Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Vấn đề áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 74 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




TRẦN QUANG HUY





VẤN ĐỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
TRONG CÁC TỘI PHẠM CÓ TÍNH CHẤT
KINH TẾ




LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC







Hµ néi - 2007





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


KHOA LUẬT



TRẦN QUANG HUY





VẤN ĐỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
TRONG CÁC TỘI PHẠM CÓ TÍNH CHẤT
KINH TẾ

Chuyên ngành : Luật hình sự
Mã số : 60 38 40


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Văn Lợi



Hµ néi - 2007





1

2

MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN



Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


MỞ ĐẦU
1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÌNH

PHẠT TỬ HÌNH
5
1.1.
Khái niệm và những đặc điểm của hình phạt tử hình
5
1.1.1.
Khái niệm
5
1.1.2.
Đặc điểm
7
1.2.
Các căn cứ áp dụng hình phạt tử hình
8
1.2.1.
Tính chất của hành vi phạm tội
8
1.2.2.
Hậu quả của hành vi phạm tội
9
1.3.
Bản chất và mục đích của việc áp dụng hình phạt
tử hình
9
1.3.1.
Bản chất
9
1.3.2.
Mục đích
11


Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG HÌNH
PHẠT TỬ HÌNH VỚI CÁC TỘI PHẠM
CÓ TÍNH CHẤT KINH TẾ Ở VIỆT NAM
VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
14
2.1.
Những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm có
tính chất kinh tế
14
2.1.1.
Khách thể của tội phạm
14
2.1.2.
Mặt khách quan của tội phạm
15
2.1.3.
Chủ thể của tội phạm
16
2.1.4.
Mặt chủ quan của tội phạm
16
2.1.5.
Các hình phạt áp dụng
18
2.2.
Việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội phạm có
tính chất kinh tế theo pháp luật Việt Nam và một số
nước trên thế giới
20

2.2.1.
Áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính
chất kinh tế thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1985 tại
Việt Nam
20
2.2.2.
Áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có
tính chất kinh tế thời kỳ từ năm 1985 đến nay tại
Việt Nam
23
2.2.3.
Áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính
chất kinh tế tại một số nước trên thế giới
26
2.3.
Thực trạng việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội
phạm có tính chất kinh tế tại Việt Nam hiện nay
29
2.3.1.
Thực trạng
29
2.3.2.
Nguyên nhân
34

Chương 3: CƠ SỞ VÀ GIẢI PHÁP THAY THẾ VIỆC
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH VỚI
CÁC TỘI PHẠM CÓ TÍNH CHẤT KINH
TẾ Ở VIỆT NAM
36

3.1.
Cơ sở của việc thay thế hình phạt tử hình với các tội
phạm có tính chất kinh tế
36
3.1.1.
Cơ sở lý luận
36
3.1.2.
Cơ sở thực tiễn
51
3.2.
Giải pháp thay thế hình phạt tử hình với các tội
phạm có tính chất kinh tế ở Việt Nam
54
3.2.1.
Hình phạt chính
54
3.2.2.
Hình phạt bổ sung
55

KẾT LUẬN
64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
66


1
MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc áp dụng hình phạt tử hình trong các trong các tội phạm nói chung
và tội phạm có tính chất kinh tế nói riêng đã được tìm hiểu và nghiên cứu
trong nhiều thời kỳ và dưới những phương pháp tiếp cận khác nhau. Đối
với việc áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế, ở
mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, pháp luật hình sự của chúng ta lại có những
thay đổi nhất định nhằm phù hợp với xu hướng phát triển của đời sống kinh
tế - xã hội.
Hiện nay, xu hướng chung của các nước trên thế giới, đặc biệt là các
nước Châu Âu đều muốn hạn chế và tiến tới việc xóa bỏ hình phạt tử hình đối
với mọi tội phạm. Ngoài ra, làn sóng đấu tranh của các tổ chức nhân đạo, dân
chủ có uy tín trên thế giới đòi hỏi tất cả các quốc gia phải xóa bỏ án tử hình
diễn ra ngày càng mạnh mẽ, buộc các quốc gia còn áp dụng hình phạt tử hình
tử phải thực sự nghiêm túc và khách quan trong việc đánh giá hiệu quả thực
sự của việc áp dụng hình phạt tử hình.
Vì những lý do trên và phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp trong
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị, phù hợp với xu
hướng hội nhập và quốc tế hóa của Đảng và Nhà nước, việc nghiên cứu đề tài
"Vấn đề áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế"
trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết và có giá trị thực tiễn cao.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Dưới góc độ khoa học pháp lý, trong thời gian qua đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về hình phạt tử hình, về áp dụng và thi hành hình phạt tử
hình đối với mọi tội phạm nói chung và một số tội phạm cụ thể nói riêng như:


2
Đề tài khoa học cấp bộ năm 2003: Một số vấn đề về hình phạt tử hình và thi
hành hình phạt tử hình - thực trạng và giải pháp, (cơ quan chủ trì Bộ Tư pháp);

Luận án tiến sĩ Luật học: Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam, của
Phạm Văn Beo; Luận văn thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam, của Trần Thu Huyền…
Do sự phân chia về các loại tội phạm trong luật hình sự nên các đề tài,
công trình nghiên cứu khoa học, hội thảo… các tác giả chỉ thường tập trung
vào việc phân tích nguyên nhân, điều kiện, thực trạng, đề xuất… trong vấn đề
áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội phạm nói chung hoặc các tội phạm
thuộc một nhóm tội nhất định theo tiêu chí phân loại của Bộ luật Hình sự. Vì
thế, ở một cách tiếp cận khác, luận văn này đề cập vấn đề áp dụng hình phạt
tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế. Các tội phạm "có tính chất
kinh tế" không chỉ nằm trong một loại tội phạm nhất định mà chúng còn được
qui định ở các loại tội phạm khác nhau. Việc nghiên cứu vấn đề này sẽ cho
chúng ta có một cách tiếp cận toàn diện hơn trong vấn đề áp dụng hình phạt tử
hình đối với các tội phạm có tính chất kinh tế, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về
lịch sử hình thành, nguyên nhân, thực trạng, xu hướng của việc áp dụng hình
phạt tử hình đối với loại tội phạm luôn có diễn biến hết sức phức tạp này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích:
Việc nghiên cứu luận văn nhằm mục đích làm sáng tỏ nguyên nhân,
điều kiện hình thành, cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn, xu hướng của việc áp
dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế. Từ sự phân
tích thực trạng và xu hướng, tác giả mạnh dạn đưa ra quan điểm của mình về
việc áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế.
* Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau:


