Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV, AIDS ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 104 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





LÊ THỊ HÀ






B¶O §¶M QUYÒN CñA TRÎ EM SèNG CHUNG Vµ
BÞ ¶NH H¦ëNG BëI HIV/AIDS ë VIÖT NAM


Chuyên ngành: Pháp luật về Quyền con ngƣời
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm






LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC






Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY SƠN





HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo
tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn
học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN



Lê Thị Hà








MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu đồ

MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ BẢO ĐẢM QUYỀN TRẺ EM SỐNG
CHUNG VÀ BỊ ẢNH HƢỞNG BỞI HIV/AIDS 6
1.1. QUYỀN CON NGƢỜI CỦA TRẺ EM 6
1.1.1. Khái niệm quyền con ngƣời 6
1.1.2. Quyền của trẻ em trong hệ thống quyền con ngƣời 6
1.2. TÁC ĐỘNG CỦA HIV/AIDS ĐẾN SỰ THỤ HƢỞNG CÁC QUYỀN
CON NGƢỜI CỦA TRẺ EM SỐNG CHUNG VÀ BỊ ẢNH HƢỞNG
BỞI HIV/AIDS 10
1.2.1. Thế nào là trẻ em sống chung và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS 10
1.2.2. Các hệ quả tiêu cực của tình trạng trẻ em sống chung và bị ảnh hƣởng
bởi HIV/AIDS 13
1.2.3. Các quyền con ngƣời cơ bản cần đƣợc bảo vệ đối với trẻ em sống
chung và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS 15
1.3. PHÁP LUẬT QUỐC TẾ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA TRẺ EM SỐNG
CHUNG VÀ BỊ ẢNH HƢỞNG BỞI HIV/AIDS 24
1.4. PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA
TRẺ EM SỐNG CHUNG VÀ BỊ ẢNH HƢỞNG BỞI HIV/AIDS 27
1.4.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta trong việc bảo đảm quyền của trẻ em 27
1.4.2. Nội dung quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS

trong pháp luật Việt Nam 28
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA TRẺ EM SỐNG
CHUNG VÀ BỊ ẢNH HƢỞNG BỞI HIV/AIDS Ở VIỆT NAM
THỜI GIAN QUA 33
2.1. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN LÂY NHIỄM HIV/AIDS Ở
TRẺ EM TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 33
2.1.1. Thực trạng lây nhiễm HIV/AIDS ở trẻ em tại Việt Nam trong thời gian qua 33
2.1.2. Nguyên nhân lây nhiễm HIV/AIDS ở trẻ em tại Việt Nam thời gian qua 37
2.2. MỘT SỐ THÀNH TỰU BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA TRẺ EM SỐNG
CHUNG VÀ BỊ ẢNH HƢỞNG BỞI HIV/AIDS Ở VIỆT NAM THỜI
GIAN QUA 38
2.2.1. Thành tựu trong việc thực hiện nguyên tắc "Vì lợi ích tốt nhất của trẻ"
đối với trẻ em sống chung và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS 38
2.2.2. Thành tựu trong việc thực hiện nguyên tắc "Không phân biệt đối xử"
với trẻ em sống chung và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS 40
2.2.3. Thành tựu trong việc thực hiện nguyên tắc:"Đảm bảo sự sống còn của
trẻ ở mức tối đa" 42
2.2.4. Thành tựu trong việc thực hiện nguyên tắc: "Đảm bảo quyền đƣợc
tham gia của trẻ" 45
2.3. MỘT SỐ HẠN CHẾ, BẤT CẬP TRONG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA
TRẺ EM SỐNG CHUNG VÀ BỊ ẢNH HƢỞNG BỞI HIV/AIDS 48
2.3.1. Quyền học tập của trẻ em sống chung và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS
vẫn chƣa đƣợc đảm bảo 48
2.3.2. Quyền sống của trẻ em sống chung và ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS chƣa
đƣợc đảm bảo ở mức tối đa 48
2.3.3. Quyền tiếp cận các thông tin về HIV/AIDS của trẻ em Việt Nam còn
hạn chế 49
2.3.4. Quyền đƣợc hỗ trợ của trẻ em bị nhiễm và ảnh hƣởng HIV/AIDS theo
Nghị định 67/NĐ-CP, ngày 13/4/2007 của Chính phủ chƣa đƣợc đảm bảo 50
2.4. NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

TRONG BẢO VỆ QUYỀN CỦA EM SỐNG CHUNG VỚI HIV/AIDS 51
2.4.1. Nguyên nhân của hạn chế 51
2.4.2. Bài học kinh nghiệm trong việc bảo đảm quyền của trẻ em sống chung
và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS 59
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM BẢO
ĐẢM QUYỀN CỦA TRẺ EM SỐNG CHUNG VÀ BỊ ẢNH
HƢỞNG BỞI HIV/AIDS Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 65
3.1. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC BẢO ĐẢM
QUYỀN CỦA TRẺ EM SỐNG CHUNG VÀ BỊ ẢNH HƢỞNG BỞI
HIV/AIDS Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 65
3.1.1. Về quy mô dân số trẻ em và trẻ em cần bảo vệ đặc biệt 65
3.1.2. Tình hình trẻ em bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS trong thời gian tới 66
3.1.3. Tình hình lây nhiễm HIV từ mẹ sang con 67
3.2. MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG CƠ BẢN NHẰM BẢO ĐẢM QUYỀN
CỦA TRẺ EM SỐNG CHUNG VÀ BỊ ẢNH HƢỞNG BỞI HIV/AIDS
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 71
3.2.1. Bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS
là nghĩa vụ của toàn xã hội 71
3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và
bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS 72
3.2.3. Tăng cƣờng công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính
sách về phòng chống HIV/AIDS ở trẻ em 74
3.2.4. Giảm tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử đối với trẻ em sống chung
và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS 74
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA TRẺ EM
SỐNG CHUNG VÀ BỊ ẢNH HƢỞNG BỞI HIV/AIDS HIỆN NAY 76
3.3.1. Giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi hành vi trong bảo đảm
quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS 76
3.3.2. Sửa đổi, bổ sung pháp luật có liên quan đến bảo đảm quyền trẻ em
sống chung và chịu ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS 82

3.3.3. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch liên ngành nhằm ngăn ngừa
tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS đối với trẻ em Việt Nam 84
3.3.4. Xây dựng mô hình Công tác xã hội dành cho nhóm trẻ em sống chung
và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS 87
3.3.5. Phân bổ nguồn lực cho công tác bảo đảm quyền của trẻ em sống chung
và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS 88
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92







DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS
Hội chứng suy giảm miễn dịch do HIVgây ra (Acquiret
Immune Deficiency Syndrom)
ARV
Thuốc đƣợc chế ra nhằm làm giảm sự sinh sôi nảy nở của
HIV trong cơ thể (Antiretroviral)
BRIGHTFUTURE
Quỹ vì ngày mai tƣơi sáng
CEDAW
Công ƣớc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại
phụ nữ (Convention on the Elimination of All Forms of
Discrimination Againts Women)
CRC

Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em (The UN
Convention on the Rights of the Child)
HIV
Virut gây suy giảm miễn dịch ở ngƣời (Human Immune
Deficiency Virus)
HOPE
Quỹ hi vọng
ICCPR
Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị
(International Convent on Civil and Political Rights)
ICESCR
Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội
(International Convent on Economic, Social and Cultural Rights)
ILO
Tổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization)
MDGs
Mục tiêu thiên niên kỷ
UDHR
Tuyên ngôn toàn thế giói về quyền con ngƣời (Universal
declaration of Human Rights
UNAIDS
Chƣơng trình Phòng chống AIDS của Liên Hợp Quốc (Joint
United Nations Program on AIDS)
UNDP
Chƣơng trình phát triển Liên Hợp Quốc (United nAtions
Development Prgramme)
UNICEF
Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (United nations childrens fund)
UNITED
FRIENDSHIP

Quỹ những ngƣời bạn thân thiết.
VAAC
Cục phòng chống HIV/AIDS – Bộ Lao động - Thƣơng binh &
Xã hội
WHO
Tổ chức y tế thế giới (World Health organization)
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1: Khả năng lây truyền HIV từ mẹ sang con theo từng giai đoạn 36
Biểu đồ 2.1: Số bệnh nhân HIV/AIDS trẻ em đang điều trị ARV qua các năm 43
Biểu đồ: 2.2: Tỷ lệ % PNMT và con của họ đƣợc điều trị dự phòng 44

















1
MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm cuối của thế kỷ XX, sự xuất hiện của đại dịch HIV/AIDS
đã cƣớp đi mạng sống của hàng triệu con ngƣời trên thế giới. Đối với trẻ em, do
đặc điểm non nớt về thể chất và tinh thần, nên đại dịch HIV/AIDS gây ra những
hệ quả đặc biệt nghiêm trọng. Nó hủy hoại về sức khỏe, tinh thần, đe dọa về tính
mạng và hạn chế sự thụ hƣởng các quyền con ngƣời đối với trẻ em ở nhiều nƣớc
cũng nhƣ ở Việt Nam.
Theo thống kê của Cục bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ- TB- XH) cả
nƣớc có khoảng 5.700 trẻ em dƣới 13 tuổi nhiễm HIV, con số này trên thực tế
còn cao hơn do nhiều nguyên nhân chƣa thống kê chính xác đƣợc. Đó là những
“tảng băng chìm” khi trẻ em bị lây nhiễm từ ngƣời mẹ mang thai và trẻ em sống
trong hoàn cảnh có ngƣời thân bị nhiễm HIV và chết do AIDS. Bên cạnh đó, các
yếu tố kinh tế - xã hội nhƣ nghèo đói, chênh lệch về thu nhập, sự kỳ thị phân biệt
trong đối xử cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế thị trƣờng đã làm cho các
em trở nên dễ bị tổn thƣơng hơn.
Phù hợp với Luật Nhân quyền quốc tế, Hiến pháp và luật pháp Việt Nam quy
định mọi trẻ em không phân biệt dân tộc, giới tính, ngôn ngữ, hoàn cảnh kinh tế,
tình trạng bệnh tật đều có các quyền con ngƣời cơ bản. Nhƣ vậy, trẻ em sống
chung và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS đều đƣợc hƣởng quyền bình đẳng nhƣ mọi
trẻ em khác, đó là: quyền sống, quyền đƣợc học tập, quyền đƣợc chăm sóc sức
khoẻ, quyền đƣợc vui chơi, hoà nhập cộng đồng, quyền đƣợc sống chung với cha
mẹ….là quốc gia sớm phê chuẩn Công ƣớc quốc tế về Quyền trẻ em (CRC),Việt
Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện một cách đồng bộ để bảo đảm thực thi
quyền của trẻ em hiệu quả nhất. Đối với trẻ em sống trong hoàn cảnh HIV/AIDS,
Đảng và Nhà nƣớc ta xác định rằng HIV/AIDS không chỉ là mối hiểm hoạ đối với
sức khoẻ, tính mạng của con ngƣời mà còn là vấn đề liên quan đến tƣơng lai phát
triển nòi giống của dân tộc. Các quyền con ngƣời cơ bản của các em chỉ đƣợc tôn

2

trọng thực hiện khi có sự vào cuộc của Nhà nƣớc và toàn xã hội trong việc chăm
sóc và bảo vệ trẻ em, giúp các em đối phó với đại dịch HIV/AIDS, kéo dài sự sống.
Sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc ta thể hiện trong văn kiện quan trọng sau:
- Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 30/11/2005 về "Tăng cƣờng lãnh đạo công tác
phòng chống HIV/AIDS trong tình hình mới"
- Chỉ thị số 55-CT/TW ngày 28/6/2000 về “Tăng cƣờng sự lãnh đạo của các
cấp ủy Đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em".
- Luật bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 5
đã thông qua ngày 15/6/2004.
- Luật phòng chống HIV/AIDS đƣợc Quốc Hội thông qua năm 29/6/2006
- Chiến lƣợc Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010
và tầm nhìn 2020
- Nghị định số 91/NĐ-CP ngày 17/10/2011 cũng bao gồm các biện pháp xử
phạt sự kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em sống chung hoặc bị ảnh hƣởng bởi
HIV, chẳng hạn nhƣ cản trở việc tiếp cận quyền giáo dục
- Chƣơng trình mục tiêu quốc gia, phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2012 - 2015.
- Chiến lƣợc quốc gia về phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030.
Bên cạnh một khuôn khổ pháp lý khá toàn diện Việt Nam còn thực hiện
nhiều biện pháp đồng bộ nhằm bảo đảm có hiệu quả quyền của trẻ em sống chung
và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS nhƣ: Chƣơng trình mục tiêu quốc gia, các Chƣơng
trình hành động vì trẻ em, các chính sách phúc lợi và an sinh xã hội
Tuy nhiên, dƣới góc độ pháp lý việc bảo vệ quyền của nhóm trẻ em sống
trong hoàn cảnh HIV/AIDS ở Việt Nam còn nhiều bất cập, khó khăn, chẳng hạn
thiếu những văn bản pháp lý riêng dành cho nhóm trẻ em này, chƣa thành lập
đƣợc một hệ thống cơ quan bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ trung ƣơng
xuống địa phƣơng và quan trọng hơn là nhận thức và sự vận dụng luật pháp,
chính sách của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ
em còn nhiều hạn chế


