DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BH Bảo hiểm
BHTG Bảo hiểm tiền gửi
BHTGVN Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
BHTM Bảo hiểm thương mại
CDIA Công ty BHTG Canada
FDIC Tổng công ty BHTG Hoa kì
HTXTD Hợp tác xã tín dụng
IADI Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế
KTTT Kinh tế thị trường
NH Ngân hàng
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NSNN Ngân sách Nhà nước
NTD Người tiêu dùng
QTDND Quĩ tín dụng nhân dân
TCTD Tổ chức tín dụng
TTTC Thị trường tài chính
XHCN Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 7
1.1. Tình hình nghiên cứu 7
1.2. Những điểm mới của Luận án 15
CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TIỀN GỬI VÀ PHÁP LUẬT VỀ
HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TIỀN GỬI 18
2.1. Những vấn đề lí luận cơ bản về hoạt động bảo hiểm tiền gửi 18
2.2. Những vấn đề lí luận cơ bản của pháp luật về hoạt động bảo hiểm tiền gửi 52
2.3. Những yếu tố tác động đến sự ra đời và phát triển của pháp luật về hoạt động bảo hiểm tiền gửi 83
2.4. Sự ra đời và phát triển của pháp luật về hoạt động bảo hiểm tiền gửi 87
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÍ ĐẶT RA 95
3.1. Về chủ thể thực hiện hoạt động bảo hiểm tiền gửi và mô hình hoạt động bảo hiểm tiền gửi 95
3.2. Về nội dung hoạt động bảo hiểm tiền gửi 101
3.3. Về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động bảo hiểm tiền gửi 133
CHƯƠNG 4. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở VIỆT NAM 138
4.1. Yêu cầu, định hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam 138
4.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam 142
4.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam 171
KẾT LUẬN 175
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ngân hàng được coi là huyết mạch của cả nền kinh tế, nơi thu hút và luân chuyển các nguồn lực tài chính đáp ứng cho các
nhu cầu khác nhau của mọi chủ thể trong xã hội. Hoạt động ngân hàng được lành mạnh, thông suốt, vững chắc sẽ góp phần quan
trọng trong tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Ngược lại, một hoặc một số ngân hàng hoạt động có nguy cơ mất khả năng
thanh toán, có thể gây ra ảnh hưởng “domino” và có thể tác động tiêu cực đến cả nền kinh tế cũng như xã hội. Bảo đảm an toàn,
lành mạnh cho hoạt động ngân hàng là một trong các vấn đề được các quốc gia đặc biệt quan tâm.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây có nhiều đổi mới. Các ngân hàng trong nước ngày càng phát
triển về số lượng, đa dạng về sản phẩm dịch vụ. Hoạt động ngân hàng đã trở nên quen thuộc đối với nhiều người dân. Việc Việt
Nam trở thành thành viên của WTO đã tạo nhiều cơ hội và thách thức đối với hệ thống ngân hàng trong nước. Các ngân hàng
nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam tăng lên đáng kể. Có thể nói, chưa khi
nào ở Việt Nam các ngân hàng hoạt động sôi động như vậy. Nhưng, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng trở nên gay gắt, khốc
liệt không kém.
Một trong những biểu hiện của sự cạnh tranh giữa các ngân hàng là việc các ngân hàng áp dụng mọi biện pháp thu hút các
nhóm khách hàng khác nhau. Trong đó, có đối tượng khách hàng là cá nhân với số tiền gửi “khiêm tốn”. Thực tế cho thấy, người
dân, nhà đầu tư nhỏ lẻ có nhiều chọn lựa để “gửi gắm” đồng vốn của mình như kênh đầu tư chứng khoán, bất động sản, vàng… Để
người dân, nhà đầu tư lựa chọn ngân hàng, cần thiết phải tạo tâm lí yên tâm cho họ thông qua hàng loạt yếu tố, đặc biệt khi ngân
hàng đổ vỡ thì quyền và lợi ích của họ phải được bảo đảm.
Mặc dù hoạt động ngân hàng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro. Có những
rủi ro xuất phát từ chính đặc trưng của hoạt động kinh doanh của TCTD, NH. Đó là rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh toán,
rủi ro hối đoái. Ngoài những rủi ro cơ bản đó, hoạt động NH còn có thể gặp những rủi ro khác phát sinh từ môi trường hoạt động
kinh doanh như khủng hoảng kinh tế, suy thoái kinh tế, sự thay đổi chính sách, pháp luật của nhà nước.
Để phòng ngừa, khắc phục các rủi ro trong kinh doanh, các TCTD, NH đã và đang áp dụng khá nhiều biện pháp. Chẳng hạn:
sàng lọc, lựa chọn khách hàng; theo dõi và giám sát việc sử dụng vốn vay; xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng; bảo đảm
tiền vay; hạn chế cho vay; thực hiện các biện pháp nhằm cân bằng kỳ hạn giữa tài sản Nợ và tài sản Có; sử dụng các công cụ tài
chính như Hợp đồng lãi suất Kì hạn, Hợp đồng lãi suất Tương lai, Hoán đổi lãi suất, Quyền chọn lãi suất…; đa dạng hóa các loại
ngoại tệ trong kinh doanh, cân bằng trạng thái đối với mỗi loại ngoại tệ; nâng cao mức vốn tự có để bảo đảm tỉ lệ an toàn tối thiểu;
thực hiện các qui định về bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh như qui định về phân tán rủi ro, chuyển hoán vốn…Tuy
nhiên, thực tế cho thấy, dù đã áp dụng đồng thời các biện pháp phòng ngừa rủi ro, nhưng rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
TCTD, NHTM luôn luôn có nguy cơ nảy sinh. Nhất là các rủi ro xảy ra ngoài phạm vi kiểm soát của TCTD, NHTM.
Vì vậy, hoạt động BHTG đã ra đời ở nhiều nước và góp phần hạn chế, khắc phục tối đa các hậu quả của các rủi ro đặc thù
trong lĩnh vực tín dụng ở các nước cũng như ở Việt Nam. Có thể nói, hoạt động BHTG ra đời do nhu cầu khách quan của xã hội là
bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG trong trường hợp tổ chức gặp rủi ro trong kinh doanh tới
mức bị phá sản. Thông qua đó giúp củng cố niềm tin của người gửi tiền tại các tổ chức thuộc hệ thống NH quốc gia. Đồng thời góp
phần bảo đảm sự an toàn, lành mạnh của hệ thống NH.
