1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
HOÀNG VĂN HỮU
TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG
DO CÔNG CHỨNG VIÊN GÂY RA TRONG HOẠT ĐỘNG
CÔNG CHỨNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2014
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
HOÀNG VĂN HỮU
TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG
DO CÔNG CHỨNG VIÊN GÂY RA TRONG HOẠT ĐỘNG
CÔNG CHỨNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số : 60 38 30
luận văn thạc sĩ luật học
Người hướng dẫn khoa học: TS. Tuấn Đạo Thanh
Hà nội - 2014
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hoàng Văn Hữu
4
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƢỜNG THIỆT HẠI DO CÔNG CHỨNG VIÊN GÂY
RA TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG
6
1.1.
Tổng quan về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
6
1.1.1.
Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
6
1.1.2.
Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
8
1.1.3.
Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại
10
1.2.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên
22
1.2.1.
Khái niệm về công chứng
22
1.2.2.
Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng
viên gây ra trong hoạt động công chứng
27
1.2.3.
Mục đích và ý nghĩa của việc quy định chế định bồi thường
thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng
28
1.3.
Lịch sử hình thành quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng
theo quy định của pháp luật Việt Nam
29
1.3.1.
Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng
viên gây ra trong hoạt động công chứng trước năm 2006
29
1.3.2.
Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng
viên gây ra trong hoạt động công chứng từ năm 2006 đến nay
32
5
Chương 2: NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG DO
CÔNG CHỨNG VIÊN GÂY RA
37
2.1.
Vấn đề phân định rõ ràng giữa trách nhiệm bồi thường của tổ
chức hành nghề công chứng và trách nhiệm bồi thường thiệt
hại của công chứng viên
37
2.2.
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công
chứng viên là công chức, viên chức so với công chứng viên
không phải là công chức, viên chức
40
2.2.1.
Có thiệt hại xảy ra
41
2.2.2.
Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
44
2.2.3.
Có lỗi
45
2.2.4.
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại
48
2.3.
Cơ chế bảo đảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với
công chứng viên hành nghề tại Phòng công chứng và Văn
phòng công chứng
52
2.3.1.
Cơ chế bồi thường thiệt hại đối với công chứng viên hành
nghề tại phòng công chứng
53
2.3.2.
Cơ chế bồi thường thiệt hại đối với công chứng viên hành
nghề tại văn phòng công chứng
69
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRÁCH NHIỆM BỒI
THƢỜNG THIỆT HẠI DO CÔNG CHỨNG VIÊN GÂY
RA TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG
78
3.1.
Ban hành thống nhất các quy định về bảo hiểm trách nhiệm
nghề nghiệp bắt buộc đối với công chứng viên và tổ chức
hành nghề công chứng
78
3.1.1.
Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên
và tổ chức hành nghề công chứng
78
6
3.1.2.
Ban hành một bản hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp mẫu
81
3.1.3.
Ủy thác cho một tổ chức có tính trung gian (Hiệp hội công
chứng) đứng ra mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
84
3.2.
Bổ sung một vài hình thức khác nhằm bảo đảm trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt
động công chứng
92
3.2.1.
Áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có
sự xuất hiện của một bên trung gian thứ ba (cầm cố, thế chấp,
ký quỹ)
95
3.2.2.
Áp dụng một số biện pháp trách nhiệm dân sự khác như buộc
xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự,
phạt vi phạm
99
3.3.
Xây dựng các tiêu chí nhằm xác định cụ thể nghĩa vụ của
công chứng viên làm cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường
103
KẾT LUẬN
115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
116
7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Luật công chứng được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua
ngày 29/11/2006 đến nay chưa đầy 8 năm song đã đạt được những kết quả
đáng ghi nhận, trong đó đáng chú ý là bước đầu đã thực hiện xã hội hóa công
tác công chứng, xây dựng được mạng lưới công chứng rộng khắp trong cả
nước. Theo Báo cáo tổng kết 5 năm triển khai Luật công chứng 2006 của Bộ
Tư pháp năm 2013:
Trước khi Luật công chứng được ban hành, cả nước có 353
công chứng viên được bổ nhiệm. Đến năm 2012, sau 5 năm thi
hành Luật công chứng, tổng số công chứng viên được bổ nhiệm là
1.606 người (tăng 1.253 người). Nhìn chung, số lượng các công
chứng viên được bổ nhiệm tăng dần theo từng năm: Năm 2007: bổ
nhiệm 55 công chứng viên; Năm 2008: bổ nhiệm 117 công chứng
viên; Năm 2009: bổ nhiệm 166 công chứng viên; Năm 2010: bổ
nhiệm 297 công chứng viên; Năm 2011: bổ nhiệm 325 công chứng
viên; Năm 2012: Bổ nhiệm 293 công chứng viên. Trong số 1.606
công chứng viên được bổ nhiệm nêu trên, có 1.180 công chứng viên
đang hành nghề (trong đó có 438 công chứng viên của Phòng công
chứng và 742 công chứng viên của Văn phòng công chứng). Trong
5 năm thi hành Luật công chứng, các tổ chức hành nghề công
chứng trên cả nước đã công chứng được 6.964.014 việc; tổng số phí
công chứng thu được là 2.577.497.952.000 đồng (Hai nghìn năm
trăm bảy mươi bảy tỉ bốn trăm chín mươi bảy triệu chín trăm năm
mươi hai nghìn đồng chẵn); tổng số thù lao công chứng thu được là
176.190.662.000 đồng (Một trăm bảy mươi sáu tỉ một trăm chín
mươi triệu sáu trăm sáu mươi hai nghìn đồng chẵn); tổng số tiền
8
nộp thuế và nộp ngân sách nhà nước là 977.415.407.000 đồng
(Chín trăm bảy mươi bảy tỉ bốn trăm mười lăm triệu bốn trăm linh
bảy nghìn đồng chẵn) [7].
