Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

ĐỀ TÀI: Tìm hiểu mô hình nuôi cá Bè tại huyện Tân Châu, tỉnh An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH NUÔI CÁ BÈ TẠI
HUYỆN TÂN CHÂU, TỈNH AN GIANG
NGÀNH: THỦY SẢN
KHÓA: 2000-2005
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN BÍCH DUNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 03/2005
-2-
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH NUÔI CÁ BÈ TẠI HUYỆN TÂN
CHÂU, TỈNH ANG GIANG
Thực hiện bởi
Trần Bích Dung
Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản
Giáo viên hướng dẫn: Huỳnh Phạm Việt Huy
Thành phố Hồ Chí Minh
-3-
Thaùng 3/2005
-4-
I. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt Vấn Đề
Nuôi cá bè là một ngành nghề nuôi thủy sản truyền thống nhưng mang tính
chất công nghiệp khá cao với mật độ nuôi dày, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng
hợp, tận dụng thiên nhiên để đạt năng suất cao. Nuôi cá bè đã tạo nên sự chủ động
cho tiêu dùng và chế biến xuất khẩu (Phạm An Đô, 1994). Cho đến nay, nhờ sự cải
tiến và bổ sung nên nuôi cá bè đã phát triển thành một nghề vững chắc, không
những mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi mà còn đem lại nguồn ngoại tệ


lớn cho đất nước thông qua việc chế biến xuất khẩu các loài cá nuôi bè.
Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nuôi cá bè phân bố ở một nửa số tỉnh
của vùng, nhưng tập trung nhất ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, chiếm tới 60% số
bè nuôi. Hai tỉnh này được xem như “trung tâm” nuôi cá bè ở đồng bằng sông Cửu
Long với 62 – 75% sản lượng cá nuôi bè của khu vực, đặc biệt là tỉnh An Giang với
sản lượng cá bè hàng năm khoảng 136 ngàn tấn (Phạm Văn Khánh, 2003).
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nghề nuôi cá bè đã và đang phải đối
mặt với nhiều khó khăn, thử thách, nhất là sự biến động về thò trường và giá cả trong
những năm gần đây. Song, với sự quyết tâm và nỗ lực của người dân cũng như của
các cấp lãnh đạo, các khó khăn, trở ngại đang từng bước được khắc phục, nghề nuôi
cá bè lâu đời trên dòng sông Cửu Long được giữ vững và đang có những hướng đi
đúng đắn trong việc sản xuất và tiêu thụ.
Nhằm tìm hiểu tình hình sản xuất cá bè của người dân, những triển vọng và
phương hướng phát triển cho nghề nuôi cá bè trong giai đoạn hiện nay, được sự phân
công của khoa Thủy sản trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, chúng
tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu tình hình nuôi cá bè tại huyện Tân
Châu, tỉnh An Giang”.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Tìm hiểu hiện trạng nghề nuôi cá bè tại huyện Tân Châu, tỉnh An Giang.
Phân tích khái quát các yếu tố kinh tế, xã hội và kỹ thuật nuôi được người
dân áp dụng tại đòa phương.
Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn nhằm đánh giá tiềm năng phát triển cho
nghề nuôi cá bè tại đây.
-5-
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ Lược về Huyện Tân Châu, Tỉnh An Giang
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vò trí đòa lý
Tân Châu là một huyện vùng biên giới (có đường biên giới dài trên 7 km),
nằm phía Bắc tỉnh An Giang, cách trung tâm thành phố Long Xuyên 50 km đường

chim bay.
Bắc giáp Campuchia.
Nam giáp huyện Phú Tân.
Đông giáp tỉnh Đồng Tháp.
Tây giáp huyện An Phú và một phần thò xã Châu Đốc.
Toàn huyện có 10 đơn vò hành chính trực thuộc, bao gồm 9 xã: Phú Lộc, Vónh
Xương, Vónh Hòa, Tân An, Long An, Long Phú, Châu Phong, Phú Vónh, Lê Chánh
và thò trấn Tân Châu.
Là huyện cù lao nằm giữa sông Tiền và một phần sông Hậu nên Tân Châu
có ưu thế về đòa lý tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển một nền
kinh tế đa dạng cả về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp lẫn thương nghiệp dòch vụ.
2.1.1.2 Đất đai – thổ nhưỡng
Tổng diện tích đất tự nhiên là 16.110 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp: 11.928 ha, chiếm 74,04% diện tích đất tự nhiên.
- Đất chuyên dùng: 1.033 ha.
- Đất ở: 1.205 ha.
- Đất chưa sử dụng: 1.944 ha.
-6-
Tân Châu nằm giữa hai con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu, đất đai được
hình thành do phù sa của hai con sông này bồi đắp nên đòa hình mang tính chất
chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long là tương đối bằng phẳng.
Đòa hình nghiêng dần từ phía sông Tiền đến phía sông Hậu, hai bên bờ sông
cao hơn ở giữa nên có kiểu lòng máng, càng vào trong đòa hình càng thấp dần, có
những nơi vào mùa lũ bò ngập sâu khoảng 2m.
2.1.1.3 Khí hậu – thủy văn
Khí hậu điều hòa chia thành hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
- Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4.
Nhiệt độ bình quân cả năm là 27
0

C. Số giờ nắng trung bình 6 – 7 giờ/ngày,
vào mùa mưa số giờ nắng thấp hơn (khoảng 6 giờ/ngày). Chênh lệch nhiệt độ trung
bình giữa các tháng trong năm không cao (2 – 3
0
C). Do đó, điều kiện nhiệt độ, ánh
sáng trên toàn huyện thích hợp cho sự sinh trưởng của nhiều loài vật nuôi, cây trồng
và các loại sinh vật trong đất hoạt động.
Do đặc trưng của đòa hình nên huyện có cơ chế gió mùa thuần nhất, tốc độ
gió trung bình 3 m/s , chòu ảnh hưởng nhiều của gió Đông Bắc (vào tháng 11 đến
tháng 4) và gió Tây Nam (vào tháng 5 đến tháng 10). Trong những năm qua, bão
hầu như không xuất hiện ở vùng này. Lượng mưa trung bình 1.500 mm chia thành
hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô).
Mực nước trung bình trong năm chênh lệch khá lớn do ảnh hưởng lũ của sông
Mêkông, vào tháng 4 đến tháng 6 mực nước trung bình từ 80 – 90 cm, nhưng từ
tháng 9 đến tháng 11 mực nước trung bình từ 278 đến trên 400 cm; đỉnh lũ cao nhất
vào tháng 9, 10, mùa mưa thường trùng với mùa lũ. Mưa và lũ là những yếu tố lớn
nhất chi phối đến khí hậu, thời tiết trong năm.
2.1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội
2.1.2.1 Dân số và lao động
a. Dân số
Theo Niên giám thống kê huyện Tân Châu năm 2003, cơ cấu dân số như sau:
-7-
Bảng 2.1 Cơ cấu dân số trên toàn huyện Tân Châu
Các chỉ tiêu
Đvt Năm
trước
2002
Năm
báo cáo
2003