Tại Việt Nam, trong những năm qua, pháp luật về hoạt động BHTG đã tạo cơ sở pháp lí quan trọng cho hoạt động của tổ chức
BHTGVN. Người dân đã quen với sự có mặt của tổ chức BHTGVN trong hoạt động NH. Tổ chức tham gia BHTG đã có trách nhiệm
hơn đối với hoạt động kinh doanh của mình cũng như đối với việc bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền. Có thể khẳng định rằng,
bước đầu, pháp luật về hoạt động BHTG đã giúp cho hoạt động NH trở nên ổn định, an toàn và lành mạnh.
Bên cạnh những mặt tích cực mà pháp luật về hoạt động BHTG mang lại cho xã hội, pháp luật về hoạt động BHTG của Việt
Nam cũng đã bộc lộ những bất cập, hạn chế đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn. Xuất phát từ nhu cầu điều chỉnh
các quan hệ BHTG bằng pháp luật, từ vai trò của pháp luật về hoạt động BHTG ở Việt Nam, từ thực trạng pháp luật về hoạt động
BHTG ở Việt Nam hiện nay, trong quá trình nghiên cứu pháp luật về kinh doanh ở Việt Nam, Tác giả của Luận án đã chọn Đề tài
nghiên cứu là “Pháp luật về hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam”.
2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của Luận án
* Về mục đích nghiên cứu, với Đề tài nghiên cứu là “Pháp luật về hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam”, Tác giả của
Luận án nghiên cứu tổng thể các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ BHTG; xác định rõ mục đích nghiên cứu là làm sáng
tỏ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của sự điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ BHTG. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp hoàn
thiện pháp luật về hoạt động BHTG ở Việt Nam.
* Về nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu những yếu tố tác động đến sự ra đời và phát triển của hoạt động BHTG và pháp luật về hoạt động BHTG;
- Nghiên cứu và làm sáng tỏ nhu cầu điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hoạt động
BHTG ở Việt Nam;
- Làm sáng tỏ những vấn đề lí luận của pháp luật về hoạt động BHTG;
- Nghiên cứu ở góc độ pháp lí các mô hình hoạt động BHTG trên thế giới và khả năng áp dụng ở Việt Nam;
- Phân tích và làm sáng tỏ thực trạng pháp luật về hoạt động BHTG ở Việt Nam. Trong đó, đánh giá những mặt tích cực
và những hạn chế của hệ thống pháp luật về hoạt động BHTG hiện hành của Việt Nam;
- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động BHTG ở Việt Nam.
* Về đối tượng nghiên cứu, Tác giả của Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau:
- Những vấn đề lí luận cơ bản về hoạt động BHTG và pháp luật về hoạt động BHTG; những yếu tố tác động quá trình hình
thành và phát triển của hoạt động BHTG và pháp luật về hoạt động BHTG.
- Thực trạng pháp luật về hoạt động BHTG của Việt Nam và tham chiếu qui định pháp luật về hoạt động BHTG của một
số quốc gia trên các nội dung như: Địa vị pháp lí của các chủ thể trong quan hệ pháp luật BHTG. Trong đó, tập trung nghiên cứu
về địa vị pháp lí của chủ thể thực hiện hoạt động BHTG ở Việt Nam - tổ chức BHTGVN; Mô hình hoạt động BHTG; Công cụ
thực hiện hoạt động BHTG; Nội dung hoạt động BHTG.
- Những định hướng, yêu cầu và đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động BHTG ở Việt Nam.
*Về phạm vi nghiên cứu:
- Hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động BHTG của Việt Nam: Tác giả của Luận án tập trung nghiên cứu các văn bản
pháp luật về hoạt động BHTG của Việt Nam được ban hành từ năm 1994 trở lại đây. Cụ thể, từ khi Nhà nước ta ban hành Quyết
định số 101/TC-QĐ-BH ngày 01/01/1994 của Bộ tài chính về Qui tắc bảo hiểm trách nhiệm của Quĩ tín dụng nhân dân đối với
khoản tiền gửi có kì hạn. Đó là văn bản pháp luật đầu tiên của Việt Nam về hoạt động BHTG.
- Hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động BHTG của các quốc gia trên thế giới: Tác giả của Luận án lựa chọn nghiên
cứu các văn bản pháp luật về hoạt động BHTG của một số quốc gia trên thế giới. Cụ thể, pháp luật về hoạt động BHTG của Mĩ,
trong đó chú ý đến Luật BHTG được ban hành từ năm 1829. Bởi vì, đây là quốc gia triển khai áp dụng hoạt động BHTG đầu tiên
trên thế giới và mô hình hoạt động BHTG hiện nay được đánh giá là hiện đại nhất. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, Tác
giả của Luận án cũng dành sự quan tâm đáng kể đến việc nghiên cứu pháp luật về hoạt động BHTG của một số quốc gia ở khu
vực Châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Sinhgapo và khu vực Châu Âu như Đức, Canada.
- Các công trình khoa học: khi nghiên cứu về hoạt động BHTG và pháp luật về hoạt động BHTG, Luận án còn tham khảo
các công trình khoa học trong và ngoài nước dưới giác độ kinh tế - tài chính và pháp lí.
3. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả của Luận án nghiên cứu “Pháp luật về hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam” dựa trên cơ sở vận dụng những
quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lên nin về Nhà nước và Pháp luật, dựa trên đường lối, quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà
nước ta về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong thời kì hội nhập.
Phương pháp duy vật biện chứng được vận dụng trong quá trình nghiên cứu Luận án về đánh giá các yếu tố tác động đến
sự ra đời, phát triển của hoạt động BHTG và pháp luật về hoạt động BHTG; đánh giá hành vi của các chủ thể trong quan hệ pháp
luật BHTG.
Phương pháp duy vật lịch sử được vận dụng trong nghiên cứu khái quát về quá trình phát triển của pháp luật về hoạt động
BHTG ở Việt Nam khi điều chỉnh quan hệ BHTG.
Các phương pháp tổng hợp, phân tích, hệ thống được vận dụng nhằm đánh giá các nội dung với các góc độ khác nhau của
hệ thống pháp luật về hoạt động BHTG ở Việt Nam, từ cụ thể đến khái quát, từ cái chung đến cái riêng.
