Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về những loại người đồng phạm trong Luật Hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 116 trang )

1

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



MAI LAN NGỌC



MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ NHỮNG LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật hình sự
Mã số : 60 38 40



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌc



HÀ NỘI - 2012
Công trình được hoàn thành
tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội




Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Tiến Việt




Phản biện 1:


Phản biện 2:



Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2012.




Có thể tìm hiểu luận văn
tại Trung tâm thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội Trung
tâm tư liệu - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội


3













MỤC LỤC



Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


Danh mục các bảng


MỞ ĐẦU
1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHỮNG LOẠI NGƯỜI

ĐỒNG PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
8
1.1.
Khái niệm đồng phạm và các hình thức đồng phạm
8
1.1.1.
Khái niệm đồng phạm
8
1.1.2.
Các hình thức đồng phạm
9
1.2.
Những loại người đồng phạm
12
1.2.1.
Người thực hành
13
1.2.2.
Người tổ chức
19


4
1.2.3.
Người xúi giục
28
1.2.4.
Người giúp sức
31
1.3.

Trách nhiệm hình sự đối với những loại người đồng phạm
33
1.3.1.
Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự đối với những
người đồng phạm trong trường hợp đồng phạm hoàn thành
33
1.3.2.
Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm trong
trường hợp đồng phạm chưa hoàn thành
35
3.1.2.1.
Trách nhiệm hình sự của người thực hành trong các giai
đoạn thực hiện tội phạm
36
3.1.2.2.
Trách nhiệm hình sự đối với người tổ chức trong các giai
đoạn thực hiện tội phạm
37
3.1.2.3.
Trách nhiệm hình sự đối với người xúi giục trong các giai
đoạn thực hiện tội phạm
37
3.1.2.4.
Trách nhiệm hình sự đối với người giúp sức trong các giai
đoạn thực hiện tội phạm
38
3.1.3.
Trách nhiệm hình sự của những loại người đồng phạm trong
trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
39

3.1.3.1.
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người thực hành
40
3.1.3.2.
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người tổ chức
40
3.1.3.3.
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người xúi giục
41
3.1.3.4.
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người giúp sức
41

Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ
NHỮNG LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM
42
2.1.
Các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về những loại
người đồng phạm
42


5
2.1.1.
Giai đoạn từ Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước
pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự năm 1985
42
2.1.2.
Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 cho

đến nay
49
2.2.
Các quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế
giới về những loại người đồng phạm
58
2.2.1.
Bộ luật hình sự Liên bang Nga
59
2.2.2.
Bộ luật hình sự Trung Quốc
62
2.2.3.
Bộ luật hình sự Nhật Bản
65
2.2.4.
Bộ luật hình sự Vương quốc Bỉ
67
2.2.5.
Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức
69

Chương 3: THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH NHỮNG LOẠI NGƯỜI ĐỒNG
PHẠM, VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ MỘT
SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999
VỀ NHỮNG LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM
72
3.1.
Thực tiễn xác định những loại người đồng phạm theo quy

định của Bộ luật hình sự năm 1999
72
3.1.1.
Thực tiễn xét xử những loại người đồng phạm theo quy định
của Bộ luật hình sự năm 1999
72
3.1.2.
Các quy định về mặt lập pháp liên quan đến vấn đề những
loại người đồng phạm
80
3.2.
Vấn đề hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm
1999 về những loại người đồng phạm
83
3.2.1.
Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình
sự năm 1999 về những loại người đồng phạm
83
3.2.2.
Nội dung sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999 về
những loại người đồng phạm
88
3.3.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của
96


6
Bộ luật hình sự năm 1999 về những loại người đồng phạm
3.3.1.

Tăng cường giải thích pháp luật, hướng dẫn áp dụng pháp luật
96
3.3.2.
Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức
pháp luật và trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ thẩm
phán Tòa án các cấp
97
3.2.3.
Tăng cường kiểm sát việc áp dụng pháp luật hình sự liên
quan đến những loại người đồng phạm của Viện kiểm sát
nhân dân
99

KẾT LUẬN
102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
105


7




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS
: Bộ luật hình sự
CTTP

: Cấu thành tội phạm
CSPL
: Cơ sở pháp lý
HSST
: Hình sự sơ thẩm
PLHS
: Pháp luật hình sự
TAND
: Tòa án nhân dân
TANDTC
: Tòa án nhân dân tối cao
TNHS
: Trách nhiệm hình sự


8




DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
3.1
Số liệu thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
về tổng kết công tác xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm qua
các năm 2005 - 2009

74
3.2
Một số nhóm tội, loại tội trong số 196 bản án có đồng
phạm mà tác giả đã nghiên cứu
74



