Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.2 KB, 101 trang )


4
mục lục



Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


Danh mục các từ viết tắt


mở đầu
1

Ch-ơng 1: Những vấn đề lý luận về nguyên tắc hai
cấp xét xử trong pháp luật tố tụng dân sự
6
1.1.
Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố
tụng dân sự
6
1.1.1.


Khái niệm nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự
6
1.1.2.
ý nghĩa của nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự
12
1.1.2.1.
ý nghĩa pháp lý
13
1.1.2.2.
ý nghĩa chính trị, xã hội
14
1.2.
Cơ sở của nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự
17
1.2.1.
Cơ sở lý luận của nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng
dân sự
17
1.2.2.
Cơ sở thực tiễn của nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng
dân sự
19
1.3.
Mối quan hệ của nguyên tắc hai cấp xét xử với các nguyên
tắc khác của luật tố tụng dân sự
23
1.3.1.
Nguyên tắc hai cấp xét xử với nguyên tắc đảm bảo pháp chế
xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự
23


5
1.3.2.
Với nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đ-ơng sự
24
1.3.3.
Với nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan, ng-ời tiến hành tố tụng
25
1.3.4.
Với nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố
tụng dân sự
25

Ch-ơng 2: Nội dung các quy định của pháp luật hiện
hành về nguyên tắc hai cấp xét xử trong
tố tụng dân sự
27
2.1.
Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử
27
2.1.1.
Cấp xét xử sơ thẩm
32
2.1.1.1.
Thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân
33
2.1.1.2.
Quyền hạn của Hội đồng xét xử sơ thẩm 43

2.1.1.3.

Hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm
47
2.1.2.
Cấp xét xử phúc thẩm
52
2.1.2.1.
Thẩm quyền xét xử của Tòa án phúc thẩm
53
2.1.2.2.
Quyền hạn của Hội đồng xét xử phúc thẩm
56
2.1.2.3.
Hiệu lực của bản án, quyết định phúc thẩm
58
2.2.
Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị xét lại theo thủ
tục giám đốc thẩm, tái thẩm
60
2.2.1.
Bản án, quyết định dân sự bị xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
61
2.2.2.
Bản án, quyết định bị xét lại theo thủ tục tái thẩm
62

Ch-ơng 3: Thực tiễn thực hiện nguyên tắc hai cấp
xét xử trong tố tụng dân sự và kiến nghị
65
3.1.
Thực tiễn thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng

dân sự
65
3.1.1.
Khái quát thực tiễn thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử
trong tố tụng dân sự
65

6
3.1.2.
Nguyên nhân hạn chế trong việc thực hiện nguyên tắc hai
cấp xét xử trong tố tụng dân sự
79
3.2.
Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả nguyên tắc hai
cấp xét xử trong tố tụng dân sự
81
3.2.1.
Kiến nghị về hoàn thiện pháp luật
84
3.2.1.1.
Với cấp xét xử sơ thẩm
84
3.2.1.2.
Với cấp xét xử phúc thẩm
85
3.2.2.
Kiến nghị về thực hiện pháp luật
87

Kết luận

90

Danh mục tài liệu tham khảo
93


7



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BLTTDS
: Bé luËt tè tông d©n sù
H§XX
: Héi ®ång xÐt xö
TAND
: Tßa ¸n nh©n d©n
TANDTC
: Tßa ¸n nh©n d©n tèi cao
TTDS
: Tè tông d©n sù
VADS
: Vô ¸n d©n sù


8
mở đầu


1.Tính cấp thiết của đề tài
Xét xử vụ án dân sự là hoạt động nhà n-ớc đặc biệt và chuyên biệt của
Tòa án nhân dân để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của xã hội, tổ chức
và cá nhân. Do vậy, yêu cầu xét xử vụ án dân sự (VADS) phải bảo đảm tính
đúng đắn, chính xác, đúng pháp luật và đúng bản chất của vụ việc đ-ợc giải
quyết. Song trong thực tế, xét xử VADS không phải bao giờ cũng đúng đắn
đem lại sự công bằng, bảo vệ đ-ợc các quyền và lợi ích bị xâm phạm.
Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự (hay còn gọi là nguyên
tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử) là một trong những nguyên tắc cơ bản của
pháp luật trong tố tụng dân sự (TTDS), tố tụng hình sự và hành chính. Nhằm
đạt tới mục đích cao nhất là giải quyết đúng đắn các vụ án, bảo vệ đ-ợc các
quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm và pháp luật đ-ợc thi hành. Vic quy
nh hai cp xét x trong VADS là cơ chế bảo vệ quyền con ng-ời trong
TTDS. Cái quyền đó có đ-ợc bảo vệ hay không, phản ánh bản chất của Nhà
n-ớc, bản chất của pháp luật và con ng-ời trong xã hội đó. Việc xét xử mt
VADS theo hai cấp: Xét x ln u cp s thm (cp xét x th nht) và
đ-ợc tiếp tục đ-ợc xét xử ở cấp phúc thẩm (cấp thứ hai) nếu có kháng cáo,
kháng nghị, còn nếu không, bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật và đ-ợc thi
hành sau khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Việc xét xử là hoạt động đặc thù của Tòa án, qua xét xử pháp luật
đ-ợc bảo vệ, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân tổ chức đ-ợc đảm bảo.
Tuy nhiên, trong bối cảnh n-ớc ta chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu,
bao cấp sang cơ chế kinh tế thị tr-ờng bên cạnh những tác động tích cực của
việc đem lại về sự tăng tr-ởng, phát triển v-ợt bực về kinh tế thì những tác
động tiêu cực, những mặt trái của xã hội cũng nảy sinh, những loại tội phạm,
tệ nạn xã hội gia tăng, những mâu thuẫn tranh chấp phát sinh trong xã hội

9
ngày càng nhiều và các vụ án dân sự Tòa án giải quyết cũng trở nên phức tạp.
Đánh giá đ-ợc vấn đề đó trong tình hình xã hội mới, Nghị quyết 08/NQ-TƯ

ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã đề ra yêu cầu:
Nâng cao chất l-ợng xét xử của Tòa án, của Viện Kiểm sát
tại phiên tòa, đảm bảo tranh tụng dân chủ với luật s-, ng-ời bào
chữa và ng-ời tham gia tố tụng khác Khi xét xử Tòa án phải đảm
bảo cho mọi công dân đều bình đẳng tr-ớc pháp luật, thật sự dân
chủ, khách quan, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật; việc xét xử của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào
kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn
diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của ng-ời bào chữa,
các đ-ơng sự [11].
Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, việc xét xử VADS đ-ợc tiến
hành qua hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm, bên cạnh đó còn có thủ tục đặc biệt là
giám đốc thẩm và tái thẩm. Nh- vậy, theo nguyên tắc, một vụ án nếu phải xét
lại theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm thì nhiều nhất cũng chỉ cần đến ba
phiên tòa. "Nh-ng thực tế, có những vụ án phải xét xử tới 9 -10 phiên tòa, cá
biệt có vụ án phải xét xử tới 13 phiên tòa" [21]. Thực tế cho thấy, việc thực
hiện nguyên tắc hai cấp xét xử tại Tòa án có nhiều nguyên nhân đã khiến vụ
án phải kéo dài và phải xét xử nhiều lần, không những tốn công của của Nhà
n-ớc, thiệt hại tới quyền lợi công dân và làm xói mòn lòng tin của nhân dân
vào pháp luật và cơ quan xét xử. Từ những lý do trên cho thấy, nghiên cứu
nguyên tắc thực hiện hai cấp xét xử của Tòa án trong TTDS là vấn đề cần
thiết. Do vậy, tôi chọn đề tài: "Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân
sự" làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTDS là một vấn đề khoa học và thực
tiễn, nó phản ánh bản chất của pháp luật cũng nh- tính nhân văn trong cơ chế

10
bảo vệ quyền con ng-ời. Vì vậy đã có nhiều công trình, nhiều đề tài nghiên
cứu, nh-: "Nguyên tắc hai cấp xét xử và việc áp dụng nguyên tắc đó vào việc tổ

chức Tòa án các cấp" của PGS.TS Trần Văn Độ; "Quan niệm về hai cấp xét xử
trong tố tụng dân sự n-ớc ta" của TS. Tống Công C-ờng; "Thực hiện chế độ hai
cấp xét xử - cơ chế bảo vệ quyền con ng-ời trong tố tụng dân sự" của TS. Nguyễn
Quang Hiền; "Một số vấn đề về phiên tòa sơ thẩm" của ThS. Nguyễn Thị Thu
Hà; Luận văn thạc sĩ "Phiên tòa phúc thẩm dân sự theo quy định của Bộ luật tố
tụng dân sự Việt Nam" của Hoàng Thị Bích Hải. Đây là những công trình nghiên
cứu khái quát về các các góc độ về nguyên tắc hai cấp xét xử. Đặc biệt luận văn
thạc sĩ "Các cấp xét xử trong tố tụng dân sự của Việt Nam" và luận án "Phân cấp
thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự trong hệ thống Tòa án ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay" của TS. Lê Thị Hà là những công trình nghiên cứu
trực tiếp về các cấp xét xử trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, các công trình nghiên
cứu này ch-a nghiên cứu chúng d-ới góc độ của luật TTDS Việt Nam hiện hành.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận về
nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự, nội dung nguyên tắc này theo
quy định của pháp luật hiện hành, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả thực hiện nguyên tắc này.
Nhiệm vụ
Để đạt đ-ợc mục đích trên, việc nghiên cứu tập trung vào những nhiệm
vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hai cấp xét xử của Tòa án
trong TTDS.
- Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắc hai cấp
xét xử trong TTDS.

11
- Khảo sát thực tiễn thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTDS
tại các Tòa án.
- Phát hiện những v-ớng mắc, bất cập của các quy định về nguyên tắc

và và tìm ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử
4. Đối t-ợng và phạm vi nghiên cứu
Đối t-ợng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận về nguyên tắc
hai cấp xét xử, các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về nguyên
tắc này và thực tiễn xét xử và tổ chức xét xử ở cấp sơ thẩm, phúc thẩm trong
những năm gần đây.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào những vấn đề sau:
- Các quan điểm lý luận khác nhau về nguyên tắc hai cấp xét xử
trong TTDS.
- Các quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắc hai cấp xét xử
trong TTDS Việt Nam nh-: các quy định về thẩm quyền, quyền hạn của Tòa
án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và hiệu lực của bản án sơ thẩm, phúc thẩm.
- Thực tiễn thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTDS Việt Nam
những năm gần đây.
5. Ph-ơng pháp luận và ph-ơng pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài đ-ợc thực hiện trên cơ sở ph-ơng pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, t- t-ởng Hồ Chí Minh, đ-ờng lối, chính sách của
Đảng về Nhà n-ớc và pháp luật, về xây dựng Nhà n-ớc pháp quyền, cải cách
t- pháp ở n-ớc ta.
Quá trình nghiên cứu đề tài cũng sử dụng các ph-ơng pháp nghiên cứu
khoa học nh- ph-ơng pháp phân tích, ph-ơng pháp tổng hợp, ph-ơng pháp so
sánh, ph-ơng pháp thống kê

12
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về nguyên tắc hai cấp xét xử của
Tòa án trong TTDS nh- khái niệm, ý nghĩa, cơ sở của nguyên tắc v.v
- Phân tích, đánh giá đ-ợc các quy định của pháp luật hiện hành về
nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTDS, phát hiện đ-ợc những v-ớng mắc, hạn

chế của các quy định về nguyên tắc hai cấp xét xử và thực tiễn thực hiện, đồng
thời đã tìm ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 ch-ơng:
Ch-ơng 1: Những vấn đề lý luận về nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố
tụng dân sự.
Ch-ơng 2: Nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về nguyên
tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự.
Ch-ơng 3: Thực tiễn thực hiện và giải pháp hoàn thiện các quy định
của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về nguyên tắc hai cấp xét xử.









