1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
***
LÊ VĂN CƢỜNG
HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH THEO
QUY ĐỊNH CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 2005
Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số : 60 38 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Quế Anh
Hà Nội - 2012
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ VĂN CƢỜNG
HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH THEO
QUY ĐỊNH CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 2005
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – 2012
3
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1
1. Tính cấp thiết của đề tài
1
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
2
3. Mục đích nghiên cứu
3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
3
6. Cơ sở lý luận
4
7. Đóng góp khoa học của luận văn
4
8. Bố cục của luận văn
4
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC
SỞ HỮU TRÍ TUỆ
5
1.1. Tổng quan về pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh
5
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh
5
1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và cạnh tranh lành mạnh
5
1.1.1.2. Đặc điểm của cạnh tranh
8
1.1.1.3. Ý nghĩa của cạnh tranh
11
1.1.1.4. Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh
14
1.1.1.5. Phân biệt hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế
cạnh tranh
17
1.1.2. Pháp luật chống CTKLM
18
1.1.2.1. Đặc điểm và cơ cấu của pháp luật cạnh tranh
18
1.1.2.2. Sơ lƣợc về pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh
20
4
1.2. Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu
trí tuệ
26
1.2.1. Vị trí cuả pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hệ
thống pháp luật kinh tế
26
1.2.2. Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
32
1.2.3. Phân biệt hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu
trí tuệ và hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
34
1.2.4. Phân loại hành vi cạnh trạnh không lành mạnh liên quan đến sở hữu
trí tuệ
37
1.2.5. Vai trò của các quy định chống cạnh trạnh không lành mạnh trong
lĩnh vực sở hữu trí tuệ
38
CHƢƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN
HÀNH VỀ CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH LIÊN
QUAN ĐẾN LĨNH VỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆ
46
2.1. Các dạng hành vi cạnh trạnh không lành mạnh liên quan đến sở hữu
trí tuệ
46
2.1.1. Chỉ dẫn thƣơng mại gây nhầm lẫn
46
2.1.1.1. Khái niệm chỉ dẫn thƣơng mại gây nhầm lẫn
46
2.1.1.2. Thực tiễn hành vi sử dụng chỉ dẫn thƣơng mại gây nhầm lẫn
46
2.1.1.3. Một số đặc điểm về hành vi chỉ dẫn thƣơng mại gây nhầm lẫn
trong Luật SHTT 2005
48
2.1.2. Sử dụng nhãn hiệu đƣợc bảo hộ tại một nƣớc thành viên là thành
viên của Điều ƣớc quốc tế có quy định cấm ngƣời đại diện hoặc đại lý của
chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó
51
2.1.3. Đăng ký sử dụng tên miền bất hợp pháp
51
2.2. Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ
52
2.2.1. Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu trí
tuệ bằng biện pháp dân sự
53
2.2.2. Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu trí
55
5
tuệ bằng các biện pháp hành chính
6
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHỐNG CẠNH TRANH
KHÔNG LÀNH MẠNH LIÊN QUAN ĐẾN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ
NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
57
3.1. Thực trạng hoạt động chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan
đến sở hữu trí tuệ
57
3.1.1. Thực trạng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở
hữu trí tuệ
57
3.1.2. Thực trạng áp dụng các quy định chống cạnh tranh không lành mạnh
liên quan đến sở hữu trí tuệ
62
3.2. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện Pháp luật chống cạnh tranh không
lành mạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ
64
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng luật chống cạnh
tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ
67
KẾT LUẬN
71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
74
7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
Tên tiếng Anh
Tên tiếng Việt
SHTT
SHTT
SHCN
Sở hữu công nghiệp
TRIPS
Trade Related Aspects of
Intellectual Property Rights
Hiệp định về các khía cạnh của
quyền SHTT liên quan đến
thƣơng mại
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thƣơng mại thế giới
LCT
Luật cạnh tranh
CTKLM
Cạnh tranh không lành mạnh
CT
Cạnh tranh
CDGNL
Chỉ dẫn gây nhầm lẫn
8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Là thành viên của tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), Việt Nam cam
kết thực hiện đầy đủ Hiệp định về các khía cạnh của quyền SHTT liên quan
đến thƣơng mại (TRIPS) của WTO. Nhà nƣớc Việt Nam đã có những nỗ lực
quan trọng trong suốt những năm qua để xây dựng và hoàn thiện những quy
định pháp luật về SHTT phù hợp với Hiệp định TRIPS. Nhìn chung, cho đến
nay, Việt Nam đã triển khai toàn diện các cam kết hội nhập trong lĩnh vực sở
hữƣ trí tuệ, đã đạt đƣợc nhiều tiến bộ, đáp ứng phần lớn các yêu cầu đặt ra.
Tuy nhiên, trên thực tế việc thực thi quyền sở hữƣ trí tuệ còn nhiều hạn chế,
hiệu lực của hệ thống các quy định về bảo hộ quyền SHTT còn thấp, tính
minh bạch và sự nghiêm minh trong thực thi luật còn nhiều vần đề cần xem
xét, tình trạng vi phạm, xâm phạm quyền SHTT đang diễn ra khá phổ biến.