3
- Phân tích và làm sảng tỏ những vấn đề lý luận về hình phạt tử hình
nói chung như khái niệm, bản chất, đặc điểm, ý nghĩa và bản chất của hình

phạt tử hình;
- Phân tích thực trạng và hiệu quả của việc áp dụng hình phạt tử hình với
các tội phạm có tính chất kinh tế ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới;
- Phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn của các giải pháp thay thế
việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội phạm có tính chất kinh tế ở Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về lý
luận và thực tiễn của việc áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có
tính chất kinh tế. Những vấn đề này được nghiên cứu trên cơ sở những qui
định của Bộ luật Hình sự, các quan điểm về chính sách hình sự của Đảng và
Nhà nước và thực tiễn của việc áp dụng hình phạt này tại Việt Nam và một số
nước trên thế giới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở lý luận của việc nghiên cứu và quán triệt chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
chính sách hình sự, so sánh đối chiếu với các quan điểm khác về chính sách
hình sự trên thế giới, luận văn đã sử dụng và kết hợp rất nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau. Đó là các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh,
thống kê việc áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh
tế ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Trong bối cảnh của tình hình nghiên cứu và thực tiễn của việc áp dụng
hình phạt tử hình với các tội phạm nói chung và với các tội phạm có tính chất
kinh tế nói riêng, việc nghiên cứu đề tài này của luận văn rất có ý nghĩa trong


4
việc làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến thực trạng và hiệu quả thực sự
của việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội phạm có tính chất kinh tế. Hơn
nữa, với xu hướng hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới của chúng

ta hiện nay, ý nghĩa quan trọng nhất của luận văn, chính là việc làm sáng tỏ
các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề thay thế việc áp dụng hình
phạt tử hình với các tội phạm có tính chất kinh tế ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về hình phạt tử hình.
Chương 2: Thực trạng việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội phạm
có tính chất kinh tế ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.
Chương 3: Cơ sở và giải pháp thay thế việc áp dụng hình phạt tử hình
với các tội phạm có tính chất kinh tế ở Việt Nam.








5
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH

1.1. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
1.1.1. Khái niệm
Tử hình là một hình phạt đặc biệt và nghiêm khắc nhất trong hệ thống
hình phạt của luật hình sự các nước nói chung và luật hình sự Việt Nam nói
riêng. Tính đặc biệt của hình phạt này thể hiện ở chỗ chủ thể thực hiện tội
phạm phải có lỗi và họ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Hơn nữa tính đặc
biệt của hình phạt tử hình còn thể hiện ở việc có những chủ thể nhất định

thực hiện hành vi có lỗi theo qui định họ phải chịu mức án cao nhất là tử hình,
tuy nhiên do những đặc điểm thuộc về nhân thân họ không phải chịu hình
phạt tử hình. Tính nghiêm khắc nhất của hình phạt thể hiện ở chỗ nó tước đi
sinh mạng, tước đi quyền sống - quyền đầu tiên và thiêng liêng nhất - của
con người.
Hình phạt tử hình có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, gắn liền
với sự ra đời của giai cấp, nhà nước và pháp luật. Hình phạt tử hình luôn là
một công cụ hữu hiệu của giai cấp thống trị trong việc duy trì chế độ chính trị
và nhà nước của mình. Do có sự khác nhau về điều kiện kinh tế, văn hóa xã
hội và mục đích đấu tranh phòng chống tội phạm nên mỗi quốc gia lại có
những qui định không giống nhau về việc áp dụng hình phạt tử hình.
Tại Việt Nam, hình phạt tử hình đã được áp dụng và qui định từ rất
sớm trong luật hình sự. Trong toàn bộ các triều đại phong kiến từ Lý, Trần,
Lê, Nguyễn đều có những qui định rất rõ ràng về hình phạt tử hình và việc áp
dụng hình phạt tử hình. Theo đó hình phạt tử hình là hình phạt nặng nhất
trong hệ thống hình phạt thời kỳ này gồm: Suy (đánh bằng roi), Trượng (đánh


6
bằng gậy), Đồ (tù khổ sai), Lưu (đầy), Tử (giết chết). Hình phạt tử hình nói
chung được thi hành bằng những cách thức hết sức dã man và gây đau đớn
cho người phạm tội.
Hiện nay, tại Việt Nam, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã qui định rất rõ
về hình phạt tử hình tại Điều 35. Theo đó:
Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người
phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành
niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con
dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.
Không thi hành hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai,

phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này,
hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.
Trong trường hợp người kết án tử hình được ân giảm, thì
hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân [7].
Trên thế giới, hình phạt tử hình vẫn được áp dụng tại nhiều quốc gia
và vùng lãnh thổ khác nhau và mỗi quốc gia, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế
xã hội và chính trị của mình, có những qui định không giống nhau về việc áp
dụng và thi hành hình phạt tử hình. Nhìn chung bản đồ về hình phạt tử hình
trên thế giới có thể khái quát như sau: tại các nước Châu Âu và Châu Mỹ
latinh hình phạt tử hình đã hầu như không còn được áp dụng; các nước Bắc
Mỹ cũng có xu hướng xóa bỏ dần hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt;
tại Châu Đại Dương hình phạt tử hình cũng dần đựợc xóa bỏ; Châu Á và
Châu Phi hiện vẫn là những châu lục có nhiều quốc gia vẫn duy trì hình phạt
tử hình nhất. Trong sự phát triển sôi động và xu hướng toàn cầu hóa hiện nay,
trong sự đấu tranh ngày càng mạnh mẽ vì quyền sống của các tổ chức dân


