Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Giải pháp phát triển dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông cho công ty phần mềm và truyền thông VASC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG






CHU THỊ THANH HÀ




GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG CHO CÔNG TY PHẦN MỀM
VÀ TRUYỀN THÔNG VASC




CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ : 60.34.05





TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ











HÀ NỘI – NĂM 2011
Luận văn được hoàn thành tại:
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN VĂN TẤN

Phản biện 1: ……………………………………………………
……………………………………………………

Phản biện 2: ……………………………………………………
……………………………………………………

Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn tại Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Viễn thông Việt Nam đã khép lại năm 2010 với sự xuất hiện của 3G và sự
nổ dộ của các dịch vụ giá trị gia tăng. Song hành với thành công đó thì năm
2010 đánh dấu một giai đoạn khó khăn trên con đường phát triển của dịch vụ
viễn thông. Thị trường Viễn thông chịu chung ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Sau thời kỳ bùng nổ hàng loạt nhà
cung cấp dịch vụ Viễn thông ra đời đã đẩy thị trường rơi vào bão hoà, cước
dịch vụ tiếp tục giảm dẫn tới doanh thu bình quân trên thuê bao giảm buộc các
doanh nghiệp phải cạnh tranh quyết liệt nếu muốn tồn tại và phát triển. Khó
khăn không dừng lại, khách hàng ngày nay ý thức được quyền lực của họ: Có
quyền đòi hỏi dịch vụ chất lượng cao, giá cước rẻ, quyền được lựa chọn nhà
cung cấp Bài toán, đặt ra cho các doanh nghiệp Viễn thông là làm thế nào để
doanh nghiệp có thể đứng vững trước áp lực của thị trường? Lối thoát cho
doanh nghiệp Viễn thông chính là các mô hình kinh doanh mới với việc tạo ra
nhiều dịch vụ giá trị gia tăng để giữ chân khách hàng, tăng thêm doanh thu bằng
các kết nối mọi lúc, mọi nơi với bất kỳ thiết bị nào, giá cước rẻ. Bên cạnh đó,
hội tụ giữa Viễn thông- Công nghệ thông tin - Truyền thông đang phát triển rất
nhanh chóng và là cơ hội tốt để các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cùng nhau chia
sẻ tiềm lực kinh tế, tạo ra nhiều dịch vụ tiện ích mới, đáp ứng nhu cầu ngày
càng phong phú của khách hàng.
Mặc dù, Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC đang có ưu thế với
việc sở hữu 72% thị phần dịch vụ giá trị gia tăng trên thị trường nhưng rất có
thể phải chia sẻ thị trường này cho các doanh nghiệp khác. Để VASC có thể tạo
lập chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo ưu thế trong cạnh tranh thì giải
pháp quan trọng đó là: Công ty phải liên tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ
mới, phát triển dịch vụ và thực hiện các giải pháp tiếp thị đồng bộ. Đây là vấn
2


đề cấp thiết để giúp Công ty có thể chiếm lĩnh thị trường, tăng doanh thu, khẳng
định vị thế và sự thành công cho Công ty ở hiện tại và trong thời gian tới.
Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài:

Giải pháp phát triển dịch vụ giá trị
gia tăng trên mạng viễn thông cho công ty Phần mềm vàTruyền thông
VASC” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc thực hiện đề tài nói trên nhằm đạt được các mục đích sau:
- Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ và dịch vụ
GTGT Viễn thông đối với doanh nghiệp Viễn thông.
- Phân tích, đánh giá đặc điểm kinh doanh dịch vụ GTGT trên thị trường
Viễn thông Việt Nam.
- Nghiên cứu 3 dịch vụ chính của Công ty VASC đó là: MyTV, Mobile TV
và Megafun.
- Đề xuất giải pháp phát triển 3 dịch vụ chính của Công ty VASC nhằm
tăng hiệu quả kinh doanh và mở rộng thị trường cho các dịch vụ của Công ty
VASC.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu nghiên cứu những vấn đề liên
quan đến việc phát triển dịch vụ giá trị gia tăng như: Các chính sách Marketing,
mô hình kinh doanh, các mối quan hệ hợp tác trong kinh doanh, các kịch bản kế
hoạch kinh doanh mới có thể áp dụng cho Công ty VASC trong giai đoạn 2010
– 2015.
 Phạm vi nghiên cứu
Đặc thù các dịch vụ giá trị gia tăng mà Công ty VASC cung cấp đều dựa
trên sự hội tụ về văn hoá, nghệ thuật, kinh doanh và Công nghệ. Các dịch vụ có
mức doanh thu chiếm tỷ trọng lớn, đang cung cấp và có chất lượng tốt được
xem như là các dịch vụ mũi nhọn cho Công ty trong giai đoạn 2010 – 2015 đó