Người dân được tạo điều kiện thuận lợi khi đi công chứng, không còn
cảnh xếp hàng, chen chúc như các năm trước. Hoạt động công chứng đã và
đang có bóng dáng chuyên nghiệp hóa, xã hội hóa, từng bước hòa nhập với
các tổ chức công chứng quốc tế. Tuy nhiên, rủi ro trong hoạt động công
chứng có thể xảy ra đối với bất kỳ công chứng viên nào, dù thuộc văn phòng
công chứng hay phòng công chứng. Một khi rủi ro xảy ra thì trách nhiệm vật
chất của công chứng viên có thể rất lớn, tùy thuộc vào giá trị hợp đồng và
thiệt hại xảy ra. Hoạt động công chứng là một hoạt động đặc thù và trong quá
trình thực hiện công việc của mình, công chứng viên có thể gây thiệt hại và
vấn đề bồi thường phải được đặt ra. Hiện nay, do cách thức quản lý hoạt động
công chứng, do tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức công
chứng với nhau còn bộc lộ nhiều bất cập dẫn tới tình trạng công chứng viên
công chứng sai gây thiệt hại cho đương sự. Bên cạnh đó những bất cập, sự
không đồng nhất trong quy định của pháp luật liên quan đến bồi thường thiệt
hại do công chứng viên gây ra như: Luật công chứng 2006, Luật trách nhiệm
bồi thường của nhà nước 2009, Luật viên chức 2010, Bộ luật dân sự 2005…
dẫn đến khi có tranh chấp xảy ra, vấn đề có hay không trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của công chứng viên được đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết.
Cơ sở pháp lý giải quyết bồi thường thiệt hại đối với công chứng viên và điều
kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra
gồm những gì? Cách thức xác định mức bồi thường thiệt hại là bao nhiêu?
Các biện pháp bảo đảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên
gây ra trong hoạt động công chứng như thế nào?
Trước yêu cầu của thực tế, để giải quyết triệt để vấn đề bồi thường thiệt
hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng, tránh những thiệt
hại xảy ra không đáng có cho các bên và công chứng viên; đồng thời góp phần
9
làm sáng tỏ về mặt lý luận, tác giả chọn đề tài:"Trách nhiệm bồi thường do
công ch
ứ
ng viên gây ra trong ho
ạ
t
độ
ng công ch
ứ
ng theo pháp
lu
ậ
t Vi
ệ
t Nam
" làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Nghiên cứu đề tài này, tác giả hướng tới mục đích làm rõ thêm cơ sở
lý luận và thực tiễn, bản chất, nội dung của vấn đề bồi thường thiệt hại do
công chứng viên gây ra, thông qua đó đề xuất những giải pháp thiết thực nâng
cao hiệu quả hoạt động công chứng hướng tới xây dựng hoạt động công chứng
thực sự an toàn, lành mạnh, đúng pháp luật góp phần thực hiện thắng lợi quá
trình cải cách tư pháp ở nước ta.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ của luận văn được
đặt ra là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề bồi thường thiệt hại do công
chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng như: Khái niệm về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại, phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại, ý
nghĩa của việc xác định rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các điều kiện
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong
hoạt động công chứng.
- Sơ lược về lịch sử các quy định của pháp luật Việt Nam về bồi
thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng những bất cập trong các quy định về
bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng
theo pháp luật Việt Nam.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và những đánh giá về thực trạng, bất
cập trong các quy định về bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra,
luận văn đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng.