7
chủ, tổ chức nhân quyền quốc tế… việc áp dụng hình phạt tử hình nói chung
đang dần giảm trên toàn thế giới.
1.1.2. Đặc điểm
Đặc điểm của hình phạt tử hình chính là những khác biệt cơ bản của
hình phạt này so với các hình phạt khác, theo đó hình phạt tử hình có những
đặc điểm cơ bản sau:
* Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất
Trong hệ thống hình phạt của những quốc gia áp dụng hình phạt tử
hình, tử hình là hình phạt cuối cùng thể hiện sự nghiêm khắc nhất của luật
hình sự đối với người phạm tội. Người bị áp dụng hình phạt tử hình sẽ không
còn có cơ hội tồn tại để sống, họ đã bị tước đi quyền thiêng liêng nhất - quyền
được sống. Sự "nghiêm khắc nhất của hình phạt tử hình" thể hiện rất rõ ở việc

không có bất kỳ một hình phạt nào nghiêm khắc bằng hình phạt tử hình. Sự
nghiêm khắc của hình phạt tử hình, sự khốc liệt và sự triệt tiêu khả năng tồn
tại của hình phạt tử hình còn thể hiện ở việc luật hình sự của các nước trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng luôn có xu hướng hạn chế việc áp dụng
hình phạt tử hình.
Theo đó, chỉ những người cố tình phạm vào những tội đặc biệt nghiêm
trọng thì mới phải chịu hình phạt tử hình. Hơn nữa, sự hạn chế áp dụng này
còn thể hiện ở việc hình phạt tử hình vẫn loại trừ những đối tượng nhất định
ngay cả khi họ cố tình thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng.
* Tử hình là hình phạt tước bỏ hoàn toàn khả năng tái phạm hay
khắc phục hậu quả của người phạm tội
Tử hình tước đi quyền sống của người phạm tội, tước đi mọi giao tiếp,
mọi mối quan hệ xã hội của người phạm tội. Người phạm tội sẽ vĩnh viễn
không còn tồn tại trong xã hội loài người, vì thế sẽ không bao giờ có cơ hội


8
cho họ để tiếp tục tái phạm hay ăn năn hối lỗi, hoặc có thể khắc phục những
hậu quả nặng nề do hành vi phạm tội của mình gây ra.
* Hình phạt tử hình có tính không thể thay đổi và không có nội
dung cải tạo, giáo dục người phạm tội
Khi áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội, Tòa án luôn
nhận định và lập luận rằng hành vi của người phạm tội thể hiện rõ họ là
những đối tượng không thể cải tạo, không thể giáo dục và vì thế họ sẽ phải
chết. Khi quyền sống của người phạm tội đã bước tước đi, họ không bao giờ
còn tồn tại trên đời để có thể được cải tạo, giáo dục. Xuất phát từ đặc điểm
này chúng ta có thể thấy hình phạt tử hình luôn có tính không thể thay đổi,
bởi nếu như những tội phạm khác, giả sử người phạm tội đang thụ lý án trong
tù mà chứng minh được rằng họ bị oan thì họ sẽ được thả tự do và có quyền
yêu cầu các cơ quan liên quan bồi thường thiệt hại do oan sai. Trong khi đó

nếu hình phạt tử hình đã được áp dụng thì sau đó dù có chứng minh được
người chết hoàn toàn bị oan thì cũng không có cách nào làm cho họ có thể
sống lại để tiếp tục cuộc sống mà họ đáng được có. Vì thế có thể nói rằng tính
không thể thay đổi là một đặc điểm rất cơ bản của hình phạt tử hình.
1.2. CÁC CĂN CỨ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
Xuất phát từ việc hình phạt tử hình là một hình phạt nghiêm khắc nhất
đối với người thực hiện hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, vì thế việc áp
dụng hình phạt này cần phải được thực hiện cực kỳ thận trọng trên cơ sở
những căn cứ nhất định. Căn cứ cơ bản để áp dụng hình phạt tử hình chính là
việc nghiên cứu và xác định tính chất và hậu quả của hành vi phạm tội.
1.2.1. Tính chất của hành vi phạm tội
Bản thân hành vi phạm tội thông thường đã có tính chất nguy hiểm
cho sự tồn tại và phát triển của một xã hội nói chúng. Song đối với những
hành vi phạm tội dẫn đến việc nhà nước phải áp dụng hình phạt tử hình thì


9
tính chất nguy hiểm của hành vi lại càng thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết. Hành
vi phạm tội dẫn đến việc phải áp dụng hình phạt tử hình là những hành vi đặc
biệt nguy hiểm đối với xã hội, thể hiện rõ nét nhất lỗi cố tình của người thực
hiện hành vi phạm tội, thể hiện khả năng không thể giáo dục cải tạo người
phạm tội khi họ đã cố tình thực hiện hành vi phạm tội.
1.2.2. Hậu quả của hành vi phạm tội
Hành vi phạm tội dẫn đến việc phải áp dụng hình phạt tử hình trong
luật hình sự để lại những hậu quả rất lớn cho người bị hại, cho tài sản, trật tự
quản lý kinh tế của nhà nước, cho những quan hệ kinh tế xã hội nhất định và
cho cả xã hội.
Xét trong phạm vi cá nhân gia đình của người bị hại, hành phạm tội
của người thực hiện tội phạm có thể cướp đi chính sinh mạng của nạn nhân
hoặc chí ít cũng để lại những hậu quả trầm trọng, khó có thể khắc phục. Gia

