Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Giải pháp và công nghệ trao đổi dữ liệu trong bán vé máy bay điện tử tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 105 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ


ĐỖ VŨ HOÀNG


GIẢI PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ TRAO ĐỔI DỮ LIỆU
TRONG BÁN VÉ MÁY BAY ĐIỆN TỬ TẠI TỔNG
CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

Ngành: Công nghệ thông tin
Mã số: 1.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. ĐOÀN VĂN BAN






Hà Nội – 2007

1
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI CẢM ƠN 5


DANH MỤC VIẾT TẮT 6
DANH MỤC HÌNH VẼ 8
MỞ ĐẦU 10
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÁN VÉ, VÉ ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH
HÀNG KHÔNG 13
1.1 Công tác quản lý vé trong ngành hàng không [2,5] 13
1.1.1 Những năm thập kỷ 70 14
1.1.2 Những năm 1980 đến 1990 14
1.1.3 Thế kỷ 21 15
1.2 Quản lý vé điện tử trong ngành hàng không 17
1.2.1 Khái niệm vé điện tử [2,4] 17
1.2.2 Khái niệm Bán vé điện tử (Electronic Ticketing) [4] 20
1.3 Đối tƣợng sử dụng hệ thống bán vé điện tử 21
1.4 Kết luận chƣơng 1 22
CHƢƠNG 2: CÁC KỊCH BẢN CHÍNH CHO BÀI TOÁN ĐẶT CHỖ,
BÁN VÉ ĐIỆN TỬ 23
2.1 Một số khái niệm và qui ƣớc đƣợc sử dụng 23
2.1.1 “Control” - Kiểm soát vé 23
2.1.2 Coupon Status - Trạng thái của các liên vé trong vé điện tử 24
2.1.3 Các qui ƣớc sử dụng trong các biểu đồ và phần giải thích các biểu
đồ 26
2.2 Phát hành vé điện tử - trƣớc 72 tiếng so với giờ khởi hành [4] 26
2.2.1 Việc trao đổi thông tin 27
2.2.2 Kết thúc quy trình 28

2
2.3 Kiểm soát sử dụng liên vé điện tử [4] 28
2.3.1 Việc trao đổi thông tin 29
2.3.2 Kết thúc quy trình [4] 30
2.4 Chuyển quyền kiểm soát vé tại sân bay cho hãng khác 30

2.4.1 Việc trao đổi thông tin 34
2.4.2 Kết thúc quy trình 34
2.5 Phát hành vé điện tử, chƣa đầy 72 giờ trƣớc giờ khởi hành [4] 34
2.5.1 Việc trao đổi thông tin 35
2.5.2 Kết thúc quy trình 36
2.6 Phát hành vé điện tử - hơn 72 tiếng trƣớc giờ khởi hành (Marketing
Carrier khác với Operating Carrier)[4] 37
2.6.1 Việc trao đổi thông tin 38
2.6.2 Kết thúc quy trình 38
2.7 Phát hành vé điện tử - chƣa đầy 72 tiếng trƣớc giờ khởi hành
(Marketing Carrier khác với Operating Carrier) [4] 38
2.7.1 Việc trao đổi thông tin 40
2.7.2 Kết thúc quy trình 41
2.8 Xử lý trên mặt đất [4] 41
2.8.1 Việc trao đổi thông tin 42
2.8.2 Quy trình biểu đồ (Mũi tên 3 và 4) 43
2.8.3 Phƣơng án lựa chọn 1 43
2.8.4 Phƣơng án lựa chọn 2 43
2.8.5 Kết thúc quy trình 44
2.9 Trao đổi thông tin vé điện tử (Trong trƣờng hợp Code-share với
Operating Carrier xử lý liên vé điện tử) [4] 44
2.9.1 Việc trao đổi thông tin 45
2.9.2 Kết thúc quy trình 48

3
2.10 Trao đổi thông tin vé điện tử [4] 49
2.10.1 Việc trao đổi thông tin 50
2.10.2 Kết thúc quy trình 52
2.11 Hoàn trả vé điện tử [4] 52
2.11.1 Việc trao đổi thông tin 53

2.11.2 Kết thúc quy trình 54
2.12 Trao đổi vé điện tử giữa các hãng hàng không [4] 54
2.12.1 Việc trao đổi thông tin 55
2.12.2 Kết thúc quy trình 56
2.13 In việc trao đổi vé điện tử của một hãng hàng không [4] 56
2.13.1 Việc trao đổi thông tin 57
2.13.2 Kết thúc quy trình 58
2.14 Nhân viên hãng du lịch hoàn trả vé điện tử [4] 58
2.14.1 Việc trao đổi thông tin 59
2.14.2 Kết thúc quy trình 60
2.15 Nhân viên hãng du lịch trao đổi vé điện tử [4] 60
2.15.1 Việc trao đổi thông tin 61
2.15.2 Kết thúc quy trình 62
2.16 Nhân viên hãng du lịch hủy vé điện tử [4] 62
2.16.1 Việc trao đổi thông tin 63
2.16.2 Kết thúc quy trình 64
CHƢƠNG 3: KHÁI NIỆM VỀ EDI VÀ PADIS 65
3.1 EDI là gì? 65
3.1.1 Giới thiệu về EDI [9,10,14] 65
3.1.2 Sơ lƣợc lịch sử về EDI [9,10,14] 65
3.1.3 Chuẩn EDI [3,11,12] 66
3.1.4 Các dịch vụ hỗ trợ EDI 70