% năm trước
so với năm
báo cáo
1. Dân số trung bình
- Phân theo giới tính
+ Nam
+ Nữ
- Phân theo thành thò, nông thôn
+ Thành thò
+ Nông thôn
2. Dân số trong độ tuổi lao động
- Nam
- Nữ
3. Tổng số hộ
4. Số nhân khẩu bình quân/hộ
5. Mật độ dân số
người
người
người
người
người
người
người
hộ
người/hộ
người/km
2
156.981
76.242
80.739

32.969
124.012
93.120
44.783
48.337
33.983
4,61
971,11
159.719
77.561
82.158
37.431
122.288
94.878
45.028
49.850
34.010
4,69
988,00
101,74
101,73
101,76
113.53
98,61
101,89
100,55
103,13
100,08
101,74
101,74

Dân số trung bình của huyện là 159.719 người, trong đó nam là 77.561 người
(chiếm 48,56%). Phân theo thành thò và nông thôn thì có 37.431 người ở thành thò
(chiếm 23,44%), còn lại ở nông thôn.
Toàn huyện có 34.010 hộ gia đình với phần lớn là hộ hai thế hệ (trong đó chủ
hộ là nam giới chiếm 84,0%), trung bình có 4,69 người/hộ. Mật độ dân số là 988
người/km
2
. Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung đông tại thò trấn với mật độ
bình quân 6.375 người/km
2
, trong khi đó ở các xã Phú Lộc, Vónh Hòa, Lê Chánh mật
độ trung bình chỉ khoảng 297 – 571 người/km
2
. Phần lớn dân cư tập trung tại các trục
lộ, ven sông, kênh rạch.
b. Lao động
Theo số liệu thống kê, toàn huyện có 94.878 người trong độ tuổi lao động
(chiếm 59,40% dân số của huyện), trong đó lao động (LĐ) nam có 45.028 người, LĐ
nữ là 49.850 người (chiếm 52,54%). Số LĐ làm việc trong các ngành kinh tế có
91.747 người, cụ thể như sau:
-8-
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động trên toàn huyện Tân Châu
Các chỉ tiêu
Năm trước
2002
Năm báo cáo
2003
%năm trước
so với năm
báo cáo

1. Nông, lâm, thủy sản
- Nông nghiệp
- Lâm nghiệp
- Thủy sản
+ LĐ nuôi trồng thủy sản
+ LĐ đánh bắt thủy sản
2. Công nghiệp, xây dựng
- Công nghiệp
- Xây dựng
3. Dòch vụ
70.022
68.240
8
1.774
782
992
6.699
5.135
1.564
13.419
68.734
65.865
9
2.860
1.695
1.165
7.281
5.576
1.705
15.732

98,16
96,52
112,50
161,22
216,75
117,44
108,69
108,59
109,02
117,24
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Châu, năm 2003)
Đa số LĐ phục vụ trong các hoạt động nông, lâm, thủy sản (chiếm 71,91 %),
chủ yếu là nông nghiệp (chiếm đến 95,82%) cho thấy đời sống người dân đòa phương
phụ thuộc nhiều vào nghề nông. Trong ngành thủy sản, số LĐ tăng từ 1.774 người
năm 2002 lên 2.860 người năm 2003 (tăng 61,22%), trong đó số LĐ phục vụ cho
nuôi trồng thủy sản là 1.695 người (chiếm 59,27%), còn lại là LĐ đánh bắt thủy sản,
1.165 người.
2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải
a. Cơ sở hạ tầng
Hiện nay, các cơ sở ủy ban huyện, xã, thò trấn, các trụ sở khối Đảng, Đoàn
thể được quan tâm nâng cấp, tu sửa, xây mới. Các tuyến đường nông thôn, trường
học, bệnh viện, trạm xá cũng được dần dần đầu tư nâng cấp, nhưng với kinh phí còn
eo hẹp nên tiến độ thực hiện chậm trễ và gặp không ít trở ngại. Vấn đề điện khí
hóa, nguồn nước sử dụng được quan tâm thực hiện từ rất sớm với 100% mạng lưới
điện được truyền tải đến tận các thôn, ấp và nguồn nước sạch được đưa vào tận các
xã vùng sâu, vùng xa của huyện.
b. Giao thông vận tải
Đường bộ: toàn huyện có một bến xe khách tại thò trấn với nhiều tuyến trên
khắp đòa bàn huyện, xã, các tỉnh và thành phố. Tuy số tuyến đường được nâng cấp,
sửa chữa vẫn còn hạn chế nhưng phần nào cũng đáp ứng đủ nhu cầu giao thông của

người dân các huyện, xã, các ấp.
-9-
Đường thủy: có nhiều bến tàu, bến phà thông thương với các huyện, xã khác
dọc theo sông Tiền và sông Hậu, đặc biệt là nối liền với tỉnh Đồng Tháp và
Campuchia nên việc cung cấp các dòch vụ thức ăn và tiêu thụ cho ngành nghề nuôi
cá bè nhìn chung khá thuận lợi.
2.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp – thủy sản
2.1.3.1 Trồng trọt
Theo Niên giám thống kê huyện Tân Châu năm 2003, cơ cấu cây trồng trên
toàn huyện như sau:
Bảng 2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng các loại cây trồng
Cây trồng Diện tích
(ha)
Tỉ lệ
(%)
Sản lượng
(tấn)
Năng suất
(tấn/ha)
1. Cây lương thực
- Lúa
- Bắp
- Khoai lang
2. Cây công nghiệp
- Bông
- Lạc (đậu phộng)
- Đậu nành
- Mè
24.074
2.036

