Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT






TRẦN THỊ HOÀNG LAN





NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TUỔI
CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM





LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC























Hà Nội – 2012

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




TRẦN THỊ HOÀNG LAN





NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TUỔI
CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM



Chuyên ngành: Luật Hình sự
Mã số: 60 38 40




LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn: GS.TS. Võ Khánh Vinh



















Hà Nội – 2012


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 9
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM 9
1.1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của tuổi chịu TNHS 9
1.1.1. Khái niệm tuổi chịu TNHS 9
1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của tuổi chịu TNHS 10
1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc quy định tuổi chịu TNHS trong luật hình sự Việt
Nam 12
1.2.1. Cơ sở tâm sinh lý học 12
1.2.2. Cơ sở thực tiễn 19
1.2.3. Mối quan hệ giữa tuổi chịu TNHS với năng lực TNHS và với chủ thể của tội phạm 20
1.3. Những quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự qua các thời kỳ lịch sử Việt Nam 22
1.3.1. Thời kỳ phong kiến 22
1.3.2. Thời kỳ từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 cho đến trước pháp điển hóa lần thứ
nhất - BLHS năm 1985 27
1.3.3. Những quy định BLHS năm 1985 33
1.4. Những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tuổi chịu trách nhiệm hình
sự và thực tiễn áp dụng 41
1.4.1. Những quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong Phần chung BLHS năm 1999
41
1.4.2. Những quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong Phần các tội phạm BLHS năm
1999 50
Kết luận chương 1 55

Chương 2 57
THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
TRONG HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI
GIAN QUA 57
2.1.2. Tình hình vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo
vệ nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự do tác động của yếu tố độ tuổi 65
2.2. Thực trạng áp dụng các quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong thời gian qua 67
2.2.1. Về cách tính tuổi 67
2.2.2. Về thời điểm tính tuổi 69
2.2.3. Căn cứ xác định tuổi 72
2.3. Đánh giá việc áp dụng các quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong thời gian qua 79
2.3.1. Thuận lợi 79
2.3.2. Khó khăn 81
2.3.3. Tác động xã hội của vấn đề tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong thời gian qua 83
Kết luận chương 2 83
Chương 3 84
NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH TUỔI 84
CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 84
3.1.2. Xu hướng xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự của các nước trên thế
giới.
86
3.1.3. Các yếu tố khác tác động đến vấn đề tuổi chịu trách nhiệm hình sự
91
3.2. Các kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện những quy định của PLHS Việt Nam hiện
hành về tuổi chịu TNHS
92
3.2.1. Sửa đổi, bổ sung BLHS Việt Nam năm 1999
92
Xây dựng cơ sở pháp lý phục vụ công tác xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự
98



3
Nâng cao trình độ các bộ công chức làm công tác đăng ký quản lý hộ tịch, hộ khẩu
và người tiến hành tố tụng 104
KẾT LUẬN 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Theo các kết quả nghiên cứu và thống kê mới của tội phạm học cho thấy
rằng: tình hình tội phạm ở nước ta trong những năm gần đây có gia tăng về số
lượng, số vụ với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao, cũng như sự xuất
hiện nhiều loại tội phạm mới trong điều kiện nền kinh tế thị trường và toàn cầu
hóa khu vực và thế giới. Tội phạm xảy ra do các chủ thể trải dài với nhiều biên độ
kéo dài từ thấp đến cao của độ tuổi, nhiều vùng miền khác nhau và ở những người
có trình độ văn hoá khác nhau. Đặc biệt, một vấn đề nóng hổi hiện nay đó là tội
phạm do lứa tuổi chưa thành viên thực hiện (nói cách khác là hiện tượng “trẻ hóa
tội phạm”) trong xã hội ngày một gia tăng, độ tuổi của người thực hiện hành vi
phạm tội ngày càng giảm và ở mức thấp trung bình từ 14 đến 18 tuổi, thậm chí
dưới độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) với các hành vi phạm tội manh
động, liều lĩnh, hung bạo và tàn ác, cũng như mức độ gây nguy hiểm cho xã hội
đặc biệt nghiêm trọng.
Theo thống kê trong các báo cáo tổng kết hàng năm của Tòa án nhân dân tối
cao cho thấy con số người chưa thành niên bị xét xử trong thời gian qua như sau:
năm 2000 là 3.906 bị cáo, năm 2001 là 3.441 bị cáo, năm 2002 con số này là 3.139
bị cáo, năm 2003 là 3.994 bị cáo, năm 2004 là 2.540 bị cáo, năm 2005 là 4.599 bị
cáo và càng những năm gần đây (2006-2009), con số này càng tăng nhanh hơn. Số
lượng bị cáo chưa thành niên xét xử hàng năm dao động từ 6,5% đến 6,8% trên
tổng số bị cáo. Nếu từ những năm 1990 trở về trước, hành vi phạm tội của người

