Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Phát triển dịch vụ gia tăng trên nền tảng truyền hình di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 93 trang )


i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

HOÀNG THẾ HÙNG





PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIA TĂNG TRÊN
NỀN TẢNG TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ






Hà Nội - 2009

iii


Mục lục
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục


Danh mục thuật ngữ và ký hiệu viết tắt
Danh mục hình vẽ
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1. CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG 4
1.1. Về truyền hình 4
1.1.1. Khái niệm về truyền hình di động 4
1.1.2. Dữ liệu đa phƣơng tiện 5
1.2. Công nghệ luồng dữ liệu và đa phƣơng tiện di động 6
1.2.1. Luồng dữ liệu 6
1.2.2. Kiến trúc mạng luồng dữ liệu 6
1.2.3. Ngôn ngữ đồng bộ dữ liệu đa phƣơng tiện tích hợp 9
1.2.4. Đa phƣơng tiện di động 9
1.3. Tổng quan về công nghệ cho truyền hình di động 12
1.3.1. Các yêu cầu đối với dịch vụ truyền hình di động 12
1.3.2. Các hình thức cung cấp dịch vụ truyền hình di động 12
1.3.3. Dịch vụ truyền hình di động trên mạng di động 14
1.3.4. Dịch vụ truyền hình di động trên mạng truyền hình số 16
1.4. Tổng kết về công nghệ cho truyền hình di động 18

iv
CHƢƠNG 2. GIẢI PHÁP TRUYỀN DỮ LIỆU IP TRÊN CÔNG NGHỆ
TRUYỀN HÌNH SỐ CHO THIẾT BỊ CẦM TAY 19
2.1. Tổng quan về hệ thống truyền hình số 19
2.1.1. Khái quát chung 19
2.1.2. Đặc điểm của hệ thống truyền hình số 19
2.1.3. Tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất 21
2.1.4. Tiêu chuẩn truyền hình số cho thiết bị cầm tay 21
2.2. Sự ra đời của công nghệ truyền hình số cho các thiết bị cầm tay 22
2.3. Giới thiệu về giải pháp truyền dữ liệu IP 23
2.4. Những yêu cầu của truyền dữ liệu IP trong DVB-H 23

2.4.1. Những yêu cầu về kỹ thuật 23
2.4.2. Những yêu cầu về thƣơng mại 26
2.4.3. Chỉ dẫn chƣơng trình điện tử 26
2.5. Mô hình hoạt động của truyền dữ liệu IP 27
2.5.1. Chức năng của những thực thể 29
2.5.2. Điểm tham chiếu. 30
2.6. Quá trình hoạt động của truyền IP 31
2.6.1. Cấu hình dịch vụ. 31
2.6.2. Chỉ dẫn dịch vụ điện tử 34
2.6.3. Phân phát nội dung trong truyền dữ liệu IP 38
2.6.4. Mã hóa và thanh toán dịch vụ. 42
2.7. Quản lý quyền truy cập 45
2.8. Đặt hàng dịch vụ và hệ thống thanh toán 46
2.8.1. Thông qua dịch vụ tin nhắn ngắn 46
2.8.2. Tiền di động 47
2.8.3. Tài khoản di động 47

v
2.8. Kết luận về giải pháp truyền dữ liệu IP 47
CHƢƠNG 3 PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIA TĂNG TRÊN NỀN CÔNG
NGHỆ DVB-H 49
3.1. Yêu cầu chung với các dịch vụ gia tăng 49
3.2. Đặc tả yêu cầu với dịch vụ gia tăng cho truyền hình di động 49
3.2.1. Mô tả hệ thống 49
3.2.2. Các mục tiêu thƣơng mại 50
3.2.3. Phần mềm/ phần cứng ngoại vi. 51
3.3. Xây dựng hệ thống. 52
3.3.1. Mô hình ca sử dụng 52
3.3.2. Trƣờng hợp sử dụng dịch vụ đặt hàng 53
3.3.3. Trƣờng hợp sử dụng hiển thị chỉ dẫn dịch vụ quảng cáo 55

3.3.4. Trƣờng hợp sử dụng việc nhấn các thanh biểu ngữ 56
3.3.5. Biểu đồ lớp 59
3.4. Khả năng liên kết với phần mềm nhúng đầu cuối 60
3.5. Đánh giá chung về nền tảng phát triển dịch vụ gia tăng 63
CHƢƠNG 4. CÁC DỊCH VỤ CHO TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG 65
4.1. Phát triển dịch vụ gia tăng trên truyền hình di động 65
4.1.1. Phân tích các yêu cầu 65
4.1.2. Đặc tả yêu cầu dịch vụ 68
4.1.3. Triển khai dịch vụ 69
4.1.4. Đánh giá và vấn đề phát sinh 71
4.2. Một số dịch vụ trên truyền hình di động 74
4.2.1. Các thanh biểu ngữ có liên quan tới dịch vụ ít gắn với nội dung
74
4.2.2. Các dịch vụ có liên quan tới nội dung chƣơng trình 76

vi
4.3. Đánh giá việc phát triển dịch vụ gia tăng 81
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

















vii

Danh mục thuật ngữ và ký hiệu viết tắt
Thuật ngữ
Tiếng Anh
Nghĩa tiếng Việt
3G
Third Generation
Mạng di động thế hệ thứ 3
3GPP
Third Generation
Partnership Project
Dự án hợp tác thế hệ thứ 3
AMR
Adaptive Multi Rate
Chuẩn audio thích ứng nhiều
tốc độ
ATSC
Advanced Television
Systems Committee
Hiệp hội hệ thống truyền hình
tiên tiến
OMA
BCAST
OMA Mobile Broadcast

Services Enabler Suite
Tập chuẩn cho phép truyền
hình quảng bá trên di động
CDMA
Code Division Multiple
Access
Đa truy nhập phân chia theo

DAB
Digital Audio
Broadcasting
Quảng bá âm thanh số
DMB
Digital Multimedia
Broadcast
Quảng bá đa phƣơng tiện số
DRM
Digital Rights
Management
Quản lý quyền truy cập số
DVB-H
Digital Video Broadcast –
Handheld
Truyền hình số cho thiết bị
cầm tay
DVB-T
Digital Video Broadcast –
Terrestrial
Truyền hình số mặt đất
ECC

Erasure correcting code
Mã sửa lỗi loại bỏ
EPG
Electronic Program Guide
Chỉ dẫn chƣơng trình điện tử
ESG
Electronic Service Guide
Chỉ dẫn dịch vụ điện tử
ETSI
European
Telecommunications
Standards Institute
Hiệp hội tiêu chuẩn viễn
thông châu Âu

viii
FEC
Forward error correction
Mã sửa lỗi trƣớc
GPRS
General packet radio
service
Dịch vụ dữ liệu di động dạng
gói
HDTV
High-definition television
truyền hình kỹ thuật số với độ
phân giải cao
IPDC
IP Datacast