3
Từ những lý do trên tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: “Bảo đảm quyền của
trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở Việt Nam” để làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trƣớc đến nay Việt Nam đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về
quyền của ngƣời nhiễm HIV/AIDS, trong đó có trẻ em. Nhiều tài liệu, bài viết tiêu
biểu đã đƣợc sử dụng làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu của sinh viên, học
viên, nghiên cứu sinh… tiêu biểu nhƣ:
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu
quyền con ngƣời, Giáo trình lý luận về quyền con ngƣời, Hà Nội, 2002.
Viện Nghiên cứu quyền con ngƣời thuộc Học viện Chính trị- Hành chính-
quốc gia Hồ Chí Minh, Quyền trẻ em, Hà Nội, 2006.
Viện Nghiên cứu quyền con ngƣời, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh, Tài liệu hƣớng dẫn giải đáp về HIV/AIDS và quyền con ngƣời Hà
Nội. 2008.
TS. Nguyễn Văn Sáu - TS. Cao Đức Thái (Đồng chủ biên), Chính sách quốc
gia về phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008
Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình lý luận và pháp luật về
quyền con ngƣời (PGS.TS Nguyễn Đăng Dung chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2009.
Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Hỏi - Đáp về quyền con ngƣời, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011
GS.TS Hoàng Kim Quế, Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền của các
nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng, Hà Nội, 2010.
Ths Đỗ Thị Hồng Thơm, Luật quốc tế về quyền của những nhóm ngƣời dễ bị
tổn thƣơng, Hà Nội, 2010.
Những công trình nêu trên đã cung cấp những thông tin, kiến thức về

HIV/AIDS và các quyền con ngƣời của trẻ em. Là những tài liệu tham khảo bổ ích

4
cho đề tài này. Tuy nhiên, từ góc độ pháp lý vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu
cơ bản và có hệ thống về bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hƣởng
bởi HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay. Luận văn này là nỗ lực bƣớc đầu của tác giả
nhằm khắc phục những thiếu hụt nêu trên, góp phần tích cực trong công tác bảo vệ
quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS.
3. Mục đích phạm vi, nghiên cứu
* Mục đích:
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là tổng hợp, hệ thống các văn bản
pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em. Trên cơ sở đánh giá quá
trình bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS ở Việt
Nam thời gian qua, luận văn đã luận chứng những phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn
thiện luật pháp, thể chế nhằm bảo đảm tốt hơn quyền của trẻ em sống chung và bị
ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Tập trung nghiên cứu, phân tích khuôn khổ pháp luật quốc tế và quan điểm,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc Việt Nam trong việc bảo đảm quyền
của trẻ em sống chung và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Cở sở lý luận dùng để nghiên cứu đề tài luận văn này là chủ nghĩa Mác – Lê
nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nƣớc
Việt Nam thể hiện trong các bản Hiến pháp, các văn bản pháp lý quan trọng nhằm
bảo đảm quyền của nhóm trẻ em trên
Trên cơ sở quan điểm chung của cộng đồng quốc tế, quan điểm của Đảng và
Nhà nƣớc Việt Nam về bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hƣởng bởi
HIV/AIDS, luận văn sử dụng các phƣơng pháp: phân tích và tổng hợp, logic và lịch
sử, so sánh, đối chiếu để giải quyết những yêu cầu của luận văn.
5. Những nét mới của luận văn

- Hệ thống hoá những văn bản pháp luật có liên quan đến bảo vệ quyền của
trẻ em sống chung và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS ở Việt Nam.
-Thông qua đánh giá quá trình thực thi luật pháp, luận văn đã luận chứng một

5
số giải pháp cơ bản để hoàn thiện pháp luật, cơ chế bảo vệ tốt hơn quyền của trẻ em
sống chung và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay.
6. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn
Kết quả của luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu, tuyên truyền, đào tạo về quyền trẻ em sống chung và bị ảnh hƣởng bởi
HIV/AIDS; đồng thời cung cấp cơ sở pháp lý cho các nhà hoạch định luật pháp và
chính sách về quyền nhóm trẻ em trên ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn kết
cấu gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chương 1: Cơ sở pháp pháp lý bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị
ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS.
Chương 2: Thực trạng bảo đảm quyền trẻ em sống chung và bị ảnh hƣởng
bởi HIV/AIDS ở Việt Nam thời gian qua.
Chương 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm quyền của trẻ
em sống chung và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay.














6
Chƣơng 1
CƠ SỞ PHÁP LÝ BẢO ĐẢM QUYỀN TRẺ EM SỐNG CHUNG
VÀ BỊ ẢNH HƢỞNG BỞI HIV/AIDS

1.1. QUYỀN CON NGƢỜI CỦA TRẺ EM
1.1.1. Khái niệm quyền con ngƣời
Theo Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp quốc, quyền con ngƣời là:
Những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm
chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự
đƣợc phép và tự do cơ bản của con ngƣời. Trong định nghĩa này, quyền con ngƣời
không chỉ là những giá trị nhân văn trừu tƣợng về cuộc sống có nhân phẩm, mà
còn định hình thành tiêu chuẩn pháp lý cơ bản, nhờ đó quyền con ngƣời có đƣợc
một vị trí độc lập trong quan hệ với quyền lực của Nhà nƣớc và việc bảo đảm nó
gắn với tuân thủ luật pháp chứ không phải sự ƣa thích của nhà cầm quyền.
Quyền con ngƣời có phạm vi rộng và bao trùm 5 lĩnh vực chủ yếu: Chính
trị, dân sự, kinh tế, xã hội và văn hóa. Các quyền trong mỗi lĩnh vực là khác nhau
nhƣng có quan hệ tƣơng tác, phụ thuộc và có tầm quan trọng nhƣ nhau. Chúng tạo
nên một chỉnh thể thống nhất đòi hỏi các nhà nƣớc, chính phủ phải thực thi đồng
thời, không đƣợc tùy tiện hay rút bỏ. Quyền đƣợc giáo dục có quan hệ chặt chẽ
với các quyền đƣợc chăm sóc sức khỏe; khả năng, trình độ văn hóa của ngƣời mẹ
luôn có mối liên kết rõ ràng với tình trạng đƣợc nuôi dƣỡng, chăm sóc những em
bé do ngƣời mẹ đó sinh ra Tuy nhiên, đặc trƣng cốt lõi này chƣa đƣợc phản ánh
trong cách tiếp cận của nhiều Nhà nƣớc, Chính phủ. Trong việc bảo đảm quyền
của trẻ em sống chung và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS cần phải quan tâm đến đặc
trƣng cơ bản này.