10
3. Phạm vi nghiên cứu
Với phạm vi nghiên cứu này, luận văn nghiên cứu về bồi thường thiệt
hại do công chứng viên gây ra dưới góc độ lý luận, phân tích những quy định
của pháp luật về bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra đồng thời chỉ
ra vướng mắc trong hoạt động thực tiễn của những chế định này.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã dựa trên cơ sở phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử), tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
về pháp luật, về cải cách tư pháp.
Đồng thời, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể
sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh;
phương pháp lịch sử; phương pháp đàm thoại (trao đổi ý kiến với các chuyên
gia đầu ngành, những người làm công tác thực tiễn lâu năm); phương pháp
khảo sát thực tiễn vấn đề bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra.
5. Tình hình nghiên cứu đề tài và những điểm mới của luận văn
Từ trước tới nay chỉ có một số bài viết rất sơ sài về công chứng, trách
nhiệm của công chứng viên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động
công chứng. Luận văn là công trình khoa học đầu tiên về vấn đề bồi thường
thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp
luật Việt Nam từ trước tới nay.
Là công trình luận văn đầu tiên đề cập và giải quyết vấn đề bồi thường
thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng, luận văn có
những điểm mới sau:
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về vấn đề bồi thường thiệt hại do công
chứng viên gây ra, góp phần nâng cao nhận thức về nội dung, bản chất của
vấn đề bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra.
11
- Luận văn khảo cứu các quy định pháp luật về vấn đề bồi thường thiệt
hại do công chứng viên gây ra, đánh giá thực trạng áp dụng các quy định đó.
- Các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam
về bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công
chứng mà luận văn đưa ra sẽ giúp ích cho các cơ quan tiến hành tố tụng nói
chung, các tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý, các công chứng viên và Tòa án
nói riêng nhận thức sâu sắc và đúng đắn vấn đề bồi thường thiệt hại do công
chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng.
Chương 2: Những bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam về
trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng.
12
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM
BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO CÔNG CHỨNG VIÊN GÂY RA
TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
1.1.1. Khái niệm về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã trải qua một quá trình phát triển
với nhiều giai đoạn thể hiện bản chất khác biệt. Chúng ta có thể khái quát các
giai đoạn phát triển cơ bản của trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
Giai đoạn thứ nhất: Trong thời kỳ cổ đại, khi chính quyền trong xã
hội còn chưa được tổ chức một cách vững chãi, các cá nhân, mỗi khi bị xâm
phạm vào quyền lợi được tự ý trả thù để trừng phạt đối phương, hoặc bắt đối
phương làm nô lệ, hay lấy tài sản của họ. Chế độ này còn được gọi là chế độ
tư nhân phục thù.
Giai đoạn thứ hai: Người gây ra sự tổn hại có thể nộp một số tiền
chuộc hay thục kim cho nạn nhân để tránh trả thù. Chế độ này còn được gọi là
chế độ thục kim. Chế độ thục kim đã trải qua hai giai đoạn phát triển: 1) Khi
chưa có sự can thiệp của pháp luật, các bên tự thỏa thuận với nhau về tiền
chuộc, đó là chuộc lỗi tự nguyện; 2) Nhờ sự can thiệp của chính quyền, các
bên tranh chấp bắt buộc phải giải quyết tranh chấp bằng cách trả cho nhau số
tiền chuộc lỗi theo ngạch giá do pháp luật quy định, đó là chế độ thục kim bắt
buộc. Tiền thục kim này có thể coi như vừa là một hình phạt, vừa có tính chất
bồi thường thiệt hại. Vào thời kỳ Luật 12 bảng, Cổ luật La Mã mới bắt đầu
chuyển từ chế độ tự ý thục kim sang bắt buộc thục kim.
Giai đoạn thứ ba: Chứng kiến sự phân biệt hai trách nhiệm hình sự và
dân sự. Chính quyền, trước hết can thiệp để trừng phạt những tội phạm chỉ
13
liên quan đến trật tự xã hội, không liên hệ đến cá nhân. Sự can thiệp này rất
cần thiết vì nếu không có sự thanh trừng của xã hội, những vụ phạm pháp này
không được chú ý tới vì không làm hại trực tiếp đến quyền lợi của tư nhân. Sự
can thiệp của chính quyền dần dần được nới rộng đến sự phạm pháp liên quan
đến quyền lợi của các cá nhân như các vụ ẩu đả, trộm cắp. Về phương diện
hình sự, cá nhân mất hết quyền phục thù và chỉ còn quyền xin bồi thường tổn
hại của mình về dân sự. Tuy trong một số trường hợp, Luật La Mã đã tiến tới
sự phân biệt hai trách nhiệm hình sự và dân sự nhưng nhà làm luật chưa quy
định được một nguyên tắc trách nhiệm tổng quát, bắt buộc người gây ra tổn
thất phải bồi thường thiệt hại trong bất luận trường hợp nào.
