Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong Tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.88 KB, 9 trang )

Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong Tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện.
Mục lục.
A.
A.LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................................1
B.NỘI DUNG..............................................................................................................2
I.Cơ sở pháp lí của nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTDS ở Việt Nam.................2
2.Phương hướng hoàn thiện.................................................................................6
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................8
A. LỜI NÓI ĐẦU.
Theo cách hiểu chung nhất, các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng dân sự (LTTDS)
là những nguyên lí, tư tưởng chủ đạo cho việc xây dựng và thi hành pháp luật TTDS, chúng
được thực hiện thông qua các quy phạm pháp luật và mang tính phổ biến, bắt buộc chung
đối với toàn xã hội. Về mặt kĩ thuật lập pháp, thông thường những nguyên tắc cơ bản của
Luật TTDS được ghi nhận trong từng điều luật riêng biệt. Hiện nay hoạt động tố tụng dân sự
được bảo đảm thực hiện bởi rất nhiều nguyên tắc trong đó nguyên tắc thực hiện chế độ hai
cấp xét xử là một nguyên tắc có ý nghĩa rất quan trọng, vừa đảm bảo cho Tòa án xét xử đúng
đắn, vừa đảm bảo cho đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Nhận thức
được ý nghĩa, tầm quan trọng của nguyên tắc này đối với hoạt động tố tụng nói chung và đối
Đào Thị Bích – HC33D004. 1
Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong Tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện.
với hoạt động tố tụng dân sự nói riêng, em đã lựa chọn đề tài “Nguyên tắc thực hiện chế độ
hai cấp xét xử trong Tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện”. Theo đó bài tiểu luận tập
trung vào phân tích làm rõ các nội dung sau:
I. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc hai cấp xét xử trong luật TTDS ở Việt Nam.
II. Nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong Luật
TTDS năm 2004.
III. Thực tiễn thực hiện của nguyên tắc hai cấp xét xử và phương hướng hoàn thiện.
B. NỘI DUNG.
I.Cơ sở pháp lí của nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTDS ở Việt Nam.
Trước năm 2004, mặc dù không được quy định là một nguyên tắc cơ bản nhưng trong
các quy định của pháp luật tố tụng dân sự ở nước ta đã thể hiện được nội dung của nguyên