Nghiên cứu chống CTKLM theo quy định của luật SHTT năm 2005 là
một vấn đề mới và phức tạp. Cạnh tranh là một quy luật tất yếu trong nền
kinh tế thị trƣờng. Nhƣng trong điều kiện kinh tế thị trƣờng nói chung và
trong lĩnh vực sở hữƣ trí tuệ nói riêng, nếu không có sự điều chỉnh của pháp
luật mà chỉ dựa vào sự phát triển tự nhiên của các quy luật vốn có của nó theo
kiểu điều tiết của “bàn tay vô hình” thì cạnh tranh tự do sẽ tất yếu dẫn đến
độc quyền, gây ra những hậu quả xấu đối với nền kinh tế. Do vậy pháp luật
phải điều tiết cạnh tranh để đảm bảo bảo vệ môi trƣờng cạnh tranh, bình ổn
giá cả thị trƣờng, bảo vệ ngƣời tiêu dùng, kiểm soát đƣợc sự phát triển của
các doanh nghiệp lớn, đồng thời thúc đẩy hội nhập về kinh tế theo xu hƣớng
toàn cầu hóa.
Ở Việt Nam, việc xem xét mối quan hệ giữa CTKLM và sở hữu trí tuệ là
vấn đề không hề đơn giản, việc tồn tại song song hai phƣơng thức dựa trên cơ
9
sở pháp luật cạnh tranh và pháp luật Sở hữu trí tuệ đối với các hành vi xâm
phạm quyền SHTT càng phức tạp hơn. Luật cạnh tranh và luật SHTT là hai
luật đặc thù của nền kinh tế thị trƣờng đều có mục tiêu chung nhằm thúc đẩy
sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng. Luật SHTT sáng tạo bằng cách trao
cho ngƣời chủ sở hữu quyền bảo hộ độc quyền trong việc khai thác tài sản
SHTT. Luật cạnh tranh khuyến khích sáng tạo bằng cách tạo cơ hội công
bằng cho các doanh nghiệp tham gia thị trƣờng, cân bằng các quyền liên quan
đến SHTT, đảm bảo các chủ sở hữu không lợi dụng quyền SHTT đã đƣợc bảo
hộ để gây hạn chế cạnh tranh. Luật cạnh tranh và Luật SHTT có mối quan hệ
giao thoa chặt chẽ với nhau, tuy nhiên sự kết nối giữa hai luật này là không rõ
ràng, đặc biệt, sự phối hợp giữa các cơ quan chịu trách nhiệm thi hành hai luật
cũng chƣa có, dẫn đến nhiều vụ việc phát sinh chƣa có cơ sở giải quyết.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế và với mong muốn tìm hiểu nghiên cứu
pháp luật về chống CTKLM trong lĩnh vực sở hữƣ trí tuệ, tôi đã chọn đề tài
nghiên cứu là: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của
luật SHTT năm 2005”.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Đề tài đƣợc nghiên cứu trong bối cảnh Luật cạnh tranh đƣợc quốc hội
nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI thông qua ngày
03/12/2004 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2005. Cùng với Luật Cạnh tranh, thì
Luật SHTT cũng đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Khóa XI thông qua ngày 20/11/2005, có hiệu lực từ ngày 01/7/2006. Ngày
19/6/2009, Quốc hội khóa XII thông qua luật sửa đổi bổ sung một số Điều
của Luật SHTT số 50/2005/QH11, có hiệu lực ngày 01/01/2010.
Pháp luật cạnh tranh và pháp luật về bảo hộ quyền SHTT đã có rất nhiều
các công trình nghiên cứu đề cập ở nhiều giác độ, mức độ khác nhau, tuy
nhiên, đó chỉ là những nghiên cứu mang tính riêng lẻ về hai ngành luật độc
10
lập. Còn vấn đề xử lý các hành vi CTKLM theo quy định của luật SHTT và
mối quan hệ giữa hai ngành luật này trong điều chỉnh pháp luật thì cho đến
nay, chƣa có công trình nghiên cứu nào.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hành vi
CTKLM quy định trong luật SHT năm 2005; Phân tích, đánh giá một cách có
hệ thống về thực trạng các quy định pháp luật đối với hành vi CTKLM theo
Luật SHTT năm 2005; Các hành vi CTKLM theo Luật SHTT diễn ra trong
thực tế; Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện và thực thi có hiệu quả pháp luật
về CTKLM theo Luật SHTT năm 2005.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Nghiên cứu những vần đề lý luận về pháp luật CTKLM nói chung và
CTKLM trong lĩnh vực SHTT nói riêng.
- Phân tích, đánh giá các quy định pháp luật từ trƣớc đến nay của Việt
Nam về CTKLM trong kinh tế thị trƣờng và cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh
vực SHTT.
- Kiến nghị các giải pháp thực thi pháp luật pháp luật cạnh tranh liên quan
đến bảo hộ quyền SHTT tại Việt Nam.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn đã dựa trên cơ sở phƣơng pháp
luận duy vật biện chứng và phƣơng pháp luận duy vật lịch sử, đồng thời sử
dụng các phƣơng pháp: thống kê; so sánh; tổng hợp; điều tra xã hội học. Cụ
thể, chúng tôi dự kiến sử dụng hệ thống các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết (phân tích, so sánh các
Điều ƣớc quốc tế, thu thập kinh nghiệm Luật pháp và thực tế áp dụng của một
số quốc gia điển hình về hành vi CTKLM trong lĩnh vục SHTT).
11
- Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn (xem xét thực tế của
Việt Nam để hƣớng tới việc hoàn thiện các quy định pháp luật đối với các
hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHTT).
6. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Đề tài đƣợc nghiên cứu dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác- lênin;
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện qua các Nghị quyết của các
kỳ đại hội; Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và Pháp luật.
7. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN
Những điểm mới của Luận văn thể hiện ở những điểm sau:
- Đây là Luận văn đầu tiên nghiên cứu về pháp luật điều chỉnh các hành
vi CTKLM xâm phạm quyền SHTT trong mối quan hệ giữa pháp luật cạnh
tranh và pháp luật về bảo hộ quyền SHTT.
- Nghiên cứu một cách hệ thống về bản chất, nội dung của hành vi
CTKLM xâm phạm quyền SHTT.