Ở Việt Nam, cổ luật cũng không tách biệt trách nhiệm bồi thường thiệt
hại là một loại trách nhiệm thuộc luật tư và cũng chỉ giải quyết các vấn đề
thuộc trật tự công. Vì vậy, các điều luật trong bộ luật cổ như bộ Quốc triều
Hình luật của nhà Lê hay Hoàng Việt Luật lệ của Gia Long đều quy định các
điều khoản trách nhiệm về luật hình ví dụ: Điều 582 Quốc triều Hình luật đã
quy định:
Nếu những súc vật và chó đã húc, đá và cắn người mà cách
làm hiệu và ràng buộc không đúng phép - (theo đúng phép vật nào
hay húc người thì phải cắt hai sừng, đá người thì phải buộc hai
chân, cắn người thì phải cắt hai tai) - hay là chó dại mà không giết
thì người chủ phải phạt 60 lượng. Nếu vì cớ trên, có người chết hay
bị thương thì phải tội quá thất. Nếu cố ý thả ra để làm cho người
chết hay bị thương thì phải tội kém tội đánh người bị thương hay
đánh chết người một bậc. Người được thuê đến để chữa bệnh cho
súc vật, hay là người cố trêu chọc những vật kia, mà bị thương hay
chết, thì người chủ không phải tội [56].
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, cổ luật Việt Nam cũng
quy định sự bồi thường. Đối với trường hợp đánh người bị thương, Điều 468
Quốc triều Hình luật đã quy định sự nuôi bảo cô, ví dụ: Đánh bị thương bằng
14
chân tay thì phải nuôi 10 ngày, bằng vật khác thì phải nuôi 20 ngày, bằng thứ
có mũi nhọn hay bằng nước sôi, lửa, thì phải nuôi 40 ngày, đánh gãy xương
thì phải nuôi 80 ngày… Nhưng ngoài những trường hợp đặc biệt, cổ luật Việt
Nam không phân biệt rõ rệt hai trách nhiệm hình sự và dân sự và cũng không
nêu lên một nguyên tắc tổng quát nào về trách nhiệm dân sự.
Ở giai đoạn hiện nay, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định
và điều chỉnh bởi Luật tư và các nguyên tắc tổng quát về trách nhiệm này đã
được đặt ra ở tất cả các nước. Ở Việt Nam, bồi thường thiệt hại hiện nay được
hiểu là một loại trách nhiệm dân sự theo đó người có hành vi gây ra thiệt hại
cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm bồi
thường thiệt hại được quy định tại Điều 307 Bộ luật dân sự 2005 và chương XXI
Bộ luật dân sự 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy
nhiên, trong cả hai phần này đều không nêu rõ khái niệm trách nhiệm bồi thường
thiệt hại mà chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường,
năng lực chịu trách nhiệm, thời hạn hưởng bồi thường… Tiếp cận dưới góc
độ khoa học pháp lý chúng ta thấy rằng, mỗi người sống trong xã hội đều phải
tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi ích của mình mà xâm
phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi một người vi phạm
nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì chính người đó phải
chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi
bằng việc bù đắp tổn thất cho người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại.
Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách
nhiệm dân sự mà theo đó khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình
gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất do mình gây ra.
1.1.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại
Là một loại trách nhiệm pháp lý nên ngoài những đặc điểm của trách
nhiệm pháp lý nói chung như do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng, áp
15
dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, luôn mang đến hậu quả bất
lợi cho người bị áp dụng, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước
trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn có những đặc điểm riêng sau đây:
- Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách
nhiệm dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Khi một người gây
ra tổn thất cho người khác thì họ phải bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt
hại chính là một quan hệ tài sản do Luật dân sự điều chỉnh.
- Về điều kiện phát sinh: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra
khi thỏa mãn các điều kiện nhất định là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi
phạm nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng), có mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra, có lỗi của
người gây thiệt hại (không phải là điều kiện bắt buộc). Đây là những điều kiện
chung nhất để xác định trách nhiệm của một người phải bồi thường những
thiệt hại do mình gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt trách
nhiệm bồi thường thiệt hại có thể phát sinh khi không có đủ các điều kiện trên
điển hình là các trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra.
- Về hậu quả: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn mang đến một
hậu quả bất lợi về tài sản cho người gây thiệt hại. Bởi lẽ, khi một người gây ra
tổn thất cho người khác thì tổn thất đó phải tính toán được bằng tiền hoặc phải
được pháp luật quy định là một đại lượng vật chất nhất định nếu không sẽ
không thể thực hiện được việc bồi thường. Do đó, những thiệt hại về tinh thần
mặc dù không thể tính toán được nhưng cũng sẽ được xác định theo quy định
của pháp luật để bù đắp lại tổn thất cho người bị thiệt hại.