chưa thành niên thường là những hành vi đơn giản, ít nghiêm trọng, phạm tội do
hoàn cảnh, không gây ảnh hưởng đến trật tự an xã hội, đến cơ cấu gia đình và
thuần phong mỹ tục của dân tộc, thì những năm 1999 trở lại đây, hành vi phạm tội
của người chưa thành niên thường là rất nghiêm trọng, cướp tài sản, hiếp dâm, giết
người Ví dụ, năm 1998, Tòa án nhân dân xử 4.022 bị cáo chưa thành niên nhưng


4
có đến 114 bị cáo phạm tội cướp tài sản, 183 bị cáo phạm tội hiếp dâm và đến
năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 con số này tăng lên gần gấp đôi.
Cũng theo số liệu thống kê của Cục cảnh sát điều tra tội phạm hình sự (Bộ
Công an), chỉ riêng trong 5 năm (2000-2005) thực hiện Đề án Đấu tranh phòng
chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên thuộc
Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, đã phát hiện 47.000 vụ phạm pháp
hình sự do 64.500 em vị thành niên gây ra; trung bình hàng năm chiếm 1/4 tổng số
vụ phạm pháp hình sự trên toàn quốc. Trong đó đối tượng dưới 14 tuổi chiếm
13%, từ 14 đến 16 tuổi chiếm 34,7%, từ 16 đến 18 tuổi chiếm 52%. Từ năm 2005
đến nay, tình hình phạm tội ở lứa tuổi thành niên đang có dấu hiệu ngày càng cao
hơn, cả về mức độ lẫn sự nghiêm trọng của các vụ án. Chỉ trong năm 2006, riêng
trẻ em dưới 14 tuổi có gần 8.000 vụ vi phạm pháp luật, chiếm đến 70% tội phạm
vị thành niên và năm 2007, 2008 thì trung bình cũng chiếm hơn 8.100 vụ vi phạm
pháp luật. Con số này là một lời cảnh báo về tình trạng trẻ em nhỏ tuổi phạm tội.
Ngoài ra, một vấn đề cũng đáng lo ngại là cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội của
đất nước, thời gian gần đây (hầu hết là ở những thành phố lớn, nơi đô thị có điều
kiện kinh tế xã hội phát triển) đã nổi lên tình trạng một số thanh niên, học sinh,
sinh viên, độ tuổi từ 14 đến 18, tụ tập ăn chơi thác loạn hoặc hình thành các băng
nhóm tội phạm có tổ chức, tổ chức các vụ đánh nhau, cướp giật, giết người, sử
dụng ma tuý hết sức nghiêm trọng, gây xôn xao dư luận mà các phương tiện thông
tin đại chúng đã thường xuyên đăng tải.
Những con số trên cho thấy tội phạm chưa thành niên diễn biến khá phức

tạp, có nhiều hướng gia tăng và ngày càng nguy hiểm. Đặc biệt, cũng cần chú ý
đến hiện tượng phạm tội ở những người cao tuổi đang tăng dần. Nguyên nhân của
những hiện tượng nêu trên bắt nguồn từ tính chất và đặc biệt của sự phát triển kinh
tế - xã hội và theo đó là các điều kiện tương ứng văn hóa, giáo dục, đạo đức, lối
sống. Về vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta xác định, nước ta là một trong những
nước nghèo trên thế giới, trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động, hiệu quả
sản xuất kinh doanh còn thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, sự phân hoá giàu
nghèo ngày càng rõ nét, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, chất lượng giáo


