1
MC LC
Trang
Danh mc cỏc ch vit tt
i
Danh mc cỏc thut ng ting Anh
ii
M U
1. Lý do la chn ti
4
2. Tỡnh hỡnh nghiờn cu cú liờn quan n ti
5
3. Mc ớch, nhim v nghiờn cu ca ti
6
4. Phm vi nghiờn cu ca ti
7
5. Phng phỏp nghiờn cu ca ti
7
6. í nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7
7. Kết cấu của luận văn
8
Ch-ơng I: Khái quát chung về quyền sở hữu công nghiệp và xác lập quyền
sở hữu công nghiệp
1.1. Khái quát chung về quyền sở hữu công nghiệp
9
1.1.1. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp
9
1.1.2. Đặc điểm quyền sở hữu công nghiệp
12
1.1.3. í nghĩa của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
15
1.1.4. Sơ l-ợc lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp và hoạt động xác lập quyền sở hữu công
nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam.
17
1.2. Khái quát chung về xác lập quyền sở hữu công nghiệp
23
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp
23
1.2.2. Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp
27
1.2.3. Cơ quan xác lập quyền sở hữu công nghiệp
28
1.2.4. Xu h-ớng phát triển của hệ thống xác lập quyền sở hữu công nghiệp
30
1.3. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo các điều -ớc quốc tế và theo quy
33
2
định pháp luật của một số n-ớc trên thế giới.
1.3.1. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo các điều -ớc quốc tế
33
1.3.1.1. Các Điều -ớc quốc tế Việt Nam đã tham gia
33
1.3.1.2. Các Điều -ớc quốc tế Việt Nam ch-a tham gia
43
1.3.2. Hệ thống xác lập quyền sở hữu công nghiệp của của một số n-ớc
trên thế giới
47
Ch-ơng II: Hệ thống xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của
pháp luật Việt Nam thực trạng và những vấn đề đặt ra
2.1. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo nguyên tắc tự động
51
2.1.1. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh
51
2.1.2. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý
53
2.1.3. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Tên th-ơng mại
55
2.1.4. Xác lập quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở
hữu công nghiệp
56
2.2. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo nguyên tắc đăng ký bảo hộ tại cơ
quan nhà n-ớc có thẩm quyền
57
2.2.1. Đối t-ợng sở hữu công nghiệp và các tiêu chuẩn bảo hộ
58
2.2.2. Quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp
61
2.2.3. Thực hiện quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp
64
2.2.4. Xác định ngày nộp đơn hợp lệ
65
2.2.5. Đơn và xét nghiệm đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
66
2.2.6. Cấp/từ chối cấp Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
73
2.2.7. Khiếu nại, phản đối liên quan đến cấp Văn bằng bảo hộ
74
Ch-ơng III: Thực trạng hoạt động xác lập quyền sở hữu công nghiệp ở Việt
Nam và ph-ơng h-ớng hoàn thiện
3.1. Thực trạng xác lập quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam
76
3.2. Mt s kin ngh nhm hon thin h thng phỏp lut Vit Nam v xỏc
lp quyn SHCN
83
3
3.2.1. Nhóm kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống xác lập quyền
sở hữu công nghiệp
83
3.2.2. Nhóm kiến nghị cụ thể về trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu công
nghiệp
88
KẾT LUẬN
93
DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT
94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
96
PHỤ LỤC
98
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS : Bộ luật Dân sự
ĐƯQT : Điều ước quốc tế
KDCN : Kiểu dáng công nghiệp
SHCN : Sở hữu công nghiệp
SHTT : Sở hữu trí tuệ
TGXX : Tên gọi xuất xứ
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ TIẾNG ANH
TT
Chữ viết tắt
Nguyên văn tiếng Anh
Nghĩa tếng Việt
1
AFTA
Asian Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN
2
ARIPO
African Regional Industrial
Property Organization
Tổ chức SHCN Khu vực
châu Phi
3
ASEAN
Association of South East
Asia Nations
Hiệp hội các nước
Đông Nam á
4
BTA
Bilingual Trade Agreement
Hiệp định Thương mại song
phương Việt Nam - Hoa Kỳ
5
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
6
OAPI
African Intellectual Property
Organization (Organisation
Africaine de la Propriéte
Intellectuelle)
Tổ chức SHTT châu Phi
7
PDO
Protection Designation of
Origin
Tên gọi xuất xứ được bảo hộ
8
PGI
Protection Geographical
Indication
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
9
PLT
Patent Law Treaty
Hiệp ước Luật Sáng chế
10
TLT
Trademark Law Treaty
Hiệp ước Luật Nhãn hiệu
hàng hoá
11
TRIPS
Trade related aspects of
Intellectual Property
Hiệp định về các khía cạnh
thương mại của quyền sở hữu
trí tuệ
12
WIPO
World Intellectual Property
Organization
Tổ chức SHTT thế giới
13
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại thế giới
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam từ 2001-2010 đã
vạch rõ một trong những mục tiêu cơ bản trong việc xây dựng và hoàn
thiện hệ thống phát luật Việt Nam là “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và bảo đảm thực hiện
những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA,
APEC, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, tiến tới gia nhập WTO…”.
Trong bối cảnh nhu cầu hội nhập đang trở thành một vấn đề mang
tính tất yếu khách quan, kinh tế tri thức chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong
nền kinh tế toàn cầu, vấn đề bảo hộ SHTT đã trở thành yếu tố không thể bỏ
qua và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của nó. SHTT được đề cập
đến trong tất cả mọi mặt của đời sống: kinh tế, thương mại, khoa học - công
nghệ, văn hoá - nghệ thuật…Vấn đề bảo hộ quyền SHTT xuất hiện trong
hầu hết các Hiệp định thương mại song phương, đa phương; nó được coi là
một trong những yếu tố nhằm khuyến khích, thúc đẩy đầu tư sáng tạo trí
tuệ, góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia.
Trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của quá trình hội
nhập quốc tế, bên cạnh việc tham gia các hoạt động về SHTT của các tổ
chức khu vực và quốc tế (như ASEAN, APEC…), Việt Nam đã đàm phán
ký kết với nước ngoài các Hiệp định có nội dung liên quan đến SHTT như:
Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (BTA), Hiệp định về hợp tác SHTT giữa
Việt Nam- Thuỵ Sĩ…đồng thời đã nỗ lực, gấp rút chuẩn bị các điều kiện
cần thiết trong đó có một nội dung trọng yếu là hoàn thiện hệ thống pháp
luật về SHTT và cơ chế bảo hộ SHTT để gia nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO).
Để trở thành thành viên của WTO, một nhiệm vụ rất quan trọng của
Việt Nam là phải đáp ứng đầy đủ và hiệu quả các yêu cầu quy định trong
2
Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
(TRIPS). Ngoài ra, Việt Nam cũng cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật
SHTT của mình để phù hợp với các Hiệp định, Hiệp ước song phương và
đa phương mà Việt Nam sẽ tham gia trong thời gian tới.
Vào thời điểm nộp đơn gia nhập WTO (1995), hệ thống pháp luật
SHTT của Việt Nam bị đánh giá là còn nhiều điểm “chưa phù hợp và thiếu
hụt lớn so với TRIPS” và “chưa phải là một hệ thống đầy đủ và hiệu quả”
[2]. Để cải thiện tình hình này và cũng nhằm bảo đảm thi hành các nghĩa vụ
quốc tế, Việt Nam đã xây dựng một Chương trình hành động về SHTT khá
cụ thể và nhất quán nhằm hoàn thiện cơ chế bảo hộ SHTT. Với những nỗ
lực to lớn trong việc thực hiện Chương trình hành động về SHTT, cho tới
nay có thể nói rằng về cơ bản các mục tiêu quan trọng nhất đã đạt được làm
cho hệ thống pháp luật SHTT của Việt Nam có những bước tiến đáng kể.
Một trong những kết quả đáng nói nhất là Luật SHTT đã được Quốc hội
khoá IX thông qua ngày 19/11/2005 tại kỳ họp thứ 8 và sẽ có hiệu lực ngày
1/7/2006.
Trong cơ chế bảo hộ quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói
riêng việc xác lập quyền là điều kiện tiên quyết. Để được Nhà nước bảo hộ,
trước hết quyền phải được thừa nhận. Quyền SHCN có thể được xác lập
một cách tự động hoặc trên cơ sở đăng ký bảo hộ tại cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền theo trình tự, thủ tục luật định. Là một nội dung thuộc cơ chế
bảo hộ SHTT, vấn đề xác lập quyền SHCN của Việt Nam hiện nay cũng
đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện theo hướng hài hoà hoá với
các yêu cầu của TRIPS và các Hiệp định, Hiệp ước, Công ước quốc tế khác
mà Việt Nam đã hoặc đang dự định ký kết, tham gia.
Là một học viên chuyên ngành Luật Dân sự, hiện đang công tác tại
Cục SHTT - cơ quan có chức năng xác lập quyền SHCN, học viên lựa chọn
đề tài “Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật
3
Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn của mình với mong muốn
tìm hiểu, đánh giá về cơ chế, hệ thống xác lập quyền SHCN trên cơ sở phân
tích các quy định của pháp luật về SHTT quốc tế trong tương quan so sánh
với pháp luật Việt Nam, từ đó nêu và phân tích những bất cập, hạn chế
trong quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này và đưa ra những định
hướng, đề xuất nhằm hoàn thiện cơ chế, hệ thống xác lập quyền SHCN.
2. Tình hình nghiên cứu
Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của vấn đề, cho đến nay, có thể nói
đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả trong và
ngoài nước khai thác về các vấn đề liên quan đến SHCN và xác lập quyền
SHCN dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau; nhiều hội thảo, lớp tập
huấn quy mô quốc gia và quốc tế về cơ chế, hệ thống xác lập quyền SHCN
đã được tổ chức và thực hiện.
Các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo có thể kể đến những
công trình sau: Những vấn đề lý luận và thực tiễn hoàn thiện khung pháp
luật Việt Nam về bảo hộ SHTT trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực
(đề tài nghiên cứu khoa học QG 01.10 do Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà
Nội thực hiện); cuốn Bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - Những vấn
đề lý luận và thực tiễn do Viện Khoa học Pháp lý - Bộ tư pháp ấn hành Nxb
Tư pháp, 2004; cuốn Các yếu tố của quyền sở hữu trí tuệ của TS. Phùng
Trung Tập, Nxb Tư pháp, 2004; Luận văn cao học Quyền ưu tiến đối với
việc đăng ký SHCN tại Việt Nam của Thạc sỹ Lê Mai Thanh Khoa Luật -
Đaị học Quốc gia Hà Nội, 1999; Ngoài ra còn có các đề án nghiên cứu cấp
Nhà nước, cấp Bộ về xác lập quyền SHCN do Cục SHTT chủ trì thực
hiện…
Các chuyên đề, bài viết có thể kể đến các bài viết của TS. Nguyễn Thị
Quế Anh: Bảo hộ tên thương mại ở Việt Nam và một số kiến nghị hoàn
thiện pháp luật về bảo hộ tên thương mại, Tạp chí Khoa học - Đại học
4
Quốc gia Hà Nội, số 4/2002; Một số vấn đề về bảo hộ bí mật kinh doanh và
hoàn thiện pháp luật bảo hộ bí mật kinh doanh ở Việt Nam, Tạp chí Khoa
học - Đại học Quốc gia Hà Nội, số 3/2004; bài viết Một số vấn đề về nhãn
hiệu nổi tiếng của tác giả Nguyễn Như Quỳnh, Tạp chí Luật học, số
2/2001…
Các tài liệu nước ngoài khá nhiều, nổi bật như: cuốn Cẩm nang sở
hữu trí tuệ: chính sách, pháp luật và áp dụng (IP Law handbook: policy,
law and use) Nxb WIPO, 2000 (Bản dịch tiếng Việt của Cục Sở hữu trí tuệ,
2005); cuốn Sở hữu trí tuệ – một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế
(Intellectual property- a power tool for economic growth) của Kamil Idis,
Nxb WIPO, 1999 (Bản dịch tiếng Việt của Cục Sở hữu trí tuệ, 2005).