Truyền dữ liệu IP
MBMS
Multimedia Broadcast and
Multicast Service
Truyền quảng bá dữ liệu đa
phƣơng tiện và các dịch vụ
multicast
MMS
Multimedia Messaging
System
Hệ thống tin nhắn đa phƣơng
tiện
PDA
Personal Digital Assistant
Thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá
nhân
RTCP
RTP Control Protocol
Giao thức điều khiển RTP
RTMP
Real Time Messaging
Protocol
Giao thức truyền bản tin thời
gian thực
RTP
Real Time Protocol
Giao thức thời gian thực
RTSP
Real Time Streaming
Protocol

Giao thức luồng thời gian thực
SDK
Software Development Kit
Bộ công cụ phát triển phần
mềm
SDP
Session Description
Protocol
Giao thức mô tả phiên
SDTV
Standard-definition
television
Truyền hình kỹ thuật số độ
phân giải tiêu chuẩn
SMIL
Synchronized multimedia
integration language
Ngôn ngữ đồng bộ dữ liệu đa
phƣơng tiện tích hợp
SMS
Short Messaging System
Hệ thống tin nhắn ngắn
UMTS
Universal Mobile
Telecommunications
System
Hệ thống viễn thông di động
toàn cầu

W-CDMA

Wideband Code Division
Multiple Access
Đa truy cập phân mã băng
rộng

ix
Danh mục hình vẽ
Hình 1.1: Mô hình truyền tải luồng qua mạng IP 7
Hình 1.2: Các kiểu dữ liệu đa phƣơng tiện di động 10
Hình 1.3: Công nghệ cho truyền hình di động 13
Hình 2.1: Sơ đồ khối cơ bản cho các hệ thống truyền hình số 20
Hình 2.2: Vai trò đƣợc định dạng trong vòng giá trị truyền dữ liệu IP 28
Hình 2.3: Sơ đồ kiến trúc truyền dữ liệu IP 28
Hình 2.4: Những điểm tham chiếu kích hoạt cho trong cấu hình dịch vụ. 32
Hình 2.5: Luồng thông báo cho việc cấu hình dịch vụ 33
Hình 2.6: Mô tả cấu trúc chỉ dẫn dịch vụ điện tử 35
Hình 2.7: Biểu đồ tuần tự việc truyền chỉ dẫn dịch vụ điện tử 37
Hình 2.8: Những điểm tham chiếu kích hoạt cho phân phát dòng. 39
Hình 2.9: Luồng thông báo cho phân phát dòng. 40
Hình 2.10: Những điểm tham chiếu kích hoạt cho phân phát tệp 40
Hình 2.11: Luồng thông báo cho phân phát tệp 41
Hình 2.12: Mô hình phân cấp cho việc mã hóa dịch vụ 42
Hình 2.13: Điểm tham chiếu và thực thể logic cho mã hóa và thanh toán dịch
vụ 43
Hình 2.14: Lƣợc đồ tuần tự cho Mã hóa và thanh toán dịch vụ 45
Hình 3.1: Ngữ cảnh của “trình hiển thị phƣơng tiện di động” 51
Hình 3.2: Mô hình ca sử dụng 53
Hình 3.3: Trƣờng hợp sử dụng đặt hàng 53
Hình 3.4: Biểu đồ tuần tự trƣờng hợp sử dụng đặt hàng 54
Hình 3.5: Biều đồ ca sử dụng hiển thị chỉ dẫn dịch vụ 55

Hình 3.6: Biều đồ ca sử dụng hiển thị thanh biểu ngữ quảng cáo 56

x
Hình 3.7: Lƣợc đồ tuần tự click thanh biểu ngữ đặt hàng 58
Hình 3.8: Lƣợc đồ tuần tự cho việc bầu chọn 59
Hình 3.9: Biểu đồ lớp 59
Hình 4.1: Dịch vụ trò chuyện 75
Hình 4.2: Dịch vụ tƣơng tác qua web 75
Hình 4.4: Dịch vụ truyền hình tƣơng tác iTV 76
Hình 4.5: Dịch vụ cung cấp ảnh nền 77
Hình 4.6: Dịch vụ thăm dò trực tuyến 78
Hình 4.7: Dịch vụ mua sắm 78
Hình 4.8: Dịch vụ cá cƣợc 79
Hình 4.9: Dịch vụ cung cấp thông tin 79
Hình 4.10: Dịch vụ quảng cáo 80
Hình 4.11: Dịch vụ hỏi dáp 80


1
MỞ ĐẦU
Ngày nay dịch vụ truyền hình di động đã khá phổ biến trên thế giới kể cả ở
Việt Nam. Dịch vụ cho phép các thiết bị cầm tay bao gồm điện thoại di động, máy
chơi game, thiết bị gắn trên ô tô, thiết bị điện tử cá nhân… có thể xem truyền hình
kể cả khi di chuyển. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, viễn thông và
truyền hình đã có nhiều giải pháp dựa trên nhiều nền tảng để cung cấp dịch vụ
truyền hình di động nhƣ truyền hình di động trên mạng 3G, công nghệ DVB-H,
công nghệ DMB-T, ….
Công nghệ truyền hình di động trên mạng 3G có ƣu điểm là có thể cung cấp
với diện phủ sóng lớn, tƣơng tác ngƣời dùng tốt do sử dụng kết nối hai chiều. Tuy
nhiên nó cũng bộc lộ các yếu điểm nhƣ dịch vụ chiếm nhiều băng thông dẫn đến

