SỰ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA ESCHERICHIA COLI TRÊN INVITRO
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẢNG NAM TỪ THÁNG 01/2010- 9/2011
KTV Trần Thị Kim Loan
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Escherichia coli (E.coli) thuộc họ vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae), là thành
phần cơ bản trong phân vật chủ. chúng chỉ gây bệnh khi bị lạc vị trí hoặc cơ thể bị suy giảm
miễn dịch hoặc có vật cản như sỏi mật, u xơ tiền liệt tuyến vv E. coli có thể gây nên bất cứ
nhiễm khuẩn nào như: nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục, nhiễm
khuẩn huyết, nhiễm khuẩn vết mổ, viêm màng bụng, màng phổi…E. coli đề kháng với nhiều
loại kháng sinh.
Vì vậy trên lâm sàng, nhiễm khuẩn do Escherichia coli gây ra thường điều trị kém đáp
ứng và sử dụng nhiều loại kháng sinh mạnh dẫn đến kết quả hạn chế, tốn kém.
Escherichia coli thuộc loại trực khuẩn Gram âm. Mọc được dễ dàng trên các môi trường
nuôi cấy thông thường không có chất ức chế, hiếu kị khí tùy tiện, làm đục canh thang sau 6-8h
nuôi cấy. Đường kính khuẩn lạc từ 1,5-2mm, dạng S nhưng cũng có thể dạng R hoặc M.
Escherichia coli có một số tính chất sau:
Lên men đường glucoza có sinh hơi.
Sinh indol.
Đỏ methy (+).
Không sử dụng nguồn cacbon của citrat (Không mọc trên môi trường Simmon Citrat)
Voges- Proskauer (-)
H
2
S (-)
Có men decarboxylaza nên có khả năng khử carboxyl của lysin, ornithin, arginin và
axit glutamic.
Betagalactosidaza (+).
Về mặt sinh học, việc đánh giá tác nhân gây bệnh dựa vào kết quả nuôi cấy mọc
Escherichia coli khi bệnh phẩm lấy đúng qui cách.
Đề tài này chúng tôi tiến hành với các mục tiêu:
1. Đánh giá sự kháng kháng sinh của Escherichia coli.
2. Thực hiện chức năng cần thiết của một khoa vi sinh bệnh viện tuyến tỉnh như Bộ Y tế
đã đề cập trong qui chế kiểm tra bệnh viện hàng năm.
3. Hỗ trợ lâm sàng lựa chọn kháng sinh và điều trị bệnh nhân trong những trường hợp
nghi ngờ tác nhân gây bệnh là E. coli. Cùng với khoa chống nhiễm khuẩn hạn chế nhiễm khuẩn
bệnh viện do Escherichia coli gây ra.
1
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả các mẫu bệnh phẩm nuôi cấy đúng qui cách có mọc Escherichia coli từ tháng
01/2010 đến 09/2011.
2. Chất liệu và phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu.
Escherichiae coli được phân lập xác định theo kỹ thuật nuôi cấy thường qui của Tổ
chức Y tế thế giới (WHO).
Kỹ thuật kháng sinh đồ: theo phương pháp của ông Kirby Bauer.
Môi trường nuôi cấy và tem đặt kháng sinh của hãng Biorad (Pháp), một số
hãng Nam Khoa
3. Kỹ thuật thu thập và xử lí số liệu:
Dùng phương pháp thống kê thông thường.
III. KẾT QUẢ:
Thời gian : 21 tháng (từ 01/2010 đến 09/2011); Gồm : 80 trường hợp.