52
2
68
530
69
89,72
7,58
0,19
0,03
0,25
1,97
0,26
137.754
14.794
351
4
170
1.342
61
5,72
7,27
6,75
2,00
2,50
2,53
8,84
Tổng cộng 26.831 100.00 739.89 35,61
Cây lương thực được xem là cây trồng chính tại huyện Tân Châu, trong đó
cây lúa chiếm diện tích cao nhất 24.074 ha (chiếm đến 89,72% tổng diện tích đất
trồng trọt) với năng suất đạt 5,72 tấn/ha nên sản lượng phụ phẩm cám, tấm rất lớn

làm thức ăn cho cá Tra, cá Basa; góp phần hạ giá thành sản xuất cá bè.
Cây công nghiệp hàng năm thì có đậu nành, chiếm 530 ha và năng suất đạt
2,53 tấn/ha. Cây có năng suất cao nhất là cây mè với năng suất hàng năm đạt 8,84
tấn/ha nhưng diện tích gieo trồng chỉ có 69 ha (chiếm 0,26%). Một vấn đề bất cập là
giá nông sản còn ở mức thấp và luôn biến động qua từng vụ mùa, chưa kể đến tình
trạng người dân bò thương lái ép giá do thiếu thông tin giá cả cũng như thò trường
tiêu thụ. Vì thế, thu nhập người dân thường không cao nếu tính theo qui mô sản xuất
so với các ngành khác tại đòa phương.
-10-
2.1.3.2 Chăn nuôi
Tổng đàn gia súc trong năm qua có 12.834 con. Trong đó, heo chiếm đa số
với 10.851 con (chiếm 84,54%), bò có 1.586 con, còn lại là số lượng trâu. Sản lượng
thòt hơi xuất chuồng là 1.508 tấn (trong đó thòt heo chiếm đến 1.287 tấn). Đàn gia
cầm có 174.878.000 con gồm gà, vòt, bồ câu,…
Chăn nuôi tại huyện chủ yếu với hình thức thả rong, mang tính chất kinh tế
gia đình, chưa thực sự được đầu tư sản xuất nên sản lượng và năng suất đạt được
chưa cao.
2.1.3.3 Thủy sản
Tổng sản lượng thủy sản của huyện năm 2003 là 15.037 tấn, trong đó chủ
yếu là sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) với 13.872 tấn, chiếm 92,2% tổng sản
lượng thủy sản.
Bảng 2.4 Tình hình NTTS của huyện Tân Châu (q 1/2004)
Đơn vò
Tổng
số hộ
nuôi
Nuôi ao, hầm Nuôi bè Nuôi con giống
Số ao,
hầm
Diện

tích
(m
2
)
Số bè
nuôi
Thể
tích
(m
3
)
Diện tích
(m
2
)
Số con
giống
(1.000 con)
- Toàn huyện
- Tân Châu
- Phú Lộc
- Vónh Xương
- Vónh Hòa
- Tân An
- Long An
- Long Phú
- Châu Phong
- Phú Vónh
- Lê Chánh
1.141

93
87
242
161
152
93
91
88
97
37
921
73
42
145
156
139
72
91
62
98
43
522.07
5
30.581
23.135
115.886
77.137
64.204
18.856
46.651

23.823
62.347
59.455
377
14
25
72
5
46
142
-
64
-
9
97.183
3.612
6.442
18.554
1.290
11.854
36.494
-
16.512
-
2.425
636.201
9.172
20.312
399.245
120.540

11.069
5.250
8.520
24.980
22.563
14.550
37.754
591
1.160
10.863
15.070
925
1.432
440
3.726
2.162
1.385
Theo số liệu điều tra của Phòng thống kê huyện Tân Châu vào tháng 4 năm
2004, tổng số hộ nuôi thủy sản trong huyện là 1.141 hộ, chiếm 3,36% tổng số hộ của
huyện, hơi thấp so với các hoạt động sản xuất khác. Số ao, hầm hiện có là 921 với
tổng diện tích là 522.075 m
2
, số bè là 377 bè với tổng thể tích 97.183 m
3
. Diện tích
ương nuôi con giống là 636.201 với số lượng con giống ương nuôi trong q 1/2004 là
37.754.000 con, tăng 25% so với cùng kì năm ngoái.
-11-
Sản lượng dự kiến của năm 2004 là:
- Sản lượng cá nuôi ao, hầm: 1.778 tấn.

- Sản lượng cá nuôi bè: 13.611 tấn.
2.1.4 Các ngành kinh tế khác
2.1.4.1 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiêp chiếm tỷ trọng tương đối trong
huyện và ngày càng phù hợp với xu hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông
thôn. Tuy nhiên, các hoạt động ở đây vẫn còn ở mức thấp, chủ yếu sản xuất các loại
sản phẩm thô, không trang bò nhiều thiết bò hiện đại, trình độ kỹ thuật phục vụ sản
xuất còn lạc hậu. Các ngành nghề truyền thống vẫn được khuyến khích phát triển
như: dệt thổ cẩm, nhuộm, làm tơ,…
2.1.4.2 Thương mại – dòch vụ
Trong những năm qua, tỷ trọng ngành thương mại – dòch vụ chiếm khá lớn
trong tổng cơ cấu kinh tế của toàn huyện. Tuy nhiên, các ngành nghề trong lónh vực
này chỉ dừng lại ở mức độ kinh doanh, dòch vụ buôn bán nhỏ, chưa thực sự khai thác
hết tiềm năng kinh tế cũng như những lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát huy hết
khả năng của huyện.
2.2 Tổng Quan về Nuôi Cá Bè tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
Tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nuôi cá bè trên sông là một kỹ
thuật nuôi tăng sản mang tính chất công nghiệp. Cá được nuôi trong bè đặt trên các
dòng sông nước chảy liên tục, do đó luôn cung cấp đủ dưỡng khí cho nhu cầu sống
và phát triển của cá nên có thể nuôi với mật độ cao và đạt năng suất nuôi cũng rất
cao.
Nghề nuôi cá bè tại đây đã có truyền thống lâu đời và đang từng bước khẳng
đònh thế mạnh của mình qua việc tăng qui mô và sản lượng cá hàng năm.
2.2.1 Sự ra đời và phát triển của nghề nuôi cá bè
2.2.1.1 Trên thế giới
Theo Schmittou và ctv (1993), nuôi cá bè được biết đến đầu tiên trên thế giới
vào cuối thế kỷ 19. Sự ghi chép cổ xưa nhất về nghề nuôi cá bè bắt đầu từ
Campuchia (Pantalu, 1979; trích bởi Beverridge, 1984), ở đây ngư dân vùng Biển Hồ
-12-
đã nuôi cá họ Schilbeidae và các loài cá thương phẩm khác trong lồng bằng tre. Lúc

