Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng (từ thực tiễn Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHAN NGỌC HÀ

CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ NHẰM HẠN CHẾ
RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
(TỪ THỰC TIỄN NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN
CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG)
Chuyên ngành: Luật Dân sự
Mã số: 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS PHÙNG TRUNG TẬP

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính
chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và
đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN


Phan Ngọc Hà


MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục các bản đồ, đồ thị, hình vẽ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1

2.

Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................... 2

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ................................................ 3

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài................................................. 4

5.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài ................................... 4


6.

Tính mới, những đóng góp của đề tài và ý nghĩa của kết quả nghiên
cứu đề tài ................................................................................................. 5

7.

Kết cấu của luận văn ............................................................................... 6

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CÁC BIỆN
PHÁP PHÁP LÝ ................................................................................... 7
1.1

Khái niệm, các dấu hiệu nhận biết và các nguyên nhân rủi ro tín
dụng trong hoạt động ngân hàng ............................................................ 7

1.1.1 Khái niệm về rủi ro và rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.............. 7
1.1.2 Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng ............... 9
1.1.3 Các nguyên nhân rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng .............. 11
1.2

Cơ sở khoa học về các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro trong
hoạt động tín dụng ngân hàng ............................................................... 14


1.3

Kinh nghiệm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng

của một số quốc gia trên thế giới .......................................................... 17

1.3.1 Kinh nghiệm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng
của Mỹ và các nước Châu Âu khác ...................................................... 18
1.3.2 Kinh nghiệm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng
của Trung Quốc và các nước Châu Á khác .......................................... 20
Kết luận Chương 1 ........................................................................................ 25
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP
SÀI GỊN CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG THỜI GIAN QUA................. 26
2.1

Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng.......... 26

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Chi nhánh Đà Nẵng............................................................................... 26
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng..................................................... 27
2.2

Thực trạng cơng tác quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng thời gian qua ............ 34

2.2.1 Quy trình cho vay ................................................................................. 34
2.2.2 Nhâ ̣n da ̣ng rủi ro ................................................................................... 35
2.2.3 Đo lường rủi ro ..................................................................................... 36
2.2.4 Kiể m soát và tài trơ ̣ rủi ro ..................................................................... 39
2.3

Những tồn tại, hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gịn

Chi nhánh Đà Nẵng thời gian qua ......................................................... 41

2.3.1 Không thu được lãi và nợ gốc đúng hạn................................................ 41
2.3.2 Không thu được vốn đúng hạn .............................................................. 44
2.4

Những nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP
Sài Gịn Chi nhánh Đà Nẵng thời gian qua ........................................... 45


2.4.1 Nguyên nhân do khách hàng ............................................................... 45
2.4.2 Nguyên nhân do ngân hàng................................................................. 50
2.4.3 Nguyên nhân khác ................................................................................. 56
Kết luận Chương 2 ........................................................................................ 60
Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ SẼ ÁP DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG NHẰM
HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG .............. 61
3.1

Các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín
dụng từ thực tiễn ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng
thời gian đến.......................................................................................... 61

3.1.1 Áp dụng các biện pháp pháp lý liên quan đến áp dụng luật ................. 61
3.1.2 Tiếp tục hoàn thiện những hạn chế rủi ro ở mức độ thấp, chưa khắc
phục có hiệu quả tại SCB Đà Nẵng ...................................................... 77
3.2

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật ........................................ 86


Kết luận Chương 3 ........................................................................................ 89
KẾT LUẬN .................................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 92
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1.

TMCP:

Thương mại cổ phần.

2.

TMNN:

Thương mại nhà nước.

3.

SCB:


Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

4.

SCB Đà Nẵng:

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh
Đà Nẵng.

5.

CP:

Cổ phần.

6.

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn.

7.

UBND:

Ủy ban nhân dân.

8.

TAND TPĐN:


Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng.

9.

TAND QTK TPĐN:

Tòa án nhân dân quận Thanh Khê,
thành phố Đà Nẵng.

10.

TM và DV:

Thương mại và Dịch vụ.

11.

TCTD:

Tổ chức tín dụng.

12.

NHTM:

Ngân hàng thương mại.

13.


NHNN:

Ngân hàng nhà nước.

14.

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.2 Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu tại SCB Đà Nẵng trong những
năm đầu hoạt động 2007 - 2009. ........................................................ 28
Bảng 2.4 Tình hình nợ quá hạn đến tháng 02.2012 của SCB Đà Nẵng
Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu và biện pháp xử lý: ...... 31
Bảng 2.5 Các tiêu chí tài chính và phi tài chính để chấ m điể m xế p ha ̣n
tín dụng nội bộ khách hiện nay của SCB Đà Nẵng. ..................... 36
Bảng 2.6 Các chính sách áp dụng để kiể m soát và tài trợ rủi ro hiện nay
của SCB Đà Nẵng với từng nhóm khách hàng. ............................ 39


DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Bảng 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của SCB Đà Nẵng. ..................................... 27
Bảng 2.3 Chất lượng tín dụng tại SCB Đà Nẵng trong những năm đầu
hoạt động 2007 - 2009. ................................................................. 29