1. Về mặt sinh học:
Bảng 1: Số loại vi khuẩn trên một mẫu bệnh phẩm trong đó có E.Coli:
Số loại vi khuẩn 01 loại 02 loại 03 loại
Số trường hợp 65 10 5
Tỷ lệ ( % ) 81.23 12.50 6.25
Biểu đồ 1:
2
Bảng 2: Tỷ lệ Esscherichia coli so với tổng số các loại vi khuẩn gây bệnh:
Tổng số mẫu XN
Số mẫu có
E.Coli
Số lượng mẫu 12000 80
Tỷ lệ ( % ) 100% 66%
Biểu đồ 2:
2. Tình hình đề kháng kháng sinh của E. coli tại BVĐK Quảng Nam (từ 01/2010 – 9/2011):
2a. Bảng liệt kê các trường hợp khảo sát với kháng sinh đã đặt:
STT Tên kháng sinh
Tổng số
trường
hợp
Nhạy
cảm (S)
Giới hạn
(I)
Đề kháng
(R)
1 Amikacine 80 50 20 10
2 Amo + A. clavulanic 80 9 30 23
3 Cefotaxim 80 12 35 17
4 Ceftazidime 80 52 11 3
5 Ceftriaxone 80 40 15 16
6 Cephalecine 80 36 15 19
7 Ciprofloxaxine 76 32 9 21
8 Tetracyclin 60 34 8 2
3
9 Chloramphenicol 60 34 3 9
10 Gentamycine 80 42 15 7
11 A. nalidixic 80 36 14 24
12 Nofloxacine 74 32 10 16
13 Ampicillin 74 15 7 37
14 Cefuroxime 74 20 19 17
15 Imipenem 60 57 1 0
16 Cefoperazol 30 18 10 2
2b. Mức độ đề kháng với kháng sinh đã đặt của E.coli tại Bệnh viện Đ K Quảng Nam
(từ 01/2010-9/2011):
STT Tên kháng sinh
Tỷ lệ (%)
Nhạy
cảm (S)
Tỷ lệ (%)
Giới hạn
(I)
Tỷ lệ (%)
Đề kháng
(R)
1 Amikacine 62.50 25.00 12.50
2 Amo + A.clavulanic 11.25 37.50 28.75
3 Cefotaxim 15.00 43.75 21.25
4 Ceftazidime 65.00 13.75 3.75
5 Ceftriaxone 50.00 18.75 20.00
6 Cephalecine 45.00 18.75 23.75
7 Ciprofloxaxine 40.00 11.84 27.63
8 Tetracyclin 42.50 13.33 3.33
9 Chloramphenicol 42.50 5.00 15.00
10 Gentamycine 52.50 18.75 8.75
11 A. nalidixic 45.00 17.50 30.00
12 Nofloxacine 40.00 13.51 21.62
13 Ampicillin 18.75 9.46 50.00
14 Cefuroxime 25.00 25.68 22.97
15 Imipenem 71.25 1.67 0.00
16 Cefoperazol 22.50 33.33 6.67
Bảng 3: So sánh mức độ đề kháng với đề tài của Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng năm 2008:
4
Loại kháng sinh
BV HM-
ĐN(%)
Bệnh viện ĐK Quảng
Nam(%)
Ceftriaxone 30.00 22.50
Gentamycine 27.00 25.50
Amo+ Axit
Clavulanic
22.20 26.25
Ciproploxacin 45.50 38.16
Nalidicid acide 45.50 28.75
Biểu đồ 3:
Bảng 4: Phân chia theo nguồn gốc nhiễm khuẩn:
Nguồn gốc Số lượng Tỷ lệ (%)
Nhiễm khuẩn đường ruột 39 48.75%
Nhiễm khuẩn tiết niệu 20 25.00%
Nhiễm khuẩn ngoại khoa 18 22.50%
Nhiễm khuẩn huyết 3 3.75%
Tổng cộng 80 100.00%
Biểu đồ 4:
5
IV. NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN:
Qua 21 tháng khảo sát (từ tháng 01/2010 đến tháng 9/2011) với 80 mẫu thử chúng tôi có một
số bàn luận về sự kháng kháng sinh của E. coli trên in vitro tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam
như sau:
Với kết quả trên, Ampicillin đề kháng cao 50,00%. Nalidixic axit đề kháng30,00%.
