Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Những vấn đề pháp lý về mua bán hàng hóa qua mạng điện tử ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.78 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
***********

NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH
LKT12-04

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA
QUA MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
Ngành Luật Kinh Tế
Mã số: 51010209

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn: Ths.Đinh Thị Hồng Trang

Hà Nội, 5/2016


LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em có tham khảo một số tài liệu liên
quan đến chuyên ngành Luật. Em xin cam đoan đề tài này là do chính em thực hiện,
các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong để tài là trung thực. Đề tài không
trùng với bất kì đề tài nghiên cứu khoa học hay khóa luận tốt nghiệp nào. Những
thông tin tham khảo trong khóa luận đều được trích dẫn cụ thể nguồn sử dụng.

Xác nhận của ngƣời hƣớng dẫn

Hà Nội, Ngày…....tháng…… năm…..
Sinh viên thực hiện

Ths. Đinh Thị Hồng Trang



Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MUA BÁN HÀNG
HÓA QUA MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ......................................................... 4
1. Khái niệm mua bán hàng hóa qua mạng điện tử ..................................................... 4
2. Đặc điểm của mua bán hàng hóa qua mạng điện tử................................................ 6
3. Các hình thức chủ yếu của hoạt động mua bán hàng hóa qua mạng điện tử .......... 8
3.1. Website thương mại điện tử bán hàng ................................................................. 8
3.2. Sàn giao dịch thương mại điện tử ........................................................................ 9
3.3. Mua bán hàng hóa qua mạng xã hội .................................................................. 10
4. Khái quát pháp luật về mua bán hàng hóa qua mạng điện tử ............................... 12
4.1. Đặc điểm pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua điện tử ........ 12
4.2. Khung pháp lý về hoạt động mua bán hàng hóa qua mạng điện tử ở Việt Nam 12
CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ
MUA BÁN HÀNG HÓA QUA MẠNG ĐIỆN TỬ. .............................................. 14
1. Chủ thể tham gia mua bán hàng hóa qua mạng điện tử ........................................ 14
2. Hàng hóa trong mua bán hàng hóa qua mạng điện tử ........................................... 15
3. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua mạng điện tử.................................................... 17
3.1. Giao kết hợp đồng .............................................................................................. 17
3.2. Hình thức của hợp đồng ..................................................................................... 22
3.3. Nội dung hợp đồng ............................................................................................. 23
3.4. Chữ ký điện tử và giá trị pháp lý của hợp đồng ................................................. 24
3.5. Thực hiện, sửa đổi và chấm dứt hợp đồng ......................................................... 26
4. Những quy định khác của pháp luật có liên quan về mua bán hàng hóa qua mạng

điện tử ........................................................................................................................ 28
4.1. Vấn đề về trách nhiệm của bên thứ ba ............................................................... 28
4.2. Vấn đề về bảo mật, an ninh thông tin ................................................................ 28
4.3. Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng .......................................................................... 29
5. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong mua bán hàng hóa qua mạng điện tử.... 31

ii


CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA
MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VỆT NAM HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA MẠNG
ĐIỆN TỬ .................................................................................................................. 33
1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua mạng điện tử ............. 33
1.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................... 33
1.2. Một số điểm bất cập về mua bán hàng hóa qua mạng điện tử theo quy định
pháp luật hiện hành và những điểm còn hạn chế ...................................................... 37
2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua mạng
điện tử ........................................................................................................................ 44
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 49

iii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Internet được cho là một trong những phát minh vĩ đại nhất của loài người
trong thế kỉ XX. Sự phát triển mạnh mẽ của của Internet với mạng toàn cầu World
Wide Web(WWW) cùng với sự phát triển của các thiết bị điện tử trực tuyến đặc

biệt là smartphone cùng hàng ngàn thẻ ngân hàng được phát hành mỗi ngày đang
đứng trước thời cơ bùng nổ một cách mạnh mẽ làm thay đổi diện mạo toàn cầu và
kết nối toàn thể nhân loại với nhau. Sự phát triển của Internet thực sự đã ảnh hưởng
và làm biến đổi rất nhiều các hoạt động trên thế giới trong đó có hoạt động mua bán
hàng hóa qua mạng điện tử. Trước đây, để có thể thực hiện các giao dịch mua bán
hàng hóa, người ta phải trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, thỏa thuận với nhau thì nay
phương thức truyền thống này bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những cách biệt về địa lý
và do vậy ảnh hưởng rất nhiều tới các giá trị thương mại được hình thành. Tuy
nhiên với mạng Internet thì mọi cách biệt về thời gian, không gian địa lý đều được
phá bỏ, chỉ cần ngồi một chỗ với thiết bị điện tử có kết nối mạng Internet là chúng
ta có thể trao đổi, thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa với nhau, đáp ứng được
yêu cầu tính nhanh chóng, thuận tiện của mua bán hàng hóa toàn cầu. một cách thức
mới trong hoạt động mua bán hàng hóa đã xuất hiện – đó là các giao dịch mua bán
hàng hóa thông qua phương tiện điện tử. Với những ưu thế và những tiện ích to lớn
của mình, mua bán hàng hóa qua mạng điện tử ngày càng trở thành một bộ phận hết
sức quan trọng trong nền kinh tế. Mặc dù Ngành kinh doanh trên Internet mới chỉ
phát triển trong hơn một thập kỷ trở lại đây nhưng tốc độ phát triển chóng mặt của
nó cùng sự ra đời của những đứa con cưng, những gã khổng lồ, những đế chế bất
khả chiến bại như: Amazon, eBay, Yahoo! Hay Google là bằng chứng không thể
chối cãi về sức mạnh thần kì của nó. Một trong những ông lớn có tầm ảnh hưởng
toàn cầu của giới kinh doanh Internet chính là eBay – Website: ebay.com. eBay là
chiếc cầu nối gần 200 triệu người mua và bán trên toàn cầu, là cái “chợ”- nơi người
ta mua bán hơn 50.000 chủng loại hàng hóa, với giá trị hàng hóa giao dịch lên tới
1.6 USD mỗi giây. Với mạng lưới cửa hàng eBay trực tuyến lên tới con số hơn
300.000. Hơn một nửa số giao dịch diễn ra trên ebay là giao dịch quốc tế, chứng tỏ
mức độ ảnh hưởng của đế chế này đối với mua bán hàng hóa qua mạng điện tử toàn
cầu. Ngày nay, thương mại điện tử nói chung hay mua bán hàng hóa qua mạng điện
tử nói riêng được nhắc đến trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng như một
công cụ kinh doanh điển hình của thế kỷ XXI. Hơn bao giờ hết, vấn đề này trở nên
1



nóng bỏng đối với mỗi quốc gia, mỗi tổ chức kinh tế - xã hội bởi tính tiện dụng và
hữu ích của nó. Mua bán hàng hóa qua mạng điện tử đang ngày càng chứng tỏ
những lợi ích tiềm tàng và khả năng to lớn của mình. Nhưng nó cũng là một giao
dịch mua bán khá phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi những đặc trưng riêng biệt
của nó.
Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động mua bán hàng hóa qua mạng điện tử mới ra
đời không lâu nhưng sự phát triển của nó rất mạnh mẽ và tiềm năng của nó là vô
cùng to lớn. Nó được điều chỉnh và ghi nhận trong rất nhiều văn bản pháp luật khác
nhau bởi sự đặc trưng của nó. Bởi vậy mà ngoài sự điều chỉnh và ghi nhận trong
Luật Thương mại 2005, Bộ Luật dân sự 2005 thì nó còn chịu sự điều chỉnh bởi các
văn bản pháp luật về Thương mại điện tử như: Luật Giao dịch điện tử và các văn
bản pháp luật khác là các nghị định và thông tư về Thương mại điện tử, Công nghệ
thông tin…Tuy nhiên những quy định này vẫn chưa đầy đủ, rõ ràng, và còn nhiều
điểm chưa phù hợp với sự phát triển của hoạt động mua bán hàng hóa qua mạng
điện tử ngày nay. Bởi vậy, hoạt động mua bán hàng hóa qua mạng điện tử cũng làm
nảy sinh những thách thức và những vấn đề phức tạp đối với các nền kinh tế trên thế
giới – kể cả các nền kinh tế đã phát triển nói chung và đối với nền kinh tế việt nam
nói riêng, trong đó có những thách thức, yêu cầu về mặt pháp lý. Vì vậy, việc
nghiên cứu thực trạng pháp luật điều chỉnh về hoạt động mua bán hàng hóa qua
mạng điện tử là việc làm cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên,
kết hợp với các kiến thức đã học cộng với sự hướng dẫn nhiệt tình của Ths.Đinh Thị
Hồng Trang, em đã chọn nghiên cứu đề tài: “ Những vấn đề pháp lý về hoạt động
mua bán hàng hóa qua mạng điện tử ở Việt Nam cho khóa luận của mình.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: tổng quan về mua bán hàng hóa qua mạng điện
tử và nội dung pháp luật liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua mạng điện tử ở
Việt Nam cũng như những mặt còn tồn tại, hạn chế trong nội dung pháp luật và đưa ra
yêu cầu pháp lý đối với hoạt động mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam.

Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung pháp lý cơ bản liên quan đến hoạt động
mua bán hàng hóa qua mạng điện tử và thực trạng pháp luật mua bán hàng hóa qua
mạng điện tử của Việt Nam trên một phương diện tổng quát.
3. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ một số vấn về lý luận và pháp
lý liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua mạng điện tử ở Việt Nam; Tình
hình phát triển; Những vướng mắc, hạn chế và yêu cầu về mặt pháp lý. Để đạt được
2


mục đích đó, khóa luận thực hiện các nhiệm vụ sau: Làm rõ một số vấn đề vấn đề lý
luận về mua bán hàng hóa qua mạng điện tử ; những quy định pháp luật về mua bán
hàng hóa qua mạng điện tử qua đó đưa ra thực trạng pháp luật về mua bán hàng hóa
qua mạng điện tử ở việt Nam hiện nay và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về mua bán hàng hóa qua mạng điện tử.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng để thực hiện đề tài: tổng hợp và
phân tích tài liệu từ các nguồn: sách, báo, tạp chí chuyên ngành, internet; thống kê;
khái quát hóa.
5. Kết cấu của đề tài
Nội dung nghiên cứu của đề tài Khóa luận gồm 3 chương với các nội dung
như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về mua bán hàng hóa qua mạng điện
tử ở Việt Nam
Chương 2: Những quy định của pháp luật hiện hành về mua bán hàng hóa
qua mạng điện tử
Chương 3: Thực trạng pháp luật về mua bán hàng hóa qua mạng điện tử ở
Việt Nam hiện nay và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về mua bán
hàng hóa qua mạng điện tử.


3


CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MUA BÁN HÀNG
HÓA QUA MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
Các hoạt động, trao đổi mua bán hàng hóa, của con người được thể hiện thông
qua các hình thức: trực tiếp bằng lời nói, hành động hoặc văn bản. Tuy nhiên, với sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đặc biệt là sự xuất hiện của internet, nhận
thức của nhân loại về hình thức thực hiện các hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa
này cũng được thay đổi tương ứng, theo đó con người biết đến một loại hình thức khác
của hoạt động mua bán hàng hóa – đó là việc thực hiện các hoạt động mua bán hàng
hóa thông qua mạng điện tử. Với hình thức hoạt động mua bán hàng hóa này, thì việc
mua bán hàng hóa của con người đã trở nên dễ dàng hơn, thuận tiện hơn rất nhiều.
1. Khái niệm mua bán hàng hóa qua mạng điện tử
Ở nước ta, theo cách hiểu phổ thông, hành vi mua bán hàng hóa là những
hoạt động trao đổi hay giao lưu hàng hóa dựa trên cơ sở thuận vừa mua bán. Đối với
các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, khi nói đến hành vi mua bán chính là nói
đến hoạt động giao dịch mua bán liên quan đến việc mua sắm vật tư kĩ thuật cho sản
xuất (Thương mại đầu vào) và quá trình tiêu thụ sản phẩm (Thương mại đầu ra).
Đối với doanh nghiệp, mỗi sản phẩm được sản xuất ra là nhằm để bán cho người
tiêu dùng. Không phải không có cơ sở khi người ta đưa ra phương châm của sản
xuất kinh doanh “phục vụ khách hàng như phục vụ thượng đế” hoặc “người tiêu
dùng bao giờ cũng có lý”. Nói một cách khác, người tiêu dùng giữ một vị trí trung
tâm, là đối tượng chú trọng số một của sản xuất kinh doanh. Hoạt động mua bán
hàng hóa là bộ phận chủ yếu của hoạt động thương mại và được định nghĩa tại
khoản 8, điều 3 luật Thương mại 2005 thì: “Mua bán hàng hóa là hoạt động thương
mại, theo đó thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho
bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán; nhận
hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.” Như vậy, theo khoản 8 điều
3 luật Thương mại 2005 thì hành vi mua bán hàng hoá thể hiện mối quan hệ kinh tế

giữa các cá nhân, các đơn vị kinh doanh hợp pháp có khả năng và nhu cầu về hàng
hóa và đồng thời nó cũng là mối quan hệ pháp luật rằng buộc trách nhiệm giữa
người mua và người bán. Mối quan hệ này có sự tương xứng về quyền và nghĩa vụ.
Vậy, mua bán hàng hóa qua mạng điện tử là gì?
Mua bán hàng hóa qua mạng điện tử là một thuật ngữ mới. Cùng với sự ra đời
và pháp triển của thương mại điện tử theo đó mà mua bán hàng hóa qua mạng điện tử
cũng ra đời và phát triển. Về mua bán hàng hóa theo đó ta có thể thấy, hoạt động mua
bán hàng hóa qua mạng điện tử là một trong rất nhiều lĩnh vực của thương mại điện tử.
4


Có thể hiểu khái niệm mua bán hàng hóa qua mạng điện tử hiểu một cách đơn giản thì
mua bán hàng hóa qua mạng điện tử từ cách hiểu trong mua bán hàng hóa truyền thống
là hình thức mua bán hàng hóa có sử dụng các phương tiện điện tử như mạng Internet,
các website bán hàng, các phương tiện điện thoại, các phương tiện điện tử…
Phương tiện điện tử là gì? – theo khoản 10, điều 4, luật giao dịch điện tử
định nghĩa thì: “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ
điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc
công nghệ tương tự”. Theo đó thì hiện nay các phương tiện điện tử được sử dụng
trong mua bán hàng hóa qua mạng điện tử gồm: điện thoại, máy fax, truyền hình,
các hệ thống ứng dụng thương mại điện tử kĩ thuật cao và các mạng kết nối máy
tính với nhau, đặc biệt và chủ yếu nhất là Internet [3].
Phương tiện điện tử là cơ sở để phân biệt sự khác nhau giữa mua bán hàng hóa
qua mạng điện tử với mua bán hàng hóa truyền thống. Nếu như phương tiện thực hiện
trong mua bán hàng hóa truyền thống chủ yếu được thực hiện thông qua lời nói, văn
bản giấy tờ thì phương tiện thực hiện trong mua bán hàng hóa qua điện tử được thực
hiện thông qua phương tiện hoạt động trên công nghệ điện, điện tử, kĩ thuật số, từ
tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự. Ví dụ như
hệ thống các máy tính truyền dữ liệu với tốc độ ánh sáng qua các đường truyền dữ
liệu cáp quang hoặc bằng tia hồng ngoại… Như vậy, có thể coi công nghệ điện tử,

