1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
VŨ ĐỨC HẠNH
NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ
VÀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2012
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
VŨ ĐỨC HẠNH
NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ
VÀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Chuyên ngành: Luật hình sự
Mã số: 60 38 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Mạnh Hùng
HÀ NỘI - 2012
4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 6
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN
VĂN 7
3.1. Mục đích nghiên cứu 7
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 8
3.3. Đối tƣợng nghiên cứu 8
3.4. Phạm vi nghiên cứu 8
4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN 9
6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN 10
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN 10
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH
QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ
TỤNG HÌNH SỰ 11
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN CÔNG TỐ, THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT
VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 11
1.1.1. Khái niệm, đối tƣợng, phạm vi, nội dung quyền công tố 11
1.1.2. Khái niệm, đối tƣợng và phạm vi thực hành quyền công tố 19
1.1.3. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự 20
1.2. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT
VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 28
1.2.1. Khái niệm nguyên tắc cơ bản của luật TTHS 28
1.2.2. Khái niệm nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong tố tụng hình sự 33
1.2.3. Nội dung nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong tố tụng hình sự: 36
CHƢƠNG 2. THỂ HIỆN NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM
SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG MỘT SỐ QUY PHẠM PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ 45
2.1. SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT VIỆC
TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ NHIỆM VỤ,
QUYỀN HẠN CỦA VIỆN TRƢỞNG, PHÓ VIỆN TRƢỞNG VÀ KIỂM SÁT VIÊN TRONG TỐ TỤNG
HÌNH SỰ. 45
2.2. SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT VIỆC
TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ VIỆC
QUYẾT ĐỊNH VIỆC PHÊ CHUẨN, ÁP DỤNG, THAY ĐỔI, HỦY BỎ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN. 46
2.3. SỰ THỂ HIỆN NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN
THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở CÁC GIAI ĐOẠN TỐ TỤNG HÌNH SỰ. 48
2.3.1. Sự thể hiện của nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong tố tụng hình sự trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can 48
2.3.2. Sự thể hiện của nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong tố tụng hình sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 53
2.3.3. Sự thể hiện của nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong tố tụng hình sự trong giai đoạn truy tố 57
2.3.4. Sự thể hiện của nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong tố tụng hình sự trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự 59
2.3.5. Sự thể hiện nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự ở
giai đoạn thi hành án hình sự. 69
5
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO
PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 72
3.1. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ
KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ. 72
3.1.1. Đánh giá chung về việc thực hiện nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm
sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự. 72
3.1.2. Một số khó khăn, vƣớng mắc khi thực hiện một số quy định thể hiện nguyên tắc
thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự. 75
3.2. NHU CẦU, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG NỘI DUNG CẦN HOÀN THIỆN BẢO ĐẢM TĂNG
CƢỜNG HIỆU QUẢ CỦA NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT VIỆC
TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ. 95
3.2.1. Nhu cầu và phƣơng hƣớng hoàn thiện nguyên tắc thực hành quyền công tố và
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự trong pháp luật tố tụng hình sự
Việt Nam. 95
3.2.2. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLTTHS liên quan đến nguyên
tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự
trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. 98
KẾT LUẬN 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
6
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền và cải cách tƣ pháp ở Việt
Nam hiện nay, bộ máy Nhà nƣớc đang trong quá trình cải cách nhằm nâng cao hiệu
lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nƣớc nói chung, các cơ quan tƣ pháp nói
riêng. Việc nghiên cứu để hoàn thiện các cơ chế bảo vệ pháp luật, trong đó có vấn
đề thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình
sự là một trong những nhiệm vụ cấp thiết vì nó không chỉ liên quan đến tổ chức và
hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân mà còn liên quan đến tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nƣớc nói chung, trƣớc hết và đặc biệt là các cơ quan tƣ pháp.
Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp
đến năm 2020 đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tƣ pháp, trong đó đề
ra một định hƣớng quan trọng là xây dựng nền công tố mạnh; Ngoài ra, một định
hướng mới rất quan trọng tại Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành trung ương
Đảng khóa X, yêu cầu đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020; bảo đảm các điều kiện cho Viện kiểm sát nhân dân thực hiện tốt chức
năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; tăng cường trách
nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra. Hội nghị cũng yêu cầu Viện kiểm sát
phải đổi mới tổ chức và hoạt động để thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công
tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp bảo đảm cho pháp luật được chấp hành
nghiêm chỉnh và thống nhất.
Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng
hình sự là chức năng của Viện kiểm sát nhân dân, là một trong những nguyên tắc cơ
bản của tố tụng hình sự đƣợc quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Việc
nghiên cứu làm sáng tỏ về mặt lý luận nội dung của nguyên tắc và thực tiễn thực
hiện nguyên tắc này, tìm ra những bất cập, khó khăn để có những kiến giải về lập
pháp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thực hành quyền công tố
và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự. Đây là vấn đề có ý nghĩa
cả về lý luận và thực tiễn, là lý do tôi chọn đề tài “nguyên tắc thực hành quyền công
tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự” làm luận văn Cao học
luật của mình.
7
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng
hình sự đƣợc quy định thành một nguyên tắc tố tụng, việc nghiên cứu tìm hiểu
những vấn đề liên quan về nguyên tắc này ở các mức độ khác nhau đã đƣợc một số
nhà khoa học pháp lý, các chuyên gia lý luận và thực tiễn quan tâm nghiên cứu, cụ
thể: Trong thời gian qua, Viện khoa học kiểm sát thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối
cao phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ và các cơ quan hữu quan tổ chức triển khai
nghiên cứu các đề tài cấp Bộ nhƣ: “Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực
tiễn hoạt động công tố ở Việt Nam từ 1945 đến nay”, “Những giải pháp nâng cao
chất lƣợng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp”, “Vai trò
của Viện kiểm sát trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ
pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị”.
Ngoài ra, nhiều số chuyên đề của Tạp chí kiểm sát thuộc Viện kiểm sát nhân
dân tối cao cũng tập trung nghiên cƣu về những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt
động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng
hình sự.
Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có một công trình khoa học nào nghiên cứu
tổng thể nội dung của nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong tố tụng hình sự. Hơn nữa, trong cả lý luận và thực tiễn hiện
nay, xung quanh vấn đề này còn chƣa thực sự thống nhất về khái niệm, nội dung,
phạm vi, chủ thể thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
tố tụng hình sự; chƣa có sự phân định cụ thể, rõ ràng giữa hai chức năng và đánh
giá mối quan hệ biện chứng giữa hai chức năng này. Vì thế, nhiều nội dung xung
quanh nội dung nguyên tắc này cũng đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu một cách toàn
diện và sâu sắc hơn nữa.
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN
CỨU CỦA LUẬN VĂN
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận
những nội dung cơ bản của nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự và việc áp dụng nguyên tắc này trong thực
tiễn, từ đó xác định những bất cập để đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy
định của BLTTHS liên quan đến nguyên tắc này.