5
dục, đào tạo y tế còn thấp, nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt
Tội phạm và một số tệ nạn xã hội còn có chiều hướng tăng”
1
.
Bên cạnh đó, Việt nam cũng là một nước đang phát triển. Do đó, ngoài tiếp
thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật, văn hóa tinh hoa nhân loại nhiều chiều với
nhiều màu sắc, mở rộng giao lưu với các nền văn minh thế giới trong xu thế hội
nhập và toàn cầu hóa, bên cạnh đó là sự tồn tại của nền văn hóa truyền thống với
nhiều tư tưởng, tập quán đậm đà bản sắc dân tộc những cũng không thiếu những
hủ tục phong kiến, lạc hậu. Với sự thay đổi diễn ra trong các quy chuẩn lối sống,
đạo đức, giá trị trực tiếp tác động đến cơ chế hành vi, tạo ra tình thế khi mà trong
cùng một môi trường nhưng đa số thì tuân theo pháp luật, nhưng một số người đã
vi phạm pháp luật và phạm tội.
Cộng hưởng với các vấn đề này còn là sự thiếu ý thức của con người, một
số yếu kém trong giáo dục, đào tạo, sự đua đòi theo nếp sống phương Tây không
lành mạnh, sự sa sút đạo đức con người, sự thiếu vắng tình cảm gia đình, con
người chạy theo sức hút đồng tiền và đặc biệt là hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh,
không đủ sức mạnh để hướng con người theo những chuẩn mực và giá trị chung.
Vấn đề trẻ hóa độ tuổi phạm tội cũng như hiện tượng phạm tội ở những

người cao tuổi đặt ra cho nhiều ngành khoa học (tâm lý-xã hội học, luật tố tụng
hình sự… ) đặc biệt là luật hình sự nên chăng có sự điều chỉnh về độ tuổi chịu
TNHS khi độ tuổi của những người thực hiện hành vi phạm tội ngày càng thấp
hoặc là quá cao so với trước đây. Hơn nữa, thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự
(BLHS) năm 1999 cho thấy việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự
(PLHS) về độ tuổi chịu TNHS còn nhiều bất cập, tồn tại và dẫn đến vướng mắc
trong thực tiễn áp dụng. Công việc xác định tuổi của bị can, bị cáo cũng như người
bị hại còn nhiều khó khăn. Hiện nay, chưa có văn bản cụ thể nào hướng dẫn chi tiết
về việc xác định tuổi và áp dụng các quy định về tuổi đối với người phạm tội.
Ngoài ra, trong xã hội thực trạng làm giả giấy tờ, giấy tờ không thống nhất hoặc
không có giấy tờ để xác minh tuổi của người phạm tội ngày càng phổ biến với
nhiều lý do khác nhau, làm cho công tác điều tra, truy tố và xét xử gặp nhiều khó


1
Xem cụ thể hơn: Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2006, tr.63.


6
khăn, đặc biệt đối với những trường hợp người phạm tội là người chưa thành niên.
Đặc biệt, việc áp dụng tuổi chịu TNHS ở nhiều nơi, ở từng thời kỳ còn chưa thật
thống nhất. Ngoài ra, điều kiện kinh tế mỗi vùng miền ở mỗi thời điểm là khác
nhau, do đó không thể giống nhau. BLHS năm 1999 quy định có phần sơ sài về
tuổi chịu trách nhiệm hình sự, đồng nhất mọi cá thể ở các điều kiện kinh tế - xã hội
khác nhau trong cùng một độ tuổi, nhất là chủ thể đặc biệt với dấu hiệu độ tuổi chịu
TNHS còn thiếu quy phạm trong Phần chung của Bộ luật hay định nghĩa lập pháp
về tuổi và độ tuổi, về căn cứ xác định tuổi của người phạm tội dẫn đến việc hiểu và
áp dụng chưa thống nhất đòi hỏi cần phải hoàn thiện về mặt lập pháp.
Một vấn đề nữa đó là loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người cao tuổi