đầu, các ngư dân ở vùng Tonlesap (Campuchia) chỉ đóng các lồng nhỏ mang kèm
bên hông tàu, dùng để dự trữ cá khi khai thác được nhiều và để ăn dần. Hàng ngày
người dân cho cá ăn thức ăn thừa và thấy cá vẫn lớn, từ đó họ đã nghó ra cách nuôi
cá trong bè (Ling, 1977; Nguyễn Anh và Mai Thế Ứng, 1981; Lý Kế Huy, 1988;
trích bởi Phạm An Đô, 1994) .
Theo Trần Duy (1993; trích bởi Nguyễn Văn Chung, 2002), nghề nuôi cá
lồng bè trên dòng sông Mêkông và các hồ nước lớn nhỏ ở Campuchia đã có từ gần
một trăm năm nay. Lúc đầu, ngư dân Campuchia chủ yếu dùng cọc gỗ, cành cây
chắn ngang các đoạn sông nông, nhánh sông hẹp. Về sau, người ta đã nuôi cá ngay
những vò trí này, những lồng cá bằng gỗ dần dần đã hình thành và ngày càng cải tiến
hơn.
Ngư dân Thái Lan cũng đã nuôi cá lồng bè khoảng 50 năm nay, Indonesia
phát triển nuôi cá lồng bè từ năm 1945. Ở Nhật, cá chép nuôi trong lồng từ năm
1953, bang Alabana là nơi nuôi cá lồng đầu tiên ở Hoa Kỳ vào năm 1964. Những
nước châu Âu có nghề nuôi cá lồng phát triển như: Đức, Anh, Pháp, Nauy và Hà
Lan. Ở Châu Phi, từ năm 1972 Tandania đã nuôi tăng sản cá rô phi trong lồng ở hồ
Vachtoria, Nigieria cũng nuôi cá lồng bè ở hồ Kainhi (Trần Duy, 1993; trích bởi
Nguyễn Văn Chung, 2002). Tuy nhiên, chỉ đầu những năm 1980 nuôi cá bè mới thực
sự đóng góp đáng kể vào sản lượng nuôi trồng thủy sản (Schmittou và ctv, 1993).
Ngày nay, vò trí đặt lồng bè cá không chỉ giới hạn ở sông mà nó còn được đặt
trong các hồ tự nhiên, hồ chứa nhân tạo của Nigieria, Nhật, Singapore và Mỹ, ở các
hồ vùng núi cao của Chile, Colombia, các ao ở Mỹ, ở vùng đầm lầy Ấn Độ, các
kênh mương thủy lợi ở Indonesia, trong các hồ chứa nước nóng của Bungari và cả ở
biển. Nguyên liệu làm lồng bè cá cũng thay đổi, ở các nước châu Á vẫn sử dụng
lồng bè bằng tre hoặc gỗ, những nước có nền nông nghiệp phát triển như Đức, Nhật,
lồng bè có dạng lưới được làm bằng sợi tổng hợp polyamid hoặc sử dụng những tấm
kim loại để làm lồng nuôi cá như ở Mỹ (Trần Duy, 1993; trích bởi Nguyễn Văn
Chung, 2002).
2.2.1.2 Tại đồng bằng sông Cửu Long
Theo, Phạm Văn Khánh (2003), nuôi cá bè ở ĐBSCL có từ những năm 60

của thế kỷ 20, do các kiều dân Việt Nam hồi hương từ Campuchia về áp dụng tại
vùng Châu Đốc và Tân Châu (An Giang). Ban đầu, ngư dân nuôi cá trong các bè
bện bằng tre, đồng thời bè không có mái che, số lượng rất khiêm tốn và chỉ bán làm
khô cá tra phồng hoặc cá chợ để ăn.
Nghề nuôi cá bè bắt đầu phát triển mạnh vào những năm đầu của thập niên
70, cá tra và basa lúc bấy giờ chủ yếu được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu một
-13-
phần sang các nước Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc) và Singapore (Phillips và
ctv, 2004). Sau năm 1975 số lượng bè bò sụt giảm mạnh do công việc làm ăn của
người dân gặp nhiều khó khăn. Đến năm 1980, khi tình hình chiến tranh biên giới
Tây Nam kết thúc, số lượng bè cá nuôi tăng dần lên, nghề nuôi cá bè phát triển
hưng thònh.
Những năm đầu của thập niên 90, nhất là từ năm 1994, khi Mỹ bãi bỏ lệnh
cấm vận đối với Việt Nam thì nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản không ngừng tăng
cao (nhất là cá tra và cá basa). Thò trường xuất khẩu được mở rộng sang Hoa Kỳ và
các nước châu Âu, nhiều nhà máy chế biến đông lạnh thủy sản ra đời tại An Giang
để kòp đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cá tra và cá basa philê (Phillips và ctv, 2004). Để
tiến theo kòp với nhu cầu chế biến, nghề nuôi thủy sản đã chuyển sang hình thức
nuôi thâm canh nhằm tăng nhanh sản lượng và tăng vòng quay vốn sản xuất.
Từ cuối thập niên 90 đến nay, tình hình nuôi cá bè không ngừng biến động do
diễn biến của thò trường và giá cả. Dù vậy, với sự nỗ lực và cố gắng từ nhiều phía,
nghề nuôi cá bè đang có chiều hướng phát triển ổn đònh (Phạm Văn Khánh, 2003).
Sản lượng cá bè của toàn khu vực ĐBSCL năm 1996 khoảng 32.000 tấn
(Phương, 1998; trích bởi Phạm Văn Khánh, 2003), trung bình từ 80 – 150 kg/m
3
(Griffiths và ctv, 2002).
2.2.2 Đòa điểm nuôi
Tại ĐBSCL, khu vực nuôi cá bè nằm ở các tỉnh có dòng sông Cửu Long chảy
qua, bao gồm tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vónh Long, Cần Thơ, Trà Vinh (Phillips và
ctv, 2004). Đặc biệt, nuôi cá bè phát triển mạnh và tập trung nhiều nhất tại hai tỉnh

