Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 121 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
***






PHẠM VĂN LỢI





BẢO LÃNH TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ
VIỆT NAM









LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC










HÀ NỘI -2008
PHẠM VĂN LỢI  LUẬT DÂN SỰ  HÀ NỘI - 2008



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
***






PHẠM VĂN LỢI





BẢO LÃNH TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ
VIỆT NAM


Chuyên ngành: Luật dân sự
Mã số: 60 38 30



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC




Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Đăng Hiếu





HÀ NỘI -2008


MỤC LỤC

TRANG
LỜI NÓI ĐẦU
1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO LÃNH
8
1.1. Khái niệm bảo lãnh
8
1.2. Chế định bảo lãnh trong lịch sử
16

1.3. Các quy định về bảo lãnh của một số nước trên thế giới
23
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO LÃNH
28
2.1. Giao kết hợp đồng bảo lãnh
32
2.1.1. Sự ưng thuận của các bên trong hợp đồng bảo lãnh
33
2.1.2. Năng lực của các bên tham gia hợp đồng bảo lãnh
40
2.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo lãnh
46
2.2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh
46
2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của người được bảo lãnh
53
2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh
54
2.2.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan
56
2.3. Thời điểm, thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
57
2.4. Đối tượng của nghĩa vụ bảo lãnh
60
2.5. Thù lao trong quan hệ bảo lãnh
62
2.6. Hợp đồng bảo lãnh vô hiệu
63
CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH

70
3.1. Thực tiễn hoạt động bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trong giao
dịch dân sự
70
3.2. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp có liên quan đến bảo lãnh
tại Tòa án
74
3.3. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh thực hiện
nghĩa vụ trong pháp luật dân sự
93
3.4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh
96
Kết luận.
106
Danh mục tài liệu tham khảo.
107





BẢNG CHỮ VIẾT TẮT


Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
BLDS

BỘ LUẬT DÂN SỰ

UBND

ỦY BAN NHÂN DÂN
QTHL

Quốc triều Hình luật
BLGL

BỘ LUẬT GIA LONG
CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
PLHĐDS

PHÁP LỆNH HỢP ĐỒNG DÂN
SỰ
TCTD

Tổ chức Tín dụng
WTO
WORLD TRADE
ORGANIZATION
TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ
GIỚI
TMCP

Thƣơng mại cổ phần
TNHH


TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
XHCN

Xã hội chủ nghĩa



1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Giao dịch dân sự là một trong những phương thức hữu hiệu cho cá nhân,
pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập và thực hiện các quyền, nghĩa vụ
dân sự nhằm thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng và trong sản
xuất, kinh doanh. Để cho các giao dịch này ngày càng phát triển về số lượng
cũng như giá trị của giao dịch, đặc biệt nhằm đảm bảo an toàn cho các giao
dịch, Bộ luật dân sự (sau đây viết tắt là BLDS) đã quy định rất nhiều biện
pháp bảo đảm, trong đó có biện pháp bảo lãnh.
Trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 -
2010 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định, nhiệm vụ
trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội là phát triển thị trường
tiền tệ, hiện đại hóa và đa dạng hóa các hình thức hoạt động [1, tr.141]. Để
thực hiện thắng lợi mục tiêu này, bên cạnh những việc làm thiết thực khác,
việc nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự nói chung, đặc biệt là
các quy định về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự nói riêng là một yêu cầu
cấp thiết trong giai đoạt phát triển kinh tế hiện nay.
Như chúng ta đã biết, số lượng các giao dịch dân sự sẽ tăng, tỷ lệ thuận với
sự phát triển của nền kinh tế, và ngược lại, muốn phát triển kinh tế thì phải
xây dựng chính sách, hệ thống pháp luật thuận tiện nhất cho việc xác lập, thực
hiện các giao dịch. Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng đến việc phát triển số lượng
giao dịch mà không quan tâm đến chất lượng, đặc biệt là hệ số an toàn của

các giao dịch đó thì sự phát triển đó là không bền vững, hệ số rủi ro cao cho
nền kinh tế. Điều này đã từng xẩy ra đối với một số nền kinh tế lớn trên thế
giới. Năm 2007, thế giới đã chứng kiến cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp
bất động sản dưới chuẩn (subprime mortgage crissis), làm rối loạn hệ thống
tài chính ở Mỹ. Cuộc khủng hoảng này có nguyên nhân từ sự xẹp hơi của