- Về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm: Ngoài người trực tiếp có hành vi
gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn được áp dụng đối với
chủ thể khác như: Cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ đối với
người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân gây ra thiệt hại,
bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi
16
dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp
quản lý; bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra…
1.1.3. Phân loại trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại
• Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được
phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là cách phân loại cơ bản nhất, xác định
được rõ hai loại trách nhiệm này sẽ giúp cho việc áp dụng pháp luật dân sự
một cách đúng đắn.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng là loại trách nhiệm
dân sự mà theo đó người có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng gây ra
thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất
mà mình gây ra. Như vậy, cơ sở để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
theo hợp đồng bao gồm:
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng phải
dựa trên cơ sở một hợp đồng có trước, tức là giữa người được hưởng bồi thường
và người gây ra thiệt hại trước đó phải có một quan hệ hợp đồng. Nếu giữa
hai bên không tồn tại một hợp đồng nào thì nếu có thiệt hại xảy ra bao giờ
cũng sẽ là những thiệt hại phát sinh ngoài hợp đồng và bên gây thiệt hại chỉ
có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Chính vì
vậy, bồi thường thiệt hại trong trường hợp hợp đồng vô hiệu, hủy bỏ hợp
đồng và vi phạm đề nghị giao kết hợp đồng là bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng bởi lẽ hợp đồng chưa được giao kết giữa các bên hoặc được coi là chưa
hề tồn tại.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng chỉ phát sinh khi có
hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng, tức là không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng hợp đồng gây ra. Nếu giữa các bên tồn tại quan hệ hợp đồng
17
nhưng hành vi gây thiệt hại không phải là do vi phạm hợp đồng thì trách nhiệm
phát sinh cũng không phải là trách nhiệm theo hợp đồng. Ví dụ, A thuê B đến
sơn lại nhà cho mình. Trong quá trình làm việc, B đã ăn trộm chiếc điện thoại
của A và đã bán cho người khác. Trong trường hợp này không thể tìm lại
chiếc điện thoại thì A chỉ có thể khởi kiện B yêu cầu bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng.
- Chủ thể gây thiệt hại và người bị thiệt hại chính là các bên trong
quan hệ hợp đồng đó. Bồi thường thiệt hại theo hợp đồng được áp dụng khi
hành vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng. Hành vi vi
phạm nghĩa vụ theo hợp đồng chỉ có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của các
bên tham gia trong hợp đồng đó. Do đó, nếu người thứ ba có lỗi để gây ra
thiệt hại cho một bên trong hợp đồng hoặc một bên trong hợp đồng gây ra
thiệt hại cho người thứ ba thì trách nhiệm dân sự phát sinh chỉ có thể là trách
nhiệm ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là một
loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do
pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp
của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Nếu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng được phát sinh trên cơ sở
một hợp đồng có trước thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là
một loại trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định đối với người có hành vi
trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hiện
nay, pháp luật Việt Nam quy định chủ yếu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, tài sản của các cá nhân và tổ chức khác.
So với trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có một số khác biệt như sau:
- Về cơ sở phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự phát sinh trên cơ sở do pháp
18
luật quy định. Trong khi đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng
chỉ có thể phát sinh trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên như: Buộc thực hiện
nghĩa vụ theo hợp đồng, phạt vi phạm và/ hoặc bồi thường thiệt hại.
- Về điều kiện phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định
như: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lỗi. Tuy nhiên, bồi thường
thiệt hại theo hợp đồng, cơ sở phát sinh trách nhiệm là do các bên thỏa thuận
nên các bên cũng có thể thỏa thuận đặt ra các điều kiện phát sinh có thể không
bao gồm đầy đủ những điều kiện trên như bên vi phạm hợp đồng không có lỗi
cũng vẫn phải bồi thường thiệt hại
- Về chủ thể chịu trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng ngoài việc áp dụng đối với người có hành vi trái pháp luật thì còn
áp dụng đối với người khác như cha mẹ của người chưa thành niên, người
giám hộ đối với người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân
gây ra thiệt hại Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng
chỉ có thể áp dụng đối với các bên tham gia hợp đồng mà không thể áp dụng
đối với người thứ ba.
- Về mức bồi thường: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về nguyên
tắc là người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra. Thiệt hại
chỉ có thể được giảm trong một trường hợp đặc biệt đó là người gây thiệt hại
có lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu
dài của họ. Còn đối với bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì các bên có thỏa
thỏa thuận ngay trong hợp đồng về mức bồi thường bằng, thấp hơn hoặc cao
hơn mức thiệt hại xảy ra và khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì
mức bồi thường sẽ áp dụng mức do các bên thỏa thuận.