4
3.1.5 Các lựa chọn mạng trao đổi dữ liệu khác [9,11,12] 79
3.1.6 Sự cần thiết của việc sử dụng EDI [3] 81
3.2 PADIS là gì? 83
3.2.1 Giới thiệu chung về PADIS [6,7] 83
3.2.2 Cấu trúc một thông điệp trong PADIS [6] 83
3.3 Kết luận chƣơng 3 87

CHƢƠNG 4: ỨNG DỤNG PADIS TRONG TRAO ĐỔI DỮ LIỆU VÉ
ĐIỆN TỬ TẠI VIETNAM AIRLINES 88
4.1 Nhu cầu trao đổi dữ liệu vé điện tử tại Vietnam Airlines 88
4.2 Xây dựng nội dung các thông điệp chuẩn cho bài toán bán vé điện tử 89
4.2.1 Cấu trúc các thông điệp trao đổi dữ liệu sử dụng trong kịch bản 2.2
[6,7] 90
4.2.2 Mẫu dữ liệu đƣợc xây dựng cho kịch bản 2.2 98
4.3 Kết luận chƣơng 4 101
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

6
DANH MỤC VIẾT TẮT
EDI
Electric Data Interchange - Hệ chuẩn trao đổi dữ
liệu điện tử
EDIFACT
Electric Data Interchange For Administration,
Commerce and Transport - Hệ chuẩn trao đổi dữ
liệu điện tử trong hành chính, thương mại, vận
chuyển do Liên hiệp quốc đưa ra.
PADIS
Passenger and Airport Data Interchange Standards
- Hệ chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử trong ngành
hàng không do Hiệp hội hàng không quốc tế đưa ra
IATA
Hiệp hội hàng không quốc tế
ATA
Hiệp hội hàng không Hoa Kỳ
Vietnam Airlines

Tổng công ty hàng không Việt Nam
PNR
Passenger Name Record - Bản ghi dữ liệu thông tin
khách hàng
MCO
Miscellaneous Charges Orders - chứng từ xác nhận
các khoản phí được thu theo thoả thuận sử dụng
một số dịch vụ không được hãng vận chuyển cung
cấp miễn phí ( Ví dụ như sử dụng máy thở oxy, xe
cứu thương… ).
ET
Vé máy bay điện tử
EMD
Electronic Miscellaneous Documents - chứng từ
phụ thu điện tử cho hành lý quá cước và MCO.
ET database
Cơ sở dữ liệu vé điện tử được quản lý bởi hãng xuất

Coupon
Liên vé trong vé máy bay (vé máy bay bình thường

7
gồm ba liên, một liên phục vụ kiểm soát được giữ
lại khi hành khách mua vé, một liên phục vụ quản
lý tại hãng vận chuyển được giữ lại khi hành khách
làm thủ tục lên máy bay và một liên dành cho hành
khách).
Code –Share
Bay liên doanh
GDS


Global Distribution System - Hệ thống phân phối
toàn cầu
Application Ticketing
Hệ thống bán vé


8
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. Sự thay đổi của mô hình các kênh phân phối vé 17
Hình 2. Bán vé máy bay điện tử 72 giờ trước giờ khởi hành 27
Hình 3. Marketing Carrier được cấp quyền sử dụng liên vé điện tử 29
Hình 4. Trường hợp 1 chuyển quyền kiểm soát vé 31
Hình 5. Trường hợp 2 chuyển quyền kiểm soát vé 32
Hình 6. Trường hợp 3 chuyển quyền kiểm soát vé 33
Hình 7. Phát hành vé chưa đầy 72 giờ trước giờ khỏi hành 35
Hình 8. Phát hành vé hơn 72 giờ so với giờ khởi hành (Marketing Carrier
khác Operating Carrier) 37
Hình 9. Phát hành vé điện tử - chưa đầy 72 giờ trước khởi hành (Marketing
khác Operating Carrier) 39
Hình 10. Xử lý trên mặt đất 42
Hình 11. Trao đổi thông tin vé điện tử (Trường hợp Code-share,Operating
Carrier xử lý liên vé điện tử). 45
Hình 12. Trao đổi thông tin vé điện tử (Trường hợp Code-share /Marketing
Carrier xử lý liên vé điện tử) 49
Hình 13. Hoàn trả vé điện tử 53
Hình 14. Trao đổi vé điện tử giữa các hãng hàng không 55
Hình 15. In việc trao đổi vé điện tử của một hãng hàng không 57
Hình 16. Nhân viên hãng du lịch hoàn trả vé điện tử 59
Hình 17. Nhân viên hãng du lịch trao đổi vé điện tử 61

Hình 18. Nhân viên hãng du lịch hủy vé điện tử 63
Hình 19. Mô hình 7 tầng OSI 72
Hình 20. Mô hình Hệ thống xử lý thông điệp X.400 76
Hình 21. So sánh giao dịch qua EDI và phương thức giao dịch truyền thống 81
Hình 22. So sánh việc xử lý dữ liệu khi sử dụng EDI và không sử dụng EDI 82

9
Hình 23. Thông điệp yêu cầu quyền kiểm soát bản ghi vé điện tử 86
Hình 24. Sơ đồ luồng trao đổi dữ liệu trong kịch bản bán vé 2.2 89