2
bong bóng thị trường nhà đất. Từ năm 2001, thị trường nhà ở của Mỹ được
đẩy giá lên rất cao. Người Mỹ tích cực đi vay để mua nhà, bất chấp lãi suất
cũng theo đà tăng cao. Khi thị trường nhà đất quay về giá trị thực của nó,
bong bóng nhà xẹp hơi, các cá nhân gặp khó khăn trong việc trả nợ. Nhiều tổ
chức tín dụng cho vay mua nhà gặp khó khăn vì không thu hồi được nợ. Một
số tổ chức tín dụng ở Mỹ phải tuyên bố phá sản, số khác thì rơi vào tình trạng
cổ phiếu bị mất giá. Từ Mỹ, rối loạn này lan sang các nước khác, và đang trở
thành một hiện tượng toàn cầu. Ở Việt Nam, cuối năm 2007 chúng ta cũng đã
chứng kiến hiện tượng giá nhà đất được thổi lên cao, thị trường chứng khoán
hoạt động sôi nổi. Ngay sau đó, phát hiện thấy những dấu hiệu thiếu lành
mạnh từ thị trường nhà đất, thị trường chứng khoán, Ngân hàng trung ương đã
có những quy định nhằm thiết chặt hoạt động cho vay để đầu tư cổ phiếu, đầu
tư bất động sản. Và kể từ khi đó, chúng ta đã chứng kiến sự tuột dốc ghê gớm
của hai thị trường này.
Xuất phát từ vai trò vô cùng quan trọng của các biện pháp bảo đảm cho
nghĩa vụ dân sự như đã nêu trên, pháp luật dân sự Việt Nam đã có những quy
định cho lĩnh lực này. Tuy nhiên, trước năm 1990, nền kinh tế của chúng ta
hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các giao dịch kinh doanh
thương mại không phát sinh nhiều, hệ thống các ngân hàng thương mại chưa
được hình thành. Do vậy, hoạt động bảo lãnh cũng chưa phát triển và điều này
kéo theo hệ quả là các quy định của pháp luật về hoạt động bảo lãnh cũng còn
khá đơn điệu. Từ sau năm 1990, cùng với chủ trương của Đảng, Nhà nước về

việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các giao dịch dân sự trong đời
sống nhân dân phát sinh ngày càng nhiều, hệ thống ngân hàng thương mại đã
thực sự là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, nhu cầu bảo đảm cho các giao


3
dịch cũng ngày càng tăng theo, nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng
hoạt động ngày càng chuyên nghiệp.
Với mục tiêu ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, đưa
Việt Nam trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Các doanh nghiệp
của Việt Nam ngày càng nỗ lực, không ngừng mở rộng các lĩnh vực hoạt
động của mình và hội nhập với nền kinh tế thế giới nhằm thu hút vốn, công
nghệ và trình độ khoa học tiên tiến của nước ngoài, ký kết, thực hiện các hợp
đồng kinh tế. Trong qúa trình hoạt động, yếu tố rủi ro luôn tiềm ẩn đặc biệt
khó lường trong giai đoạn phát triển hiện nay, điều này đã trực tiếp, hoặc gián
tiếp đe dọa hoạt động của các doanh nghiệp. Để hạn chế thiệt hại cho các chủ
thể tham gia, các đối tác nước ngoài thường thỏa thuận các biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ, và bảo lãnh ngân hàng đang ngày càng được ưa
chuộng.
Với dân số đông, lực lượng lao động trẻ, Việt Nam đang nổi lên như một
quốc gia có thế mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Khi đưa người lao
động Việt Nam sang làm việc ở một nước khác, doanh nghiệp xuất khẩu lao
động đã phải cam kết với doanh nghiệp nước sở tại về việc sẽ đưa người lao
động trở về khi hết thời hạn lao động, bồi hoàn những thiệt hại phát sinh từ
việc vi phạm của người lao động, tức là hệ số rủi ro cho doanh nghiệp xuất
khẩu lao động là rất lớn. Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã chọn
biện pháp bảo lãnh để đảm bảo cho nghĩa vụ của người lao động, và bảo lãnh
cho việc đi lao động ở nước ngoài của người thân trở nên phổ biến trong thời
gian vừa qua.

Để điều chỉnh chung cho hoạt động bảo lãnh, BLDS đã có những quy định
khung. Đối với từng lĩnh vực cụ thể, pháp luật chuyên ngành đều có những
quy định chi tiết, như Luật các Tổ chức tín dụng; một số các văn bản của
Ngân hàng nhà nước; Thông tư liên tịch của Bộ Lao động - Thương binh và


4
Xã hội - Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết một số vấn đề về nội dung hợp đồng
bảo lãnh và việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế
đang trong quá trình hội nhập, các quy định về bảo lãnh trong pháp luật dân
sự cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện để đáp ứng các yêu cầu của nền
kinh tế và ngày càng tiệm cận dần với các thông lệ quốc tế. Để có cơ sở cho
việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo lãnh trong pháp luật dân sự,
việc nghiên cứu đề tài “Bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam” là nhằm
mục đích dần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn cho các quy định này. Đây
là việc làm cần thiết có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện
nay.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Liên quan đến việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ trong pháp luật dân sự, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về
các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự; hoặc đi sâu nghiên cứu về
bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng, bảo lãnh ngân hàng. Có thể
kể đến các công trình nghiên cứu cho lĩnh vực pháp luật này như: Luận án
Thạc sỹ Luật học “Chế định bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng - thực
trạng và giải pháp” của tác giả Trần Thị Thu Thủy; Luận án Thạc sỹ Luật
học “Cầm cố và thế chấp bảo đảm nghĩa vụ dân sự” của tác giả Phạm Công
Lạc; Luận án Thạc sỹ Luật học “Bảo đảm tiền vay ngân hàng - thực trạng và
giải pháp” của tác giải Lê Thu Hiền; Luận án Thạc sỹ Luật học “Các biện
pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng” của tác giả Trương