Việc phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đặc biệt có ý nghĩa trong việc thực
19
hiện nghĩa vụ chứng minh của đương sự. Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt
hại theo hợp đồng nguyên đơn chỉ cần chứng minh thiệt hại là do người gây
thiệt hại đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng gây ra còn
trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bên bị thiệt hại ngoài
việc chứng minh thiệt hại còn phải chứng minh hành vi gây thiệt hại là hành
vi trái pháp luật.
Đối chiếu với những quy định về bồi thường thiệt hại trong hoạt động
công chứng, việc coi trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên và
tổ chức hành nghề công chứng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp
đồng hay ngoài hợp đồng vẫn có những quan điểm trái chiều. Quan điểm thứ
nhất cho rằng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên trong
hoạt động công chứng chỉ có thể là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng. Quan điểm này lập luận rằng, trong hoạt động công chứng khi công chứng
viên tiếp nhận và giải quyết một yêu cầu công chứng thì giữa các chủ thể này
không giao kết với nhau bất cứ một bản hợp đồng nào dưới dạng hợp đồng
cung cấp dịch vụ (như quy định về hợp đồng dịch vụ tại mục 7, chương XVIII,
phần thứ ba Bộ luật dân sự 2005 hay tại mục 1, chương IV Luật công chứng
2006 về trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch).
Quan điểm thứ hai cho rằng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công
chứng viên trong hoạt động công chứng vẫn là trách nhiệm bồi thường thiệt
hại theo hợp đồng. Quan điểm này cho rằng giữa công chứng viên và người
yêu cầu công chứng mặc dù không tồn tại một bản hợp đồng cụ thể nào nhưng
khi đứng ra cung cấp dịch vụ công chứng theo đề nghị của người yêu cầu
công chứng, công chứng viên đã mặc nhiên giao kết một bản hợp đồng theo
những điều khoản, điều kiện đã được quy ước, tương tự như hợp đồng vận
chuyển hành khách (Xem Mục 8, chương XVIII Bộ luật dân sự 2005). Quan
điểm thứ hai lấy điểm a khoản 1 Điều 35 Luật công chứng 2006 làm cơ sở
pháp lý và coi "Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu" có
vị trí, vai trò tương tự như "vé" trong hợp đồng vận chuyển hành khách, cụ
20
thể: "vé là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách
giữa các bên" (khoản 2 Điều 528 Bộ luật dân sự 2005 và các điều 68, 69, 70
và 71 Luật giao thông đường bộ năm 2008). Theo cá nhân tôi, căn cứ vào bản
chất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng và tính chất đặc thù của công chứng viên cho
nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên phải là trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
•
Trách nhi
ệ
m b
ồ
i th
ườ
ng thi
ệ
t h
ạ
i v
ậ
t ch
ấ
t và
trách nhi
ệ
m b
ồ
i th
ườ
ng
thiệt hại về tinh thần
Căn cứ vào lợi ích bị xâm phạm và những thiệt hại xảy ra mà trách
nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại
về vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần. Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bồi thường tổn thất vật chất thực tế
được tính thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi
phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất
hoặc giảm sút. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần được hiểu là
người gây thiệt hại cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi
phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù
đắp những tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.
Việc phân biệt hai loại trách nhiệm này có ý nghĩa trong việc xác định
nghĩa vụ chứng minh và mức bồi thường: Về nguyên tắc, người bị thiệt hại
phải có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại xảy ra và mức bồi thường sẽ bằng mức
thiệt hại. Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp đó
là trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất còn trong trường hợp bồi
thường thiệt hại về tinh thần thì tổn thất về tinh thần là những tổn thất không
thể nhìn thấy, không thể tính toán và không thể định lượng được. Chính vì
vậy, trong trường hợp này pháp luật cần quy định một mức nhất định để cơ
21
quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng trong trường hợp một người có hành vi
xâm phạm đến các quyền nhân thân của người khác.
Trong hoạt động công chứng thiệt hại vật chất xảy ra là điều dễ hiểu vì
nó luôn gắn liền, đi đôi với các hợp đồng, giao dịch trong nhiều lĩnh vực khác
nhau như: Dân sự, kinh tế, thương mại… (xem Điều 2 Luật công chứng 2006).
Tuy nhiên, có hay không trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần trong
hoạt động công chứng hiện vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp một cách thỏa
đáng. Có ý kiến cho rằng trong hoạt động công chứng không thể tồn tại thiệt
hại về tinh thần, có quan điểm lại cho rằng trong hoạt động công chứng vẫn
có thiệt hại về tinh thần. Theo Từ điển Luật học do Nhà xuất bản Từ điển
Bách Khoa, Nhà xuất bản Tư pháp ấn hành năm 2006:
Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về danh dự, uy tín, nhân
phẩm hoặc suy sụp về tâm lý, tình cảm của cá nhân. Khác với thiệt
hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần không có tiêu chí chung để xác
định cho mọi cá nhân bởi điều kiện, hoàn cảnh của từng cá nhân là
khác nhau [52].