Phương pháp so sánh được vận dụng trong nghiên cứu pháp luật về hoạt động BHTG ở một số quốc gia điển hình, triển
khai có hiệu quả các qui định pháp luật về hoạt động BHTG. Qua đó, thấy được những ưu điểm, hạn chế của pháp luật qui định
về từng mô hình hoạt động BHTG được áp dụng tại các nước. Trên cơ sở đó, đưa ra đề xuất về khả năng áp dụng tại Việt Nam.
4. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của Luận án
Những kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần làm sáng tỏ về phương diện lí luận trong khoa học pháp lí của hoạt động
BHTG như khái niệm về hoạt động BHTG và pháp luật về hoạt động BHTG, bản chất kinh tế, bản chất pháp lí của hoạt động
BHTG, khía cạnh pháp lí của các mô hình hoạt động BHTG. Trên cơ sở đó, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động
BHTG của Việt Nam hiện hành, chỉ ra những bất cập và phương hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động BHTG ở Việt Nam.
Những kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho hoạt động hoàn thiện pháp luật về hoạt động BHTG
của các nhà hoạch định chính sách. Đồng thời, đó cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các hoạt động nghiên cứu, học tập về
pháp luật tài chính, NH và BHTG ở Việt Nam.
5. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án có kết cấu gồm 4 Chương, bao gồm:
Chương 1: Tổng quan Đề tài.
Chương 2: Những vấn đề lí luận cơ bản về hoạt động bảo hiểm tiền gửi và pháp luật về hoạt động bảo hiểm tiền gửi.
Chương 3: Thực trạng pháp luật về hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề pháp lí đặt ra.
Chương 4: Hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hoạt động BHTG được ra đời với mục tiêu là “bảo vệ người gửi tiền” từ thế kỉ 19 tại Mĩ. Những thành công của hoạt
động BHTG tại quốc gia này đã góp phần quan trọng làm cho loại hình BH đặc thù này “mở rộng” phạm vi hoạt động sang các
quốc gia châu Âu vào những năm 1960 và tiếp đó là các quốc gia châu Á. Một điểm khác biệt so với Việt Nam là tại các quốc
gia đó, Luật về BHTG được ban hành trước khi thiết lập và triển khai các hoạt động BHTG. Đặc biệt, từ giai đoạn Hiệp hội
BHTG quốc tế được thành lập vào năm 2002, những nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này đã được “chia sẻ” giữa các quốc gia
khác nhau. Do phạm vi nghiên cứu của Luận án, chỉ đề cập đến một số nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu.
- Trong cuốn Deposit Insurance around the world - A date base [109], các nhà nghiên cứu đã phân tích một số vấn đề lí
luận về BHTG; thực tiễn áp dụng pháp luật về BHTG tại các quốc gia trên thế giới (68); đánh giá những thành công, hạn chế của
pháp luật các quốc gia trên các mặt như thiết kế hệ thống BHTG, mô hình hoạt động BHTG, một số nội dung hoạt động BHTG.
Những nghiên cứu của các tác giả có ý nghĩa rất lớn để các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách ở mỗi quốc gia tham
khảo.
- Cuốn Deposit insurance and the appropriate institutions được nhà nghiên cứu Gillian G. H. Garcia hoàn thành vào năm 2002
[105] đã phân tích sâu sắc về sự cần thiết của hoạt động BHTG, vai trò của BHTG đối với hoạt động của hệ thống tài chính, NH ở các
quốc gia. Đặc biệt, đưa ra kinh nghiệm thiết lập hệ thống BHTG phù hợp với các điều kiện về kinh tế, xã hội ở các quốc gia. Do đó,
cuốn Bảo hiểm tiền gửi và những định chế phù hợp của tác giả có giá trị tham khảo rất cao đối với hoạt động nghiên cứu nhằm xây
dựng luật về BHTG ở các quốc gia.
- Nhà nghiên cứu Choi J. B. trong cuốn Structuring a deposit insurance system from the Asian perspective [103] đã phân
tích các vấn đề lí luận về BHTG, cơ sở của việc thiết kế các qui định pháp luật về BHTG và thực tiễn hoạt động BHTG tại các
quốc gia châu Á. Mô hình hoạt động BHTG và nội dung hoạt động BHTG không được thiết kế để áp dụng chung đối với tất cả
các quốc gia khác nhau. Tại các quốc gia châu Á, do các yếu tố về điều kiện kinh tế, xã hội, tập quán, lịch sử, văn hóa, cơ cấu
một hệ thống BHTG phải được thiết kế phù hợp. Tác giả đã phân tích sự hình thành, phát triển của hoạt động BHTG nói chung
và tại các quốc gia châu Á nói riêng. Đồng thời đưa ra quan điểm về xây dựng và áp dụng hệ thống BHTG phù hợp với các điều
kiện của các quốc gia thuộc châu Á. Nghiên cứu về thiết lập cơ cấu một hệ thống BHTG từ điều kiện kinh tế, xã hội ở châu Á
của tác giả có ý nghĩa rất to lớn đối với hoạt động nghiên cứu cũng như có giá trị tham khảo đối với việc xây dựng, hoàn thiện
pháp luật về BHTG ở các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tình hình nghiên cứu dưới giác độ kinh tế - tài chính.
Hoạt động BHTG là hoạt động BH khá mới mẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hoạt động BHTG tại
Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, trong đó có sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học.
Ở giác độ kinh tế - tài chính, đã có khối lượng lớn các công trình nghiên cứu về BHTG. Các công trình nghiên cứu đó có
thể chia làm các nhóm như nhóm Luận văn, Luận án nghiên cứu về BHTG; nhóm bài báo về BHTG.
Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu thuộc Luận văn, Luận án, Đề tài khoa học nghiên cứu về BHTG. Trong nhóm này, phải
kể đến các “đại diện” sau đây:
- Luận án Tiến sĩ kinh tế của Lê Thị Kim Oanh, 2004, về “Giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam”,
bảo vệ thành công tại Học viện Ngân hàng, Hà Nội; Tác giả đã nghiên cứu công phu những điều kiện về kinh tế, xã hội, tài
chính, NH tác động đến sự hình thành và phát triển của BHTG ở các nước và ở Việt Nam; đánh giá thực trạng hoạt động BHTG
ở Việt Nam; phân tích những phương hướng nâng cao hoạt động BHTG ở Việt Nam [58].