9
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự (BLHS) là do có tính
chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
không những là một đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản, mà còn là thuộc tính khách
quan, tất yếu và thể hiện bản chất xã hội - pháp lý của từng hành vi phạm tội
cụ thể. Tội phạm có tính chất nguy hiểm cho xã hội, bởi vì tội phạm gây ra
hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật
hình sự bảo vệ, do người có năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS) và đủ tuổi
chịu TNHS thực hiện với hình thức lỗi cố ý và vô ý.
Tội phạm có thể do một người thực hiện, cũng có thể do nhiều người
thực hiện. Khi tội phạm được thực hiện bởi nhiều người và trong hành động
của họ có sự liên hệ mật thiết, tác động lẫn nhau thì được gọi là đồng phạm.
Đồng phạm là hình thức phạm tội "đặc biệt", đòi hỏi những điều kiện riêng,
khác với những trường hợp phạm tội riêng lẻ về số lượng người tham gia
phạm tội, mối liên hệ giữa các đối tượng trong cùng vụ án cũng như tội phạm
mà cả nhóm hướng tới thực hiện. Trong đồng phạm, mỗi người khi thực hiện
tội phạm giữ vai trò khác nhau. Sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa những người
cùng tham gia thực hiện tội phạm càng củng cố quyết tâm phạm tội đến cùng
của cả nhóm, thể hiện tính chất và mức độ nguy hiểm đáng kể của những tội

phạm có đồng phạm. So với tội phạm do một người thực hiện, đồng phạm
thường nguy hiểm hơn, vì khi một nhóm người cùng cố ý tham gia thực hiện
hành vi phạm tội, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội sẽ tăng lên
đáng kể, nhất là khi có sự câu kết chặt chẽ về tổ chức và cách thức thực hiện,
phát triển thành "phạm tội có tổ chức".
Ở nước ta, hiện nay xuất hiện nhiều băng nhóm tội phạm có tổ chức
và hoạt động công khai, có hành vi hết sức nguy hiểm như dùng ô tô chở


10
các đối tượng dàn trận đánh nhau, dùng "hàng nóng" đuổi bắn nhau trên
đường phố hoặc thanh toán nhau mang màu sắc "xã hội đen". Điển hình là vụ
dùng súng hoa cải bắn chết Trần Thanh Long (Long Tuyp) tại thành phố Hải
Phòng năm 2009; vụ hai băng nhóm dùng súng AK cưa báng và súng K59
bắn nhau khiến một người chết và một người bị thương tại phố Đoàn Thị
Điểm, thành phố Hà Nội năm 2009; vụ hai băng nhóm dùng dao, mã tấu chém
nhau làm một người chết tại Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai năm 2010, v.v
Một đặc điểm mới so với trước đây là nhiều đối tượng phạm tội nguy
hiểm đã chuyển hướng hoạt động theo kiểu "núp bóng" như thành lập ra các
doanh nghiệp, công ty thương mại, du lịch, dịch vụ, làm bình phong cho các
hành vi phạm tội như đòi nợ thuê, cá độ bóng đá, đâm thuê chém mướn; v.v
Chính vì vậy, việc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội
phạm dưới hình thức đồng phạm nói riêng là việc làm thường xuyên, cấp bách
luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chú trọng. Do đó, việc nghiên cứu
về những loại người đồng phạm trong khoa học và việc áp dụng nó trong thực
tiễn để trên cơ sở đó đưa ra những kiến giải lập pháp hoàn thiện để phục vụ
yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và ngăn chặn, hạn chế tới mức thấp
nhất hậu quả của tội phạm gây ra có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng.
Đây chính là lý do chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu đề tài "Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt

Nam" làm luận văn thạc sỹ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, vấn đề những loại người đồng
phạm nằm trong chế định đồng phạm đã được đề cập trong một số giáo trình,
sách tham khảo do các tác giả khác nhau biên soạn như: 1) TS. Trịnh Quốc
Toản, Chương XIII - Đồng phạm, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt
Nam (Phần chung). Tập thể tác giả do GS.TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001 (tái bản năm 2003); 2) Chương X - Đồng phạm,


11
Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập I, Tập thể tác giả do
GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007; 3)
Chương XIII - Đồng phạm, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam,
Tập thể tác giả do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội, 2005; 4) Mục VI - Chế định đồng phạm, Trong sách: Các nghiên cứu
chuyên khảo về phần chung Luật hình sự, tập IV, của GS.TSKH Lê Cảm, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội, 2002; v.v
Một số nhà khoa học - luật gia hình sự Việt Nam cũng đã quan tâm
nghiên cứu về đề tài này. Tuy nhiên, đó mới chỉ là một số các công trình
nghiên cứu về chế định đồng phạm nói chung như: 1) Luận án tiến sỹ của tác
giả Trần Quang Tiệp về "Đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam", trường
Đại học Luật Hà Nội, 2000; 2) GS.TSKH. Lê Văn Cảm, Mục VI - Chế định
đồng phạm, Chương thứ tư, Trong Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật
hình sự (Phần chung), (Sách chuyên khảo Sau đại học), Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2005; 3) GS.TSKH. Lê Văn Cảm, Về chế định đồng phạm trong Luật
hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập san Tòa án nhân
dân, số 2/1988; 4) GS.TSKH. Lê Văn Cảm, Chế định đồng phạm và mô hình
lý luận của nó trong Luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật
8/2003; 5) TS. Trần Quang Tiệp, Hoàn thiện chế định liên quan đến đồng