10
MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của mạng máy tính, công nghệ thông
tin, sự bùng nổ của Internet đã mang lại những thay đổi chưa từng thấy trong
thương mại điện tử, nó tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã
hội. Ngành hàng không cũng nằm trong xu thế đó và là một trong những ngành
luôn đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin. Một ứng dụng quan trọng trong
ngành hàng không hiện nay chính là “vé điện tử”. Khái niệm vé điện tử trong
ngành hàng không ra đời và được ứng dụng đã có tác động và làm thay đổi đến
hầu hết các hệ thống đang sử dụng trong ngành hàng không hiện nay như: hệ
thống Đặt giữ chỗ (CRS - Computerised Reservations System), hệ thống quản lý
hành khách đi máy bay (DCS - Departure Control System), hệ thống quản lý
phục vụ mặt đất (GHS - Ground Handling System), hệ thống quản lý doanh thu
(RAS - Revenue Accounting System). Sự tương tác trao đổi dữ liệu giữa các hệ
thống trên được mở rộng hơn. Không chỉ trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống
thuộc cùng một hãng hàng không, vé điện tử ra đời cho phép một mô hình mới
ra đời trong ngành hàng không đó là một hãng độc lập quản lý dữ liệu vé và xuất
vé cho tất cả các hãng vận chuyển (Validating Carrier) dữ liệu vé được chuyển
một hãng độc lập phân phối vé cho tất cả các hãng vận chuyển (Marketing
Carrier) và sau đó dữ liệu chuyển sang cho hãng trực tiếp vận chuyển

(Operating Carrier) tiếp tục xử lý.
Trước nhu cầu đó việc sử dụng các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử EDI
(Electric Data Interchange) trong trao đổi dữ liệu là hết sức cần thiết. Sự trao đổi
dữ liệu này có thể thực hiện theo bộ chuẩn EDIFACT do Liên Hiệp Quốc (UN)
đưa ra, hoặc để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ riêng của ngành hàng không trong
trao đổi dữ liệu, Hiệp hội hàng không quốc tế IATA (International Air
Transport Association) đã xây dựng chuẩn trao đổi dữ liệu riêng cho các hãng
thành viên trong đó có Vietnamairlines đó là PADIS (Passenger and Airport

11
Data Interchange Standards). Hiện nay công nghệ trao đổi dữ liệu điện tử theo
chuẩn XML rất phổ biến và dễ sử dụng, tuy nhiên với đặc thù còn tồn tại nhiều
hệ thống trong ngành hàng không thế giới được xây dựng vào những năm 70, 80
của thế kỷ 20 chưa thể thay thế, do đó chuẩn PADIS để trao đổi dữ liệu trong
ngành hàng không vẫn là sự lựa chọn vào thời điểm hiện nay.
Luận văn đề cập đến Giải pháp và công nghệ trong trao đổi dữ liệu vé điện
tử giữa các hãng hàng không và giữa các hệ thống công nghệ thông tin trong
từng hãng hàng không, dựa trên việc tìm hiểu về EDI, EDIFACT và PADIS, áp
dụng của PADIS trong trao đổi dữ liệu điện tử tại các hãng hàng không trong
IATA và tại Vietnam Airlines.
Luận văn gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan về bán vé, vé điện tử trong ngành hàng không
Chương này giới thiệu về công tác quản lý vé máy bay trong ngành hàng
không trước và sau khi xuất hiện vé máy bay điện tử. Các tác động của vé
máy bay điện tử đối với các hệ thống công nghệ thông tin trong ngành hàng
không.
Chương 2: Các kịch bản cho bài toán đặt chỗ, bán vé máy bay điện tử.
Trong chương 2 sẽ trình bày các kịch bản chính trong bán vé máy bay điện
tử theo hướng dẫn của tổ chức hàng không quốc tế IATA. Trong mỗi kịch
bản sẽ chỉ rõ các thông tin cần thực hiện việc trao đổi dữ liệu điện tử giữa

các hệ thống của các hãng hàng không.
Chương 3: Khái niệm về EDI và PADIS
Trong chương này sẽ tìm hiểu về chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử EDI trên cơ
sở tìm hiểu chuẩn UN/EDIFACT do Liên hiệp quốc đưa ra. Cách thức sử
dụng chuẩn EDI tạo các mẫu dữ liệu điện tử và trao đổi dữ liệu điện tử. Các
hệ thống hỗ trợ trao đổi dữ liệu điện tử (hệ thống EDI server). Phương thức
truyền các thông điệp mang dữ liệu điện tử.
Chương này cũng tìm hiểu kỹ hơn về chuẩn PADIS, đây là chuẩn trao đổi

12
dữ liệu điện tử được xây dựng riêng cho việc trao đổi dữ liệu điện tử trong
ngành hàng không.
Chương 4: Ứng dụng PADIS trong trao đổi dữ liệu vé điện tử tại
Vietnam Airlines.
Trước nhu cầu trao đổi và sử dụng dữ liệu nói chung và trong bán vé điện tử
nói riêng tại Vietnam Airlines. Chương này sẽ nghiên cứu tính khả thi của
sử dụng chuẩn PADIS trong trao đổi dữ liệu vé điện tử tại Vietnam Airlines.
Xây dựng thử nghiệm việc trao đổi dữ liệu vé điện tử trong bán vé máy bay
điện tử tại Vietnam Airlines.

13
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BÁN VÉ, VÉ ĐIỆN TỬ TRONG
NGÀNH HÀNG KHÔNG
1.1 Công tác quản lý vé trong ngành hàng không [2,5]
Vào thời kỳ đầu của ngành hàng không, số lượng hành khách còn tương đối
ít, mỗi chuyến bay và giá vé cho mỗi chuyến bay được quản lý khá chặt chẽ
nhưng cũng rất dễ dàng. Chặng bay và giá vé được in sẵn trong một cuốn sổ
hướng dẫn, các đại lý du lịch hoặc hành khách có thể tự lập lịch bay sau đó
thông báo cho đại diện hãng hàng không bằng điện thoại hoặc điện báo, lúc đó
hãng hàng không sẽ ghi nhận sự đặt chỗ và sắp lịch bay thực tế.