- Căn cứ trên tình hình thực tế các quy phạm pháp luật điều chỉnh và
thực tế quá trình áp dụng pháp luật, Luận văn chỉ ra những kiến nghị nhằm
hoàn thiện pháp luật và quá trình áp dụng pháp luật cho phù hợp với bản chất
của hành vi vi phạm.
8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
đƣợc kết cấu thành 03 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận chung về pháp luật chống CTKLM
trong lĩnh vực SHTT
Chƣơng 2: Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chống
CTKLM liên quan đến lĩnh vực sở hữu tría tuệ
Chƣơng 3: Thực trạng chống CTKLM liên quan đến việc áp dụng luật
SHTT 2005 và những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
12
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH
TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1.1. Tổng quan về pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh
1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và cạnh tranh lành mạnh
Khái niệm “cạnh tranh” từ lâu đã đƣợc nhắc đến trong nhiều lĩnh vực
khác nhau nhƣ cạnh tranh trong thể thao, trong kinh doanh hay trong đời sống
sinh thái Và có thể nói, cạnh tranh là một vấn đề tất yếu của đời sống kinh
tế và xã hội. Tuy nhiên nơi mà cạnh tranh diễn ra sôi nổi và khốc liệt nhất có
lẽ là trong lĩnh vực kinh tế. Những mầm mống đầu tiên của cạnh tranh trong
kinh tế xuất hiện ngay từ khi con ngƣời nhận thức đƣợc về giá trị vật chất và
từ khi con ngƣời biết “kinh doanh”, có thể đó đơn giản chỉ là việc các ông chủ
muốn quảng cáo sản phẩm của mình nhằm thu hút khách hàng để bán đƣợc
nhiều hàng hóa hơn các ông chủ khác. Khái niệm cạnh tranh đƣợc hiểu khác
nhau tại mỗi quốc gia và trong từng thời kì lịch sử và tùy vào hƣớng tiếp cận
của các chủ thể.
Theo K. Marx: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các
nhà tƣ bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu
dùng hàng hóa để thu đƣợc lợi nhuận siêu ngạch". Nghiên cứu sâu về sản xuất
hàng hóa tƣ bản chủ nghĩa và cạnh tranh tƣ bản chủ nghĩa Marx đã phát hiện
ra quy luật cơ bản của cạnh tranh tƣ bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ
suất lợi nhuận bình quân, và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trƣờng.
Quy luật này dựa trên những chênh lệch giữa giá cả chi phí sản xuất và khả
năng có thể bán hành hoá dƣới giá trị của nó nhƣng vẫn thu đƣợc lợi nhuận.
Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh), cạnh tranh trong
cơ chế thị trƣờng đƣợc định nghĩa là "Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà
13
kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía
mình”.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1), cạnh tranh (trong kinh
doanh) là hoạt động tranh đua giữa những ngƣời sản xuất hàng hoá, giữa các
thƣơng nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng, chi phối quan
hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trƣờng có lợi nhất.
Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn
kinh tế học (xuất bản lần thứ 12) cho rằng: Cạnh tranh (Competition) là sự
kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng
hoặc thị trƣờng. Hai tác giả này hiểu cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh
hoàn hảo (Perfect Competition).
Ba tác giả Mỹ khác là D.Begg, S. Fischer và R. Dornbusch cũng cho
cạnh tranh là cạnh tranh hoàn hảo, các tác giả này viết: Một cạnh tranh hoàn
hảo, là nghành trong đó mọi ngƣời đều tin rằng hành động của họ không gây
ảnh hƣởng tới giá cả thị trƣờng, phải có nhiều ngƣời bán và nhiều ngƣời mua.
Ở phạm vi quốc gia, theo Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng
thống Mỹ thì cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó, dƣới các
điều kiện thị trƣờng tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hoá và dịch
vụ đáp ứng đƣợc các đòi hỏi của thị trƣờng Quốc tế, đồng thời duy trì và mở
rộng đƣợc thu nhập thực tế của ngƣời dân nƣớc đó.
Tại diễn đàn Liên hợp quốc trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm
2003 thì định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là "Khả năng của nƣớc
đó đạt đƣợc những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt
đựơc các tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế cao đƣợc xác định bằng các thay đổi của
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính trên đầu ngƣời theo thời gian”.
Từ những định nghĩa và các cách hiểu không giống nhau trên có thể thấy
cạnh tranh phải có các điều kiện tiên quyết sau:
14
- Phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh: Đó là các chủ thể
có cùng các mục đích, mục tiêu và kết quả phải giành giật, tức là phải có một
đối tƣợng mà chủ thể cùng hƣớng đến chiếm đoạt. Trong nền kinh tế, với chủ
thể canh tranh bên bán, đó là các loại sản phẩm tƣơng tự có cùng mục đích
phục vụ một loại nhu cầu của khách hàng mà các chủ thể tham gia cạnh tranh
đều có thể làm ra và đƣợc ngƣời mua chấp nhận. Còn với các chủ thể cạnh
tranh bên mua là giành giật mua đƣợc các sản phẩm theo đúng mong muốn
của mình.
- Việc cạnh tranh phải đƣợc diễn ra trong một môi trƣờng cạnh tranh cụ
thể, đó là các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân
thủ. Các ràng buộc này trong cạnh tranh kinh tế giữa các doanh nghiệp chính
là các đặc điểm nhu cầu về sản phẩm của khách hàng và các ràng buộc của
luật pháp và thống kê kinh doanh ở trên thị trƣờng. Còn giữa ngƣời mua với
ngƣời mua, hoặc giữa những ngƣời mua và ngƣời bán là các thoả thuận đƣợc
thực hiện có lợi hơn cả đối với ngƣời mua.