An Giang và Đồng Tháp do có nhiều lợi thế về chất lượng nước và dòng chảy (sông
Tiền và sông Hậu), đồng thời có nhiều yếu tố thuận lợi về thức ăn cho cá, con giống,
cơ sở hạ tầng và nhất là có nhiều nhà máy chế biến đông lạnh thủy sản (Griffiths và
ctv, 2002).
Theo Edwards và ctv (2004), các huyện có nghề nuôi cá bè phát triển gồm:
Châu Đốc, An Phú, Châu Phú, Phú Tân, Tân Châu, Chợ Mới, Long Xuyên (An
Giang) và Hồng Ngự, Thanh Bình, Cao Lãnh, Se Đéc (Đồng Tháp).
2.2.3 Đối tượng nuôi:
Đối tượng nuôi cá bè thường là các loài cá có giá trò kinh tế cao, bao gồm các
loài thuộc họ cá tra như cá tra (Pangasius hypophthalmus), cá basa (P. bocourti), cá
hú (P. conchophilus), vồ đém (P. larnaudii); họ cá chép như cá mè vinh (Barbodes
gonionotus), cá he vàng (B. altus); các loài khác có bống tượng (Oxyeleotris
marmoratus), lóc bông (Channa micropeltes), (Griffiths và ctv, 2002). Thông
-14-
thường, người ta chỉ nuôi một loài chính (tra, basa, bống tượng, ) nhưng có thể ghép
với một tỉ lệ thấp các đối tượng khác để tận dụng thức ăn thừa (Ngô Trọng Lư và
Thái Bá Hồ, 2001).
2.2.4 Thức ăn sử dụng
Theo Phạm Văn Khánh (2003), nguồn nguyên liệu làm thức ăn cho cá rất
phong phú do khu vực tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười đất đai màu mỡ, thích
hợp cho canh tác các loại nông sản để chế biến thức ăn cho cá nuôi bè (cám, tấm,
đậu, bắp, ). Hơn nữa, nguồn cá tạp dồi dào từ sông và biển như cá linh (Labeobarb
siamensis), cá trích (Clupea leiogaster), cá cơm (Stolephorus spp), cá mòi
(Clupanodon spp), cũng là nguyên liệu chế biến thức ăn phổ biến cung cấp cho các
loài cá nuôi bè (Edwards và ctv, 2004).
Thức ăn được người dân sử dụng đa phần là thức ăn chế biến (chiếm 90%),
thức ăn công nghiệp chỉ chiếm 10% (Edwards và ctv, 2004). Trong đó, cám gạo
chiếm đến 2/3 thành phần thức ăn tự chế biến (Griffiths và ctv, 2002).
2.2.5 Nguồn cá giống
Theo Phạm Văn Khánh (2003), nhiều năm trước đây và cả đến khi nuôi cá

bè thònh hành và phát triển, con giống cung cấp cho nuôi bè chủ yếu được vớt từ
thiên nhiên trên sông Cửu Long. Hàng năm vào mùa mưa, cá bột các loài được vớt
trên sông và ương nuôi trong ao, hầm hoặc bè thành cá giống rồi cung cấp cho các
bè nuôi. Sản lượng cá bột và cá giống vớt được hàng năm tại Việt Nam là 200 – 800
triệu con và gần 165.000 triệu con ở Campuchia (Griffiths và ctv, 2002). Tuy nhiên,
nghề vớt cá bột và cá giống hiện nay bò cấm ở cả hai nước Việt Nam và Campuchia
do hoạt động này ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn lợi của nhiều loài cá tự nhiên khác.
Từ năm 1999, các đòa phương đã chủ động sản xuất giống nhân tạo các loài
cá nuôi bè và từng bước cung cấp đủ nhu cầu nuôi ở các đòa phương, nhất là đối
tượng cá tra.
2.2.6 Một số yếu tố về điều kiện thủy văn và chất lượng nước phù hợp cho nuôi
cá bè tại khu vực ĐBSCL
Theo Phạm Văn Khánh (2003), lưu lượng nước khu vực sông Cửu Long giao
động từ 18.800 m
3
/s đến 48.700 m
3
/s vào mùa mưa lũ (số liệu đo tại Phnôm Pênh –
Campuchia, gấp 9 – 23 lần so với lưu lượng nước vào mùa khô). Vận tốc dòng chảy
vào mùa lũ 0,5 – 0,6 m/s, ở mùa khô 0,1 – 0,2 m/s, đảm bảo cung cấp lượng oxy đầy
đủ cho nuôi cá bè với mật độ cao.
Nhiệt độ nước biến thiên không nhiều qua các mùa, cao nhất là 31
0
C vào
tháng 5 và tháng 10, thấp nhất là 26
0
C vào tháng giêng. Biên độ chênh lệnh trong
-15-
ngày khoảng 1,5
0

C, nhiệt độ trên tầng mặt cao hơn dưới đáy 2 – 3
0
C (Lý Kế Huy,
1988; trích bởi Phạm Văn Khánh, 2003).
Độ pH của nước thay đổi không nhiều theo mùa. Vào mùa khô, pH trung bình
khoảng 7,11 và mùa mưa từ 6,6 – 6,8 (Nguyễn Văn Thương và ctv, 1999). pH nước
sông khá ổn đònh là đặc điểm rất có lợi cho đời sống của thủy sinh vật và cá.
Các chất khí hòa tan trong nước ở sông Tiền và sông Hậu tương đối phù hợp,
thoáng sạch, dưỡng khí đầy đủ (4,3 – 9,7 mg/L). Hàm lượng khí cacbonic thấp (1,7 –
5,2 mg/L), nằm dưới ngưỡng giới hạn có hại đối với cá và sinh vật dưới nước. Ngoài
ra, không có các khí độc trong nước sông (Phạm Văn Khánh, 2003).
2.2.7 Vai trò của nghề nuôi cá bè đối với khu vực ĐBSCL
Theo Nguyễn Văn Chung (2002), nuôi cá bè được xem như là một giải pháp
được lựa chọn để phát triển cá với những ưu việt về kỹ thuật, sinh thái, kinh tế và xã
hội hơn hẳn so với đánh bắt tự nhiên và nuôi trong ao hồ:
- Kỹ thuật nuôi cá bè đáp ứng được mục tiêu cơ bản của Chính phủ về sản
xuất thực phẩm có chất lượng cao.
- Tạo ra việc làm mới, tăng thu nhập cho ngư dân.
- Cân bằng thương mại và tăng sử dụng nguồn lực tự nhiên của khu vực.
- Kỹ thuật nuôi không đơn giản nhưng có thể áp dụng ở mọi quy mô và phù
hợp với người dân không có đất.
- Hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài ra, nghề nuôi cá bè còn có vai trò quan trọng trong công nghiệp chế
biến và xuất khẩu thủy sản của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhất là An
Giang. Sản phẩm cá Tra, Basa chiếm trên 90% tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu, giá trò
xuất khẩu hàng năm từ 30 – 40 triệu USD, đem lại cho tỉnh một nguồn ngoại tệ lớn.
-16-
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian và Đòa Điểm Thực Hiện Đề Tài
Đề tài được thực hiện từ ngày 31/9/2004 đến ngày 31/12/2004.