1.1.2. Quyền của trẻ em trong hệ thống quyền con ngƣời
Lịch sử phát triển quyền trẻ em
Trong lịch sử phát triển xã hội ở nhiều quốc gia, trẻ em đã sớm đƣợc coi là
một trong những nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng nhất và đƣợc các Nhà nƣớc, các

7
cộng đồng quan tâm bảo vệ. Từ thế kỷ XIV, ở Châu Âu đã xuất hiện những dự án
công cộng dành cho trẻ em (bệnh viện Spedale Degli Innocenti ở Florent, Italia) và
trong thời kỳ này ở Châu Á, Bộ luật Hồng Đức của Việt Nam cũng đã quy định
trách nhiệm của dân chúng và các quan lại địa phƣơng phải giúp đỡ trẻ em tàn tật,
trẻ em mồ côi không nơi nƣơng tựa, bảo vệ chăm sóc trẻ bị lạc, đồng thời quy định
về trừng trị tội gian dâm với trẻ em gái, tội buôn bán phụ nữ, giảm án và hoãn thi
hành án với phụ nữ có thai, đang nuôi con nhỏ. [25, tr.253]
Mặc dù vậy, trong thời kỳ trƣớc đây, ở tất cả các xã hội, việc bảo vệ trẻ em
về cơ bản xuất phát từ các góc độ tình thƣơng, lòng nhân đạo và sự che chở chứ
không phải dƣới góc độ pháp lý từ nghĩa vụ bảo vệ quyền. Do vậy, việc bảo vệ trẻ
em ở thời kỳ trƣớc về cơ bản chƣa mang tính phổ biến, thống nhất, quy chuẩn và
ràng buộc về nghĩa vụ với mọi đối tƣợng trong xã hội.
Phải đến đầu thế kỷ XX, thuật ngữ pháp lý “Quyền trẻ em” (QTE) mới đƣợc
đề cập sau một loạt các biến cố quốc tế lớn mà đặc biệt là cuộc Chiến tranh thế giới
lần thứ nhất (1914 - 1918). [25, tr.253]
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các đề xuất bảo vệ quyền trẻ em trên phạm vi
quốc tế xuất phát từ thực trạng vi phạm QTE diễn ra phổ biến khắp mọi nơi trên thế
giới. Trẻ em là nạn nhân của các cuộc xung đột, chiến tranh, các hoạt động tội phạm
có tổ chức, sự phân biệt đối xử với trẻ em, nhất là trẻ em gái diễn ra rất phổ biến ở
hầu hết các nƣớc đang phát triển. Trƣớc thực trạng trên, ở Châu Âu, phong trào bảo
vệ trẻ em đã phát triển mạnh mẽ với việc xuất hiện nhiều tổ chức phi Chính phủ
đứng ra vận động chính sách và tài chính nhằm bảo vệ trẻ em. Sự phát triển mạnh
mẽ của các phong trào này đã thúc đẩy cộng đồng quốc tế thông qua những biện
pháp tập thể trong việc bảo vệ trẻ em. Vào những năm 1920, Hội quốc liên đã thành

lập một ủy ban đặc biệt để giải quyết những vấn đề liên quan đến bảo vệ trẻ em, nhờ
hoạt động của ủy ban này mà Công ƣớc quốc tế về trấn áp nạn buôn bán phụ nữ và
trẻ em đã đƣợc thông qua vào năm 1921. Năm 1924, tại kỳ họp thứ 4, Hội quốc liên
đã thông qua Tuyên ngôn về quyền trẻ em (còn gọi là Tuyên ngôn Giơnevơ).
Sau chiến tranh thế giới thứ hai Tuyên ngôn Giơnevơ 1924 đƣợc Đại hội

8
đồng Liên Hợp Quốc quan tâm, sửa đổi và phải đến năm 1959, Tuyên ngôn về
quyền trẻ em mới đƣợc thông qua. Tuyên ngôn 1959 đã sử dụng cách tiếp cận trên
quyền và quan tâm nhiều hơn đến các nhu cầu cơ bản của trẻ em.
Tuy nhiên quyền con ngƣời của trẻ em đƣợc đề cập trong một số văn kiện
nhân quyền còn hạn chế, thiếu tính hệ thống, đặc biệt là chƣa ghi nhận quyền của
các nhóm trẻ em khuyết tật, trẻ em bị HIV/AIDS, trẻ em tị nạn, trẻ em thuộc
nhóm thiểu số
Ý tƣởng pháp điển hóa nội dung của Tuyên ngôn 1959 thành một văn kiện
pháp lý xuất phát từ đề xuất của Ba Lan. Trên cơ sở đề xuất này, Ủy ban nhân
quyền Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết số 20 (ngày 08/3/1978) để
kêu gọi các cơ quan chuyên môn của LHQ, các tổ chức quốc tế, khu vực, các tổ
chức phi chính phủ cùng tham gia đóng góp ý kiến để soạn thảo một công ƣớc về
QTE. Đến năm 1979, Ủy ban nhân quyền đã quyết định thành lập Nhóm công tác
mở, có trách nhiệm chính trong việc tiến hành mọi hoạt động liên quan đến quy
trình soạn thảo Công ƣớc. Sau 10 năm nỗ lực chuẩn bị, Công ƣớc về quyền trẻ em
(CRC) đƣợc Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 20/11/1989 có hiệu lực ngày
(02/9/1990). Ngay sau đó, Công ƣớc nhanh chóng nhận đƣợc sự ủng hộ rộng rãi của
cộng đồng quốc tế và trở thành công ƣớc quốc tế về QCN có số lƣợng quốc gia
thành viên lớn nhất (đến nay có 193 thành viên). Cùng với quá trình xây dựng Công
ƣớc, LHQ đã thông qua nhiều văn kiện quốc tế quan trọng nhằm bảo vệ QTE.
Trẻ em là tƣơng lai của nhân loại, nên việc bảo vệ trẻ em thực chất là bảo
vệ quyền con ngƣời ở giai đoạn sớm nhất [23]. Khi chúng ta bảo vệ QTE, nghĩa
là chúng ta đã bảo vệ QCN ở giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời một con

ngƣời. Nhƣ vậy, quyền trẻ em chính là quyền của một nhóm xã hội dễ bị tổn
thƣơng. Với tƣ cách là chủ thể của quyền, trẻ em cũng cần đƣợc tôn trọng, bảo
vệ và thực hiện quyền nhƣ ngƣời lớn; bên cạnh đó trẻ em còn đƣợc bảo vệ bằng
những biện pháp đặc thù.
Nguyên tắc và nội dung cơ bản của quyền trẻ em trong công ước CRC
CRC ra đời là một bƣớc ngoặt đánh dấu sự thay đổi trong nhận thức của