Các kháng sinh nhóm Quinolone như Ciprofloxacin, Norfloxacine… đều bị đề kháng ở
mức độ cao 27,63%; 21,5762%. Đáng chú ý là các kháng sinh nhóm Quinolon thế hệ mới được
xem như điều trị hiệu quả hơn các thuốc khác trong nhóm Quinolon, nhưng vẫn bị đề kháng
tương tự như Ciprofloxacine.
Các thuốc nhóm cephalosporine thế hệ 1 (cephalexine ) và thế hệ 2 (cefuroxime ) cũng
bị đề kháng tương đối cao : 23,75% 22,97%
Cephalosporine thế hệ 3 thường dùng như ceftriaxone bị đề kháng 16,00%.
Đặc biệt các thuốc kháng sinh kinh điển nhưng ít dùng trong bệnh viện lại ít bị đề kháng như :
chloramphenicol : 09,00%.
Các kháng sinh mới (Imipeneme) chưa thấy tỉ lệ đề kháng và thường dùng (Amikacine)
hoặc không dùng (Tobramycine) tại BVĐQN thì vẫn còn nhạy cảm rất tốt, chưa bị đề kháng.
Amoxicillin+ Acide clavulanic và Gentamicine được dùng thường xuyên và tương đối nhiều tại
BVĐKQN nhưng tỷ lệ bị đề kháng là 28,75% và 08,75%.
V. BIỆN PHÁP CAN THIỆP:
Nên nuôi cấy và làm kháng sinh đồ trước khi điều trị kháng sinh ở các trường hợp
nhiễm khuẩn nếu có thể.
6
Để phát huy hiệu quả điều trị nhiễm khuẩn của kháng sinh cần phải thận trọng khi kê
đơn, điều trị kháng sinh. Chỉ điều trị thuốc kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
Xem xét phổ tác dụng và tình hình kháng thuốc để lựa chọn đúng kháng sinh có hiệu
quả. Ưu tiên lựa chọn kháng sinh phổ hẹp. Không điều trị kháng sinh theo kiểu bao vây.
Hạn chế điều trị ngay từ đầu trong điều trị ngoại trú các kháng sinh phổ rộng, tác dụng
mạnh như : ciprofloxacine,…để giảm thiểu sự đề kháng thuốc của vi khuẩn trong cộng
đồng với các kháng sinh đó.
Việc lựa chọn kháng sinh phải khách quan và khoa học, nên quan tâm đến danh mục tất
cả kháng sinh, không nên chỉ kê đơn kháng sinh mới, phổ rộng, đắt tiền mà quên rằng
vẫn có nhiều kháng sinh tuy ra đời rất lâu, rẽ tiền, nhưng vẫn còn hiệu lực tốt. Chú ý
nhất là các loại kháng sinh có dấu"*" mà Ban lãnh đạo thường hay nhắc nhở.
Trong thời gian gần 10 năm qua, ngành dược chưa phát minh thêm thuốc kháng sinh
mới nào ngoài những kháng sinh hiện có. Vì vậy bảo vệ hiệu lực của kháng sinh bằng
cách kê đơn, điều trị kháng sinh hợp lý là biện pháp duy nhất và tối ưu mà chúng ta có
thể làm được.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Vi sinh vật y học. -Bộ Y tế năm 2000
2. Tài liệu tập huấn vi sinh lâm sàng - Bộ Y tế tháng 3/2000
3. Chương trình tập huấn kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện năm 2009 -Bệnh viện Trung
Ương Huế
4. Đề tài kháng kháng sinh của E. Coli Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẳng năm 2008 - Ths.Ds
Nguyễn Thị Thu Ba
5. Sổ lưu kết quả nuôi cấy vi sinh vật tại khoa vi sinh.
6. Một số bệnh án lưu tại phòng KHTH có liên quan.
7