tắc này. Đến khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được ban hành thì hai cấp xét xử mới
chính thức được quy định là một trong những nguyên tắc cơ bản (tại Điều 17 BLTTDS). Cơ
sở pháp lí của nguyên tắc này thể hiện qua nội dung:
Một là, với quan niệm rằng thẩm phán mặc dù được đào tạo chuyên môn về luật pháp,
có kinh nghiệm xét xử và được sự bổ trợ những kinh nghiệm thực tế cuộc sống của hội thẩm
hay phụ thẩm khi xét xử nhưng dù sao vẫn là những con người bình thường, tức là cũng có
thể mắc những sai lầm do trình độ, nhận thức hoặc cảm tính cá nhân. Để khắc phục những
sai sót có thể xảy ra đó, pháp luật tạo điều kiện cho các đương sự sau khi xét xử lần đầu (sơ
thẩm) có cơ hội yêu cầu tòa áp cấp trên xem xét lại một lần nữa (phúc thẩm). Toà án cấp
trên với hội đồng xét xử có số lượng thẩm phán nhiều hơn, có kinh nghiệm hơn sẽ là đảm
bảo tốt hơn cho vụ án được giải quyết công bằng, khách quan.
Hai là, nguyên tắc bản án, quyết định có thể bị xem xét lại còn có tác dụng nâng cao
tinh thần trách nhiệm của các thẩm phán sơ thẩm. Thực vậy, với khả năng các phán quyết
của mình có thể sẽ bị phúc thẩm để xem xét lại sẽ làm cho họ cảnh giác hơn, thận trọng hơn.
Mặt khác, nếu thẩm phán bị phát hiện có nhiều sai lầm trong nghiệp vụ sẽ là một dấu ấn
không tốt cho việc thăng tiến trong tương lai hoặc tái bổ nhiệm.
Theo các qui định của pháp luật Việt Nam, có thể định nghĩa nguyên tắc hai cấp xét xử
trong tố tụng dân sự là tư tưởng chủ đạo mang tính chi phối, định hướng cho mọi hoạt động
và hành vi TTDS, có tính bắt buộc chung, thể hiện quan điểm có tính định hướng của Nhà
nước trong việc tổ chức tố tụng các vụ án dân sự, được quy định trong pháp luật tố tụng dân
sự, trong đó xác định một số vụ án được xét xử lần đầu ở cấp sơ thẩm (cấp xét xử thứ nhất),
có thể được xét xử lại một lần nữa ở cấp phúc thẩm (cấp xét xử thứ hai), nếu có kháng cáo
kháng nghị theo quy định của pháp luật dân sự, nhằm giải quyết kịp thời, đúng đắn vụ án
dân sự, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trước Tòa án.
Đào Thị Bích – HC33D004. 2
Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong Tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện.
Việc quy định nguyên tắc hai cấp xét xử không có nghĩa là nguyên tắc này bắt buộc
phải thực hiện trong mọi vụ án. Bởi lẽ như vậy dễ làm nảy sinh quan điểm cho rằng phiên
toà xét xử sơ thẩm chỉ là phiên toà trù bị của phiên toà sẽ bị xét xử ở cấp phúc thẩm. Điều
này có thể dẫn tới tình trạng thiếu trách nhiệm của người xét xử ở cấp sơ thẩm ( cấp xét xử

thứ nhất) vì cho rằng đằng nào bản án, quyết định của Hội Đồng xét xử cấp cao hơn xét xử
lại.
Do đó việc xét xử ở cấp phúc thẩm sẽ không là bắt buộc đối với vụ án đã xét xử ở cấp sơ
thẩm nếu bản án, quyết định của hội đồng xét xử sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị.
Đối với bản án, quyết định không có kháng cáo, kháng nghị thì khi hết thời hạn kháng cáo,
kháng nghị bản án sẽ có hiệu lực pháp luật và được thi hành.
III.Nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc hai cấp xét xử trong Luật TTDS năm 2004.
1. Nội dung của nguyên tắc hai cấp xét xử:
Việc Tòa án xét xử theo hai cấp có ý nghĩa quan trọng, vừa bảo đảm cho Tòa án xét xử
đúng vụ án dân sự vừa bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của họ
trước Tòa án. Vì thế, thực hiện chế độ xét xử theo hai cấp được pháp luật quy định là một
nguyên tắc của luật TTDS. Theo đó, Điều 17 BLTTDS năm 2004 quy định như sau: “1. Toà
án thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án có thể bị kháng
cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng
cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu
lực pháp luật; đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải
được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật. 2. Bản án,
quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có
tình tiết mới thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định
của Bộ luật này”.
Theo đó, nguyên tắc hai cấp xét xử không những được quy định tại Điều 17 LTTDS
mà còn được quy định tại các Điều 245, 247, 252 BLTTDS với những nội dung cơ bản như
sau:
Thứ nhất, các bản án, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ hay tạm
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của tòa án sơ thẩm khi ban hành sẽ chưa có hiệu lực pháp
luật ngay mà được trù liệu một thời hạn nhất định cho các đương sự kháng cáo, viện kiểm
sát kháng nghị. Hết thời hạn đó mà các chủ thể không kháng cáo, kháng nghị thì bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật, còn nếu bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị thì sẽ
phải được xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm.
Thứ hai, bản án, quyết định của tòa án cấp phúc thẩm không thể bị kháng cáo, kháng