Ngoài ra, còn có các dự án quốc tế nghiên cứu về hệ thống xác lập quyền
của các nước trong các khu vực: ASEAN, APEC, EU.
Tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào đi sâu
phân tích về hệ thống xác lập quyền SHCN theo quy định của pháp luật
Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu đề tài Xác lập quyền SHCN theo quy
định của pháp luật Việt Nam không bị trùng lặp với các công trình đã công
bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về SHCN và hệ
thống xác lập quyền SHCN cùng với việc phân tích luật thực định và thực
trạng của hoạt động xác lập quyền SHCN ở Việt Nam, tác giả đưa ra những
đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế và hệ thống xác lập quyền
SHCN ở Việt Nam từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động xác lập quyền.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về SHCN và xác lập quyền SHCN;
5
- Tìm hiểu các nguyên tắc và hệ thống xác lập quyền SHCN theo quy
định tại các Điều ước quốc tế và quy định pháp luật của một số nước trên
thế giới;
- Phân tích hệ thống xác lập quyền SHCN theo quy định của pháp
luật Việt Nam từ đó đặt ra những vấn đề, nội dung bất cập cần được khắc
phục, sửa đổi, bổ sung;
- Đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định pháp
luật Việt Nam về xác lập quyền SHCN.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của một luận văn thạc sỹ, tác giả tập trung nghiên cứu
những vấn đề lý luận liên quan đến hệ thống xác lập quyền SHCN và pháp
luật thực định của Việt Nam, của một số nước trên thế giới cũng như quy
định của các Điều ước quốc tế về xác lập quyền SHCN cùng với việc đánh
giá thực trạng xác lập quyền SHCN ở Việt Nam từ đó đưa ra những lập
luận nhằm hoàn thiện vấn đề nghiên cứu.
5. Những cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Những cơ sở lý luận của luận văn là các thành tựu của các chuyên
ngành khoa học pháp lý như: lịch sử pháp luật, lý luận về pháp luật, xã hội
học pháp luật, luật dân sự, tố tụng dân sự và triết học trong các công trình
nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài đăng trên tạp chí của các nhà khoa
học – luật gia Việt Nam và nước ngoài. Ngoài ra, để góp phần phân tích
khoa học nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về SHCN và
xác lập quyền SHCN, trong quá trình viết luận văn, tác giả còn sử dụng hệ
thống văn bản pháp luật của Nhà nước cũng như những văn bản hướng dẫn,
cụ thể hoá của các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này.
Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành để
tiếp cận, làm sáng tỏ về mặt khoa học các vấn đề nghiên cứu tương ứng với
cơ sở phương pháp luật là triết học Mác – Lênin (đi từ những nội dung có
6
tính lý luận vế những vấn đề thực tiễn). Các phương pháp nghiên cứu được
sử dụng bao gồm: phân tích, hệ thống hoá, so sánh, thống kê, tổng hợp…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về xác lập quyền SHCN;
- Làm rõ tiến trình phát triển của pháp luật về bảo hộ quyền SHCN và
xác lập quyền SHCN trên thế giới và ở Việt Nam qua đó làm sáng tỏ tính
kế thừa và phát triển của các quy định pháp luật về vấn đề này;
- Phân tích, đánh giá về hệ thống xác lập quyền SHCN theo quy định
của các Điều ước quốc tế và của một số nước trên thế giới;
- Đưa ra một bức tranh toàn cảnh về thực trạng hoạt động xác lập
quyền SHCN theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, chỉ ra
những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của vấn đề đồng thời đánh giá, so
sánh các quy định mới trong Luật SHTT về các vấn đề liên quan đến xác
lập quyền SHCN;
- Đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động xác lập quyền SHCN và những kiến nghị đề xuất cụ thể về trình tự,
thủ tục xác lập quyền SHCN .
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục văn bản pháp luật, danh mục
tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát chung về quyền sở hữu công nghiệp và xác lập
quyền sở hữu công nghiệp.
Chương II: Hệ thống xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy định
của pháp luật Việt Nam - thực trạng và những vấn đề đặt ra.
Chương III: Thực trạng hoạt động xác lập quyền sở hữu công nghiệp
ở Việt Nam và phương hướng hoàn thiện.
7
8
Chương I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
VÀ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp
Khái niệm quyền SHCN là một bộ phận cấu thành của một khái niệm
có nội hàm rộng hơn, đó là quyền SHTT. Do vậy, trước khi đi vào nghiên
cứu nội dung khái niệm quyền SHCN, cần phải hiểu quyền SHTT là gì.
SHTT có thể được hiểu một cách chung nhất là những kết quả sáng
tạo trí tuệ mang tính vô hình nhưng lại có ý nghĩa rất lớn khi được ứng
dụng vào các sản phẩm hữu hình; đó là những sản phẩm của quá trình sáng
tạo khoa học - công nghệ, văn học, nghệ thuật, khoa học Thuật ngữ
SHTT được hình thành và được đề cập đến cùng với quá trình áp dụng trí
tưởng tượng và tri thức của con người để đổi mới và sáng tạo. Ngày nay,
thuật ngữ này đang được sử dụng ngày càng rộng rãi trong đời sống xã hội.