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong các loại nghiệp vụ ngân hàng, hoạt động tín dụng ln được
đánh giá là một trong các loại nghiệp vụ có độ rủi ro cao nhất. Rủi ro tín dụng
là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ ngân hàng nào, kể cả những ngân hàng
hàng đầu thế giới đều phải đối mặt. Bên cạnh đó, ngân hàng cịn phải đối mặt
các loại rủi ro khác như rủi ro lạm phát, thị trường, lãi suất, hối đối, tái đầu
tư, thanh khoản, chính sách... nhưng nổi bật trong những năm gần đây vẫn là
rủi ro tín dụng.
Vấn đề quản lý rủi ro tín dụng là vấn đề luôn được các ngân hàng
thương mại cổ phần (gọi tắt là TMCP) Việt Nam quan tâm hàng đầu, nhất là
hiện nay khi Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập vào
Tổ chức thương mại thế giới. Do đó, cần xây dựng mơ hình quản trị rủi ro tín
dụng hiệu quả, phù hợp với điều kiện của từng ngân hàng là một đòi hỏi cần
thiết để bảo đảm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, hướng đến các
chuẩn mực quốc tế, tăng tính cạnh tranh trong mơi trường hội nhập.
Tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng,
qua gần 05 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng
(viết tắt là SCB Đà Nẵng) đã dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường
trong và ngồi nước. Với quy mơ hoạt động ngày càng mở rộng và phát triển,
tập trung vào hoạt động tín dụng nhưng chất lượng tín dụng vẫn chưa cao, luôn
tiềm ẩn nhiều rủi ro, nợ quá hạn, nợ xấu có xu hướng ngày càng gia tăng
theo sự tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đó, việc ra đời trong điều kiện nền kinh
tế có nhiều biến động phức tạp trong những năm gần đây cũng đã phần nào
ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của SCB Đà Nẵng.
Xuất phát từ những lý do thực tiễn nêu trên và qua thời gian làm việc

1


tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (viết tắt là SCB), tác giả nhận thấy yêu cầu đặt
ra là cần có các biện pháp pháp lý cụ thể, riêng biệt để kiểm sốt tăng trưởng

tín dụng đi đơi với nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an tồn hoạt động tín
dụng trong thời gian tới đối với SCB Đà Nẵng.
Từ những khó khăn, vướng mắc kể trên với tình hình thực tế hiện nay, tác
giả chọn đề tài “Các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động
tín dụng (từ thực tiễn Ngân hàng TMCP Sài Gịn Chi nhánh Đà Nẵng)” làm
đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Luật học của mình. Đây là đề tài có
ý nghĩa quan trọng cấp bách, có tính thực tiễn cao đóng góp vào việc tìm ra các
,
,
biện pháp pháp lý hữu hiệu nhất , nhằm hoàn thiê ̣n cơng tác quản trị rủi ro tín
dụng của hệ thống SCB nói chung và SCB Đà Nẵng nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tính đến nay, tại Việt Nam cũng đã có nhiều bài viết, cơng trình, đề tài
nghiên cứu khoa học về các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động
tín dụng của các ngân hàng TMCP và ngân hàng thương mại nhà nước (gọi
tắt là TMNN). Từ đó, đã chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc của các
quy định pháp luật cũng như đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong
hoạt động tín dụng như tác giả TS. Nguyễn Văn Tiến (2002), “Đánh giá và
phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, nhà xuất bản Thống kê; tác
giả Lê Đức Thọ (2005), “Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng TMNN
ở nước ta hiện nay”, luận án Tiến sỹ; tác giả Hoàng Thị Hà (2011), “Chế độ
pháp lý nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Láng Hạ”, đề tài báo cáo thực tập; tác giả Đỗ Thiên
Anh Tuấn (2012), “Lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng Việt Nam”, tạp chí
Thời báo kinh tế Sài Gịn, số 05…
Tuy nhiên, ở mỗi bài viết, cơng trình, đề tài nghiên cứu khoa học chỉ đề
cập dưới phương diện lý luận, nhìn nhận ở góc độ khác nhau, giải quyết