công nghệ thông tin là điều kiện tiên quyết trong mua bán hàng hóa qua mạng điện
tử. Thông qua công nghệ điện tử, các bên tham gia mua bán có thể: Bán sách, báo,
thiết bị kỹ thuật... qua các website; gửi email chào mua hàng, email chào bán hàng
hoặc nhận đặt hàng bằng email; gián tiếp gửi qua bưu điện, qua người trung gian
hoặc trực tiếp “trao tay” nhau các đĩa từ(đĩa A), đĩa quang (CD)... có chứa thư chào
mua hàng hay thư chào bán hàng...[7]. Bằng sự phát triển của các phương tiện điện
tử, con người có thể điện tử hoá các giao dịch của mình, trong đó phương tiện giao
dịch chủ yếu, phổ biến là giao dịch thực hiện trên mạng Internet. Thông qua email và
web, internet trở thành phương tiện trao đổi thông tin tiện lợi, nhanh chóng, ít tốn
kém nhất và không thể thiếu trong đời sống xã hội hiện đại.
Từ đây, ta có thể hiểu mua bán hàng hóa qua mạng điện tử là một hoạt động
thương mại được thực hiện thông qua các phương tiện tử. Bản chất của nó là việc
thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa bằng các phương tiện điện tử như: Điện
thoại, Truyền hình, máy điện báo telex, máy tính và internet….. Nay với sự phát
triển nhanh chóng của công nghệ không dây được tích hợp đa chức năng đang dần
trở thành một phương tiện điện tử quan trọng, có khả năng kết nối internet và rất
5


thuận tiện cho việc tiến hành các giao dịch mua bán hàng hóa. Bởi vậy mà mua bán
hàng hóa qua mạng điện tử phát triển chủ yếu qua internet.
Do hoạt động mua bán hàng hóa qua mạng điện tử cũng chính là một hoạt
động thương mại, nên nó có những điểm giống với hoạt động bán hàng trong
thương mại truyền thống. Điểm khác biệt là do sử dụng các phương tiện điện tử và
mạng internet để tiến hành mua bán hàng hóa, do đó có những yêu cầu và cách thức
khác nhau để có thể tiến hành được hoạt động mua bán hàng hóa qua mạng điện tử.
Ngoài ra nó cần cũng phải đáp ứng được những yêu cầu đặc trưng mà thương mại
điện tử đòi hỏi.
2. Đặc điểm của mua bán hàng hóa qua mạng điện tử
Mua bán hàng hóa qua mạng điện tử là một hình thức giao dịch mua bán

rất đặc biệt và có những đặc điểm khác với mua bán hàng hóa truyền thống bởi
đặc thù của nó là được giao dịch qua mạng điện tử. Theo đó mà mua bán hàng
hóa có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, về Chủ thể tham gia, nếu trong mua bán hàng hóa truyền thống
thì phải có ít nhất hai chủ thể tham gia bao gồm người mua-người bán. Thì ngược
lại, trong mua bán hàng hóa qua mạng điện tử phải có ít nhất ba chủ thể tham gia
vào giao dịch mua bán. Ngoài hai chủ thể cơ bản là bên mua và bên bán, trong mua
bán hàng hóa qua mạng điện tử phải có thêm một chủ thể thứ ba là các nhà cung cấp
dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực. ì để các thông điệp dữ liệu điện tử có thể
truyền đi giữa các bên tham gia giao dịch mua bán hàng hóa, phải có một cơ quan
cung cấp dịch vụ mạng tiến hành kết nối các chủ thể tham gia giao dịch với nhau.
Hơn nữa, vấn đề an ninh bảo mật là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định tới sự
thành công của giao dịch, do đó phải có sự tham gia của cơ quan chứng thực để xác
nhận độ tin cậy của các thông tin giao dịch mua bán hàng hóa qua mạng điện tử.
Thứ hai, về phạm vi hoạt động, hoạt động mua bán hàng hóa qua mạng điện
tử không còn tồn tại khái niệm biên giới địa lý, văn hóa mà chỉ tồn tại duy nhất một
thị trường đó là thị trường toàn cầu, nơi mà bất cứ ai ở bất cứ nơi nào cũng có thể
tham gia và tiến hành các hoạt động mua bán hàng hóa với mức chi phí giao dịch
được giảm tối đa do mua bán hàng hóa qua mạng điện tử có mức độ bao phủ rộng
lớn. Điều này thể hiện ở chỗ mọi người ở tất cả các quốc gia trên khắp toàn cầu
không phải di chuyển tới bất kì địa điểm nào mà vẫn có thể tham gia vào cùng một
giao dịch mua bán bằng cách truy cập vào các website thương mại hoặc vào các
trang mạng xã hội [4]. Trong khi đó, các hoạt động mua bán hàng hóa truyền thống,
điều này gặp nhiều khó khăn, vì để thực hiện các giao dịch diễn ra trong phạm vi
6


một khu vực, một quốc gia hay giữa nhiều chủ thể từ nhiều quốc gia khác nhau, các
bên tham gia phải gặp gỡ nhau trực tiếp để đàm phán, trao đổi rồi đi đến ký kết,
mua bán hàng hóa.

Thứ ba, Thời gian thực hiện giao dịch mua bán không giới hạn. Nhờ việc sử
dụng các phương tiện điện tử với công nghệ hiện đại và công nghệ truyền dẫn không
dây…, giúp người tham gia giao dịch tiến hành tự động hóa một số bước trong giao
dịch thương mại điện tử (như mua hàng trực tuyến qua website) và loại bỏ sự chênh
lệch về thời gian giữa các quốc gia. Do đó dù ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ thời điểm
nào các cá nhân, doanh nghiệp cũng có thể tiến hành được các giao dịch thương mại
điện tử. [4]Các bên tham gia vào mua bán hàng hóa qua mạng tử đều có thể tiến hành
các giao dịch suốt 24 giờ 7 ngày trong vòng 365 ngày liên tục ở bất cứ nơi nào có
mạng viễn thông và có các phương tiện điện tử kết nối với các mạng này, đây là các
phương tiện có khả năng tự động hóa cao giúp đẩy nhanh quá trình giao dịch mua bán.
Thứ tƣ, Về hình thức giao dịch mua bán hàng hóa qua mạng điện tử là hoàn
toàn qua mạng. Trong hoạt động mua bán hàng hóa truyền thống các bên phải gặp
gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao dịch và đi đến ký kết hợp đồng. Còn
trong hoạt động mua bán hàng hóa qua mạng điện tử nhờ việc sử dụng các phương
tiện điện tử có kết nối với mạng toàn cầu, chủ yếu là sử dụng mạng internet, mà giờ
đây các bên tham gia vào giao dịch không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể
đàm phán, giao dịch được với nhau dù cho các bên tham gia giao dịch đang ở bất cứ
quốc gia nào. í dụ như trước kia muốn mua một quyển sách thì bạn đọc phải ra tận
của hàng để tham khảo, chọn mua một cuốn sách mà mình mong muốn. Sau khi đã
chọn được cuốn sách cần mua thì người đọc phải ra quầy thu ngân để thanh toán
mua cuốn sách đó. Nhưng giờ đây với sự ra đời của thương mại điện tử thì chỉ cần
có một chiếc mày tính và mạng internet, thông qua vài thao tác kích chuột, người
đọc không cần biết mặt của người bán hàng thì họ vẫn có thể mua một cuốn sách
mình mong muốn trên các website mua bán trực tuyến như amazon.com;
vinabook.com.vn [4].
Thứ năm, trong mua bán hàng hóa qua mạng điện tử hệ thống thông tin
chính là thị trường. Trong mua bán hàng hóa truyền thống các bên phải gặp trực tiếp
nhau để tiến hành đàm phán, giao dịch mua bán, ký kết hợp đồng. Còn trong mua
bán hàng hóa qua mạng điện tử các bên không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có
thể tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng. Để làm được điều này các bên phải truy

cập vào hệ thống thông tin của nhau hay hệ thống thông tin của các giải pháp tìm
kiếm thông qua mạng internet…để tìm hiểu thông tin về nhau từ đó tiến hành đàm
7