đình và những người thân của nạn nhân sẽ trực tiếp phải gánh chịu những hậu
quả nặng nề và lâu dài.
Xét trong phạm vi những quan hệ xã hội nhất định, hành vi phạm tội
dẫn đến việc phải áp dụng hình phạt tử hình xâm hại trầm trọng đến những
quan hệ kinh tế xã hội được pháp luật bảo vệ, từ đó gây ra những ảnh hưởng
xấu đến việc duy trì và phát triển của quan hệ kinh tế xã hội đó, thậm chí
trong nhiều trường hợp nó còn ảnh hưởng đến toàn bộ các quan hệ kinh tế xã
hội khác của một quốc gia.
1.3. BẢN CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
1.3.1. Bản chất
Dưới góc độ xem xét bản chất của vấn đề, hình phạt tử hình mang tính
khách quan và tính lịch sự. Hình phạt tử hình xuất hiện như một hiện tượng
tất yếu của xã hội có nhà nước, giai cấp và lịch sử của hình phạt tử hình gắn


10
liền với sự ra đời của nhà nước, của giai cấp và của pháp luật. Tội phạm dẫn
đến việc phải áp dụng hình phạt tử hình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự
tồn tại các quan hệ kinh tế xã hội nhất định, đến sự tồn tại của giai cấp thống
trị, đến nhà nước và đến sự nghiêm minh của pháp luật, vì vậy xã hội phải có
những biện pháp, công cụ thích đáng để chống lại hiện tượng này. Vì thế,
hình phạt tử hình xuất hiện như một hiện tượng tất yếu của xã hội có nhà
nước, có giai cấp và có pháp luật. C. Mác từng nói: "Hình phạt không phải là
một cái gì ngoài phương tiện để bảo vệ mình của xã hội chống lại sự vi phạm
các điều kiện tồn tại của nó".
Trong mọi hoàn cảnh và trong mọi trường hợp, hình phạt tử hình luôn
là một công cụ thể hiện và phản ánh quan điểm của giai cấp thống trị về cách
thức trừng trị tội phạm. Hình phạt tử hình thể hiện rõ bản chất giai cấp và
luôn phải phù hợp với quan điểm và mục tiêu điều hành xã hội của giai cấp
thống trị.

Tính giai cấp của hình phạt tử hình thể hiện rõ ở việc nó bảo vệ quyền,
lợi ích và địa vị của giai cấp thống trị. Mỗi nhà nước, mỗi giai cấp trong
những thời kỳ lịch sử nhất định đều có những qui định khác nhau về hình phạt
tử hình. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến, giai cấp thống trị sử
dụng hình phạt tử hình như một công cụ thể răn đe dân chúng và bảo vệ tối đa
lợi ích của giai cấp mình. Cách thi hành hình phạt tử hình trong giai đoạn này
được tiến hành rất công khai và dã man với mục đích gây đau đớn cho người
phạm tội, triệt tiêu mầm mống của sự trả thù và răn đe dân chúng. Trong xã
hội sau thời phong kiến cho đến nay, hình phạt tử hình vẫn được giai cấp
thống trị sử dụng phổ biến để bảo đảm sự thống trị của mình, tuy nhiên đối
tượng và hành vi phạm tội phải chịu hình phạt tử hình đã giảm đi nhiều, hơn
nữa cách thức thi hành hình phạt cũng không còn dã man như thời kỳ trước
với mục tiêu là mang lại cái chết nhanh nhất và không đau đớn nhất cho
người phạm tội.


11
Bên cạnh đó, hình phạt tử hình còn mang đậm bản tính xã hội của nó.
Bản tính này thể hiện ở việc hình phạt tử hình là một công cụ để giai cấp
thống trị bảo vệ và duy trì trật tự trong xã hội, duy trì một xã hội theo những
định hướng và mục đích mà giai cấp thống trị hướng tới. Do xã hội luôn luôn
vận động và phát triển không ngừng, vì thế việc áp dụng hình phạt tử hình
cũng luôn thay đổi, phù hợp với xu hướng phát triển của đời sống kinh tế xã
hội. Việc qui định những hành vi phạm tội nào thì phải chịu hình phạt cao
nhất là tử hình hoàn toàn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội của mỗi
quốc gia trong từng thời kỳ lịch sử nhất định và nó luôn phải phù hợp với
chính sách và lợi ích của giai cấp thống trị.
1.3.2. Mục đích
Mục đích của hình phạt nói chung và của hình phạt tử hình nói riêng
là những mục tiêu, những kết quả mà giai cấp thống trị thông qua nhà nước

và pháp luật do mình đặt ra hướng tới khi thi hành hình phạt đối với người
phạm tội. Tùy thuộc vào mỗi nhà nước, mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, việc
áp dụng hình phạt tử hình lại nhắm đến các mục đích khác nhau. Trong xã
hội chiếm hữu nô lệ và xã hội phong kiến, mục đích của việc áp dụng hình
phạt tử hình của yếu là nhằm chấm dứt sự tồn tại của người phạm tội và
những người có huyết thống với họ với mục đích là để phòng ngừa sự trả thù
hoàn toàn có thể xảy ra, như vậy không chỉ áp dụng hình phạt tử hình với cá
nhân người thực hiện hành vi phạm tội, pháp luật của thời kỳ này, đặc biệt là
dưới thời kỳ phong kiến, còn áp dụng với cả những người không thực hiện
hành vi phạm tội mà có quan hệ hôn nhân hay huyết thống với người phạm
tội. Các hình phạt như "Tru di tam tộc" (Tru di tam tộc: giết cả nhà người bị
tử hình gồm 3 đời là cha, con và cháu hay giết cả nhà người phạm tội cùng
với gia đình bên mẹ, bên vợ của người phạm tội)

hay "Tru di cửu tộc" (Tru
di cửu tộc: giết 9 đời người thực hiện hành vi phạm tội)

phản ánh rõ nét thực
trạng này.