13
Ch-ơng 1
Những vấn đề lý luận về nguyên tắc hai cấp xét xử
trong pháp luật tố tụng dân sự

1.1. Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc hai cấp xét xử
trong tố tụng dân sự
1.1.1. Khái niệm nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự
Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định 22 nguyên tắc trong hoạt

động xét xử của Tòa án nhân dân (TAND). Theo đó mọi hoạt động TTDS của
các cơ quan tiến hành tố tụng khi tiến hành các hoạt động của mình phải tuân
thủ các nguyên tắc này. Đây là những t- t-ởng chủ đạo cho mọi hoạt động tố
tụng trong quá trình thực hiện các trình tự thủ tục giải quyết VADS, đồng thời
đây cũng là những nguyên tắc chi phối toàn bộ nội dung Bộ luật.
Nguyên tắc hai cấp xét xử là một trong những nguyên tắc cơ bản của
Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS), là nguyên tắc chỉ đạo, "x-ơng sống", tạo
tính phân cấp và hệ thống trong hoạt động xét xử của ngành Tòa án nói chung
và hoạt động tiến hành TTDS nói riêng. Nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTDS
và nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng hình sự, hay tố tụng hành chính có
những nét t-ơng đồng, thậm chí là quan điểm chủ đạo trong việc xét xử của
TAND. Dù là dân sự, hành chính hay hình sự, khi có kháng cáo, kháng nghị
đều phải đ-ợc xét xử hai cấp. Song bản chất mỗi trình tự tố tụng của các lĩnh
vực đ-ợc thực hiện khác nhau, bởi mỗi đối t-ợng của chúng, để nhằm giải quyết
đúng đắn vụ án. Từ đó có các trách nhiệm hành chính, hình sự hoặc dân sự.
Theo Từ điển tiếng Việt, xét xử là hoạt động "xem xét và xử các vụ
án" [43, tr. 1108].
Khái niệm "xét xử", tại Từ điển Luật học định nghĩa: "xét xử là hoạt
động xem xét, đánh giá bản chất pháp lý của vụ việc nhằm đ-a ra một phán

14
quyết về tính chất, mức độ pháp lý của vụ việc, từ đó nhân danh Nhà n-ớc
đ-a ra một phán quyết t-ơng ứng với bản chất, mức độ trái hay không trái
pháp luật của vụ việc" [51, tr. 869].
Theo từ điển Giải thích thuật ngữ pháp lý thông dụng, xét xử là "hoạt
động của Tòa án tại phiên tòa để xem xét các chứng cứ và căn cứ vào pháp luật,
xử lý vụ án bằng việc ra bản án và các quyết định của Tòa án" [28, tr. 576].
Nh- vậy, "xét xử" tr-ớc hết đ-ợc hiểu theo nghĩa chung nhất là hoạt
động của Tòa án - một cơ quan trong bộ máy nhà n-ớc, đ-ợc giao thực hiện
chức năng t- pháp của Nhà n-ớc. Xét xử là dạng hoạt động đặc biệt của Nhà

n-ớc do Tòa án tiến hành theo trình tự, thủ tục và các nguyên tắc nhất định
nhằm giải quyết khách quan, toàn diện và đầy đủ các vụ án dân sự, hình sự,
hành chính - bằng việc ra bản án nhân danh Nhà n-ớc hoặc ra quyết định pháp
luật. Thẩm quyền của việc xét xử là của Nhà n-ớc và Nhà n-ớc giao cho
TAND nhân danh mình thực hiện. Tòa án thực hiện chức năng chuyên biệt
của mình là xem xét, đánh giá và xét xử, qua đó đ-a ra những phán quyết
nhân danh Nhà n-ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để bảo vệ những
quyền và lợi ích của các chủ thể trong đó là quyền lợi của Nhà n-ớc, tổ chức
và công dân. Qua việc xét xử, Tòa án ra phán quyết đ-ợc thể hiện cụ thể bằng
một bản án hoặc quyết định có tính chất bắt buộc, có ảnh h-ởng rất lớn tới
quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia tố tụng, đem lại hậu quả pháp lý về
quyền lợi của chủ thể. Việc xét xử VADS là một dạng hoạt động xét xử của
Tòa án tiến hành theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự
quy định nhằm giải quyết các vụ án dân sự bằng việc ra bản án, quyết định.
Các quan hệ đ-ợc Tòa án giải quyết trong VADS là các quan hệ về tài
sản và nhân thân, đây là những quan hệ phức tạp và đa dạng, cùng với đó khi
tham gia tố tụng các đ-ơng sự có nghĩa vụ chứng minh nên phải cung cấp các
chứng cứ chứng minh cho quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Trong khi đó,
không phải bao giờ các đ-ơng sự cũng đều có đủ chứng cứ để chứng minh cho

15
quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, việc giải quyết nhiều VADS bị
kéo dài, đây là một bài toán đặt ra cho các nhà làm luật về ph-ơng h-ớng giải
quyết. Một trong những ph-ơng h-ớng đ-ợc đặt ra là phải phân cấp xét xử.
Việc quy định hoạt động xét xử qua nhiều cấp khác nhau (cấp sơ thẩm và cấp
phúc thẩm) nhằm đảm bảo sự thận trọng, đúng đắn trong việc ra các phán
quyết của Tòa án.
Nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTDS là t- t-ởng chủ đạo, có tính bắt
buộc chung, thể hiện quan điểm có tính định h-ớng của Nhà n-ớc trong việc
tổ chức tố tụng để xét xử các VADS đ-ợc xét xử lần đầu ở cấp sơ thẩm (cấp

xét xử thứ nhất) có thể đ-ợc xét xử lại và chỉ có thể đ-ợc xét xử lại một lần nữa
ở cấp phúc thẩm (cấp xét xử thứ hai) nếu có kháng cáo, kháng nghị theo quy
định của pháp luật TTDS, nhằm giải quyết đúng đắn, kịp thời vụ án, bảo đảm
lợi ích Nhà n-ớc, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Để đảm bảo nguyên tắc hai cấp xét xử, pháp luật TTDS quy định bản
án, quyết định phúc thẩm là chung thẩm. Nghĩa là bản án, quyết định đó có
hiệu lực ngay sau khi tuyên án hoặc khi ra quyết định, ng-ời có quyền và lợi
ích pháp lý liên quan đến bị án không đ-ợc kháng cáo, Viện kiểm sát không
đ-ợc kháng nghị yêu cầu xét xử lại một lần nữa. Tuy nhiên, đối với bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nếu phái hiện có vi phạm pháp luật hoặc
có sai lầm trong quá trình giải quyết vụ án, có quyền yêu cầu ng-ời có thẩm
quyền xem xét ra quyết định kháng nghị theo một thủ tục tố tụng khác để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong BLTTDS thủ tục này đ-ợc gọi
là xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc
thẩm, tái thẩm.
Nguyên tắc hai cấp xét xử không phải là nguyên tắc riêng của TTDS
mà là nguyên tắc chung của tố tụng Việt Nam. Bởi lẽ, hoạt động xét xử đối
với từng loại vụ, việc dù là dân sự, hình sự hay hành chính tuy có những nét
riêng biệt nhất định nh-ng chúng bao giờ cũng có điểm chung. Đây đều là

16
hoạt động áp dụng pháp luật trên cơ sở nhận thức khách quan (sự thật của vụ
án), và lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng. Thông qua hai cấp xét xử,
vụ án đ-ợc xem xét, đánh giá và xét xử ở góc độ khách quan nhất, tránh sự
phiến diện, tùy tiện khi vụ án chỉ đ-ợc xét xử ở một cấp. Xét xử vụ án qua
hai cấp là để h-ớng tới một mục đích cao nhất là sự thật khách quan của vụ
án, để ra những phán quyết về nội dung vụ án, có tính bắt buộc đối với mọi
chủ thể liên quan.
Về khái niệm xét xử sơ thẩm, tr-ớc hết, theo Đại từ điển Tiếng Việt là
"xét xử lần đầu một vụ việc ở Tòa án cấp thấp" [67, tr. 1460].