2



những vấn đề riêng biệt, đặc biệt là đề cập đến thực trạng hoạt động tín dụng
của các ngân hàng TMNN. Các tác giả của các bài viết, cơng trình, đề tài
nghiên cứu khoa học kể trên cũng đề xuất các giải pháp đổi mới hoạt động tín
dụng của hệ thống các ngân hàng TMNN Việt Nam một cách chung chung,
chưa đi sâu chi tiết vào từng biện pháp pháp lý cụ thể để áp dụng cho các
ngân hàng TMCP Việt Nam. Vì thế, có thể thấy rằng việc nghiên cứu về đề
tài các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng (từ
thực tiễn Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng) là một vấn đề rất
cần thiết và có ý nghĩa trong tình hình thực tế hiện nay khi các hoạt động giao
dịch diễn ra hằng ngày và kéo theo đó là hệ lụy của những rủi ro phát sinh
khó lường trước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1 Mục đích
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm nhận thức rõ cơ sơ lý luận
về quản trị rủi ro tin du ̣ng , phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và chất
́
lượng cơng tác quản trị rủi ro tín du ̣ng tại SCB Đà Nẵng . Trên cơ sở lý luận
và phân tích thực trạng , đề xuất các biện pháp pháp lý nhằm hoàn thiê ̣n công
tác quản trị rủi ro tín dụng tại SCB Đà Nẵng trong thời gian đến.
3.2 Nhiệm vụ
Trên cơ sở mục đích đã xác định, luận văn thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu như làm rõ hơn về lý luận rủi ro trong hoạt động tín dụng của hệ
thống pháp luật ngân hàng nói chung và tại SCB Đà Nẵng nói riêng; phân tích
thực trạng hoạt động tín dụng của SCB Đà Nẵng hiện nay để chỉ ra những
nguyên nhân, tồn tại, bất cập trong việc quản lý rủi ro tín dụng tại SCB Đà
Nẵng; đề xuất một số biện pháp pháp lý, tạo ra khung pháp lý về rủi ro tín
dụng để điều chỉnh cơng tác quản lý rủi ro tín dụng hiện nay tại SCB Đà Nẵng
ngày càng tốt hơn.


3


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1 Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu đề tài là một số vấn đề lý luận về quản lý rủi ro,
hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, trong khn khổ giới hạn của luận văn Thạc sĩ
luật học, việc nghiên cứu đề tài chủ yếu tập trung các vấn đề như nghiên cứu một
số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý rủi ro, hoạt động tín dụng của các ngân hàng
TMCP; tìm hiểu thực tiễn các quy định về quản lý rủi ro, hoạt động tín dụng tại
SCB Đà Nẵng trong quá trình hoạt động thực tế thời gian qua.
4.2 Phạm vi
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu hoạt động tín dụng.
Phạm vi về thời gian: Tác giả lấy số liệu từ năm 2008 đến hết 06 tháng
đầu năm 2012.
Phạm vi về khơng gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động tín dụng và tìm ra
các biện pháp pháp lý nhằm ngăn chặn rủi ro tại SCB Đà Nẵng.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng; tư tưởng của C.Mac; đường lối, chính sách của
Đảng và pháp luật nhà nước về quản lý, hoạt động tín dụng.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu và hồn thiện, luận văn dựa trên cơ sở vận
dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp như phân
tích; thống kê, tổng hợp; so sánh; điều tra khảo sát… Đồng thời, tác giả cũng
dựa vào các cơ sở lý luận, các quan điểm, các vấn đề xuất phát từ thực tiễn để
làm sáng tỏ các các cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài. Cụ thể như thu
thập, tổng hợp các số liệu thực tế về hoạt động tín dụng tại SCB Đà Nẵng; ghi
nhận các ý kiến, nhận định của các cán bộ tín dụng thông qua các Phụ lục


4


Phiếu thăm dò ý kiến về các vấn đề rủi ro tín dụng; các giải pháp góp phần
hạn chế rủi ro tín dụng; trao đổi kinh nghiệm với các cán bộ tín dụng cơng tác
tại SCB Đà Nẵng và các đồng nghiệp, các cán bộ cơng tác trong ngành tài
chính, ngân hàng nói chung.
6. Tính mới, những đóng góp của đề tài và ý nghĩa của kết quả
nghiên cứu đề tài
6.1 Tính mới, những đóng góp của đề tài
Các đề tài nghiên cứu trước đây đều đề cập đến các biện pháp chung
nhất nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng nhà nước hoặc các ngân
hàng liên doanh với nước ngồi, ít khi đi sâu vào nghiên cứu các biện pháp
pháp lý nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng TMCP của Việt Nam,
đặc biệt là SCB Đà Nẵng. Bởi vì, tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng nói riêng thì ngân hàng TMCP chiếm hơn 80% so với
ngân hàng TMNN và ngân hàng liên doanh với nước ngoài.
Trên cơ sở phân tích từ thực tế hoạt động tín dụng của SCB Đà Nẵng,
đề tài nêu ra những dấu hiệu nhận biết sớm các khoản nợ có vấn đề, tìm ra các
ngun nhân để từ đó có các kiến nghị thích hợp. Đặc biệt là tìm ra các biện
pháp pháp lý có hiệu quả và khả thi, kịp theo sự phát triển về tình hình kinh
tế, xã hội hiện nay. Ngoài ra, điểm nổi bật của đề tài là rút kinh nghiệm từ các
nước trên thế giới thời gian qua mà các đề tài đã có trước đây chưa phân tích,
chưa đề cập tới. Vì vậy, đề tài này sẽ nghiên cứu sâu hơn, chi tiết hơn về rủi
ro tín dụng của ngân hàng TMCP Việt Nam, từ đó góp phần hồn thiện khung
pháp lý về các biện pháp pháp lý để quản lý rủi ro tín dụng của SCB Đà Nẵng
trong thời gian đến được tốt hơn.
6.2 Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu dựa trên thực trạng hoạt động tín dụng của SCB nói