Thị Kim Dung; Luận án Thạc sỹ Luật học “Những vấn đề pháp lý về bảo
lãnh ngân hàng” của tác giả Nguyễn Thành Long; Luận án Thạc sỹ Luật học
“Công chứng hợp đồng kinh tế và thỏa thuận các biện pháp bảo đảm thực
hiện hợp đồng kinh tế, thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Thị


5
Hạnh; Luận án Thạc sỹ Luật học “Bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trong hoạt
động ngân hàng” của tác giả Nguyễn Thị Thảo.
Ngoài ra còn có các bài viết liên quan đến vấn đề bảo đảm thực hiện nghiã
vụ đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Cụ thể là bài :“Về các biện pháp bảo
đảm hợp đồng tín dụng” của PGS. TS. Lê Hồng Hạnh; bài :“Bản chất các biện
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự” của TS. Phạm Công Lạc; bài :“Bàn
về biện pháp bảo lãnh” của TS. Phạm Văn Tuyết.
Các công trình trên đây đều đã nghiên cứu những vấn đề pháp lý liên quan
đến chế định bảo lãnh. Tuy nhiên, hầu hết các công trình này đều nghiên cứu
bảo lãnh trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên
cứu các quy định về bảo lãnh trong BLDS, với tư cách là các quy định nền
tảng cho các luật chuyên ngành cụ thể hóa. Để có một cái nhìn tổng thể về cơ
sở lý luận và thực tiễn của hoạt động bảo lãnh, từ đó có thể có đề xuất các
kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh trong pháp luật dân sự trong điều
kiện phát triển hiện nay, vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài: Bảo lãnh trong
pháp luật dân sự Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi không đi sâu nghiên cứu tất cả
các quy định của bảo lãnh chuyên ngành, mà chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở
lý luận, thực tiễn và định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh trong Luật
Dân sự Việt Nam. Trên cơ sở phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi sẽ đưa ra
những kiến nghị cụ thể trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về
bảo lãnh.

4. phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn này lấy chủ nghĩa duy vật biệc chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử
làm cơ sở phương pháp luận. Luận văn cũng được thực hiện trên cơ sở vận dụng
những quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển nền kinh tế


6
hàng hóa nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Các phương pháp cụ thể được sử dụng gồm: phương pháp thống kê, phân tích,
so sánh, tổng hợp, diễn giải, lịch sử, và các phương pháp phù hợp khác.
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của luận văn:
Sau khi tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận và các
quy định về bảo lãnh trong pháp luật dân sự, có đề cập đến một số lĩnh vực
bảo lãnh chuyên ngành, đồng thời xem xét, đánh giá thực trạng pháp luật
và thực tiễn hoạt động bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ ở nước ta trong thời
gian vừa qua. Qua nghiên cứu pháp luật thực định chúng tôi mong muốn,
có thể làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận về bản chất của hoạt động bảo
lãnh trong pháp luật dân sự, góp phần nhỏ bé cho việc dần hoàn thiện chế
định quan trọng này.
Nhiệm vụ của luận văn:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về bản chất, đặc điểm của bảo
lãnh thực hiện nghĩa vụ trong pháp luật dân sự;
- Nghiên cứu, mối quan hệ của bảo lãnh với các biện pháp bảo đảm nghĩa
vụ dân sự khác (Cầm cố; Thế chấp; Tín chấp), từ đó chỉ ra những điểm ưu
việt của bảo lãnh;
- Nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn hoạt động bảo lãnh và
những yêu cầu đặt ra đối với các quy định của pháp luật về bảo lãnh. Từ đó
kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo lãnh.
6. Giá trị khoa học của luận văn

- Luận văn là công trình khoa học, nghiên cứu một cách có hệ thống quá
trình phát triển của các quy định về bảo lãnh ở Việt Nam, có so sánh với cùng
chế định pháp luật của một số nước trên thế giới, do vậy sẽ rất có ích cho
những người nghiên cứu trong cùng lĩnh vực khoa học này.


7
- Luận văn có nêu lên thực trạng pháp luật và thực tiễn hoạt động bảo
lãnh trong thời gian vừa qua, do vậy, sẽ là có ích cho những người làm công
tác thực hành pháp luật như Cán bộ tòa án, Cán bộ pháp chế của các doanh
nghiệp có hoạt động bảo lãnh.
- Luận văn có đề xuất, kiến nghị hoàn thiện các quy định về bảo lãnh
trong pháp luật dân sự, góp phần vào qúa trình hoàn thiện pháp luật dân sự
nói chung và chế định bảo lãnh nói riêng.


8
7. Bố cục của luận văn
Luận văn này được trình bày thành ba chương như sau:
Chương 1. Khái quát chung về bảo lãnh.
Chương 2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo lãnh.
Chương 3. Thực tiễn và phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh.
Kết luận.