- Luận án Tiến sĩ của Đào Văn Tuấn năm 2005, với Đề tài: “Giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi ở Việt
Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Học viện Ngân Hàng, Hà Nội đã phân tích thực trạng hoạt động BHTG ở Việt
Nam trong điều kiện hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế quốc tế. Tác giả đã phân tích những giải pháp mang tính chiến lược
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của BHTG ở Việt Nam trong bối cảnh các NH thực sự tham gia vào cuộc cạnh tranh trong
lĩnh vực NH [89].
- Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Bùi Thu Hương về “Hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong thời
kì hội nhập” được bảo vệ thành công tại Học viện Ngân hàng năm 2010 [31] đã đề cập đến một số nội dung về hoạt động nghiệp
vụ BHTG tại Việt Nam, thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động nghiệp vụ BHTG tại Việt Nam trong thời
kì hội nhập quốc tế sâu và rộng như hiện nay.
- Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Hiển về “Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động bảo hiểm tiền gửi Việt
Nam ” bảo vệ thành công tại Học viện Ngân hàng năm 2008 [25] cũng nghiên cứu một số nội dung trong hoạt động BHTG ở
Việt Nam, vai trò, chức năng của tổ chức BHTGVN trong việc thực hiện các hoạt động BHTG, đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động của BHTGVN nhằm thực hiện các mục tiêu đặt ra.
- Công trình nghiên cứu khoa học cấp Học viện của Học viện Ngân hàng được thực hiện và bảo vệ thành công năm 2009
với tên gọi “Bảo hiểm tiền gửi trong việc bảo đảm an toàn tài chính quốc gia tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp” có đưa ra
một số vấn đề lí luận về BHTG, vai trò của BHTG trong việc bảo đảm an toàn tài chính quốc gia, chỉ ra những mặt tích cực của
BHTG và những mặt tiêu cực của BHTG trong việc bảo đảm vai trò đó và nguyên nhân của những mặt tiêu cực nói trên, đề ra
một số giải pháp nâng cao chất lượng của BHTG trong việc bảo đảm an toàn tài chính ở Việt Nam…
Thứ hai, nhóm bài báo nghiên cứu về BHTG.
Từ năm 2000, khi hoạt động BHTG bắt đầu triển khai thực hiện tại Việt Nam, đã có rất nhiều bài báo, bài tham luận của
các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, nhà quản lí trong lĩnh vực tài chính, NH (như PGS.TS Lê Hoàng Nga - Học
viện Ngân hàng; TS Lê Thị Kim Oanh; Ths Thúy Sen…) được đăng tải trên các tạp chí như Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí tài chính
tiền tệ, các tờ báo điện tử, các website của BHTG Việt Nam, NHNN Việt Nam…
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu dưới giác độ kinh tế - tài chính về BHTG đã xây dựng được một số vấn đề thuộc
hệ thống lí luận về BHTG, đánh giá thực trạng hoạt động nghiệp vụ của BHTG Việt Nam, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn
thiện các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức BHTG Việt Nam, bảo đảm quyền và lợi ích của người gửi tiền, góp phần bảo đảm an
toàn cho cả hệ thống NH Việt Nam trong thời kì hội nhập. Đó là hệ thống tri thức có giá trị rất lớn trong lĩnh vực kinh tế.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập ở các mức độ khác nhau về giác độ kinh tế - tài chính của BHTG.
Các công trình kể trên chưa nghiên cứu một cách tổng thể về BHTG cũng như chưa có nghiên cứu chính thức về giác độ pháp lí
của hoạt động BHTG. Do đó, chưa đề cập đến cơ sở lí luận của pháp luật về hoạt động BHTG cũng như vai trò to lớn của pháp
luật về hoạt động BHTG trong việc thực hiện mục tiêu chính sách công của nhà nước trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Tình hình nghiên cứu dưới giác độ pháp lí.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu khoa học về BHTG dưới giác độ kinh tế - tài chính, cho đến nay cũng đã có một số
công trình nghiên cứu ở giác độ pháp lí với những qui mô khác nhau về pháp luật điều chỉnh quan hệ BHTG. Trong phạm vi liên
quan đến Đề tài nghiên cứu của Luận án, có thể kể đến các công trình nghiên cứu đáng chú ý như sau:
- Cuốn Chuyên khảo “Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam” của TS. Lê Thị Thu Thuỷ [89] được ra đời năm 2008
(Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội). Đây là công trình nghiên cứu có qui mô lớn nhất cho đến thời điểm này về pháp luật
điều chỉnh quan hệ BHTG ở Việt Nam.
Chuyên khảo đã đề cập khái quát về sự hình thành của BHTG trên thế giới, ở Việt Nam; một số vấn đề lí luận cơ bản về
BHTG như khái niệm BHTG, đặc trưng của BHTG, hạn chế của BHTG; nội dung pháp luật về BHTG của Việt Nam; khảo sát
thực trạng pháp luật về BHTG ở Việt Nam và đề xuất một số phương hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về BHTG ở Việt Nam.
Tuy nhiên, Chuyên khảo còn bỏ ngỏ nhiều vấn đề cần nghiên cứu như chưa xây dựng hệ thống lí luận pháp luật về hoạt
động BHTG; chưa có những đánh giá về bản chất pháp lí của hoạt động BHTG; chưa làm rõ sự tương đồng, khác biệt giữa hoạt
động BHTG và hoạt động BHTM; chưa có những phân tích về khía cạnh pháp lí của các mô hình hoạt động BHTG; chưa khảo
sát toàn diện thực trạng pháp luật về hoạt động BHTG Việt Nam… Tuy vậy, mặc dù nội dung nghiên cứu còn ở mức khái quát
nhưng Chuyên khảo đã trở thành tiền đề để các nhà khoa học, nhà quản lí tiếp tục nghiên cứu về giác độ pháp lí của hoạt động
BHTG - một loại hình hoạt động BH đặc thù trong nền kinh tế.
- Bài viết: “Mô hình bảo hiểm tiền gửi hiện nay và những vấn đề quan tâm khi xây dựng Luật bảo hiểm tiền gửi” của TS.
Đinh Dũng Sỹ [79]. Trong đó, TS Đinh Dũng Sỹ đã phân tích khía cạnh pháp lí của các mô hình BHTG như mô hình BHTG
chuyên chi trả, mô hình BHTG chi trả với quyền hạn mở rộng và mô hình BHTG giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, công trình nghiên
cứu đã phân tích hướng xây dựng mô hình BHTG ở Việt Nam trong thời gian tới khi xây dựng Luật BHTG.