chưa được đề cập đến trong Bộ luật. Khía cạnh này chỉ được đề cập đến như một
tình tiết (dấu hiệu) miễn giảm TNHS hoặc hình phạt. Nếu đến một độ tuổi nhất
định con người mới có khả năng nhận thức về điều khiển được hành vi của mình,
thì theo thời gian đến một độ tuổi nhất định, sự già yếu và bệnh tật, sẽ làm giảm đi
trí nhớ, sự minh mẫn, khả năng nhận thức cũng như điều khiển hành vi đó. Do đó,
nên chăng việc quy định độ tuổi tối đa phải chịu TNHS (ví dụ như BLHS của Liên
bang Nga có điều chỉnh vấn đề này, không áp dụng hình phạt tử hình đối với
người già từ 65 tuổi trở lên).
Do đó, từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, tôi quyết định lựa chọn đề
tài “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo
Luật Hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Về tình hình nghiên cứu, cho tới thời điểm này, chế định tuổi chịu TNHS,
mặc dù là một trong những chế định quan trọng trong BLHS, những vẫn chưa có
một công trình nghiên cứu nào đáng kể. Đề tài này chủ yếu được đề cập đến như
một phần nhỏ trong các bài viết, khóa luận, luận văn về tội phạm và cấu thành tội
phạm, chủ thể của tội phạm hay nhân thân người phạm tội, hoặc trong các công
trình nghiên cứu về người chưa thành niên phạm tội. Các nghiên cứu khoa học
khác cũng rất ít đề cập đến việc nghiên cứu về tuổi hay cách xác định tuổi của con
người trong mối quan hệ với TNHS.


7
Tuy nhiên, cũng có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: 1) Sách
chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự
(Phần chung) của GS.TSKH. Lê Văn Cảm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005;
2)Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (sửa đổi và bổ sung) của GS.TS. Võ Khánh
Vinh, NXB Công an nhân dân; 3) Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 –
Phần chung, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2000 của ThS. Đinh Văn Quế; 4) Tội
phạm và cấu thành tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2006 của GS.TS.

Nguyễn Ngọc Hòa; 5) Luận văn thạc sĩ luật học “Chủ thể của tội phạm theo luật
hình sự Việt Nam” của tác giả Lê Đăng Doanh, Trường đại học Luật Hà Nội,
1999; v.v…
Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết đăng trên các tạp chí có liên quan đến tuổi
chịu TNHS, ví dụ như: Nhân thân người phạm tội với việc quyết định hình phạt
của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thuỷ; bài về Xác định tuổi của người chưa thành
niên như thế nào cho đúng? của tác giả Lưu Đình Nghĩa; Nhân thân người phạm
tội - Một số vấn đề lý luận cơ bản của GS.TSKH. Lê Văn Cảm; Tiếp tục hoàn
thiện những quy định của BLHS trước yêu cầu mới của đất nước của tác giả Trịnh
Tiến Việt; v.v… đã được đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân và Tạp chí Kiểm sát
(tham khảo thêm ở phần danh mục tài liệu tham khảo ở cuối đề cương này).
3. Nhiệm vụ của luận văn
Tuổi chịu TNHS là một trong những dấu hiệu quan trọng thuộc chủ thể của
tội phạm của cấu thành tội phạm và là đặc điểm thiết yếu thuộc về nhân thân
người phạm tội. Nghiên cứu tuổi chịu TNHS có ý nghĩa to lớn trong việc đấu
tranh phòng và chống tội phạm, dựa trên đặc điểm về tâm lý độ tuổi.
Tuổi của người phạm tội là dấu hiệu cho phép xác định tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, ảnh hưởng của độ tuổi đến việc thực hiện tội
phạm, mà nó còn là dấu hiệu mang tính chất pháp lý có ý nghĩa quan trong việc xử
lý người chưa thành niên phạm tội. Tuổi chịu TNHS là vấn đề vô cùng quan trọng
khi người phạm tội là người chưa thành niên, nó liên quan đến vấn đề có TNHS
hay không. Vì vậy, khi nghiên cứu về chế định này, cần phải giải quyết được một
số vấn đề sau:


8
1) Phân tích các quy định của BLHS năm 1999 về chế định tuổi chịu TNHS
trong sự so sánh với quy định của một số nước trên thế giới, sự ảnh hưởng của lịch
sử có dựa trên các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đặc điểm tâm-sinh lý của
con người trong từng thời kỳ để từ đó đưa ra một số nhận xét có giá trị tham khảo