3

là: dịch vụ giải trí MegaFun trên Internet, dịch vụ MyTV(IPTV) trên mạng băng
rộng và dịch vụ MobileTV trên mạng di động.
Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung vào nghiên cứu 3
dịch vụ chủ đạo: MyTV, Mobile TV và Megafun. Từ đó, đưa ra các giải pháp
nhằm phát triển các dịch vụ này thúc đẩy hoạt động kinh doanh mang lại hiệu
quả cao hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích thống kê, chuyên gia, tổng
hợp, trên cơ sở sử dụng số liệu thống kê và tư liệu của ngành viễn thông nói
chung và VASC nói riêng để phân tích, đánh giá, rút ra kết luận cho vấn đề
nghiên cứu.
5. Những đóng góp của luận văn
Tổng kết và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phát triển dịch vụ
GTGT trên mạng Viễn thông, Internet góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
của một doanh nghiệp, trên cơ sở đó phát triển và vận dụng cho trường hợp
công ty VASC.
Vận dụng lý luận vào phân tích 3 dịch vụ được coi như là chủ đạo của
VASC trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 đó là: MyTV, MobileTV,
MegaFun.
Từ lý luận và kết quả phân tích, thực tiễn, tác giả đề xuất giải pháp phát
triển 3 dịch vụ này nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty VASC.
6. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chia
thành 3 chương:
- Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về phát triển dịch vụ giá trị gia tăng trên
mạng Viễn thông
- Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng Viễn
thông của công ty Phần mềm và Truyền thông VASC.

- Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng Viễn
thông cho Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC.
4

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỀN DỊCH VỤ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG

1.1. Phát triển dịch vụ của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm dịch vụ
Theo Kotler và Armstrong đã đưa ra định nghĩa sau: Một dịch vụ là một
hoạt động hay một lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên kia, trong đó nó
có tính vô hình và không dẫn đến sự chuyển giao quyền sở hữu nào cả.
1.1.2. Nội dung phát triển dịch vụ của một doanh nghiệp
1.1.2.1. Nghiên cứu thị trường
Qui trình nghiên cứu thị trường
- Xác định vấn đề cần nghiên cứu.
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu.
- Thu thập thông tin dữ liệu.
- Xử lý và phân tích dữ liệu thu thập được.
- Chuẩn bị và trình bày báo cáo.
Phương pháp nghiên cứu thị trường:
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp các nhóm trọng điểm.
- Phương pháp phỏng vấn cá nhân.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thử nghiệm.
1.1.2.2. Phát triển dịch vụ
Dịch vụ mới có thể bao gồm 3 dạng sau đây:
- Dịch vụ hoàn toàn mới, chưa ở đâu có.

- Dịch vụ mới được cải tiến hoàn thiện từ các dịch vụ hiện có.
- Dịch vụ mới du nhập từ nơi khác.
5