chung và SCB Đà Nẵng nói riêng. Tác giả phân tích thực trạng kết hợp với

5


các nghiên cứu, lý luận, tư duy cũng như kinh nghiệm bản thân, của các
đồng nghiệp trong quá trình tham gia hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng
để đưa ra các ý kiến, nhận định, b i ệ n pháp nhằm bảo đảm tuân thủ các
chuẩn mực trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động
tín dụng nói riêng.
Qua việc nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động
tín dụng và đề xuất các b i ệ n pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro, tác giả mong
muốn những suy nghĩ, ý kiến đề xuất cá nhân và những gì mình học hỏi
được sẽ giúp ích, góp phần nâng cao mức độ hiệu quả và an tồn trong hoạt
động tín dụng tại SCB, nơi tác giả đang công tác. Xa hơn nữa, mong muốn
đề tài nghiên cứu sẽ được áp dụng trong hoạt động của SCB Đà Nẵng và các
Chi nhánh SCB các khu vực miền Nam, miền Trung và miền Bắc của cả hệ
thống SCB trong trong thời gian đến.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục, nội dung của luận văn gồm có ba chương chính như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về rủi ro trong hoạt động tín dụng
ngân hàng và các b i ệ n pháp pháp lý.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng
tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng thời gian qua.
Chương 3: Các b i ệ n pháp pháp lý sẽ áp dụng tại Ngân hàng TMCP
Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng.

6



Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ
1.1 Khái niệm, các dấu hiệu nhận biết và các nguyên nhân rủi ro
tín dụng trong hoạt động ngân hàng
1.1.1 Khái niệm về rủi ro và rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
Rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng là một khái niệm pháp lý
bao gồm nhiều yếu tố liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Hoạt động tín dụng ngân hàng là một trong các hoạt động quan trọng nhất
của các ngân hàng thương mại. Bởi vì, hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng
cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt
động mang lại rủi ro cao nhất. Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm
về “tín dụng” là gì là gì?
Tín dụng xuất phát từ chữ Latinh credo có nghĩa là “tin tưởng, tín
nhiệm” [5, 422]. Hoặc theo C. Mác, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm
thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng và sau một thời
gian nhất định sẽ thu hồi về với một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
Theo chức năng hoạt động của ngân hàng Việt Nam hiện nay thì tín
dụng được hiểu là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho
vay (ngân hàng hoặc các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân,
doanh nghiệp, các tổ chức khác); trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản
cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi
vay có trách nhiệm hồn trả vơ điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi
đến hạn thanh tốn. Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng
nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng. Như vậy, tín dụng
ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các chủ thể khác trong nền

7



kinh tế. Trong quan hệ này ngân hàng là người cho vay đồng thời ngân hàng
thông qua các sản phẩm tiền gởi của mình để thu hút vốn từ các chủ thể khác
trong nền kinh tế...
Khó có thể đưa ra một định nghĩa rõ ràng về “rủi ro”. Tùy theo góc
độ nghiên cứu mà chúng ta có thể xác định nội dung của thuật ngữ này
hoặc tùy theo điều kiện khác nhau mà có cách nhìn nhận về rủi ro không
giống nhau. Cụ thể:
Theo trường phái truyền thống: Rủi ro là những thiệt hại, mất mát,
nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều
khơng chắc chắn có thể xảy ra cho con người.
Theo trường phái trung hịa: Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường
được. Rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể
mang đến cho con người những tổn thất mất mát, nguy hiểm nhưng cũng có
thể mang đến những cơ hội, thời cơ.
Trước hết, xét dưới góc độ ngơn ngữ, Từ điển Tiếng Việt giải thích
“Rủi ro theo cách khái quát là rủi” [31, 1076]; theo Irving Preffer thì “rủi ro
là tổng hợp những ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất” [32, 7]
hoặc theo TS. Nguyễn Minh Kiều thì “rủi ro là một sự không chắc chắn” [9,
7]... Như vậy, rủi ro là những biến cố ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng
xác suất, gây nên những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm cho con người và các
hoạt động của con người. Trong khi đó, về phương diện pháp lý, theo Từ điển
Luật học thì “rủi ro là sự thiệt hại, trở ngại có thể xảy ra” [20, 422]. Chúng
ta có thể hiểu, rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến sự
tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến
hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hồn thành được một
nghiệp vụ tài chính nhất định. Rủi ro là một yếu tố khách quan nên người ta
không thể nào loại trừ được hẳn mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của chúng
cũng như những tác hại do chúng gây nên.
8