8
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, tác giả luận văn đặt cho mình các nhiệm
vụ nghiên cứu chủ yếu sau:
Về mặt lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử phát triển của các quy phạm
pháp luật về thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố
tụng hình sự Việt Nam từ năm 1945 cho đến nay, phân tích khái niệm, nội dung,
phạm vi, chủ thể, mối quan hệ giữa hoạt động thực hành quyền công tố và hoạt
động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự để làm sáng tỏ bản chất
pháp lý và những nội dung cơ bản của nguyên tắc này theo quy định của luật TTHS
Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng nguyên tắc thực hành
quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự trong thực
tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự nƣớc ta, đồng thời phân tích những tồn tại
xung quanh các quy định trong Bộ luật TTHS thể hiện nguyên tắc này và thực tiễn
áp dụng nhằm kiến nghị sửa đổi một số quy định của BLTTHS liên quan đến
nguyên tắc này trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
3.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng
nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố
tụng hình sự, cụ thể là: khái niệm, nội dung, phạm vi, chủ thể của hoạt động thực
hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự; thực
tiễn áp dụng các quy định thể hiện nguyên tắc này để qua đó kiến nghị sửa đổi, bổ
sung một số quy định của BLTTHS liên quan đến nguyên tắc này.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguyên tắc thực
hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự theo
luật tố tụng hình sự Việt Nam dƣới góc độ của luật tố tụng hình sự, đồng thời, luận
văn cũng có đề cập đến một số quy phạm pháp luật có liên quan nhằm hỗ trợ cho
việc giải quyết nhiệm vụ và đối tƣợng nghiên cứu.
Về thời gian, luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật
tố tụng hình sự Việt Nam có liên quan đến việc thực hiện nguyên tắc thực hành
quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự trong giai
đoạn từ năm 2005-2009.
9
4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về đấu tranh phòng và chống tội
phạm, cũng nhƣ thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý nhƣ: lịch sử
pháp luật, lý luận về Nhà nƣớc và pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, tội
phạm học, luật tố tụng hình sự và triết học, những luận điểm khoa học trong các
công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một
số nhà khoa học pháp lý Việt Nam.
Luận văn sử dụng một số phƣơng pháp tiếp cận để làm sáng tỏ về mặt khoa
học từng vấn đề tƣơng ứng, đó là các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: lịch sử, so sánh,
phân tích, tổng hợp, thống kê; v.v Dựa trên những số liệu thống kê, tổng kết hàng
năm trong các báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo rút kinh
nghiệm về nghiệp vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; cũng nhƣ những thông tin
trên mạng internet để phân tích, tổng hợp các tri thức khoa học luật tố tụng hình sự
và luận chứng các vấn đề tƣơng ứng đƣợc nghiên cứu trong luận văn.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN
Trong luận văn này, tác giả đã giải quyết về mặt lý luận những vấn đề sau:
1) Phân tích một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận về
nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố
tụng hình sự: khái niệm, nội dung, phạm vi, chủ thể của hoạt động thực hành quyền
công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, ranh giới và mối
quan hệ giữa hai hoạt động trên
2) Hệ thống hóa lịch sử phát triển của các quy phạm về thực hành quyền
công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự từ 1945 cho đến
nay để rút ra những nhận xét, đánh giá.
3) Nêu ra thực trạng việc áp dụng nguyên tắc thực hành quyền công tố và
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự trong thực tiễn của Viện
kiểm sát nhân dân từ năm 2005 – 2009 trên cơ sở các báo cáo về công tác kiểm sát
năm của VKSNDTC, qua đó góp phần đánh giá đúng thực trạng áp dụng pháp luật
tố tụng hình sự liên quan đến thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong tố tụng hình sự trong thời gian qua. Đặc biệt, luận văn còn chỉ ra một
số tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn và những nguyên nhân của thực trạng này để
tìm ra giải pháp khắc phục.
10
4) Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân trong thực tiễn áp dụng, luận văn
đã đƣa ra các kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy phạm liên
quan đến nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong tố tụng hình sự trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam để phục vụ yêu cầu
của thực tiễn công tác phòng và chống tội phạm, cũng nhƣ việc bảo đảm việc tuân
thủ pháp luật tố tụng hình sự trong quá trình giải quyết án.
6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN
Về mặt lý luận: Giải quyết về mặt lý luận tổng thể, toàn diện nội dung
nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố
tụng hình sự theo Pháp luật TTHS Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: Góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động
thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự
trong thực tiễn hiện nay, cũng nhƣ đƣa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy phạm có
liên quan đến nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong tố tụng hình sự.
Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo cần thiết cho cán bộ
thực tiễn và các sinh viên, học viên cao học, cũng nhƣ góp phần phục vụ hoạt động
lập pháp, hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự trong quá trình giải
quyết án hình sự.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận
văn gồm 3 chƣơng với các nội dung chủ yếu sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về nguyên tắc thực hành quyền công
tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự.
Chương 2: Thể hiện nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự trong một số quy phạm pháp luật tố tụng
hình sự.
Chương 3: Thực trạng và những số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện nguyên tắc
thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự.
11
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC THỰC
HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN CÔNG TỐ, THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ
VÀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1.1.1. Khái niệm, đối tƣợng, phạm vi, nội dung quyền công tố
1.1.1.1. Khái niệm quyền công tố
Quyền công tố và thực hành quyền công tố là những khái niệm đƣợc nhắc
đến nhiều trong luật tố tụng hình sự (TTHS) nƣớc ta khi đề cập chức năng của Viện
kiểm sát. Điều 138 Hiến pháp năm 1980 lần đầu tiên quy định Viện kiểm sát nhân
dân tối cao nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiểm sát việc tuân theo pháp
luật thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật đƣợc chấp hành nghiêm
chỉnh và thống nhất; các Viện kiểm sát nhân dân địa phƣơng và viện kiểm sát quân
sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách
nhiệm của mình. Quy định này cũng đƣợc thể hiện trong Điều 137 Hiến pháp năm
1992. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân và
các văn bản pháp luật TTHS khác cũng có những quy định tƣơng tự.
Trong khoa học luật TTHS, việc xác định khái niệm quyền công tố và theo
đó là thực hành quyền công tố có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất quan trọng. Giải
quyết tốt vấn đề này giúp cho việc xác định chính xác vai trò, vị trí, chức năng,
nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong hệ thống cơ quan nhà nƣớc nói chung và trong
các cơ quan tƣ pháp nói riêng và đặc biệt là trong TTHS. Vấn đề này càng trở lên
quan trọng hơn bao giờ hết trong quá trình tiến hành cải cách bộ máy nhà nƣớc nói
chung và cải cách tƣ pháp nói riêng.
Khái niệm quyền công tố và thực hành quyền công tố đã đƣợc đề cập nhiều
trong khoa học pháp lí nƣớc ta với các mức độ khác nhau. Mặc dù vậy, quyền công
tố và thực hành quyền công tố vẫn đang là vấn đề phức tạp, đang có nhiều ý kiến
khác nhau, thậm chí trái ngƣợc nhau đòi hỏi phải đƣợc tiếp tục nghiên cứu.
Hiện nay, trong sách báo pháp lí nƣớc ta đang có nhiều quan điểm khác nhau
về quyền công tố của viện kiểm sát. Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đồng ý với
cách tiếp cận, nghiên cứu và lý giải vấn đề công tố, quyền công tố, thực hành quyền
12
công tố đƣợc thể hiện trong công trình nghiên cứu đƣợc thể hiện trong cuốn: “Thực
hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra”
1
của TS. Lê Hữu Thể. Có thể tóm tắt các quan điểm khác nhau đó thành 4 nhóm
chính nhƣ sau:
- Nhóm quan điểm thứ nhất cho rằng, quyền công tố gắn liền với sự phát
triển của khoa học pháp lý, khi mà các khái niệm dân chủ và quyền con ngƣời đƣợc
đề cao, đòi hỏi phải có một cơ quan thay mặt Nhà nƣớc đứng ra bảo vệ quyền bị xét
xử bởi các cơ quan tƣ pháp.