- Bài viết: “Bàn về mô hình bảo hiểm tiền gửi trong thời kì hội nhập quốc tế” của TS. Lê Thị Thu Thuỷ [88] cũng đã phân
tích khía cạnh pháp lí của các mô hình BHTG trên thế giới; đưa ra một số kiến nghị về việc thiết lập mô hình BHTG ở Việt Nam
trong điều kiện hội nhập quốc tế.
- Bài viết: “Địa vị pháp lí của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam” của TS. Đinh Dũng Sỹ [80]. Trong đó, Tác giả bài báo đã có
những nghiên cứu về vị trí pháp lí của tổ chức BHTG Việt Nam hiện nay, xu hướng xác định vị trí pháp lí có tính “độc lập tương
đối”của tổ chức BHTG, nhằm bảo đảm hiệu quả các hoạt động BHTG.
- Bài viết: “Bảo hiểm tiền gửi và vấn đề an toàn tín dụng” của TS. Đinh Dũng Sỹ [78]. Trong đó, Tác giả bài báo phân tích
sâu sắc bản chất của hoạt động tín dụng, NH; tính rủi ro của hoạt động đó; vai trò của BHTG trong bảo đảm an toàn đối với hoạt
động tín dụng, NH; đưa ra các yêu cầu trong việc thiết lập các qui định pháp luật về BHTG nhằm bảo đảm sự an toàn đối với hoạt
động tín dụng, NH.
- Bài viết: “Bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền theo pháp luật về bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam thực trạng và phương hướng
hoàn thiện”, được đăng trên Thông tin BHTGVN, số 3, năm 2007 của GS.TSKH Đào Trí Úc [95]. Bài viết đã đề cập đến các qui
định của pháp luật về BHTG của Việt Nam trong vấn đề bảo vệ người gửi tiền; đánh giá khái quát những yếu tố kinh tế, xã hội tác
động đến việc hoàn thiện các qui định pháp luật Việt Nam về bảo vệ người gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG.
- Chuyên đề nghiên cứu mang tên: “Vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc bảo vệ người gửi tiền và
bảo đảm an sinh xã hội” [94] đã phân tích bản chất của BHTG, phân tích các mô hình BHTG trên thế giới, vai trò của BHTG đối
với việc bảo vệ người gửi tiền, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phương hướng xây dựng pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích
của người gửi tiền tại tổ chức thamgia BHTG.
- Ngoài ra, nhiều bài báo được các chuyên gia pháp lí, chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế - tài chính đăng tải trên các tạp chí
chuyên ngành pháp lí như Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Tạp chí dân chủ và pháp luật,… hoặc ý kiến các Đại biểu Quốc hội và ý
kiến các chuyên gia trao đổi tại các Hội thảo chuyên ngành về xây dựng Luật BHTG ở Việt Nam; Toàn bộ hồ sơ Dự án Luật Bảo
hiểm tiền gửi được xây dựng từ tháng 9 năm 2011 đến trước ngày 18/6/2012, Luật Bảo hiểm tiền gửi được Quốc hội Việt Nam
thông qua ngày 18/6/2012 cũng được Tác giả của Luận án quan tâm nghiên cứu khi thực hiện Đề tài nghiên cứu này.
- Luận án tiến sĩ của Bùi Hữu Toàn về “Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” mới
được bảo vệ thành công tại Học viện Khoa học xã hội vào tháng 8 năm 2012 cũng đã phân tích khái quát một số vấn đề lí luận về
BHTG, ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đến pháp luật về BHTG, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về BHTG ở
Việt Nam.
1.1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu
*Khái quát chung nhất về các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến pháp luật về BHTG, có thể nhận
thấy, các công trình đã nghiên cứu với các mức độ khác nhau đến những vấn đề thuộc hai nhóm sau đây:
Một là, nhóm những nghiên cứu các qui định pháp luật về BHTG như:
- Các chủ thể trong quan hệ BHTG, bao gồm chủ thể thực hiện hoạt động BHTG, chủ thể tham gia BHTG, người gửi tiền
tại tổ chức tham gia BHTG, chủ thể quản lí nhà nước về BHTG, chủ thể giám sát tài chính trong mạng an toàn tài chính quốc gia;
- Mô hình BHTG và các vấn đề liên quan đến thiết kế một mô hình BHTG.
- Các nội dung hoạt động BHTG như hoạt động cấp Giấy chứng nhận BHTG, giao kết hợp đồng BHTG; thu nộp phí
BHTG; kiểm tra, giám sát tổ chức tham gia BHTG; hỗ trợ tài chính đối với tổ chức tham gia BHTG; chi trả BHTG; thanh lí tổ
chức tham gia BHTG; Quĩ BHTG như cơ chế tạo lập quĩ BHTG, quản lí quĩ BHTG, sử dụng quĩ BHTG…
Hai là, nhóm những nghiên cứu về thực hiện các qui định pháp luật về BHTG; đánh giá việc thực thi pháp luật về BHTG.
*Về kết quả nghiên cứu, các nghiên cứu về BHTG và pháp luật về BHTG đã có những đóng góp có giá trị về mặt khoa
học và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, thể hiện trên các mặt sau:
Một là, đã khái quát được ở một mức độ nhất định những nội dung cơ bản của hoạt động BHTG (trong công trình nghiên cứu
của Tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh tại Chương 2; của Tác giả Đào Văn Tuấn tại Chương 2), các qui định của pháp luật về hoạt động
BHTG (trong công trình nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thu Thủy tại Tiểu mục 1.6, Chương 1, tr. 57 – 60) và thực tiễn áp dụng.
Hai là, đã có đánh giá trên một số khía cạnh về thực trạng của pháp luật về hoạt động BHTG và thực tiễn áp dụng tại Việt
Nam. Hệ thống pháp luật của Việt Nam về BHTG nói chung và về hoạt động BHTG nói riêng được ra đời và thực thi chưa được
bao lâu, việc thực hiện các qui định pháp luật về BHTG còn mang tính “thử nghiệm”. Vì vậy, các Tác giả của các công trình
nghiên cứu dưới các giác độ kinh tế - tài chính cũng như pháp lí đều dành sự quan tâm đáng kể đến đánh giá tính hiệu quả của
việc thực thi các qui định hiện hành về BHTG của Việt Nam.