- Cạnh tranh có thể diễn ra trong một khoảng thời gian không cố định, có
thể trong thời gian ngắn (từng vụ việc) hoặc thời gian dài (trong suốt quá trình
tồn tại và hoạt động của mỗi chủ thể tham gia cạnh tranh).
Nhƣ vậy, qua những phân tích và các quan điểm khác nhau ở trên,
chúng tôi hiểu: cạnh tranh là một sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị
trường, cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong
nền sản xuất hàng hóa nhằm có được những điều kiện tốt hơn trong sản
xuất và tiêu thụ để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Những hiệu quả tích cực của cạnh tranh chỉ có thể phát huy đƣợc khi
tất cả những chủ thể tham gia đều tuân thủ những nguyên tắc của cạnh tranh
đó là cạnh tranh một cách lành mạnh.
15
Theo từ điển Black’law dictionary thì “cạnh tranh lành mạnh được
hiểu là hình thức cạnh tranh công khai, công bằng và ngay thẳng giữa các
đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh”. Đặc trƣng của nó là cạnh tranh bằng
chính tiềm lực vốn có của doanh nghiệp; có mục đích thu hút khách hàng;
không trái pháp luật và tập quán kinh doanh.
Tuy nhiên, thực tế lại luôn ngƣợc lại, các chủ thể lại luôn vì lợi ích cá
nhân của mình mà bất chấp những nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh bằng
việc thực hiện các hành vi trái với nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh, hành vi
này đƣợc hiểu một cách đơn giản đó là các hành vi CTKLM. Trong kinh
doanh, hành vi CTKLM xâm phạm trực tiếp tới quyền lợi chính đáng của các
đối thủ cạnh tranh khác và cả quyền lợi chính đáng của ngƣời tiêu dùng. Đây
chính là lí do thị trƣờng cạnh tranh lành mạnh cần đƣợc pháp luật bảo hộ để
chống lại các hành vi CTKLM đó. Và hiển nhiên, chủ thể cần đƣợc bảo hộ
trƣớc các hành vi CTKLM ở đây là các doanh nhân trung thực và ngƣời tiêu
dùng. Vì lẽ đó nên pháp luật chống CTKLM ra đời.
1.1.1.2. Đặc điểm của cạnh tranh
Sản phẩm của nền kinh tế thị trƣờng chính là cạnh tranh. Cạnh tranh
chính là linh hồn và là động lực phát triển của thị trƣờng. Xuất phát từ vần đề
bản chất của cạnh tranh, chúng ta có thể mô tả cạnh tranh vởi 3 đặc điểm
chính là :
Một, cạnh tranh là hiện tượng xã hội diễn ra giữa các chủ thể kinh doanh
Với tƣ cách là một hiện tƣợng xã hội, cạnh tranh chỉ xuất hiện khi tồn tại
những tiền đề nhất định sau đây:
- Có sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và
các hình thức sở hữu khác nhau. Kinh tế học đã chỉ rõ cạnh tranh là hoạt động
của các chủ thể kinh doanh nhằm tranh giành hoặc mở rộng thị trƣờng, đòi
hỏi phải có sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp trên thị trƣờng. Một khi trong
16
một thị trƣờng nhất định nào đó chỉ có một doanh nghiệp tồn tại thì chắc chắn
nơi đó sẽ không có đất cho cạnh tranh nảy sinh và phát triển. Mặt khác, khi có
sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp, song chúng chỉ thuộc về một thành phần
kinh tế duy nhất thì sự cạnh tranh chẳng còn ý nghĩa gì. Cạnh tranh chỉ thực
sự trở thành động lực thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn nếu các
doanh nghiệp thuộc về các thành phần kinh tế khác nhau với những lợi ích và
tính toán khác nhau.
- Cạnh tranh chỉ có thể tồn tại nếu nhƣ các chủ thể có quyền tự do hành
xử trên thị trƣờng. Tự do khế ƣớc, tự do lập hội và tự chịu trách nhiệm sẽ đảm
bảo cho các doanh nghiệp có thể chủ động tiến hành các cuộc tranh giành để
tìm cơ hội phát triển trên thƣơng trƣờng. Mọi kế hoạch để sắp đặt các hành vi
ứng xử, cho dù đƣợc thực hiện với mục đích gì đi nữa, đều hạn chế khả năng
sáng tạo trong kinh doanh. Khi đó, mọi sinh hoạt trong đời sống kinh tế sẽ
giống nhƣ những động thái của các diễn viên đã đƣợc đạo diễn sắp đặt trong
khi sự tự do, sự độc lập và tự chủ của các doanh nghiệp trong quá trình tìm
kiếm khả năng sinh tồn và phát triển trên thƣơng trƣờng không đƣợc đảm bảo.
Hai, về mặt hình thức, cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các
doanh nghiệp. Nói cách khác, cạnh tranh suy cho cùng là phƣơng thức giải
quyết mâu thuẫn về lợi ích tiềm năng giữa các nhà kinh doanh với vai trò
quyết định của ngƣời tiêu dùng.
Trong kinh doanh, lợi nhuận là động lực cho sự gia nhập thị trƣờng, là
thƣớc đo sự thành đạt và là mục đích hƣớng đến của các doanh nghiệp. Kinh
tế chính trị Mácxit đã chỉ ra nguồn gốc của lợi nhuận là giá trị thặng dƣ mà
nhà tƣ bản tìm kiếm đƣợc trong các chu trình của quá trình sản xuất, chuyển
hoá giữa tiền - hàng.