cho các nhà làm luật Việt Nam.
2) Đánh giá thực tiễn áp dụng chế định tuổi chịu TNHS, những bất cập,
vướng mắc và phân tích chúng trên cơ sở lý luận và thực tiễn.
3) Đưa ra giải pháp khắc phục và kiến giải nhằm hoàn thiện chế định tuổi
chịu TNHS trong pháp luật hình sự Việt Nam trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện
nay và những dự báo trong tương lai.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.
Đề tài này dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước với phương pháp nghiên cứu
của chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật.
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học
luật hình sự, luật tố tụng hình sự và tội phạm học như: phương pháp so sánh luật
học, phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp lịch
sử, phương pháp thống kê hình sự để tổng hợp các tri thức khoa học luật và những
vấn đề cần nghiên cứu.
5. Ý nghĩa khoa học-thực tiễn của luận văn
Luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng, là đề tài đề cập
tương đối đầy đủ và tương đối hệ thống đầu tiên ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật
học phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tuổi chịu TNHS
trong luật hình sự Việt Nam.
Bên cạnh đó, luận văn còn phân tích chế định tuổi chịu TNHS trong sự so
sánh với quy định của một số nước trên thế giới, sự ảnh hưởng của lịch sử có dựa
trên các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đặc điểm tâm sinh lý của con người
qua từng thời kỳ. Đồng thời, đánh giá thực tiễn áp dụng chế định tuổi chịu TNHS,
những bất cập, vướng mắc và phân tích chúng qua các vụ án cụ thể. Từ đó, luận
văn đưa ra giải pháp khắc phục và kiến giải nhằm hoàn thiện chế định tuổi chịu


9
TNHS trong pháp luật hình sự Việt Nam dưới góc độ lập pháp hình sự và thực tiễn

áp dụng.
Luận văn có giá trị là tư liệu tham khảo cho các nhà lập pháp, hoạch định
chính sách, các nhà tâm lý - xã hội học, các nhà khoa học - thực tiễn, sinh viên,
học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành luật hình sự.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao
gồm ba chương chính với nội dung:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong luật
hình sự Việt Nam.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự
trong hoạt động áp dụng luật hình sự ở Việt Nam trong thời gian qua.
Chương 3: Những giải pháp hoàn thiện chế định tuổi chịu trách nhiệm hình sự
trong pháp luật hình sự Việt Nam.

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của tuổi chịu TNHS
1.1.1. Khái niệm tuổi chịu TNHS
Theo Đại từ điển Tiếng Việt – NXB Văn hóa thông tin năm 1998 tr.1750 thì
tuổi là: “Năm, dùng làm đơn vị tính thời gian sống của người, là khoảng thời gian
từ khi sinh ra đến thời điểm xác định nào đó”.
Như vậy, tuổi của một người được tính từ khi người đó sinh ra cho đến thời
điểm tính tuổi của người đó. Tuổi được tính theo năm vì đó là quãng thời gian kết
thúc một chu kỳ sinh học của con người phù hợp với sự vận động, phát triển
chung của thế giới kết thúc một vòng quy của trái đất quanh mặt trời.
Trách nhiệm hình sự là “trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu
quả pháp lí bất lợi về hành vi phạm tội của mình”[ Từ điển giải thích thuật ngữ
luật học, Nxb. Công an nhân dân 1999 tr.21]



10
Trách nhiệm hình sự chính là dạng trách nhiệm pháp lí bao gồm “nghĩa vụ
phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội,
chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp)
và mang án tích”.
Nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam là người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định
trong BLHS thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Một trong các yếu tố cấu thành tội
phạm là chủ thể của tội phạm. Hai dấu hiệu quan trọng nhất mà tất cả các chủ thể
đều phải được xác định là tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự. Tuổi chịu trách
nhiệm hình sự là độ tuổi được xác định trong pháp luật hình sự của mỗi quốc gia,
mà chỉ đến độ tuổi đó trở về sau, một người thực hiện hành vi phạm tội mới có thể
bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh việc xác định tuổi như là ngưỡng chịu trách nhiệm hình sự, tuổi
cũng là yếu tố để để xác định loại hoặc mức trách nhiệm mà họ phải gánh chịu khi
phạm tội. Chính vì vậy, tuổi chịu trách nhiệm hình sự là yếu tố không thể thiếu
trong quá trình xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người.
Trên cơ sở phân tích về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như trên, có thể rút ra
định nghĩa về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau: Tuổi chịu trách nhiệm hình
sự là độ tuổi được luật hình sự quy định nhằm xác định khi một người phát triển
đến độ tuổi đó mới có thể phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc loại trách nhiệm,
mức trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội do mình gây ra
1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của tuổi chịu TNHS
1.1.2.1. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự do luật hình sự quy định
Xét về tính hệ thống, các quy định của ngành luật này trong cùng một hệ
thống có thể sử dụng để phân tích làm sang tỏ nội dung các quy phạm pháp luật
của ngành luật khác. Tuy nhiên, nhiều nội dung có tính đặc thù, chuyên biệt thì
chung ta cần phải xác định nội dung theo quy định của ngành luật đó. Vấn đề độ
tuổi để xác định tư cách chủ thể là một nội dung có tính chuyên biệt, được xác