Cụ thể: các công trình nghiên cứu đã đề cập đến các vấn đề nổi cộm như: giá trị pháp lí của các qui định pháp luật về
BHTG chưa tương xứng với vai trò của BHTG; địa vị pháp lí của tổ chức BHTGVN đã làm hạn chế vai trò, chức năng của tổ
chức trong hoạt động BHTG; cơ chế phối hợp giữa tổ chức BHTGVN với các chủ thể khác trong quan hệ BHTG; những bất cập
của pháp luật hiện hành về nội dung hoạt động BHTG, xử lí vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp trong hoạt động BHTG…
Ba là, đã đặt tiền đề cho các hoạt động nghiên cứu về quan hệ BHTG, hoạt động BHTG và hoàn thiện pháp luật về BHTG
nói chung và hoạt động BHTG nói riêng. Chẳng hạn, hướng nghiên cứu được TS Đinh Dũng Sỹ “để ngỏ” trong trong bài báo
khoa học của mình [80] và được nhiều nhà khoa học khác bàn luận liên quan đến việc xác định vị trí pháp lí, mô hình tổ chức và
hoạt động của tổ chức BHTG của Việt Nam trong tương lai; vị trí của tổ chức BHTGVN trong hệ thống giám sát tài chính quốc
gia, cơ chế phối hợp giữa tổ chức BHTGVN và các chủ thể quản lí, giám sát trong lĩnh vực tài chính, NH; cơ chế tạo lập, quản lí,
sử dụng quĩ của tổ chức BHTGVN; thẩm quyền của tổ chức BHTGVN. Hoặc, các qui định pháp luật về nội dung hoạt động
BHTG được TS Lê Thị Thu Thủy đặt ra trong cuốn Chuyên khảo tại các trang 76; 81; 84; 93;96. Hay, vấn đề giải quyết tranh
chấp phát sinh từ hoạt động BHTG nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền đã được Tác giả Đào Trí Úc đặt ra.
*Các vấn đề được đặt ra, cùng với những đóng góp tích cực cho việc nghiên cứu lí luận và thực tiễn, các công trình
nghiên cứu về BHTG và pháp luật về BHTG cũng đặt ra một số nhóm vấn đề như sau:
- Các nghiên cứu liên quan đến BHTG và pháp luật về BHTG được thực hiện trong thời kì Việt Nam chưa có Luật BHTG.
Hệ thống qui định pháp luật về BHTG chỉ được thể hiện trong các văn bản dưới luật và mang tính tản mạn, không đồng bộ. Do
vậy, các vấn đề lí luận về BHTG và thực trạng pháp luật về BHTG được nghiên cứu trong khuôn khổ các quan điểm lí luận ở
thời điểm đó. Các nghiên cứu chưa đánh giá đầy đủ về thực trạng pháp luật về hoạt động BHTG cũng như nguyên nhân của
những hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động BHTG.
- Các công trình nghiên cứu cũng đã đề cập đến một số quan điểm lí luận về BHTG, quan hệ BHTG, nhưng chưa phân tích
một cách sâu sắc tính đặc thù của quan hệ BHTG, hoạt động BHTG, những yếu tố tác động đến việc xây dựng luật BHTG, cơ sở
để xây dựng một mô hình hoạt động BHTG phù hợp điều kiện thực tế ở Việt Nam. Các nghiên cứu về BHTG, hoạt động BHTG
mới chỉ dừng lại ở những khái quát trên cơ sở các qui định pháp luật hiện hành về BHTG.
- Các kiến nghị, đề xuất mang tính đơn lẻ chỉ đề cập đến việc sửa đổi, bổ sung các qui định về các vấn đề khác nhau liên
quan đến BHTG trong các văn bản pháp luật hiện hành. Mặc dù các nghiên cứu có hướng đến việc góp ý xây dựng Luật BHTG,
nhưng chưa có những phân tích sâu sắc, đầy đủ về cơ sở kinh tế, xã hội của những đề xuất đó.
Trong bối cảnh tình hình nghiên cứu như trên, việc chọn đề tài “Pháp luật về hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam” là
nhằm giải quyết các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lí luận của pháp luật về hoạt động BHTG. Vấn đề này được dựa trên hai yếu tố cơ bản:
i) làm rõ bản chất, đặc điểm của hoạt động BHTG; phân biệt hoạt động BHTG và hoạt động BHTM, phân tích rủi ro
trong hoạt động BHTG, các loại hình hoạt động BHTG;
ii) trên cơ sở những đặc thù của hoạt động BHTG, xác định những yêu cầu, nguyên tắc điều chỉnh bằng pháp luật đối với
hoạt động BHTG và nội dung pháp luật về hoạt động BHTG.
Thứ hai, đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động BHTG tại Việt Nam, bao gồm các qui định pháp luật và thực
tiễn áp dụng pháp luật về chủ thể trực tiếp thực hiện các hoạt động nghiệp vụ BHTG, mô hình hoạt động BHTG, nội dung hoạt
động BHTG, xử lí vi pháp luật và giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực hoạt động BHTG. Những nghiên cứu đó sẽ là
những luận cứ khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động BHTG ở Việt Nam.
Thứ ba, các đề xuất về phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động BHTG ở Việt Nam phải nhằm hướng
đến việc xây dựng một mô hình hoạt động BHTG và những vấn đề pháp lí kèm theo phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và
thực trạng hệ thống tài chính, NH ở Việt Nam, vừa giải quyết được những vấn đề thực tiễn trước mắt và vừa bảo đảm tính ổn
định, lâu dài.