nghị mà có hiệu lực pháp luật ngay. Nhằm bảo đảm cho tính nhanh chóng của tố tụng cũng
như tránh tình trạng lạm dụng quyền yêu cầu xét lại của đương sự để kéo dài vụ án, pháp
luật quy định chỉ cho phép đương sự kháng cáo, viện kiểm sát kháng nghị một lần mà thôi.
Đào Thị Bích – HC33D004. 3
Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong Tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện.
Thứ ba, nội dung (phạm vi) phúc thẩm là chỉ xét lại những nội dung do đương sự
kháng cáo và bị giới hạn bởi phạm vi mà bản án sơ thẩm đã giải quyết. Nói cách khác, Toà
phúc thẩm chỉ xét xử trong phạm vi những nội dung mà tòa sơ thẩm đã xét xử và chỉ những
phần đương sự kháng cáo. Toà phúc thẩm không thể giải quyết những yêu cầu mới vì nếu
như vậy sẽ vừa xét xử sơ thẩm vừa xét xử phúc thẩm ngay nên sẽ vi phạm nguyên tắc hai
cấp xét xử. Tuy nhiên việc đề xuất các chứng cứ mới trước tòa phúc thẩm để biện giải cho
các yêu cầu của mình là quyền của đương sự và nó hoàn toàn khác với các yêu cầu mới.
Thứ tư, những bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật phải được mọi chủ
thể tuyệt đối chấp hành. Những bản án quyết định có hiệu lực pháp luật không thể bị thay
đổi hay bãi bỏ. Giám đốc thẩm và tái thẩm không phải là một cấp xét xử mà chỉ là một thủ
tục đặc biệt để xem xét lại những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trong những
trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nước
ta, các đương sự không có quyền kháng cáo giám đốc thẩm hay tái thẩm mà chỉ những
người có thẩm quyền đứng đầu cơ quan tòa án hoặc viện kiểm sát mới có quyền kháng nghị
để yêu cầu xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục này.
Ngoài cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm, pháp luật còn quy định một thủ tục đặc biệt là
giám đốc thẩm và tái thẩm. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020 có nêu: “từng bước hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
theo hướng quy định chặt chẽ những căn cứ kháng nghị và quy định rõ trách nhiệm của
người ra kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.
Việc quy định thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong pháp luật tố tụng là nhằm bảo đảm
nguyên tắc pháp chế và nguyên tắc công bằng xã hội trong hoạt động xét xử, để cho tất cả
các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật tuyệt đối không được trái pháp
luật. Thông qua thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm Tòa án cấp trên có điều kiện thống kê, kiểm
tra các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhằm khắc phục, sửa chữa những sai

phạm và tổng kết kinh nghiệm để hướng dẫn cho việc xét xử được thống nhất. Ngoài ra,
giám đốc thẩm, tái thẩm cũng nhằm bảo đảm tính khách quan, công bằng và đúng pháp luật
trong xét xử.
Theo nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được
thực hiện sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có vi phạm pháp
luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án hoặc có những tình tiết mới phát hiện được có
thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không
biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó, chứ không phải là thủ tục nối tiếp của cấp sơ
thẩm và cấp phúc thẩm. Nó không phải là cấp xét xử thứ ba. Về nguyên tắc, sau khi vụ án đã
xét xử xong ở cấp phúc thẩm thì bản án có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, để những người
tham gia tố tụng thực hiện trọn vẹn các quyền của mình, pháp luật tố tụng quy định quyền
được khiếu nại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đề nghị Tòa án cấp trên xem
xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Điều đó khác với việc những người tham
Đào Thị Bích – HC33D004. 4
Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong Tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện.
gia tố tụng làm đơn kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án. Hai thuật ngữ
“xét xử lại” và “xét lại” tự nó đã trả lời cho sự khác nhau của hai thủ tục tố tụng.
2. Ý nghĩa của việc thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử:
Việc quy định một vụ án dân sự có thể được xét xử ở hai cấp là một đảm bảo pháp lý
cần thiết cho việc xét xử của Tòa án được chính xác và đúng đắn. Bởi lẽ, qua các cấp xét xử
khác nhau như vậy những vấn đề thuộc về nội dung vụ án sẽ một lần nữa được xem xét,
phân tích và đánh giá kỹ càng, đầy đủ hơn. Trên cơ sở đó, các phán quyết của Tòa án đưa ra
sẽ bảo đảm độ chính xác cao hơn. Việc quy định và thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử
trong tố tụng dân sự tạo cơ sở pháp lý quan trọng để các chủ thể có quyền và lợi ích pháp lý
liên quan thể hiện thái độ không đồng tình với việc xét xử của Tòa án bằng việc kháng cáo,
kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân
sự để vụ án được xét xử lại cấp phúc thẩm.
Việc quy định một vụ án dân sự có thể được xét xử ở hai cấp xét xử cũng như quy định
về việc sơ thẩm có thể bị sửa, bị hủy án, quyết định ở cấp phúc thẩm sẽ kịp thời sửa chữa
những sai lầm hoặc các vi phạm pháp luật mà cấp sơ thẩm đã mắc phải, góp phần nâng cao