Cùng với sự phát triển ngày càng lớn của ngành hàng không, nhu cầu quản
lý ngày càng nhiều, sự phát triển của các máy tính mainframe cho phép xử lý số
lượng giao dịch lớn và các dữ liệu phức tạp một cách nhanh chóng. Điều này đã
làm thay đổi về cơ bản đến việc quản lý dữ liệu trong ngành hàng không.

1970’s
1980’s & 90’s
The 21
st
Century
Hệ thống cơ bản
Các hệ thống đặt giữ chỗ
trên máy tính (CRS -
Computer Reservation
Systems)
Mở rộng hệ thống CRS và
phát triển thêm các hệ
thống liên quan khác.
Hệ thống dịch vụ hành khách mới
trên nền tảng vé điện tử (PSS -
Passenger Service Systems)
Hành khách
Không được quản lý
Được giám sát, quản lý bởi
các đại lý bán phân phối vé
và các đại lý du lịch
Được quản lý trực tiếp trong hệ
thống bán vé điện tử
Vé đi máy bay
Vé viết tay

Vé in bằng máy
Vé điện tử
Giá vé
Cố định, ít loại
Nhiều mức giá, cách tính
giá tương đối phức tạp
Nhiều mức giá, cách tính giá phức
tạp nhưng đều được làm tự động
Hệ thống Quản lý
doanh thu
Chưa có
Đã xây dựng nhưng đơn lẻ
không chia sẻ và sử dụng
được dữ liệu của các hệ
thống khách hoặc rất ít.
Hình thành được hệ thống hoàn
chỉnh, sớm xác định, dự tính được
doanh ngay từ khi vé được bán.
Hạng vé
5
26
Không giới hạn
Kênh phân phối
Trực tiếp tại hãng vận
chuyển hoặc các đại lý du
lịch
Qua các đại lý và bước đầu
bán vé qua các đại lý bán
vé qua các Website
Mạng lưới bán vé hoàn chỉnh với

rất nhiều kênh phân phối khác
nhau.
Sự hợp tác
Interline
Codeshare
Liên minh toàn cầu
Sự phát triển
Chậm phát triển
Phát triển nhanh hơn
Phát triển với tốc độ lan rộng của
WEB

14
1.1.1 Những năm thập kỷ 70
Từ giữa những năm 60 đến những năm thập kỷ 70 các hãng hàng không đã
bắt đầu xây dựng các hệ thống đặt giữ chỗ trên máy tính (CRS - Computerized
Reservations Systems) để quản lý hành khách đi máy bay. Tuy nhiên khi đó hệ
thống hết sức đơn giản, chỉ dừng lại ở việc quản lý số lượng ghế trên mỗi
chuyến bay, hành khách trên máy bay qua các PNR (Passenger Name Record).
Khi đó chưa có các hệ thống xuất vé tự động. Vé được viết bằng tay theo
những qui định hết sức phức tạp. Để có thể viết được đúng chính xác các thông
tin trên vé máy bay nhân viên tại các đại lý bán vé phải theo học những lớp học
về cách viết thông tin lên vé. Các qui tắc viết vé đã phức tạp nhưng các qui tắc
và cách thức để điều chỉnh giá vé cho các hạng ghế khác nhau còn phức tạp hơn
rất nhiều.
Các lớp học về cách viết vé, xác định giá vé và điều chỉnh giá vé khi đó bắt
buộc phải do IATA đào tạo và cấp chứng chỉ. Việc đào tạo này tiêu tốn một
khoản chi phí khá lớn do đó các hãng hàng không thường phải có những hợp
đồng thoả thuận hết sức chặt chẽ với nhân viên bán vé nhằm tránh việc nhân
viên chuyển việc sang những hãng khác và phải đào tạo lại nhân viên mới.

Hệ thống đặt giữ chỗ trong ngành hàng không vào những năm 1970 là
những hệ thống với giao diện “TEXT”, các giao dịch được thực hiện bằng cách
đưa vào các chuỗi ký tự lệnh. Các ký tự đều phải được viết hoa. Giao diện hệ
thống không được trực quan do đó để một nhân viên sử dụng được hệ thống cần
đào tạo rất nhiều.
1.1.2 Những năm 1980 đến 1990
Từ giữa những năm 1970 SABRE (thuộc American Airlines) và Apollo
(United Airlines) bắt đầu triển khai hệ thống đặt giữ chỗ mới của họ cho các đại
lý du lịch nhằm mở rộng thị trường. Vào những năm 80 đã có sự thay đổi lớn
trong ngành công nghiệp hàng không với sự xuất hiện của các hệ thống phân

15
phối toàn cầu GDS (Global Distribution System).
Các hệ thống GDS được tích hợp với một số hệ thống của nhiều hãng vận
chuyển và được sử dụng tại các đại lý bán vé. Qua máy tính đã được cài sẵn một
phần mềm cho phép họ truy cập vào cơ sở dữ liệu kho vé của các hãng vận
chuyển mà họ làm đại lý và lấy thông tin về các vé chưa được sử dụng để bán
trực tiếp cho khách hàng. Mỗi đại lý có thể bán vé cho nhiều hãng khác nhau do
đó khách hàng có thể yêu cầu cung cấp thông tin về vé giữa các hãng từ đó lựa
chọn được sử dụng dịch vụ của hãng mà họ thấy thích hợp nhất.
Việc xuất vé và xác định giá vé đã được làm tự động, ngoài việc tiết kiệm
thời gian, đảm bảo chính xác hơn giữa việc viết vé bằng tay và xuất vé tự động.
Việc xuất vé, tính giá tự động cũng giúp giảm được thời gian và chi phí cho việc
đào tạo nhân viên bán vé của các hãng hàng không. Các hệ thống GDS bước đầu
triển khai sử dụng việc xuất vé tự động cho các đại lý bán vé. Việc xuất vé và
tính giá tự động này cũng giúp cho công việc quản lý sau bán vé của hãng hàng
không hiệu quả hơn. Chẳng hạn như đối với hệ thống quản lý doanh thu (RAS)
vé xuất tự động bằng máy dễ đọc hơn giúp cho việc cung cấp các thông tin cho
hệ thống quản lý doanh thu được nhanh hơn và chính xác hơn.
Thời gian này một loại thẻ dùng làm vé máy bay và thẻ lên tàu sử dụng công