Công ước thành lập WIPO tại Stockholm ngày 14.7.1967 đã đưa ra hệ
thống các đối tượng thuộc phạm trù SHTT được chấp nhận trên toàn thế
giới, bao gồm:
i) Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học
ii) Cuộc biểu diễn của nghệ sỹ biểu diễn, bản ghi âm và cuộc phát
sóng
iii) Sáng chế thuộc mọi lĩnh vực nỗ lực của con người
iv) Phát minh khoa học
v) Kiểu dáng công nghiệp
vi) Nhãn hiệu, tên và chỉ dẫn thương mại
vii) Bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh
viii) Tất cả các quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong lĩnh
vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật.
9
Các lĩnh vực nêu tại điểm (i) và (ii) thuộc nhánh Quyền tác giả, trong
đó các lĩnh vực thuộc điểm (ii) được gọi là quyền liên quan (quyền kề
cận) và các lĩnh vực nêu tại các điểm từ (iii) đến (vii) thuộc nhánh
Quyền sở hữu công nghiệp.
Như vậy, một cách truyền thống, quyền SHTT được hiểu là bao gồm
hai nội dung, đó là "quyền tác giả" và "quyền sở hữu công nghiệp".
Quyền tác giả đề cập đến quyền của người sáng tạo trí tuệ trong lĩnh
vực văn học -nghệ thuật, khoa học. Những sáng tạo được bảo hộ quyền tác
giả là những sáng tạo trong việc lựa chọn và sắp xếp từ ngữ, nốt nhạc, màu
sắc và hình khối. Luật về quyền tác giả bảo hộ chủ sở hữu quyền đối với
những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học nhằm chống lại việc sao
chép, sử dụng hình thức của tác phẩm nguyên gốc đã được bảo hộ. Các đối
tượng có thể được bảo hộ quyền tác giả là các tác phẩm văn học, nghệ
thuật, âm nhạc, tạo hình, phát thanh, truyền hình, hệ thống lưu trữ và truy
cập thông tin trong máy tính Tuy nhiên, luật về quyền tác giả chỉ bảo hộ
hình thức thể hiện ý tưởng chứ không bảo hộ nội dung các ý tưởng đó.
Quyền SHCN đề cập đến quyền của người sáng tạo trí tuệ liên quan đến
các đối tượng thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và thương mại, bao gồm:
sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn thương
mại (tên thương mại, chỉ dẫn địa lý) và quyền chống cạnh tranh không lành
mạnh.
Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng SHTT nói chung và SHCN nói riêng
là vấn đề chịu ảnh hưởng lớn của sự vận động, phát triển của khoa học,
công nghệ và đời sống xã hội. Các điều ước quốc tế được ký kết từ năm
1967 trở lại đây, trong đó đáng chú ý là Hiệp định TRIPS đã đưa ra và làm
rõ thêm những loại hình mới của SHTT như: chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí
mạch tích hợp, thông tin bí mật, chương trình máy tính, bộ sưu tập dữ
liệu…Xu hướng này cho thấy tính năng động của SHTT trong việc thích
10
ứng với sự phát triển công nghệ và văn hoá, nói cách khác, nội hàm của
khái niệm quyền SHCN vẫn đang ngày càng được mở rộng bao trùm các
đối tượng mới của đời sống xã hội.
Đối tượng quyền SHCN có thể được phân thành hai nhóm theo tính chất
riêng của chúng:
Nhóm các thành quả sáng tạo khoa học - công nghệ: bao gồm sáng
chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thông tin bí mật, thiết kế bố
trí mạch tích hợp.
Nhóm các dấu hiệu đặc trưng dùng để phân biệt: bao gồm nhãn hiệu,
chỉ dẫn địa lý, tên thương mại. Những đối tượng này hàm chứa yếu tố sáng
tạo trí tuệ không đáng kể, không nổi trội nhưng vẫn được coi là đối tượng
SHTT vì chúng chứa đựng những dấu hiệu có khả năng truyền tin tới người
tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ đang lưu thông trên thị trường. Việc bảo hộ
các dấu hiệu mang tính đặc trưng này nhằm khuyến khích cạnh tranh lành
mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quyền SHCN được thừa nhận nhằm bảo hộ các thành quả sáng tạo trí
tuệ của con người. Với sự ghi nhận bảo hộ bởi cưỡng chế nhà nước, quyền
SHCN trở thành một loại quyền tài sản có giá trị lớn đối với chủ sở hữu. Để
bảo hộ quyền SHCN, mỗi quốc gia có một hệ thống bảo hộ riêng phù hợp với
các đặc điểm về kinh tế, chính trị và xã hội của mình.
Dưới giác độ pháp lý, thuật ngữ “quyền SHCN” được hiểu theo hai
nghĩa:
Theo nghĩa khách quan, quyền SHCN là một chế định pháp luật bao
gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình tạo dựng, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các đối
tượng SHCN được Nhà nước bảo hộ.
Theo nghĩa chủ quan, quyền SHCN là các quyền dân sự cụ thể của
các chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các đối tượng
11
SHCN.
Theo quy định của BLDS năm 1995, quyền SHCN được hiểu là
“quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với sáng chế, giải pháp hữu ích,
kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, quyền sử dụng đối với tên gọi
xuất xứ hàng hoá và quyền sở hữu đối với các đối tượng khác do pháp luật
quy định”. “Các đối tượng khác” này đã được cụ thể hoá trong các Nghị
định hướng dẫn thi hành BLDS (Nghị định 54/2000/NĐ-CP và
42/2003/NĐ-CP), bao gồm: chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương
mại, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh và thiết kế bố trí mạch tích
hợp bán dẫn.