- Nhóm quan điểm thứ hai cho rằng, quyền công tố là một quyền độc lập, chỉ
có trong xã hội dân chủ, nhằm bảo vệ quyền của các chủ thể quan hệ pháp luật khi
tham gia tố tụng tại phiên tòa và thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật
(có thể nằm trong cơ cấu tối cao của pháp viện). Cơ quan công tố là “mối dây liên
lạc giữa các cơ quan công quyền với quần chúng, giữa các cơ quan công quyền với
nhau nhằm phục vụ lợi ích hợp pháp của các bên theo quy định của pháp luật”.
Những ngƣời theo quan điển này nhấn mạnh quyền công tố là một loại quyền năng
mà khi có sự phân chia triệt để ba quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp thì cần
phải có một loại cơ quan đặc biệt để thực hiện quyền tƣ pháp nhƣng “chống” lại
quyền xét xử nhằm bảo vệ các đạo luật, bảo vệ Chính phủ và các thể nhân bị Tòa án
xét xử, đó là quyền công tố.
- Nhóm quan điểm thứ ba cho rằng, quyền công tố là quyền đại diện cho Nhà
nƣớc, đại diện công quyền để đƣa các vụ việc vi phạm trật tự pháp luật thống trị ra
cơ quan xét xử, do đó quyền công tố không thể xuất hiện cùng với nhà nƣớc mà chỉ
xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Tòa án với tƣ cách là cơ quan xét xử chuyên
nghiệp và độc lập.
- Nhóm quan điểm thứ tƣ cho rằng, quyền công tố là một khái niệm pháp lý,
gắn liền với bản chất của nhà nƣớc và xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nƣớc và
pháp luật. Quyền công tố tồn tại trong tất cả các kiểu nhà nƣớc, từ nhà nƣớc chủ nô
đến các nhà nƣớc đại diện.
Qua nghiên cứu lịch sử nhà nƣớc và pháp luật thế giới cho thấy các cơ quan
chuyên trách thực hiện quyền công tố xuất hiện khá muộn, gắn liền với cuộc đấu
tranh chống lại chế độ chuyên chế, phi dân chủ, thực hiện sự phân chia quyền lực
trong bộ máy nhà nƣớc. Tuy nhiên, việc ra đời của các cơ quan chuyên trách thực
hiện quyền công tố không đồng nhất với quyền công tố. Quyền công tố xuất hiện từ
1
Lê Hữu Thể, Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp trong giai đoạn điều tra, NXBTP
năm 2008
13
khi có nhà nƣớc và pháp luật, nó luôn gắn liền với bản chất của nhà nƣớc và là một
một bộ phận không thể tách rời của công quyền và xuất hiện cùng với nhà nƣớc.
Nhà nƣớc xuất hiện và tồn tại khi xuất hiện và tồn tại giai cấp (xuất hiện và tồn tại
những đối kháng mang tính giai cấp). Để quản lý xã hội, Nhà nƣớc phải ban hành
pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội, giữ cho các quan hệ xã hội đƣợc thực
hiện theo ý chí của giai cấp thống trị nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
Trong bất kỳ một xã hội nào, cũng tồn tại những mâu thuẫn mang tính giai cấp và
có những hành vi đấu tranh giai cấp dƣới các hình thức khác nhau, biểu hiện cụ thể
là những hành vi vi phạm pháp luật chống lại ý chí của giai cấp thống trị đe dọa đến
quyền thống trị của nhà nƣớc mà cần phải trừng trị. Và để trừng trị ngƣời vi phạm
pháp luật thì nhà nƣớc phải buộc đƣợc tội họ thông qua một cơ quan của nhà nƣớc,
đại diện cho nhà nƣớc. Quyền buộc tội của Nhà nƣớc chính là quyền công tố, quyền
này có thể do mộ cá nhân, một cơ quan đƣợc nhà nƣớc giao để thực hiện nó tùy
thuộc vào sự phát triển của tổ chức bộ máy nhà nƣớc qua các thời kỳ lịch sử và phụ
thuộc vào bản chất của các kiểu nhà nƣớc.
Mặt khác, qua nghiên cứu so sánh lịch sử TPHS trên thế giới đã cho thấy, về
cơ bản khái niệm quyền công tố đã đƣợc biết đến ngay từ những thời đại xa xƣa của
xã hội loài ngƣời. Chẳng hạn, ở Nhà nƣớc chiếm hữu nô lệ Hy Lạp cổ đại vào thế
kỷ V trƣớc Công nguyên đã tồn tại hai hình thức tố tụng – công tố (hoạt động tố
tụng đối với các vụ án mà trong đó động chạm trực tiếp hay gián tiếp đến các lợi ích
của Nhà nƣớc khi mà ngƣời đại diện của nó bị thiệt hại do sự vi phạm pháp luật) và
tƣ tố (hoạt động tố tụng đối với các vụ án xảy ra do sự vi phạm đến các lợi ích riêng
của ai đó); còn ở La Mã cổ đại trong thời kỳ tan rã của nền dân chủ quân sự và hình
thành nhà nƣớc chiếm hữu nô lệ, thì công tố đã đƣợc tiến hành đối với cả các vụ án
quan trọng nhất trực tiếp xâm hại (hoặc đe dọa nghiêm trọng) đến trật tự xã hội –
các lợi ích công cộng (delicta publica), khác với các vụ án động chạm đến các lợi
ích cá nhân (delicta privata)
2
.
Từ những lí do trên, chúng tôi đồng có cùng quan điểm với nhóm quan điểm
thứ tƣ là: quyền công tố là một khái niệm pháp lý, gắn liền với bản chất của nhà
nước và xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước và pháp luật. Quyền công tố tồn
tại trong tất cả các kiểu nhà nước, từ Nhà nước chủ nô đến các nhà nước đại diện.
2
Lê Cảm, Những vấn đề lý luận về chế định quyền công tố (Nhìn nhận từ góc độ nhà nƣớc pháp quyền) -
.
14
Trên đây là một số nét về quyền công tố, sự xuất hiện của quyền công tố.
Tuy nhiên, ở nƣớc ta hiện nay thì khái niệm về quyền công tố còn có nhiều quan
điểm khác nhau và có thể khái quát lại thì có một số quan điểm sau:
- Quan điểm thứ nhất
3
: Nhóm quan điểm này xuất hiện trƣớc khi Hiến pháp
năm 1992 đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2001. Những ngƣời theo quan điểm này đã
đồng nhất khái niệm quyền công tố với khái niệm kiểm sát các hoạt động tƣ pháp
của Viện kiểm sát. Theo đó tất cả các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật là
thực hành quyền công tố. Cơ sở cho những lập luận này chủ yếu là các quy định của
Luật tổ chức VKSND năm 1981 và 1992. Những ngƣời theo quan điểm này đã
đồng nhất chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong hoạt động tƣ pháp.
Theo chúng tôi, quan điểm này đã phủ nhận tính độc lập của chức năng thực
hành quyền công tố và chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm
sát trong khi hai chức năng này có đối tƣợng tác động, nội dung và phạm vi khác
nhau tác động khác nhau. Mặt khác, quan điểm này còn không phù hợp với quy
định của pháp luật hiện hành vào thời điểm đó.
- Quan điểm thứ hai
4
: Những ngƣời theo quan điểm này cho rằng quyền
công tố là quyền của Nhà nƣớc giao cho Viện kiểm sát truy tố ngƣời phạm tội ra
Tòa án để xét xử. Quan điểm này nhấn mạnh vai trò duy nhất của quyền công tố là
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Phạm vi quyền công tố chỉ giới hạn
trong việc truy tố và buộc tội tại phiên tòa sơ thẩm.