nghệ thẻ thông minh cũng đã được đưa ra (ATB - Automated Ticket/Boarding
Pass). Tuy vậy máy in và đọc thẻ ATB có giá thành cao, nhưng dù sao đây là
nền tảng cho việc nghiên cứu và áp dụng các phương thức sử dụng vé điện tử
hiệu quả sau này.
1.1.3 Thế kỷ 21
Bước sang thế kỷ 21 vé điện tử ra đời, nhiều Hãng hàng không trên thế giới
đã áp dụng phương thức vé điện tử trong kinh doanh. Nhằm giải quyết các vấn
đề hành chính đối với vé điện tử của hành khách, các tổ chức Hàng không Mỹ,
tổ chức IATA đã phối hợp nghiên cứu đưa ra cách giải quyết các vấn đề xung

16
quanh vé điện tử, đồng thời đưa ra các chuẩn công nghiệp của vé máy bay.
Thế kỷ 21 được đánh dấu bởi sự phát triển nổi bật của PSS (Passenger
Services Systems) - các hệ thống dịch vụ hành khách.
PSS là hệ thống tích hợp nhiều hệ thống của ngành hàng không như
 Quản lý kho vé
 Đặt chỗ trực tiếp
 Quản lý làm thủ tục lên máy bay.
 Quản lý các dịch vụ phục vụ hành lý
 Quản lý các dịch vụ phục vụ hành khách
 Quản lý vận chuyển hành khách
 Quản lý các dịch vụ khác
Thời gian này khái niệm Nhà cung cấp dịch vụ đặt chỗ điện tử (ERSP - E-
Reservation Service Provider) trên mạng Internet đã ra đời. Các ERSP có thể
truy nhập vào hệ thống CRS của một đại lý, của một Hãng vận chuyển hàng
không và tiến hành đặt chỗ trên hệ thống CRS. Hành khách sử dụng dịch vụ của
ERSP qua Web Site của ERSP cho phép hành khách dễ dàng lên kế hoạch cho
hành trình của mình thoả mãn các yêu cầu của mình như các tiện nghi của
chuyến đi, giá vé
Mô hình bán vé qua GDS kiểu cũ được thay đổi bằng một mô hình mới phức

tạp nhiều kênh phân phối hơn đồng thời còn giảm bớt chi phí cho các hãng hàng
không trong việc phân phối vé. Số lượng ngày càng lớn khách hàng mua vé trực
tiếp trên mạng Internet bằng thẻ ghi có (credit card) đã góp phần giảm bớt chi
phí phải trả cho các đại lý bán vé và chi phí do đã tiếp thị sản phẩm, dịch vụ trực
tiếp đến với khách hàng.

17

Hình 1. Sự thay đổi của mô hình các kênh phân phối vé
1.2 Quản lý vé điện tử trong ngành hàng không
1.2.1 Khái niệm vé điện tử [2,4]
Việc phát triển kinh doanh điện tử (E-Business) được hình thành vào cuối
thập kỷ 80 và phát triển mạnh vào thập kỷ 90 đặc biệt khi mạng Internet được
mở rộng và phát triển. Từ những mẫu trao đổi điện văn điện tử Fax, EDI,
EDIFACT, đến thư tín điện tử E-mail, thanh toán điện tử E-payment , đều là
các hình thức trao đổi số liệu thông qua các mạng Internet, Intranet.
Ngày nay người ta thường nói về ứng dụng Internet vào sản xuất kinh doanh
ở quy mô lớn và rất lớn, vậy quy mô và mức độ lớn thế nào? Điều này cần được
đánh giá cho đúng và trả lời câu hỏi trên. Còn số khác lại nói rằng Internet thực
sự là một cuộc cách mạng. Theo đánh giá của Airlines Business công bố tại hội
nghị “Sự tác động của Internet trong phân phối sản phẩm Hàng không tại St Paul
De Vence - Pháp ngày 11 - 14/10 /1999 đã tổng kết, mỗi ngày tại Mỹ có thêm
hàng chục nghìn người mở tài khoản Internet, trong đó ngành hàng không chiếm
CRS của hãng
hàng không

GDS
Đại lý bán vé

GDS

Hệ thống PSS
 Kho vé
 Đặt chỗ trực tiếp
 Làm thủ tục lên MB
 Các dịch vụ khác
Các hãng hàng
không liên doanh
Các đối tác khác
Các nhà cung cấp
dịch vụ khác
Các công ty liên
doanh
Khách hàng
trực tiếp
Các đại lý bán
vé trên mạng
 Các đại lý bán vé
 Các đại lý du lịch
bán vé theo tour
Mô hình các kênh phân phối mới
Mô hình cũ

18
10% vào các mục đích khác nhau như để quảng cáo, công bố chính sách, dịch vụ
và bán sản phẩm. Trong số 10% thuộc lĩnh vực hàng không, có 41% sử dụng để
mua bán vé máy bay thông qua các Web Site. Theo điều tra gần đây nhất, trong
vài năm tới sẽ có khoảng 27% số Hãng hàng không trên thế giới sẽ sử dụng hệ
thống Web Site của mình để bán vé, khoảng 20% số Hãng hàng không sẽ tuỳ
thuộc vào tình hình thị trường có bán vé trên mạng hay không, số Hãng hàng
không còn chưa có kế hoạch bán vé qua Internet chiếm khoảng 11%.