12
Với xã hội sau thời kỳ phong kiến, việc áp dụng hình phạt tử hình chỉ
có thể được tiến hành đối với cá nhân người thực hiện hành vi phạm tội với
mục đích là chấm dứt sự tồn tại của chính họ và răn đe những người khác về
nguy cơ phải chịu hình phạt tử hình nếu thực hiện hành vi phạm tội tương tự.
Đây là sự chuyển biến rất lớn của mục đích trong việc áp dụng hình phạt
tử hình và thể hiện một bước tiến mới trong lịch sử phát triển của nhân loại.
Như vậy, xuất phát từ những quan điểm khác nhau của hai thời ký trên
về việc áp dụng hình phạt tử hình mà mục đích của hình phạt đã được thay

đổi. Trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ và thời kỳ phong kiến quan điểm về việc
áp dụng hình phạt tử hình là trừng trị, trong khi đó quan điểm của thời kỳ sau
phong kiến là phòng ngừa chung trong sự tác động của nhiều học thuyết nhân
đạo và dân chủ. Tuy nhiên một điều cần phải được làm rõ là trừng trị không
phải là mục đích của hình phạt tử hình mà là nội dung của hình phạt tử hình
và quan điểm của giai cấp thống trị.
Mục đích tối thượng và quan trọng nhất của việc áp dụng hình phạt tử
hình trong điều kiện hoàn cảnh hiện nay chính là nhằm đạt đến sự công bằng
trong một xã hội dân chủ và ngăn ngừa các hành vi tương tự có thể xảy ra.
V.I. Lênin đã từng nói: "Tác dụng của hình phạt không phải ở chỗ hình phạt
phải nặng, mà là ở chỗ bất cứ tội phạm nào cũng phải chịu hình phạt". Rõ
ràng vấn đề công bằng xã hội đã được thể hiện sâu sắc trong luận điểm này
của V.I. Lênin. Việc ngăn ngừa các hành vi phạm tội tương tự có thể xảy ra
của việc áp dụng hình phạt tử hình do hành vi tội phạm thường xảy ra hoặc ở
người đã từng thực hiện hành vi phạm tội hoặc những người có cùng động cơ,
có cùng điều kiện để thực hiện hành vi phạm tội tương tự.
Mục đích phòng ngừa trong việc áp dụng hình phạt tử hình thể hiện
trong hai khía cạnh: phòng ngừa riêng được áp dụng với người trực tiếp thực
hiện hành vi phạm tội; phòng ngừa chung áp dụng với tất cả các đối tượng
khác trong xã hội. Theo nhà làm luật nổi tiếng người Italia, Cesar Beccaria,


13
thì mục đích của hình phạt không phải là sự hành hạ và tra tấn con người, mục
đích của hình phạt chính là sự ngăn cản người thực hiện hành vi phạm tội và
phòng ngừa, kiềm chế những người khác trong xã hội khỏi việc thực hiện
hành vi phạm tội [49].
Tóm lại, qua nghiên cứu toàn bộ các nội dung của chương này chúng
ta đã có được một cái nhìn tổng thể về các đặc điểm, các căn cứ, về bản chất
của hình phạt tử hình và mục đích thực sự của việc áp dụng hình phạt này.

Việc nhìn nhận một cách tổng thể và bản chất về hình phạt tử hình sẽ
giúp chúng ta có những đánh giá, phân tích sâu sắc hơn về việc áp dụng hình
phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế, từ đó đi đến việc có được
những đề xuất thiết thực cho một vấn đề đang thu hút được sự quan tâm của
đông đảo tầng lớp nhân dân hiện nay.




14
Chương 2
THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
VỚI CÁC TỘI PHẠM CÓ TÍNH CHẤT KINH TẾ Ở VIỆT NAM
VÀ MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI

2.1. NHỮNG DẤU HIỆU PHÁP LÝ ĐẶC TRƢNG CỦA TỘI PHẠM CÓ
TÍNH CHẤT KINH TẾ
Tội phạm có tính chất kinh tế là các tội phạm xâm hại đến nền kinh tế,
đến trật tự quản lý kinh tế, đến tài sản của nhân dân, tài sản của mỗi quốc gia.
Tính chất kinh tế của các tội phạm này thể hiện ở việc nó không chỉ gây nguy
hại đến trật tự quản lý kinh tế, gây thiệt hại cho tài sản của nhà nước mà còn
"gây thiệt hại cho lợi ích hợp pháp của tập thể, cá nhân qua việc vi phạm các
qui định, các chính sách của Nhà nước trong quản lý kinh tế" [40]. Như vậy
tội phạm có tính chất kinh tế sẽ có phạm vi rộng hơn so với các tội phạm xâm
phạm đến trật tự quản lý kinh tế. Những tội phạm có tích chất kinh tế đã tồn
tại từ khá lâu trong lịch sử, tuy nhiên trong thời đại nền kinh tế thế giới phát
triển như vũ bão hiện nay, loại tội phạm này lại có những diễn biến hết sức
phức tạp và các quan điểm đấu tranh với loại tội phạm này cũng không hoàn
toàn giống nhau, thậm chí trái ngược nhau ở các quốc gia khác nhau. Để hiểu
rõ hơn về loại tội phạm này, chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu đến những dấu

hiệu pháp lý đặc trưng của nó.
2.1.1. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm nói chung chính là các quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ và bị hành vi phạm tội xâm hại. Theo đó, khách thể của các
tội phạm có tính chất kinh tế là các quan hệ có tính chất kinh tế, các trật tự quản
lý kinh tế được luật hình sự bảo vệ và bị hành vi phạm tội xâm phạm. Đối với sự
phát triển của nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào thì việc bảo vệ để các quan hệ