Thế nh-ng, Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học lại cho rằng sơ
thẩm là "xét xử một vụ án với t- cách là Tòa án ở cấp xử thấp nhất" [66, tr. 869].
D-ới góc độ khoa học pháp lý, tác giả Nguyễn Duy Lãm trong Từ điển
giải thích thuật ngữ pháp lý thông dụng thì cho rằng: xét xử sơ thẩm là "xét xử
lần đầu, bản án và quyết định của Tòa án sơ thẩm sau khi tuyên án 15 ngày,
nếu không có kháng cáo và kháng nghị theo quy định của pháp luật thì sẽ có
hiệu lực pháp luật thi hành" [28, tr. 482].
Quan điểm khác thì, "sơ thẩm là việc xét xử vụ án ở Tòa án cấp tỉnh,
huyện mà bản án do các Tòa án này tuyên xử có thể bị kháng cáo, kháng nghị
theo trình tự phúc thẩm trong thời hạn luật định" [27, tr. 153].
Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học của tr-ờng Đại học Luật Hà Nội
thì cho rằng, xét xử sơ thẩm là:
Xét xử lần đầu để giải quyết tất cả những vấn đề liên quan
trong vụ án. Khi xét xử sơ thẩm, Tòa án xem xét và giải quyết mọi
vấn đề của vụ án bằng việc ra bản án và quyết định. Hội đồng xét xử
có Hội thẩm nhân dân tham gia. Trong thời hạn kháng cáo, kháng
nghị, bản án và quyết định sơ thẩm ch-a có hiệu lực pháp luật có thể
bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm [61, tr. 220-221].

17
Các quan điểm trên, ít nhiều đều khẳng định những nội dung về bản
chất của thủ tục xét xử ở cấp sơ thẩm, song ch-a thật đầy đủ. Tuy nhiên, với
khái niệm của Từ điển giải thích thuật ngữ luật học - Tr-ờng Đại học Luật
Hà Nội thì hoạt động xét xử của cấp xét xử sơ thẩm đã cho thấy nội dung
bản chất của cấp xét xử này trong Tòa án, cũng nh- tính chất của nó tại
phiên tòa sơ thẩm.
Sơ thẩm là cấp xét xử có ý nghĩa quan trọng trong thủ tục tố tụng giải
quyết VADS. Nếu xét xử ở cấp thứ nhất đúng pháp luật, có căn cứ, thì vụ việc
sẽ không bị kháng cáo, kháng nghị, hạn chế đ-ợc việc xét xử kéo dài. Xét xử
sơ thẩm là xét xử lần đầu vụ án dân sự, do Tòa án cấp sơ thẩm đảm nhiệm.

Tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án giải quyết mọi vấn đề thuộc nội dung vụ việc
bằng việc ra bản án, quyết định. Bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm
có thể bị kháng cáo, kháng nghị để xét xử lại ở Tòa án cấp phúc thẩm theo quy
định của pháp luật tố tụng.
Theo Từ điển Tiếng Việt thì "phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên xét xử
lại một vụ án do Tòa án cấp d-ới đã xử sơ thẩm mà có chống án" [66, tr. 763].
Quan điểm của Tr-ờng Đại học Luật Hà Nội về khái niệm xét xử phúc
thẩm: "Phúc thẩm dân sự là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà
bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm ch-a có hiệu lực pháp luật bị
kháng cáo, kháng nghị" [64, tr. 303].
Còn Học viện T- pháp cũng đ-a ra khái niệm phúc thẩm dân sự nh-
sau: "Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét lại vụ án mà bản
án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm ch-a có hiệu lực pháp luật bị kháng
cáo, kháng nghị" [23, tr. 393].
Phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai. Mục đích của cấp xét xử phúc thẩm là
nhằm xem xét tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm
ch-a có hiệu lực pháp luật của TAND cấp d-ới vì có kháng cáo, kháng nghị
theo quy định của pháp luật. Tr-ờng hợp phát hiện thấy những sai lầm, thiếu

18
sót trong bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, Hội đồng xét xử
(HĐXX) cấp phúc thẩm có quyền sửa chữa, khắc phục. Thủ tục phúc thẩm sẽ
đảm bảo cho những phán quyết của Tòa án tr-ớc khi có hiệu lực pháp luật sẽ
là những bản án, quyết định đúng đắn, chính xác.
Cùng là hoạt động xét xử của Tòa án đối với một vụ án dân sự, song
xét xử ở cấp sơ thẩm và ở cấp phúc thẩm có những đặc điểm khác nhau và có
quan hệ chặt chẽ với nhau.
Thứ nhất, xét xử ở cấp sơ thẩm là xét xử lần đầu VADS. Tại cấp xét xử
sơ thẩm, Tòa án xem xét tất cả các nội dung của vụ án trên cơ sở đơn khởi
kiện của nguyên đơn, yêu cầu của các đ-ơng sự. Còn xét xử ở cấp phúc thẩm

là xét xử lại vụ án đ-ợc xét xử ở Tòa sơ thẩm mà bản án, quyết định bị kháng
cáo, kháng nghị. bản án, quyết định sơ thẩm.
Thứ hai, việc xét xử sơ thẩm là giải quyết các vấn đề của vụ án, để ra
quyết định quyền và nghĩa vụ của các đ-ơng sự trong vụ án. Trong khi đó,
mục đích của việc xét xử phúc thẩm là nhằm khắc phục, sửa chữa những sai
lầm có thể có trong những bản án, quyết định ch-a có hiệu lực pháp luật của
Tòa án cấp sơ thẩm, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan,
tổ chức và lợi ích Nhà n-ớc, lợi ích công cộng.
Thứ ba, hoạt động xét xử tại cấp sơ thẩm dựa trên cơ sở đơn khởi kiện
của nguyên đơn khi họ có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình
bị xâm phạm và yêu cầu Tòa án giải quyết. Hoạt động xét xử tại cấp phúc
thẩm dựa trên cơ sở kháng cáo, kháng nghị, khi ng-ời kháng cáo, kháng nghị
cho rằng việc xét xử ở cấp sơ thẩm không đúng, xâm phạm đến quyền và lợi
ích hợp pháp của đ-ơng sự. Vì vậy, nội dung kháng cáo, kháng nghị quy định
phạm vi xét xử của Tòa án cấp phúc thẩm. Tuy nhiên, phúc thẩm là việc xét
xử lại VADS mà Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử. Vì vậy Tòa án cấp phúc thẩm
không thể xét xử v-ợt ra ngoài phạm vi những vấn đề mà cấp sơ thẩm đã xem
xét và quyết định.