Hiện nay các Hãng hàng không, các Đại lý bán vé phải tốn khá nhiều công
sức tiền bạc để in ấn, quản lý khối lượng lớn vé đảm bảo cho hành khách đi lại
thuận tiện. Với các hệ thống vé truyền thống mà các Hãng hàng không đang sử
dụng sẽ không phù hợp trong một tương lai gần, khi mà xã hội thông tin đang
đưa loài người tới khả năng nhận và xử lý một khối lượng thông tin nhiều và
nhanh tới mức quá tải. Khi các hình thức giao dịch mua bán, thanh toán được
thực hiện trên mạng máy tính, mà một trong những thể hiện rõ nhất là mạng
Internet và các dịch vụ trên nó thì việc đưa ra hệ thống vé mới với các phương
thức mới là điều hết sức cần thiết. Một trong những giải pháp hiện đang được
triển khai áp dụng rộng rãi tại các Hãng hàng không trên toàn cầu là bán vé điện
tử.
Về nguyên tắc mới của vé máy bay gồm vé máy bay điện tử và vé máy bay
sử dụng thẻ thông minh (smart card) đang thay thế dần cho vé máy bay truyền
thống. Cho dù định hướng và chiến lược của các Hãng hàng không có khác
nhau, việc sử dụng vé điện tử và triển khai các hệ thống bán vé điện tử vẫn được
triển khai mạnh mẽ do một loạt các lợi ích không thể phủ nhận như sau:
1. Cắt giảm giá phân phối vé.
Ví dụ Hãng America West đã giảm chi phí từ 23 đô la xuống 6 đô la
trên 1 ghế.
2. Cắt giảm chi phí khai thác.
Ví dụ Hãng FedEx đã giảm chi phí khai thác 1%.

19
3. Mang lại doanh thu cho các Hãng hàng không do các yếu tố kích thích
khách hàng như:
 Khách hàng mua vé giảm được chi phí (giá vé rẻ hơn do không
phải chi phí in vé, giảm các khâu trung gian và chi phí khác,
ngoài ra do có cạnh tranh giá công khai nên các Hãng đều giảm
giá vé).
 Tiết kiệm thời gian cho việc chuẩn bị một chuyến đi của hành

khách. Thuận tiện cho khách hàng trong việc mua vé và thực
hiện các thủ tục cần thiết cho chuyến bay.
Nước Mỹ là nơi đầu tiên đề xuất việc sử dụng vé điện tử. Hãng hàng không
American Airlines ở Chicago đã áp dụng vé điện tử trên các tuyến nội địa với
2000 chuyến bay. Một thử nghiệm tổng thể đã được chọn trên toàn bộ tuyến nội
địa của Mỹ vào các năm 1997 - 1998. Người phát ngôn của hãng Hàng không
Mỹ đã tuyên bố với Tạp chí Tin học Hàng không rằng: “Hệ thống vé điện tử nội
địa sẽ được lập kế hoạch đưa vào sử dụng. Vé không giấy sẽ đưa hành khách ít
phải đối mặt với các vấn đề về thủ tục hành chính”. Các tổ chức Hàng không
Mỹ, tổ chức ATA, IATA đang khẩn trương phối hợp nghiên cứu để giải quyết
các vấn đề xung quanh vé điện tử, đồng thời đưa ra các chuẩn công nghiệp của
vé máy bay.
Mặt trái của việc ứng dụng vé điện tử là gian lận thương mại trong sử dụng
vé điện tử. Một người đứng đầu của cảnh sát chống gian lận vé tại sân bay
Heathrow Barrie Emmett dự tính rằng các Hãng hàng không sẽ bị thất thoát
doanh thu hàng năm khoảng 400 triệu USD từ vé máy bay điện tử nếu không
nghiên cứu và đặt trước các vấn đề chống gian lận trong sử dụng vé điện tử.
Điều đó đặt ra cho các Hãng cần có chương trình chống thất thu khi đưa vé điện
tử vào sử dụng. EasyJet cho biết vé điện tử ở Anh sẽ được đưa vào sử dụng và
Hãng sẽ có các biện pháp bảo vệ được đưa vào như số PIN và nhiều biện pháp
khác trên các chuyến bay.