trách nhiệm của Hội đồng xét xử sơ thẩm, giúp họ có thái độ thận trọng và trách nhiệm hơn
trước khi đưa ra những phán quyết của mình. Thông qua Hội đồng xét xử phúc thẩm, Tòa án
phúc thẩm kịp thời chỉ ra những sai lầm, thiếu sót mà Tòa án cấp sơ thẩm đã mắc phải, tự
mình sửa chữa hoặc đề nghị Tòa án sơ thẩm sửa chữa sai lầm của mình. Đây cũng chính là
một hình thức hướng dẫn áp dụng pháp luật có hiệu quả to lớn giữa Tòa án phúc thẩm với
Tòa án sơ thẩm nhờ đó mà chất lượng xét xử ngày càng được nâng cao.
Ngoài ra, việc quy định và thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự
góp phần rất nhiều vào việc bảo đảm công bằng xã hội, góp phần củng cố lòng tin của nhân
dân vào hoạt động xét xử của Tòa án, nâng cao uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng nói
chung và tòa án nói riêng.
III.Thực tiễn thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử và phương hướng hoàn thiện.
1.1.Cấp sơ thẩm hay còn gọi là cấp thứ nhất.
Cấp sơ thẩm tiến hành trình tự, thủ tục giải quyết vụ án lần thứ nhất. Tất cả các vụ án
nếu đưa ra xét xử đều phải được tiến hành ở cấp sơ thẩm. Đây là cấp xét xử không thể thiếu
và có ý nghĩa cực kì quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Lí luận và thực tiễn đều cho
thấy, nếu cấp sơ thẩm xét xử chính xác, nghiêm túc thì bản án, quyết định rất ít bị kháng
cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, từ đó vụ án sẽ không bị kéo dài. Hoặc giả sử bản
án bị kháng cáo hoặc kháng nghị cũng sẽ không mất nhiều công sức, thời gian và tiền của
của nhà nước cũng như người tham gia tố tụng.
Tuy nhiên, các quy định về xét xử cấp sơ thẩm đã làm xuất hiện một số người tiến
hành tố tụng cho rằng xét xử ở cấp sơ thẩm chỉ là phiên tòa trù bị và sẽ bị xét xử ở cấp phúc
thẩm, từ đó thiếu cương quyết, ỷ lại vào cấp phúc thẩm. Còn những người tham gia tố tụng
lại coi cấp sơ thẩm xét xử thế nào cũng được, nếu không đáp ứng được nguyện vọng thì sẽ
kháng cáo. Mặt khác, do dùng khái niệm sơ thẩm nên nhiều người cho rằng “ sơ” là sơ khai,
Đào Thị Bích – HC33D004. 5

×