phạm trong luật hình sự Việt Nam hiện nay, Tạp chí Tòa án nhân dân, số
5/1998; v.v…
Bên cạnh đó, cũng có nhiều bài viết, bài nghiên cứu có tính chất riêng
lẻ, đề cập đến một khía cạnh, một vấn đề nhất định về chế định đồng phạm
trong luật hình sự Việt Nam của các tác giả sau: 1) Trần Quốc Hoàn, Một số
nhận xét về trách nhiệm hình sự trong một vụ án có đồng phạm, Tạp chí Tòa
án nhân dân, số 5/1995; 2) TS. Cao Thị Oanh, Vấn đề mặt chủ quan của đồng
phạm, Tạp chí Luật học, số 2/2002; 3) TS. Cao Thị Oanh, Những biểu hiện
của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm, Tạp chí Luật
học, số 6/2003; 4) PGS.TS. Lê Thị Sơn, Về các giai đoạn thực hiện hành vi


12
đồng phạm, Tạp chí Luật học, số 3/1998; 5) Dương Văn Tiến, Các hình thức
đồng phạm và trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, số 1/1986. 6) TS. Trần Quang Tiệp, Khái niệm tội phạm có
tổ chức, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/1999; 7) PGS.TS. Nguyễn Quốc Nhật
Tội phạm có tổ chức - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Sách chuyên khảo),
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2005, v.v
Như vậy, các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến vấn đề
những loại người đồng phạm nhưng chỉ đề cập đến vấn đề này trong việc
nghiên cứu tổng thể về chế định đồng phạm. Tuy nhiên, về phương diện
nghiên cứu lý luận chuyên sâu và có hệ thống vấn đề những loại người đồng
phạm vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức, mặc dù đây là vấn đề
quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong quá trình đấu tranh phòng, chống tội
phạm, đặc biệt nếu việc phát hiện và ngăn chặn sớm hành vi phạm tội của
những người đồng phạm sẽ làm giảm khả năng gây ra thiệt hại về nhiều hậu
quả khác như: chính trị, vật chất, thể chất và tinh thần, cũng như tài sản của
Nhà nước và toàn xã hội. Ngoài ra, nhiều vấn đề lý luận và đánh giá thực tiễn
xung quanh vấn đề những loại người đồng phạm cũng đòi hỏi cần phải được

tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu một số vấn đề lý luận
về những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, so sánh vấn đề
này với quy định của pháp luật hình sự (PLHS) một số nước trên thế giới.
Ngoài ra, luận văn còn phân tích và đánh giá những vướng mắc trong thực
tiễn áp dụng và tồn tại trong các quy định của PLHS về những loại người
đồng phạm. Trên cơ sở này, luận văn có những đánh giá, đề xuất và đưa ra
một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quy định của PLHS Việt Nam với mục
đích để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói
chung, tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm nói riêng.


13
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này đúng như tên gọi của nó - Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn về những loại người đồng phạm trong luật hình
sự Việt Nam.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, do điều kiện và thời gian có hạn, luận văn chỉ tập trung
nghiên cứu những quy định của PLHS Việt Nam từ sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945 đến nay về những loại người đồng phạm. Bên cạnh đó, luận
văn nghiên cứu về những loại người đồng phạm trong PLHS một số nước để
so sánh với quy định của PLHS nước ta.
Về tư liệu thực tế (các ví dụ chứng minh cho quan điểm, luận chứng
của mình), luận văn nêu ra một số vụ án điển hình trong thực tiễn xét xử trong
thời gian gần đây (2005 - 2011).
4. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Cơ sở khoa học

Cơ sở khoa học của luận văn là các quy định của BLHS năm 1999 và
các văn bản hướng dẫn thi hành BLHS năm 1999 về chế định đồng phạm
trong đó có các quy định về những loại người đồng phạm, cũng như các công
trình nghiên cứu khoa học, sách báo pháp lý của các tác giả trong và ngoài
nước có liên quan đến chế định này.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của luận văn chủ yếu là thực tiễn áp dụng các bản án
của Tòa án nhân dân (TAND) thành phố Hà Nội và một số địa bàn trên toàn
quốc về những loại người đồng phạm theo luật hình sự Việt Nam trong
khoảng thời gian từ năm (2005 - 2011) và qua đó để rút ra những nhận xét,
đánh giá.


14
5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận của Triết học Mác - Lênin, trực
tiếp sử dụng các phương pháp của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử như: phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp lịch sử
cụ thể, phương pháp phân tích và tổng hợp.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp
so sánh, thống kê, điều tra xã hội học, phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch
sử, nghiên cứu (điều tra) án điển hình để tổng hợp các tri thức khoa học luật
hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
BLHS Việt Nam năm 1999 kế thừa các quy định của BLHS năm 1985
trong việc quy định những loại người đồng phạm. Từ đó đến nay, qua thực
tiễn áp dụng đã xuất hiện nhiều bất cập, khó khăn, không thống nhất trong
cách hiểu và cách áp dụng những quy định này.