Đòa điểm: tại hai xã Long An, Châu Phong và thò trấn Tân Châu là những khu
vực tập trung nhiều bè nuôi cá của huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. Ngoài ra, ba
khu vực này đại diện cho ba thủy vực khác nhau ở huyện, đó là sông Tiền (xã Long
An, thò trấn Tân Châu), sông Hậu (xã Châu Phong) và kênh Xáng (xã Long An).
3.2 Phương Pháp Thu Thập Số Liệu
3.2.1 Số liệu thứ cấp
Các thông tin, tài liệu chủ yếu được thu thập từ các cơ quan chức năng: Sở
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (NN & PTNT) tỉnh An Giang; Phòng Xây
Dựng và Phát Triển Nông Thôn (XD & PTNT), phòng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn (NN & PTNT), phòng Thống Kê huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. Các
thông tin, tài liệu gồm có:
- Điều kiện tự nhiên và bản đồ đòa giới hành chính của huyện Tân Châu.
- Điều kiện kinh tế – xã hội của huyện năm 2003.
- Các báo cáo về kế hoạch và hoạt động thủy sản của tỉnh và của huyện qua
các năm.
3.2.2 Số liệu sơ cấp
3.2.2.1 Điều tra gián tiếp
Quan sát trực tiếp các mô hình nuôi, đồng thời thu thập thông tin, ý kiến cần
thiết của người dân đòa phương về đặc điểm đòa hình và dòng chảy tại các khu vực
điều tra để từ đó có những nhận xét đúng về: mật độ bè trên sông và độ sâu của
sông, sự thuận lợi về đường sá, giao thông, các dòch vụ cung cấp thức ăn cho thủy
sản,…
3.2.2.2 Điều tra trực tiếp
-17-
Phương pháp thu thập sốõ liệu sơ cấp được sử dụng là phương pháp điều tra
chọn mẫu ngẫu nhiên 41 hộ gia đình nuôi cá bè tại hai xã Long An, Châu Phong và
thò trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang.
-18-
Khu vực điều tra
Hình 3.1 Bản đồ khu vực điều tra

Các hộ nuôi cá bè được phỏng vấn trực tiếp theo mẫu điều tra in sẵn, sau đó
đối chiếu giữa các hộ để đánh giá. Nội dung điều tra bao gồm:

(1) Thông tin cơ bản:
- Họ tên chủ hộ nuôi.
- Tuổi tác.
- Trình độ văn hóa.
-19-
- Kinh nghiệm nuôi cá bè.
- Số lao đông tham gia nuôi thủy sản trong hộ.
(2) Chi tiết sản xuất:
- Về bè nuôi.
- Nguồn giống thả nuôi.
- Cách thức chăm sóc, quản lý và thu hoạch.
- Phương pháp phòng và trò bệnh.
(3) Các thông tin khác:
- Khó khăn trong quá trình sản xuất.
- Nguồn nước tại vùng nuôi.
- Các thông tin về kinh tế (giá cả, thuế, chi phí sản xuất,…).
3.3 Phương Pháp Phân Tích các Chỉ Tiêu Kinh Tế
Dựa vào các số liệu về đầu tư xây dựng, vật tư, thiết bò, thức ăn, con giống,
sản lượng, thu nhập… phân tích hiệu quả kinh tế dựa trên các chỉ tiêu:
- Chi phí lưu động: bao gồm chi phí về thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, nhiên
liệu và vận chuyển, con giống, lao động và lãi vay phải trả qua một vụ nuôi.
- Chi phí cố đònh: bao gồm các chi phí đầu tư ban đầu, bao gồm: bè, trang
thiết bò máy móc,…
- Khấu hao chi phí cố đònh: là tài sản cố đònh được khấu hao cho từng vụ sản
xuất.
- Chi phí cơ hội: là khoản thu bò bỏ mất khi lựa chọn một phương án sản xuất
khác. Ở đây, chi phí cơ hội bao gồm chi phí lao động gia đình và lãi suất của vốn cố

đònh.
Hiệu quả kinh tế cho từng vụ sản xuất cá bè được tính toán như sau:
-20-
- Tổng chi phí sản xuất: bao gồm khấu hao chi phí cố đònh, chi phí lưu động
và chi phí cơ hội.
Tổng chi phí = Khấu hao chi phí cố đònh + chi phí lưu động + chi phí
cơ hội.
- Doanh thu: là số tiền thu được sau khi bán sản phẩm và giá trò của sản phẩm
còn lại.
Doanh thu = Tổng sản lượng × đơn giá.
- Lợi nhuận thô: là số tiền còn lại sau khi trừ mọi khoản chi phí bỏ ra.
Lợi nhuận thô = Doanh thu – tổng chi phí.
- Lợi nhuận ròng: là lợi nhuận thu được sau khi trừ đi chi phí thuế.
Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận thô – thuế.
- Thu nhập: thể hiện số tiền còn lại sau khi trừ đi khấu hao chi phí cố đònh và
chi phí lưu động.
Thu nhập = Doanh thu – khấu hao chi phí cố đònh – chi phí lưu động.
Hay
Thu nhập = Lợi nhuận + chi phí cơ hội.
- Hiệu quả vốn: là chỉ tiêu cho biết một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì thu
được bao nhiêu đồng doanh thu.
Hiệu quả vốn = Tổng doanh thu / Tổng chi phí sản xuất.
3.4 Phương Pháp Phân Tích Số Liệu
Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng chương trình Excel. Thông qua các số
liệu này, chúng tôi tiến hành phân tích, nhận xét về các yếu tố kinh tế, xã hội cũng
như kỹ thuật nuôi và chăm sóc bè cá được áp dụng bởi người dân đòa phương.
-21-
IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình Hình Nuôi Cá Bè trên toàn Huyện Tân Châu
4.1.1 Số lượng và quy mô bè nuôi