Từ những phân tích trên về các khái niệm tín dụng và rủi ro, chúng ta
có thể hiểu một cách chung nhất về rủi ro tín dụng là các tổn thất phát sinh
từ việc khách hàng không trả được đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ hoặc
khách hàng không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các nghĩa vụ mà ngân hàng
đã bảo lãnh và ngân hàng phải thực hiện thay các nghĩa vụ này. Có thể hiểu
rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng,
biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ
không đúng hạn cho ngân hàng. Vì vậy, tại Điều 2.1 Quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN ngày 22.4.2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử
lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng quy định
cụ thể về “rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là
khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do
khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của
mình theo cam kết”. Theo quy định này, thì rủi ro tín dụng có nghĩa là ngân
hàng cho khách hàng vay, khi đến hạn thanh toán bao gồm cả phần gốc và lãi,
khách hàng khơng thể trả được hoặc có thể bị trì hỗn gây tổn thất cho ngân
hàng, từ đó, có nhiều tiêu chí phản ảnh rủi ro tín dụng của ngân hàng như nợ
xấu, nợ quá hạn...
Từ khái niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, chúng ta có thể
hiểu được cơng tác quản lý rủi ro tín dụng là q trình ngân hàng tác động đến
các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận nhạy cảm với rủi ro tín dụng thơng qua bộ
máy, cơng cụ quản lý để phòng ngừa, cảnh báo, đưa ra các biện pháp xử lý, khắc
phục nhằm hạn chế đến mức tối đa các thiệt hại khi rủi ro tín dụng xảy ra.
1.1.2 Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
Rủi ro tín dụng ngân hàng là loại rủi ro phát sinh do khách hàng khơng
cịn khả năng chi trả. Vì vậy, việc kiểm tra khách hàng thường xuyên là cách


9


tốt nhất để phát hiện nhanh chóng những dấu hiệu này. Sau đây là một số dấu
hiệu thường thấy từ phía khách hàng cần được kiểm tra:
Từ báo cáo tài chính: Ngân hàng khơng nhận được cáo báo cáo tài
chính từ người vay một cách kịp thời, tiền mặt của khách hàng giảm, khả
năng thanh khoản hoặc vốn lưu động giảm, những thay đổi nhanh chóng của
tài sản cố định, xuất hiện những khoản nợ mà công ty vay hoặc cho vay cán
bộ hoặc cổ đông của công ty, doanh số bán hàng giảm hoặc gia tăng một cách
nhanh chóng, doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm, xuất hiện các khoản lỗ từ
hoạt động kinh doanh...
Từ hoạt động kinh doanh: Thay đổi về phạm vi kinh doanh, mất những
dây chuyền sản xuất chính, quyền phân phối sản phẩm hoặc nguồn cung cấp,
mất một hay nhiều khách hàng có năng lực tài chính tốt hoặc nhà cung ứng
chính, sự thay đổi đáng kể về giá trị của đơn đặt hàng hoặc hợp đồng mà có
thể làm mất năng lực sản xuất hiện hành...
Những dấu hiệu liên quan đến giao dịch ngân hàng: Số dư tài khoản tại
ngân hàng giảm, xuất hiện khoản nợ quá hạn, đặt niềm tin nhiều vào các
khoản nợ ngắn hạn, xin gia hạn nhiều lần hoặc đảo nợ nhiều lần, xuất hiện các
khoản vay có nhiều nguồn trả nợ nhưng không dễ dàng nhận thấy chúng, công
tác kế hoạch tài chính cho các nhu cầu về tài sản cố định hoặc về vốn lưu
động thể hiện sự đơn giản và kém cỏi...
Những dấu hiệu liên quan đến quản trị cơng ty: Báo cáo và quản lý tài
chính hạn chế, các chức năng điều hành và phân công xử lý công việc thể hiện
một sự chắp vá, mong muốn hoặc khăng khăng địi “đánh bạc” với kinh
doanh có những rủi ro quá mức, đặt giá bán hàng hóa và dịch vụ một cách
không thực tế, những thay đổi trong quản lý, quyền sở hữu hoặc những nhân
vật chủ chốt, chậm trễ trong việc phản ứng lại với sự đi xuống của thị trường
hoặc các điều kiện kinh tế...


10


Trên đây là những dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng chung nhất trong
hoạt động ngân hàng , kể cả SCB Đà Nẵng. Tuy nhiên, khi khách hàng có một
trong những dấu hiệu trên thì khơng đáng kể nhưng khi một số dấu hiệu xảy
ra thì cán bộ cần xem xét, đánh giá kỹ để có thể hạn chế và giảm thiểu tác
động của rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng.
1.1.3 Các nguyên nhân rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Thơng thường, người
ta phân rủi ro tín dụng thành ba nhóm ngun nhân:
Thứ nhất: Nhóm nguyên nhân thuộc về ngân hàng.
Sự yếu kém của đội ngũ cán bộ. Sự yếu kém ở đây bao gồm cả về năng
lực và phẩm chất đạo đức. Nếu một cán bộ tín dụng non kém về trình độ,
thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm thì sẽ khơng có khả năng thẩm định và xử
lý thông tin, đánh giá khách hàng thiếu chính xác, dẫn đến chất lượng tín
dụng thấp, rủi ro cao. Ngồi ra, nếu cán bộ tín dụng khơng tn thủ theo đúng
quy trình tín dụng thì việc mất vốn rất dễ xảy ra.
Sự giám sát của các cấp quản lý trong ngân hàng là thiếu sát sao. Cán
bộ tín dụng cần có sự phê duyệt của lãnh đạo trước khi giải ngân. Nếu cấp
trên khơng có sự kiểm tra, đánh giá xem quyết định của cán bộ đã thực sự
chính xác chưa thì nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ là rất cao kể cả sau giải ngân.
Định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng. Về cơ
cấu, lãi suất cho một khoản vay phải được xác định ở mức đảm bảo bù đắp
được chi phí vốn đầu vào, chi phí quản lý, phần lợi nhuận mong muốn và
phần bù đắp rủi ro của khoản vay. Khách hàng được đánh giá có mức độ rủi
ro càng cao thì phần bù rủi ro càng lớn. Vì cạnh tranh nên một số ngân hàng
có thể chấp nhận mức giá cho vay thấp, thậm chí chỉ đủ chi phí vốn đầu vào
và chi phí quản lý, khơng tính đến phần bù rủi ro.