Trong chu trình đó, khách hàng và ngƣời tiêu dùng có vai trò là đại diện
cho thị trƣờng, quyết định giá trị thặng dƣ của xã hội sẽ thuộc về ai. Ở đó
17
mức thụ hƣởng về lợi nhuận của mỗi nhà kinh doanh sẽ tỷ lệ thuận với năng
lực của bản thân họ trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ngƣời tiêu
dùng trong xã hội.
Hình ảnh của cạnh tranh sẽ đƣợc minh họa bằng quan hệ tay ba giữa các
doanh nghiệp với nhau và với khách hàng. Các doanh nghiệp đua nhau lấy
lòng khách hàng. Khách hàng là ngƣời có quyền lựa chọn ngƣời sẽ cung ứng
sản phẩm cho mình. Quan hệ này cũng sẽ đƣợc mô tả tƣơng tự khi các doanh
nghiệp cùng nhau tranh giành một nguồn nguyên liệu. Hiện tƣợng tranh đua
nhƣ vậy đƣợc kinh tế học gọi là cạnh tranh trong thị trƣờng. Từng thủ đoạn
đƣợc sử dụng để ganh đua đƣợc gọi là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp.
Kết quả của cuộc cạnh tranh trên thị trƣờng làm cho ngƣời chiến thắng mở
rộng đƣợc thị phần và tăng lợi nhuận, làm cho kẻ thua cuộc chịu mất khách
hàng và phải rời khỏi thị trƣờng.
Ba, mục đích của các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh là cùng tranh
giành thị trường mua hoặc bán sản phẩm. Với sự giục giã của lợi nhuận, nhà
kinh doanh khi tham gia vào thị trƣờng luôn ganh đua để có thể tranh giành
các cơ hội tốt nhất nhằm mở rộng thị trƣờng. Với sự giúp đỡ của ngƣời tiêu
dùng, thị trƣờng sẽ chọn ra ngƣời thắng cuộc và trao cho họ lợi ích mà họ
mong muốn. Trên thị trƣờng, cạnh tranh chỉ xảy ra giữa các doanh nghiệp có
chung lợi ích tiềm năng về nguồn nguyên liệu đầu vào (cạnh tranh mua); hoặc
về thị trƣờng đầu ra của sản phẩm (cạnh tranh bán) của quá trình sản xuất.
Việc có cùng chung lợi ích để tranh giành làm cho các doanh nghiệp trở thành
là đối thủ của nhau. Lý thuyết cạnh tranh xác định sự tồn tại của cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp theo hƣớng xác định sự tồn tại của thị trƣờng liên quan
đối với các doanh nghiệp. Việc họ có cùng một thị trƣờng liên quan làm cho
họ có cùng mục đích và trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau. Theo kinh
nghiệm pháp lý của các nƣớc và theo Luật Cạnh tranh Việt Nam, thị trƣờng
18
liên quan bao gồm thị trƣờng sản phẩm và thị trƣờng địa lý. Việc xác định thị
trƣờng liên quan suy cho cùng là xác định khả năng thay thế cho nhau giữa
sản phẩm của các doanh nghiệp trên một khu vực không gian nhất định.
Trong đó, khả năng thay thế của các sản phẩm thƣờng đƣợc mô tả bằng tính
năng sử dụng, tính chất lý hoá và giá cả tƣơng tự nhau. Mọi sự khác biệt của
một trong ba dấu hiệu về tính năng sử dụng, tính chất lý hóa và giá cả sẽ làm
phân hoá nhóm khách hàng tiêu thụ và làm cho các sản phẩm không thể thay
thế cho nhau. Có thể nói, với đặc trƣng này, cạnh tranh đƣợc mô tả nhƣ quy
luật đào thải rất tự nhiên diễn ra trên thƣơng trƣờng.
1.1.1.3. Ý nghĩa của cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trƣờng, nếu quan hệ cung cầu là cốt vật chất, giá cả
là diện mạo thì cạnh tranh là linh hồn của thị trƣờng. Nhờ có cạnh tranh mà
nền kinh tế thị trƣờng đã đem lại những bƣớc phát triển nhảy vọt mà loài
ngƣời chƣa từng có đƣợc trong các hình thái kinh tế trƣớc đó. Sự ham muốn
không có điểm dừng đối với lợi nhuận của nhà kinh doanh sẽ mau chóng trở
thành động lực thúc đẩy họ sáng tạo không mệt mỏi, làm cho cạnh tranh trở
thành động lực của sự phát triển. Theo đó, cạnh tranh có những vai trò cơ bản
sau đây:
a. Cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
Trong môi trƣờng cạnh tranh, ngƣời tiêu dùng có vị trí trung tâm, họ
đƣợc cung phụng bởi các bên tham gia cạnh tranh. Nhu cầu của họ đƣợc đáp
ứng một cách tốt nhất mà thị trƣờng có thể cung ứng, bởi họ là ngƣời có
quyền bỏ phiếu bằng đồng tiền để quyết định ai đƣợc tồn tại và ai phải ra khỏi
cuộc chơi. Nói khác đi, cạnh tranh đảm bảo cho ngƣời tiêu dùng có đƣợc cái
mà họ muốn. Một nguyên lý của thị trƣờng là ở đâu có nhu cầu, có thể kiếm
đƣợc lợi nhuận thì ở đó có mặt các nhà kinh doanh, ngƣời tiêu dùng không
còn phải sống trong tình trạng xếp hàng chờ mua nhu yếu phẩm nhƣ thời kỳ
19
bao cấp, mà ngƣợc lại, nhà kinh doanh luôn tìm đến để đáp ứng nhu cầu của
ngƣời tiêu dùng một cách tốt nhất.
