tay phải nhiều
hơn tay trái, nguyên nhân gây ra vẫn là tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất, nên ta cần
phải tuyên truyền và giáo dục nâng cao ý thức tham gia giao thông cho người dân để
nhằm giảm thiểu tối đa tỷ lệ này.
- Tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao cũng do cơ sở hạ tầng giao thông chưa đồng bộ
theo sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
VI. KẾT LUẬN:
Qua 55 trường hợp nghiên cứu trên tôi nhận thấy rằng đặc điểm của bệnh nhân gãy
kín xương ngón tay dài là:
- Tỷ lệ nam (chiếm 85%) nhiều hơn nữ (chiếm 15%)
- Thường là độ tuổi từ 25 – 45 chiếm tỷ lệ cao là 46%.
- Nguyên nhân chính là tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao là 71%.
- Tay thường bị gãy là tay trái chiếm tỷ lệ 56%.
- Đường gãy hay gặp nhất là gãy ngang chiếm tỷ lệ 96%.
- Ngón tay hay bị nhất là ngón V chiếm tỷ lệ 38%.
- Đốt bị gãy nhiều nhất là đốt 1 chiếm tỷ lệ 60%.
Gãy xương các đốt ngón tay dài, được điều trị bảo tồn bằng nắn xương và bó bột
cẳng bàn tay nẹp Iselin cho kết quả tốt, thời gian lành xương nhanh. Phương pháp này vẫn
còn hữu hiệu, rẻ tiền áp dụng mọi tuyến y tế cơ sở.
Tỷ lệ nắn thành công của chúng tôi đạt 98%, so với Nguyễn Hữu Phước nghiên cứu
256 trường hợp gãy các đốt ngón tay dài tại Bệnh Viện Chợ Rẫy có tỷ lệ nắn thành công
96%, do mẫu nghiên cứu chúng tôi còn ít, điều này cần theo dõi với mẫu nghiên cứu lớn
hơn. Tuy nhiên kết quả này cho thấy: Sử dụng nẹp Iselin trong điều bảo tồn gãy
kín xương ngón tay dài theo quy trình này cũng cho tỷ lệ thành công cao. [ 7 ]
Kết quả sau khi cắt bột đa số các khớp vận động lại bình thường, có 01 trường hợp

không tái khám, có 02 trường hợp giới hạn vận động khớp đốt do các bệnh nhân này tái
khám không đúng theo hẹn, để bột cố định quá 03 tuần, tất cả các trường hợp này được
bác sỹ chỉ định tập phục hồi chức năng. Điều này cho thấy việc dặn dò bệnh nhân tái
khám đúng hẹn rất quan trọng vì cố định khớp quá 04 tuần sẽ dễ gây co rút khớp hạn chế
vận động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Trần Văn Bé Bảy, (Năm 1997), Bài giảng bệnh học chấn thương chỉnh hình và phục
hồi chức năng, trang 96-98.
2. Đặng Kim Châu, (Năm 2002), Phẫu thuật bàn tay, Nhà xuất bản y học Hà Nội, trang
07- 47.
3. Bùi Văn Đức, (Năm 2004), Chấn thương chỉnh hình chi trên, Nhà xuất bản Lao động
Xã hội, trang 474- 485.
4. Bùi Văn Đức, (Năm 1999), Phẫu thuật Cấp cứu bàn tay, Tài liệu chấn thương chỉnh
hình số 19, trang 91- 104.
5. Nguyễn Quang Long (dịch), (Năm 2001), Kỹ Thuật Điều Trị Gãy Xương, Nhà xuất bản
y học, Tập II, trang 336.
10
10
6. Nguyễn Đức Phúc, (Năm 2010), Chấn thương chỉnh hình, Nhà xuất bản y học Hà nội,
trang 299- 307.
7. Nguyễn Hữu Phước, (Năm 2007), Kết quả điều trị bảo tồn gãy kín xương ngón tay dài
tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Hội thảo điều trị bảo tồn cơ xương khớp.
8. Nguyễn Quang Quyền, (Năm 2010), Giải phẫu học, Nhà xuất bản y học Tp HCM, Tập
II, trang 115- 118.
11
11

×