Thứ hai: Nhóm ngun nhân thuộc về người vay. Đây là nhóm nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng. Bao gồm hai loại chính:
11


Do khách hàng kinh doanh thua lỗ nên mất khả năng trả nợ. Trường
hợp này rất phổ biến, do khách hàng có trình độ yếu kém trong dự đốn các
vấn đề kinh tế, yếu kém trong năng lực quản lý, sử dụng vốn sai mục đích,
sản phẩm chất lượng thấp khơng bán được...
Do khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng. Để đạt được
mục đích thu được lợi nhuận, nhiều khách hàng sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn để
ứng phó với ngân hàng như mua chuộc hoặc cung cấp các báo cáo tài chính
sai lệch dẫn đến rủi ro tiềm ẩn là rất cao.
Thứ ba: Nhóm nguyên nhân khác. Những nguyên nhân này phần lớn
xuất hiện từ môi trường xung quanh như chất lượng thông tin, biến động kinh
tế, chính sách pháp luật… Cụ thể như:
Chất lượng thơng tin chưa cao. Các thông tin mà ngân hàng thu thập
thường liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của
khách hàng, tình hình kinh tế xã hội, cạnh tranh trên thị trường, sau đó dựa
vào các thông tin thu thập được để ra quyết định cho vay.
Sự thay đổi trong các chính sách pháp luật. Sự thiếu nhất quán trong
các chính sách pháp luật cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới ngân hàng cũng
như như các doanh nghiệp có sử dụng vốn vay ngân hàng. Hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp sẽ không ổn định khi có những thay đổi trong quy
định về thuế, vốn cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng bị tác
động nhiều bởi những văn bản luật về tài sản bảo đảm, dự trữ, trích lập…
Như vậy, chính sách pháp luật khơng hồn chỉnh sẽ gây khó khăn có doanh
nghiệp về khả năng trả nợ, cũng như đe doạ đến sự an toàn của ngân hàng
trong cho vay.
Trong ba nhóm ngun nhân vừa nêu trên thì SCB Đà Nẵng đã dần

khắc phục, ngăn chặn đạt được những hiệu quả tích cực. Cụ thể như sau:
Hàng tháng, SCB Đà Nẵng thực hiện việc trích lập dự phịng rủi ro dựa

12


trên việc xếp hạng tín dụng khách hàng vay vốn và tinh hinh trả nơ ̣ thực tế
̀
̀
của khách hàng theo đúng quy định tại Quyết định số

493/2005/QĐ-NHNN

ngày 22.4.2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 24.4.2007 (sửa
đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN) của Thống
đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Nguồn trích lập dự phịng là nguồn để xử
lý các khoản nợ xấu tại SCB Đà Nẵng khi các biện pháp thu hồi vốn vay khác
khơng có hiệu quả. Các khoản nợ xấu khi được xử lý bằng nguồn dự phòng sẽ
nhập ngoại bảng để tiếp tục theo dõi. Ngoài ra, đối với các khoản nợ xấu
nhưng có khả năng thu hồi, SCB Đà Nẵng thường xuyên chỉ đạo cán bộ tín
dụng bám sát đơn vị, tích cực đi xuống các cơ sở để thúc giục, quản lý tình
hình diễn biến kinh doanh của đơn vị để khi xuất hiện khoản thu sẽ tiến hành
thu nợ. Một số trường hợp SCB Đà Nẵng có thể tiến hành tiếp tục gia hạn nợ,
giãn nợ đối với những khách hàng có tình hình tài chính đang khó khăn
nhưng có khuynh hướng làm ăn có hiệu quả trong thời gian tới. Bên cạnh đó,
cán bộ tín dụng cũng cho những lời khuyên về nhiều vấn đề như sản xuất, bán
hàng, thu tiền, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có khả năng thanh tốn các
khoản cho vay trước đó. Nếu là nợ khơng có khả năng thu hồi vốn thì SCB Đà
Nẵng sử dụng các biện pháp xử lý sau đây:
Xử lý tài sản bảo đảm: Khi khách hàng khơng cịn khả năng trả nợ và

nợ được phân vào nhóm 5 thì SCB Đà Nẵng tiến hàng xử lý tài sản bảo đảm
để thu hồi nợ. Tuy nhiên, do việc phát mãi tài sản gặp nhiều khó khăn về pháp
lý, thủ tục phức tạp, chi phí bỏ ra và lợi ích mang lại khơng tương xứng nên
SCB Đà Nẵng chỉ áp dụng biện pháp này trong một số ít trường hợp.
Khởi kiện: Biện pháp này được thực hiện sau cùng sau khi việc phát
mãi tài sản bảo đảm gặp khó khăn do khách hàng khơng hợp tác, gặp tranh
chấp trong việc phát mãi hay nguồn thu nhập từ việc phát mãi khơng đủ để trả
nợ vay thì SCB Đà Nẵng tiến hành khởi kiện tại Tòa án.