BLDS năm 2005 thay thế BLDS 1995 nêu trên quy định về quyền
SHCN theo hướng liệt kê các đối tượng quyền: “Đối tượng quyền SHCN
bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp
bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý”
(Điều 750).
Luật SHTT với tư cách là một đạo luật chuyên ngành điều chỉnh về
SHTT quy định cụ thể hơn: quyền SHCN là “Quyền hợp pháp của tổ chức, cá
nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán
dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng
tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh” (Điều
4.4).
Quyền SHCN theo quy định của pháp luật Việt Nam và các đối tượng
được bảo hộ SHCN về cơ bản phù hợp với yêu cầu của TRIPS và các Điều
ước quốc tế về SHCN cũng như thông lệ quốc tế.
1.1.2. Đặc điểm quyền sở hữu công nghiệp
Quyền SHCN là một loại quyền tài sản, do đó, nó có đầy đủ các đặc
tính của quyền sở hữu tài sản nói chung, đó là: chủ sở hữu có toàn quyền
đối với tài sản của mình và không ai được sử dụng tài sản đó nếu không
12
được sự cho phép của chủ sở hữu. Bên cạnh đó, xuất phát từ tính chất đặc
thù của các đối tượng SHCN - tài sản trí tuệ, quyền SHCN có những đặc
điểm khác với các quyền sở hữu khác và thậm chí khác cả với quyền tác
giả - một bộ phận của quyền SHTT.
a. Sự khác biệt giữa quyền SHCN và quyền sở hữu đối với tài
sản hữu hình
Sự khác biệt giữa quyền SHCN và quyền sở hữu đối với tài sản hữu
hình xuất phát từ thuộc tính vô hình của các đối tượng SHCN. Quyền
SHCN không thể xác định được thông qua các đặc điểm vật chất của đối
tượng SHCN mà nó phải được thể hiện thông qua một dạng vật chất hữu
hình hoặc một cách thức cụ thể nào đó để có thể bảo vệ được. Có thể xem
xét, đánh giá sự khác biệt của hai phạm trù này trên các khía cạnh sau:
- Về căn cứ xác lập quyền:
Quyền SHCN được xác lập theo những căn cứ cụ thể dưới những hình
thức nhất định theo quy định của pháp luật khác với các căn cứ xác lập
quyền sở hữu tài sản hữu hình. Quyền SHCN được xác lập thông qua việc
nộp đơn đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ hoặc có thể được xác lập một
cách tự động nếu đối tượng SHCN đáp ứng những tiêu chuẩn bảo hộ nhất
định do pháp luật quy định.
- Về chủ thể quyền:
Chủ thể quyền sở hữu tài sản nói chung có thể là bất kỳ ai: cá nhân,
pháp nhân, tổ chức và cũng có thể là Nhà nước - người chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản hợp pháp; Trong khi đó, chủ thể quyền SHCN chỉ
có thể là những cá nhân, tổ chức thoả mãn, đáp ứng các điều kiện tương
ứng với từng loại đối tượng SHCN theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn,
chủ sở hữu nhãn hiệu phải là những người có hoạt động sản xuất kinh
doanh thuộc lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu; chủ ở hữu nhãn hiệu tập thể chỉ
có thể là một tổ chức (hội, hiệp hội ngành nghề); chủ sở hữu nhãn hiệu
13
chứng nhận chỉ có thể là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng nhận đối
với loại sản phẩm mang nhãn hiệu.
- Về đối tượng quyền:
Đối tượng của quyền sở hữu tài sản nói chung là các loại vật chất hữu
hình có thể “cầm, nắm, giữ” được và một số quyền tài sản luôn xác định
được bằng một số lượng vật chất cụ thể. Trong khi đó, đối tượng của quyền
SHCN là những sản phẩm vô hình chỉ có thể được định tính, định lượng
khi ứng dụng vào các loại sản phẩm hữu hình hoặc các hoạt động cụ thể.
- Về phạm vi bảo hộ:
Quyền sở hữu đối với tài sản thông thường được bảo hộ vô thời hạn
và chỉ chấm dứt khi có các căn cứ chấm dứt quyền sở hữu được ghi nhận
trong các văn bản pháp luật hoặc khi tài sản bị tiêu huỷ. Quyền sở hữu đối
với tài sản thông thường không bị giới hạn về mặt không gian. Trong khi
đó, quyền SHCN chỉ có thể được bảo hộ trong một khoảng thời gian xác
định tuỳ thuộc vào từng loại đối tượng và chỉ giới hạn trong một phạm vi
lãnh thổ xác định.
- Về nội dung, ý nghĩa của các quyền năng sở hữu:
Đối với tài sản hữu hình, trong ba quyền năng cơ bản của chủ sở hữu
(chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) thì quyền chiếm hữu dường như là quyền
cơ bản và quan trọng nhất. Điều này xuất phát từ các đặc tính của tài sản
hữu hình: trong hầu hết các trường hợp, chủ sở hữu phải chiếm hữu tài sản
thì mới có thể khai thác công dụng của tài sản đó.
Trong khi đó, đối với quyền SHCN, quyền sử dụng lại được coi là
quyền năng cơ bản nhất. Điều này cũng xuất phát từ tính vô hình của các
đối tượng SHCN. Chủ sở hữu không thể chiếm hữu (cầm, nắm, giữ) tài sản.
Việc khai thác giá trị quyền được thực hiện thông qua hành vi sử dụng đối
tượng. Bản thân các đối tượng SHCN không tạo ra giá trị mà chúng phải
được ứng dụng vào những loại vật chất hữu hình cụ thể và phát sinh giá trị
14
quá trình sử dụng, vận hành, khai thác các loại vật chất hữu hình này. Về
bản chất, việc bảo hộ quyền SHCN cũng là sự bảo hộ độc quyền khai thác,
sử dụng đối tượng chống lại các hành vi khai thác, sử dụng trái phép.