định theo từng ngành luật. Mỗi ngành luật có cách xác định khác nhau về dộ tuổi.
Chính vì vậy, về nguyên tắc, khi xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự, chúng ta


11
cần căn cứ vào những quy định của luật hình sự mà không viện dẫn các quy định
của các ngành luật khác. Chỉ trong những trường hợp luật hình sự dẫn chiếu sang
quy định của các ngành luật khác thì chúng ta mới sử dụng cách tính tuổi của
ngành luật đó để xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
1.1.2.2. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là tuổi tròn
Mỗi ngành luật đều có cách thức để xác định tuổi của chủ thể tham gia quan
hệ pháp luật do ngành luật mình điều chỉnh. Đối với chủ thể của tội phạm, luật
hình sự Việt Nam xác định tuổi là theo tuổi tròn. Điều này thể hiện trong các quy
định cụ thể. Tại điều 12 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tuổi chịu trách nhiệm
hình sự đều quy định: “người từ đủ 16 tuổi ” và “người từ đủ 14 tuổi”. tuổi tròn ở
đây là ngưỡng để tỉnh tuổi tối thiểu của người phạm tội và tuổi tối đa của người bị
hại trong trường hợp tuổi của người bị hại chi phối tới việc xác định trách nhiệm
hình sự của người phạm tội. Cách tính tuổi tròn được xác định bằng cách lấy ngày
sinh nhật gần nhất của người đó để tính.
Trong một số trường hợp đặc biệt, khi luật hình sự dẫn chiếu sang ngành luật
khác thì chúng ta áp dụng cách tính tuổi của ngành luật đó.
1.1.2.3. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự tính từ thời điểm người đó sinh ra đến
thời điển người đó thực hiện hành vi phạm tội
Thời điểm đầu để xác định tuổi của người phạm tội là ngày người đó được
sinh ra. Thời điểm sinh được xác định dựa và các loại giấy tờ có giá trị pháp lý
gắn liền với nhân thân của người đó như giấy chứng sinh, giấy khai sinh, chứng
minh thư nhân dân, cá loại văn bằng, chứng chỉ Nhưng trên thực tế không phải
khi nào chúng ta cũng có các loại giấy tờ trên để xác định tuổi. Trong nhiều trường
hợp, chúng ta không có cơ sở pháp lý vững chắc để xác định ngày sinh của người
phạm tội. Trong những trường hợp này, chúng ta phải xác định ngày sinh của

người phạm tội theo nguyên tắc có lợi cho đương sự.
Thời điểm sau để xác định độ tuổi đó là thời điểm hành vi nguy hiểm cho xã
hội được thực hiện. có nghĩa là. Hành vi được thực hiện ngày nào thì ngày đó
được sử dụng để tính tuổi của đương sự. Đối với những trường hợp hành vi phạm
tội là hành vi kéo dài hoặc hành vi có tính liên tục mà tuổi của đương sự có tính
chất “giáp ranh” ảnh hướng để việc xác định trách nhiệm hình sự, ta cần xem xét