Theo chúng tôi, quan điểm này đã quá thu hẹp phạm vi quyền công tố của
Viện kiểm sát nhân dân. Bản chất của công tố là buộc tội của nhà nƣớc đối với
ngƣời thực hiện hành vi phạm tội. Hoạt động buộc tội không phải chỉ thực hiện tại
phiên tòa, mà nó đƣợc bắt đầu từ khi khởi tố. Ngoài ra, trong thực tế hoạt động thực
hành quyền công tố của Viện kiểm sát còn đƣợc thực hiện trƣớc khi khởi tố vụ án
hình sự, nhƣ trong hoạt động khám nghiệm hiện trƣờng, khám nghiệm tử thi…Hoạt
động buộc tội tại Tòa án chỉ là một trong những hoạt động thực hiện chức năng
công tố của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự.
3
Trƣờng Cao đẳng kiểm sát, Giáo trình Công tác kiểm sát (phần chung) trang 74, Nxb Công An nhân dân,
năm 1984; Giáo trình Công tác kiểm sát , Nxb Công An nhân dân năm 1996 tập 1, trang 85-87; Võ Quang
Nhạn, Bàn về quyền công tố, Tạp Chí công tác kiểm sát số 2/1984.
4
Võ Thọ, một số vấn đề về luật TTHS, Nxb Pháp lý, 1985, trang 86-88; Thạch Giản, Tìm hiểu bộ máy nhà
nƣớc, Viện kiểm sát nhân dân, Nxb Pháp lý, 1982, tr22.
15
- Quan điểm thứ ba: Quan điểm này cho rằng quyền công tố là quyền đại
diện cho nhà nƣớc để đƣa các vụ việc vi phạm pháp luật ra cơ quan xét xử để bảo vệ
lợi ích của Nhà nƣớc.
5
Những ngƣời theo quan điểm này cho rằng quyền công tố xuất hiện từ khi có
nhà nƣớc và đầu tiên đƣợc thể hiện trong lĩnh vực hình sự và sau đó đƣợc mở rộng
sang lĩnh vực dân sự và các lĩnh vực tố tụng tƣ pháp khác. Quyền công tố là một nội
dung của hoạt động thực hiện chức năng của Viện kiểm sát trong lĩnh vực tố tụng
hình sự, tố tụng dân sự và các lĩnh vực tố tụng tƣ pháp khác nhằm đảm bảo mọi
hành vi vi phạm pháp luật, hành vi phạm tội bị xử lý theo pháp luật.
Theo chúng tôi, quan điểm này đã quá mở rộng phạm vi của quyền công tố.
Xuất phát từ bản chất của quyền công tố là quyền buộc tội của nhà nƣớc đối với
ngƣời thực hiện hành vi phạm tội, nên quyền công tố chỉ có trong lĩnh vực tố tụng
hình sự. Các lĩnh vực tố tụng khác, Viện kiểm sát chỉ tham gia kiểm sát việc tuân
theo pháp luật của các chủ thể tham gia vào các hoạt động tố tụng đó. Trong một số
trƣờng hợp, Viện kiểm sát thực hiện việc khởi tố vụ án dân sự, kinh tế, lao động,
hành chính để đƣa hành vi vi phạm pháp luật ra Tòa án để xét xử (theo quy định của
pháp luật tố tụng dân sự trƣớc khi ban hành BLTTDS năm 2004) thì đây là hoạt
động thực hiện quyền hạn theo luật định của Viện kiểm sát để bảo vệ lợi ích chung
chức không phải là quyền công tố.
- Quan điểm thứ tư: Quan điểm này cho rằng, quyền công tố là quyền của
Nhà nƣớc giao cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc truy cứu trách nhiệm
hình sự và áp dụng các chế tài hình sự đối với ngƣời phạm tội. Theo quan điểm này
thì quyền công tố đƣợc thể hiện bằng các hoạt động của Điều tra viên, Kiểm sát
viên và những ngƣời khác mà theo quy định của pháp luật họ có trách nhiệm trong
việc xác định trách nhiệm hình sự của ngƣời phạm tội.
6
Theo chúng tôi, quan điểm này không phù hợp với quy định của pháp luật
hiện hành đồng thời đã đồng nhất chức năng buộc tội, gỡ tội và chức năng xét xử.
Theo quan điểm này thì không chỉ Cơ quan điều tra và cơ quan công tố mà cả Cơ
quan xét xử và cơ quan thi hành án đều là chủ thể thực hiện quyền công tố.
5
Trƣờng Cao đẳng kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Công tác kiểm sát phâng chung,1984, tr 69-72; Trƣờng Cao
đẳng kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Công tác kiểm sát tập 1. Nxb Công an nhân dân, 1996, tr 84-87.
6
Thuật ngữ pháp lý phổ thông tập 1. Nxb Pháp lý, 1986, tr94; Tội phạm học, Luật hình sự và tố tụng hình sự.
Nxb Chính trị quốc gia, 1995, tr 380);
16
- Quan điểm thứ năm: Quan điểm này cho rằng quyền công tố bao gồm cả
quyền khởi tố, điều tra vụ án, truy tố và buộc tội bị cáo trƣớc Tòa án. Quyền công tố
luôn gắn liền với hoạt động buộc tội nhân danh nhà nƣớc, do vậy, quyền công tố chỉ
đƣợc thực hiện duy nhất trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Chủ thể tham gia vào hoạt
động thực hành quyền công tố là Cơ quan điều tra (Điều tra viên) và Viện công tố
(Công tố viên). Hoạt động truy tố ngƣời phạm tội, hành vi phạm tội ra trƣớc Tòa án
để xét xử chỉ do Viện công tố thực hiện. Quyền công tố đƣợc sử dụng để bảo vệ cả
lợi ích công và lợi ích của cá nhân, tổ chức bị hành vi phạm tội xâm hại.
- Quan điểm thứ sáu: Quan điểm này cho rằng, quyền công tố là quyền của
Nhà nƣớc đƣa các việc làm phạm pháp liên quan đến lợi ích chung ra Tòa án để xét
xử. Những ngƣời theo quan điểm này kết luận: Quyền công tố là quyền nhân danh
nhà nƣớc truy cứu trách nhiệm pháp lý đến cùng đối với ngƣời có hành vi phạm tội
hoặc hành vi vi phạm pháp luật, mọi hoạt động xâm hại đến lợi ích chung, nhằm
mục đích duy trì trật tự của cộng đồng, trật tự pháp luật mà nhà nƣớc đặt ra để duy
trì, củng cố và phát triển các quan hệ xã hội. Quyền công tố không chỉ có trong lĩnh
vực hình sự mà còn có trong các lĩnh vực khác nhƣ dân sự, hành chính, kinh tế, lao
động.
7
Quan điểm này coi mọi việc đƣa ra Tòa án để giải quyết đều do vi phạm
pháp luật. Theo chúng tôi thì quan điểm nhƣ vậy là không đủ cơ sở, bởi lẽ trong
thực tiễn tố tụng thì ngoài lĩnh vực tố tụng hình sự, ngƣời thực hiện hành vi phạm
tội ngoài khách thể trực tiếp (quan hệ xã hội trực tiếp bị tội phạm xâm hại) thì đều
xâm hại đến trật tự xã hội chung. Còn trong các lĩnh vực tố tụng khác, hoạt động xét
xử của Tòa án đều nhằm bảo vệ, xác định quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia
tranh chấp mà các quan hệ pháp lý trong các vụ việc tranh chấp không phải lúc nào
cũng phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật.