phán ký kết hợp đồng [4]. Ví dụ giờ đây người tiêu dùng muốn mua một sản phẩm
hàng hóa như: quần áo, giày dép, sách…hay là một phần mềm điện tử, sách điện
tử,…thì người tiêu dùng hoàn toàn có thể truy cập trực tiếp vào một website bán
hàng hay một sàn giao dịch điện tử như: rongbay.com.vn; eBay.com; amazon.com;
Tiki.vn…để trực tiếp giao kết hợp đồng mua bán trên đó.
Thứ sáu, về hàng hóa, nếu trong mua bán hàng hóa truyền thống thì hàng hóa
chỉ là những hàng hóa hữu hình như: sách, vở, hàng tiêu dùng, máy tính, mỹ phẩm,
quần áo..v.v. thì trong mua bán hàng hóa qua mạng điện tử không chỉ có hàng hóa
hữu hình là đối tượng của hoạt động mà còn có cả hàng hóa số như: tin tức, các
chương trình phát thanh truyền hình, các chương trình phần mềm.v.v. Đây là một
loại hàng hóa đặc biệt và ngày càng được mở rộng trong mua bán hàng hóa qua
mạng điện tử.
Thứ bảy, về cách thức bán hàng, trong mua bán hàng hóa qua mạng điện tử
giờ đây cách thức bán hàng là hoàn toàn mới, không phải là việc bán hàng tại cửa
hàng, bán hàng hóa trưng bày thực tế tại các gian hàng như trong mua bán hàng hóa
truyền thống mà hàng hóa trong mua bán hàng hóa qua mạng điện tử được bán qua
các không gian bán hàng trên mạng thông qua Web. Bán hàng dựa trên thông tin và
hình ảnh.
3. Các hình thức chủ yếu của hoạt động mua bán hàng hóa qua mạng điện tử
3.1. Website thƣơng mại điện tử bán hàng
Website bán hàng là hình thức doanh nghiệp sử dụng website để trưng bày
hình ảnh hàng hoá giao dịch và bán hàng hoá cho người tiêu dùng. Đây chính là sự
thể hiện của phương thức giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.
Website bán hàng có ưu thế trong việc kinh doanh những món hàng có giá trị nhỏ
và vừa, những mặt hàng tiêu dùng thường gặp trong đời sống hàng ngày. Bên cạnh

những hàng hoá hữu hình, hàng hoá có thể số hoá và dịch vụ cũng là đối tượng của
website bán hàng. Phần mềm, trò chơi, phim là những mặt hàng số hoá có doanh số
phân phối qua mạng cao.
Trong khung pháp lý nước ta cũng đã đưa ra khái niệm về website thương
mại điện tử bán hàng. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 25 NĐ 52/2013: “Website
thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ
chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa
hoặc cung ứng dịch vụ của mình”. Từ quy định trên có thể thấy, đây là loại hình
Website do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập, tự lập nên và cũng để
phục vụ cho hoạt động của chính mình chứ không phải cho một thương nhân, tổ
8


chức, cá nhân nào khác. Một số Website thương mại điện tử bán hàng tiêu biểu có
thể kể tới như: thegioididong.com của Công ty CP Thế giới di động,
nguyenkim.com của Công ty CP Thương mại Nguyễn Kim...
Theo đó, Website thương mại điện tử bán hàng phải cung cấp đầy đủ thông tin
về người sở hữu website, hàng hóa, dịch vụ và các điều khoản của hợp đồng mua bán
áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website theo quy định với các
chức năng: hiển thị thông tin sản phẩm bao gồm giá cả, giới thiệu về sản phẩm, chức
năng mua hàng,… giao dịch mua bán sẽ được thanh toán qua các cổng thanh toán
trực tuyến như Ngân Lượng, Bảo Kim hoặc chuyển khoản qua ngân hàng; đăng và
quản lý sản phẩm, giỏ hàng, thanh toán trực tuyến, đăng nhập và đăng ký, quản lý
đơn hàng.
3.2. Sàn giao dịch thƣơng mại điện tử
Khái niệm: Sàn giao dịch thương mại điện tử (viết tắt: GDTMĐT) là một thị
trường trực tuyến, một “địa điểm họp chợ” được thực hiện trên mạng Internet mà ở
đó những người tham gia có thể tìm kiếm thông tin về thị trường và sản phẩm, thiết
lập các quan hệ cũng như tiến hàng đàm phán tiền giao dịch. Còn theo quy định tại
Khoản 2, Điều 25, NĐ 52/2013/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về Thương mại

điện tử, Sàn GDTMĐT là dạng website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử do
thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ
chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại [2].
Theo đó, Sàn giao dịch thương mại điện tử có những đặc điểm[2]:
- Sàn GDTMĐT là một tổ chức kinh doanh dịch vụ đóng vai trò là một môi giới.
- Các phương thức giao dịch tại các sàn GDTMĐT rất phong phú, gồm cả
mua bán thực và giao dịch khống.
- Sàn GDTMĐT thiết lập các quy tắc cho thành viên của mình và áp dụng
các hình thức thưởng phạt đối với các thành viên vi phạm.
- Số lượng người mua, người bán, nhà cung cấp tham gia rất lớn.
- Người tham gia có thể là người mua, có thể là người bán hoặc cả hai và có
quyền tự do khai thác các cơ hội mua bán hàng hóa, dịch vụ.
- Tất cả các quy trình mua bán, giao dịch, đàm phán, thanh toán,… đều được
thực hiện trực tuyến qua mạng internet.
- Người tham gia có thể tham gia giao dịch mua bán ở bất cứ nơi đâu và bất
cứ khi nào.
- Chủng loại hàng hóa rất đa dạng cả hữu hình lẫn vô hình
9


- Các thành viên tham gia sàn giao dịch được quyền khai thác thông tin về thị
trường, sản phẩm, chính sách và pháp luật của các nước trong khu vực và trên thế
giới cũng như là sử dụng các công cụ hỗ trợ để xây dựng gian hàng trực tuyến.
Sàn giao dịch thương mại điện tử có các hình thức hoạt động như sau [2]:
- Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng
bày, giới thiệu hàng hóa (như lazada.vn, tiki.vn...)
- Website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày,
giới thiệu hàng hóa.
- Website có chuyên mục mua bán trên đó cho phép người tham gia đăng tin
mua bán hàng hóa và dịch vụ (như webtretho.com, lamchame.com...)

- Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
Như vậy có thể thấy, khác với Website thương mại điện tử bán hàng, Sàn giao
dịch thương mại điện tử là dạng website chuyên cung cấp dịch vụ thương mại điện tử,
được các thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân,
tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại chứ không đơn thuần chỉ để
phục vụ cho hoạt động của chính thương nhân, tổ chức thiết lập nên. Sàn giao dịch
thương mại điện tử cũng giới hạn về chủ thể được thiết lập, chỉ gồm thương nhân, tổ
chức mà không gồm cả cá nhân như Website thương mại điện tử bán hàng. So với
Website thương mại điện tử bán hàng thì Sàn giao dịch thương mại điện tử hướng tới
đối tượng sản phẩm cũng như khách hàng phong phú hơn. Có thể lấy ví dụ về một số
Sàn giao dịch thương mại điện tử như: Lazada.vn, Zalora.vn của Công ty TNHH
MTV Recess, Sendo.vn của Tập đoàn FPT....
3.3. Mua bán hàng hóa qua mạng xã hội
Mạng xã hội (Social network sites), mạng xã hội trên internet, mạng xã hội
trực tuyến hay mạng xã hội ảo là một khái niệm mới được hình thành trong thập
niên cuối của thế kỷ XX, bắt đầu bằng sự ra đời của Classmate.com (1995),
SixDegrees (1997), kế đến là sự nở rộ của một loạt các trang mạng khác như
Friendster (2002), mySpace, Bebo, Facebook (2004) và tại Việt Nam là Yobanbe
(2006), Zing me (2009). Với sự phát triển nhanh chóng của hình thức mạng xã hội
ảo này, mạng xã hội được định nghĩa rất khác nhau tùy theo hướng tiếp cận [8].
Một cách chung nhất, mạng xã hội là tập hợp các cá nhân với các mối quan
hệ về một hay nhiều mặt được gắn kết với nhau.
Nhìn từ nhiều phía, mạng xã hội là một đại diện tiêu biểu của Web 2.0 mô
phỏng các mối quan hệ xã hội thực. Mạng xã hội tạo ra một hệ thống trên nền
10