19
Việc giải quyết VADS theo trình tự, thủ tục TTDS là hoạt động áp
dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, ng-ời tiến hành tố tụng. Để
đảm bảo hoạt động này có hiệu quả và đúng pháp luật, một yêu cầu tất yếu đặt
ra là các cơ quan tiến hành tố tụng, ng-ời tiến hành tố tụng và ng-ời tham gia
tố tụng phải hoạt động trong khuôn khổ các nguyên tắc của luật TTDS. Đó là
những quy định pháp luật cơ bản có tính bắt buộc chung, xác định ph-ơng
châm và định h-ớng cho toàn bộ quá trình tố tụng hay một số hoạt động tố
tụng nhất định, thể hiện bản chất của chế độ Nhà n-ớc, đặc tr-ng của TTDS,
đ-ợc quy định trong BLTTDS và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên
quan. Việc xét xử theo hai cấp trong TTDS là một vấn đề cơ bản của Luật

TTDS, bảo đảm việc xét xử VADS đ-ợc đúng đắn nên đã đ-ợc quy định là
một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật TTDS n-ớc ta.
Theo các công trình nghiên cứu khoa học đã đ-ợc công bố thì
"Nguyên tắc của luật tố tụng dân sự Việt Nam là những t- t-ởng pháp lý chỉ
đạo, định h-ớng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự và
đ-ợc ghi nhận trong các văn bản pháp luật tố tụng dân sự" [60, tr. 37].
Từ những phân tích trên, có thể kết luận: Nguyên tắc hai cấp xét xử
trong tố tụng dân sự là t- t-ởng chỉ đạo, có tính bắt buộc chung, thể hiện
quan điểm có tính định h-ớng của Nhà n-ớc trong việc tổ chức hoạt động để
xét xử các vụ án dân sự, đ-ợc quy định trong pháp luật tố tụng dân sự. Trong
đó xác định một vụ án dân sự đ-ợc xét xử lần đầu ở cấp sơ thẩm (cấp xét xử
thứ nhất) và có thể đ-ợc xét xử lại ở cấp phúc thẩm (cấp xét xử thứ hai) nếu có
kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật định, nhằm giải quyết đúng đắn, kịp
thời vụ việc, bảo đảm lợi ích Nhà n-ớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, cơ quan, tổ chức.
1.1.2. ý nghĩa của nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự
Trong quan hệ dân sự, khi một chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị
xâm phạm mà tự mình không tự bảo vệ đ-ợc thì có quyền khởi kiện yêu cầu

20
Tòa án bảo vệ. Theo Hiến pháp, Luật tổ chức TAND thì Tòa án là cơ quan duy
nhất thực hiện chức năng xét xử, có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp dân
sự. Tòa án là cơ quan thực hiện chức năng xét xử, giải quyết các tranh chấp
dân sự, mục đích đều h-ớng tới sự công bằng, cả chủ thể có quyền, lợi ích cần
đ-ợc bảo vệ và Nhà n-ớc đều mong muốn Tòa án - cơ quan công quyền có
quyền nhân danh Nhà n-ớc thực hiện chức năng xét xử ra các phán quyết
công minh, trả lại công bằng cho các chủ thể và bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của họ.
Thực chất của TTDS là quá trình Tòa án giải quyết các mâu thuẫn về
quyền và lợi ích của các chủ thể trong quan hệ pháp luật nội dung. Mục đích

của TTDS là nhằm lập lại trật tự của quan hệ pháp luật có tranh chấp trên cơ
sở các nguyên tắc TTDS để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể và
lợi ích của Nhà n-ớc. Nguyên tắc hai cấp xét xử chính là sự bảo đảm cho vấn
đề công bằng, dân chủ nói chung và trong việc xét xử VADS nói riêng, việc
quy định và thực hiện đúng nguyên tắc này trong TTDS có ý nghĩa về pháp lý
và chính trị xã hội.
1.1.2.1. ý nghĩa pháp lý
Nguyên tắc hai cấp xét xử đảm bảo cho việc xét xử của Tòa án đ-ợc
chính xác, đúng đắn. Việc quy định nguyên tắc là cơ sở pháp lý cho các đ-ơng
sự là ng-ời có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án kháng cáo, Viện
kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án để xét xử lại ở cấp
phúc thẩm, giúp kịp thời sửa chữa sai lầm hoặc vi phạm pháp luật mà cấp sơ
thẩm mắc phải, nhờ đó mà chất l-ợng xét xử ti các cp xét x c nâng cao.
Việc quy định một VADS có thể đ-ợc xét xử ở hai cấp cũng nh- quy định về
việc bản án, quyết định sơ thẩm có thể bị Tòa án cấp phúc thẩm sửa, hủy sẽ
kịp thời sửa chữa đ-ợc những sai lầm hoặc các vi phạm pháp luật mà cấp sơ
thẩm đã mắc phải, góp phần nâng cao trách nhiệm của HĐXX sơ thẩm, giúp
họ có thái độ thận trọng và có trách nhiệm hơn tr-ớc khi đ-a ra phán quyết