b. Cạnh tranh có vai trò điều phối các hoạt động kinh doanh trên thị trường
Nhƣ một quy luật sinh tồn của tự nhiên, cạnh tranh đảm bảo phân phối
thu nhập và các nguồn lực kinh tế tập trung vào tay những doanh nghiệp giỏi,
có khả năng và bản lĩnh trong kinh doanh. Sự tồn tại của cạnh tranh sẽ loại bỏ
những khả năng lạm dụng quyền lực thị trƣờng để bóc lột đối thủ cạnh tranh
và bóc lột khách hàng. Vai trò điều phối của cạnh tranh thể hiện thông qua
các chu trình của quá trình cạnh tranh. Dẫu biết rằng, cạnh tranh là một chuỗi
các quan hệ và hành vi liên tục không có điểm dừng diễn ra trong đời sống
của thƣơng trƣờng, song đƣợc các lý thuyết kinh tế mô tả bằng hình ảnh phát
triển của các chu trình theo hình xoắn ốc. Theo đó, chu trình sau có mức độ
cạnh tranh và khả năng kinh doanh cao hơn so với chu trình trƣớc. Do đó, khi
một chu trình cạnh tranh đƣợc giả định là kết thúc, ngƣời chiến thắng sẽ có
đƣợc thị phần (kèm theo chúng là nguồn nguyên liệu, vốn và lao động…) lớn
hơn điểm xuất phát. Thành quả này lại đƣợc sử dụng làm khởi đầu cho giai
đoạn cạnh tranh tiếp theo. Cứ thế, kết quả thực hiện các chiến lƣợc kinh
doanh và cạnh tranh hiệu quả sẽ làm cho doanh nghiệp có sự tích tụ dần trong
quá trình kinh doanh để nâng cao dần vị thế của ngƣời chiến thắng trên
thƣơng trƣờng. Trong cuộc cạnh tranh dƣờng nhƣ có sự hiện diện của một
bàn tay vô hình lấy đi mọi nguồn lực kinh tế từ những doanh nghiệp kinh
doanh kém hiệu quả để trao cho những ngƣời có khả năng sử dụng một cách
tốt hơn. Sự dịch chuyển nhƣ vậy đảm bảo cho các giá trị kinh tế của thị
trƣờng đƣợc sử dụng một cách tối ƣu.
c. Cạnh tranh đảm bảo cho việc sử dụng các nguồn lực kinh tế một cách hiệu
quả nhất
Những nỗ lực giảm chi phí để từ đó giảm giá thành của hàng hoá, dịch
vụ đã buộc các doanh nghiệp phải tự đặt mình vào những điều kiện kinh
20
doanh tiết kiệm bằng cách sử dụng một cách hiệu quả nhất các nguồn lực mà
họ có đƣợc. Mọi sự lãng phí hoặc tính toán sai lầm trong sử dụng nguyên vật
liệu đều có thể dẫn đến những thất bại trong kinh doanh. Nhìn ở tổng thể của
nền kinh tế, cạnh tranh là động lực cơ bản giảm sự lãng phí trong kinh doanh,
giúp cho mọi nguồn nguyên, nhiên, vật liệu đƣợc sử dụng tối ƣu.
d. Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ
thuật trong kinh doanh
Nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận đã thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng
áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lƣợng sản
phẩm, giảm chi phí sản xuất để đáp ứng ngày càng tốt hơn đòi hỏi của thị
trƣờng, mong giành phần thắng về mình. Cứ nhƣ thế, cuộc chạy đua giữa các
doanh nghiệp sẽ thúc đẩy sự phát triển không ngừng của khoa học, kỹ thuật
trong đời sống kinh tế và xã hội. Trên thực tế, sự thay đổi và phát triển liên
tục của các thế hệ máy vi tính và sự phát triển của hệ thống viễn thông quốc
tế hiện đại cho thấy rõ vai trò của cạnh tranh trong việc thúc đẩy tiến bộ khoa
học, kỹ thuật.
e. Cạnh tranh kích thích sự sáng tạo, là nguồn gốc của sự đổi mới liên tục
trong đời sống kinh tế - xã hội
Nền tảng của quy luật cạnh tranh trên thị trƣờng là quyền tự do trong
kinh doanh và sự độc lập trong sở hữu và hoạt động của doanh nghiệp. Khi sự
tự do kinh doanh bị tiêu diệt, mọi sự thi đua chỉ là những cuộc tụ họp theo
phong trào, không thể là động lực đích thực thúc đẩy sự phát triển. Cạnh tranh
đòi hỏi Nhà nƣớc và pháp luật phải tôn trọng tự do trong kinh doanh. Trong
sự tự do kinh doanh, quyền đƣợc sáng tạo trong khuôn khổ tôn trọng lợi ích
của chủ thể khác và của xã hội luôn đƣợc đề cao nhƣ một kim chỉ nam của sự
phát triển. Sự sáng tạo làm cho cạnh tranh diễn ra liên tục theo chiều hƣớng
gia tăng của quy mô và nhịp độ tăng trƣởng của nền kinh tế. Việc thiếu vắng
21
sự sáng tạo sẽ làm cho cạnh tranh trở thành những tua quay đƣợc lặp đi lặp lại
ở cùng một mức độ, làm cho ý nghĩa của cạnh tranh - động lực của sự phát
triển sẽ chỉ còn là những danh hiệu sáo rỗng. Sự sáng tạo không mệt mỏi của
con ngƣời trong cuộc cạnh tranh nhằm đáp ứng những nhu cầu luôn thay đổi
qua nhiều thế hệ liên tiếp là cơ sở thúc đẩy sự phát triển liên tục và đổi mới
không ngừng. Sự đổi mới trong đời sống kinh tế đƣợc thể hiện thông qua
những thay đổi trong cơ cấu thị trƣờng, hình thành những ngành nghề mới
đáp ứng những nhu cầu của đời sống hiện đại, sự phát triển liên tục của khoa
học kỹ thuật, là sự tiến bộ trong nhận thức của tƣ duy con ngƣời về các vấn đề
liên quan đến kinh tế - xã hội.