9
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO LÃNH

1.1. Khái niệm bảo lãnh
Bảo lãnh là một trong những biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự được
quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005. Trước khi có BLDS năm 2005, thì
chế định này cũng đã được quy định trong BLDS năm 1995 và trước đó là
Pháp lệnh Hợp đồng dân sự. Ở phần tiếp sau, chúng tôi sẽ tìm hiểu sâu hơn về
chế định này trong lịch sử. Cũng như ở Việt Nam, các nước trên thế giới cũng
đã và đang coi bảo lãnh là một trong những chế định quan trọng của pháp luật
dân sự. Trong hầu hết các Bộ luật dân sự lớn trên thế giới, đều có những quy
định cụ thể về bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Như vậy, có thể khảng
định, các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự nói chung và bảo lãnh nói riêng
là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sự. Để tiến hành đi sâu nghiên
cứu chế định này, trước tiên chúng ta cần phải hiểu bảo lãnh là gì?
Trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý, do Nhà
xuất bản Văn hóa Thông tin xuất bản, thì bảo lãnh được hiểu là việc bảo đảm
và chịu trách nhiệm trước pháp luật về người nào đó [41, tr.79]. Khái niệm
này mang tính chất bao quát chung cho bản chất của hoạt động bảo lãnh, mà
không thể hiện được những nét riêng của hoạt động bảo lãnh trong pháp luật
dân sự.
Còn trong Từ điển Luật học, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Hà Nội -
1999, thì bảo lãnh dân sự là việc một người hay một tổ chức (gọi là người bảo
lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện
nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là người được bảo lãnh), nếu khi đến
thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận chỉ bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay



10
khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Nghĩa
vụ của bảo lãnh bao gồm tiền nợ gốc, tiền lãi, tiền phạt vi phạm và tiền bồi
thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Việc bảo lãnh phải được
lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực
của UBND cấp có thẩm quyền nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Khi người bảo lãnh đã phải trả nợ thay thì họ có quyền đòi người được bảo
lãnh hoàn lại số tiền đã trả. Khái niệm này đã thể hiện đầy đủ bản chất, đặc
điểm của hoạt động bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, hai
khái niệm nêu trên đều được xem xét dưới khía cạnh ngôn ngữ học. Dưới góc
độ luật học, bảo lãnh được khái niệm như sau:
Tại Điều 366 BLDS năm 1995 có quy định: Bảo lãnh là việc người thứ
ba (gọi là người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là người nhận bảo
lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là người được bảo
lãnh), nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc người
bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi người được bảo lãnh không có khả
năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
Người bảo lãnh chỉ được bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình
hoặc bằng việc thực hiện công việc [3, tr.85].
Việc bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội được thực
hiện theo quy định tại Điều 376 của Bộ luật này.
Điều 376 BLDS năm 1995 có quy định: tổ chức chính trị - xã hội tại cơ
sở có thể bảo lãnh bằng tín chấp cho cá nhân và hộ gia đình nghèo vay một
khoản tiền nhỏ tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh,
làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ.
Việc cho vay có bảo lãnh bằng tín chấp phải được lập thành văn bản
có ghi rõ: số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ



11
và trách nhiệm của người vay, ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay và tổ
chức bảo lãnh [3, tr.87].
Khái niệm bảo lãnh quy định trong BLDS năm 1995 có một số điểm
đáng chú ý sau đây: bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm đối vật - tức là người
đứng ra bảo lãnh phải bằng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm cho
nghĩa vụ của người được bảo lãnh. Mà bản chất của biện pháp bảo lãnh là bảo
đảm đối nhân, tức là người thứ ba, bằng uy tín, danh dự của mình đứng ra bảo
đảm cho nghĩa vụ của người được bảo lãnh. Thực ra, cái đích mà người nhận
bảo lãnh hướng tới là toàn bộ khối tài sản của người bảo lãnh mà không phải
là uy tín, danh dự của anh ta.
Một điểm nữa cần lưu ý, đó là biện pháp bảo đảm bằng tín chấp của các
tổ chức chính trị - xã hội cũng được xếp chung trong biện pháp bảo lãnh (bảo
lãnh bằng tín chấp của các tổ chức chính trị - xã hội). Tín chấp của các tổ
chức chính trị xã hội có bản chất khác so với bảo lãnh thông thường vì vậy
cần phải tách ra thành một biện pháp bảo đảm độc lập.
Điều 361 BLDS năm 2005 có quy định về bảo lãnh như sau: bảo lãnh
là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền
(sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có
nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên
được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên
cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi
bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình [4, tr.144].
Khái niệm bảo lãnh trong Bộ luật dân sự năm 2005 về cơ bản đã khắc
phục được những hạn chế của BLDS năm 1995: đó là tách bạch được bảo
lãnh với các biện pháp bảo đảm đối vật khác, không gây nhầm lẫn giữa bảo
lãnh và biện pháp bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh.