13


Bán nợ: SCB Đà Nẵng thực hiê ̣n bán khoản nợ xấ u , khó có khả năng
thu hờ i nơ ̣ cho Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản SCB để Công ty này
thực hiện việc thu nợ khách hàng dựa trên các nghiệp vụ chuyên biệt và lợi
thế trong công tác thu hồi nợ...
1.2 Cơ sở khoa học về các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro
trong hoạt động tín dụng ngân hàng
Nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại SCB Đà Nẵng, cơ sở
khoa học của các biện pháp pháp lý được thể hiện ở những điểm sau đây:
Một là: Chấp nhận rủi ro. SCB Đà Nẵng cần phải chấp nhận rủi ro ở
mức cho phép nếu như mong muốn có được thu nhập phù hợp từ những
hoạt động nghiệp vụ của mình. Dĩ nhiên, mỗi nghiệp vụ cụ thể sau khi đánh giá
mức độ rủi ro cần xây dựng chiến thuật “phòng chống rủi ro”. Tuy nhiên,
loại bỏ hoàn toàn rủi ro trong hoạt động ngân hàng là khơng thể. Bởi vì, rủi ro
ngân hàng là sự hiện hữu khách quan vốn có trong các nghiệp vụ của ngân hàng.
Do đó, đây là điểm đầu tiên trong quá trình nhận biết những “rủi ro cho phép”.
Hai là: Điều hành rủi ro cho phép. Cơ sở khoa học của các biện pháp
pháp lý này đòi hỏi phần lớn rủi ro trong “gói rủi ro cho phép” phải có khả
năng điều tiết trong q trình quản lý mà khơng phụ thuộc vào những hoàn cảnh

khách quan và chủ quan của nó. Chỉ đối với những loại rủi ro như vậy thì nhà
quản lý của SCB Đà Nẵng mới có thể sử dụng tất cả những “vũ khí”, “nghệ
thuật” của mình để điều tiết chúng. Ngoài ra, đối với các loại rủi ro khơng có
khả năng “điều chỉnh” thì cần phải được chuyển đẩy sang các Cơng ty bảo hiểm
bên ngồi…
Ba là: Hiệu quả kinh tế. Mục đích cơ bản của việc quản lý rủi ro tại
SCB Đà Nẵng là điều tiết những tác động tiêu cực của rủi ro khi xảy ra. Cùng
với điều này, chi phí của SCB Đà Nẵng bỏ ra để điều tiết phải thấp hơn giá trị
thiệt hại do những rủi ro SCB Đà Nẵng có khả năng xảy ra và thậm chí ở mức
độ giá trị cao nhất khi chúng xảy ra.
14


Bốn là: Hợp lý về thời gian. Thời gian tồn tại của SCB Đà Nẵng càng
lâu thì biên độ xảy ra rủi ro càng lớn, khả năng điều tiết những tác động tiêu
cực của nó và tính kinh tế của quản lý rủi ro càng thấp. Khi bắt buộc phải tồn tại
các nghiệp vụ này thì SCB Đà Nẵng phải đảm bảo có mức độ thu nhập phụ trội
cần thiết khơng chỉ vì lợi nhuận mà cịn vì mục đích bù đắp những chi phí để
điều tiết tác động của rủi ro trong trường hợp chúng xảy ra.
Trên đây là bốn điểm cơ sở khoa học cơ bản mà SCB Đà Nẵng đang áp
dụng. Nó khơng khác biệt so với các biện pháp khoa học khác mà một số Chi
nhánh SCB đã áp dụng tại các khu vực miền Nam, miền Trung hay Miền Bắc.
Bởi vì, chính sách quản trị rủi ro tại SCB Đà Nẵng được xem là một cấu phần
trong chiến lược hoạt động chung của SCB và nó địi hỏi phải xây dựng được
một hệ thống phịng chống từ xa, đưa ra được biện pháp pháp lý nhằm điều
tiết các tác động xấu đến tình hình tài chính của SCB. Ngồi ra, chúng ta
cũng cần xem xét đến cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của các biện pháp pháp
lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng như sau:
Về cơ sở lý luận.
Các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng

ngân hàng phải mang tính chất phịng ngừa. Đây là các biện pháp mang tính
chất tích cực được đề ra để áp dụng với bất kỳ khách hàng tiềm năng nào,
tính tốn được những bất lợi trước hoàn cảnh nào. Như vậy, các mối quan
hệ tín dụng phải nằm trong khả năng kiểm sốt được của ngân hàng và ở
trong mức độ rủi ro có thể chấp nhận được.
Các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng
ngân hàng phải xây dựng một chính sách tín dụng hiệu quả. Mục đích
nhằm cung cấp đường lối cụ thể của ngân hàng cho nhân viên tín dụng và
các nhà quản trị khi đưa ra quyết định cho vay đối với khách hàng. Hỗ trợ
cho ngân hàng hướng tới một danh mục cho vay có thể kết hợp nhiều