internet kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet với những mực đích khác
nhau không phân biệt không gian và thời gian qua những tính năng như kết bạn,
chat, e-mail, phim ảnh, voice chat... nhằm phục vụ những yêu cầu của cộng đồng

cung và những giá trị của xã hội [8]. Theo đó mà bất kì website nào mang tính chất
cộng đồng được xây dựng nhằm mục tiêu thu hút người sử dụng Internet tham gia
dựa trên một đặc điểm về sở thích nào đó thì cũng được gọi chung là mạng xã hội.
Những người tham gia vào mạng xã hội được gọi chung là “cư dân mạng”. ề cơ
bản, mạng xã hội giống như một trang web mở với nhiều ứng dụng khác nhau.
Mạng xã hội khác với trang web thông thường ở cách truyền tải thông tin và tích
hợp ứng dụng.
Mạng xã hội có những đặc điểm:
Thứ nhất, là một trang web mở, nội dung được xây dựng bởi hoàn toàn các
thành viên tham gia. Facebook, Myspace…hay bất kỳ mạng xã hội nào đều không
tự tạo ra nội dung mà chính các thành viên mới là người tạo ra nó. Hay như việc bán
hàng trên mạng xã hội tất cả nôi dung liên quan đến thông tin hàng hóa, giá cả, cách
thức thanh toán hay giao hàng như thế nào…. đều do thành viên tự tạo nên bằng
cách chia sẻ, cập nhật trạng thái, ảnh , note…
Thứ hai, có sự tham gia trực tiếp của nhiều cá nhân (hoặc doanh nghiệp
nhưng vai trò như cá nhân).
Thứ ba, độ tương tác cao, độ tương tác là một trong những ưu điểm nổi trội
của mạng xã hội. Mạng xã hội cung cấp các công cụ cho phép mọi người chia sẻ
thông tin với nhau theo nhiều cách thức như: thích, bình luận, tag ảnh, chat, cùng sử
dụng các ứng dụng vui, kết nối về một nội dung, blog hay trang web nào đó. Nhờ
vậy mà người dùng mạng xã hội có thể cùng nhau thảo luận, chia sẻ, tương tác cùng
mọi người [8].
Bởi những đặc điểm này của mạng xã hội khiến cho hoạt động mua bán hàng
hóa trên đó trở nên dễ dàng, tiện ích hơn. Trào lưu kinh doanh trên các mạng xã hội
đang nở rộ với quy mô thị trường ngày càng lớn. Các trang mạng xã hội được kinh
doanh mua bán hàng hóa ưu chuộng nhất Việt Nam hiện nay có thể kể đến đó là:
Facebook, Instagram. Nắm bắt được trào lưu trên, ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa
chọn phương thức bán hàng thông qua mạng xã hội nhằm tiết giảm chi phí, nâng cao
hiệu quả tiếp cận khách hàng mục tiêu. Về mặt bản chất và phương thức tổ chức, hoạt
động kinh doanh trên các mạng xã hội cũng giống với hoạt động kinh doanh trên sàn

giao dịch TMĐT.

11


4. Khái quát pháp luật về mua bán hàng hóa qua mạng điện tử
Mua bán hàng hóa qua mạng điện tử là một hoạt động mua bán không còn
quá mới mẻ đối với người tiêu dùng. Nó là một hoạt động mua bán hàng hóa được
thực hiện thông qua phương thức đặc biệt đó là mạng điện tử. Do vậy, để có thể
phát triển hoạt động này một cách bền vững cần có khung pháp lý đầy đủ điều chỉnh
nó. Cũng bởi tính chất đặc biệt của nó mà nó chịu sự điều chỉnh của cả pháp luật về
mua bán hàng hóa truyền thống và pháp luật về thương mại điện tử.
4.1. Đặc điểm pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua điện tử
Thứ nhất, mua bán hàng hoa qua mạng điện tử ngoài sự điều chỉnh chung
của pháp luật thương mại truyền thống còn chịu sự điều chỉnh của lĩnh vực pháp
luật đặc thù dành riêng cho giao dịch mua bán điện tử như: Luật Giao dịch điện tử,
các nghị định thông tư hướng dẫn như là: Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ
về Thương mại điện tử, TT 47/2014/TT-BCT của Bộ Công thương quy định về
quản lý website trong thương mại điện tử.v..v.
Thứ hai, Pháp luật điều chỉnh thương mại điện tử, hay mua bán hàng hóa qua
mạng điện tử gắn liền với pháp luật khoa học công nghệ, vì vậy pháp luật điều chỉnh
hoạt động mua bán hàng hóa qua mạng điện tử phần lớn là các quy phạm kỹ thuật,
các khái niệm có nội dung kỹ thuật của công nghệ thông tin như chữ ký điện tử,
thông điệp dữ liệu.
Thứ ba, Nguyên tắc, ngoài nguyên tắc chung của pháp luật thương mại về
mua bán hàng hóa truyền thống còn có những nguyên tắc riêng theo Điều 6 nghị
định 52/2013/NĐ-CP của Chính Phủ về hoạt động thương mại điện tử.
Như vậy có thể kết luận rằng Pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng
hóa qua mạng điện tử là bộ phận của pháp luật thương mại truyền thống, đồng thời
nó cũng có những quy định riêng gắn liền với các phương tiện điện tử mà các hoạt

động mua bán hàng hóa qua mạng điện tử thực hiện.
4.2. Khung pháp lý về hoạt động mua bán hàng hóa qua mạng điện tử ở Việt Nam
Mua bán hàng hóa qua mạng điện tử cũng chính là một hoạt động mua bán
được thực hiện bằng các phương tiện tử, nên nó vẫn được điều chỉnh bởi các văn bản
về hoạt động mua bán thông thường như: Bộ Luật dân sự 2005, Luật Thương mại
2005...và để điều chỉnh tính đặc biệt của nó là được thực hiện qua mạng điện tử thì
tháng 11/2005, Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử. Để luật vào cuộc
sống, tháng 6/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về TMĐT.
Đầu năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định, Nghị định số
26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử
12


về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Theo đó, nội dung chủ yếu của Nghị
định 57/2006/NĐ-CP thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong hoạt động
thương mại, ngoài ra có một số quy định cụ thể khác. Đến ngày 16/5/2013, thì Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT thay thế cho Nghị định
57/2006/NĐ-CP. Nghị định mới đã quy định những hành vi bị cấm trong TMĐT,
quy định chặt chẽ trách nhiệm của các thương nhân cung cấp các dịch vụ bán hàng
trực tuyến, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về TMĐT. Một trong những
mục tiêu quan trọng của Nghị định mới là tạo môi trường thuận lợi hơn cho Thương
mại điện tử nói chung và đặc biệt là cho hoạt động mua bán hàng hóa qua mạng điện
tử, nâng cao lòng tin của người tiêu dùng khi tham gia mua sắm trực tuyến [11].
Hơn thế, với sự phát triển chóng mặt của hoạt động mua bán hàng hóa qua
mạng điện tử mà đặc biệt là trên các website thương mại điện tử bán hàng, sàn giao
dịch điện tử và mạng xã hội, thì Bộ Công thương đã ban hành Thông tư
09/2008/TT-BCT ngày 21/07/ 2008 hướng dẫn nghị định Thương mại điện tử về
cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử và Thông
tư 47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014 quy định quản lý website thương mại điện tử
làm rõ các vấn đề trong nghị định 52/2013/NĐ-CP của chính phủ về thương mại

điện tử. Đặc biệt, thông tư còn làm rõ hơn nhiều vấn đề pháp lý về kinh doanh mua
bán trên mạng xã hội – một hình thức mua bán hàng hóa mới mẻ và rất phát triển
trong những năm gần đây. Ngoài ra, thì chính phủ còn ban hành một số nghị định về
các hoạt động khác liên quan đến mua bán hàng hóa qua mạng điện tử như là: Nghị
định số 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet
và thông tin trên mạng góp phần tăng cường quản lý các hoạt động kinh doanh trực
tuyến trong đó bao gồm cả hoạt động mua bán hàng hóa qua mạng điện tử, bao gồm
các hoạt động liên quan tới các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.
Những văn bản trên đã góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý cho sự
phát triển của mua bán hàng hóa qua mạng điện tử Việt Nam trong giai đoạn tới.
Tuy nhiên, do công nghệ phát triển quá nhanh, hoạt động mua bán hàng hóa qua
mạng điện tử diễn ra phức tạp và liên tục xuất hiện những hình thức kinh doanh
mới nên một số quy định có thể chưa phù hợp với thực tiễn mua bán hàng hóa
trực tuyến.