- Quan điểm thứ bẩy: Quan điểm này cho rằng quyền công tố là quyền đƣợc
hành xử nhân danh xã hội, vì lợi ích chung cho xã hội, với mục đích là Tòa án tuyên
một hình phạt đối với ngƣời phạm pháp
8
. Những ngƣời theo quan điểm này cho
rằng, hành vi đƣa các phạm nhân ra Tòa án để xét xử là truy tố. Quyền truy tố ấy là
công tố quyền, vì là quyền của cộng đồng xã hội trừng trị ngƣời phạm tội qua các
đại diện của xã hội. Các Thẩm phán đƣợc giao nhiệm vụ thực hành công tố quyền là
7
Đỗ Văn Đƣơng – Khái niệm, đối tƣợng, phạm vi, nội dung quyền công tố. Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ
“Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực tiễn hoạt động công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay”,
1999, tr 138-140; Trƣờng Cao đẳng kiểm sát Hà Nội. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Một số vấn đề góp
phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp, 1997, tr6-17.
8
Lê Tài Triển, Nhiệm vụ của Công tố viện, Sài Gòn 1970, tr6;
17
các Thẩm phán công tố
9
. Và về bản chất, quyền công tố thuộc về xã hội và chỉ có
xã hội mới có quyền trừng phạt, do đó, phạm vi quyền công tố chỉ giới hạn trong tố
tụng hình sự và trƣớc Tòa án.
Trên đây là một số quan điểm về quyền công tố. Chúng tôi đồng nhất với
cách phân tích, lập luận thể hiện quan điểm cho rằng quyền công tố chỉ có thể đƣợc
xem xét trong mối liên hệ với lĩnh vực pháp luật tố tụng hình sự, nó luôn gắn liền
với việc nhân danh nhà nƣớc (nhân danh công quyền) chống lại hình thức vi phạm
pháp luật nghiêm trọng (tội phạm). Bản chất của hoạt động tố tụng hình sự là hoạt
động của các cơ quan tiến hành tố tụng để phát hiện và truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với ngƣời phạm tội. Trong hoạt động tố tụng hình sự luôn tồn tại ba chức năng
tố tụng cơ bản đó là chức năng buộc tội; chức năng gỡ tôi; chức năng xét xử. Buộc
tội là một chức năng tố tụng nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngƣời phạm
tội. Cơ quan thực hiện chức năng buộc tội có trách nhiệm và có quyền đƣa ra lời
cáo buộc cụ thể đối với cá nhân cụ thể và có nhiệm vụ đƣa ra những tài liệu, chứng
cứ cụ thể cho sự buộc tội đó. Với những lập luận cụ thể, chúng tôi đƣa ra khái niệm
quyền công tố nhƣ sau:
10
Quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nước thực hiện việc truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Quyền này thuộc về Nhà nước, được Nhà
nước giao cho một cơ quan thực hiện (ở nước ta là Viện kiểm sát nhân dân) để phát
hiện tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Cơ quan có
chức năng thực hành quyền công tố phải có trách nhiệm bảo đảm việc thu thập đầy
đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội. Trên cơ sở đó quyết
định truy tố bị can ra trước Tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó trước phiên tòa.
1.1.1.2. Đối tượng, nội dung và phạm vi quyền công tố:
- Đối tƣợng của quyền công tố là cái mà quyền công tố tác động vào nhằm
đạt đƣợc mục đích cụ thể nào đó. Hiện nay, do xuất phát từ những quan điểm khác
nhau về quyền công tố nên đối tƣợng của quyền công tố cũng có những quan điểm
khác nhau tƣơng ứng. Về vấn đề này, xuất phát tƣ khái niệm về quyền công tố thì
chúng tôi cho rằng đối tƣợng của quyền công tố chỉ là tội phạm và ngƣời phạm tội.
- Nội dung của quyền công tố: Cũng nhƣ khái niệm, đối tƣợng của quyền
công tố, nội dung của quyền công tố cũng có những quan điểm khác nhau mà xuất
9
Hoàng Tuấn Lộc, Hình sự tố tụng chú giải. Quyển 1. Sài Gòn, 1973.
10
Lê Hữu Thể, Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp trong giai đoạn điều tra. Nxb Tƣ
pháp, 2008, tr35-42.
18
phát điểm là từ những quan điểm khác nhau về khái niệm quyền công tố. Trên cơ sở
quan điểm mà chúng tôi đã trình bày về khái niệm, đối tƣợng quyền công tố thì theo
chúng tôi, nội dung của quyền công tố là sự buộc tội đối với ngƣời đã thực hiện
hành vi phạm tội.
- Phạm vi quyền công tố: Phạm vi quyền công tố đến nay vẫn có nhiều quan
điểm khác nhau, cụ thể:
Quan điểm thứ nhất: Quan điểm này cho rằng, quyền công tố không chỉ có
trong lĩnh vực tố tụng hình sự mà còn có trong các lĩnh vực tố tụng dân sự, tố tụng
hành chính, tố tụng kinh tế, tố tụng lao động;
11
Quan điểm thứ hai: Quan điểm này cho rằng, quyền công tố chỉ trong lĩnh
vực tố tụng hình sự.
Chúng tôi đồng nhất với quan điểm này vì xuất phát từ quan điểm quyền
công tố là quyền nhân danh Nhà nƣớc thực hiện việc buộc tội đối với ngƣời phạm
tội. Tuy nhiên, trong về phạm vi quyền công tố trong tố tụng hình sự cũng có nhiều
quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng phạm vi quyền công tố đƣợc bắt đầu
từ sau khi kết thúc việc điều tra, vụ án hình sự đƣợc chuyển sang Viện kiểm sát để
truy tố ngƣời phạm tội ra Tòa án và chấm dứt sau khi Tòa án xét xử xong và tuyên
bản án có hiệu lực pháp luật. Phạm vi quyền công tố chỉ bao gồm hai giai đoạn
trong tố tụng hình sƣ: Truy tố bị can ra Tòa và buộc tội bị cáo tại Tòa
12
. Quan điểm
khác cho rằng, phạm vi quyền công tố bắt đầu từ khi có tội phạm xảy ra và kết thúc
khi ngƣời phạm tội chấp hành xong bản án. Quan điểm này lại quá mở rộng phạm
vi quyền công tố, bởi lẽ: Công tố là hoạt động buộc tội nên nó phải đƣợc bắt đầu khi
có tội phạm xảy ra trong thực tế khách quan và đƣợc bắt đầu bằng các hoạt động thu
thập tài liệu, chứng cứ để phát hiện tội phạm và ngƣời phạm tội. Hoạt động buộc tội
đƣợc thực hiện theo các thủ tục chặt chẽ và nó kết thúc khi ngƣời thực hiện hành vi
phạm tội bị coi là có tội, tức khi đã có bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật kết
tội đối với bị cáo và không bị kháng nghị. Các hoạt động thực thi bản án, quyết định
đã có hiệu lực của Tòa án là việc nhà nƣớc thi hành hình phạt đã áp dụng đối với
một ngƣời bị coi là có tội – đã buộc tội xong, nên trong giai đoạn thi hành án không
có quyền công tố.
11
Phạm Hồng Hải, Bàn về quyền công tố. Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ “Những vấn đề lý luận về quyền
công tố và thực tiễn hoạt động công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay”, 1999, tr 89; - Trƣờng Cao đẳng
kiểm sát Hà Nội. Giáo trình Công tác kiểm sát Tập 1 Sdd, tr84-91.
12
Võ Thọ, Một số vấn đề về luật TTHS, NXB Pháp lý, 1985, tr 86-88; Thạch Giản, Tìm hiểu bộ máy nhà
nƣớc, NXB. Pháp lý, 1982, tr22.