12
cụ thể để tách hành vi đó ở các độ tuổi khác nhau để xem xét trách nhiệm hình sự
được chính xác.
1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc quy định tuổi chịu TNHS trong luật
hình sự Việt Nam
1.2.1. Cơ sở tâm sinh lý học
Tại Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 quy định: “Tội phạm là
hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có
năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện…”, tuy nhiên một người chỉ có thể có
năng lực trách nhiệm hình sự khi người đó đạt đến một độ tuổi nhất định, việc quy
định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự dựa trên những căn cứ nhất định, mà trước
tiên là những căn cứ khoa học.
Một người, từ khi sinh ra không thể nhận thức đầy đủ về hành vi của mình,
người đó không thể có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nếu như chưa
đạt đến một sự phát triển nhất định, sự phát triển của trẻ đó đi liền với sự phát triển
về tâm sinh lý.
Dựa trên những quan điểm triết học khác nhau, người ta hiểu về trẻ em cũng
rất khác nhau, Có quan điểm cho rằng trẻ em là “người lớn thu nhỏ”, sự khác nhau
giữa trẻ em và người lớn về mọi mặt (cơ thể, tư tưởng, tình cảm…) chỉ ở tầm cỡ,
kích thước, chứ không khác nhau về chất. Nhưng ngay từ thể kỷ thứ XVIII J.J
Rútxô (1712-1778) đã nhận xét rất tinh tế về những đặc điểm tâm lý của trẻ nhỏ.
Theo ông, trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ và người lớn không phải lúc nào

cũng hiểu được trí tuệ, nguyện vọng và tình cảm độc đáo của trẻ thơ… vì trẻ em
có những cách nhìn, cách suy nghĩ và cảm nhận riêng của nó, sự khác nhau giữa
trẻ em và người lớn là sự khác nhau về chất. Những nghiên cứu của tâm lý học
duy vật biện chứng đã khẳng định: Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, trẻ
em là trẻ em, nói vận động và phát triển theo quy luật của trẻ em. Ngay từ khi cất
tiếng khóc chào đời, đứa trẻ đã là một con người, một thành viên của xã hội. Việc
nuôi nấng, dạy dỗ nó khải khác với con vật. Để nó tiếp thu được nền văn hóa xã
hội của loài người, đòi hỏi phải nuôi dạy theo kiểu người, trẻ phải được bú sữa mẹ,
được ăn chín, ủ ấm và nhất là cần được âu yếm, thương yêu. Ngay từ khi ra đời


13
đứa trẻ đã có nhu cầu đặc trưng của con người - nhu cầu giao tiếp với người lớn.
Người lớn cần có những hình thức riêng, “ngôn ngữ” riêng để giao tiếp với trẻ.
Quan niệm duy tâm coi sự phát triển tâm lý trẻ em chỉ là sự tăng lên hoặc
giảm đi về số lượng các hiện tượng đang phát triển mà không có sự chuyển biến
về chất lượng. Ví dụ: họ coi sự phát triển tâm lý trẻ em là sự tăng số lượng từ của
trẻ, tăng tốc độ hình thành kỹ xảo, tăng thời gian tập trung chú ý, hay khối lượng
tri thức được giữ lại trong trí nhớ… Sự tăng về số lượng của các hiện tượng tâm lý
có ý nghĩa nhất định trong sự phát triển của trẻ, nhưng không thể giới hạn toàn bộ
sự phát triển tâm lý của trẻ em vào những chỉ số ấy. Từ đó, những người theo quan
niệm này đã nhìn nhận không kém sai lầm về nguồn gốc của sự phát triển tâm lý.
Quan niệm này xem sự phát triển của mỗi hiện tượng như là một quá trình diễn ra
một cách tự phát. Sự phát triển diễn ra dưới ảnh hưởng của một sức mạnh nào đó
mà người ta không thể điều khiển được, không nhận thức được.
Những quan điểm duy tâm thừa nhận đặc điểm tâm lý của con người là bất
biến hoặc tiền định, hoặc do tiềm năng sinh vật di truyền, hoặc là ảnh hưởng của
môi trường bất biến. Với quan niệm như vậy thì trong trường hợp nào con em của
tầng lớp có đặc quyền, đặc lợi cũng đều có trình độ phát triển tâm lý hơn hẳn con
em giai cấp bóc lột (do có yếu tố di truyền tốt hơn hoặc do họ sống trong môi