Quyền của chủ sở hữu đối tượng SHCN cũng được thể hiện chủ yếu và cơ
bản nhất ở quyền sử dụng đối tượng.
b. Sự khác biệt giữa quyền SHCN và quyền tác giả
Quyền tác giả và quyền SHCN là hai nội dung cơ bản hợp thành
quyền SHTT. Hai lĩnh vực này có những thuộc tính chung như: đặc tính
“vô hình” của đối tượng, tính chất của các quyền nhân thân và quyền tài
sản dành cho chủ thể sáng tạo và/hoặc chủ sở hữu, quyền sử dụng là quyền
năng cơ bản nhất và sự giới hạn về thời gian và không gian bảo hộ…Tuy
nhiên, có thể phân biệt hai lĩnh vực này thông qua những đặc điểm chủ yếu
sau:
Tiêu chí
so sánh
Quyền sở hữu công nghiệp
Quyền tác giả
Lịch sử
hình thành
Xuất hiện nhằm giải quyết những nhiệm
vụ khoa học công nghệ, kỹ thuật, thương
mại đặt ra trong quá trình sản xuất sản
phẩm công nghiệp bằng máy móc thay
cho phương pháp thủ công truyền thống.
Do đó, gắn với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất.
Xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu về
tinh thần, văn hoá, tình cảm, nhận
thức, hiểu biết của con người. Do đó,
được tiến hành song song cùng với sự
tiến triển của xã hội loài người.
Lĩnh vực
áp dụng
Kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ.
Chủ yếu áp dụng trong lĩnh vực văn
học, nghệ thuật.
Đối
tượng
quyền
Các kết quả của hoạt động sáng tạo kỹ
thuật (sáng chế, giải pháp hữu ích, thông
tin bí mật, thiết kế bố trí mạch tích hợp);
hoạt động sáng tạo mỹ thuật ứng dụng
(kiểu dáng công nghiệp) hay hoạt động
sáng tạo trong thương mại (nhãn hiệu, chỉ
dẫn địa lý, tên thương mại).
Các tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học và các quyền phát sinh có
liên quan trực tiếp đến quyền tác giả
và việc thể hiện tác phẩm (biểu diễn,
ghi âm, phát thanh và truyền hình…).
Nội dung
bảo hộ
- Bảo hộ đối tượng thông qua các quy
định cấm người khác không được sử
dụng đối tượng đang được bảo hộ để thu
lợi nhuận mà không xin phép chủ sở hữu.
- Chú trọng bảo hộ quyền tài sản hơn so
với các quyền nhân thân.
- Bảo hộ hình thức sáng tạo của tác
phẩm nhằm cấm người khác sao chép
tác phẩm nếu không được phép của
tác giả/chủ sở hữu tác phẩm.
- Các quyền nhân thân được chú trọng
bảo hộ hơn so với quyền tài sản.
15
- Chú trọng bảo hộ quyền của chủ sở hữu
hơn so với quyền của người trực tiếp
sáng tạo.
- Thông thường chú trọng bảo hộ
quyền của tác giả hơn so với quyền
của chủ sở hữu.
Thời hạn
bảo hộ
- Thời hạn bảo hộ ngắn hơn so với thời
hạn bảo hộ quyền tác giả (5 năm đối với
KDCN, 10 năm đối với nhãn hiệu, 20
năm đối với sáng chế - có thể gia hạn
thêm 1 khoảng thời gian tương ứng với
từng đối tượng).
- Thời hạn bảo hộ dài hơn: thường là
hết cuộc đời tác giả và 50 (hoặc 60,
70) năm sau khi tác giả qua đời; một
số quyền nhân thân của tác giả được
bảo hộ vô thời hạn (đặt tên tác phẩm,
đứng tên thật hoặc bút danh, nêu tên
thật hoặc bút danh khi tác phẩm được
công bố…)
1.1.3. Ý nghĩa của việc bảo hộ quyến sở hữu công nghiệp
Việc bảo hộ quyền SHCN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ
đối với các chủ thể sáng tạo/chủ sở hữu quyền, đối với xã hội, cộng đồng
nói chung mà còn tác động đến quá trình phát triển của nền kinh tế đất
nước và thúc đẩy phát triển hợp tác quốc tế.
- Đối với chủ thể sáng tạo/chủ sở hữu quyền:
Việc bảo hộ quyền SHCN cho các chủ thể sáng tạo và chủ sở hữu
quyền bởi cưỡng chế nhà nước nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của
họ trong việc khai thác, sử dụng đồng thời ngăn chặn hành vi khai thác, sử
dụng đối tượng SHCN mà không xin phép. Điều này góp phần khích lệ các
chủ thể trong hoạt động nghiên cứu và sáng tạo.
Khi được cấp Văn bằng bảo hộ quyền SHCN, chủ sở hữu được độc
quyền khai thác đối tượng trong một khoảng thời gian nhất định. Trong thời gian
đó, chủ sở hữu có thể tự mình sử dụng, khai thác các lợi ích vật chất từ đối tượng
cũng có thể chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu đối
tượng cho người khác và thu về một khoản lợi ích vật chất nhất định nhằm bù
đắp cho những chi phí và công sức đã bỏ ra trong quá trình sáng tạo.
Cơ chế bảo hộ quyền SHCN tốt sẽ tạo cho chủ sở hữu có được những
lợi thế so với các chủ thể khác thông qua việc khai thác, sử dụng đối tượng
phục vụ cho mục đích của mình [16, tr.3].