20
Hãng Hàng không Anh - BA sẽ thiết kế và phát triển một hệ thống vé điện tử
phù hợp với các chuyến bay quốc nội cũng như quốc tế. Trào lưu đi lại không vé
phát tiển được phản chiếu bởi sự quan tâm nhiều hơn trong khả năng sử dụng
thẻ (card) thông minh thay thế vé bằng giấy.
Hãng Lufthansa đã đưa ra một loại thẻ đi lại thông minh sử dụng trong các
tuyến bay của Hãng này và họ cũng đang đưa ra sản phẩm Xchipcard đồng thời
họ cũng đang nghiên cứu sử dụng công nghệ “Chipcard touch free” cho vé điện

tử. Hành khách sử dụng loại thẻ mới này có thể đặt chỗ tại các đại lý du lịch một
cách bình thường và thông báo số thẻ, thông số booking được ghi vào hệ thống
giữ chỗ của Hãng. Tại sân bay nếu hành khách đi máy bay chỉ với hành lý xách
tay, hành khách chỉ cần đưa thẻ vào mặt trước máy đọc, thiết bị đầu cuối sẽ in
chi tiết các thông tin cho hành khách như cửa ra, thời gian boarding, số ghế.
Trường hợp hành khách có hành lý mang theo, cũng với ChipCard hành khách
này chỉ cần phải làm thủ tục kiểm tra đi cho hành lý và xếp hàng bình thường ở
quầy thủ tục như những người khác. Phương án vé điện tử này cần có một khối
lượng lớn thiết bị đầu cuối Chip-in sẽ phải lắp đặt tại các sân bay.
Tại Australia cũng đã khởi xướng đưa thẻ thông minh vào sử dụng. Sự
chuyển mình trong công nghiệp vé đã dẫn đến thời thoái trào của các loại vé
giấy. Nhiều nhà vận chuyển tin tưởng rằng ATB2 (Airlines ticket boarding pass
thế hệ 2) sẽ giải quyết được vấn đề vé máy bay mới.
Một kiểu nghiên cứu ứng dụng khác như hãng EasyJet thì đi theo hướng
hành khách khi cần đi máy bay của Hãng này chỉ cần đặt chỗ qua điện thoại với
Trung tâm giữ chỗ của hãng EasyJet với các chi tiết chuyến bay cùng với số thẻ
tín dụng là đủ.
1.2.2 Khái niệm Bán vé điện tử (Electronic Ticketing) [4]
Bán vé điện tử là một phương thức bán các chứng từ vận chuyển hành khách
và các dịch vụ có liên quan mà không yêu cầu đến các chứng từ bằng giấy, nói

21
cách khác, trong bán vé điện tử, tất cả các thông tin của vé bán được lưu giữ trên
hệ thống máy tính của mỗi Hãng hàng không và cho phép tất cả các giao dịch
(như việc vận chuyển, hoàn trả vé, đổi vé ) sẽ được tiến hành qua các vé được
điện tử hoá.
Bán vé điện tử không có nghĩa là không cần đến giấy tờ, nhất là trong việc
vận tải quốc tế. Hành khách vẫn cần có trong tay các thông tin về hành trình,
giấy biên nhận đã trả tiền, các thông báo pháp lý về quy định của mỗi nước và
theo các công ước quốc tế.

Bán vé điện tử cũng không có nghĩa là không cần đến vé. Mặc dù hành
khách không nhận được vé in dưới dạng một chứng từ giá trị, một vé vẫn tồn tại
dưới dạng một bản ghi trên hệ thống, khi cần vẫn có thể in cho khách.
1.3 Đối tượng sử dụng hệ thống bán vé điện tử
 Passenger - Hành khách: Là người sử dụng dịch vụ vận chuyển và
dùng vé điện tử
 Airlines - Hãng vận chuyển: Là nhà vận chuyển có bán vé điện tử và
cho phép thực hiện các dịch vụ vận chuyển của mình với các chứng từ
điện tử. Có các dạng chủ yếu hãng vận chuyển sử dụng vé điện tử
gồm:
 Validating Carrier: Hãng hàng không xuất vé và quản lý vé.
 Marketing Carrier: Là nhà vận chuyển được ghi nhận như nhà vận
chuyển trong các coupon điện tử (Hãng hàng không bán vé của các
Hãng khác).
 Operating Carrier: Nhà vận chuyển thực sự thực hiện công tác vận tải
(khác Validating Carrier như trong trường hợp bay liên doanh (Code -
Share)
 Agent - Đại lý: Đại lý bán vé là người triển khai bán vé điện tử trên
danh nghĩa của Validating Carrier.

22
 CRS: Hệ thống đặt vé giữ chỗ.
 ERSP - Electronic Reservation Services Provider - Nhà cung cấp dịch
vụ đặt vé giữ chỗ điện tử
 Ground Handling Company - Phục vụ mặt đất: Là công ty thực hiện
các dịch vụ mặt đất thay mặt một Hãng hàng không như làm thủ tục
cho hành khách (Check-in), hướng dẫn hành khách lên máy bay
(Boarding) .
 RAS - Bộ phận Quản lý doanh thu: Xác định doanh thu cho hãng hàng
không, các khoản phải trả, phải đòi các hãng hàng không liên doanh,

các đối tác sử dụng và cung cấp dịch vụ của hãng.
1.4 Kết luận chương 1
Chương một đã nêu lên đươ
̣
c như
̃
ng sự phát triển của các hệ thống quản lý
vé cùng với sự phát triển của ngành hàng không và sự phát triển công nghệ
thông tin và truyền thông. Những thay đổi này mang lại rất nhiều lợi ích cho
ngành hàng không cũng như ngươ
̀
i sư
̉
du
̣
ng các dịch vụ hàng không.
Sự xuất hiện vé máy bay điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho ngành hàng
không đồng thời cũng làm thay đổi phương thức sử dụng và quản lý thông tin.
Nhu cầu cung cấp và xử lý tư
̣
đô
̣
ng thông tin trở lên ngày càng cấp thiết.