khả năng đáp ứng cho tập ngƣời dùng lớn bị hạn chế, chi phí đầu tƣ lớn,
Công nghệ truyền hình số cho thiết bị bị cầm tay DVB-H có ƣu điểm là sử
dụng đƣợc trên cơ sở nâng cấp tài nguyên sẵn có của truyền hình số mặt đất, chi phí
đầu từ thấp, có thể cung cấp dịch vụ mà không bị hạn chế số lƣợng ngƣời dùng do
sử dụng phƣơng thức quảng bá, thiết bị đầu cuối tiết kiệm năng lƣợng dẫn đến tăng
thời gian sử dụng dịch vụ, Bên cạnh đó nó cũng có những nhƣợc điểm nhƣ không
có luồng tƣơng tác phản hồi nên thƣờng sử dụng các luồng truyền thông khác nhƣ
3G, GPRS, Wifi, ; bị suy hao và chịu tác động về địa hình, thiết bị đầu cuối ít.
Công nghệ truyền quảng bá đa phƣơng tiện T-DMB ít đƣợc phổ biến, chỉ
phát triển mạnh ở Hàn Quốc do có sự đồng thuận của các nhà sản xuất đầu cuối nên
số thiết bị hỗ trợ công nghệ này ở Hàn Quốc là tƣơng đối lớn.
Hầu hết các giải pháp triển khai các công nghệ nêu trên đều đƣa ra các giao
diện hoặc nền tảng để mở rộng và phát triển dịch vụ. Tuy nhiên việc phát huy hết
hiệu quả của nền tảng sẵn có để tăng độ hấp dẫn cũng nhƣ cung cấp nhiều hơn nữa
các dịch vụ gia tăng cho khách hàng vẫn đang còn nhiều khó khăn. Thứ nhất là việc
có nhiều nền tảng cùng cung cấp cho dịch vụ dẫn đến việc khó khăn cho việc tích
hợp với các hệ thống sẵn có nhƣ hệ thống quản trị nội dung, dịch vụ gia tăng, Thứ
hai, giao diện để tạo thêm dịch vụ gia tăng trong các giải pháp còn hạn chế dẫn đến

2
các dịch vụ gia tăng thiếu hấp dẫn. Đây cũng chính là lý do luận văn chọn hƣớng đi
sâu vào nghiên cứu công nghệ truyền hình số cho thiết bị cầm tay.
Về nguyên nhân chọn hƣớng nghiên cứu dịch vụ gia tăng trên nền tảng
truyền hình di dộng thay vì nghiên cứu phát triển dịch vụ truyền hình di động. Do
việc phát triển dịch vụ truyền hình di động phụ thuộc nhiều vào nền tảng phần cứng
của thiết bị đầu cuối cũng nhƣ mạng truyền tải. Cả hai lĩnh vực này Việt Nam đều
không nắm đƣợc công nghệ cũng nhƣ không có xu hƣớng đê phát triển. Việc nghiên
cứu phát triển các dịch vụ gia tăng trên nền tảng mở nhƣ DVB-H có điều kiện để
triển khai và có thể ứng dụng vào thực tế.
Trong các giải pháp cho công nghệ truyền hình di động, công nghệ truyền

hình số cho thiết bị cầm tay DVB-H đã đƣợc phê chuẩn hầu hết các nƣớc và đƣợc
triển khai tại một số nƣớc nhƣ Đức, Pháp, Italy, Phần Lan,…Đây là công nghệ dựa
trên nền tảng truyền hình số mặt đất DVB-T đã đƣợc triển khai rộng rãi nên việc kế
thừa và phát triển rất thuận lợi. Các giải pháp trên nền công nghệ này tạo ra nền
tảng tốt để quản trị và phát triển các dịch vụ gia tăng. Do công nghệ truyền hình số
cho thiết bị cầm tay đã đƣợc chuẩn hóa và phê chuẩn dẫn đến các giao tiếp chức
năng giữa các thành phần trong hệ thống đã đƣợc mô tả thành các thực thể và các
điểm tham chiếu xác định. Đồng thời việc giao tiếp giữa các thực thể này cũng đã
đƣợc tài liệu hóa và đƣa vào chuẩn công nghệ. Điều này rất thuận lợi cho việc phát
triển mở rộng trên các nền tảng sẵn có.
Với mục đích tìm hiểu về các giải pháp trên các công nghệ cho truyền hình
di động để từ đó đƣa ra một nền tảng để phát triển các dịch vụ gia tăng cho dịch vụ
truyền hình di động. Luận văn tập trung vào việc giới thiệu các công nghệ tiêu biểu
cho truyền hình di động trong chƣơng 1. Từ đó đi sâu vào nghiên cứu công nghệ
truyền hình số cho thiết bị cầm tay DVB-H và giải pháp truyền dữ liệu IP trên nền
công nghệ này trong chƣơng 2. Dựa trên kết quả nghiên cứu trên, chƣơng 3 đƣa ra
nền tảng cho việc phát triển các dịch vụ gia tăng cho giải pháp này. Chƣơng 4 tập
trung vào việc phát triển các dịch vụ gia tăng cụ thể và giới thiệu một số dịch vụ gia
tăng đã và có thể triển khai dựa trên nền tảng đƣa ra ở chƣơng 3.
Luận văn với mục tiêu chính là tìm hiểu giải pháp truyền dữ liệu IP trên nền
công nghệ truyền hình số cho thiết bị cầm tay DVB-H từ đó đƣa ra một nền tảng để

3
phát triển các dịch vụ gia tăng trên truyền hình di động. Các nội dung chính của
luận văn bao gồm:
Chƣơng 1: tìm hiểu dữ liệu đa phƣơng tiện, luồng dữ liệu, các công nghệ cho
truyền hình di động bao gồm truyền hình di động trên nền 3G, truyền hình số cho
các thiết bị cầm tay, truyền hình quảng bá đa phƣơng tiện. Đồng thời cũng giới
thiệu công nghệ luồng dữ liệu và các phƣơng thức truyền quảng bá hay truyền đơn
tuyến.

Chƣơng 2: Tìm hiểu về giải pháp truyền dữ liệu bằng cách sử dụng sơ đồ các
điểm tham chiếu và thực thể, biểu đồ luồng thông báo cho từng hoạt động chính
trong mô hình.
Chƣơng 3: Mô tả các yêu cầu và đặc tả cho các dịch vụ gia tăng trên nền tảng
truyền hình di động. Đƣa ra các thành phần chính để xây dựng nền tảng cho dịch vụ
truyền hình di động.
Chƣơng 4: Đƣa ra các vấn đề khi phát triển các dịch vụ gia tăng trên nền tảng
truyền hình di động và một số loại hình dịch vụ di động đã và có thể triển khai.