Thời điểm lựa chọn để phát triển dịch vụ mới:
- Khi dịch vụ hiện hành đã đạt đến giai đoạn chín muồi, suy thoái.
- Khi doanh nghiệp muốn giảm độ mạo hiểm rủi ro.
- Khi doanh nghiệp còn dư thừa công suất phương tiện, thiết bị đầu vào.
- Khi doanh nghiệp muốn mở rộng danh mục dịch vụ để đáp ứng nhu cầu
thêm của khách hàng nhằm thắt chặt mối quan hệ với khách hàng.
Để phát triển dịch vụ mới thì doanh nghiệp có thể thông qua các con
đường như:
- Mua bằng sáng chế hoặc giấy phép sản xuất dịch vụ của doanh nghiệp
khác, từ viện nghiên cứu khoa học và công nghệ.
- Tự tổ chức quá trình nghiên cứu thiết kế dịch vụ mới bằng nguồn lực của
mình.
- Liên kết, phối hợp với các doanh nghiệp khác, với viện nghiên cứu để
thực hiện quá trình này.
Phát triển dịch vụ mới có thể được thực hiện theo những cách sau:
- Hoàn thiện dịch vụ hiện có
+ Hoàn thiện dịch vụ hiện có về hình thức:
+ Hoàn thiện dịch vụ hiện có về nội dung
+ Hoàn thiện dịch vụ hiện có cả về hình thức lẫn nội dung
- Phát triển dịch vụ mới
1.1.2.3. Thiết kế chính sách giá
Cần tiến hành theo các bước cơ bản sau:
- Lựa chọn mục tiêu định giá
- Xác định nhu cầu thị trường
- Phân tích chi phí
- Phân tích giá và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh

- Lựa chọn phương pháp định giá
- Quyết định giá
6

1.1.2.4. Thiết lập hệ thống phân phối
Quá trình thiết kế kênh gồm 7 bước:
- Nhận dạng nhu cầu thiết kế kênh.
- Xác định và phối hợp kênh phân phối.
- Phân loại công việc phân phối .
- Phát triển các cấu trúc thiết kế kênh.
- Đánh giá các biến số ảnh hưởng đến cấu trúc kênh.
- Lựa chọn cấu trúc kênh tốt nhất.
- Tìm kiếm các thành viên kênh
1.1.2.5. Các chương trình xúc tiến hỗn hợp
Bản thân chiến lược xúc tiến lại là một hỗn hợp gồm các thành tố sau đây:
Quảng cáo, quan hệ công chúng, tuyên truyền, khuyến mại, bán hàng trực tiếp.
1.1.2.6. Hoạt động chăm sóc khách hàng
Các phương pháp chăm sóc khách hàng thường được sử dụng như:
- Các biện pháp hỗ trợ bằng công nghệ, kỹ thuật.
- Những chỉ dẫn về website
- Thường xuyên trả lời câu hỏi của khách hàng
- Những diễn đàn thảo luận
- Hỗ trợ qua email
- Hỗ trợ qua điện thoại
- Hỗ trợ kiểm tra dịch vụ
1.1.2.7. Quan hệ hợp tác kinh doanh
Trong kinh doanh bao gồm các mối quan hệ hợp tác sau: Mối quan hệ của
doanh nghiệp với các đối tác cung cấp yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, thiết bị,
máy móc, lao động), mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các thành viên bên
trong doanh nghiệp (cán bộ nhân viên của doanh nghiệp), mối quan hệ giữa

doanh nghiệp với các thành viên kênh phân phối (Đại lý, người bán buôn, người
bán lẻ), mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng. Tất cả
7