23
Chương 2: CÁC KỊCH BẢN CHÍNH CHO BÀI TOÁN ĐẶT CHỖ,
BÁN VÉ ĐIỆN TỬ
Nội dung trong chương 2 sẽ trình bày những qui trình chính trong bán vé

điện tử. Mỗi quy trình được minh họa bằng một biểu đồ thể hiện cách thức trao
đổi các dòng thông điệp giữa các bên liên quan, việc trao đổi dữ liệu giữa các
chức năng, hệ thống trong bài toán đặt chỗ, bán vé điện tử. Việc trao đổi này
được đánh số và có phần giải thích đi kèm. Trong sơ đồ có sử dụng một số khái
niệm được viết bằng tiếng Anh, những khái niệm này được giải thích trong mục
2.1 của chương này.
2.1 Một số khái niệm và qui ước được sử dụng
2.1.1 “Control” - Kiểm soát vé
Khái niệm kiểm soát vé mà các hãng hàng không sử dụng đối với vé điện tử
đó là việc sở hữu bản ghi về vé điện tử để thực hiện các thao tác xử lý việc vận
chuyển hành khách hay hoàn vé, huỷ vé, đổi vé lại cho khách mua vé.
Validating Carrier sẽ quyết định việc chuyển quyền kiểm soát bản ghi vé
điện tử cho hãng hàng không nào (hệ thống xử lý của hãng hàng không) vào
từng thời điểm căn cứ trên các bước xử lý thực tế (và theo các hợp đồng được ký
về sử dụng vé điện tử trong trường hợp Validating Carrier, Marketing Carrier
và Operating Carrier không thuộc cùng một hãng hàng không). Tại một thời
điểm chỉ duy nhất một hãng hàng không được quyền kiểm soát bản ghi vé điện
tử. Nếu quyền kiểm soát đã được chuyển sang cho hàng hàng không A thì
Validating Carrier không thể chuyển quyền kiểm soát bản ghi vé đó cho hàng
hàng không B nếu chưa thực hiện việc lấy lại quyền kiểm soát bản ghi đó tư
hãng hàng không A. Điều này được thực hiện nhằm tránh trường hợp nhiều hãng
hàng không cùng sử dụng bản ghi vé điện tử tại một thời điểm gây nhầm lẫn
trong xử lý dữ liệu.

24
2.1.2 Coupon Status - Trạng thái của các liên vé trong vé điện tử
Mỗi bản ghi liên vé của vé điện tử trong cơ sở dữ liệu của Validating Carrier
sẽ có các trường thông báo trạng thái của coupon. Giá trị của trường dữ liệu này
được quản lý bởi một chương trình quản lý trạng thái vé điện tử (Coupon Status
Indicator). Ví dụ như khi bắt đầu phát hành vé tất vả các liên vé đều được đặt ở

trạng thái mở (O - open for use). Khi liên vé thực sự được sử dụng cho việc vận
chuyển hành khách hay liên vé bị hoàn, huỷ, đổi,… chương trình quản lý trạng
thái vé điện tử sẽ cập nhật vào cơ sở dữ liệu vé điện tử cho biết thao tác nào đã
được thực hiện.
Chương trình quản lý trạng thái vé điện tử sử dụng những trạng thái sau :
A - Airport Control – Xác định trạng thái chuyển quyền kiểm soát vé cho
một hãng hàng không để thực hiện các nghiệp vụ cần thiết tại sân bay trong vòng
48 tiếng trước khi giờ bay.
C - Checked-In – Xác định trạng thái hành khách đã tiến hành làm thủ tục
chuyến bay vào phòng chờ.
E - Exchanged/Reissued – Xác định trạng thái vé máy bay điện tử/chứng từ
phụ thu điện tử đã được đổi, phát hành lại thành vé máy bay điện tử, chứng từ phụ
thu điện tử khác.
F - Flown/Used – Xác định trạng thái liên vé đã được sử dụng, bản ghi dữ liệu
về liên vé được chuyển cho bộ phận quản lý Doanh thu lên báo cáo.
L - Lifted/Boarded – Xác định hành khách đã lên máy bay.
N - Coupon Notification – Thông báo liên vé đang không xác định trạng thái
hợp lệ nào như E, F, P, R, hay X do đó quyền quyển soát liên vé không thể cung
cấp cho bộ phận nào.
O - Open For Use - Trạng thái ban đầu của mỗi liên vé khi xuất vé máy bay
điện tử.
P - Printed - Xác định thái vé đã được in ra thành một chứng từ giấy ghi
những thông tin về vé điện tử đã được xuất.

25
R - Refunded – Xác định trạng thái liên vé đã được hoàn lại tiền cho khách.
S - Suspended - Trạng thái tạm thời cấm hành khách sử dụng liên vé, chứng
từ phụ thu điện tử chờ xem xét của hãng hàng không.
T - Paper Ticket – Trạng thái vé máy bay điện tử đã được chuyển đổi sang
vé giấy với cùng số vé đã được gán cho vé máy bay điện tử.

V - Void – Xác định liên vé đã bị huỷ bời hãng bán vé.
X - Print Exchange - Trạng thái vé đã được chuyển đổi sang một vé máy bay
điêệntử khác với số vé khác nhưng không làm thay đổi các thông tin liên quan của
vé cũ (thông tin về phí, khách hàng, ).
Một số trong các trạng thái kể trên là trạng thái cuối cùng của vé. Không có
một hoạt động nào sau khi trạng thái đó được xác định có thể thay đổi vé sang
một trạng hái khác. Những trạng thái đó gồm:
E - Exchanged/Reissued
F - Flown/Used
P - Print
R - Refunded
X - Print Exchange
V - Void
T - Paper Ticket
Những trái thái dưới đây sau khi đã được xác định vẫn có thể thay đổi phụ
thuộc vào các bước trong việc sử dụng vé. Các trạng thái đó gồm:
A - Airport Control
C - Checked-In
L - Lifted/Boarded
O - Open for Use

×