Với ý nghĩa là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, cạnh
tranh luôn là đối tƣợng đƣợc pháp luật và các chính sách kinh tế quan tâm.
Sau vài thế kỷ thăng trầm của của kinh tế thị trƣờng và với sự chấm dứt của
cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, con ngƣời ngày càng nhận thức đúng
đắn hơn về bản chất và ý nghĩa của cạnh tranh đối với sự phát triển chung của
đời sống kinh tế. Do đó, đã có nhiều nỗ lực xây dựng và tìm kiếm những cơ
chế thích hợp để duy trì và bảo vệ cho cạnh tranh đƣợc diễn ra theo đúng
chức năng của nó.
1.1.1.4. Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh
Trong nền kinh tế thị trƣờng xuất phát từ lợi nhuận và sự ganh đua của
con ngƣời thì cạnh tranh luôn mang tính 2 mặt. Dƣới góc độ tích cực, cạnh
tranh đem lại các lợi ích cho xã hội, cho ngƣời tiêu dùng, cho doanh nghiệp.
Song, ở chừng mực nào đó, khi nhu cầu lợi nhuận thúc giục và cám dỗ con
ngƣời đến với những thủ đoạn thái quá trong cạnh tranh, thì các hành vi cạnh
tranh ấy trở thành nỗi ám ảnh và có thể gây ra nhiều hậu quả bất lợi cho sự
phát triển, xâm hại lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp khác, của ngƣời
tiêu dùng. Lý thuyết cạnh tranh gọi đó là những hành vi CTKLM.
22
Mặc dù có nhiều cố gắng, song pháp luật các nƣớc đều không thể đƣa ra
đƣợc khái niệm CTKLM có thể bao quát đƣợc mọi biểu hiện trên thực tế. Vì
vậy, nếu có đƣa ra khái niệm CTKLM, pháp luật của các nƣớc cũng phải kèm
theo các quy định liệt kê từng hành vi cụ thể. Lý giải về điều này, Phó Giáo
sƣ Nguyễn Nhƣ Phát cho rằng sức sáng tạo bất tận của các nhà kinh doanh đã
làm cho phạm vi của hành vi không lành mạnh luôn thay đổi bằng sự xuất
hiện của những thủ đoạn bất chính mới. Do đó, pháp luật với tính ổn định
tƣơng đối sẽ mau trở thành lỗi thời trƣớc thực tế sinh động của thị trƣờng.
Với những lý do đó, lý thuyết về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh cho
dù có những cách thức tiếp cận có khác nhau, nhƣng họ đều có sự thống nhất
về những căn cứ để nhận dạng CTKLM. Theo đó, CTKLM là hành vi:
- Nhằm mục đích cạnh tranh phát sinh trong kinh doanh;
- Trái với pháp luật cạnh tranh hoặc tập quán kinh doanh thông thƣờng;
- Gây thiệt hại cho đối thủ hoặc cho khách hàng.
Điều 10 Bis Công ƣớc Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp quy
định: “bất cứ hành vi cạnh tranh nào trái với các hoạt động thực tiễn, không
trung thực trong lĩnh vực công nghiệp và thƣơng mại đều bị coi là hành vi
CTKLM ”.
Theo quy định tại khoản 4, điều 3 Luật cạnh tranh 2004, hành vi
CTKLM là “hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh
doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh gây
thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”.
Khái niệm CTKLM theo quy định của pháp luật Việt Nam nhìn chung
khá tƣơng đồng với quy định của công ƣớc Paris và pháp luật của các quốc
gia khác. Công ƣớc Paris không giải thích khái niệm “thông lệ thƣơng mại
trung thực” mà để cho các quốc gia tự điều chỉnh và Việt Nam, khi xây dựng
23
luật cạnh tranh đã sử dụng thuật ngữ “chuẩn mực thông thƣờng về đạo đức
kinh doanh”. Còn các quốc gia khác cũng sử dụng những thuật ngữ mang ý
nghĩa tƣơng tự; nhƣ “nguyên tắc ngay tình” - Thụy Sĩ và Tây Ban Nha;
“chính xác về mặt chuyên môn” - Italia; “đạo đức hàng hóa” - Đức, Ba Lan,
Hy Lạp . Các khái niệm này tuy khác nhau nhƣng có thể hiểu là những quy
tắc xử sự chung đã đƣợc chấp nhận rộng rãi và lâu dài trong hoạt động kinh
doanh trên thị trƣờng. Đặc điểm này phần nào thể hiện nguồn gốc tập quán
của pháp luật về CTKLM, các quy định về CTKLM đƣợc hình thành và hoàn
thiện qua bề dày thực tiễn phát triển kinh tế xã hội, không thể một sớm một
chiều mà có đƣợc. Tuy nhiên các thuật ngữ này nhìn chung khá lỏng lẻo vì nó
là sự phản ánh đặc điểm của kinh tế, xã hội, đạo đức, luân thƣờng đạo lý vậy
nên, tiêu chuẩn này là khác nhau ở các quốc gia, và thậm chí là khác nhau ở
cùng một quốc gia nhƣng trong những giai đoạn lịch sử khác nhau. Mặc dù
vậy, việc sử dụng thuật ngữ này vẫn đƣợc đánh giá là phù hợp với thực tế
luôn biến đổi của các hành vi CTKLM vì việc nỗ lực tìm kiếm một giới hạn
cứng ngắc, chuẩn xác cho các hành vi này là điều không thể và không phù
hợp. Vậy nên, công ƣớc Paris chỉ liệt kê một số các hành vi tối thiểu cần đƣợc
bảo hộ, và các hành vi này là không hề bị giới hạn. Các quốc gia cũng vậy,
ngoài việc quy định một số hành vi điển hình thì cũng vẫn có những quy định
mở, nhằm thích nghi với sự thay đổi này. Pháp luật Việt Nam cũng tƣơng tự,
tại khoản 10, điều 39 Luật Cạnh tranh, sau khi liệt kê các hành vi CTKLM bị
cấm, luật cũng quy định ngoài các hành vi đó còn có “Các hành vi CTKLM khác
theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 của luật này do Chính phủ quy định”.