các mối quan hệ này đều được xây dựng dựa trên quan điểm hợp tác đôi bên
cùng có lợi mới đảm bảo mối quan hệ được bền vững.
1.2. Phát triển dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông
1.2.1. Khái niệm về dịch vụ GTGT và phát triển dịch vụ GTGT
Dịch vụ GTGT: là dịch vụ làm tăng thêm giá trị sử dụng thông tin của người
sử dụng bằng cách hoàn thiện loại hình hoặc nội dung thông tin, hoặc cung cấp
khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng Viễn thông
hoặc Internet.
Dịch vụ GTGT (VAS) trên thế giới đã trải qua 3 giai đoạn phát triển.
1.2.2. Đặc trưng cơ bản của dịch vụ giá trị gia tăng
Đặc trưng của dịch vụ nói chung đó là: Vô hình, không tách rời giữa sản
xuất và tiêu dùng, không đồng đều về chất lượng, không dự trữ, không chuyển
quyền sở hữu.
Ngoài ra, dịch vụ GTGT Viễn thông còn có đặc trưng riêng biệt mang
đặc thù của dịch vụ hội tụ - trực tuyến, đó là: được hình thành nhằm mang
lại giá trị phụ thêm cho khách hàng; được xây dựng dựa trên nền cơ sở vật chất
và nguồn lực vốn có trong việc cung cấp dịch vụ cơ bản ; tạo ra khả năng cá
nhân hoá các nhu cầu của khách hàng; Sự phát triển dịch vụ GTGT gắn liền với
sự phát triển về mặt công nghệ; Vòng đời một số dịch vụ có thể dài nhưng thời
gian kinh doanh có lợi nhuận ngắn; Công nghệ thiết kế và xây dựng dịch vụ
phát triển từng ngày; Dịch vụ GTGT (VAS) dễ bị ăn cắp ý tưởng; Sự phát triển
dịch vụ phụ thuộc vào trào lưu, thị hiếu người tiêu dùng.
1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ GTGT
- Các chỉ tiêu mang tính định tính
- Các chỉ tiêu mang tính định lượng
1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ GTGT

- Ảnh hưởng của ngành công nghiệp nội dung số.
- Vấn đề về công nghệ.
8

- Những vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu, bản quyền và các vấn đề về cấp
giấy phép triển khai công nghệ và dịch vụ.
- Sự thay đổi của mô hình quản lý nhà nước.
- Vốn khi đầu tư vào dịch vụ GTGT.
- Nguồn nhân lực triển khai dịch vụ.
- Sự chuyên môn hoá.
- Xu hướng hội tụ.
- Xu hướng bão hòa
1.2.5. Mô hình kinh doanh dịch vụ GTGT trên mạng Viễn thông
- Mô hình kinh doanh theo chiều dọc.
- Mô hình kinh doanh theo chiều ngang.
1.3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ GTGT trên thế giới và tại Việt Nam
- Dịch vụ IPTV của France Telecom.
- Dịch vụ chia sẻ dữ liệu của YouTube.
- Dịch vụ Mobile TV của VTC và S-Fone.
1.4. Kết luận
9

Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG CỦA CÔNG TY PHẦN MỀM
VÀ TRUYỀN THÔNG VASC

2.1. Giới thiệu công ty Phần mềm và Truyền thông VASC
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và lĩnh vực hoạt động

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ trong những năm vừa qua.
 Số lượng dịch vụ
Tính đến thời điểm này thì VASC hiện đang cung cấp trên thị trường với 4
nhóm dịch vụ đó là: Các dịch vụ trên Internet, các dịch vụ trên mạng di động,
dịch vụ trên hệ thống IPTV và nhóm các dịch vụ khác.
 Doanh thu
Biểu đồ tăng trưởng doanh thu của VASC
(Đơn vị: tỉ đồng)
72
199 200 197
246
265
292
530
700
0
100
200
300
400
500
600
700
800
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Ước đạt
2011

Hình 2.2: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu của VASC
từ năm 2003-2010
10


 Thị phần


Hình 2.3: Biểu đồ thị phần dịch vụ GTGT trên mạng viễn thông năm 2010
 Kết quả kinh doanh một số dịch vụ của VASC
- Dịch vụ MyTV
Tốc độ phát triển thuê bao MyTV năm 2010
(Đơn vị: thuê bao)
3820
10483
17929
29678
50085
78989
90619
103837
120144
142258
170530
205134
0
50000
100000
150000
200000
250000
tháng 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng 5 tháng 6 tháng 7 tháng 8 tháng 9 tháng
10
tháng

11
tháng
12

Hình 2.4: Tốc độ phát triển thuê bao MyTV năm 2010
Doanh thu MyTV năm 2010
(Đơn vị: triệu đồng)
141
500
832
1256
2379
5076
6700
6456
7182
8556
9930
12083
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
Tháng
1
Tháng