16
- Đối với xã hội nói chung:
Việc bảo hộ quyền SHCN mang lại lợi ích chung cho toàn xã hội, nó
tạo điều kiện đảm bảo cho người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm,
dịch vụ tốt về chất lượng do được áp dụng những thành quả sáng tạo trong
quá trình sản xuất, đúng về nguồn gốc xuất xứ thông qua lựa chọn các dấu
hiệu đặc trưng hoặc chỉ dẫn về nguồn gốc.
Các thành quả sáng tạo trí tuệ luôn luôn là những sản phẩm có ý nghĩa
quan trọng đối với mọi thời đại, mọi hình thái xã hội. Nó góp phần tạo nên
sự phát triển của xã hội nói chung. Mặt khác, thực tế đã chỉ ra rằng: cơ chế
bảo hộ quyền SHCN là một trong những điều kiện quan trọng nhằm
khuyến khích việc sáng tạo ra ngày càng nhiều hơn các sản phẩm mới đáp
ứng các nhu cầu của xã hội. Chính vì vậy, bảo hộ quyền SHCN có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng đối với xã hội nói chung. Có thể nói "Cơ chế bảo hộ
SHCN đã tồn tại một cách thực sự ở tất cả các quốc gia văn minh như một
phần quan trọng trong hạ tầng cơ sở của một xã hội hiện đại”. [34, tr.27]
- Đối với nền kinh tế đất nước:
Sự vận hành và phát triển của nền kinh tế luôn tiềm ẩn trong nó
những hiện tượng trục lợi bất hợp pháp, nếu không có cơ chế kiểm soát,
các hiện tượng này sẽ là lực cản đối với sự phát triển của nền kinh tế [37,
tr.137]. Bảo hộ quyền SHCN chính là một trong những cơ chế kiểm soát
hữu hiệu nhằm tạo điều kiện đảm bảo cho nền kinh tế phát triển trong một
môi trường kinh doanh lành mạnh, có trật tự, đúng định hướng. Chính vì vậy,
việc bảo hộ quyền SHCN nhằm thiết lập và duy trì sự phát triển lành mạnh
của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, bảo hộ quyền SHCN còn góp phần nâng cao trình độ
nền kinh tế. Xét từ góc độ kinh tế, trình độ phát triển của nền kinh tế quốc
gia được đo bằng chỉ số GDP (tổng sản phẩm quốc nội chia cho toàn
bộ dân số hay thu nhập bình quân theo đầu người), chính vì vậy, nâng
17
cao GDP là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định
chính sách đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Để đạt được
điều đó, việc cải tiến kỹ thuật, phát triển khoa học - công nghệ đang
được coi là những yếu tố quan trọng thiết yếu hàng đầu. Kinh nghiệm
của các quốc gia phát triển cho thấy chỉ khi có cơ chế bảo hộ quyền
SHCN hiệu quả thì mới có thể khuyến khích cải tiến kỹ thuật và phát
triển khoa học - công nghệ.
Ngoài ra, cơ chế bảo hộ SHCN ổn định và hoàn thiện cũng góp phần
quan trọng vào việc bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư, từ đó thu
hút và khuyến khích đầu tư nước ngoài, thúc đẩy giao lưu thương mại quốc tế.
Thực tế cũng đã chỉ ra rằng hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền SHCN hoàn thiện
có thể giúp cho nền kinh tế giữ được thế chủ động trong quá trình hội nhập.
- Đối với quá trình giao lưu, hợp tác quốc tế
SHCN gắn liền với nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, do đó, việc
mở rộng hợp tác, trao đổi, giao lưu quốc tế giữa các quốc gia, tổ chức quốc
tế trong bảo hộ SHCN cũng là cầu nối cho việc phát triển quan hệ hợp tác
quốc tế trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như: khoa học, công nghệ,
văn hoá, giáo dục, thương mại…Bảo hộ SHCN được coi là cầu nối thúc
đẩy quá trình giao lưu, hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực.
1.1.4. Sơ lƣợc lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và xác lập quyền sở hữu công nghiệp
trên thế giới và ở Việt Nam
a. Trên thế giới
Nhu cầu bảo hộ quyền SHCN xuất hiện cùng với sự phát triển của
giao lưu thương mại nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu đối với các đối
tượng SHCN. Sáng chế là đối tượng được bảo hộ đầu tiên. Việc bảo hộ
sáng chế dưới hình thức bằng độc quyền sáng chế một cách có hệ thống
được đề cập lần đầu tiên trong Đạo luật Venice năm 1474, theo đó, kết
18
quả sáng tạo được thừa nhận và bảo hộ dưới hình thức độc quyền của
chủ thể sáng tạo, tương ứng với nó, các lợi ích của công chúng nói
chung đối với sáng chế đó bị hạn chế. Đến Thế kỷ XVI, dưới triều
đại Vua Tudor, nước Anh đã xây dựng một hệ thống bằng độc quyền
sáng chế. Đạo luật về Đặc quyền năm 1624 (Statute of Monopolies) là
luật thành văn đầu tiên quy định về việc cấp đặc quyền cho sáng chế trong
một khoảng thời gian có giới hạn.
Cho đến nửa sau thế kỷ XVIII - thời hoàng kim của thương mại và
công nghiệp, để thiết lập cơ chế bảo hộ quyền SHCN, một số nước đã
thiết lập hệ thống bằng độc quyền sáng chế đầu tiên của họ. Ví dụ: Luật về
bằng độc quyền sáng chế đầu tiên của Pháp năm 1791 quy định về bảo hộ
quyền của người sáng chế; Hiến pháp Hoa kỳ năm 1788 quy định về bằng
độc quyền sáng chế và sự bảo hộ đối với sáng chế thông qua việc cấp độc
quyền cho người sáng chế.