4.1.1.1 Số lượng bè nuôi
Bảng 4.1 Hiện trạng số bè nuôi cá ở huyện Tân Châu
ĐVT: cái
Số bè nuôi cá thòt Số bè ương cá giống
STT Xã-Thò trấn
Tổng
số bè
nuôi
Số bè
nuôi
cá tra
Số bè
nuôi

basa
Số bè
nuôi

khác
Số bè
ương
cá Tra
Số bè
ương cá
Basa
Số bè
ương cá
khác
1
2

3
4
5
6
7
8
Tân Châu
Lê Chánh
Châu Phong
Long An
Tân An
Vónh Hòa
Vónh Xương
Phú Lộc
14
9
64
142
46
5
72
25
10
0
50
104
7
0
8
1

0
0
3
6
6
0
9
0
3
9
7
6
4
0
2
17
1
0
1
23
14
3
38
0
0
0
0
3
9
2

9
0
0
0
3
0
6
0
6
7
Tổng cộng 377 180 24 48 80 23 22
(Phòng XD & PTNT huyện Tân Châu, tháng 6 năm 2004)
Thời điểm tháng 6 năm 2004, toàn huyện có 377 bè ương và nuôi cá, trong
đó số lượng bè ương nuôi cá tra và basa là 307 (chiếm 81,43% tổng số bè), còn lại là
các bè ương nuôi các loài cá khác như cá hú, he, điêu hồng, rô phi,…
Qua bảng ta thấy rõ nghề nuôi bè cá tra chiếm ưu thế rất lớn. Trong tổng số
377 bè thì số bè ương và nuôi cá tra gồm 260 bè (chiếm 69% tổng số bè). Sỡ dó
người dân chọn nuôi đối tượng cá tra nhiều hơn các loại cá khác là do nuôi cá tra có
chi phí sản xuất thấp hơn (thấp hơn cá basa từ 2.000 – 3.000 đồng/kg), cá tra lớn
nhanh, một vụ sản xuất khoảng 6 – 10 tháng nên vòng quay vốn ngắn (cá basa từ 12
– 15 tháng, cá hú từ 8 – 10 tháng) nên so với các loài cá khác nuôi cá tra cho lợi
nhuận cao hơn. Bên cạnh đó, sản phẩm cá tra dễ tiêu thụ, có thò trường xuất khẩu ra
nước ngoài ở dạng philê đông lạnh.
Hai làng bè Long An và Châu Phong đứng đầu về số bè sản xuất cá tra thòt
(154 bè, chiếm 85,56% tổng số bè nuôi cá tra của huyện). Do hai xã này có diện tích
mặt nước lớn (Long An trải dài theo kênh Xáng và Châu Phong nằm dọc theo sông
-22-
Hậu) nên số bè nuôi cá tập trung ở đây khá đông đảo (206 bè trên tổng số 377 bè
của toàn huyện), chiếm ưu thế cao nhất. Ngoài ra, các dòch vụ phục vụ cho nghề cá
ở đây cũng tương đối thuận lợi với nhiều nhà máy xay xát cung cấp cám, tấm và

nhiều ghe tàu chở cá biển nhỏ từ Rạch Giá (Kiên Giang) vào cung cấp nguyên liệu.
Đặc biệt xã Châu Phong với vò trí gần làng bè của thò xã Châu Đốc nên có nhiều
thuận lợi trong mua bán và trao đổi các dòch vụ.
Xã Vónh Xương có 72 bè ương và nuôi cá, trong đó riêng số bè ương giống là
53 bè, khẳng đònh lợi thế của một xã đầu nguồn sông Cửu Long.
Lê Chánh và Phú Lộc có tổng cộng 34 bè nhưng chủ yếu là ương và nuôi các
loài cá khác như: he, hú, rô phi,…
Thò trấn Tân Châu có 14 bè nhưng đa số là bè nhỏ (kích thước 4m×8m×3m)
và chủ yếu dùng để nuôi cá thòt. Các hộ nuôi cá bè tại thò trấn có lợi thế về giao
thông, tuy nhiên môi trường nước ở đây bò ô nhiễm nhiều hơn các khu vực khác do
rác và chất thải từ chợ và các khu dân cư.
Tổng số bè nuôi cá basa thòt hiện chỉ còn 24 bè (bằng 1/8 số bè nuôi cá tra
thòt). Trong những năm gần đây, số lượng và quy mô nuôi cá basa giảm dần do chi
phí đầu tư cao, sản phẩm khó chế biến (bụng nhiều mỡ) mặc dù thòt cá basa trắng và
rất ngon. Năm 2004 được xem là năm huyện có số bè nuôi cá basa ở mức thấp nhất
(giảm 67,12% so với năm 1998).
Do nhiều biến động về thò trường vá giá cá thương phẩm, số lượng bè nuôi cá
trong huyện dao động nhiều qua từng năm, cụ thể như sau:

(Phòng NN & PTNT, huyện Tân Châu, năm 2004)
-23-
272
356
324
384
374
377
250
270
290

310
330
350
370
390
1999 2000 2001 2002 2003 2004
Năm
Số bè
Đồ thò 4.1 Biến động số bè nuôi cá qua các năm
Năm 2000, số lượng bè tăng từ 272 lên 356 cái (tăng 30,88% so với năm
1999) do tỉnh An Giang đã triển khai thực hiện “Đề án phát triển thủy sản tỉnh An
Giang giai đoạn 2000-2005” nên tình hình nuôi cá bè tại huyện có những chuyển
biến tích cực. Sang năm 2001, do sản xuất vượt xa khả năng tiêu thụ nên số lượng bè
lại giảm. Năm 2002 thò trường tiêu thụ cá bè ổn đònh trở lại nên số bè nuôi lại tăng
nhưng tiếp tục giảm vào năm 2003 do sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam phải chòu
mức thuế cao hơn trước sau quyết đònh ngày 17/6/2003 của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ
(DOC) về vụ kiện “Việt Nam bán phá giá ca tra, basa trên thò trường Mỹ”. Năm
2004, số lượng bè có tăng nhưng không đáng kể.
4.1.1.2 Quy mô bè nuôi
Tùy theo khả năng nguồn vốn mà mức độ đầu tư về qui mô nuôi của từng ngư
dân khác nhau, nhưng nhìn chung các bè nuôi cá của huyện có kích thước thuộc loại
trung bình, cụ thể như sau:
Bảng 4.2 Số lượng bè chia theo kích cỡ
ĐVT: cái
Chia theo kích cỡ
STT Xã-Thò trấn
Tổng số
bè nuôi
Dưới
4×8×3