15


mục tiêu khác nhau (tăng lợi nhuận, kiểm soát rủi ro, thỏa mãn các yêu
cầu về mặt pháp lý…).
Về cơ sở thực tiễn.
Các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng
ngân hàng phải mang tính chất xử lý. Một khoản tín dụng khi có những biểu
hiện giảm an toàn, độ rủi ro thay đổi là lúc ngân hàng cần phải có áp dụng
các biện pháp mang tính chất ngăn chặn do thời gian hồn trả chưa tới. Bất
kỳ ở dạng chậm trả nào cũng được xem là rủi ro tín dụng và các biện pháp
tiếp theo sau đó mang tính chất xử lý nhằm thu được nợ về hoặc giảm thiểu
những thiệt hại về tài sản, vốn của ngân hàng.
Các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng
ngân hàng phải kiểm tra và giám sát tín dụng nhằm hỗ trợ cho việc nhận biết
rủi ro; giám sát từng khoản vay một cách thường xuyên nhằm phát hiện “dấu
hiệu cảnh báo sớm” để có hành động khắc phục kịp thời. Khi ngân hàng tiến
hành cho vay, khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động
để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách

nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng.
Các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng
ngân hàng phải xử lý các khoản nợ vay có vấn đề, nợ vay khó địi. Dấu hiệu
nhận biết là người vay có những trì hỗn khơng bình thường hoặc khơng
giải thích được trong việc chậm nộp các báo cáo tài chính, trả nợ hoặc khơng
liên lạc với nhân viên tín dụng của ngân hàng. Đối với những khoản cho
vay của doanh nghiệp thì có những dấu hiệu đáng ngờ về phương diện
tính khấu hao, phân phối hay trích lập các quỹ, xác định giá trị hàng tồn kho;
có những thay đổi bất hợp lý về giá cả chứng khoán của khách hàng
doanh nghiệp đang vay; lợi nhuận của năm sau nhỏ hơn năm trước; có sự
thay đổi về doanh thu hoặc lượng tiền mặt thực tế so với dự kiến ban đầu;
16


có những biến động lớn về số dư tiền gửi tại ngân hàng... Sau khi đã phát
hiện được khoản cho vay có vấn đề, cơng việc cần thiết kế tiếp là ngân hàng
sẽ dùng biện pháp nào để thu hồi vốn. Đối với những khoản nợ vay khó địi
có hai phương pháp xử lý.
Phương pháp thu hồi nợ: Quá trình làm việc với người đi vay cho đến
khi nào thu hồi được một phần hoặc tồn bộ khoản tín dụng mà ngân hàng
không cần sử dụng đến một công cụ pháp lý nào (chỉ áp dụng đối với những
khách hàng trung thực, có trách nhiệm và mong muốn trả nợ vay cho ngân
hàng). Chẳng hạn như xem xét giúp đỡ doanh nghiệp trả nợ. Nếu các giải
pháp trên không thể cải thiện được tình hình trả nợ của doanh nghiệp,
ngân hàng sẽ phải giải quyết từ phía mình như cấp thêm vốn tín dụng, gia hạn
khoản vay, chuyển nợ quá hạn, thay đổi nhân sự...
Phương pháp thanh lý: Buộc người đi vay phải thực hiện theo những
điều khoản của hợp đồng tín dụng bằng việc sử dụng những cơng cụ pháp lý
để thu hồi nợ, dù chi phí cho giải pháp này khá lớn. Có thể là phát mãi tài sản
thế chấp, cầm cố; nhận hay mua lại tài sản đảm bảo; nhận các khoản tiền

hay tài sản từ bên thứ ba trong trường hợp khách hàng vay có bảo lãnh thì
ngân hàng có thể nhận tiền hay xử lý tài sản từ bên bảo lãnh để trừ nợ.
1.3 Kinh nghiệm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân
hàng của một số quốc gia trên thế giới
Trong cuộc khủng hoảng thời kỳ 1997 - 1998, đã có rất nhiều ngân
hàng trong khu vực và trên thế giới bị phá sản, kể cả những ngân hàng có bề
dày hoạt động hàng trăm năm như Mỹ, Trung Quốc... Các ngân hàng lớn có
tầm ảnh hưởng tồn cầu đang tiến hành nhiều biện pháp để sẵn sàng đối phó
với khủng hoảng tín dụng thế giới. Sau đây là một số kinh nghiệm hạn chế rủi
ro tín dụng ngân hàng của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới.

17


×