1.2. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án là công trình khoa học công phu nghiên cứu có hệ thống về pháp luật điều chỉnh hoạt động BHTG ở Việt Nam từ
khi bắt đầu xây dựng và thực hiện các qui định pháp luật về hoạt động BHTG. Trên cơ sở các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra,
Luận án có những đóng góp mới nhất định về mặt khoa học cũng như trong nghiên cứu hoàn thiện và áp dụng pháp luật về
BHTG. Cụ thể:
Một là, Tác giả của Luận án tiếp tục phát triển và hoàn thiện thêm một bước cơ sở lí luận của pháp luật về BHTG. Trên cơ sở kết
quả nghiên cứu của các công trình khoa học trước đây về BHTG, Tác giả của Luận án tiếp tục làm rõ bản chất kinh tế, bản chất pháp
lí của hoạt động BHTG, so sánh giữa hoạt động BHTG và hoạt động BHTM,… trên cơ sở đó, khái quát những đặc thù của hoạt động
BHTG và pháp luật về hoạt động BHTG. Cụ thể, tính đặc thù của hoạt động BHTG thể hiện trên các khía cạnh như chủ thể thực hiện
hoạt động BHTG là tổ chức tài chính “đặc biệt”, không phải là các DN BH; nội dung hoạt động BHTG không chỉ là nghiệp vụ BHTG
thuần túy mà còn bao gồm các hoạt động kiểm tra, giám sát tổ chức tham gia BHTG, tham gia quá trình thành lí tổ chức tham gia
BHTG trong trường hợp tổ chức này bị chấm dứt hoạt động; mục đích của hoạt động BHTG nhằm thực hiện các mục tiêu chính sách
công của nhà nước trong lĩnh vực tài chính như bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG (mặc dù
họ không phải là người đóng phí BHTG), bảo đảm cho hoạt động tài chính, ngân hàng được ổn định,…Pháp luật về hoạt động BHTG
là công cụ để nhà nước bảo đảm thực hiện mục tiêu chính sách công trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Do đó, pháp luật về hoạt
động BHTG có mối liên hệ chặt chẽ với các phương diện pháp luật khác. Trong đó, có mối liên hệ chặt chẽ với pháp luật về tín dụng,
ngân hàng.
Hai là, Tác giả của Luận án đánh giá thực trạng của hệ thống pháp luật về hoạt động BHTG của Việt Nam. Trong nhiều
công trình nghiên cứu trước đây, cũng đã có một số đánh giá về thực trạng pháp luật về BHTG nói chung, về một số nội dung
hoạt động BHTG nói riêng. Tuy nhiên, những đánh giá đó mới chỉ được thực hiện đơn lẻ và từ các góc độ nghiên cứu khác nhau.
Trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đó, Tác giả của Luận án đánh giá thực trạng
pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động BHTG của Việt Nam, chỉ ra những bất cập của pháp luật hiện hành về hoạt
động BHTG của Việt Nam, những hạn chế trong việc áp dụng pháp luật về hoạt động BHTG. Đồng thời, Tác giả của Luận án
nghiên cứu và tham chiếu những qui định pháp luật về hoạt động BHTG của một số nước, đưa ra những kinh nghiệm nhằm hoàn
thiện pháp luật về hoạt động BHTG nói chung. Những đánh giá và tham chiếu của Tác giả của Luận án đề cập đến phạm vi
nghiên cứu và trên các mặt như chủ thể thực hiện hiện hoạt động BHTG (vị trí pháp lí, thẩm quyền, mối quan hệ với các chủ thể
quản lí, giám sát khác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng); các nội dung hoạt động BHTG.
Ba là, Tác giả của Luận án mạnh dạn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động BHTG ở Việt Nam. Những
đề xuất của Tác giả Luận án được đưa ra trên cơ sở đánh giá mặt tích cực, hạn chế của hệ thống pháp luật về hoạt động BHTG của
Việt Nam hiện nay, nghiên cứu tình hình kinh tế vĩ mô và tình hình hoạt động NH ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc
tế, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc pháp luật về hoạt động BHTG của một số nước trên thế giới. Nội dung cốt lõi của các đề xuất
đó là xác định địa vị pháp lí của tổ chức trực tiếp thực hiện hoạt động BHTG ở Việt Nam, mô hình hoạt động BHTG, qui định về các
nội dung hoạt động BHTG. Trên cơ sở đó, pháp luật về hoạt động BHTG sẽ trở thành công cụ pháp lí quan trọng bảo đảm các mục
tiêu chính sách công của nhà nước trong lĩnh vực tài chính, NH.
CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TIỀN GỬI VÀ PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG
BẢO HIỂM TIỀN GỬI
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TIỀN GỬI
2.1.1. Khái niệm, nội dung, vai trò của hoạt động bảo hiểm tiền gửi
Quan niệm hoạt động BHTG là hoạt động nhằm “bảo vệ người gửi tiền” xuất hiện lần đầu tiên tại Mĩ vào khoảng thế kỷ
19, được nêu trong Đề án thành lập tổ chức Bảo hiểm trách nhiệm ngân hàng tại New York. Thời kỳ đó, tại Mĩ đã xảy ra hiện
tượng sụp đổ hàng loạt NH. Điều đáng chú ý là hiện tượng này đã lặp đi lặp lại trong nhiều năm sau đó. Các nhà hoạch định
chính sách Mĩ đã đặt ra vấn đề: cần có các biện pháp phòng ngừa những rủi ro trong trường hợp các ngân hàng bị đổ vỡ. Biện
pháp được thống nhất là bảo hiểm tiền gửi - bảo vệ người gửi tiền tại các NH. Những thành công trong triển khai hoạt động
BHTG ở Mĩ đã góp phần quan trọng làm cho hệ thống BHTG nhanh chóng lan sang các nước châu Âu vào những năm 1960 và
sau đó là các nước châu Á.
Thực tiễn của hoạt động tài chính trên thế giới cho thấy, các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ có thể bắt đầu tại một
hoặc một số quốc gia và có nguy cơ gây ra những phản ứng dây chuyền tại các quốc gia thuộc các khu vực trên thế giới. Do đó,
bảo vệ người gửi tiền tại những tổ chức bị đổ vỡ là một phần quan trọng để bảo đảm an toàn về tài chính đối với hệ thống NH
của các nước.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính là hệ thống tài chính thiếu sự dự phòng. Từ đó, gây ra hiện
tượng NH mất khả năng thanh toán. Do đó, định chế tài chính bảo vệ tiền gửi được thành lập nhằm ngăn ngừa các cuộc khủng
hoảng và góp phần phục hồi đối với tổ chức nhận tiền gửi. Tính ổn định của hệ thống tài chính sẽ được bảo đảm thông qua hoạt
động tích cực của hệ thống BHTG [72].
*Khái niệm về hoạt động bảo hiểm tiền gửi.
Mặc dù hoạt động BHTG được ra đời và tồn tại ở nhiều quốc gia, nhưng hầu như pháp luật của các nước không đưa ra khái
niệm về hoạt động BHTG.
Pháp luật các nước thường qui định mục tiêu, nhiệm vụ của BHTG cũng như liệt kê các quyền và nghĩa vụ pháp lí của tổ
chức tham gia thực hiện hoạt động BHTG. Chẳng hạn, Luật BHTG của Hàn Quốc năm 2005, qui định về địa vị pháp lí của tổ
chức thực hiện hoạt động BHTG (KDIC) trong việc bảo vệ các khoản tiền gửi tại các tổ chức tham gia BHTG tại Hàn Quốc
[104].