9
nhân loại về địa vị pháp lý của trẻ em. Trƣớc kia, vấn đề trẻ em đƣợc nhìn nhận
trong phạm vi gia đình thì nay vấn đề trẻ em đã trở thành mối quan tâm chung của
toàn xã hội. Công ƣớc còn thể hiện khát vọng chung của cộng đồng quốc tế nhằm
nuôi dƣỡng trẻ em trong sự tôn trọng nhân phẩm và là chủ thể quyền con ngƣời,
giúp xua đi mọi hận thù, bất công và từ đó sẽ là một đảm bảo cho hòa bình và an
ninh thế giới trong tƣơng lai.
Công ƣớc đã đề cập đến bốn nguyên tắc cơ bản là: Lợi ích tốt nhất dành cho
trẻ em là ƣu tiên hàng đầu; Không phân biệt đối xử; Đảm bảo sự sống cho trẻ ở mức
tối đa; Đảm bảo quyền đƣợc tham gia của trẻ. Các quyền cụ thể đƣợc ghi nhận chủ
yếu xuất phát từ bốn nguyên tắc này. Trong bối cảnh HIV/AIDS, các nguyên tắc của
CRC vẫn đƣợc coi là cốt lõi trong việc xây dựng luật pháp, chính sách để đảm bảo
các quyền con ngƣời của trẻ em. Chẳng hạn, liên quan đến nguyên tắc không phân
biệt đối xử, Điều 2 CRC ghi nhận: “các quốc gia tham gia công ƣớc phải thi hành mọi
biện pháp thích họp để đảm bảo cho trẻ em đƣợc bảo vệ, tránh khỏi mọi hình thức
phân biệt đối xử”. Đây là nguyên tắc đặc biệt quan trọng mang tính phổ quát, chi phối
toàn bộ các qui định khác của công ƣớc trên mọi phƣơng diện bảo vệ, chăm sóc trẻ
em. Vận dụng vào bối cảnh HIV/AIDS, nguyên tắc này đòi hỏi mọi trẻ em bị nhiễm
HIV/AIDS, trẻ em có bố, mẹ bị nhiễm HIV/AIDS hay trẻ em vì lý do này hay lý do
khác, chịu sự tác động của đại dịch HIV/AIDS phải đƣợc bảo vệ và đối xử bình đẳng
nhƣ tất cả mọi trẻ em khác. Do vậy, trẻ em sống chung và bị ảnh hƣởng bởi
HIV/AIDS cũng đƣợc hƣởng các quyền đã đƣợc quy định trong CRC nhƣ:
- Quyền sống và phát triển (Điều 6)

- Quyền đƣợc chăm sóc sức khỏe (Điều 24)
- Quyền đƣợc đăng ký khai sinh và có quốc tịch (Điều 7)
- Quyền đƣợc hƣởng an sinh xã hội (Điều 26)
- Quyền đƣợc học tập (Điều 28) v.v
Đặc biệt công ƣớc đã quy định trách nhiệm của các quốc gia tại Điều 33:
“phải bảo vệ trẻ em khỏi sự lạm dụng ma tuý”, góp phần phòng ngừa và hạn chế
khả năng các em khỏi sự lây nhiễm HIV/AIDS qua những con đƣờng này. Những
điều khoản nói trên, cùng với những quy định có liên quan khác của công ƣớc đã

10
đƣợc áp dụng trực tiếp và cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật của các quốc gia
về phòng chống HIV/AIDS. Đặc biệt đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ trẻ em
nói chung và trẻ em sống chung và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS nói riêng, bảo đảm
cho trẻ em trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng nhận đƣợc những quan tâm, dành cho
sự chăm sóc tốt nhất.
Có thể nói việc thúc đẩy và hƣởng thụ các quyền con ngƣời đầy đủ, ảnh
hƣởng một cách trực tiếp đến việc bảo vệ QTE. Và việc thúc đẩy thực thi có hiệu
quả các quyền của trẻ em sẽ giúp tạo ra thế hệ tƣơng lai phát triển toàn diện về thể
lực và trí tuệ, giúp các em biết bảo vệ quyền của mình trên cơ sở tôn trọng nhân
phẩm, quyền của ngƣời khác. Đây chính là cách thức mà mỗi quốc gia có thể góp
phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu mà LHQ đã đề ra trong Hiến chƣơng là
xây dựng một thế giới hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc, trong đó mỗi con ngƣời
đƣợc tôn trọng phẩm giá và đƣợc tạo điều kiện để phát triển tự do tối đa.
1.2. TÁC ĐỘNG CỦA HIV/AIDS ĐẾN SỰ THỤ HƢỞNG CÁC QUYỀN
CON NGƢỜI CỦA TRẺ EM SỐNG CHUNG VÀ BỊ ẢNH HƢỞNG BỞI HIV/AIDS
1.2.1. Thế nào là trẻ em sống chung và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS
Định nghĩa về trẻ em đã đƣợc xác định tại Điều 1, CRC: “Trẻ em là những
ngƣời dƣới 18 tuổi, trừ trƣờng hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đã quy định tuổi
thành niên sớm hơn”. Đây là một quy định mở, trong đó mức trần tuổi 18 đƣợc coi
là mức chuẩn nhƣng không phải cố định, bắt buộc với mọi quốc gia. Nói cách khác,

điều này cho phép các quốc gia có thể quy định độ tuổi đƣợc coi là trẻ em có thể
khác nhau giữa các nƣớc thành viên.
Chính vì lẽ đó, để phù hợp với quy định của Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ
em và Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đối tƣợng trẻ em có
HIV/AIDS cần đƣợc bảo đảm các quyền con ngƣời là những ngƣời dƣới 18 tuổi,
với những đặc trƣng nhƣ sau:
a. Trẻ em sống chung với HIV/AIDS là những trẻ mang trong cơ thể căn bệnh
về HIV, đƣợc xét nghiệm dƣơng tính (+), nếu không đƣợc điều trị kịp thời căn bệnh

11
này sẽ phát triển sang giai đoạn tiếp theo (AIDS), làm nhanh chóng hủy hoại cơ thể
của các em bằng cách làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Những trẻ em
này phải chung sống suất đời với căn bệnh trên.
b. Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS bao gồm các nhóm đối tƣợng: Trẻ em
có nguy cơ nhiễm HIV cao là trẻ em mồ côi cha, mẹ hoặc cha, mẹ chết vì lý do liên
quan đến HIV/AIDS; trẻ em sống cùng cha, mẹ hoặc ngƣời nuôi dƣỡng nhiễm HIV;
trẻ em sử dụng ma túy; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em là con của ngƣời mua bán
dâm; trẻ em lang thang; trẻ em mồ côi do các nguyên nhân khác; trẻ em sống trong
các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở giáo dục, trƣờng giáo dƣỡng.
Trẻ em sống chung và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS thƣờng thiếu tình thƣơng
ruột thịt và nhận đƣợc ít tình yêu thƣơng, sự vuốt ve nhƣ những trẻ nhỏ khác, các
em thƣờng cảm thấy buồn tủi và chán nản. Bên cạnh đó do thiếu sự giáo dục của
cha, mẹ và sự ghẻ lạnh, tránh né của những ngƣời xung quanh nên các em thƣờng
dễ bị trầm cảm, chậm nói, chậm phát triển trí não, thiếu khả năng vận động và
không đƣợc vui chơi cùng bạn bè.
Những trẻ em sống chung với căn bệnh HIV/AIDS thì lo sợ khi thấy
những biểu hiện trên cơ thể mình. Trong suy nghĩ, các em hình thành ý niệm
chết sớm bởi lo sợ không có thuốc chữa, những trẻ bị ảnh hƣởng bởi ngƣời thân
bị HIV/AIDS thì hoang mang ám ảnh, không có bệnh mà coi nhƣ có bệnh, các
em luôn bị xa lánh, kỳ thị.