Giả sử khi công chứng viên công chứng những hợp đồng, giao dịch có
liên quan tới quan hệ nhân thân như công chứng di chúc, văn bản phân chia
tài sản chung vợ chồng…sự suy sụp về tâm lý, tình cảm đối với người yêu
cầu công chứng có thể xảy ra. Vì vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh
thần trong hoạt động công chứng cũng được đặt ra.
• Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra
và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra
Căn cứ vào nguyên nhân gây ra thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt
hại được phân chia thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con
người gây ra và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra được hiểu là trách
nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu do
22
hành vi của con người gây ra. Trường hợp này người gây thiệt hại đã thực
hiện hành vi dưới dạng hành động hoặc không hành động và hành vi đó chính
là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
tài sản gây ra là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi tài sản là
nguyên nhân gây ra thiệt hại như hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây
thiệt hại, cây cối đổ gẫy gây ra thiệt hại, nhà công trình xây dựng bị sụt, đổ
gây thiệt hại, gia súc gây thiệt hại
Việc phân loại hai loại trách nhiệm này có ý nghĩa trong việc xác định
căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Đối với trường hợp bồi
thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra thì một điều kiện không thể
thiếu là hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật. Trong khi đó, bồi
thường thiệt hại do tài sản gây ra vì không có hành vi nên điều kiện này
không thể được xem xét đến. Ngoài ra, việc phân loại này còn có ý nghĩa
trong việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường: Về nguyên tắc thì
người nào có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại thì người đó phải bồi
thường thiệt hại do mình gây ra, còn đối với bồi thường thiệt hại do tài sản
gây ra thì về nguyên tắc trách nhiệm lại thuộc về chủ sở hữu hoặc người được
chủ sở hữu giao quản lý tài sản đó chứ không phải thuộc về tất cả mọi người
đang chiếm giữ tài sản đó.
Hiện nay, Bộ luật dân sự 2005 chưa quy định về trường hợp một
người chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản như chiếm hữu thông qua hợp đồng
dân sự (ví dụ thông qua hợp đồng thuê, mượn, gửi giữ ) hoặc chiếm hữu tài
sản do pháp luật quy định (chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, gia súc, gia
súc, gia cầm bị thất lạc ) gây thiệt hại cho người khác thì ai phải bồi thường.
Xét về nguyên tắc theo quy định của pháp luật hiện nay thì chủ sở hữu vẫn
phải chịu trách nhiệm bồi thường. Quy định như vậy sẽ không phù hợp vì
trong trường hợp này chủ sở hữu đã chuyển giao quyền chiếm hữu của mình
cho người khác và việc kiểm soát, quản lý tài sản đã nằm ngoài ý chí của chủ
sở hữu. Trong trường hợp này, pháp luật cần quy định về người phải chịu
23
trách nhiệm bồi thường thiệt hại là người chiếm hữu hợp pháp bởi lẽ tài sản
hiện đang thuộc quyền nắm giữ, quản lý và kiểm soát của người này.
Đối chiếu với Luật công chứng 2006, bồi thường thiệt hại do hành vi
của con người gây ra chính là hành vi của công chứng viên khi tác nghiệp.
Hành vi của công chứng viên "chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của
hợp đồng, giao dịch khác" [33, Điều 2] nếu gây thiệt hại cho người yêu cầu
công chứng thì phải bồi thường thiệt hại. Hành vi gây thiệt hại của công
chứng viên có thể phát sinh khi công chứng viên công chứng không đúng
pháp luật đối với một yêu cầu công chứng cụ thể và cũng có thể phát sinh khi
công chứng viên từ chối những yêu cầu công chứng hợp pháp của cá nhân, tổ
chức. Nói theo cách khác, thiệt hại trong hoạt động công chứng hoàn toàn có
thể xảy ra bởi hành vi hành động hoặc không hành động của công chứng viên.
Ngược lại, đối với bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra trong hoạt động công
chứng thì dường như không tồn tại.
•
Trách nhi
ệ
m b
ồ
i th
ườ
ng liên
đớ
i và trách nhi
ệ
m b
ồ
i
th
ườ
ng riêng r
ẽ
Căn cứ vào mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, trách
nhiệm bồi thường thiệt hại được phân loại thành trách nhiệm bồi thường liên
đới và trách nhiệm bồi thường riêng rẽ. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên
đới được hiểu là trách nhiệm nhiều người mà theo đó thì mỗi người trong số
những người có trách nhiệm phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ thiệt hại và
mỗi người trong số những người có quyền đều có quyền yêu cầu người gây
thiệt hại phải bồi thường toàn bộ cho mình. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
riêng rẽ là trách nhiệm nhiều người mà theo đó thì mỗi người có trách nhiệm
chỉ phải chịu trách nhiệm đối với phần thiệt hại do mình gây ra và mỗi người
trong số những người có quyền cũng chỉ có quyền yêu cầu người gây thiệt hại
bồi thường những tổn thất mà mình phải gánh chịu.