Trong thế kỷ XIX đã xuất hiện những trào lưu tự do mậu dịch đòi huỷ
bỏ hệ thống bảo hộ SHCN nhưng làn sóng mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc -
đặc trưng cho thời kỳ đó - đã ngăn chặn trào lưu này và đóng một vai trò quan
trọng trong việc duy trì và đưa vào áp dụng hệ thống pháp luật SHTT hiện đại.
Từ đó đến nay, vấn đề bảo hộ quyền SHCN vẫn không ngừng vận
động và phát triển theo hướng mở rộng các quyền năng cho chủ sở hữu, mở
rộng phạm vi các đối tượng được bảo hộ. Vấn đề bảo hộ SHCN không còn
chỉ là vấn đề của từng quốc gia riêng lẻ mà nó đã trở thành vấn đề mang
tính toàn cầu [38, tr.126].
Trong thời kỳ đầu hình thành hệ thống bảo hộ quyền SHCN, vấn đề
đăng ký xác lập quyền chưa được đặt ra. Quyền SHCN đối với các thành
quả sáng tạo được coi là những “đặc quyền” và đương nhiên được công
nhận cùng với quá trình sử dụng thành quả sáng tạo đó của chủ sở hữu. Sự
phát triển đa dạng, phức tạp của các hoạt động kinh tế làm nảy sinh ngày
19
càng nhiều các hình thức vi phạm, tranh chấp liên quan đến quyền SHCN
với mức độ phức tạp ngày càng tăng, thiệt hại của chủ sở hữu ngày càng
lớn. Việc sử dụng đối tượng SHCN làm phát sinh quyền của chủ sở hữu
trên thực tế nhưng khi tranh chấp nảy sinh, chủ sở hữu không có căn cứ,
cơ sở chứng minh mình thực sự là người có quyền sở hữu đối với đối
tượng đó. Điều này làm phát sinh nhu cầu cần có sự ghi nhận bảo hộ,
đăng ký quyền sở hữu và bảo đảm bởi cưỡng chế nhà nước đối với quyền
SHCN của các chủ thể nhằm ngăn chặn sự xâm phạm của người khác đối
với các đối tượng được bảo hộ. Và những đạo luật đầu tiên quy định về
đăng ký xác lập quyền SHCN được ra đời ở Châu Âu vào nửa cuối Thế kỷ
XVIII (Pháp, Thuỵ Sĩ). Các quốc gia đã xây dựng những đạo luật chung
về bảo hộ SHTT hoặc những đạo luật riêng về bảo hộ từng đối tượng
SHCN, trong đó có nội dung quy định cụ thể về trình tự, thủ tục và các yêu
cầu liên quan đến đăng ký xác lập quyền SHCN.
Tiếp đó, nhằm đáp ứng các nhu cầu của thực tế phát sinh trong quá
trình hội nhập, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể sáng tạo trong việc
đăng ký bảo hộ các đối tượng SHCN ở nhiều quốc gia khác nhau, các nước
đã cùng nhau tiến hành đàm phán xây dựng các ĐƯQT một mặt nhằm làm
hài hoà hoá các quy định về xác lập quyền SHCN trong pháp luật của các
quốc gia mặt khác từng bước thiết lập một hệ thống xác lập quyền SHCN
mang tính quốc tế.
b. Ở Việt Nam
Việt Nam coi vấn đề bảo hộ SHTT nói chung và SHCN nói riêng như
một nhân tố quan trọng của chính sách cải cách, mở cửa và xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Từ những năm 80 của thế kỷ XX, Nhà
nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về SHCN (Nghị định về
Sáng kiến cải tiến kỹ thuật - hợp lý hoá sản xuất và Sáng chế năm 1981,
Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989, Pháp lệnh Bảo hộ
20
quyền tác giả năm 1994) nhằm tạo khung pháp lý cho việc bảo hộ quyền
SHCN nói chung và xác lập quyền SHCN nói riêng. Gắn liền với các giai
đoạn phát triển kinh tế và xã hội của đất nước, hệ thống bảo hộ SHCN của
Việt Nam cũng có những bước phát triển qua từng giai đoạn.
Giai đoạn 1945-1981:
Chính sách khuyến khích sáng tạo và bảo hộ thành quả sáng tạo được
chú trọng ngay từ những ngày đầu thành lập chính quyền, thể hiện bằng các
cuộc vận động thi đua cải tiến kỹ thuật. Trong giai đoạn này, một số văn
bản pháp luật về khuyến khích sáng tạo đã được ban hành làm tiền đề cho
hệ thống bảo hộ SHCN của Việt Nam như:
- Thông tư 04/LĐTT ngày 8/3/1958 của Bộ Lao động quy định về
vấn đề khen thưởng các tác giả sáng kiến cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát
minh;
- Nghị quyết số 175/TTg ngày 3/4/1958 của Thủ tướng Chính phủ
quy định về nhãn hiệu thương phẩm;
- Chỉ thị 105/TTg ngày 11/03/1959 của Thủ tướng Chính phủ về tổ
chức lãnh đạo phong trào cải tiến kỹ thuật, sáng kiến, phát minh của quần
chúng;
- Nghị định ngày 8/2/1965 của Hội đồng Chính phủ về khen thưởng
sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến nghiệp vụ công tác.
Ở Miền Bắc, thời kỳ này chưa hình thành một hệ thống bảo hộ
quyền SHCN theo đúng nghĩa. Quyền tư hữu đối với các đối tượng
SHCN không được chấp nhận bảo hộ với lập luận cho rằng các sáng
tạo của trí tuệ con người thuộc sở hữu chung của toàn xã hội. Các tác
giả, đồng tác giả chỉ được hưởng một số lợi ích mang ý nghĩa khuyến
khích mà không có độc quyền đối với các đối tượng do họ sáng tạo
ra. Chính vì vậy, hoạt động đăng ký xác lập quyền cũng không được
đặt ra và hầu như không được quan tâm.