12
Như vậy, khái niệm bảo lãnh cho dù có được nhìn nhận dưới góc độ
nào (dưới góc độ ngôn ngữ hay luật học; khái quát hay chi tiết) thì cũng có
những đặc điểm cơ bản sau:
- Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho
người được bảo lãnh (thông thường là người có nghĩa vụ) nếu như người sau
này không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ.
Người thứ ba ở đây có thể là cá nhân, pháp nhân, thông thường người thứ ba,
nếu là cá nhân thì phải là người có uy tín, có khả năng kinh tế và là người có
quan hệ thân thiết với người được bảo lãnh. Ví dụ: cha mẹ bảo lãnh cho con;
con cái bảo lãnh cho cha mẹ (quan hệ này được pháp luật một số thời kỳ trong
lịch sử mặc nhiên thừa nhận); anh chị em bảo lãnh cho nhau; bạn bè thân hữu
bảo lãnh cho nhau. Tóm lại, trên thực tế thông thường người đứng ra bảo lãnh
với người được bảo lãnh phải là những người có quan hệ đặc biệt. Do vậy,
bảo lãnh loại này thường là không có thù lao.
Đối với bên bảo lãnh là pháp nhân: pháp nhân có thể đứng ra bảo lãnh
cho pháp nhân khác trong việc thực hiện nghĩa vụ, cũng có thể bảo lãnh cho
cá nhân. Thông thường, một pháp nhân nếu không phải là một tổ chức tín
dụng, có hoạt động bảo lãnh chuyên nghiệp thì phải là doanh nghiệp có liên
quan mật thiết với người được bảo lãnh. Ví dụ: Tổng Công ty bảo lãnh cho
một hợp đồng tín dụng của Công ty thành viên; Công ty mẹ bảo lãnh cho một
hợp đồng sản xuất của một Công ty con với các tổ chức tín dụng có hoạt động
bảo lãnh chuyên nghiệp thì bảo lãnh là một nghiệp vụ, một loại dịch vụ và có
thù lao. Ngày nay, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, số lượng các giao
dịch dân sự ngày càng tăng và nhu cần được bảo đảm cho các giao dịch đó
cũng tăng theo, điều này đã kéo theo sự tăng trưởng đối với dịch vụ bảo lãnh
của các tổ chức tín dụng.


13

- Bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm đối nhân. Như đã nói ở trên, bản
chất của bảo lãnh không phải là việc người bảo lãnh bằng danh dự, uy tín của
mình, mà thực chất bằng toàn bộ khối tài sản của mình để cam kết sẽ thực
hiện nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh nếu người sau này không thực
hiện hoặc thực hiện không đầy đủ. Trong bảo lãnh - bảo đảm đối nhân, cái
mà người nhận bảo lãnh quan tâm là người đứng ra bảo lãnh và khả năng tài
chính của anh ta (toàn bộ khối tài sản mà người bảo lãnh có) mà không hướng
vào một tài sản cụ thể nào. Ngược lại, bảo đảm đối vật (cầm cố, thế chấp) cái
mà người có quyền quan tâm là tài sản cụ thể đưa ra cầm cố, thế chấp chứ
không phải là khối tài sản chung của người có nghĩa vụ.
- Có một thời gian dài, chúng ta vẫn quy định việc bảo lãnh bằng tài
sản của người thứ ba, tức là người thứ ba khi đứng ra bảo lãnh cho một nghĩa
vụ nào đó phải có một tài sản hợp pháp để đảm bảo việc thực hiện. Thực ra,
với quy định này, bảo lãnh phải được chia ra thành bảo lãnh đối nhân; bảo
lãnh đối vật và tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh. Nếu chỉ đơn thuần là
việc người thứ ba đứng ra cam kết với người có quyền về việc sẽ thực hiện
nghĩa vụ cho người được bảo lãnh nếu đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà người
được bảo lãnh không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện, mà không
chỉ ra một tài sản cụ thể nào nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ của mình thì đây là
bảo lãnh đối nhân thuần túy. Khi đó đối tượng mà người nhận bảo lãnh hướng
tới là toàn bộ khối tài mà người bảo lãnh có. Ngược lại, nếu khi cam kết
người bảo lãnh đã đưa ra một tài sản cụ thể dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ
của người được bảo lãnh, khi đó bảo lãnh mang tính chất đối vật và người bảo
lãnh cũng chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi tương đương với giá trị
của tài sản đã đưa ra bảo đảm. Nếu tài sản bảo đảm không đủ để thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh thì người nhận bảo lãnh cũng không có quyền yêu cầu


14
người bảo lãnh đưa các tài sản khác ra để thực hiện nghĩa vụ nữa, mà phải yêu

cầu người được bảo lãnh tiếp tục thực hiện phần nghĩa vụ còn lại.
Trường hợp nữa là việc người bảo lãnh cam kết sẽ bảo lãnh cho nghĩa
vụ của người được bảo lãnh, tuy nhiên chỉ với lời cam kết thì người nhận bảo
lãnh sẽ cảm thấy không an toàn. Trong trường hợp này người nhận bảo lãnh
có thể yêu cầu người bảo lãnh phải đưa ra một tài sản cụ thể để bảo đảm cho
nghĩa vụ bảo lãnh, người bảo lãnh đã đưa ra một hoặc một số tài sản để bảo
đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh. Đối với trường hợp này, tài sản đưa ra là để bảo
đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh mà không phải là bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo
lãnh. Hai trường hợp này có vẻ như giống nhau, tuy nhiên nó dẫn đến hai hậu
quả hoàn toàn khác nhau. Nếu tài sản được đưa ra bảo đảm cho nghĩa vụ được
bảo lãnh thì người nhận bảo lãnh chỉ có quyền yêu cầu người bảo lãnh thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh tương đương với giá trị của tài sản bảo đảm. Ngược
lại, nếu tài sản là để bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh thì, ngoài việc yêu cầu
người bảo lãnh bán hoặc chuyển giao tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh; người nhận bảo lãnh còn có quyền yêu cầu người bảo lãnh thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh bằng toàn bộ khối tài sản mà người bảo lãnh có. Trong mỗi
loại bảo đảm nêu trên đều có những điểm ưu việt nhất định, do vậy tùy từng
trường hợp cụ thể mà các bên tham gia hợp đồng bảo lãnh nên lựa chọn một
hình thức phù hợp.
Bộ luật dân sự năm 2005 đã cố gắng làm rõ hơn và tách bạch được bảo
lãnh thành một biện pháp bảo đảm đối nhân thuần túy. Bên cạnh đó cũng có
quy định các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh có thể là cầm cố, thế
chấp tài sản.
- Bảo lãnh được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người bảo lãnh
và người nhận bảo lãnh. Trong quan hệ bảo lãnh, chúng ta thấy rằng luôn luôn
xuất hiện ba chủ thể tham gia, nhưng thực ra hợp đồng bảo lãnh chỉ là sự thỏa