19
Theo quan điểm của chúng tôi thì phạm vi của quyền công tố được bắt đầu
từ khi tội phạm được thực hiện và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật, không
bị kháng cáo, kháng nghị.
1.1.2. Khái niệm, đối tƣợng và phạm vi thực hành quyền công tố
1.1.2.1. Khái niệm
Để thực hiện quyền công tố, Nhà nƣớc phải ban hành các quy định pháp luật
cụ thể trong suốt quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự thể hiện nội dung của
quyền công tố và quy định trách nhiệm cụ thể cho cơ quan đƣợc nhà nƣớc giao
quyền công tố, các cơ quan thực hiện các nhiệm vụ trong sự phối hợp với cơ quan
công tố trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngƣời phạm tội. Cơ quan
đƣợc giao thực hiện các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố là cơ
quan thực hành quyền công tố.
Ở Việt Nam, căn cứ vào các quy định của pháp luật từ năm 1960 đến nay thì
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan đƣợc giao chức năng thực hành quyền công tố.
Để thực hiện chức năng này, pháp luật cũng quy đinh những nhiệm vụ, quyền hạn
cụ thể của Viện kiểm sát khi thực hiện quyền công tố trong các giai đoạn tố tụng
hình sự. Theo quy định tại Điều 13 BLTTHS năm 2003 thì Viện kiểm sát đƣợc áp
dụng các biện pháp do BLTTHS quy định để xác định tội phạm và xử lý ngƣời
phạm tội. Trong thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và theo các quy định
của pháp luật thì Cơ quan điều tra và Tòa án các cấp cũng thực hiện hoạt động khởi
tố vụ án hình sự nhƣng các cơ quan này không phải đang thực hiện các nội dung
pháp lý thuộc quyền công tố hay không. Hoạt động của Cơ quan điều tra trong việc
khởi tố, điều tra thực chất là hoạt động hỗ trợ, phục vụ cho quyền công tố. Trên cơ
sở kết quả điều tra, Viện kiểm sát tiến hành truy tố ra Tòa án để xét xử. Tại phiên
tòa, Viện kiểm sát thực hiện các hoạt động thực hành quyền công tố tại phiên tòa.
Trên cơ sở lời luận tội của Kiểm sát viên và kết quả tranh luận dân chủ tại phiên tòa,
Tòa án ra bản án, quyết định về tội danh, hình phạt đối với bị cáo.
Từ sự phân tích trên chúng tôi cho rằng, thực hành quyền công tố là hoạt
động thực hiện các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố của cơ quan
được giao thực hiện quyền công tố thông qua các hành vi tố tụng theo quy định của
BLTTHS để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội trong các giai đoạn điều
tra, truy tố và xét xử.
1.1.2.2. Đối tượng và phạm vi của thực hành quyền công tố
20
- Đối tƣợng của hoạt động thực hành quyền công tố là cái mà các hoạt động
thực hành quyền công tố tác động vào. Trên cơ sở xác định đối tƣợng của quyền
công tố là tội phạm và ngƣời phạm tội thì có thể xác định đối tƣợng của hoạt động
thực hành quyền công tố cũng là tội phạm và ngƣời phạm tội.
- Phạm vi thực hành quyền công tố và phạm vi quyền công tố có những khác
nhau cơ bản. Trên cơ sở quan điểm phạm vi quyền công tố đƣợc bắt đầu từ khi tội
phạm xảy ra và kết thúc khi có bán án của Tòa án có hiệu lực pháp luật không bị
kháng nghị. Nhƣ vậy, quyền công tố luôn đƣợc phát sinh khi có tội phạm xảy ra,
cho dù tội phạm đó có đƣợc phát hiện hay chƣa bị phát hiện để tiến hành khởi tố
điều tra. Về mặt lý thuyết, khi nào có tội phạm trong thực tế xảy ra thì quyền công
tố phát sinh. Còn thời điểm kết thúc của quyền công tố cần phải hiểu là không phải
trong trƣờng hợp nào cúng phải đợi đến khi có bản án của Tòa án có hiệu lực pháp
luật và không bị kháng nghị. Trong nhiều trƣờng hợp việc kết thúc quyền công tố có
thể kết thúc sớm hơn, nhƣ trong trƣờng hợp ngƣời phạm tội đƣợc miễn trách nhiệm
hình sự.
Đối với phạm vi thực hành quyền công tố thì thời điểm phát sinh hoạt động
thực hành quyền công tố phải là thời điểm đƣợc sử dụng các quyền năng pháp lý
công khai để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngƣời phạm tội, tức là sau khi tội
phạm đã đƣợc phát hiện (xác định có dấu hiệu của tội phạm) và có quyết định khởi
tố vụ án hình sự. Thời điểm kết thúc hoạt động thực hành quyền công tố có sự trùng
khớp với thời điểm kết thúc quyền công tố, đó là khi vụ án hình sự bị đình chỉ hoặc
khi có bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật và không bị khác nghị.
1.1.3. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự
1.1.3.1. Khái quát các quy định của pháp luật Việt Nam về chức năng kiểm
sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự là một trong những
hoạt động thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tƣ
pháp của Viện kiểm sát nhân dân. Nghiên cứu những quy định của pháp luật nƣớc
ta từ những năm 1950 đến nay, chức năng này của Viện kiểm sát nhân dân có
những thay đổi về phạm vi, đối tƣợng và nội dung hoạt động kiểm sát việc tuân theo
pháp luật.
Căn cứ quy định của pháp luật quy định về vị trí, chức năng của cơ quan
công tố sau cải cách tƣ pháp lần thứ nhất (năm 1950) đến trƣớc khi thành lập Viện
công tố độc lập (năm 1958) cho thấy, ngày 22/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký
21
Sắc lệnh số 85-SL về cải cách tƣ pháp luật tố tụng; Sắc lệnh số 103-SL ngày
05/6/1950 quy định mối liên hệ giữa Ủy ban kháng chiến hành chính với các cơ
quan chuyên môn. Trong giai đoạn này, hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong lĩnh vực tố tụng hình sự đã đƣợc thể hiện trong Sắc lệnh số 150-SL ngày
07/11/1950 quy định: về lĩnh vực giam giữ thì Ban giám thị đặt dƣới quyền kiểm
soát của Công tố ủy viên tỉnh hoặc liên khu. Ban giám thị phải báo cáo lên Ủy ban
kháng chiến hành chính tỉnh hoặc liên khu, đồng thời báo cáo lên Công tố ủy viên
cấp tƣơng đƣơng, Công tố ủy viên có quyền gia hạn giam cứu và ra lệnh tha. Trong
công tác kiểm sát thi hành án, Biện lý có thẩm quyền giám sát Thẩm phán Tòa án
huyện thi hành các bản án hình sự, dân sự đã có hiệu lực pháp luật…
Thể chế hóa Nghị quyết của Quốc hội nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa
khóa 8, tại phiên họp ngày 29/4/1958 thông qua Đề án tăng cƣờng bộ máy Chính
phủ và bộ máy nhà nƣớc, trong đó có nội dung thành lập Viện công tố và Hệ thống
công tố tách khỏi Bộ Tƣ pháp, đặt Viện công tố Trung ƣơng trực thuộc Hội đồng
Chính phủ. Ngày 01/7/1959, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Nghị định 256-TTg tổ
chức và nhiệm vụ của Viện công tố, theo đó, nhiệm vụ của Viện công tố là: “Giám
sát việc tuân thủ và chấp hành pháp luật của Nhà nước, truy tố theo pháp luật hình
sự những kẻ phạm pháp để bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, giữ gìn trật tự an ninh,
bảo vệ tài sản của công, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, bảo đảm công cuộc
kiến thiết và cải tạo xã hội chủ nghĩa tiến hành thuận lợi”. Để thực hiện nhiệm vụ
chung này, Viện công tố có những nhiệm vụ cụ thể: Điều tra, truy tố trƣớc Tòa án
những kẻ phạm pháp về hình sự; Giám sát việc chấp hành pháp luật trong việc xét
xử của Tòa án; giám sát việc chấp hành pháp luật trong việc thi hành các bản án về
hình sự, dân sự và trong hoạt động của cơ quan giam giữ và cải tạo; khởi tố và tham
gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng có liên quan đến lợi ích của nhà
nƣớc và nhân dân.