Là một đề tài vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn, nên vấn
đề những loại người đồng phạm mới chỉ được đề cập ở một số ít các bài viết,
bài nghiên cứu, hay chỉ là một phần nhỏ trong một số các công trình nghiên
cứu khoa học. Trong luận văn thạc sỹ của mình, học viên muốn đi sâu tập
trung nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến vấn đề những loại người đồng
phạm trong luật hình sự Việt Nam, từ lý luận, quy định của pháp luật hiện
hành đến thực tiễn áp dụng, trên cơ sở đó luận văn đưa ra một số giải pháp
nhằm hoàn thiện các quy định của PLHS hiện hành về những loại người
đồng phạm, cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy
định này.


15
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đây là đề tài nghiên cứu chuyên khảo đề cập một cách tương đối có
hệ thống và toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn về những loại người
đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam ở cấp độ luận văn thạc sỹ luật học.
Luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, tác giả luận văn đã làm
rõ khái niệm của người đồng phạm nói chung và từng loại người đồng phạm
nói riêng đồng thời làm rõ bản chất pháp lý của mỗi loại người đồng phạm
cũng như lịch sử phát triển và thực tiễn đánh giá đối với những loại người
đồng phạm theo quy định của BLHS năm 1999. Trên cơ sở, đó luận văn đã
đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy định về những loại người đồng phạm
ở khía cạnh lập pháp và việc áp dụng chúng trong thực tiễn.
Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận cần
thiết cho các nhà khoa học - luật gia, cán bộ thực tiễn và các sinh viên, học
viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành tư pháp hình sự, cũng như
phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng PLHS trong
việc đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo
người phạm tội hiện nay ở nước ta.

8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về những loại người đồng phạm trong
luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và một số
nước trên thế giới về những loại người đồng phạm.
Chương 3: Thực tiễn xác định những loại người đồng phạm, vấn đề
hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy
định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về những loại người đồng phạm.


16
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHỮNG LOẠI NGƯỜI
ĐỒNG PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1. KHÁI NIỆM ĐỒNG PHẠM VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐỒNG PHẠM
1.1.1. Khái niệm đồng phạm
"Đồng" theo Từ điển tiếng Việt nghĩa là cùng như nhau, không thể
khác được. "Phạm" là làm tổn hại đến cái cần tôn trọng, mắc phải điều cần
tránh. Đồng phạm nghĩa là cùng phạm tội hiểu theo nghĩa của luật hình
sự" [Dẫn theo 3, tr. 245].
Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự của nước ta, chúng ta thấy vấn đề
đồng phạm đã được luật hình sự Việt Nam quy định từ rất sớm nhưng mới chỉ
xem xét ở một số khía cạnh nhất định, chưa có quy định về khái niệm đồng
phạm. Cho đến khi BLHS năm 1985 được ban hành thì khái niệm pháp lý về
đồng phạm mới chính thức được quy định tại khoản 1 Điều 17: "Hai hoặc
nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm", BLHS năm
1999 tiếp tục quy định khái niệm pháp lý về đồng phạm tại khoản 1 Điều 20

như sau: "Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện
một tội phạm".
Từ khái niệm pháp lý trên về đồng phạm và thực tiễn xét xử cho thấy,
đồng phạm đòi hỏi phải có những dấu hiệu pháp lý về mặt khách quan và chủ
quan như sau:
- Về mặt khách quan
Phải có sự cùng tham gia của từ hai người trở lên vào việc thực hiện
tội phạm, những người này đều có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS;
những người đồng phạm phải cùng chung hành động, có nghĩa là hành vi của
mỗi người trong số họ đều nhằm thực hiện tội phạm, hoặc góp phần thực hiện


17
tội phạm; giữa hành vi phạm tội của mỗi người và hậu quả phạm tội chung
xảy ra phải có mối quan hệ nhân quả.
- Về mặt chủ quan
Có sự cùng cố ý của tất cả những người phạm tội tham gia vào thực
hiện tội phạm do cố ý với các dấu hiệu sau:
Những người cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm đều biết
được hoạt động phạm tội của mỗi người (hoặc một số người trong số họ);
những người đồng phạm đều ý thức được hành vi phạm tội của mình và hành
vi phạm tội của những người khác; những người đồng phạm cùng mong muốn
hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả chung nguy hiểm cho xã hội xảy ra. Lỗi
của những người đồng phạm là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Lỗi
của những người đồng phạm có thể đều là lỗi cố ý trực tiếp hoặc đều là cố ý
gián tiếp và cũng có thể có trường hợp "Trong vụ đồng phạm có thể đồng thời
có cả lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp" [35, tr. 28].
Tóm lại, theo chúng tôi khái niệm khoa học về đồng phạm có thể được
hiểu như sau: Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự cố ý cùng tham gia

thực hiện tội phạm do cố ý.
1.1.2. Các hình thức đồng phạm
Hình thức đồng phạm là dạng biểu hiện bên ngoài, là phương thức tồn
tại và phát triển của đồng phạm đồng thời là mối quan hệ tương đối bền vững
giữa những người đồng phạm.
Khoa học luật hình sự Việt Nam, "căn cứ vào những đặc điểm của
mối quan hệ giữa những người đồng phạm về mặt chủ quan và khách quan để
phân loại các hình thức đồng phạm" [56, tr. 180] như sau:
a) Căn cứ vào dấu hiệu chủ quan, đồng phạm được phân loại thành
đồng phạm có thông mưu trước và đồng phạm không có thông mưu trước.