15
thuận giữa người bão lãnh và người nhận bảo lãnh. Việc người được bảo lãnh

có tham gia hay không, không hề ảnh hưởng đến hợp đồng bảo lãnh.
Ví dụ: vụ án yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh giữa nguyên đơn
Nguyễn Ngọc N với bị đơn là ông Phạm Tuấn Kh, nội dung vụ án như sau:
ngày 20 tháng 5 năm 2000, anh Phạm Tuấn Ch ở thôn La Khê, xã La Phù
huyện P.C, tỉnh V.P (là con trai ông Phạm Tuấn Kh), làm nghề buôn bán hoa
quả tươi có hỏi vay ông Nguyễn Ngọc N số tiền là 20.000.000 Đ (hai mươi
triệu đồng) để gom hàng xuất khẩu sang Trung Quốc. Do không tin tưởng vào
khả năng kinh doanh của anh Ch, mặt khác anh Ch cũng chưa có vợ con và
cũng không có tài sản gì để cần cố, thế chấp, nên ông N chưa dám cho vay và
hẹn đến ngày hôm sau nếu có tiền sẽ cho vay. Ngay tối hôm đó, ông N đã đến
gặp ông Kh nói lại câu chuyện anh Ch có đến hỏi vay tiền ông và hỏi luôn ý
kiến của ông Kh. Sau khi nghe xong, ông Kh có nói: chú cứ cho cháu nó vay
nếu nó không trả được nợ cho chú thì tôi sẽ có trách nhiệm trả thay nó. Để
cho chắc chắn, ông N đã yêu câu ông Kh viết mấy chữ vào giấy, thể hiện việc
ông Kh đứng ra bảo lãnh cho con trai là anh Ch. Trong giấy này, ông Kh đã
hứa sẽ trả nợ thay cho anh Ch nếu sau một tháng anh Ch không trả nợ ông N.
Hai người đã thỏa thuận với nhau là sẽ không nói gì cho anh Ch biết để tự anh
Ch phải lo liệu và có trách nhiệm với khoản nợ với ông N.
Quá trình buôn bán không thuận lợi, sau một tháng anh Ch không trả
được nợ cho ông N, ông N đã đến đòi nợ nhiều lần không được.
Ngày 21/12/2000, tức là sau 06 tháng cho anh Ch vay tiền, ông N đã khởi
kiện ra Tòa án nhân dân huyện P.C, tỉnh V.P, yêu cầu anh Ch trả khoản nợ
gốc là 20.000.000 đồng và lãi suất tổng cộng là 6.000.000 đồng, đồng thời
yêu cầu ông Kh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho anh Ch.
Bản án số 12/2000/DSST ngày 27/1/2001 của Tòa án nhân dân huyện
P.C đã tuyên:


16
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông N, buộc anh Kh có trách nhiệm

trả cho ông N số tiền gốc là 20.000.000 đồng và tiền lãi là 6.000.000 đồng.
Trong trường hợp anh Ch không có tài sản để thi hành án thì người có
quyền lợi nghĩa vụ liên quan là ông Kh phải có trách nhiệm trả nợ thay cho
anh Ch theo giấy cam kết bảo lãnh ngày 20/5/2000.
Không đồng ý với bản án sơ thẩm, ông Kh cho rằng, ông chỉ cam kết
trả thay số tiền 20.000.000 đồng tiền gốc, còn khoản lãi 6.000.000 đồng ông
không chịu trách nhiệm.
Ngày 5 tháng 2 năm 2001, ông Kh làm đơn kháng cáo gửi lên Tòa án
nhân dân tỉnh V.P, đề nghị Tòa án tỉnh xem xét lại vụ án theo thủ tục phúc
thẩm. Tại bản án phúc thẩm dân sự số 56/2001/DSPT ngày 10/3/2001, Tòa án
nhân dân tỉnh V.P đã tuyên y án sơ thẩm.
Như vậy, trong vụ án này Tòa án đã công nhận cam kết của ông Phạm
Tuấn Kh về việc sẽ trả nợ thay cho con trai là anh Phạm Tuấn Ch. Tòa án đã
coi đây là một hợp đồng bảo lãnh giữa người bảo lãnh là ông Kh và người
nhận bảo lãnh là ông N. Trong hợp đồng này không có sự tham gia của người
được bảo lãnh và thậm chí, người được bảo lãnh là anh Phạm Tuấn Kh không
hề biết có việc bảo lãnh.
Ví dụ này chỉ nhằm minh chứng cho một thực tế về hợp đồng bảo lãnh
được thiết lập giữa người bảo lãnh và người nhận bảo lãnh. Ngoài ra, chúng
tôi không đi sâu phân tích những khía cạnh khác của quyết định trong hai bản
án của Tòa án (điều này sẽ được làm rõ trong Chương III của luận văn này).
Cũng liên quan đến các bên trong hợp đồng bảo lãnh cho thân nhân đi
lao động ở nước ngoài, tác giả Phạm Công Bảy có quan điểm như sau: Tòa án
không nhất thiết phải đưa người lao động vào tham gia tố tụng khi có tranh
chấp hợp đồng bảo lãnh. Bởi lẽ, tranh chấp về hợp đồng bảo lãnh là tranh
chấp giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh; do đó, đa số các vụ tranh