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 1959, ngày 15/7/1960, Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân 1960 đƣợc ban hành. Chức năng của Viện kiểm sát nhân
dân là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ,
các cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng, các nhân viên cơ quan nhà nƣớc và công dân.
Với chức năng nhƣ vậy, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể:
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các nghị quyết, quyết định, thông tư, chỉ thị
và biện pháp của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ và cơ quan Nhà nước địa
phương; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của nhân viên cơ quan Nhà nước và của
công dân; Điều tra những việc phạm pháp về hình sự và truy tố trƣớc Toà án nhân
22
dân những ngƣời phạm pháp về hình sự; Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
việc điều tra của cơ quan Công an và của cơ quan điều tra khác; Kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong việc xét xử của các Toà án nhân dân và trong việc chấp hành
các bản án; Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giam giữ của các trại
giam; Khởi tố, hoặc tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng liên quan
đến lợi ích của Nhà nƣớc và của nhân dân.
Ngày 01/02/1963 Bộ Chính trị có Nghị quyết số 68-NQ/TW về công tác
kiểm sát, trong đó tiếp tục khẳng định: “…ngành Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ
kiểm sát việc tuân theo pháp luật, làm cho pháp luật được chấp hành một cách
nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế xã hội chủ nghĩa được tôn trọng, do đó góp
phần vào việc tăng cường chuyên chính đối với bọn phản cách mạng, bảo đảm các
quyền dân chủ của nhân dân được tôn trọng, đồng thời cũng góp phần vào việc
tăng cường kỷ luật xã hội trong quần chúng nhân dân”. Để ngành kiểm sát nhân
dân làm tốt nhiệm vụ đƣợc giao, Bộ Chính trị quyết định: “ngành Kiểm sát nhân
dân có trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước
theo đúng Luật tổ chức VKSND đã quy định, nhằm làm cho pháp luật được thực
hiện thống nhất trong cả nước”. Viện kiểm sát phải “kết hợp kiểm sát các văn bản
và biện pháp có tính chất luật pháp của các cơ quan với việc xem xét kết quả của
việc thi hành những văn bản và biện pháp đó trong nhân dân để kịp thời phát hiện
những vi phạm pháp luật của cán bộ, nhân dân và đề ra yêu cầu sửa chữa”.
Ngày 16/5/1978, Ban Bí thƣ ra Thông báo số 07-TB/TW về công tác của
Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân, trong đó xác định: phƣơng hƣớng,
nhiệm vụ công tác của hai ngành phải quán triệt những yêu cầu cơ bản của tình hình
và nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới nhƣ Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ
IV đã đề ra. Trong giai đoạn này thì chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát chƣa có
gì thay đổi theo quy định của Luật tổ chức VKSND năm 1960.
Sau khi Hiến pháp năm 1980 ban hành, ngày 04/7/1981 Quốc hội khóa VIII
kỳ họp thứ nhất đã thông qua Luật tổ chức VKSND năm 1981, Luật mới vẫn giữ
nguyên chức năng của Viện kiểm sát nhƣ Luật tổ chức VKSND 1960, đồng thời có
những bổ sung và cụ thể hóa nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND.
Theo quy định tại Điều 1 Luật tổ chức VKSND năm 1981 thì chức năng của
VKSND là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các Bộ và cơ quan khác thuộc Hội
đồng bộ trƣởng, các cơ quan chính quyền địa phƣơng, tổ chức xã hội và đơn vị vũ
trang nhân dân, các nhân viên Nhà nƣớc và công dân, thực hành quyền công tố, bảo
đảm cho pháp luật đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát
23
nhân dân địa phƣơng, các Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật,
thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Năm 1992, Hiến pháp mới đƣợc ban hành. Theo quy định tại Điều 137 Hiến
pháp năm 1992 thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát việc tuân theo pháp luật
của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan
chính quyền địa phƣơng, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân
và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật đƣợc chấp hành
nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phƣơng, các Viện
kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong
phạm vi trách nhiệm do luật định. So với Hiến pháp năm 1980 thì chức năng kiểm
sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát không có gì thay đổi.
Trên cơ sơ chủ trƣơng của Đảng về “cải cách tổ chức, nâng cao chất lƣợng
của cơ quan tƣ pháp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan và cán bộ tƣ pháp
trong công tác điều tra, bắt, giam, giữ, truy tố, xét xử, thi hành án, không để xẩy ra
các trƣờng hợp oan, sai. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện tốt chức năng công tố và
kiểm sát các hoạt động tƣ pháp” (Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ƣơng
Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng). Hội nghị lần
thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX xác định những nội dung về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 xác định: “Cần sửa đổi, bổ
sung chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân theo hƣớng: Viện kiểm sát
nhân dân chỉ thực hiện quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, không
thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, tổ chức và
cá nhân”. Hiến pháp năm 1992 đƣợc sửa đổi nhằm thể chế hóa các chủ trƣơng đƣợc
thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, trong đó chức năng, nhiệm vụ
của Viện kiểm sát có sự thay đổi, đó là sự xóa bỏ công tác kiểm sát viêc tuân theo
pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội, nhấn mạnh việc tăng cƣờng
chức năng thực hành quyền công tố và ghi nhận chức năng kiểm sát các hoạt động
tƣ pháp. Luật tổ chức VKSND năm 2002 đã thể chế hóa quy định của Hiến pháp về
chức năng, nhiệm vụ của VKSND. Theo quy định tại Điều 1 Luật tổ chức VKSND
thì Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ
pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện
chức năng, nhiệm vụ bằng những công tác sau đƣợc quy định tại Điều 3 Luật tổ
chức VKSND năm 2002.
Từ những quy định của pháp luật đƣợc trình bày ở trên cho thấy chức năng
kiểm sát việc tuân theo pháp luật đã đƣợc Nhà nƣớc giao cho Viện kiểm sát nhân
24
dân từ khi thành lập Viện kiểm sát nhân dân năm. Trong thời kỳ từ những năm 1960
đến năm 1992, chức năng này đƣợc coi là một chức năng quan trọng, chủ yếu của
Viện kiểm sát nhân dân với phạm vi công tác rộng lớn, bao trùm mọi mặt của đời
sống xã hội. Đến năm 2001, thực hiện chủ trƣơng của Đảng về cải cách bộ máy nhà
nƣớc, cải cách hành chính và cải cách tƣ pháp đƣợc đề ra trong Nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ IX, Hiến pháp năm 1992 đƣợc sửa đổi, một trong những nội dung
đƣợc sửa đổi là điều chỉnh lại chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện
kiểm sát, theo đó Viện kiểm sát nhân dân chỉ thực hiện hai chức năng là thực hành
quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp.
1.1.3.2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự và kiểm sát
các hoạt động tư pháp.
- Khái niệm “Kiểm sát”:
+ Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học thuộc Viện ngôn ngữ -
Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia xuất bản năm 2000, thì “kiểm sát”
có nghĩa là kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của Nhà nƣớc.