2
Tháng
3
Tháng
4
Tháng
5
Tháng
6
Tháng
7
Tháng
8
Tháng
9
Tháng
10
Tháng
11
Tháng
12

Hình 2.5: Doanh thu MyTV năm 2010
11

- Dịch vụ MobileTV: Năm 2010 doanh thu của dịch vụ MobileTV khoảng
48 tỷ đồng trong đó mức đóng góp của Vinaphone là 33 tỷ đồng, MobiFone là
15tỷ, chiếm tỷ trọng là 9% trong tổng doanh thu của VASC.
- Dịch vụ MegaFun: Lượng PageView trên MegaFun tăng 300% (300.000
pageview/ngày) trong quí 2 năm 2010. Tuy nhiên, cho đến thời điểm quý 4 năm

2010 thì lượng PageView trên MegaFun đã đạt là 700.000 pageview/ngày. Năm
2010, tổng lưu lượng đạt 24tỷ Mb, đạt 117,444 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22% so
với tổng doanh thu của toàn công ty.
2.2. Đặc điểm thị trường kinh doanh dịch vụ GTGT
2.2.1. Giới thiệu khái quát thị trường Viễn thông Việt Nam
2.2.2. Đặc điểm thị trường dịch vụ GTGT trên mạng băng rộng
- Qui mô thị trường dịch vụ GTGT trên mạng băng rộng
- Đặc điểm khách hàng sử dụng dịch vụ GTGT trên mạng băng rộng
- Tiềm năng phát triển dịch vụ GTGT trên mạng băng rộng.
2.2.3. Đặc điểm thị trường dịch vụ GTGT trên mạng di động
- Qui mô thị trường dịch vụ GTGT trên mạng di động
0
200
400
600
800
1,000
1,200
1,400
1,600
Market Size (USD m)
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Vietnam Content Market Size*
(2003-2013)
Mobile Music Mobile Gaming
Mobile Video/TV Basic Infotainment
Other Mobile Services M-Commerce Remote Purchase Revenue
M-Commerce Point-of-Sale Revenue M-Commerce Gambling Revenue
Mobile Advertising Revenue Ringtone
Mobile Graphics Cable TV Revenue


Hình 2.6: Quy mô thị trường dịch vụ nội dung tại Việt Nam
(Yankee 2009)

12

- Đặc điểm khách hàng dịch vụ GTGT trên mạng di động
- Tiềm năng phát triển dịch vụ GTGT trên mạng di động




Hình 2.7:Dự báo tổng số lượng thuê bao di động giai đoạn
2008 – 2013 (NSN 2008)




Hình 2.8: Giá và Số lượng thiết bị bán ra tại Việt Nam (NSN)

2.2.4. Đặc điểm thị trường dịch vụ GTGT trên mạng Internet
- Qui mô thị trường dịch vụ GTGT trên mạng Internet
- Đặc điểm khách hàng dịch vụ GTGT trên mạng Internet
0
10
20
30
40
50
60

70
80
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Subscriptions in million
0%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
Subscription Penetration
/
Human Density in %
Other Technology Subs iDEN
CDMA Family GSM 2+2,5G
W-CDMA (incl. HSDPA, HSUPA, ) Subscription Penetration
Human User Density
13



Hình 2.9: Nhu cầu đặc trưng khi sử dụng Internet
- Tiềm năng phát triển dịch vụ GTGT trên mạng Internet
2.3. Thực trạng các dịch vụ GTGT chủ yếu của VASC
2.3.1. Dịch vụ MyTV
- Giới thiệu dịch vụ MyTV
- Công tác nghiên cứu thị trường