17
chấp về hợp đồng bảo lãnh, quyền và nghĩa vụ pháp lý chỉ liên quan trực tiếp

đến bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Căn cứ vào các quy định của Thông
tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP ngày 11/7/2007, thì trong hợp
đồng bảo lãnh, các bên đã phải thỏa thuận với nhau về phạm vi bảo lãnh,
biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng bảo lãnh và phương thức thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh [12, tr.26-27]. Chúng tôi cũng có cùng quan điểm với tác
giả Phạm Công Bảy trong việc có cần thiết đưa người lao động (người được
bảo lãnh) vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên
quan hay không.
1.2. Chế định bảo lãnh trong lịch sử
1.2.1. Bảo lãnh trong thời kỳ Phong kiến
Bảo lãnh được pháp luật quy định là một trong các biện pháp bảo đảm
nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, trong thời kỳ phong kiến, Nhà nước phong kiến
ban hành pháp luật chủ yếu nhằm mục đích duy trì sự thống trị và bảo vệ lợi
ích của giai cấp Địa chủ, Phong kiến mà không quan tâm nhiều đến các giao
dịch phát sinh trong đời sống xã hội. Mặt khác, điều kiện kinh tế trong giai
đoạn này cũng kém phát triển, các giao dịch dân sự không phát sinh nhiều và
tính chất cũng hết sức đơn giản. Do vậy, pháp luật dân sự nói chung và chế
định bảo lãnh nói riêng cũng không phát triển.
Ở Việt Nam, theo các tài liệu hiện còn lưu giữ được đã thể hiện, quy
định về bảo lãnh đã bắt đầu hình thành từ thời nhà Lê khi ban hành Bộ Quốc
triều Hình luật (sau đây gọi tắt là Bộ QTHL và còn được gọi là Bộ luật Hồng
Đức). Do các điều kiện chủ quan và khách quan như đã phân tích ở trên, Nhà
nước Phong kiến đương thời đã đưa các quy định về bảo lãnh vào Bộ QTHL,
đồng thời quy định các chế tài hình sự tương ứng để điều chỉnh quan hệ dân
sự này. Điều 590 Bộ QTHL quy định: Người mắc nợ tiền mất, thì người đứng
bảo lãnh phải hoàn trả tiền gốc mà thôi; nếu trong văn tự có ghi rằng sẽ trả


18
thay, thì người ấy phải trả như người mắc nợ, trái luật, thì bị xử phạt 80

trượng; nếu người mắc nợ có con, thì đòi ở con [40]. Với quy định hết sức
đơn giản trong điều luật này, ta nhận thấy có một số đặc điểm sau đây:
Bảo lãnh có thể được hình thành bằng giao ước giữa người bảo lãnh và
người nhận bảo lãnh, điều này không có gì đặc biệt, và hiện nay pháp luật dân
sự của chúng ta cũng đang quy định theo hướng này. Tuy nhiên, đoạn cuối
của điều luật này có quy định thêm" nếu người mắc nợ có con, thì được đòi
ở con". Như vậy, quan hệ bảo lãnh giữa con cái và cha mẹ phát sinh trên
nguyên tắc đương nhiên do quy định và hiệu lực của pháp luật. Và cũng hoàn
toàn hợp lý khi gọi con là người bảo lãnh pháp định của cha mẹ trong các
quy định của luật nhà Lê [38, tr.208]. Đây là quy định khá đặc biệt trong pháp
luật nhà Lê, pháp luật Việt Nam hiện nay không tồn tại quy định này, quan hệ
bảo lãnh chỉ được xác lập trên cơ sở thoả thuận bằng hợp đồng bảo lãnh.
Từ quy định này của Bộ QTHL, đã nảy sinh một số vấn đề sau: khái
niệm con trong điều luật cần phải được hiểu như thế nào, con đẻ, con nuôi,
con riêng tức là chỉ con ruột là người bảo lãnh pháp định cho cha mẹ hay tất
cả các loại con đều có nghĩa vụ này? Có lẽ cả con đẻ và con nuôi đều có nghĩa
vụ này. Đối với con riêng thì tùy theo, nếu có quan hệ nuôi dưỡng chăm sóc
thì con riêng cũng là người bảo lãnh pháp định cho cha mẹ, ngược lại, nếu
không chăm sóc, nuôi dưỡng thì không tồn tại nghĩa vụ này. Suy luận này của
tác giả dựa trên logic hưởng quyền thừa kế của các con trong luật dân sự. Tuy
nhiên, điều này là không có cơ sở rõ ràng.
Ngoài ra, trong trường hợp người mắc nợ có nhiều con, thì nghĩa vụ trả
nợ thuộc về tất cả các con (nghĩa vụ liên đới); hay chỉ thuộc về người con cả.
Có lẽ, với quy định này, chúng ta cần phải hiểu theo nghĩa thứ nhất, tức là
nghĩa vụ bảo lãnh giữa các con là nghĩa vụ liên đới.