4
CHƢƠNG 1. CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG
1.1. Về truyền hình
Về truyền hình, theo Wikipedia, 2009, Truyền hình hay còn đƣợc gọi là TV
hay vô tuyến là một loại máy thu hình truyền tải nội dung chủ yếu bằng hình ảnh
sống động và âm thanh kèm theo.
Lịch sử của truyền hình :
 Năm 1920, hai nhà khoa học Mỹ Charles Francis Jenkins và nhà khoa học Anh
John Logie Baird đã tạo ra vật mẫu thành công đầu tiên của chiếc TV.
 Chiếc TV thƣơng mại thành công đầu tiên bắt đầu xuất hiện tại các showroom ở
Mỹ vào đầu những năm 1950.
 Nỗ lực phát triển TV màu xuất hiện từ đầu những năm 1950 và chiếc đầu tiên
đƣợc hãng RCA giới thiệu năm 1954. Nhƣng phải đến những năm 1960 việc bán
các TV màu mới bắt đầu sinh lợi. Tới năm 1974 thì TV màu đã trở thành biểu
tƣợng cho các gia đình giàu có tại Mỹ.
1.1.1. Khái niệm về truyền hình di động
Truyền hình di động là việc truyền các chƣơng trình truyền hình tới một tập
các thiết bị không dây, điện thoại di động hoặc thiết bị cầm tay. Các chƣơng trình
đƣợc truyền đi theo phƣơng thức quảng bá tới mọi ngƣời dùng hoặc phƣơng thức
đơn tuyến [3].
Sự khác biệt giữa truyền hình di động và truyền hình truyền thống. Thứ nhất

là kích cỡ màn hình: thiết bị di động bị hạn chế bởi kích cỡ màn hình. Thứ hai là
nguồn: pin hoặc nguồn điện dùng cho thiết bị di động bị hạn chế bởi thời gian sử
dụng. Chính vì vậy việc thiết kế phần cứng và phần mềm cũng cần phải lƣu ý tới
đặc điểm này. Ngoài ra công nghệ truyền hình di động đặc biệt chú ý tới sự hạn chế
của băng thông, thời gian sử dụng pin của thiết bị và kích cỡ màn hình. Bên cạnh đó
nó đặc biệt tập trung vào khả năng tƣơng tác với các phƣơng thức truyền thông khác
qua mạng di động hoặc Internet.
Hiện nay, truyền hình số thƣờng sử dụng công nghệ nén dữ liệu MPEG-2
cho cả mạng có dây và không dây. Tuy nhiên truyền hình di động thƣờng sử dụng

5
công nghệ nén MPEG-4 hoặc Windows Media. Trên mạng 3G thì ngƣời ta thƣờng
sử dụng khuôn dạng tệp 3gp nhằm giảm băng thông và tránh sự phụ thuộc vào môi
trƣờng truyền dẫn.
1.1.2. Dữ liệu đa phương tiện
1.1.2.1. Khái niệm
Đa phƣơng tiện là kỹ thuật mô phỏng và sử dụng đồng thời nhiều dạng
phƣơng tiện chuyển hóa thông tin và các sản phẩm từ kỹ thuật đó [2].
Các kiểu dữ liệu đa phƣơng tiện [2]:
 Văn bản: các loại văn bản đƣợc mã hóa theo các chuẩn khác.
 Ảnh: là dạng dữ liệu cơ bản nhất trong các loại dữ liệu đa phƣơng tiện. Về cơ
bản nó có ba yếu tố cơ bản cấu thành là cƣờng đô, màu sắc và kích cỡ. Kích cỡ
các tệp ảnh đƣợc truyền đi phụ thuộc vào từng công nghệ truyền hình: với
HDTV là 1920x1080 vào khoảng 2 Mega pixels, với SDTV 728x483 vào
khoảng 300 Kpixels, với truyền hình di động màn hình cỡ 320x240 vào khoảng
82Kpixels. Chất lƣợng ảnh đƣợc quyết định bởi số điểm ảnh đƣợc dùng để mô tả
cho khung hình xác định. Ảnh có chất lƣợng càng tốt thì số điểm ảnh thể hiện
trong một vùng ảnh phải càng nhiều đồng nghĩa với việc ảnh phải có dung lƣợng
lớn hơn. Do đó cần phải có phƣơng pháp nén ảnh có dung lƣợng lớn để truyền,
lƣu trữ. Có rất nhiều khuôn dạng tệp ảnh với nhiều kỹ thuật nén khác nhau:

JPEG, GIF, PNG, BMP.
 Âm thanh
 Hình ảnh động: Máy ghi hình lƣu các chuyển động dƣới dạng chuỗi hình ảnh
còn đƣợc gọi là các khung hình, đồng thời nó cũng lƣu các luồng âm thanh đồng
bộ với tín hiệu hình. Thông thƣờng thì có khoảng 25-30 khung hình trong một
giây, tùy thuộc vào chuẩn là NTSC hay PAL.
1.1.2.2. Vấn đề bản quyền trong đa phƣơng tiện
Các thông tin về bản quyền: Kí hiệu bản quyền, Tên ngƣời sở hữu, Năm đƣa
ra lần đầu, Mục đích của bản quyền, Thể hiện đƣợc ý tƣởng sáng tạo của sản phẩm,
Tƣ tƣởng nguyên gốc của sản phẩm, Quyền tác giả, Quyền tác giả theo luật pháp [2]

6
Việc áp dụng quản lý quyền nội dung số DRM (Digital Right Management)
đối với các sản phẩm đa phƣơng tiện số hóa đƣợc áp dụng khá nhiều. Đây là công
nghệ kiểm soát truy cập nội dung số, cho phép nhà sản xuất, phân phối, xuất bản
hay cá nhân có thể cấp quyền sử dụng đối với nội dung hoặc thiết bị số.
1.2. Công nghệ luồng dữ liệu và đa phƣơng tiện di động
1.2.1. Luồng dữ liệu
Công nghệ luồng dữ liệu đƣợc đề cấp đến để thay thế phƣơng thức truyền
video hoặc audio truyền thông. Thay vì việc tệp video cần đƣợc truyền đi và tải hết
về máy mới có thể chạy đƣợc, công nghệ luồng cho phép nội dung video hoặc audio
đƣợc tải về và chạy đồng thời. Ví dụ với đƣờng truyền tốc độ 120 kbps cho phép
chạy nội dung video có tốc độ khoảng 60-100 kbps. Công nghệ luồng là sự kết hợp
giữa việc nén mã hóa cao với việc chia tệp thành các gói tin phù hợp để truyền đi
qua mạng IP [3].
Có hai hƣớng tiếp cận công nghệ luồng dữ liệu. Thứ nhất là luồng dữ liệu
đƣợc gửi đi qua giao thức HTTP. Dữ liệu đa phƣơng tiện đƣợc đóng gói trong gói
dữ liệu HTTP và đƣợc gửi đi theo tốc độ yêu cầu. Cách tiếp cận thứ hai là thông qua
luồng dữ liệu thời gian thực, bằng cách sử dụng các giao thức thời gian thực hoặc
giao thức truyền thông quảng bá có thể nêu ra các giải pháp nhƣ Apple QuickTime