13


CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ
MUA BÁN HÀNG HÓA QUA MẠNG ĐIỆN TỬ.
Mua bán hàng hóa qua mạng điện tử là một hình thức mua-bán mới mẻ, với
cách thức tiến hành hoạt động mua-bán hoàn toàn khác so với cách thức mua-bán
truyền thống. Nhưng có những vấn đề mà hai hình thức mua-bán này cần phải có đó
là hệ thống pháp luật điều chỉnh. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, quá
trình tin học hóa bùng nổ ở các nước phát triển và nhanh chóng lan ra toàn cầu.
Theo đó thì, mua bán hàng hóa qua mạng điện tử cũng được điều chỉnh bởi không
những bởi pháp luật Dân sự, pháp luật thương mại như mua bán hàng hóa tuyền
thống mà nó còn được điều chỉnh bởi pháp luật thương mại điện tử và các quy định

có liên quan của thương mại điện tử.
1. Chủ thể tham gia mua bán hàng hóa qua mạng điện tử
Theo định nghĩa về Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp được định nghĩa bởi
Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO), theo đó hiểu một cách đơn giản nhất: “
Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản
phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng internet nhưng được giao nhận một
cách hữu hình và các sản phẩm được giao nhận như những thông tin số hóa thông
qua mạng internet” từ đây có thể hiểu rằng thương mại điện tử chỉ bao gồm việc
mua bán hàng hóa và dich vụ thông qua các phương tiện điện tử và các mạng viễn
thông, đặc biệt là máy tính và internet. Theo đó thì chủ thể trong hoạt động mua bán
hàng hóa qua mạng điện tử cũng sẽ mang những nét đặc trưng cơ bản của thương
mại điện tử.
Căn cứ vào điều 2, Nghị định 52/2013/NĐ-CP, chủ thể của hoạt động thương
mại điện tử có thể là:
+ Thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam;
+ Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam;
+ Thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua
hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thiết lập website dưới tên
miền Việt Nam.
Theo đó thì căn cứ và đều 24, nghị định 52/2013/NĐ-CP thì nhóm chủ thể
tham gia trực tiếp vào hoạt động TMĐT cũng chính là nhóm chủ thể tham gia vào
mua bán hàng hóa trong thương mại điện tử. Nhóm chủ thể này được chia làm ba
đối tượng là người mua, người bán, và bên cung cấp dịch vụ mạng.
Bên cung cấp dịch vụ mạng được quy định tại khoản 1, khoản 2, điều 24,
Nghị định 52/2013/NĐ-CP như sau:
14


“1. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập website thương mại điện
tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ

của mình (người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).
2. Các thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử để cung
cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc
tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ (thương nhân, tổ chức cung
cấp dịch vụ thương mại điện tử).”
Bên bán, được quy định tại khoản 3 điều 24 Nghị định 52/2013/NĐ-CP “3.
Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung
cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán
hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán).”
Bên mua (khách hàng), quy định tại khoản 4, điều 24 Nghị định
52/2013/NĐ-CP“4. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ
trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại
điện tử (khách hàng).”
Có thể thấy chủ thể tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa qua mạng điện
tử có những nét đặc trưng so với mua bán hàng hóa truyền thống. Nếu trong hoạt
động mua bán hàng hóa chủ thể tham gia mua bán chỉ bao gồm hai đối tượng đó là
bên mua và bên bán. Thì với mua bán hàng hóa trong thương mại điện tử đối tượng
tham gia mua bán không chỉ là bên mua và bên bán mà còn có sự tham gia của một
bên chủ thể đặc biệt đó là bên cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực. ì để
các thông điệp dữ liệu điện tử có thể truyền đi giữa các bên tham gia mua bán hàng
hóa, phải có một cơ quan cung cấp dịch vụ mạng tiến hành kết nối các chủ thể tham
gia mua bán với nhau. Hơn nữa vấn đề an ninh bảo mật là yếu tố quan trọng hàng đầu
quyết định đến sự thành công của giao dịch mua bán, do đó phải có sự tham gia của
cơ quan chứng thực để xác nhận độ tin cậy của các thông tin giao dịch mua bán qua
mạng điện tử.
2. Hàng hóa trong mua bán hàng hóa qua mạng điện tử
Trong mua bán hàng hóa truyền thống thì hàng hóa được quy định tại khoản 2
điều điều 3 Luật Thương mại như sau: “Hàng hóa bao gồm: (i)Tất cả các loại động sản,
kể cả động sản hình thành trong tương lai; (ii)Những vật gắn liền với đất đai.” Có thể
thấy hàng hóa trong hoạt động mua bán truyền thống là những hàng hóa hữu hình, ta có

thể cầm nắm bắt được chúng như: hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, quần áo, ô tô, xe máy,
hàng điện tử, điện lạnh…hay là các động sản gắn liền với đất như nhà cửa, cây cối…

15


Hàng hóa trong mua bán hàng hàng hóa thông thường cũng là hàng hóa trong
mau bán hàng hóa qua mạng điện tử. trong đó một số hàng hóa loại hàng hóa hữu hình
cũng sẽ không được kinh doanh, bị hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện quy
định tại điều 3, thông tư 47/2014/TT-BTC ngày 05/04/2014 quy đinh về quản lý
website thương mại điện tử như sau: “1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân không được sử
dụng website thương mại điện tử để kinh doanh các hàng hóa hạn chế kinh doanh sau:
a) Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ;
b) Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác;
c) Rượu các loại;
d) Thực vật, động vật hoang dã quý hiếm, bao gồm cả vật sống và các bộ
phận của chúng đã được chế biến;
đ) Các hàng hóa hạn chế kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.
2. Thương nhân thiết lập website để bán các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh
mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh phải công bố trên website của mình số, ngày cấp và nơi cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ đó.”
Theo quy định này, thì có thể thấy đối với hàng hóa hữu hình trong mua bán
hàng hóa qua mạng điện tử cũng giống với hàng hóa trong mua bán hàng hóa truyền
thống. việc quy định về hàng hóa mua bán hàng hóa qua mạng điện tử cũng sẽ bị cấm
và hạn chế kinh doanh với một số loại hàng hóa. Những loại hàng hóa bị cấm mua
bán trong mua bán hàng hóa truyền thống thì trong mua bán hàng hóa qua mạng điện
tử cũng bị cấm. Theo đó một số hàng hóa cũng bị hạn chế kinh doanh như : Rượu các
loại; thuốc lá điếu; súng săn và đạn súng săn; vũ khí thể thao, thực vật động vật quý
hiến hoang dã, khoản c “ các loại hàng hóa theo quy định của pháp luật” chính là

những hàng hóa được quy định tại phụ lục II Nghị định 59/2006/NĐ-CP quy định chi
tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, và
kinh doanh có điều kiện như: Hàng hóa có chứa chất phóng xạ, thiết bị phát bức xạ
hoặc nguồn phóng xạ; Vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amôn (NH4NO3) hàm lượng
cao từ 98,5% trở lên;… theo đúng nghĩa hạn chế kinh doanh của nó mua bán hàng
hóa qua mạng điện tử sẽ không được kinh doanh trên các website thương mại điện tử.
Còn đối với các hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện trong
mua bán hàng hóa qua mạng điện tử nêu trên chính là những hàng hóa được quy định
tại phụ lục III Nghị định 59/2006/NĐ-CP và muốn được kinh doanh mua bán những
loại hàng hóa đó thì các thương nhân cần phải thực hiện đúng quy định của pháp luật