Từ những đặc điểm tâm lý của trẻ em sống chung và bị ảnh hƣởng bởi
HIV/AIDS đã xuất hiện các nhu cầu của trẻ. Đó là nhu cầu về vật chất; Nhu cầu an
toàn xã hội; Nhu cầu đƣợc tôn trọng; Nhu cầu đƣợc khẳng định.
- Nhu cầu vật chất: là nhu cầu trƣớc tiên mà bất cứ đứa trẻ nào cũng mong
đƣợc có, đƣợc đáp ứng các điều kiện vật chất tối thiểu là nhu cầu hết sức thiết thực
và có tính quyết định đến quyền sống của các em, nhu cầu đƣợc ăn, ở, mặc, đƣợc
chữa bệnh là quyền con ngƣời cơ bản đầu tiên của các em. Chỉ khi nào đáp ứng
đƣợc đầy đủ nhu cầu này thì trẻ em sống chung và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS mới
có điều kiện phát triển bình thƣờng nhƣ những trẻ em khác.

12
- Nhu cầu an toàn xã hội: Đƣợc đảm bảo về vấn đề sức khỏe, tiếp cận các
dịch vụ khám chữa bệnh thông thƣờng là nhu cầu đặc biệt quan trọng đối với tất cả
trẻ em và ngƣời lớn. Và đối với nhóm trẻ em trên nhu cầu này càng cần thiết đƣợc
đáp ứng hơn, bởi khi đã mang trong mình căn bệnh nguy hiểm hoặc khi sống rất
gần với căn bệnh này thì khả năng miễn dịch của các em không đƣợc cao nhƣ
những trẻ em khác, các em cần đƣợc chăm sóc, kiểm tra sức khỏe định kỳ, bên cạnh
đó các em cần đƣợc sự yêu thƣơng vỗ về từ ngƣời thân trong gia đình. Nếu không
đƣợc che trở bao bọc bởi gia đình và những ngƣời thân trẻ dễ bị rơi vào tâm trạng lo
sợ, sống khép kín. Gia đình là môi trƣờng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.
- Nhu cầu đƣợc tôn trọng: Trẻ bị nhiễm HIV/AIDS thƣờng lo sợ, tự ti trƣớc
thái độ kỳ thị của cộng đồng xã hội, các em luôn mong muốn đƣợc mọi ngƣời tôn
trọng, không bị phân biệt và phán xét.
- Nhu cầu đƣợc khẳng định mình: các em cũng luôn đƣợc mong muốn có vị
trí trong xã hội, đƣợc mọi ngƣời nhìn nhận, nhiều em không chỉ dừng lại là đƣợc
đến trƣờng học tập mà các em cũng có trí tuệ, mong đạt điểm cao trong học tập,
đƣợc hòa đồng vui chơi với bạn bè cùng trang lứa. Trên thực tế tại các diễn đàn có
sự tham gia của trẻ em sống chung và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS đã mang lại cho
cộng đồng xã hội cách nhìn nhận nhân văn, cảm thông và chia sẻ bởi bệnh tật không
làm các em mất đi nghị lực sống, rất nhiều em đã thể hiện những khả năng trí tuệ

của mình bằng các thành tích học tập, tấm gƣơng vƣợt khó
Nhƣ vậy trẻ em sống chung và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS cũng có những
nhu cầu nhƣ tất cả mọi thành viên khác cũng cần đƣợc đáp ứng đầy đủ các nhu cầu
của cuộc sống để phát triển về thể chất và tinh thần bình thƣờng. Xem xét các khía
cạnh trên để thấy rõ sự tác động nghiêm trọng của HIV/AIDS đối với trẻ em đồng
thời đòi hỏi cộng đồng xã hội phải thay đổi nhận thức, giúp cho các cơ quan, chính
quyền có trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của các em trong xây dựng chính sách phải
xuất phát từ những nhu cầu căn bản để từ đó làm cơ sở để thực hiện các chƣơng trình
hành động đúng hƣớng nhằm đảm bảo quyền con ngƣời tốt nhất cho các em.

13
1.2.2. Các hệ quả tiêu cực của tình trạng trẻ em sống chung và bị ảnh
hƣởng bởi HIV/AIDS
- Tác động tiêu cực về mặt tinh thần.
HIV/AIDS đã tạo ra những tác động to lớn và sâu sắc về cuộc sống tinh
thần của trẻ em. Phần lớn các em bị nhiễm HIV/AIDS hoặc sống trong gia đình có
ngƣời thân bị nhiễm HIV/AIDS phải thƣờng xuyên đối mặt với những vấn đề nan
giải và khó khăn nhƣ: đói nghèo, thiếu dinh dƣỡng, thiếu sự chăm sóc của ngƣời
thân và gia đình. HIV/AIDS đã làm cho các em bị mặc cảm, chán nản, sợ hãi và
tuyệt vọng, làm cho các em bị mất mát cô lập, mất đi sự trong sáng hồn nhiên thơ
ngây đúng lứa tuổi, các em luôn tự ti trƣớc bạn bè cùng trang lứa Điều này ảnh
hƣởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần làm hạn chế việc hƣởng thụ các
quyền con ngƣời của các em. Một bộ phận lớn trẻ em mồ côi cha, mẹ hoặc cả hai
bị mất do HIV/AIDS đã mất đi quyền sống chung với cha mẹ, không còn nơi
nƣơng tựa đƣợc đƣa vào các trại mồ côi, các cơ sở từ thiện, cơ sở điều trị nhiều
em lang thang đƣờng phố làm đủ mọi nghề để kiếm sống nên dễ bị lạm dụng hoặc
tham gia vào các tệ nạn xã hội Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thƣơng binh và
Xã hội, hiện nay cả nƣớc có khoảng 457.691 trẻ em bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS,
trong đó có 9.757 trẻ nhiễm HIV/AIDS. Hơn 50% trẻ trong số đó thuộc các gia
đình nghèo và rất nghèo. [5]