+ Theo Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản năm 2002 do Hội đồng quốc
gia chỉ đạo biên sọan, thì “kiểm sát” là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nhằm
kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan Nhà nƣớc
+ Theo Từ điển luật học do Viện Khoa học pháp lý - Bộ tƣ pháp xuất bản
năm 2006, thì “kiểm sát hoạt động tƣ pháp” là kiểm tra, giám sát, xem xét, theo dõi
việc tuân theo pháp luật đối với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, giam
giữ, cải tạo của các cơ quan tiến hành tố tụng
Theo cách giải thích khái niệm “kiểm sát” của các cuốn Từ điển nêu trên,
chúng tôi cho rằng, kiểm sát gồm 2 loại hình họat động cơ bản - giám sát và kiểm
tra. Hoạt động giám sát là hoạt động theo dõi các họat động của các đối tƣợng bị
giám sát và khi cần thiết thì sử dụng các biện pháp tác động phù hợp để yêu cầu
ngƣời, cơ quan bị giám sát có hành vi vi phạm pháp luật sửa chữa vi phạm đó. Hoạt
động kiểm tra là hoạt động xem xét, đánh giá hoạt động của ngƣời, cơ quan bị kiểm
tra. Ngƣời kiểm tra có quyền kiểm tra bất kỳ lúc nào, có quyên yêu cầu bên bị kiểm
tra cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan để xác định hoạt động của đối tƣợng bị
kiểm tra có đúng qui định của pháp luật hay không và nếu có sai phạm thì sai phạm
ở chỗ nào, theo điều khoản nào của văn bản pháp luật nào?. Ngƣời thực hiện hoạt
động kiểm sát, cũng nhƣ ngƣời thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát không phải là
ngƣời trực tiếp hay gián tiếp thực hiện các hoạt động của ngƣời bị kiểm sát, của
25
ngƣời bị kiểm tra, bị giám sát. Ngƣời tiến hành hoạt động kiểm sát là ngƣời “đứng
ngoài” hoạt động đó. Ví dụ, kiểm sát điều tra cũng nhƣ các họat động kiểm sát
khác, chẳng hạn nhƣ kiểm sát thi hành án , hoạt động điều tra, hoạt động thi hành
án là đối tƣợng bị kiểm sát thì Viện kiểm sát không phải là cơ quan thực hiện các
hoạt động thi hành án, thực hiện các hoạt động điều tra Hoạt động điều tra, hoạt
động thi hành án do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền khác tiến hành và Viện kiểm
sát chỉ là ngƣời, cơ quan “đứng ngoài” kiểm sát hoạt động của các cơ quan này để
bảo đảm hoạt động điều tra, thi hành án đƣợc thực hiện đúng theo qui định của
pháp luật, tuân thủ pháp luật. Khi phát hiện hoạt động điều tra, hoạt động thi hành
án có vi phạm pháp luật, thì Viện kiểm sát phải tiến hành các hoạt động: kiểm tra,
xác minh để tìm chứng cứ khẳng định hoat động điều tra, thi hành án… có vi phạm
pháp luật, sau đó Viện kiểm sát áp dụng biện pháp phù hợp để loại trừ vi phạm, nhƣ
kháng nghị, kiếm nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần
thiết để loại trừ vi phạm, khôi phục lại trật tự pháp luật đã bị xâm phạm. Trong
trƣờng hợp khẩn cấp Viện kiểm sát có quyền tạm đình chỉ việc thực hiện quyết
định, hành vi vi phạm pháp luật để chờ quyết định chính thức của cơ quan có thẩm
quyền. Nếu cơ quan, ngƣời đã có hành vi vi phạm mà không loại trừ vi phạm đó thì
cơ quan có thẩm quyền cấp trên của ngƣời đó, cơ quan đó phải có trách nhiệm áp
dụng biện pháp khắc phục vi phạm một cách triệt để.
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự:
Theo pháp luật TTHS Việt Nam, tố tụng hình sự là toàn bộ quá trình giải
quyết vụ án hình sự, từ khởi tố, điều tra, truy tố đến xét xử và thi hành án. Nói cách
khác, tố tụng hình sự là toàn bộ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời
tham gia tố tụng và cá nhân, cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội nhằm giải quyết vụ
án khách quan, toàn diện, nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật”
13
, các hoạt
động tố tụng hình sự bao gồm:
+ Hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự: là hoạt
động của các cơ quan: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án. Đây là các cơ quan
có vai trò chủ đạo trong việc giải quyết các vụ án hình sự.
+ Hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng đƣợc thực hiện thông qua hoạt
động của ngƣời tiến hành tố tụng. Ngƣời tiến hành tố tụng là những công chức
trong cơ quan tiến hành tố tụng, đƣợc bổ nhiệm vào các chức danh tố tụng, có thẩm
13
Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học
Quốc gia, 2005.
26
quyền thực hiện những hoạt động tố tụng nhất định trong phạm vi chức năng, nhiệm
vụ của cơ quan đó nhằm góp phần giải quyết vụ án hình sự.
+ Hoạt động của những ngƣời tham gia tố tụng: Bao gồm hoạt động của
ngƣời tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (ngƣời bị tạm
giữ, bị can, bị cáo, ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan); hoạt động của ngƣời tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của ngƣời khác; hoạt động của ngƣời tham gia tố tụng nhằm giúp cơ
quan tiến hành tố tụng xác định sự thật vụ án (ngƣời làm chứng, ngƣời giám định,
ngƣời phiên dịch).
Bộ luật TTHS còn quy định cả nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các
cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, các cơ quan, tổ
chức và công dân trong việc thực hiện một số biện pháp ngăn chặn, thi hành bản án,
quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng… Nhƣ vậy, trong một chừng mực nhất
định, đây cũng là các hoạt động tố tụng hình sự.
Tất cả các hoạt động nêu trên đều phát sinh trong lĩnh vực tố tụng hình sự, có
thể coi là các hoạt động tố tụng hình sự, do đó, kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong tố tụng hình sự là kiểm sát tất cả các hoạt động nêu trên, của các chủ thể nêu
trên.
- Kiểm sát các hoạt động tư pháp:
Kiểm sát các hoạt động tƣ pháp – với tƣ cách là chức năng cơ bản của Viện
kiểm sát, khi nghiên cứu vấn đề này, cho đến nay vẫn còn nhiều quan điểm khác
nhau, cụ thể:
+ Quan điểm thứ nhất: Quan điểm này căn cứ vào quy định của Luật tổ chức
VKSND năm 2002 cho rằng, kiểm sát các hoạt động tƣ pháp chỉ bao gồm kiểm sát
các hoạt động tố tụng hình sự nhƣ điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
14
+ Quan điểm thứ hai: Quan điểm này tƣơng tự nhƣ quan điểm thứ nhất
nhƣng khác ở phạm vi kiểm sát thi hành án. Với quan niệm nội dung của hoạt động
thi hành án gồm hai phần, đó là phần hoạt động đƣợc coi là hoạt động tƣ pháp nhƣ:
Tòa án ra quyết định thi hành án hình sự; các cơ quan thi hành án ra quyết định thi
hành các quyết định dân sự trong bản án hình sự. Còn phần hoạt động tác nghiệp thi
hành án, khi cơ quan công an, UBND các cấp, Cơ quan thi hành án dân sự…tổ chức
thi hành các bản án, quyết định của Tòa án nói chung là hoạt động hành chính tƣ
14
Võ Khánh Vinh, Về quyền tƣ pháp trong Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân
ở nƣớc ta. Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 8/2003, tr 3.)