Hình 2.13: Thói quen sử dụng IPTV của khách hàng phân theo
độ tuổi tại Việt Nam

14

- Công tác phát triển dịch vụ MyTV
- Bộ giải mã Set- top- box
- Giá cước
- Hệ thống phân phối
- Các chương trình xúc tiến bán hàng, truyền thông
- Hoạt động bán hàng và chăm sóc khách hàng
- Mối quan hệ với các đối tác kinh doanh
- Những kết quả đạt được của dịch vụ MyTV
- Hạn chế của dịch vụ MyTV
2.3.2. Dịch vụ Mobile TV
- Giới thiệu dịch vụ Mobile TV
- Công tác nghiên cứu thị trường
- Công tác phát triển dịch vụ Mobie TV
- Giá cước
- Hệ thống phân phối
- Các chương trình xúc tiến bán hàng, truyền thông
- Hoạt động bán hàng và chăm sóc khách hàng
- Mối quan hệ với các đối tác kinh doanh:
- Những kết quả đạt được của dịch vụ MobileTV.
- Hạn chế của dịch vụ MobileTV.
2.3.3. Dịch vụ MegaFun
- Giới thiệu dịch vụ MegaFun
- Công tác nghiên cứu thị trường
- Công tác phát triển dịch vụ
- Giá cước

- Hệ thống phân phối
- Các chương trình xúc tiến bán hàng, truyền thông
- Hoạt động bán hàng và chăm sóc khách hàng
15

- Mối quan hệ với các đối tác kinh doanh:
- Những kết quả đạt được của dịch vụ MegaFun.
- Hạn chế của dịch vụ MegaFun.
2.4. Nhận diện điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thách đối với VASC
trong phát triển dịch vụ
- Điểm mạnh của VASC trong việc phát triển dịch vụ
- Điểm yếu của VASC trong việc phát triển dịch vụ
- Cơ hội
- Thách thức
2.5. Kết luận
16

Chương 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG CHO CÔNG TY PHẦN MỀM
VÀ TRUYỀN THÔNG VASC

3.1. Định hướng, chiến lược phát triển của công ty VASC đến năm 2015 và
tầm nhìn năm 2020
- Các quan điểm phát triển.
1. Định hướng của Tập đoàn VNPT
2. Định hướng về phát triển ngành thông tin và truyền thông của Tập Đoàn
VNPT
- Tầm nhìn của VASC đến năm 2020
- Sứ mệnh của VASC

- Giá trị cốt lõi mà VASC mang lại
- Chiến lược phát triển của VASC đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020 (
Dựa trên cơ sở ma trận SWOT).
3.2. Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ giá trị gia tăng cho công ty VASC
3.2.1. Giải pháp cho dịch vụ MyTV
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường
- Giải pháp phát triển dịch vụ MyTV
1, Đầu tư và nâng cấp hệ thống máy chủ
2, Làm phong phú kho nội dung chương trình
3, Xây dựng giao diện, phát triển dịch vụ IPTV trên di động và Internet
4, Xây dựng mô hình kết nối dịch vụ MyTV không dây
5, Hỗ trợ bộ giải mã cho khách hàng dưới nhiều hình thức
- Giải pháp về cước đối với dịch vụ MyTV
- Giải pháp về hệ thống phân phối dịch vụ
- Giải pháp về chính sách bán hàng và truyền thông dịch vụ
17

- Giải pháp chăm sóc khách hàng
- Giải pháp thu hút đối tác kinh doanh dịch vụ
3.2.2. Giải pháp cho dịch vụ MobileTV
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường
- Giải pháp phát triển dịch vụ
1, Nâng cao chất lượng truyền tín hiệu dịch vụ
2, Làm phong phú thêm kho nội dung
3, Hỗ trợ khách hàng đăng ký dịch vụ
- Giải pháp về cước đối với dịch vụ Mobile TV
- Giải pháp về hệ thống phân phối dịch vụ
- Giải pháp về chính sách bán hàng và truyền thông dịch vụ
- Giải pháp chăm sóc khách hàng
- Giải pháp thu hút đối tác kinh doanh dịch vụ

3.2.3. Giải pháp cho dịch vụ MegaFun
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường
- Giải pháp phát triển dịch vụ
1, Giải pháp kỹ thuật
2, Phát triển kho nội dung
- Giải pháp về chính sách giá cước
- Giải pháp về hệ thống phân phối dịch vụ
- Giải pháp về chính sách bán hàng và truyền thông dịch vụ
- Giải pháp chăm sóc khách hàng
- Giải pháp thu hút đối tác kinh doanh
3.2.4. Các giải pháp khác
3.2.4.1. Xây dựng kho nội dung chung
3.2.4.2. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ
- Dịch vụ Kinh doanh nội dung số
- Xây dựng kênh truyền hình MyTV
18