18
- Đồng phạm không có thông mưu trước: là hình thức đồng phạm
trong đó giữa những người đồng phạm không có sự bàn bạc, thỏa thuận với
nhau trước về việc tham gia thực hiện tội phạm. Trong hình thức đồng phạm
này, tuy giữa những người đồng phạm không có sự bàn bạc, thỏa thuận trước
với nhau về việc thực hiện tội phạm, nhưng mỗi người đều nhận thức được họ
cùng với những người đồng phạm khác đang thực hiện một tội phạm nhất
định, hoạt động phạm tội của mỗi người trong số họ tiến hành trong sự liên hệ
với nhau.
- Đồng phạm có thông mưu trước: là hình thức đồng phạm trong đó
những người đồng phạm có sự bàn bạc, thỏa thuận trước với nhau về tội phạm
cùng tham gia thực hiện. Do có sự bàn bạc, thỏa thuận, tính toán kỹ càng chu
đáo từ trước nên giữa những người đồng phạm có mối liên hệ chặt chẽ trong
việc cùng tham gia thực hiện tội phạm chung. Do vậy, hình thức đồng phạm
có thông mưu trước có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn hình thức đồng
phạm không có thông mưu trước.
b) Căn cứ vào dấu hiệu khách quan, đồng phạm được phân loại thành
đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp.

- Đồng phạm giản đơn: là hình thức đồng phạm trong đó tất cả những
cùng người tham gia vào việc thực hiện tội phạm đều có vai trò là người thực
hành (người đồng thực hành). Có nghĩa là, mỗi người đồng phạm đều thực
hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm (CTTP) của
điều luật được quy định trong Phần các tội phạm.
- Đồng phạm phức tạp: là hình thức đồng phạm có sự phân công vai
trò của những người cùng tham gia thực hiện tội phạm, trong đó ngoài một
hoặc một số người có vai trò là người thực hành, còn có sự tham gia của
những người đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục hoặc người
giúp sức. Ở hình thức đồng phạm phức tạp chỉ có một hoặc một số người
đồng phạm (người đồng thực hành) thực hiện hành vi khách quan được mô tả
trong CTTP.


19
c) Căn cứ vào những đặc điểm khách quan và chủ quan của quan hệ giữa
những người đồng phạm, đồng phạm được phân đồng phạm có tổ chức (phạm tội
có tổ chức).
- Phạm tội có tổ chức: là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ
giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999).
Theo quy định tại khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999 thì trong đồng
phạm có tổ chức, giữa những người cùng thực hiện tội phạm phải có sự câu
kết chặt chẽ với nhau, có sự phân công vai trò, nhiệm vụ cụ thể, có sự tính
toán và chuẩn bị kỹ càng, chu đáo trong việc cùng tham gia thực hiện tội phạm.
Theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
(TANDTC) tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 16/11/1988 hướng dẫn bổ sung
Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 khi giải thích khoản 3 Điều 20
BLHS năm 1999 về "Phạm tội có tổ chức" thì phạm tội có tổ chức phải có sự
câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, sự câu kết này,
theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán TANDTC, có thể thể hiện dưới các

dạng sau:
a) Những người đồng phạm đã tham gia một tổ chức phạm tội như
đảng phái, hội đoàn phản động, băng, ổ trộm, cướp… có những người chỉ
huy, cầm đầu. Tuy nhiên, cũng có khi tổ chức phạm tội không có tên chỉ huy,
cầm đầu mà chỉ là sự tập trung những người chuyên phạm tội đã thống nhất
cùng nhau hoạt động phạm tội;
b) Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một
kế hoạch đã thống nhất trước;
c) Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần nhưng đã
tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch đã được tính toán kỹ càng, chu
đáo, có sự chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi còn chuẩn bị cả kế hoạch
che giấu tội phạm.