16


về đăng ký cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh mặt hàng hóa với cơ quan nhà
nước và đặc biệt là phải công bố trên chính các website của mình.
Mua bán hàng hóa qua mạng điện tử là một loại hình mua bán hàng hóa có sự
trợ giúp của công nghệ thông tin, đặc biệt là máy tính và công nghệ mạng. Bởi đó mà
ngoài các hàng hoá ''vật thể '' hay gọi cách khác đó là “ hàng hóa hữu hình” trong các
giao dịch mua bán hàng hóa thông thường khác, trong mua bán hàng hóa qua mạng
điện tử còn có cả hàng hoá đặc thù của mình đó là “hàng hoá số” (digital goods) .
Hàng hoá số là những hàng hóa có thể phân phối qua cơ sở hạ tầng mạng, bao gồm:
các dữ liệu, các số liệu thống kê, thông tin, âm thanh, hình ảnh, phần mềm máy tính,
kinh doanh trong bảo hiểm, tài chính, an ninh và các loại hàng hoá khác. Hay cụ thể
hàng hóa số chính là: tin tức, các chương trình phát thanh truyền hình, các chương
trình phần mềm, các ý kiến tư vấn, vé máy bay, vé xem phim, xem hát, hợp đồng bảo
hiểm…. Nghiên cứu của Forester Research 1998 đã chia thị trường bán lẻ trực tuyến
thành 3 loại mua bán: Hàng hoá tiện dụng, hàng hoá nghiên cứu bổ sung và hàng hoá
thông thường. Những hàng hoá tiện dụng được mua bán như là sách, âm nhạc, quần
áo và hoa. Người ta dự tính là sự đa dạng của hàng hoá tăng lên, sự xuất hiện của

dịch vụ gửi hàng và sự xúc tiến bán lẻ rộng rãi sẽ làm tăng sự thông dụng của việc
buôn bán hàng hoá này trên mạng. Những hàng hoá bổ sung được mua bán phổ biến
hơn, chẳng hạn như hàng tạp hoá, hàng cá nhân, những mặt hàng này tuy có giá thành
trung bình nhưng lại là thiết yếu do trở ngại từ việc thiếu một hệ thống phân phối khả
dĩ và sự bắt nhịp chậm chạp về thương mại điện tử của khách hàng [13].
Như vậy, hàng hóa trong mua bán hàng hóa qua mạng điện tử là rất phong
phú, không chỉ bao gồm hàng hóa hữu hình như trong mua bán truyền thống mà đặc
trưng trong mua bán qua mạng điện tử còn là hàng hóa số. Vì thế mà nó khiến thị
trường mua bán qua mạng điện tử trở nên phong phú, đa dạng và sôi nổi hơn.
3. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua mạng điện tử
3.1. Giao kết hợp đồng
Như chúng ta đã biết hợp đồng là việc tự do thỏa thuận được thể hiện bằng ý
chí đích thực của các bên tham gia giao kết hợp đồng. Đối với hợp đồng mua bán
hàng hóa qua mạng điện tử thì nó được ký kết trong trường hợp hai bên kí kết hợp
đồng không gặp mặt nhau trực tiếp. Vậy hợp đồng này có được bảo đảm hay không?
Cơ sở tín dụng cho việc thanh toán sẽ có được từ đâu, vì trong trường hợp này hai bên
không trưc tiếp gặp nhau ký kết. Người mua không biết gì về người bán và người bán
không biết gì về người mua. Để hướng dẫn việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
qua mạng điện tử, điều 36 Luật giao dịch điện tử 2005 quy định:
17


“1. Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành
một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng;
2. Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề
nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông
qua thông điệp dữ liệu.”
Theo đó thì giao kết hợp đồng mua bán qua mạng điện tử là quá trình đàm
phám, thỏa thuận, tạo lập và ký kết hợp đồng thông qua việc trao đổi các thông điệp
dữ liệu, chúng được lưu giữ một phần hoặc hoàn toàn ở dạng điện tử. Điều 36,

khoản 1 Luật Giao dịch điện tử 2005 đã ghi nhận quá trình giao kết hợp đồng điện
tử được thực hiện qua nhiều giao đoạn, có thể được tiến hành nhiều giao dịch và
chúng có thể được thực hiện thông qua việc trao đổi các thông điệp dữ liệu bằng các
phương tiện điện tử như: điện báo, điện tín, fax, e-mail…, ở phạm vi bài viết này
khi phân tích hợp đồng điện tử người viết sẽ chỉ phân tích hợp đồng điện tử ở khía
cạnh hợp đồng mua bán hàng hóa qua mạng điện tử .
Thứ nhất, về nguyên tắc giao kết hợp đồng
Hợp đồng mua bán hàng hóa qua mạng điện tử là một dạng cụ thể của hợp
đồng điện tử. Việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa qua mạng điện tử phải tuân
thủ những quy định chung của pháp luật về hợp đồng mua bán và những quy định
về hợp đồng điện tử, bên cạnh đó còn phải đảm bảo nguyên tắc cơ bản khi giao kết
hợp đồng nhằm đảm bảo tính chính xác cũng như pháp lý của hợp đồng. Cũng
giống như hợp đồng mua bán truyền thống, việc giao kết hợp đồng mua bán hàng
hóa qua mạng điện tử cũng phải dựa trên cơ sở của sự tự do, thỏa thuận của các chủ
thể khi thực hiện, nên được pháp luật ghi nhận và tôn trọng. Theo đó bộ luật Dân sự
2005, ghi nhận 2 nguyên tắc “tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp
luật, đạo đức xã hội” và “tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và
ngay thẳng”, hai nguyên tắc cơ bản này chi phối chung cho việc giao kết hợp đồng
điện tử. Bên cạnh đó khi giao kết hợp đồng thương mại nói chung hay hợp đồng
mua bán hàng hóa nói riêng, các bên còn phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong
các hoạt động thương mại được quy định trong luật Thương mại 2005 là “Nguyên
tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại”,
“Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các
bên”. “Nguyên tắc áp dụng tập quán trong thương mại”, “Nguyên tắc bảo vệ lợi ích
chính đáng của người tiêu dùng” và “Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông
điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại”, các nguyên tắc này chi phối việc giao kết
hợp đồng trong hoạt động thương mại nói chung và hoạt động mua bán hàng hóa
18



qua mạng điện tử nói riêng. Trong đó việc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp
dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì
được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương với văn bản.
Đặc biệt, khi giao kết hợp mua bán hàng hóa qua mạng điện tử, các chủ thể
phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc được quy định trong luật giao dịch điện tử 2005,
đó là các nguyên tắc:“Tự nguyện lựa chọn phương tiện điện tử để thực hiện giao
dịch”, “Tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện giao dịch điện
tử”, “không một loại công nghệ nào được xem là duy nhất trong giao dịch điện tử”,
“bảo đảm sự bình đẳng và an toàn trong giao dịch điện tử”, “Khi giao kết thực hiện
hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các
điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật liên quan đến hợp đồng điện tử đó”,và “
việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của luật Giao
dịch điện tử và pháp luật về hợp đồng”[6]. Theo đó thì trong giao dịch mua bán hàng
hóa qua mạng điện tử ngoài tuân thủ các quy định về giao kết hợp đồng mua bán
truyền thống thì còn phải tuân thủ những nguyên tắc trong giao kết hợp đồng qua
mạng điện tử. Bởi đặc thù nó được giao kết qua mạng điện tử nên phải tuân theo
những quy định có liên quan đến các phương tiện điện tử, liên quan đến bên thứ ba
tham gia vào hợp đồng. Qua đó cho thấy khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa qua
mạng điện tử các chủ thể giao kết hợp đồng cần phải nắm vững các nguyên tắc cơ bản
về giao kết hợp đồng nhằm bảo đảm tính hiệu lực về mặt pháp lý của hợp đồng.
Thứ hai, về trình tự giao kết hợp đồng
Về trình tự giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa qua mạng điện tử, các bên
giao kết phải tuân theo những quy định về đề nghị giao kết hợp đồng (chào hàng) và
chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng (chấp nhận chào hàng) như đối với việc giao
kết hợp đồng truyền thống. Tuy nhiên do những đặc thù riêng biệt nên việc giao kết
hợp đồng mua bán hàng hóa qua mạng điện tử còn phải tuân thủ những quy trình và
thủ tục riêng của hợp đồng điện tử. Theo quy định tại điều 36, khoản 2 của Luật
Giao dịch điện tử 2005 “Trong ký kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác,
đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thông qua
thông điệp dữ liệu”, cho thấy quy trình ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa qua