Streaming, Realtime Streaming, Windown Media Streaming.
1.2.2. Kiến trúc mạng luồng dữ liệu
Truyền tải luồng dữ liệu đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau:
 Tạo và mã hóa nội dung.
 Chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu luồng.
 Tạo và cung cấp luồng.
 Truyền tải luồng thông qua mạng IP.
 Thu nhận và chạy trên máy khách.
1.2.2.1. Tạo và mã hóa nội dung
Tạo và mã hóa nội dung là việc chuyển đổi các dữ liệu dƣới dạng thô (từ
máy quay video, dữ liệu khuôn dạng khác nhau, ) về dạng dữ liệu chuẩn nhƣ AVI

7
hoặc SDI. Sau đó dữ liệu đƣợc nén theo các chuẩn nén dữ liệu khác nhƣ MPG4,
3GPP, H264,
1.2.2.2. Chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu luồng
Để có thể truyền đi dƣới dạng luồng thời gian thực, dữ liệu cần đƣợc bổ sung
thêm các thông tin nhƣ quản lý thời gian thực, thông tin đảm bảo tốc độ luồng, các
siêu dữ liệu giúp việc truyền tải luồng cho các player khác nhau. Ví dụ nhƣ trong
QuickTime sử dụng tính năng HintTracks để cung cấp các thông tin điều khiển
tƣơng ứng cho dữ liệu video và audio.
1.2.2.3. Tạo và cung cấp luồng
Việc cung cấp luồng dữ liệu đƣợc thực thi bởi chƣơng trình hoạt động theo
mô hình máy chủ/máy khách. Trong đó ứng dụng sử dụng các giao thức trao đổi dữ
liệu đa phƣơng tiện thời gian thực, điển hình là giao thức thời gian thực RTP, giao
điều khiển thời gian thực RTCP, giao thức truyền tải luồng thời gian thực RTSP và
gần đây nhất là giao thức truyền tải bản tin thời gian thực RTMP.
1.2.2.4. Truyền tải luồng thông qua mạng IP
Quá trình truyền dữ liệu trên luồng bao gồm hai kênh riêng biệt: kênh dữ liệu
dùng để truyền tải dữ liệu đa phƣơng tiện nhƣ video hoặc audio, trong khi kênh điều

khiển cung cấp luồng phản hồi từ phía máy khách về máy chủ. Trong khi các giao
thức giao thức thời gian thực sử dụng các gói tin UDP cho các kênh dữ liệu và TCP
cho kênh điều khiển thì RTMP sử dụng TCP cho cả hai kênh.

Hình 1.1: Mô hình truyền tải luồng qua mạng IP
1.2.2.5. Thu nhận và chạy trên máy khách

8
Về phía máy khách, nó cung cấp các thông tin nhƣ số bản tin nhận đƣợc,
chất lƣợng của kênh truyền, thông qua kênh RTCP. Máy chủ dựa trên các thông tin
đó để xác định đƣợc chất lƣợng đƣờng truyền từ đó đƣa ra nhƣng hành động phù
hợp. Ví dụ dựa vào phản hồi từ phía máy khách mà máy chủ có thể lựa chọn một
trong các tốc độ bit 64, 128, 256 kps hoặc có thể giảm tỉ lệ khung hình để đảm bảo
tốc độ truyền dữ liệu không lớn hơn tốc độ thực tế.
Giao thức truyền tải luồng thời gian thực có thể hỗ trợ việc điều khiển luồng
dữ liệu nhƣ chạy lại, chạy, “xem đi”, “xem lại” và tạm dừng do đó media player
phía máy khách cũng có thể thực hiện đƣợc các chức năng này thông qua luồng.
1.2.2.6. Quản lý băng thông luồng
Luồng dữ liệu đƣợc gửi thông qua các gói tin giao thức thời gian thực, mỗi
gói tin giao thức thời gian thực bao gồm hai phần: dữ liệu và tiêu đề. Thông tin tiêu
đề bao gồm: định danh luồng, thời gian, số thứ tự của gói tin dùng để sắp xếp các
bản tin theo đúng thứ tụ ở phía máy khách. giao thức thời gian thực đƣợc duy trì với
tốc độ truyền cố định hoặc động thì giao thức truyền tải luồng thời gian thực đƣợc
truyền ở tốc độ cao nhất mà mạng IP (có thể GPRS, 3G hoặc CDMA, Wifi,… ) có
thể hỗ trợ. Máy khách có thể lƣu dữ liệu đệm tuy nhiên nó không cần thiết phải lƣu
thành tệp.
Khi tốc độ truyền giảm máy khách sẽ thông báo cho máy chủ để thay đổi tốc
độ bit hoặc giảm tốc độ khung. Nếu tiến trình đƣợc thiết lập kết nối một-một thì nó
đƣợc gọi là kết nối đơn hƣớng. Khi đó mỗi máy khách sẽ có một luồng riêng biệt
trong suốt quá trình truyền dữ liệu. Đây không phải là giải pháp tốt khi có số lƣợng

lớn các máy khách truy cập đến cùng một dữ liệu ở phía máy chủ.
Một phƣơng thức khác gọi là kết nối đa hƣớng. Trong phƣơng thức này tất cả
máy khách cùng nhận đƣợc cùng một nội dung. Bộ định tuyến trong mạng sẽ nhận
đƣợc luồng dữ liệu đa hƣớng và nó truyền đến tất cả các điểm mạng khác. Do vậy
thay vì có nhiều luồng đơn hƣớng, mỗi đƣờng truyền dẫn chỉ có một luồng đa
hƣớng. Phƣơng thức này có nhiều ƣu điểm tuy nhiên nhƣợc điểm lớn nhất của nó là
máy khách không thể điều khiển luồng dữ liệu nhƣ tạm dừng hay chơi tiếp đƣợc,
không thay đổi đƣợc tốc độ bit cũng nhƣ tốc độ khung hình.