21
của mình. Thông qua hoạt động xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm kịp
thời chỉ ra những sai lầm, thiếu sót mà Tòa án cấp sơ thẩm đã mắc phải, tự
mình sửa chữa những sai lầm, khắc phục những thiếu sót đó hay đề nghị Tòa
án cấp sơ thẩm sửa chữa những sai lầm của mình cũng chính là một hình thức
h-ớng dẫn áp dụng pháp luật có hiệu quả to lớn giữa Tòa án cấp phúc thẩm
với Tòa án cấp sơ thẩm. Nhờ đó mà chất l-ợng xét xử tại các Tòa án ngày
càng đ-ợc nâng cao.
Việc xét xử lại vụ án mà Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử sẽ giúp tìm ra
nguyên nhân dẫn đến những sai lầm hay những vi phạm pháp luật trong việc
áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và Tòa án nói

riêng. Từ đó giúp tìm ra các giải pháp thích hợp để sửa chữa, khắc phục về lập
pháp cũng nh- về việc h-ớng dẫn áp dụng pháp luật, tổ chức các cơ quan tiến
hành tố tụng nhất là hoàn thiện tổ chức Tòa án đáp ứng yêu cầu của nguyên
tắc hai cấp xét xử và yêu cầu cải cách t- pháp.
1.1.2.2. ý nghĩa chính trị, xã hội
Vic quy nh về thc hiện nguyên tc hai cp xét x trong TTDS áp
ng yêu cu ca Nhà nc pháp quyn trong vic bo m các quyn và li
ích chính áng ca công dân, bo m dân ch, th hin bn cht Nhà n-ớc
ca dân, do dân và vì dân, giúp phn bo m công bng xã hi, nâng cao hiu
qu, giáo dc pháp lut cng c lòng tin ca nhân dân vào Tòa án, nâng cao
uy tín ca các c quan tin hành t tng nói chung và Tòa án nói riêng.
- Về chính trị, trong xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức, của cộng đồng đ-ợc bảo vệ thì trật tự xã hội, trật tự chính trị
mới có cơ sở để ổn định. Việc quy định và thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử
trong TTDS đáp ứng các yêu cầu của Nhà n-ớc pháp quyền đối với việc bảo
đảm các quyền và lợi ích chính đáng của công dân, đảm bảo dân chủ, đảm bảo
tính chính xác, đúng pháp luật, là sự thể hiện nhận thức khoa học về hoạt động
xét xử của Tòa án phù hợp với nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhận

22
thức thế giới. Việc quy định một VADS có thể đ-ợc xét xử ở hai cấp xét xử
khác nhau là phù hợp quy luật của nhận thức nhằm đảm bảo tính đúng đắn,
khách quan của hoạt động xét xử. Nguyên tắc hai cấp xét xử thể hiện thái độ
thận trọng của Nhà n-ớc trong việc đ-a ra phán xét quyết định về tài sản và
nhân thân, về số phận pháp lý, quyền lợi và tài sản, danh dự của đ-ơng sự, là
sự thể hiện rõ ràng nhất bản chất của Nhà n-ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là Nhà n-ớc của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong đó vấn
đề tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng và hợp pháp của công
dân là một nội dung quan trọng của Nhà n-ớc pháp quyền. Tòa án với nhiệm
vụ thực hiện quyền t- pháp của Nhà n-ớc, trong phạm vi hoạt động của mình

phải xét xử đúng đắn thực tế khách quan về sự thật của vụ việc, giải quyết triệt
để các tranh chấp, áp dụng đúng pháp luật, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân.
Hơn bất kỳ một dạng hoạt động nào của Nhà n-ớc, hoạt
động xét xử phản ánh trực tiếp và sâu sắc bản chất của Nhà n-ớc,
sai lầm của Tòa án trong việc giải quyết các vụ án chính là sai lầm
của Nhà n-ớc. Vì thế đòi hỏi xét xử phải chính xác, công minh, thể
hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân [29].
Đây cũng là một hình thức thực hiện có hiệu quả chức năng giám đốc
việc xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp d-ới.
Việc quy định và thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTDS thể
hiện sự tôn trọng và đảm bảo thực hiện một cách có hiệu quả các quyền con
ng-ời trong lĩnh vực t- pháp, nhất là các quyền và lợi ích chính đáng, hợp
pháp, là một lĩnh vực mà từ x-a đến nay bất kỳ một quốc gia nào cũng phải
thừa nhận là vô cùng quan trọng của đời sống xã hội. Việc quy định và thực
hiện nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTDS tạo điều kiện để các chủ thể tham
gia tố tụng có thể trực tiếp bảo vệ quyền và lợi ích của mình nhiều lần tại các
phiên tòa xét xử khác nhau. Đồng thời với việc đảm bảo quyền lợi của ng-ời

23
tham gia tố tụng, việc xét xử ở hai cấp cũng giúp cho họ nhận thức rõ trách
nhiệm của mình trong vụ án để có thái độ hợp tác tích cực với cơ quan nhà
n-ớc có thẩm quyền trong việc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình. Quy
định nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTDS với nội dung cơ bản là một VADS
có thể đ-ợc xét xử và chỉ có thể xét xử ở hai cấp xét xử là cấp sơ thẩm và cấp
phúc thẩm, giúp tránh đ-ợc tình trạng vụ án đ-ợc (bị) xét ở quá nhiều cấp làm
cho quá trình tố tụng kéo dài, ảnh h-ởng tới hiệu lực của bản án, quyết định
nhất là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
- Về xã hội, sự công bằng, bình đẳng là một nguyên tắc cơ bản của pháp
luật Việt Nam. Mọi công dân đều bình đẳng tr-ớc pháp luật. Mọi cơ quan, tổ

chức đều bình đẳng không phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và
các vấn đề khác. Trong TTDS các đ-ơng sự đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Việc quy định và thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTDS góp
phần rất lớn vào việc đảm bảo công bằng xã hội, nâng cao hiệu quả giáo dục ý
thức pháp luật và phòng ngừa tội phạm, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân
vào hoạt động xét xử của Tòa án, nâng cao uy tín của của các cơ quan tiến hành
tố tụng nói chung và Tòa án nói riêng. Bởi lẽ, việc xét xử phải nhằm đến mục
đích cao nhất là bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, đ-a ra các phán quyết
chấm dứt các tranh chấp dân sự. Do vậy sẽ là không công bằng nếu nh- t-ớc bỏ
quyền đ-ợc bảo vệ quyền và lợi ích của đ-ơng sự, ng-ời tham gia tố tụng có
quyền và lợi ích liên quan đến vụ án một lần nữa tại một phiên tòa xét xử khác,
nếu nh- ch-a thể có các điều kiện thực tế để khẳng định hay bảo đảm rằng, phán
quyết của lần xét xử đầu tiên là hoàn toàn chính xác. Với việc quy định và
thực hiện nguyên tắc xét xử công khai ở cả cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm, ng-ời
công dân có điều kiện biết rõ về hoạt động xét xử. Mặt khác, khi biết đ-ợc kết
quả xét xử phúc thẩm, thấy đ-ợc sự đánh giá về tính đúng đắn hay không đúng
đắn của xét xử sơ thẩm, ng-ời dân mới thực hiện đ-ợc triệt để quyền giám sát
hoạt động xét xử của Tòa án các cấp. Trên cơ sở đó mới có thái độ chính xác