(m)
4×8×3 đến
6×12×4
(m)
6×12×4
đến
8×16×4,5
(m)
Trên
8×16×4,5
(m)
1
2
3
4
5
6
7
8
Tân Châu
Lê Chánh
Châu Phong
Long An
Tân An
Vónh Hòa
Vónh Xương
Phú Lộc
14
9
64

142
46
5
72
25
7
9
8
32
18
5
30
22
1
0
23
26
16
0
22
0
5
0
21
46
9
0
14
0
1

0
12
42
3
0
2
0
Tổng cộng 377 131 88 95 60
(Phòng XD & PTNT huyện Tân Châu, tháng 6 năm 2004)
Phân loại theo kích cỡ thì số bè có kích cỡ dưới 4m×8m×3m có 131 bè
(chiếm 34,75%), đây là những bè có kích thước nhỏ, chi phí đóng bè thấp, chi phí
đầu tư cho mỗi vụ cũng thấp nhưng bù lại ít rủi ro, phù hợp với những hộ sản xuất có
ít vốn, sản xuất nhỏ hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi.
-24-
Các bè có kích cỡ trung bình (từ 4m×8m×3m đến 8m×16m×4,5m) chiếm
48,54%, với chi phí đóng mỗi bè từ 100 – 250 triệu đồng thì quy mô sản xuất của nó
là trung bình. Năng suất và sản lượng của các bè này ở mức tương đôí nhưng rủi ro
trong sản xuất cũng không phải nhỏ nếu thiếu kinh nghiệm trong quản lý và tiêu thụ
sản phẩm.
Các bè có kích cỡ lớn trên 8m×16m×4,5m có 60 cái (chiếm 16,71%). Đây là
những bè lớn với chi phí đóng bè cao, thuộc những hộ có nhiều vốn, bất động sản và
có nhiều kinh nghiệm sản xuất. Số bè này tập trung nhiều ở Long An, Châu Phong
là những nơi có diện tích mặt nước rộng thích hợp cho những vụ đầu tư lớn.
Tuy nhiên, do đa số các bè nuôi cá của huyện đều thuộc sở hữu tư nhân nên
mức độ đầu tư không cao. So với thò xã Châu Đốc, nơi có đa số các bè lớn thuộc sở
hữu của nhà nước, công ty hoặc tập thể thì quy mô về kích cỡ các bè của huyện Tân
Châu vẫn còn khá khiêm tốn.
4.1.2 Số lượng cá giống và sản lượng nuôi
Bảng 4.3 Số lượng cá giống sáu tháng đầu năm 2004
Tổng số

con giống
(con)
Số lượng cá giống (con)
STT Xã-Thò trấn Số lượng cá
tra giống
Số lượng cá
basa giống
Số lượng cá
giống khác
1
2
3
4
5
6
7
8
Tân Châu
Lê Chánh
Châu Phong
Long An
Tân An
Vónh Hòa
Vónh Xương
Phú Lộc
3.000
0
15.000
1.676.000
436.400

25.500
911.500
76.000
3.000
0
4.000
1.479.000
328.000
20.000
752.000
0
0
0
0
197.000
56.200
5.500
95.500
0
0
0
11.000
0
52.200
0
64.000
76.000
Tổng cộng 3.143.400 2.586.000 354.200 203.200
(Phòng XD & PTNT huyện Tân Châu, tháng 6 năm 2004)
Trong sáu tháng đầu năm 2004, sản lượng con giống ương nuôi bè là

3.143.400 con các loại, trong đó nhiều nhất là cá tra 2.586.000 con (chiếm đến
82,27% tổng số lượng cá giống). Số lượng giống cá basa và các loại cá khác tuy
không nhiều (557.400 con) nhưng cũng đủ cung cấp cho nhu cầu nuôi trong huyện.
Xã Long An có sản lượng cá giống cao nhất, kế đến là xã Vónh Xương với sản lượng
lần lượt là1.676.000 con và 911.500 con (chiếm 53,32% và 30% tổng sản lượng cá
giống). Các xã còn lại có sản lượng cá giống không nhiều, riêng xã Lê Chánh hoàn
toàn không sản xuất giống. Điều đáng nói là xã Long An tuy có số bè ương nuôi cá
giống ít hơn xã Vónh Xương (ít hơn 27 bè) nhưng số lượng giống cung cấp lại cao
-25-
hơn rất nhiều. Lý do là vì các hộ ở Long An đầu tư ương giống trong những bè kích
cỡ lớn, họ áp dụng kỹ thuật sinh sản nhân tạo để thu con giống chứ ít đánh bắt cá tự
nhiên như ngư dân ở Vónh Xương.
Song, với nguồn giống phong phú từ tự nhiên, cộng với việc người dân áp
dụng kỹ thuật sinh sản nhân tạo nên số lượng con giống cung cấp hàng năm tương
đối cao (cả sản lượng cá giống ương nuôi trong ao, hầm và bè). Vì thế, số lượng con
giống không những cung cấp đủ cho người dân nuôi cá trong huyện mà còn dư để
bán cho các khu vực ngoài huyện như: Long Sơn (Phú Tân), Long Thuận (Đồng
Tháp)…
Sản lượng cá nuôi bè cung ứng ra thò trường ước tính trong sáu tháng đầu
năm 2004 là 5.090 tấn các loại, trong đó:
- Cá tra: 3.800 tấn.
- Basa: 590 tấn.
- Cá khác: 700 tấn.
Hầu hết 85% số cá xuất bè được người dân bán cho các công ty chế biến
đông lạnh xuất khẩu tại An Giang như: Agifish, Afiex, Nam Việt, một số bán cho
các công ty nhỏ hơn như Catexco, Vónh Hoàn, ABF… Các hộ phải bán cho các đại lí
thu mua và thương lái tư nhân chủ yếu do cá chưa đủ tiêu chuẩn.
4.2 Thông Tin Chung về các Hộ Điều Tra
4.2.1 Phân bố tuổi
Sự phân bố tuổi ở người dân nuôi cá bè phản ánh mức độ thu hút của ngành

nghề này qua các độ tuổi. Sự phân bố tuổi qua điều tra tại các hộ nuôi như sau:
-26-
12%
51%
32%
5%
25 - 35
36 - 45
46 - 55
> 55

×