9
1.2.3. Ngôn ngữ đồng bộ dữ liệu đa phương tiện tích hợp
SMIL (Synchronized multimedia integration language) là một chuẩn do tổ
chức W3C đƣa ra cho phép các ứng dụng đa phƣơng tiện tích hợp và đồng bộ hóa
các kiểu dữ liệu bao gồm đối tƣợng đa phƣơng tiện và các siêu liên kết, nó cũng cho
phép kiểm soát toàn bộ màn hình hiển thị [3].
Ví dụ điển hình của việc sử dụng SMIL là mô tả một chuỗi các clip đƣợc
hiển thị tuần tự theo một thứ tự xác định trƣớc.
Tại Nhật Bản, NTT DoCoMo là hãng triển khai thành công dịch vụ 3G, i-
mode và FOMA, đã đƣa ra các dịch vụ tích hợp giữa thoại, tin nhắn với các đối
tƣợng đa phƣơng tiện khác nhƣ video, hình ảnh hay văn bản.
Ở mức thất nhấp các dịch vụ i-mode cung cấp việc truyền tín hiệu thoại, dữ
liệu hay truy cập Internet một cách đồng bộ. Nội dung dữ liệu của i-mode có thể
bao gồm HTML, tệp đồ họa, video ở dạng ASF, audio. Tất cả các dữ liệu này đƣợc
mô tả để hiển thị trên màn hình thông qua tệp SMIL.
1.2.4. Đa phương tiện di động
Dữ liệu đa phƣơng tiện di động là các dữ liệu thiết kế dành riêng cho di
động, nó đƣợc truyền và nhận thông qua các giao thức đƣợc chuẩn hoá [3]. Các loại
dữ liệu ở đây có thể là đồ hoạ, hình ảnh, tín hiệu video hoặc âm thanh trực tiếp,
MMS, trò chơi, các cuộc gọi video, cuộc gọi VoIP, luồng video hoặc âm thanh.
Các đặc điểm của dữ liệu đa phƣơng tiện di động:

 Băng thông truyền dẫn phụ thuộc vào tính chất của mạng cũng nhƣ môi trƣờng
di động.
 Phụ thuộc vào thời gian sống của pin, khả năng xử lý, bộ nhớ, kích cỡ màn hình
của thiết bị đầu cuối.

10

Hình 1.2: Các kiểu dữ liệu đa phƣơng tiện di động
1.2.4.1. Thành phần
Thành phần của dữ liệu đa phƣơng tiện di động bao gồm:
 Các tệp dữ liệu đa phƣơng tiện di động.
 Các thủ tục để thiết lập và giải phóng cuộc gọi cho phép truyền dữ liệu đa
phƣơng tiện.
 Các giao thức để truyền dữ liệu đa phƣơng tiện.
 Máy khách hoặc player cho dữ liệu đa phƣơng tiện.
Truyền hình di động là một ví dụ về dữ liệu đa phƣơng tiện di động, nó sử
dụng giao thức luồng chuyển mạch gói để truyền đi dữ liệu đƣợc nén và đƣợc nhận,
giải mã và hiển thị tại đầu cuối.
Dịch vụ tin nhắn đa phƣơng tiện là một mở rộng của dịch vụ tin nhắn ngắn
cho phép truyền các bản tin kèm theo hình ảnh, audio hay video. Thông tin đƣợc
định dạng và thể hiện dƣới dạng SMIL. Trong giao thức không quy định về kích cỡ
của tệp tuy nhiên điều này có thể bị quy định bởi các nhà cung cấp mạng.
1.2.4.2. Khuôn dạng cho đa phƣơng tiện di động
Khuôn dạng tệp trong môi trƣờng đa phƣơng tiện di động đƣợc đặc tả bởi
3GPP và 3GPP2. Trong giai đoạn đầu dữ liệu đƣợc tạo ra bởi các bộ mã hóa dựa
trên MPEG-4 và H.263. Tệp .3gpp đƣợc sử dụng trong mạng GSM, 2.5G và 3G
WCDMA dựa trên chuẩn video là MPEG-4 và audio và AAC và AMR. Đối với
mạng CDMA là tệp .3g2 với cùng chuẩn video và audio.

11

Có hai kiểu mã hóa cho video phổ biển nhất là H.263 và MPEG-4. H.263
thƣờng đƣợc dùng cho hội thoại video, đàm thoại đa phƣơng tiện chất lƣợng. Đối
với MPEG-4 thì nó hỗ trợ cho các bộ mã hóa khác nhƣ H.264 (đƣợc sử dụng khá
phổ biến và đã đƣợc triển khai trong nhiều ứng dụng).
Đối với mã hóa audio thì AAC là bộ mã hóa thƣờng đƣợc sử dụng, việc mã
hoá có hiệu quả cao đem lại các dịch vụ có tính chân thực cao với tốc độ bit đầu ra
từ 16-32 kbps. Với các ứng dụng yêu cầu chuẩn ARM thì tốc độ bit rate thƣờng ở
mức 4.75-12.2 kbps.
Định dạng tệp 3GPP là phiên bản cơ bản của chuẩn định dạng tệp ISO, với
bộ mã hóa video hỗ trợ H.263 hoặc MPEG-4, bộ mã hóa audio là AMR hoặc AAC-
LC.
Các tệp 3GPP có thể đƣợc hình thành theo mô tả sau. Thứ nhất là mô tả máy
chủ truyền tải luồng dữ liệu 3GPP: đảm bảo việc hoạt động cùng nhau khi có sự
khác nhau về việc lựa chọn các bộ mã hóa khác nhau giữa các máy chủ truyền tải
luồng và các thiết bị khác nhau. Thứ hai là mô tả 3GPP cơ bản: thƣờng dùng cho
các ứng dụng truyền bản tin đa phƣơng tiện. Nó đảm bảo máy chủ sẽ hỗ trợ cho các
thiết bị đầu cuối khác nhau.
Một số khuôn dạng tệp trong đa phƣơng tiện di động:
Khuôn dạng tệp
Đuôi tệp
Mã hóa audio
Mã hóa video
3GPP (3G Partnership Project)
.3gp
AMR, AAC
H.263 MPEG-4
simple visual Profile
Windows Media
.wmv,.w
ma

Windows
Media audio
Windows Media
video
MPEG-4
.mp4
AAC
MPEG-4 visual
RealMedia
.rma,.rmv
RealAudio
RealVideo 9
QuickTime
.qt,.mov
AAC, AMR

SMIL(advanced streaming
format)
.asf
AAC, AMR
MPEG-4 visual
Scalable Vector Graphics
.svg