24
nhất về tính khách quan của hoạt động này trong việc bảo vệ các quyền và lợi
ích hợp pháp, chính đáng của công dân, lợi ích chung của xã hội, cộng đồng.
1.2. Cơ sở của nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng
dân sự
1.2.1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng
dân sự
Thứ nhất, xuất phát từ bản chất chế độ nhà n-ớc xã hội chủ nghĩa ở
n-ớc ta.
Nhà n-ớc ta là Nhà n-ớc của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, điều
này đã đ-ợc Hiến pháp 1992 trang trọng ghi nhận. Trong bộ máy nhà n-ớc, Tòa

án là cơ quan là cơ quan t- pháp, thực hiện chức năng xét xử của Nhà n-ớc.
Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế, chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ
của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà n-ớc, của tập thể, tài sản, nhân phẩm của
công dân. Để có thể đảm bảo giải quyết đúng đắn một vụ án dân sự, nguyên
tắc cơ bản của hoạt động xét xử là Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử.
Bản chất chế độ n-ớc ta là bảo đảm bảo vệ quyền lợi chính đáng của
công dân, tạo điều kiện cho mọi ng-ời đều có quyền phát huy trí tuệ, tài năng
của mình. Nhà n-ớc không cho phép bất cứ ai và hoạt động của các cơ quan nhà
n-ớc, tổ chức nào đ-ợc xâm phạm tới những quyền lợi đó. Việc xét xử của
Tòa án cũng không nằm trong ngoại lệ, bằng hoạt động xét xử Tòa án phải
bảo vệ đ-ợc quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Nguyên tắc hai cấp xét xử
chính là cơ chế bảo vệ quyền, lợi ích của các chủ thể đã đ-ợc pháp luật ghi nhận.
Thứ hai, xuất phát từ bản chất của hoạt động t- pháp mà Tòa án thực hiện.
Hoạt động t- pháp của Tòa án là hoạt động bảo vệ pháp luật, bảo vệ
công lý. Trong tiếng Anh, t- pháp đ-ợc gọi là "justice", nó vừa có nghĩa là t-
pháp, vừa có nghĩa là công lý. Nói đến t- pháp là nói đến công lý, là việc phân
xử và phán xét các tranh chấp trong nhân dân hợp với pháp luật và công lý.

25
Chính vì Tòa án là một cơ quan thực hiện hoạt động T- pháp - hoạt động nhân
danh công lý thì những phán quyết của Tòa án phải giải quyết đúng đắn vụ án.
Tuy vậy, không phải bao giờ, việc xét xử của Tòa án một lần đã đúng, đã đảm
bảo giải quyết đúng đắn vụ án, nó cần phải đ-ợc xem xét, kiểm tra lại ở một
Tòa án cấp trên. Xét xử hai cấp cũng chính là hoạt động kiểm tra, giám sát
hoạt động xét xử của Tòa án cấp d-ới, nhằm đảm bảo tính khách quan nhất
cho một phán quyết nhân danh công lý của Tòa án. Bản án, quyết định của
Tòa án là một văn bản kết thúc quá trình xét xử một vụ án dân sự, phản ánh
trình độ, năng lực của ng-ời Thẩm phán cũng nh- thái độ công tâm của họ
tr-ớc nhiệm vụ đ-ợc Nhà n-ớc giao phó. Với t- cách là một quyết định đem
lại cho các đ-ơng sự một hậu quả pháp lý, nếu bản án đúng đắn sẽ bảo vệ

đ-ợc quyền và lợi ích hợp pháp của đ-ơng sự.
Thứ ba, xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
đ-ơng sự.
Với bản chất là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc trong xã
hội và đảm bảo thực hiện bằng sự c-ỡng chế Nhà n-ớc. Pháp luật là khuôn
khổ pháp lý bắt buộc mọi ng-ời phải tuân theo trong trật tự xã hội. Pháp luật
n-ớc ta là pháp luật của Nhà n-ớc xã hội chủ nghĩa, chính vì vậy nó là pháp
luật của nhân dân, để bảo vệ mọi công dân trong xã hội. Nguyên tắc hai cấp
xét xử trong TTDS dựa trên thực tế giải quyết các vụ việc của Tòa án. Đảm
bảo cho việc giải quyết các vụ án đ-ợc đúng đắn, mọi phán quyết của Tòa án
tr-ớc khi có hiệu lực phải đ-ợc xem xét một cách thận trọng bởi những ng-ời
có trình độ. Một phiên tòa xét xử VADS đ-ợc phát sinh bởi yêu cầu của đ-ơng
sự, thông qua đơn khởi kiện và các hồ sơ pháp lý chứng minh cho vụ việc bị
tranh chấp. Do vậy, Tòa án có thể là cơ quan đầu tiên nh-ng cũng là cơ quan
cuối cùng giải quyết các tranh chấp VADS, vì tr-ớc khi đến Tòa án, các đ-ơng
sự có thể đã trải qua sự giải quyết của các tổ chức, cơ quan nhà n-ớc khác.
Song những kết quả của những tổ chức, cơ quan này, và chính sự thỏa thuận

26
của họ không thỏa mãn đ-ợc yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp. Và Tòa
án là cơ quan đ-ợc nguyên đơn chọn là cơ quan phân định công lý và lẽ phải.
Thế nh-ng, Tòa án khi xét xử cũng không phải bao giờ xét xử một lần cũng
đúng, một lần cũng đã làm thỏa mãn các đ-ơng sự. Vì vậy phải có hai cấp xét
xử. Nguyên tắc hai cấp xét xử để đảm bảo cho đ-ơng sự bảo vệ đ-ợc quyền,
lợi ích hợp pháp của họ tr-ớc Tòa án.
Thứ t-, xuất phát từ yêu cầu của hoạt động xét xử
Theo nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, ngoài quyền kháng
cáo của đ-ơng sự trong TTDS, thì Viện kiểm sát còn có quyền kháng nghị bản
án. Bởi lẽ, dù các đ-ơng sự không kháng cáo, nh-ng nếu việc xét xử sai thì
cần phải sửa lại bản án để đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, để bảo vệ