19
Một vấn đề đặt ra nữa là, đã có bảo lãnh pháp định của các con đối với
cha mẹ, thì con cái có quyền giao ước bảo lãnh cho cha mẹ nữa hay không?

Câu trả lời là không rõ ràng. Tuy nhiên, hợp đồng bảo lãnh do con giao kết
với người nhận bảo lãnh vì lợi ích của cha, mẹ trong nhiều trường hợp đặc thù
thì vẫn tỏ ra là cần thiết: trong điều kiện cha, mẹ có nhiều con và một trong số
các con có điều kiện hơn cả đã tự nguyện đứng ra xác lập hợp đồng bảo lãnh
đảm bảo nghĩa vụ cho cha mẹ; hoặc các con muốn xác định rõ phạm vi bảo
lãnh, mức đóng góp của từng người vào nghĩa vụ trả nợ. Vì bảo lãnh pháp
định sẽ phát sinh nghĩa vụ liên đới giữa các con (các đồng bảo lãnh của cha
mẹ).
Về thời điểm phát sinh quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ của người
nhận bảo lãnh đối với người bảo lãnh, luật nhà Lê quy định là thời điểm
người mắc nợ trốn mất. Quy định như vậy là khá bó hẹp bởi vì, nếu người
mắc nợ không trốn mất mà rơi vào tình trạng không trả được nợ hoặc người
mắc nợ bị chết thì người nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu người bảo lãnh thực
hiện nghĩa vụ thay thế không? Chúng ta có thể suy luận theo hướng người
nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu trong tất cả các trường hợp nói trên, sau khi
đã thực hiện quyền yêu cầu này đối với người được bảo lãnh và người này
không còn hoặc còn nhưng không đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ. Như vậy,
người bảo lãnh theo giao ước mà không phải là con của người được bảo lãnh
đóng vai trò là người có nghĩa vụ dự bị.
Ngược lại, người bảo lãnh là con của người được bảo lãnh (có thể là
bảo lãnh pháp định hoặc theo giao ước), đều không được hưởng tư cách
người có nghĩa vụ dự bị. Điều này có nghĩa là, người được bảo lãnh và
người bảo lãnh liên đới với nhau về nghĩa vụ trả nợ. Do vậy, người có
quyền có thể yêu cầu người bảo lãnh trả nợ mà không cần biết cha mẹ có
khả năng thanh toán được hay không.


20
Trong trường hợp người mắc nợ vừa có con, vừa có người khác đứng ra
bảo lãnh, thì ta có thể nhận thấy, người bảo lãnh theo giao ước mà không phải

là con của người mắc nợ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi cả người được bảo
lãnh và con của người này đều không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Bởi vì,
như chúng ta đã biết là bảo lãnh của con đối với cha, mẹ là bảo lãnh pháp
định và nghĩa vụ của con là nghĩa vụ liên đới.
Về phạm vi bảo lãnh. Nếu là người bảo lãnh theo giao ước mà không
phải là con của người được bảo lãnh, thì Luật nhà Lê quy định họ chỉ phải trả
tiền gốc mà không phải trả các khoản khác như tiền lãi, tiền phạt… Nhưng
nếu trong văn tự đó có ghi rõ phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh, thì người bảo lãnh
phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh "… trả như người mắc nợ".
Nếu người bảo lãnh là con của người được bảo lãnh, thì phạm vi bảo
lãnh bao gồm cả tiền vốn, tiền lãi, dù việc bảo lãnh là đương nhiên hoặc theo
thoả thuận. Thực ra bảo lãnh đương nhiên chính là sự liên đới về trách nhiệm
trong trường hợp giữa những người có nghĩa vụ liên đới có quan hệ huyết
thống trực hệ.
Trường hợp nếu con có lập hợp đồng bảo lãnh cho cha mẹ và hợp đồng
này không thoả thuận rõ phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh, thì con sẽ phải thực hiện
nghĩa vụ chính tiền gốc với tư cách người bảo lãnh theo thoả thuận và phải
thực hiện nghĩa vụ trả lãi với tư cách là người bảo lãnh theo luật định.
Mặc dù còn khá đơn giản song Bộ QTHL đã quy định những vấn đề
quan trọng trong quan hệ bảo lãnh như căn cứ xác lập, phạm vi nghĩa vụ của
người bảo lãnh…
Bộ luật Gia Long (sau đây gọi tắt là BLGL) của nhà Nguyễn ra đời sau
QTHL song không kế thừa, phát huy được những gì mà thế hệ đi trước đã làm
được. Trong toàn văn của BLGL, chỉ duy nhất Điều 134 có nhắc đến người
bảo lãnh nhưng lại không đề cập gì đến căn cứ xác lập và phạm vi nghĩa vụ

×