12
Flash Lite
.swf



Java2ME archive
.jar


1.3. Tổng quan về công nghệ cho truyền hình di động
1.3.1. Các yêu cầu đối với dịch vụ truyền hình di động
Yêu cầu về mặt công nghệ đối với việc truyền tải dịch vụ truyền hình di
động. Thứ nhất, cần phải chuyển đổi khuôn dạng video và audio cho phù hợp với
thiết bị di động nhƣ QCIF (176×144), CIF (352×288), QVGA (320×240). Thứ hai
là công nghệ tiêu thụ ít năng lƣợng do hạn chế của pin điện thoại. Thứ ba là có thể
nhận tín hiệu trong vùng phủ sóng lớn hoặc di chuyển với tốc độ cao. Cuối cùng là
phải đảm bảo hình ảnh rõ nét khi tín hiệu yếu hoặc bị nhiễu sóng.
Các công nghệ truyền hình thông thƣờng nhƣ analog, DVB-T hay ATSC đều
không thể đáp ứng các yêu cầu nêu trên nếu nhƣ không có sự cải tiến về việc sửa
lỗi, công nghệ nén tốt hơn, công nghệ tiết kiệm năng lƣợng, các tính năng về di
động và roaming. Nên mặc dù có một số dòng máy hỗ trợ dịch vụ truyền hình di
động ở dạng thông thƣờng nhƣng dịch vụ, cũng nhƣ các dòng máy đều không phát
triển hoặc không đƣợc sử dụng rộng rãi. Điều này dẫn đến việc phát triển các công
nghệ chuyên biệt cho dịch vụ truyền hình di động.
Việc ứng dụng các công nghệ khác nhau cho truyền hình di động do sự khác
nhau giữa các nhà cung cấp dịch vụ, vận hành mạng và các đài truyền hình. Đối với
các nhà cung cấp và vận hành mạng viễn thông họ cung cấp dịch vụ truyền hình di
động thông qua mạng 3G. Trong khi các đài truyền hình thì lại cung cấp dịch vụ
cho các thiết bị cầm tay dựa trên nền công nghệ truyền hình của họ DVB-T hay
DAB. Với các đài truyền hình sử dụng công nghệ DVB-T thì họ triển khai công
nghệ DVB-H, đối với đài truyền hình sử dụng công nghệ DAB thì thƣờng sử dụng
công nghệ DMB cho cả vệ tinh và mặt đất.
1.3.2. Các hình thức cung cấp dịch vụ truyền hình di động
Có rất nhiều công nghệ sử dụng để cung cấp cho dịch vụ truyền hình di động

do sự đa dạng về các nhà cung cấp dịch vụ nhƣ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông,
đài truyền hình số, nhà cung cấp dịch vụ băng thông rộng. Họ muốn nâng cấp mở
rộng mạng hiện có của mình để có thể cung cấp đƣợc dịch vụ truyền hình di động

13
cũng nhƣ các dịch vụ đa phƣơng tiện trên di động khác. Các nhà cung cấp dịch vụ
viễn thông di động cần phải mở rộng và nâng cấp băng thông cho mình, nên việc
nâng cấp để mạng có thể cung cấp đƣợc dịch vụ truyền hình di động là điều tất yếu.
Các đài truyền hình thì muốn mở rộng mạng để có thể có đƣợc tập khách hàng lớn
hơn, nên họ cũng rất cần mở rộng để cung cấp dịch vụ này. Các nhà cung cấp dịch
vụ băng thông rộng cung cấp dịch vụ nhƣ IPTV cũng muốn cung cấp dịch vụ này
trên mạng hiện có. Hình vẽ sau phân loại các công nghệ cung cấp cho dịch vụ
truyền hình di động.

Hình 1.3: Công nghệ cho truyền hình di động
1.3.2.1. Công nghệ truyền quảng bá và truyền đơn tuyến
Có 2 cách tiếp cần để truyền tải nội dung cho truyền hình di động là truyền
quảng bá và truyền đơn tuyến. Chế độ truyền quảng bá cho phép truyền cùng một
nội dung tới không giới hạn ngƣời dùng và không giới hạn về mạng. Ngƣợc lại chế
độ truyền đơn tuyến đƣợc đƣa ra để truyền đi các nội dung ngƣời dùng yêu cầu.
Mỗi ngƣời dùng sẽ sử dụng những kết nối ảo riêng, khi đó ngƣời dùng lựa chọn nội
dung đƣợc truyền tải cũng nhƣ các dịch vụ gia tăng khác. Chế độ này hạn chế bới số
ngƣời sử dụng dịch vụ cũng nhƣ tài nguyên mạng đƣợc cấp. Ví dụ, một sự kiện thể
thao đƣợc yêu cầu bởi hang ngàn ngƣời có thể dẫn đến việc cạn kiệt tài nguyên để
cung cấp cho các sự kiện dịch vụ khác.
Khi mạng 3G ra đời tốc độ truyền dữ liệu đƣợc cải thiện đáng kể. Tuy nhiên,
công nghệ 3G vẫn bị giới hạn bởi lƣu lƣợng của kênh truyền thông đơn tuyến trong

14
cùng một vùng phù sóng. Các công nghệ mới tiếp tục cải thiện tài nguyên giúp tăng

tốc độ, mở rộng dịch vụ đƣợc cung cấp trên mạng 3G, ví dụ nhƣ HSDPA, MBMS,
EV-DO hay MCBCS.
Quảng bá đa phƣơng tiện và truyền đa hƣớng dịch vụ MBMS có hai chế độ
để cung cấp các dịch vụ cho một tập khách hàng lớn. 3GPP phiên bản 6 đƣa ra các
mô tả về các chế độ sau cho việc vận hành dịch vụ:
Chế độ truyền đa tuyến bao gồm việc truyền dẫn từ nguồn tới tất cả các thiết
bị trong cùng một nhóm quảng bá. Các thiết bị có thể nằm ở các vùng phủ sóng
khác nhau hoặc có thể là thiết bị di động
Chế độ truyền quảng bá bao gồm việc truyền dữ liệu đa phƣơng tiện tới tất
các nơi nhận trên cùng một vùng.
1.3.2.2. Các dịch vụ tƣơng tác
Các dịch vụ đa phƣơng tiện trên mạng 3G thƣờng tập trung vào kết nối 2
chiều trên mạng di động nhƣ điện thoại video, hội thảo video, trò chuyện, chia sẻ
hình ảnh, tải nhạc. Nó cũng bao gồm các ứng dụng tƣơng tác nhƣ video theo yêu
cầu, ứng dụng thƣơng mại điện tử, cá cƣợc, đấu giá. Trong một số trƣờng hợp kênh
phản hồi thay thế đƣợc sử dụng nhƣ WiMax, Wifi.
Đối với dịch vụ truyền hình trên mạng truyền hình thì nó chỉ cho phép truyền
một hƣớng từ đài truyền hình tới tập lớn các khách hàng. Tuy nhiên các nhà cung
cấp nhận thấy rằng cần phải có kênh phản hồi cho các ứng dụng tƣơng tác. Điều này
dấn đến có rất nhiều công nghệ đƣợc phát triển và có nhiều phƣơng thức triển khai
khác nhau bao gồm cả kênh phản hồi tƣơng tác. Ví dụ nhƣ DVB-H là công nghệ
truyền hình đƣợc triển khai dƣới dạng dịch vụ đơn hƣớng. Tuy nhiên một số triển
khai cho phép sử dụng mạng di động nhƣ một kênh tƣơng tác phản hồi. DVB-H có
thể đƣợc triển khai thành dịch vụ hai chiều với DVB-H OMA BCAST.
1.3.3. Dịch vụ truyền hình di động trên mạng di động
Các nhà cung cấp mạng di động muốn cung cấp dịch vụ truyền và tải video
cũng nhƣ audio qua mạng truyền dữ liệu 2.5G. Mục đích là cung cấp dịch vụ tải
video và audio giống nhƣ trên mạng Internet. Các dịch vụ luồng dữ liệu có thể cho