15
kinh tế được phát triển một cách ổn định và đúng pháp luật là nhiệm vụ tối
quan trọng của hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự. Mọi cá
nhân, tổ chức đều được quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật,
luật pháp cho họ được thực hiện tất cả các hành vi kinh doanh mà pháp luật
không cấm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhà nước phải dùng pháp luật
can thiệp vào các hành vi phá hoại, gây cản trở cho môi trường kinh doanh và
cho trật tự quản lý kinh tế của nhà nước. Mọi hành vi coi thường pháp luật,
phá hoại đến tài sản của nhà nước, gây phương hại đến quan hệ kinh tế được
pháp luật bảo hộ đều phải bị xử lý nghiêm minh theo qui định của pháp luật.
2.1.2. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm chính là những biểu hiện bên ngoài của
tội phạm được diễn ra hoặc thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan.
Mặt khách quan của các tội phạm có tính chất kinh tế chính là những
biểu hiện ra bên ngoài của hành vi phạm tội này, chúng được thể hiện dưới
những dạng hành động hoặc không hành động nhất định và xâm hại đến khách
thể của loại tội phạm này. Tùy theo pháp luật của mỗi quốc, số lượng và sự
thể hiện ra bên ngoài của chúng lại hoàn toàn không giống nhau.
Theo qui định của luật hình sự Việt Nam, mặt khách quan của loại tội
phạm xâm hại đến tài sản nhà nước, tài sản công dân, đến trật tự quản lý kinh
tế của quốc gia bao gồm các hành vi chủ yếu sau: buôn lậu, sản xuất hàng giả,

trốn thuế, kinh doanh trái phép, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua
biên giới… và các hành vi khác được thể hiện trong Chương XVI về "các tội
phạm xâm hại trật tự quản lý kinh tế" của Bộ luật Hình sự năm 1999. Ngoài
ra, loại tội phạm này còn thể hiện ở các hành vi tham ô, nhận hối lộ, đưa hối
lộ, lừa đổi chiếm đoạt tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn, thiếu trách
nhiệm… và các hành vi khác tại các chương về các "tội phạm về tham nhũng"
và các "tội phạm khác về chức vụ" của Bộ luật Hình sự.


16
2.1.3. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm chính là những con người cụ thể đã thực hiện
hành vi phạm những tội nhất định đã được qui định trong Bộ luật Hình sự.
Khi thực hiện hành vi tội phạm những con người này phải có năng lực trách
nhiệm hình sự và đã đạt một độ tuổi nhất định theo qui định của luật hình sự.
Năng lực trách nhiệm hình sự chính là điều kiện để xác định một chủ thể có
lỗi khi thực hiện hành vi phạm tội. Một người chỉ bị chịu trách nhiệm hình sự
khi họ có lỗi trong việc thực hiện một hành vi phạm tội và đã đạt một độ tuổi
nhất định. Việc pháp luật hình sự qui định việc chủ thể thực hiện tội phạm
phải đạt độ tuổi nhất định là tối cần thiết và được dựa trên những nghiên cứu
khoa học về độ tuổi và hành vi của con người và chỉ khi đạt độ tuổi này con
người mới có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Chủ thể của các tội phạm có tính chất kinh tế theo qui định của pháp
luật hình sự Việt Nam cũng là những con người cụ thể có đầy đủ năng lực
trách nhiệm hình sự và đã đạt một độ tuổi nhất định khi thực hiện các hành vi
phạm tội xâm hại đến tài sản của nhà nước, của nhân dân, đến trật tự quản lý
kinh tế Ngoài hai dấu hiệu cơ bản này (năng lực trách nhiệm hình sự và độ
tuổi), loại chủ thể này còn có thể có thêm những dấu hiệu khác đặc thù liên
quan đến hành vi phạm tội và cấu thành tội phạm. Đó có thể là dấu hiệu qui
định về chức vụ, quyền hạn của người phạm tội (tội tham ô, cố ý làm trái,

nhận hối lộ…), đó có thể là dấu hiệu qui định về thẩm quyền khi thi hành
công vụ của người phạm tội (vi phạm qui định về cấp văn bằng bảo hộ) hoặc
các qui định về trách nhiệm trong khi thi hành công vụ (vi phạm các qui định
về sử dụng quỹ trong các tổ chức tín dụng)…
2.1.4. Mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan của tội phạm chính là những vấn đề liên quan đến lỗi,
động cơ và mục đích của chủ thể khi thực hiện hành vi phạm tội.


17
Đối với các tội phạm có tính chất kinh tế, mặt chủ quan của nó thể
hiện ở trạng thái tâm lý của chủ thể đối với các hành vi phạm tội xâm hại đến
tài sản nhà nước, tài sản của công dân, đến trật tự quản lý kinh tế của nhà
nước. Trạng thái tâm lý này thể hiện ở các vấn đề liên quan đến lỗi, động cơ
và mục đích của chủ thể khi thực hiện hành vi phạm tội.
Theo nguyên tắc chung, lỗi chính là thái độ tâm lý của một người đối
với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và những hậu quả xảy ra hoặc có
thể xảy ra do tác động của hành vi nói trên. Trong các tội phạm có tính chất
kinh tế, thái độ tâm lý của người phạm tội thể hiện ở khả năng, năng lực nhận
thức và điều khiển những hành vi có lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp.
Trong loại tội phạm này, không có thái độ tâm lý tồn tại dưới hình thức lỗi
vô ý.
Động cơ phạm tội của các tội phạm có tính chất kinh tế chính là những
động cơ bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi phạm. Động cơ đó có
thể là vì vụ lợi, vì những động cơ cá nhân khác (Điều 167: Tội báo cáo sai
trong quản lý kinh tế - Bộ luật Hình sự 1999). Vì loại tội phạm này không có
lỗi vô ý cho nên người phạm loại tội này luôn có những động cơ nhất định khi
thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, dấu hiệu động cơ không phải là dấu
hiệu bắt buộc của các tội phạm thuộc tiêu chí phân loại này.
Mục đích trong các tội phạm có tính chất kinh tế là những yêu cầu và

mong muốn cần đạt được những lợi ích vật chất nhất định của chủ thể thực
hiện hành vi phạm tội. Khi thực hiện hành vi phạm tội này, người thực hiện
luôn có những mục đích rất cụ thể và rõ ràng, họ hoàn toàn ý thức được
những lợi ích vật chất mà mình sẽ có được khi thực hiện hành vi. Tuy nhiên,
dấu hiệu mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc của tất cả các tội phạm
mang tính chất kinh tế. Dấu hiệu này chỉ xuất hiện như một yếu tố bắt buộc
phải có trong cấu thành đối với tội phạm được qui định tại Điều 171 Bộ luật
Hình sự: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và được phản ánh trong