Có thể nói, cạnh tranh luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trƣờng và kèm
theo nó là sự xuất hiện của các hành vi CTKLM, vậy nên sự điều chỉnh của
pháp luật để chống lại các hành vi CTKLM đó nhằm bảo vệ quyền lợi cho các
chủ thể trong nền kinh tế là một điều hết sức cần thiết.
24
1.1.1.5. Phân biệt hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn
chế cạnh tranh
Cho đến nay, các nhà khoa học đã tách nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh
ra khỏi khái niệm CTKLM do những thiệt hại mà hành vi này xâm hại và
những biểu hiện khách quan của chúng.
Mặc dù đƣợc thực hiện từ các doanh nghiệp đều mang bản chất bất chính
và có khả năng gây thiệt hại cho thị trƣờng hoặc cho chủ thể khác, giữa hành
vi hạn chế cạnh tranh và hành vi CTKLM có những khác biệt cơ bản, theo đó,
hành vi hạn chế cạnh tranh luôn hƣớng đến việc hình thành một sức mạnh thị
trƣờng hoặc tận dụng sức mạnh thị trƣờng để làm cho tình trạng cạnh tranh
trên thị trƣờng bị biến dạng. Có hai nội dung cần phải xác định đối với hành
vi hạn chế cạnh tranh là:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi có thể là một doanh nghiệp hoặc một
nhóm doanh nghiệp, các doanh nghiệp này hoặc là đã có sức mạnh thị trƣờng,
hoặc hƣớng đến việc hình thành nên sức mạnh thị trƣờng bằng cách thỏa
thuận hoặc tập trung kinh tế;
Thứ hai, các hành vi đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu làm biến dạng cạnh
tranh, sự biến dạng của cạnh tranh có thể là làm thay đổi cấu trúc thị trƣờng,
thay đổi tƣơng quan cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, loại bỏ đối thủ, ngăn
cản đối thủ tiềm năng để làm giảm đi sức ép cạnh tranh hiện có hoặc sẽ có,
bóc lột khách hàng….Thông thƣờng, hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm ba
dạng hành vi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh hoặc
độc quyền để hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế.
Nhƣ vậy, so với hành vi CTKLM, thì các hành vi hạn chế cạnh tranh có
khả năng gây thiệt hại cao hơn. Đồng thời do sự xuất hiện của quyền lực thị
trƣờng nên các biện pháp trừng phạt mang tính dân sự nhƣ bồi thƣờng thiệt
hai hay cải chính công khai sẽ không thể phát huy hiệu quả một cách tối ƣu.
25
Vì lẽ đó, công quyền thƣờng không thể sử dụng cùng một loại biện pháp
trừng phạt giống nhau để áp dụng cho cả hai loại hành vi trên.
1.1.2. Pháp luật chống CTKLM
1.1.2.1. Đặc điểm và cơ cấu của pháp luật cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trƣờng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ
thuộc vào các yếu tố mang tính kinh tế - kỹ thuật nhƣ vốn, công nghệ, trình
độ quản trị, trình độ lao động…Pháp luật cạnh tranh của nhà nƣớc trong nền
kinh tế thị trƣờng không nâng cao năng lực cạnh tranh của các chủ thể kinh
doanh. Pháp luật cạnh tranh là rào cản, mang tính can thiệp và xử lý những
hành vi trái pháp luật, trái đạo đức và tập quán kinh doanh của doanh nghiệp
với động cơ cạnh tranh, qua đó tìm cách tạo cho mình những lợi thế cạnh
tranh mà đúng ra sẽ không có đƣợc nếu không thực hiện hành vi vi phạm. Các
chủ thể doanh nghiệp thông qua những hành vi cạnh tranh trái phép với mong
muốn hạn chế cạnh tranh và làm suy giảm năng lực cạnh tranh hiện có của
đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng liên quan. Nhƣ vậy, mục tiêu của pháp luật
cạnh tranh là thực hiện việc bảo hộ năng lực cạnh tranh thực tế của các
doanh nghiệp trong một thị trường và điều này đồng nghĩa với việc pháp luật
cạnh tranh là chất xúc tác tạo ra sức cạnh tranh mới cho các doanh nghiệp
trong nền kinh tế.
Cụ thể, có thể tóm lƣợc một số đặc điểm cơ bản của pháp luật cạnh tranh
nhƣ sau :
- Có tính không triệt để trong nội dung điều chỉnh;
- Các quy định của pháp luật cạnh tranh không bao giờ quy định triệt để
và toàn bộ các quy phạm pháp luật cạnh tranh tồn tại trong nền kinh tế xã hội;
- Pháp luật cạnh tranh đặt ra các điều khoản mở cho phép cơ quan nhà
nƣớc có ảnh hƣởng sâu rộng tới cạnh tranh, cho phép cơ quan có thẩm quyền
quản lý cạnh tranh, áp dụng pháp luật cạnh tranh một cách linh hoạt;