15

phép cung cấp đoạn video ngắn với tốc độ khung hình thấp và có thể bị giật tùy
thuộc vào tín hiệu đƣờng truyền.
Khi mạng đƣợc nâng cấp lên 3G thì tốc độ truyền dữ liệu đƣợc tăng lên và
các giao thức truyền video và audio cũng đƣợc cải thiện. Điều này cho phép cung
cấp các kênh truyền hình trên mạng 3G ở tốc độ 128 kps với việc mã hóa MPEG-4.
Nhu cầu về việc cung cấp các dịch vụ video cho một tập lớn các máy di động đã
dẫn đến việc cần phải chuẩn hóa việc khuôn dạng tệp đƣợc truyền đi và các chuẩn
nén nhƣ MPEG-2, MPEG-4, MPEG-4-AVC/H.264.
Sƣ thành công của việc truyền luồng dữ liệu video và audio dẫn đến việc đƣa
ra các mô hình mới trong việc truyền đa hƣớng, cho phép phát triển các dịch vụ
truyền tải đa hƣớng nhƣ truyền quảng bá dữ liệu đa phƣơng tiện và các dịch vụ đa
hƣớng nhƣ MBMS hoặc các dịch vụ có băng thông lớn hơn nhƣ HSUPA.
Các dịch vụ video trên mạng di động bao gồm cả dịch vụ truyền hình đƣợc
cung cấp thông qua luồng video và audio thông qua mạng di động, nó tƣơng tự nhƣ
việc cung cấp luồng qua mạng Internet. Tuy nhiên nó cũng có một số điểm khác
biệt do các đặc tính riêng của mạng di động.
Truyền tải luồng là phƣơng thức truyền video, audio tệp hoặc dữ liệu có ƣu
điểm là ngƣời dùng không cần phải đợi tải hết tệp để có thể xem thay vì đó ngƣời
dùng có thể xem nội dung trong khi vẫn đang tải nội dung tiếp theo. Tuy nhiên,
cũng giống nhƣ việc cung cấp luồng video qua Internet, chất lƣợng dịch vụ luồng
video phụ thuộc vào tốc độ duy trì để truyền tải dữ liệu trên mạng. Vì vậy, chất
lƣợng của luồng video và số lƣợng ngƣời dùng tùy thuộc vào từng mạng di động
nhất định. Hạn chế của việc truyền đơn tuyến truyền hình di động dẫn đến việc ra
đời công nghệ truyền thông quảng bá MBMS.
Dịch vụ truyền hình di động trên nền 3G và 3G+ có thể chia làm 2 thể loại là
dịch vụ truyền đơn hƣớng và dịch vụ truyền đa hƣớng. Nếu xét về công nghệ 3G thì
cũng phân thành 2 loại 3G cho mạng GSM đƣợc tiêu chuẩn hóa 3GPP, 3G cho
mạng CDMA đƣợc tiêu chuẩn hóa 3GPP2.
1.3.3.1. Dịch vụ đơn hƣớng


16
 Mạng 3G GSM (UMTS), tiêu chuẩn 3GPP: mạng UMTS là mạng mở có thể
cung cấp dịch vụ luồng video, dịch vụ tải video và dịch vụ truyền hình trực tiếp
và các dịch vụ đa phƣơng tiện di động.
 Mạng 3G CDMA theo chuẩn 3GPP2: cung cấp truyền dẫn dữ liệu tốc độ cao
đơn hƣớng hoặc đa hƣớng cho truyền hình di động. Hầu hết các nhà cung cấp
đều nâng cấp mạng lên 1xEV-DO, nó cung cấp các kênh riêng biệt để truyền tải
các dịch vụ đa phƣơng tiện trong đó có dịch vụ truyền hình di động.
1.3.3.2. Dịch vụ đa hƣớng
Dịch vụ truyền hình có thể cung cấp trên mạng di động ở chế độ truyền
quảng bá khi đó tất cả các bộ định tuyến tại node mạng có thể truyền lặp lại tới các
node mạng đầu cuối. Thay vì vậy, ở chế độ đa hƣớng chỉ có một số đầu cuối đƣợc
chọn sẽ nhận đƣợc luồng truyền dẫn. Đối với mạng trên nền UMTS là công nghệ
quảng bá đa phƣơng tiện và truyền đa hƣớng dịch vụ MBMS. Đối với mạng CDMA
là công nghệ BCMC.
1.3.4. Dịch vụ truyền hình di động trên mạng truyền hình số
Các đài truyền hình tập trung vào các chuẩn mở rộng trên nền tảng truyền
dẫn của mình để cung cấp dịch vụ truyền hình di động. Hiện nay hầu hết các đài
truyền hình ở Mỹ, Châu Âu hay Nhật và các nƣớc khác đều tích hợp truyền hình số
trên các trạm truyền dẫn để giảm băng thông và đáp ứng đƣợc yêu cầu cho phép nén
7 đến 8 kênh truyền hình tiêu chuẩn SD trên cùng một khe tần số.
Khái niệm về truyền hình di động sử dụng mạng truyền hình số tƣơng tự nhƣ
việc thu tín hiệu sóng FM trên máy điện thoại di động. Nó sử dụng tách biệt bộ
ghép và giải mã tín hiệu FM với các thành phần cơ bản khác của điện thoại. Thậm
chí nếu có tín hiệu của mạng di động 2G hoặc 3G thì tín hiệu FM vẫn có thể hoạt
động đƣợc. Truyền hình di động sử dụng mạng truyền hình số cũng hoạt động theo
nguyên lý tƣơng tự và sử dụng băng tần VHF hoặc UHF để truyền tải.
Truyền hình kỹ thuật số là một hệ thống viễn thông phát và nhận tín hiệu
hình ảnh và âm thanh bằng các tín hiệu kỹ thuật số, trái với các tín hiệu tƣơng tự
đƣợc các đài truyền hình truyền thống sử dụng. Nó sử dụng các dữ liệu điều biến,

đƣợc nén bằng kỹ thuật số và yêu cầu giải mã bởi bộ giải mã thiết kế riêng cho ti vi,
hay một bộ thiết bị nhận tiêu chuẩn với một set-top box, hay một PC có cạc ti vi.

×