- Bị phân biệt đối xử.
Đây là hiện tƣợng diễn ra khá phổ biến. Biểu hiện của phân biệt đối xử là trẻ
em có HIV/AIDS hoặc có cha, mẹ bị nhiễm HIV/AID thƣờng bị cộng đồng hoặc
ngƣời thân xa lánh, bị ngăn cấm không cho tham gia vào các hoạt động tập thể hoặc
không đƣợc hƣởng các chế độ về dinh dƣỡng, chăm sóc sức khỏe, không đƣợc học
tập, không đƣợc tiếp cận thông tin một cách bình đẳng nhƣ những trẻ em khác. Có
rất nhiều cách thức biểu hiện sự phân biệt đối xử nhiều khi chỉ là “cái nhìn” không
thân thiện của mọi ngƣời xung quanh cũng làm các em tổn thƣơng, mặc cảm.
Thái độ của cộng đồng đối với trẻ nhiễm HIV/AIDS luôn có thái độ xấu, tiêu
cực. Thái độ này thể hiện qua ngôn từ, lời nói mang tính riễu cợt, nguyền rủa, thể

14
hiện ở sự phân biệt ứng xử. Thái độ tiêu cực với trẻ bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS
cũng thể hiện sự hiểu biết không đúng về HIV/AIDS, về ngƣời bệnh của họ. Đặc
biệt thái độ này đƣợc quan sát rõ trong ứng xử kỳ thị, trong hành vi xua đuổi trẻ. Ví
dụ nhƣ ở một số Trung tâm bảo trợ hoặc ở cộng đồng, trẻ có HIV không đƣợc đến
nhà trẻ, trƣờng học để cùng vui chơi, học tập với trẻ khác. Điều này làm hạn chế các
em tham gia vào đời sống xã hội, ngay cả khi các em còn khỏe mạnh.
Hiện nay thái độ của cộng đồng đối với trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS thể hiện
ở những mức độ khác nhau, cùng với thời gian và sự chuyển biến trong nhận thức
đã phát triển theo các chiều hƣớng khác nhau, ban đầu là những định kiến, xa lánh,
sợ hãi bị lây truyền từ các em, sau đó là chấp nhận nhƣng với thái độ dè dặt lo lắng,
sau cùng là sự đón nhận, hiện diện và chăm sóc, giúp đỡ.
- Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS thường bị bỏ rơi, bỏ mặc.
Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS đƣợc sống trong các Trung tâm bảo trợ xã hội
thƣờng do các bệnh viện hoặc các gia đình không có khả năng chăm sóc các em gửi
đến (không ngoại trừ trƣờng hợp các em bị bỏ rơi đƣợc gom về). Nhiều em không
biết nguồn gốc gia đình mình. Các em dễ bị mất gia đình, mất lai lịch và sự thừa kế.
Nguồn đảm bảo cuộc sống cho các em bị hạn chế. Hầu nhƣ các em không đến
trƣờng học, không có những ngƣời bạn mà các em thích. Các em thiếu thốn tình

cảm ruột thịt và nhận đƣợc ít tình thƣơng yêu, sự vuốt ve nhƣ các trẻ nhỏ khác.
Trẻ bị nhiễm HIV/AIDS thƣờng bị hạn chế các hoạt động giao tiếp xã hội.
Các em thƣờng bị sống cách li và đƣợc chăm sóc riêng vì sợ gây ảnh hƣởng đến
ngƣời khác và do nhiều ngƣời không muốn tiếp xúc với các em. Khi không bị đau
yếu, các em thƣờng vui đùa, nghịch ngợm, hồn nhiên nhƣ bao trẻ em khác. Tuy
nhiên các em thƣờng bị ghẻ lạnh, bị trêu trọc, bị coi thƣờng, bị canh chừng từ chúng
bạn và thậm chí cả từ những ngƣời chăm sóc các em. Nếu trẻ vị thành niên bị
HIV/AIDS do sử dụng ma tuý, mại dâm… các em sẽ bị cộng đồng, xã hội và thậm
chí cả gia đình kỳ thị, lên án. Bệnh tật, thiếu thốn, cô đơn, lo sợ, mặc cảm…. có thể
nhanh chóng đẩy các em quay lại với các tệ nạn xã hội … Nhìn chung trẻ em bị
nhiễm HIV/AIDS trong bối cảnh hiện nay về cơ bản là không có tƣơng lai.

15
Xem xét nguồn gốc các gia đình, các em bé bị nhiễm HIV/AIDS đa phần xuất
phát từ hậu quả của nạn phân biệt đối xử. Cha mẹ các em thƣờng nghèo khó, mất
nguồn thu nhập và có thể bị tan vỡ hoặc bị chết. Với những trẻ còn cha, mẹ, sự mặc
cảm tự ti, tủi nhục và sự vô trách nhiệm đã khiến họ xa lánh, bỏ rơi các em. Bị bỏ rơi
có nghĩa là các em bị từ chối nuôi dƣỡng, sẽ phải sống và lớn lên trong môi trƣờng
không có ngƣời thân, có nhiều ngƣời cha, mẹ chỉ sau khi phát hiện đứa con do mình
sinh ra bị nhiễm HIV đã đang tâm vứt bỏ các em. Các em bị mất đi quyền sống chung
với cha, mẹ và hậu quả của sự bỏ rơi là các em lớn lên và trƣởng thành không đƣợc
phát triển bình thƣờng về thể chất và tinh thần nhƣ những trẻ em khác.
- Bị xâm phạm những bí mật đời tư.
Trẻ bị nhiễm HIV/AIDS có thể không đƣợc giữ những bí mật đời tƣ liên
quan đến tình trạng sức khỏe, bệnh tật. Điều này khiến cho các em là nạn nhân của
tình trạng phân biệt, kỳ thị hay bỏ mặc, bỏ rơi, ảnh hƣởng nghiêm trọng tới việc thụ
hƣởng quyền con ngƣời cơ bản của các em. [42]. Và với những trẻ em có ngƣời
thân mắc phải căn bệnh HIV/AIDS cũng bị nhìn nhận sai lệch, bị xa lánh trong môi
trƣờng học tập và chăm sóc sức khỏe
Nhìn về tƣơng lai, trẻ em bị lây nhiễm HIV/AIDS mang bệnh cho đến lúc

chết, sức đề kháng kém cùng với sự chăm sóc thiếu thốn dễ làm các em lâm vào
tình trạng bệnh tật. Các em không có nghề nghiệp cho tƣơng lai do không có sức
khỏe, không đƣợc học văn hóa, học nghề và cơ bản tuổi thọ của các em rất thấp
thƣờng chết trƣớc lúc trƣởng thành. Bệnh tật, cô đơn, lo sợ mặc cảm của nhóm trẻ
em này đã phản ánh một tồn tại xã hội, nó đòi hỏi sự thức tỉnh của cộng đồng xã hội
về lòng nhân văn cao cả và đặc biệt là một hệ thống pháp luật đủ mạnh để có thể
bảo đảm quyền con ngƣời của các em.
1.2.3. Các quyền con ngƣời cơ bản cần đƣợc bảo vệ đối với trẻ em sống
chung và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS
- Nhóm quyền sống còn và phát triển
Quyền sống còn là một trong những quyền cơ bản, quan trọng nhất của con
ngƣời nói chung và của trẻ em sống chung với HIV/AIDS nói riêng, để đƣợc tồn tại