24
Việc phân loại này có ý nghĩa trong việc xác định cách thức thực hiện
nghĩa vụ, căn cứ phát sinh, chấm dứt nghĩa vụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên. Đối với trách nhiệm liên đới thì khi một bên thực hiện xong
phần nghĩa vụ của mình trách nhiệm vẫn chưa chấm dứt mà họ còn phải chịu
trách nhiệm đối với toàn bộ thiệt hại. Khi một người gây thiệt hại đã thực hiện
trách nhiệm bồi thường thì sẽ phát sinh nghĩa vụ hoàn lại giữa những người
có trách nhiệm khác với người đó và khi một người trong số những người bị
thiệt hại đã yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường toàn bộ thiệt hại cho mình
thì phải hoàn lại phần tương ứng cho những người bị thiệt hại khác. Đối với
trách nhiệm riêng rẽ thì khi một người thực hiện xong phần nghĩa vụ của
mình hoặc khi một người có quyền yêu cầu đã yêu cầu người có nghĩa vụ
thực hiện nghĩa vụ đối với mình thì quan hệ nghĩa vụ của họ với người khác
sẽ chấm dứt.
Từ khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên đới và trách nhiệm
bồi thường thiệt hại riêng rẽ nêu trên, chúng ta thấy hiện vẫn chưa có một quan
điểm thống nhất về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên và
tổ chức hành nghề công chứng là trách nhiệm liên đới hay riêng rẽ. Có ý kiến
cho rằng công chứng viên phải "Chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản
công chứng" [33, Khoản 3, Điều 3] và "Công chứng viên vi phạm quy định
của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử
phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì
phải bồi thường theo quy định của pháp luật" [33, Điều 58]. Trong khi tổ chức
hành nghề công chứng có nghĩa vụ "Bồi thường thiệt hại do lỗi mà công
chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng gây ra cho người yêu cầu công
chứng" [33, Khoản 5 Điều 32] và "Tổ chức hành nghề công chứng vi phạm quy
định của Luật này thì bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại phải
bồi thường theo quy định của pháp luật" [33, Điều 59]. Như vậy, chính trong
Luật công chứng 2006 lại ngầm quy định, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng hoàn toàn độc lập với nhau.
25
Tuy nhiên, về mặt nguyên tắc tổ chức hành nghề công chứng vẫn là
chủ thể duy nhất có trách nhiệm đứng ra bồi thường thiệt hại cho dù thiệt hại
đó do công chứng viên hay tổ chức hành nghề công chứng gây ra. Sau đó đến
lượt mình, tổ chức hành nghề công chứng hoàn toàn có thể yêu cầu người gây
thiệt hại bồi hoàn lại khoản tiền mà tổ chức hành nghề công chứng đã đứng ra
chi trả cho người yêu cầu công chứng sẽ phù hợp với tinh thần Điều 618 và
Điều 619 Bộ luật dân sự 2005.
• Trách nhiệm hỗn hợp và trách nhiệm độc lập
Căn cứ vào yếu tố lỗi và mức độ lỗi của cả người gây thiệt hại và
người bị thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được phân thành
trách nhiệm hỗn hợp và trách nhiệm độc lập. Trách nhiệm hỗn hợp là trách
nhiệm bồi thường thiệt hại mà trong đó cả người gây thiệt hại và người bị
thiệt hại đều có lỗi. Trách nhiệm độc lập là trách nhiệm bồi thường thiệt hại
mà người bị thiệt hại là người hoàn toàn không có lỗi.
Việc phân biệt hai loại trách nhiệm này sẽ có ý nghĩa trong việc xác
định trách nhiệm bồi thường và mức thiệt hại. Theo quy định tại Điều 617 Bộ
luật dân sự 2005 khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì
người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ
lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì
người gây thiệt hại không phải bồi thường.
Yếu tố lỗi là một trong những thành tố pháp lý quan trọng tạo lập cơ
sở xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Từ cách thức lấy yếu tố lỗi làm
tiêu chí phân định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, chúng ta thấy rằng trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên hoàn toàn có thể là trách
nhiệm bồi thường thiệt hại hỗn hợp hay trách nhiệm bồi thường thiệt hại độc
lập. Từ kinh nghiệm thực tế hành nghề với tư cách một công chứng viên tôi
thấy nếu căn cứ vào yếu tố lỗi (bao gồm cả lỗi cố ý và lỗi vô ý), thiệt hại xảy
ra trong hoạt động công chứng có thể được chia ra làm ba trường hợp.