quyền, lợi ích hợp pháp của đ-ơng sự và lợi ích của Nhà n-ớc.
Việc xét xử vụ án qua hai cấp phải đảm bảo điều kiện là vụ án ch-a có
hiệu lực, bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật định. Việc xét xử qua
hai cấp: cấp thứ nhất là cấp sơ thẩm và cấp thứ hai là cấp phúc thẩm do Tòa án
cấp trên của Tòa án sơ thẩm thực hiện. Với cấp sơ thẩm, thời hạn để bản án có
hiệu lực pháp luật là trong thời hạn pháp luật quy định không có kháng cáo,
kháng nghị. Còn ở cấp phúc thẩm, bản án, quyết định là chung thẩm và có hiệu
lực pháp luật ngay. Dù là hai cấp xét xử, cấp sơ thẩm thực hiện chức năng là cấp
xét xử thứ nhất có vai trò quyết định trong việc chấm dứt giải quyết các tranh
chấp. Tòa án cấp phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai đảm bảo cho việc giải quyết
vụ án luôn đúng đắn. Mục đích của xét xử hai cấp là nhằm h-ớng tới đảm bảo
sự thật khách quan của vụ án và các quyền, lợi ích của đ-ơng sự đ-ợc bảo vệ.
1.2.2. Cơ sở thực tiễn của nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng
dân sự
Thứ nhất, xuất phát chức năng, nhiệm vụ của Tòa án.
Tòa án nhân dân là cơ quan bảo vệ pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ
xét xử các vụ án và giải quyết các việc khác để bảo vệ lợi ích của Nhà n-ớc,

27
bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Nguyên tắc
hai cấp xét xử là cơ sở thực hiện đúng đ-ợc chức năng, nhiệm vụ xét xử của
TAND. Khi các bên tranh chấp, khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết, từ đó,
phát sinh VADS tại Tòa án. Vụ án dân sự đ-ợc giải quyết lần đầu tại phiên tòa
sơ thẩm, đây là cấp xét xử đầu tiên. Sau khi xét xử sơ thẩm, bản án, quyết định
của TAND có thể không đúng, không làm hài lòng các đ-ơng sự, Viện kiểm
sát dẫn đến kháng cáo hoặc kháng nghị của ng-ời có thẩm quyền. Để thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của mình thì Tòa án phải xét xử lần hai tại cấp phúc thẩm.
Phúc thẩm là một cấp xét xử để thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử.
Tuy vậy, việc xét xử phúc thẩm chỉ đặt ra khi đ-ơng sự, ng-ời đại diện của
đ-ơng sự hoặc Viện kiểm sát không đồng ý với bản án, quyết định sơ thẩm

kháng cáo hoặc kháng nghị đối với bản án, quyết định ch-a có hiệu lực pháp
luật yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét lại vụ án. Quyền kháng cáo của
đ-ơng sự, quyền kháng nghị của Viện kiểm sát thể hiện thái độ không chấp
nhận phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm, là cơ sở để xét xử phúc thẩm. Do đó,
dù bản án, quyết định dân sự sơ thẩm đ-ợc coi là không đúng, nh-ng nếu
không có kháng cáo, kháng nghị thì Tòa án cấp trên cũng không tự mình xét
xử lại vụ án mà Tòa án cấp d-ới đã xử theo thủ tục phúc thẩm.
Thứ hai, xuất phát từ thực tiễn thi hành pháp luật.
Sự hình thành và phát triển "nguyên tắc hai cấp xét xử" cùng với các
nguyên tắc khác trong TTDS gắn liền với sự hình thành và phát triển của các
t- t-ởng dân chủ và tiến bộ trong lịch sử xã hội loài ng-ời. Để đảm bảo dân
chủ và công bằng, bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,
đồng thời tạo sự thống nhất ở mức độ nhất định trong nhận thức và áp dụng pháp
luật giữa các Thẩm phán, các cấp Tòa án với nhau, thì việc thực hiện nguyên tắc
hai cấp xét xử là cần thiết. Việc xét xử lại VADS của Tòa án cấp phúc thẩm
trong tr-ờng hợp bản án, quyết định sơ thẩm dân sự của Tòa án cấp d-ới ch-a
có hiệu lực pháp luật khi có yêu cầu (kháng cáo) của đ-ơng sự, hoặc yêu cầu

28
(kháng nghị) của Viện kiểm sát bảo đảm đ-ợc việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của các cá nhân, tổ chức và lợi ích của Nhà n-ớc tr-ớc Tòa án.
Nguyên tắc hai cấp xét xử không đ-ợc quy định là một nguyên tắc
trong pháp luật n-ớc ta trong một thời gian dài, nh-ng nó lại đ-ợc ghi nhận và
thực hiện cụ thể trong hoạt động của Tòa án và các văn bản pháp luật. Trong
Sắc lệnh 51/SL ngày 17/4/1946 của Nhà n-ớc Việt Nam dân chủ cộng hòa
quy định về sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án nh- sau: "Tòa án
đệ nhị cấp có thẩm quyền phúc thẩm đối với các bản án, quyết định của Tòa
án cấp sơ thẩm. Tòa án th-ợng thẩm có quyền chung thẩm các bản án, quyết
định sơ thẩm của Tòa án đệ nhị cấp" [4].
Năm 1955, nguyên tắc hai cấp xét xử đ-ợc chính thức ghi nhận đầu

tiên tại Thông t- số 1459/HCTP của Bộ T- pháp ngày 19/81955: "Nguyên tắc
hai cấp xét xử là một trong những nguyên tắc tố tụng của nhân dân cần phải
đ-ợc đảm bảo". Và đến năm 1960 nguyên tắc hai cấp xét xử đ-ợc ghi nhận
chính thức trong Luật tổ chức TAND năm 1960: Theo Điều 9 Luật tổ chức
TAND 1960 quy định "Tòa án nhân nhân thực hành hai cấp xét xử". Đồng thời,
cũng tại Điều 9, tính chất của nguyên tắc hai cấp xét xử đ-ợc quy định cụ thể:
1. Đ-ơng sự có quyền chống bản án của Tòa án nhân dân xử
sơ thẩm lên Tòa án nhân dân một cấp, Viện kiểm sát nhân dân cùng
cấp và trên một cấp có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ
thẩm của Tòa án nhân dân.
2. Nếu đ-ơng sự không chống án hoặc Viện kiểm sát không
kháng nghị trong thời hạn do pháp luật quy định thì bản án hoặc
quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân địa ph-ơng sẽ có hiệu lực
pháp luật.
3.Bản án và quyết định phúc thẩm của các Tòa án nhân dân,
bản án và quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tối cao đều là
chung thẩm và có hiệu lực pháp luật [47].

×