18
cấu thành tăng nặng trách nhiệm hình sự tại khoản 2 Điều 166 Bộ luật Hình
sự: để thực hiện tội phạm khác.
Như vậy, cũng như các loại tội phạm khác, tội phạm có tính chất kinh
tế luôn có những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của nó. Những đặc trưng và dấu
hiệu khác biệt của loại tội phạm này dẫn đến việc áp dụng các hình phạt đối
với chúng cũng có những khác biệt và đặc trưng nhất định.
2.1.5. Các hình phạt áp dụng
Điều 26 Bộ luật Hình sự năm 1999 qui định:
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của
nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người
phạm tội.
Hình phạt được qui định trong Bộ luật Hình sự và do Tòa
án quyết định [7]
Như vậy có thể thấy rằng, hình phạt theo luật hình sự Việt Nam luôn
có hai đặc trưng rất cơ bản là "biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà
nước" và "được qui định trong Bộ luật Hình sự và do Tòa án quyết định". Khi
áp dụng hình phạt với người phạm tội, nhà nước luôn mong muốn đạt được
những mục đích nhất định. Điều 27 Bộ luật Hình sự năm 1999 qui định về
mục đích của hình phạt như sau:

Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn
giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo
pháp luật và các qui tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa
họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn
trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm [7].
Từ qui định trên, chúng ta có thể thấy rằng, khi áp dụng hình phạt đối
với người phạm tội, mục đích mà nhà nước cần đạt được chính là những mục


19
đích về phòng ngừa riêng đối với cá nhân người phạm tội và mục đích phòng
ngừa chung đối với các cá nhân khác trong xã hội.
Hệ thống hình phạt theo luật hình sự Việt Nam bao gồm cả hình phạt
chính và hình phạt bổ sung. Theo qui định tại Điều 28 Bộ luật Hình sự năm
1999, hình phạt chính bao gồm: Cảnh cáo; phạt tiền; cải tại không giam giữ; trục
xuất, tù có thời hạn; tù chung thân; tử hình. Hình phạt bổ sung bao gồm: Cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú;
quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền, khi không áp
dụng là hình phạt chính; trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
Đối với các tội phạm có tính chất kinh tế, việc áp hình phạt cũng bao
gồm cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung được áp
dụng đối với một số loại tội nhất định, còn hình phạt chính được áp dụng đối
với toàn bộ các tội phạm có tính chất này.
Trong số 73 khung hình phạt được qui định từ các điều từ
153 đến 181 Bộ luật Hình sự, có 114 lượt hình phạt chính, thì có: 3
lượt hình phạt cảnh cáo, chiếm 2,6%; 19 lượt hình phạt tiền, chiếm
16%; 18 lượt hình phạt cải tạo không giam giữ, chiếm 15,7%; 68
lượt hình phạt tù,chiếm 69,5%; 3 lượt hình phạt tù chung thân,
chiếm 2,6% và 3 lượt hình phạt tử hình, chiếm 2,6% [18].
Những con số tổng kết này cho chúng ta thấy được tỷ lệ áp dụng các

loại hình phạt đối với nhóm tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (một
phần quan trọng và chủ yếu của các tội phạm có tính chất kinh tế). Một điều
dễ nhận thấy là việc áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính trong nhóm tội
phạm này vẫn quá ít và không thực sự thể hiện tính răn đe và nghiêm khắc
của luật hình sự.
Với việc qui định số tiền chịu phạt như trên, chưa làm các chủ thể
phạm tội phải thực sự khiếp sợ trước khi thực hiện hành vi phạm tội. Hơn


20
nữa, trong các hình phạt đối với các loại tội phạm này- loại tội phạm mà việc
khôi phục hậu quả về mặt kinh tế là quan trọng nhất - vẫn còn có đến ba lượt
hình phạt tử hình. Điều này rõ ràng là không cần thiết và sẽ không thực sự đạt
được mục đích khi áp dụng hình phạt. Vấn đề này sẽ được phân tích cụ thể
trong các phần tiếp theo.
2.2. VIỆC ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH VỚI CÁC TỘI PHẠM CÓ
TÍNH CHẤT KINH TẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƢỚC
TRÊN THẾ GIỚI
2.2.1. Áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất
kinh tế thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1985 tại Việt Nam
Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa ra đời, đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng trong lịch sử phát triển của
dân tộc Việt Nam. Chính phủ lâm thời non trẻ, trong những ngày đầu, phải
đối mặt với muôn vàn khó khăn và sự chống đối quyết liệt của các thế lực
phản động. Điều này đòi hỏi Chính phủ phải có những đối sách kịp thời để
bảo vệ chính quyền còn non trẻ của mình, bảo vệ thành quả của cách mạng.
Để trấn áp những phần tử có thể đe dọa đến an ninh quốc gia, đến nền độc lập
của dân tộc, hình phạt tử hình đã được áp dụng như một công cụ hữu hiệu để
chống đối lại các thế lực phản động đang ráo riết hoạt động hòng lấy lại
những lợi ích, đặc quyền mà chúng từng có. Đối phó với tình trạng này, một

loạt các sắc lệnh quan trọng đã được ban hành trong thời kỳ này thể hiện rõ
quan điểm của Đảng, của Chính phủ nhân dân.
Trong các hình phạt được qui định trong các sắc lệnh này, tử hình
luôn được sử dụng với một tỷ lệ khá cao. Chúng ta có thấy đều này được thể
hiện rõ trong các sắc lệnh sau: Sắc lệnh số 6-SL ngày 5/9/1945 qui định việc
cấm nhân dân Việt Nam không được đăng ký đi lính, bán lương thực, thực
phẩm, làm liên lạc, tay sai cho thực dân Pháp, những ai vi phạm sẽ bị Tòa án