16
và đƣợc thụ hƣởng các quyền phái sinh tiếp theo thì quyền sống phải tuyệt đối đƣợc
tôn trọng. Từ quy định này, không có gì nghi ngờ, tất cả mọi trẻ em kể cả trẻ em
sống chung với HIV/AIDS đều có quyền đƣợc sống và phát triển. Cũng không thể
vì lý do mang trong mình vi rút HIV/AIDS mà các em bị tƣớc mất quyền sống của
mình. Vi phạm quyền sống của trẻ em sống chung với HIV/AIDS là vi phạm quyền
con ngƣời. Tính mạng các em luôn bị bệnh tật đe dọa, các em có thể gặp nguy hiểm
đến tính mạng bất kỳ lúc nào do đó quyền sống phải đƣợc đảm bảo tối đa với nhóm
trẻ em trên chính là phải đảm bảo tuyệt đối về tính mạng sức khỏe cho các em.
Để bảo đảm thực thi có hiệu quả quyền sống của trẻ em, Ủy ban của Công
ƣớc về quyền trẻ em đã khuyến cáo các quốc gia phải bảo vệ trẻ em tránh lây nhiễm
HIV; cung cấp các thông tin và các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ vị thành niên và
tiến hành các biện pháp bảo trợ đặc biệt cho những ngƣời có nguy cơ hay nhu cầu
cấp thiết nhất. Nghĩa vụ của quốc gia trong việc thực thi quyền đƣợc sống, tồn tại và
phát triển cũng nhấn mạnh yêu cầu phải quan tâm thích đáng đến đời sống tình dục
cũng nhƣ các hành vi, lối sống đó không phù hợp với những gì đƣợc coi là chấp
nhận đƣợc theo các tiêu chí văn hóa hiện hành đối với một độ tuổi nào đó. Các

chƣơng trình phòng chống chỉ đạt hiệu quả khi đánh giá đúng thực tế cuộc sống của
vị thành niên, đồng thời tác động đến đời sống tình dục bằng cách đảm bảo bình
đẳng trong tiếp cận thông tin, kỹ năng sống và các biện pháp phòng tránh phù hợp.
Công ƣớc đã khẳng định trẻ em có quyền đƣợc sống, cũng nhƣ đƣợc hƣởng lợi
ích từ các chính sách kinh tế, xã hội tạo cho các em cơ hội tiếp tục trƣởng thành và
phát triển theo nghĩa rộng nhất của từ này. Nhà nƣớc có nghĩa vụ thừa nhận quyền
sống và phát triển của trẻ em. Điều này cũng nảy sinh yêu cầu quan tâm đúng mức
đến đặc trƣng giới tính cũng nhƣ các hành vi và lối sống của trẻ em, kể cả khi điều
này không còn phù hợp với quan niệm xã hội về những gì có thể chấp nhận đƣợc theo
các quy tắc, chuẩn mực văn hóa thông thƣờng đối với nhóm tuổi nhất định.
Liên quan đến quyền sống còn của trẻ em tại Điều 65, Hiến pháp năm 1992
quy định: “Trẻ em đƣợc gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục” Điều 67
quy định: "Bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho trẻ khi trẻ bị mồ côi không nơi nƣơng

17
tựa đƣợc nhà nƣớc và xã hội giúp đỡ". Trong hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm 2013
tại Điều 21 qui định ngắn gọn và súc tích: “Mọi ngƣời có quyền sống” Nhƣ vậy,
theo quy định của Hiến pháp Việt Nam, tất cả mọi ngƣời không phân biệt thành
phần nam, nữ, tín ngƣỡng tôn giáo, địa vị pháp lý trong đó có trẻ em đều có quyền
đƣợc sống và đƣợc hƣởng một mức sống cao nhất có thể và trẻ em có HIV/AIDS
cũng không nằm ngoài đối tƣợng đƣợc hƣởng quyền này.
- Quyền được chăm sóc sức khỏe
Đây là quyền cơ bản của trẻ em đƣợc ghi nhận trong Công ƣớc tại Điều 24.
Theo đó, mọi trẻ em có quyền đƣợc hƣởng tình trạng sức khỏe cao nhất có thể đƣợc và
đƣợc chăm sóc y tế Các quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng không có trẻ em nào
bị tƣớc đoạt quyền đƣợc hƣởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe Theo các Hƣớng dẫn
quốc tế về HIV/AIDS và quyền con ngƣời năm (1966), các quốc gia cần cung cấp
thƣờng xuyên và bình đẳng các dịch vụ hàng hóa và các thông tin liên quan đến điều trị
HIV/AIDS cho những ngƣời bị nhiễm HIV, trong đó đặc biệt quan tâm đến phụ nữ, trẻ
em và những nhóm dễ bị tổn thƣơng khác Hƣớng dẫn số 8 khuyến nghị: Các quốc gia

cần bảo đảm cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên đƣợc tiếp cận đầy đủ các dịch vụ sức khỏe
sinh sản và tình dục một cách kín đáo bao gồm những thông tin về HIV/AIDS, tƣ vấn
xét nghiệm và các biện pháp phòng ngừa nếu họ bị nhiễm HIV/AIDS.
Cụ thể hóa các quy định của pháp luật quốc tế, Luật bảo vệ sức khỏe nhân
dân Việt Nam năm (1989) quy định: Trẻ em dƣới 6 tuổi có quyền khám chữa bệnh
định kỳ miễn phí (Điều 46), Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm (2004)
quy định: Trẻ em có quyền đƣợc chăm sóc, tiêm phòng và chữa bệnh tại các trung
tâm y tế địa phƣơng (Điều 9) Đối với trẻ có HIV, Đảng và Nhà nƣớc ta có sự quan
tâm chăm sóc đặc biệt. Điều 39 Luật phòng chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải ở ngƣời (HIV/AIDS) năm (2006) quy định: “Trẻ em dƣới 6 tuổi
đƣợc nhà nƣớc cấp miễn phí thuốc kháng HIV”. Điều 39 còn quy định rõ trẻ em từ 6
tuổi đến dƣới 16 tuổi nhiễm HIV là đối tƣợng đƣợc ƣu tiên số một trong việc đƣợc
hƣởng các nguồn cung cấp thuốc kháng HIV miễn phí. Bên cạnh đó, việc chăm sóc,
hỗ trợ phòng chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con đƣợc quan tâm đặc biệt. Điều 6

×