20
Như vậy, với những đặc điểm của phạm tội có tổ chức nêu trên, chúng
ta thấy rằng hình thức đồng phạm có tổ chức có thể thực hiện tội phạm nhiều
lần, liên tục, gây ra những hậu quả nghiêm trọng làm cho công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm gặp nhiều khó khăn, tốn kém. Do vậy, BLHS năm
1999 đã quy định phạm tội có tổ chức là một tình tiết tăng nặng TNHS tại
Điều 48, và trong hàng loạt các CTTP trong Phần các tội phạm, tình tiết phạm
tội có tổ chức được quy định là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt.
1.2. NHỮNG LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM
Những loại người đồng phạm chính là những chủ thể đã tạo nên vụ
đồng phạm. Như chúng ta đã biết:
Chủ thể của tội phạm là người đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý)
trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự
cấm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự theo luật định (ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể
chủ thể của tội phạm còn có dấu hiệu bổ sung đặc biệt do quy phạm

pháp luật hình sự tương ứng quy định) [16, tr. 375].
Như vậy, có thể nói chủ thể của tội phạm đồng phạm là những người
có lỗi cố ý trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự
quy định là tội phạm, họ có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS theo luật
định, một số tội phạm đòi hỏi phải có dấu hiệu chủ thể đặc biệt thì dấu hiệu
này chỉ quy định cho người thực hành.
Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự nước ta cho đến trước thời điểm
BLHS năm 1985 được ban hành cho thấy, chưa có văn bản PLHS nào đưa ra
khái niệm về người đồng phạm.
Khoản 2 Điều 17 BLHS năm 1985 lần đầu tiên chính thức quy định về
người đồng phạm như sau: "Người thực hành, người tổ chức, người xúi giục,
người giúp sức đều là những người đồng phạm". Khoản 2 Điều 20 BLHS
năm 1999 giữ nguyên quy định của BLHS năm 1985 về người đồng phạm.


21
Như vậy, chúng tôi có thể đưa ra khái niệm khoa học về người đồng
phạm như sau: Người đồng phạm là người thỏa mãn các dấu hiệu chủ thể
của tội phạm, đã cố ý tham gia vào việc thực hiện tội phạm do cố ý cùng với
người khác.
Tóm lại, có thể nói rằng cơ sở để phân biệt những loại người đồng
phạm là vai trò, tính chất sự tham gia của họ vào việc thực hiện tội phạm.
BLHS nước ta đã dựa trên cơ sở khoa học này để quy định những loại người
đồng phạm là người thực hành, người tổ chức, người xúi giục và người giúp
sức (khoản 2 Điều 20 BLHS năm 1999).
Việc phân hóa những người đồng phạm thành bốn loại người như quy
định hiện hành của pháp luật hình sự nước ta là hợp lý vì bốn loại người này
giữ những vai trò khác biệt căn bản trong việc thực hiện tội phạm, đặc biệt
người tổ chức là khái niệm không được đề cập trong luật hình sự một số nước
nhưng rõ ràng đây là đối tượng giữ vị trí rất quan trọng trong việc điều khiển

tội phạm dưới hình thức đồng phạm trên thực tế. Phân loại những người đồng
phạm đồng thời là cơ sở để xác định nguyên tắc phân hóa TNHS trong đồng
phạm thể hiện qua việc xác định những nguyên tắc cơ bản trong đường lối xử
lý đối với từng loại người đồng phạm tạo ra cơ sở pháp lý định hướng cho
hoạt động cá thể hoá hình phạt đối với họ trong các trường hợp cụ thể.
1.2.1. Người thực hành
Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự nước ta đã cho thấy, các quy định
của PLHS Việt Nam cho đến trước khi ban hành BLHS năm 1985 cũng đã đề
cập đến người thực hành với các cách gọi khác nhau như: chính phạm, đồng
phạm, bọn tham gia.
Khoản 2 Điều 17 BLHS năm 1985 và khoản 2 Điều 20 BLHS năm
1999 đã chính thức quy định định nghĩa pháp lý của người thực hành: "Người
thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm".


22
Như vậy, trong bất kỳ vụ đồng phạm nào đều có người thực hành.
Nếu không có người thực hành thì tội phạm chỉ dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị
phạm tội, mục đích phạm tội chưa được thực hiện, hậu quả vật chất của tội
phạm chưa xảy ra và TNHS đối với những người đồng phạm khác sẽ được
xem xét theo quy định tại Điều 53 BLHS năm 1999.
Một vấn đề đặt ra khi nghiên cứu khái niệm người thực hành trong
đồng phạm là cần phải có sự phân biệt giữa khái niệm người thực hiện tội
phạm và khái niệm người thực hành trong đồng phạm.
Trong khoa học pháp lý hình sự, khái niệm người thực hành trong
đồng phạm được hiểu là người tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong
CTTP hoặc là người thực hiện hành vi đó qua hành vi của người khác mà
người này không phải chịu TNHS vì những lý do khác nhau. Người thực hiện
tội phạm cũng được hiểu là người tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong
CTTP hoặc là người không tự mình thực hiện hành vi đó mà thông qua người