3.2.4.3. Xây dựng một cổng thanh toán chung cho các dịch vụ của VASC
3.2.4.4. Phát triển nguồn nhân lực
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước, Bộ Thông tin và truyền thông
3.3.2. Kiến nghị với Tập đoàn VNPT

19

KẾT LUẬN

Có thể nói dịch vụ GTGT Viễn thông đang là một mảnh đất màu mỡ cần
được khai phá đối với các nhà cung cấp Viễn thông. Giải pháp phát triển dịch
vụ giá trị gia tăng trên mạng Viễn thông cho Công ty Phần mềm và Truyền

thông VASC được xây dựng trên cơ sở, đề tài đã làm nổi bật được một số kết
quả chủ yếu sau: (1) Phân tích đặc thù phát triển dịch vụ GTGT Viễn thông; (2)
Khái quát thị trường kinh doanh dịch vụ; (3) Làm rõ qui mô thị trường, đặc
điểm khách hàng, tiềm năng phát triển đối với các dịch vụ GTGT trên mạng
băng rộng, mạng di động và mạng Internet; (4) Đề tài tổng hợp lại kết quả đạt
được và hạn chế của 3 dịch vụ GTGT đó là: MyTV, Mobile TV và Megafun ;
(5) Đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ MyTV, Mobile TV, Megafun và
một số giải pháp khác; (6) Đề tài xin đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà
nước, Bộ Thông tin và Truyền thông, tập đoàn VNPT để các giải pháp được
đưa vào thực hiện.
Trong số các kết quả cụ thể trên, có thể rút ra được một số điểm nổi bật
trong tổ chức kinh doanh dịch vụ GTGT trên mạng Viễn thông của VASC. Thứ
nhất, VASC chưa tận dụng được thế mạnh là SP, CP số một Việt nam là nắm
giữ 72% thị phần dịch vụ GTGT để khuếch trương cho các dịch vụ GTGT trên
mạng Viễn thông. Thứ 2, là Tập đoàn VNPT chưa phát huy được sức mạnh
tổng hợp của Tập đoàn Kinh tế mạnh với hơn 10 vạn nhân viên, tổng doanh thu
năm 2009 gần 79.000 tỷ đồng , với nguồn lực như vậy nhưng tập đoàn chưa chỉ
đạo quyết liệt, chưa mạnh dạn đầu tư phát triển dịch vụ GTGT. Thứ ba, mặc dù
VASC được Tập đoàn VNPT giao nhiệm vụ đầu tàu phát triển dịch vụ GTGT
trên mạng Viễn thông với phạm vi toàn quốc nhưng công tác tổ chức và phối
hợp với Viễn thông tỉnh còn rất lúng túng, ảnh hưởng lớn đến độ bao phủ thị
trường của các dịch vụ. Thứ tư, là VASC chưa mạnh dạn đề xuất Tập đoàn đầu
tư ngay một cổng thanh toán trực tuyến hiện đại để phát huy lợi thế đặc biệt
20

trong việc phát triển dịch vụ GTGT qua thương mại điện tử. Cuối cùng là vấn
đề con người với nhận thức về cạnh tranh, về xu hướng bùng nổ dịch vụ GTGT
vẫn không theo kịp với các yêu cầu của giai đoạn phát triển dịch vụ GTGT,
dịch vụ hội tụ, dịch vụ nội dung số.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu không nhiều, nội dung nghiên cứu còn

hạn hẹp nên trong khuân khổ một đề tài luận văn tốt nghiệp thì các giải pháp
mà tác giả đưa ra chưa nhiều. Để có thể phân tích một cách kỹ lưỡng nhằm đưa
ra giải pháp mang lại hiệu quả cao cần phải có một công trình nghiên cứu
chuyên sâu. Chính vì thế, tác giả mong muốn sẽ được tiếp tục nghiên cứu vấn
đề phát triển dịch vụ GTGT trên mạng Viễn thông ở một công trình nghiên cứu
ở tầm cao hơn với qui mô rộng hơn.





×