mạng điện tử cũng trải qua hai giai đoạn như kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa
truyền thống. Để thấy rõ quy trình ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa qua mạng
điện tử, chúng ta sẽ phân tích thủ tục và quy trình ký kết thông qua hai bước cụ thể
là đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng
hóa trong thương mại điện tử như sau:
19


Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa qua mạng điện tử. Đề nghị
giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa qua mạng điện tử cũng giống như đề nghị giao
kết hợp đồng truyền thống, là quá trình đàm phán, thỏa thuận để tiến tới sự thống
nhất ý chí của các bên giao kết hợp đồng. Theo điều 390 và 391 Bộ Luật dân sự
2005 quy định rõ thế nào là đề nghị giao kết hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của
hợp đồng, nhưng vấn đề ở đây khi đưa ra lời đề nghị thì bên đề nghị còn phải chịu
sự rằng buộc và chịu trách nhiệm với bên được đề nghị và những nội dung trong
phạm vi lời đề nghị trong thời hạn mà lời đề nghị còn hiệu lực. Thời điểm và thời
hạn có hiệu lực của lời đề nghị giao kết hợp đồng có thể do bên đề nghị ấn định, hết
thời hạn này mà lời đề nghị vẫn không được trả lời chấp nhận thì những rằng buộc
trong lời đề nghị đương nhiên không còn. Tuy nhiên khác với hợp đồng truyền
thống, thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa qua mạng điện tử được bắt
đầu khi bên đề nghị giao kết hợp đồng gửi thông điệp dữ liệu, theo quy định tại điều
17, khoản 1, Luật Giao dịch điện tử 2005 “ Thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là
thời điểm là thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ thống thông tin nằm
ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo”, qua đó cho thấy Luật Giao dịch điện tử
2005 không quy định cụ thể về việc đề nghị ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa qua
điện tử, mà việc đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa qua mạng điện tử
được hiểu là việc truyền gửi thông điệp dữ liệu. Ở đây, đề nghị giao kết hợp đồng
được khởi tạo dưới dạng thông điệp dữ liệu và được gửi đến cho bên được đề nghị
giao kết thông qua các phương tiện điện tử, thay vì được lập dưới dạng văn bản
truyền thống và được gửi đến trực tiếp cho bên được đề nghị hay được gửi qua

đường bưu điện…Còn theo nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013 của chính
phủ về thương mại điện tử có ghi nhận về thông báo về đề nghị giao kết hợp đồng,
cụ thể theo điều 12: “Một thông báo bằng chứng từ điện tử về đề nghị giao kết hợp
đồng mà không có bên nhận cụ thể thì chỉ là thông báo mời đề nghị giao kết hợp
đồng. Thông báo đó chưa được coi là đề nghị giao kết hợp đồng, trừ khi bên thông
báo chỉ rõ tại thông báo đó trách nhiệm của mình trong trường hợp nhận được trả
lời chấp nhận”. Bên cạnh đó trong Thông tư 09/2008/TT-BTC ngày 21/7/2008 của
Bộ Công Thương hướng dẫn Nghị định về thương mại điện tử về cung cấp thông tin
và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử, ghi nhận về vấn đề thông báo
đề nghị giao kết hợp đồng của thương nhân “Nếu một website thương mại điện tử
có chức năng đặt hàng trực tuyến cho từng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể được giới
thiệu trên website đó, thì các thông tin giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ và các điều
khoản liên quan được xem là thông báo về đề nghị giao kết hợp đồng của thương
nhân sở hữu hàng hóa hoặc dịch vụ đó” (điều 4 Thông tư 09/2008/TT-BTC). Việc đề
20


nghị giao kết hợp đồng của khách hàng được quy định “Chứng từ điện tử do khách
hàng khởi tạo và gửi đi bằng cách sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến được xem
là đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ gắn
kèm chức năng đặt hàng trực tuyến đó”(điều 5 Thông tư 09/2008/TT-BTC). Như
vậy việc thông báo về đề nghị giao kết hợp đồng mà không có bên nhận cụ thể thì đó
chỉ là một lời mời chào chứ chưa được xem là một đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy
nhiên. Quy định về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trên website thương mại điện
tử thì những thông báo về thông tin hàng hóa và các điều khoản có liên quan vẫn được
xem là đề nghị giao kết hợp đồng của thương nhân và do đã mang đầy đủ những nội
dung của một lời mời giao kết hợp đồng và thực hiện thao tác đặt hàng thì xem như
hợp đồng đã được giao kết. Qua đó cho thấy một đề nghị giao kết hợp đồng dù được
gửi đến một chủ thể xác định thì vẫn chưa đủ, để đi đến xác lập hợp đồng thì nhất
thết phải có sự trả lời chấp nhận của bên được đề nghị thì khi đó hợp đồng mới

được xem là đã giao kết.
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa qua mạng điện tử.
Việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa qua mạng điện tử
không được pháp luật về giao dịch điện tử ghi nhận một cách cụ thể, mà việc chấp
nhận đề nghị giao kết hợp đồng điện tử được hiểu là việc nhận thông điệp dữ liệu từ
người khởi tạo thông điệp dữ liệu đó. Theo quy đinh tại điều 18, Luật Giao dịch
điện tử 2005 thì: “Người nhận thông điệp dữ liệu là người được chỉ định nhận thông
điệp dữ liệu từ người khởi tạo thông điệp dữ liệu nhưng không bao hàm người trung
gian chuyển thông điệp dữ liệu đó.” (Khoản 1 điều 18 Luật Giao dịch điện tử 2005).
Trong trường hợp các bên tham gia giao kết không có thỏa thuận khác thì “Người
nhận được xem là đã nhận được thông điệp dữ liệu nếu thông điệp dữ liệu được
nhập vào hệ thống thông tin do người đó chỉ định và có thể truy cập được” (điểm a
khoản 2 điều 18 Luật Giao dịch điện tử 2005). à theo quy định tại điều 6, Thông
tư 09/2008/TT-BCT thì: “Khi trả lời chấp thuận đề nghị giao kết hợp đồng, thương
nhân phải cung cấp cho khách hàng những thông tin sau: Danh sách toàn bộ hàng
hóa hoặc dịch vụ khách hàng đặt mua, số lượng, giá của từng sản phẩm và tổng giá
trị hợp đồng; Thời hạn giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ; Thông tin liên hệ để khách
hàng có thể hỏi về tình trạng thực hiện hợp đồng khi cần thiết”. Tuy nhiên trong
một số trường hợp, hệ thống giao dịch điện tử tự động có thể tự thực hiện việc chấp
nhận đề nghị giao kết hợp đồng điện tử thay mặt cho một hoặc hai bên trong giao
kết hợp đồng. Như quy định tại điều 13, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về việc sử dụng
hệ thống thông tin tự động cụ thể là “Hợp đồng được giao kết từ sự tương tác giữa
một hệ thống thông tin tự động với một người hoặc giữa các hệ thống thông tin tự
21


×