khác nhưng người này không phải chịu TNHS vì những lý do khác nhau. Như
vậy, người thực hiện tội phạm và người thực hành trong đồng phạm giống
nhau về hành vi khách quan. Tuy nhiên, hành vi của người thực hành trong
đồng phạm phải là thực hiện toàn bộ (hoặc một phần) hành vi khách quan
được mô tả trong CTTP của loại tội cố ý, còn hành vi của người thực hiện tội
phạm luôn luôn là thực hiện toàn bộ hành vi khách quan được mô tả trong
CTTP của một loại tội bất kỳ (tội do lỗi cố ý hoặc vô ý). Nếu trong trường
hợp tội phạm đã thực hiện là tội cố ý thì hành vi của người thực hiện tội phạm
giống hành vi của người thực hành trong vụ án đồng phạm có một người thực
hành. Nhưng cơ sở pháp lý (CSPL) xác định TNHS của người thực hiện tội
phạm là điều luật quy định tội phạm cụ thể. Trong khi đó, CSPL xác định
TNHS của người thực hành trong đồng phạm là điều luật quy định về đồng
phạm (Điều 20) và điều luật quy định về tội phạm cụ thể.
Khi nói đến người thực hiện tội phạm trong trường hợp phạm tội do
nhiều người thực hiện không có nghĩa là nói đến tội phạm có đồng phạm, bởi


23
vì ở trường hợp này dù đáp ứng được dấu hiệu thuộc mặt khách quan của đồng
phạm nhưng chưa đáp ứng được đầy đủ dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của đồng
phạm. Mỗi người trong số những người thực hiện tội phạm này đều không có
sự cùng cố ý trong việc thực hiện tội phạm, họ chỉ tự mình phạm tội và mong
muốn hoặc có ý thức bỏ mặc hậu quả phạm tội của mình xảy ra mà thôi, họ
phạm tội nhằm đạt được mong muốn, mục đích của chính bản thân mình.
Ví dụ: Nguyễn Văn D điều khiển xe máy trên đường liên xã thuộc địa
phận Huyện Thanh Trì, Hà Nội. Khi thấy anh Nguyễn Đăng H điều khiển xe
máy đi phía trước cùng chiều, mặc dù D biết rõ ổ gà phía trước, nhưng D điều
khiển xe máy vượt lên ép xe máy của anh H, làm xe của anh H phải đi xuống
ổ gà. Anh H điều khiển xe máy vượt lên chửi D. D liền vượt lên trước, ép
chặn xe của anh H lại. Sau đó D và anh H dựng xe máy giữa lòng đường, rồi

lao vào đánh nhau. D liên tiếp đánh vào đầu anh H, làm anh H ngã nằm
nghiêng xuống đường, hai tay ôm đầu. Khi anh H bị ngã, D tiếp tục xông vào
dùng chân đá vào vùng ngực và vùng bụng của anh H rồi bỏ đi. Lúc đó,
Nguyễn Sơn H đi đến, vì có mâu thuẫn với anh H từ trước nên H liền xông
vào dùng chân liên tiếp đá vào bả vai, vào bụng, vào đùi và lưng anh H. Khi
thấy anh H nằm ngửa bất động, H bỏ đi.
Như vậy, trường hợp này Nguyễn Văn D và Nguyễn Sơn H đều thực
hiện hành vi đánh anh H nhưng hai tên phạm tội độc lập với nhau và họ được
xác định là người thực hiện tội phạm riêng lẻ. CSPL để xác định TNHS của
mỗi người là Điều 93 (tội giết người) chứ không dẫn theo cả Điều 20 về đồng
phạm vì ở trường hợp này không có đồng phạm.
Tóm lại, có thể coi hành vi của người thực hành là dạng đặc biệt của
hành vi thực hiện tội phạm nói chung đó. TS. Trần Quang Tiệp đã nêu khái niệm
về người thực hành trong đồng phạm như sau: "Người thực hành là người
đồng phạm thỏa mãn những dấu hiệu của người thực hiện tội phạm" [48, tr. 81].
Để làm sáng tỏ về người thực hành trong đồng phạm chúng ta sẽ lần
lượt tìm hiểu các dấu hiệu pháp lý của loại người này.


24
* Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của người thực hành trong đồng phạm
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Do vậy, người
thực hành trong đồng phạm phải đáp ứng được đầy đủ các dấu hiệu cơ bản
sau đây:
- Dấu hiệu khách quan:
a) Người thực hành phải là người trực tiếp thực hiện tội phạm, điều
này được hiểu ở 2 dạng, hoặc là người đó tự mình trực tiếp thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội được mô tả trong CTTP cụ thể; hoặc người đó không
trực tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP nhưng lợi dụng hoặc sử dụng
người khác để người này trực tiếp thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Dạng thứ nhất, người thực hành tự mình trực tiếp thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội như trực tiếp cầm dao chém nạn nhân hoặc cầm súng
bắn nạn nhân, trực tiếp cướp tài sản… Thực tiễn xét xử cho thấy đây là dạng
người thực hành thường hay gặp nhất.
Trong thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, có những
trường hợp người phạm tội thực hiện trọn vẹn các dấu hiệu của hành vi phạm
tội cụ thể nhưng cũng không ít trường hợp có nhiều người thực hiện và mỗi
người chỉ thực hiện một phần hành vi phạm tội và tổng hợp các hành vi đó
thỏa mãn các dấu hiệu CTTP cụ thể.
Trong trường hợp đồng phạm có một người thực hành tức là người
thực hành thực hiện toàn bộ hành vi được mô tả trong CTTP. Khi đó, các
hành vi thực hiện tội phạm của người thực hành có nhiều điểm giống như
hành vi của người thực hiện tội phạm riêng lẻ nhưng phải kể đến vai trò của
những người tham gia khác trong vụ án có đồng phạm.
Trường hợp vụ án đồng phạm có nhiều người thực hành (gọi là người
đồng thực hành), khi này có thể hành vi của một người trong số họ đã có đầy
đủ các dấu hiệu của một CTTP cụ thể hoặc cũng có thể tổng hợp các hành vi
của tất cả người đồng thực hành mới đáp ứng được dấu hiệu của tội phạm, có