21
quân sự nghiêm trị; Sắc lệnh số 22-SL ngày 14/2/1946 qui định việc Tòa án
có quyền xét xử tất cả những người phạm vào một việc gì có thể phương hại
đến nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; Sắc lệnh số 26- SL (25/02/1946)
và Sắc lệnh số 27-SL (28/02/1946) qui định về việc áp dụng hình phạt, trong
đó có hình phạt tử hình đối với các hành vi phá hoại cầu cống, đường xe lửa,
đường bộ, đường thủy, đê đập và các hành vi bắt cóc, tống tiền, ám sát; Hành
vi làm suy yếu sức mạnh tinh thần hay vật chất của lực lượng vũ trang cũng
có thể sẽ bị xử tử hình (Sắc lệnh số 106-SL ngày 16/06/1950)…
Tiếp đến thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Nhà nước lại tiếp
tục ban hành những sắc lệnh để trừng trị những hành vi chống lại chính quyền
nhân dân. Sắc lệnh số 133-SL (20/10/1953) qui định tới 12 hành vi phạm tội
liên quan đến việc trừng trị những đối tượng chống đối, thù địch với chính
quyền nhân dân. Hình phạt tử hình được áp dụng đối với những kẻ chủ mưu,
cầm đầu trong các hành động chống phá nêu trên.
Hòa bình được lập lại năm 1954, đất nước bước vào một giai đoạn
phát triển mới với những thách thức ngày càng lớn hơn. Liên tiếp những văn
bản pháp luật được ban hành để đối phó với những diễn biến của tình hình
mới. Tại thời điểm này, đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai
chế độ chính trị khác nhau. Thời điểm này ngoài nhiệm vụ tiếp tục nâng cao
tinh thần cảnh giác chống lại các lực lượng thù địch, nhiệm vụ sản xuất kinh

tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Vì tầm quan
trọng của việc sản xuất kinh tế, tầm quan trọng của việc bảo vệ tài sản nhà
nước, luật hình sự đã có những hình phạt rất nghiêm khắc để bảo vệ đường lối
kinh tế của nhà nước. Hình phạt tử hình được áp dụng với những hành vi vi
phạm pháp luật gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc gia.
Tuy nhiên, do chưa có sự phát triển thực sự trong đời sống kinh tế liên
quan đến sự hạn chế trong giao lưu thương mại, nên diễn biến của tội phạm
có tính chất kinh tế trong thời kỳ này còn chưa thực sự quá phức tạp và những


22
thủ đoạn phạm tội cũng chưa thực sự tinh vi. Song, với tinh thần nghiêm trị
những tội phạm loại này, nhà nước chúng ta đã thi hành một chính sách hình
sự rất nghiêm khắc. Nhìn chung trong thời kỳ này hình phạt tử hình đã được
áp dụng với những hành vi phạm tội gây nguy hại lớn đến nền kinh tế quốc
dân, đến lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào Chính phủ. Vụ Tòa án quân sự
xử tử hình đại tá quân nhu Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục quân nhu, là một
ví dụ điển hình cho sự nghiêm minh của luật hình sự Việt Nam thời kỳ này.
Đại tá Trần Dụ Châu là người quản lý và điều phối việc phân phối lương
thực, thực phẩm cho lực lượng quân đội trong thời kỳ đất nước đang tiến
hành cuộc kháng chiến đầy cam go. Đây là một vị trí rất quan trọng trong việc
đảm bảo lương thực đủ cho lực lượng chiến đấu ở chiến trường, tuy nhiên vì
lòng tham và thói ăn chơi sa đọa, đại tá Trần Dụ Châu đã tham ô tài sản nhà
nước cho riêng cá nhân và gia đình mình, tạo cho mình một cuộc sống thừa
thãi trong khi cả dân tộc đang đói và gồng mình lên tiến hành kháng chiến.
Xét hành vi phạm tội nghiêm trọng của đại tá Trần Dụ Châu và sự căm phẫn
của nhân dân, vì mục đích phòng ngừa chung Tòa án quân sự đã tuyên phạt
đại tá Trần Dụ Châu hình phạt tử hình. Đơn xin ân giảm của Trần Dụ Châu đã
được trình lên Chủ tịch Chính phủ, song đã bị từ chối và cuối cùng đại tá Trần
Dụ Châu đã bị xử tử hình. Đây là một ví dụ thể hiện rất rõ quan điểm cứng

rắn của Đảng, của Chính phủ đối với các hành vi phạm tội nghiêm trọng
thuộc nhóm này.
Các tội phạm có tính chất kinh tế bị áp dụng hình phạt tử hình trong
thời kỳ này chủ yếu liên quan đến các tội tham ô tài sản nhà nước, tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, tội đầu cơ, tội buôn lậu. Ngày 20/05/1981,
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ, tiếp
đến ngày 30/06/1982, Hội đồng Nhà nước ban hành tiếp Pháp lệnh Trừng trị
các tội đầu cơ, buôn lậu, tàng trữ hàng cấm, làm hàng giả, kinh doanh trái phép,
vận chuyển trái phép tiền tệ và hàng hóa, sản xuất và buôn bán hàng giả…

×