Pháp luật về hoạt động BHTG của Việt Nam cũng chỉ đưa ra những qui định về chủ thể thực hiện hoạt động BHTG, công cụ
thực hiện hoạt động BHTG, nội dung hoạt động BHTG,…. Luật BHTG của Việt Nam cũng đã nhắc đến thuật ngữ hoạt động
BHTG trong phần phạm vi điều chỉnh, nêu các hoạt động BHTG, mô tả thuật ngữ BHTG [71].
Một số quốc gia khác có mô tả về thuật ngữ BHTG trong Luật BHTG. Chẳng hạn, theo Luật BHTG của Canada hiện hành,
BHTG là BH cho những tổn thất một phần hoặc toàn bộ tiền gửi [103; (7)a].
Luật BHTG Đài Loan hiện hành, BHTG là một loại hình BH mà đối tượng được BH là các loại tiền gửi trên lãnh thổ Đài
Loan [107; (12)].
Trong các công trình nghiên cứu khoa học kinh tế về BHTG, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến khái niệm BHTG. Chẳng hạn,
BHTG là việc Nhà Nước đưa ra lời bảo đảm công khai nhằm bảo vệ tiền gửi bằng các qui định của pháp luật đối với người có tiền
gửi tại tổ chức được phép nhận tiền gửi [92; Tr.7].
Hoặc, BHTG là cam kết công khai của tổ chức BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG về việc tổ chức BHTG sẽ trả tiền gửi
bao gồm phần gốc và lãi cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG bị chấm dứt hoạt động và không có khả năng thanh toán
cho người gửi tiền [25; Tr.6].
Ngay cả trong một Luận án kinh tế nghiên cứu về “Các giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam” của
Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Oanh cũng chỉ đưa ra quan niệm về BHTG mà không đề cập đến khái niệm hoạt động BHTG [58;
Tr.7].
Đồng thời, theo một trong những công trình nghiên cứu khoa học pháp lí về BHTG, thì BHTG là loại hình BH, theo đó bảo
đảm nghĩa vụ chi trả trong tương lai các khoản tiền gửi cho người gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG khi các tổ chức này
gặp rủi ro dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán [89; Tr.36].
Như vậy, hoạt động BHTG là khái niệm chưa được đề cập trong các văn bản pháp luật về BHTG của các quốc gia cũng như
trong các công trình nghiên cứu khoa học ở cả giác độ kinh tế và pháp lí. Trên cơ sở các khái niệm về BHTG được qui định pháp
luật về BHTG của các nước và Việt Nam, cũng như được đề cập trong các công trình nghiên cứu khoa học pháp lí về BHTG, có
thể hiểu BHTG là cam kết của tổ chức thực hiện hoạt động BHTG (sau đây gọi là tổ chức BHTG) đối với tổ chức tham gia
BHTG, theo đó, tổ chức BHTG sẽ trả tiền gửi (bao gồm cả gốc và lãi) cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG gặp rủi ro
đến mức mất khả năng thanh toán cho người gửi tiền. Cam kết này thể hiện mối quan hệ giữa ba bên. Đó là, tổ chức BHTG, tổ
chức tham gia BHTG và người gửi tiền. Hoạt động BHTG là việc tổ chức BHTG thực hiện các cam kết đó.
Từ những phân tích trên, tác giả Luận án đưa ra khái niệm về hoạt động BHTG như sau:
Hoạt động BHTG là một loại hình hoạt động BH, theo đó tổ chức BHTG bảo đảm thực hiện chi trả một phần hoặc toàn bộ
tiền gốc và tiền lãi của các khoản tiền gửi cho người gửi tiền được BH tại tổ chức tham gia BHTG khi có văn bản của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xác định tổ chức tham gia BHTG bị chấm dứt hoạt động và mất khả năng chi trả tiền gửi cho người
gửi tiền nhằm thực hiện các mục tiêu chính sách công của nhà nước.
Theo khái niệm trên, hoạt động BHTG xác định một bảo đảm về mặt pháp lí cho các khoản tiền gửi (bao gồm cả gốc và lãi)
của người gửi tiền tại các tổ chức nhận tiền gửi đã tham gia BHTG. Do trong nền KTTT tiềm ẩn vô vàn rủi ro đối với những chủ
thể khác nhau nên hoạt động NH - giữ vai trò “xương sống” trong nền kinh tế cũng có nguy cơ đối mặt với những loại rủi ro khác
nhau. Trong đó, có những rủi ro có tính đặc trưng như rủi ro đạo đức, rủi ro lãi suất… Rủi ro trong lĩnh vực NH là tiền đề của
hoạt động BHTG.
Khái niệm hoạt động BHTG trên cho thấy quan hệ xã hội trong lĩnh vực BHTG được xác lập giữa các bên. Đó là, tổ chức
BHTG, tổ chức tham gia BHTG và chủ thể thụ hưởng từ hoạt động BHTG.
Chủ thể thực hiện các hoạt động nghiệp vụ nhằm thực hiện cam kết trả các khoản tiền gửi cho người gửi tiền thường là cơ quan
BHTG hoặc Công ty BHTG (tổ chức BHTG). Đó là một tổ chức tài chính đặc thù và có những quyền hạn nhất định trong quản lí
rủi ro của các tổ chức tham gia BHTG.
C
hủ thể tham gia BHTG là tổ chức nhận tiền gửi của cá nhân, tổ chức trong xã hội đã thực hiện thủ tục tham gia BHTG. Tổ
chức tham gia BHTG có thể bao gồm TCTD, chi nhánh NH nước ngoài, tổ chức tài chính khác được thành lập và hoạt động theo
pháp luật của nhà nước.
Chủ thể thụ hưởng từ hoạt động BHTG là cá nhân, tổ chức có tiền gửi được BH tại tổ chức tham gia BHTG
.
Ở góc độ kinh tế, hoạt động BHTG mang đầy đủ bản chất của hoạt động BH nói chung, đó là “phân tán” rủi ro thông qua cơ chế
“số lớn bù số ít”[90]. Như trên đã đề cập, rủi ro trong hoạt động của tổ chức tham gia BHTG (tổ chức nhận tiền gửi của cá nhân, tổ
chức trong xã hội) là tiền đề của hoạt động BHTG. Cụ thể đó là rủi ro của tổ chức tham gia BHTG đến mức không thanh toán được