25
nghĩa là tác dụng gây ra hậu quả của tội phạm ở hành vi của mỗi người thực
hành có thể khác nhau nhưng hành vi của họ đều nằm trong giới hạn thuộc
mối quan hệ nhân quả của CTTP được điều luật tại Phần các tội phạm của
BLHS quy định. Tuy nhiên, khi nói đến trường hợp đồng phạm có nhiều
người thực hành, chúng ta phải xét đến hai hình thức đồng phạm: đồng phạm
giản đơn (gồm nhiều người thực hành) và đồng phạm phức tạp (có nhiều
người thực hành và có cả những người tham gia, có thể là người tổ chức,
người xúi giục hoặc người giúp sức).
Đối với trường hợp những tội đòi hỏi phải có dấu hiệu chủ thể đặc biệt,

ví dụ như tội hiếp dâm, tội tham ô tài sản, v.v thì "người thực hành phải có
đầy đủ các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt. Còn những người tổ chức, người xúi
giục, người giúp sức không cần có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt" [11, tr. 223].
Dạng thứ hai, người thực hành thực hiện hành vi được mô tả trong
CTTP thông qua việc lợi dụng hoặc sử dụng người khác để người này trực
tiếp thực hiện hành vi khách quan gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Người
thực hành trong trường hợp này đã tác động đến người khác bằng nhiều cách
khác nhau như lừa dối, đe dọa, mua chuộc… để người đó thực hiện tội phạm
cho mình. Người bị sử dụng hay bị lợi dụng đã thực hiện hành vi khách quan
được mô tả trong CTTP nhưng thực chất họ không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý.
Như vậy, trường hợp này người thực hành không trực tiếp thực hiện tội phạm
nhưng họ đã sử dụng, lợi dụng người khác như một công cụ để thực hiện tội
phạm. Do đó, họ phải chịu TNHS về tội phạm mà người bị họ sử dụng, lợi
dụng thực hiện.
Trong thực tiễn xét xử có thể xảy ra các trường hợp sau:
+ Sử dụng người không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi,
người chưa đủ tuổi chịu TNHS để người này trực tiếp thực hiện hành vi khách
quan gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ: do thù ghét H nên B đã nhờ D -
là một người bị bệnh tâm thần đi đốt nhà H.


26
+ Lợi dụng người không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý vì bị sai lầm về
các tình tiết khách quan của tội phạm. Ví dụ: nhân viên tài vụ của một công ty
đến Ngân hàng rút tiền theo phiếu chi là 55 triệu đồng nhưng do nhầm lẫn
nhân viên phát tiền đã giao cho 85 triệu đồng, lợi dụng sự nhầm lẫn này, nhân
viên tài vụ đã chiếm giữ 30 triệu đồng.
+ Sử dụng người khác bằng việc cưỡng bức, uy hiếp về tính mạng, sức
khỏe, hoặc về tinh thần ở mức độ cao. Người bị cưỡng bức đã hành động
trong trạng thái không có sự tham gia của ý chí nên họ không phải chịu TNHS

về việc gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ: Một người cầm dao kè
vào cổ một người thanh niên và yêu cầu người thanh niên đó hiếp dâm một
phụ nữ.
+ Sử dụng người dưới quyền thực hiện mệnh lệnh không hợp pháp của
mình, mà người thi hành mệnh lệnh không được biết tính chất không hợp
pháp của mệnh lệnh và cũng không có nghĩa vụ phải biết tính chất đó nên
không phải chịu TNHS.
Đối với những tội phạm đòi hỏi chủ thể phải trực tiếp thực hiện tội
phạm như: Tội hiếp dâm (Điều 111), tội loạn luân (Điều 150), tội đào ngũ
(Điều 325), thì không thể có trường hợp người thực hành sử dụng hay lợi
dụng người khác thực hiện tội phạm.
b) Người thực hành phải cùng chung hành động với người đồng thực
hành hoặc người đồng phạm khác. Trong đồng phạm giản đơn, những người
đồng thực hành cần phải có hành vi cùng thực hiện tội phạm. Còn trong đồng
phạm phức tạp cần phải có hành vi cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm
của những người đồng phạm khác với người thực hành, đó là các hành vi như
tổ chức, xúi giục, giúp sức. Hành vi của những người thực hành là nguyên
nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả chung còn hành vi của những người khác
thông qua hành vi của người thực hành mà gây ra hậu quả đó.

×