trường trí tuệ có tổ chức cao hơn). Đồng thời các quan niệm này cũng đánh giá
không đúng vai trò của giáo dục. Họ xem sự phát triển của trẻ em một cách tách
rời và không phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể mà trong đó quá trình tâm lý
đang diễn ra. Họ đã phủ nhận tính tích cực riêng của cá nhân, coi thường những
mâu thuẫn biện chứng được hình thành trong quá trình phát triển tâm lý, coi trẻ là
một thực thể tự nhiên, thụ động, cam chịu ảnh hưởng có tính chất quyết định của
yếu tố sinh vật hoặc môi trường không thấy được con người là thực thể xã hội,
tích cực, chủ động trước tự nhiên có thể cải tạo được tự nhiên, xã hội và bản than
để phát triển nhân cách… Vì phủ nhận tính tích cực của trẻ nên không hiểu vì sao
trong những điều kiện cùng một môi trường xã hội lại hình thành nên những nhân
cách khác nhau về nhiều chỉ số, hoặc vì sao có những người giống nhau về thế
giới nội tâm, về nội dung và hình thức hành vi lại được hình thành trong những
môi trường khác nhau.


14
Triết học Mác-Lênin thừa nhận sự phát triển là quá trình biến đổi của sự vật
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Đó là một quá trình tích lũy dần về số
lượng, dẫn đến sự thay đổi về chất lượng, là quá trình nảy sinh cái mới trên cơ sở
cái cũ do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập nằm ngay trong bản thân các sự vật,
hiện tượng.
Nguyên lí này được vận dụng để xem xét sự phát triển tâm lí trẻ em. Bản
chất của sự phát triển tâm lý trẻ em không phải chỉ là sự tăng hay giảm về số
lượng mà là một quá trình biến đổi về chất trong tâm lý, sự thay đổi về lượng của
các chức năng tâm lí dẫn đến sự thay đổi về chất và đưa đến sự hình thành cái mới
một cách nhảy vọt. Sự phát triển tâm lý gắn liền với sự xuất hiện những những
đặc điểm mới về chất - những cấu tạo tâm lý mới ở những giai đoạn lứa tuổi nhất
định (ví dụ : Trẻ em lên 3 tuổi có nhu cầu tự lập. Thiếu niên có cảm giác mình là
người lớn )
Như vậy, trong các giai đoạn phát triển khác nhau (sơ sinh, nhà trẻ, mẫu giáo,

nhi đồng ) có sự cải biến về chất của các quá trình tâm lý và toàn bộ nhân cách
của trẻ.
Sự phát triển tâm lý trẻ em là một quá trình trẻ em lĩnh hội văn hoá - xã hội
của loài người dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của người lớn thông qua hoạt động của
bản thân làm cho tâm lý của trẻ được hình thành và phát triển.
Trẻ em không tự lớn lên giữa môi trường, nó chỉ lĩnh hội được những kinh
nghiệm xã hội khi có vai trò trung gian của người lớn. Nhờ sự tiếp xúc với người
lớn và hướng dẫn của người người lớn mà những quá trình nhận thức, kỹ năng, kĩ
xảo và cả những nhu cầu xã hội của trẻ được hình thành. Người lớn giúp trẻ em
nắm được ngôn ngữ, phương thức hoạt động…
Có thể nói, sự phát triển tâm lý là một quá trình kế thừa. Bất cứ một mức độ
nào của trình độ trước cũng là sự chuẩn bị cho trình độ sau. Yếu tố tâm lý lúc đầu
ở vị trí thứ yếu, chuẩn bị cho tâm lý sau chuyển sang vị trí chủ yếu.
Sự phát triển của trẻ đầy biến động và diễn ra cực kỳ nhanh chóng, là một quá
trình liên tục ngay từ khi mới sinh ra, nó phát triển cùng với sự phát triển sinh lý.
Quá trình này không phẳng lặng mà có khủng hoảng và đột biến. Chính hoạt động
của trẻ dưới sự hướng dẫn của người lớn làm cho tâm lí của trẻ được hình thành và


15
phát triển. Đồng thời, các nhà tâm lí duy vật biện chứng cũng thừa nhận rằng, sự
phát triển tâm lí chỉ có thể xảy ra trên nền của một cơ sở vật chất nhất định (cơ thể
trẻ em). Những đặc điểm cơ thể là điều kiện cần thiết, là tiền đề của sự phát triển
tâm lí trẻ em. Sự phát triển tâm lí mỗi người dựa trên những điều kiện riêng của cơ
thể, nhưng những điều kiện này không quyết định trước sự phát triển tâm lí, không
phải là động lực của sự phát triển tâm lí. Sự phát triển tâm lí còn phụ thuộc vào
một tổ hợp những yếu tố khác nữa. Trẻ phải sống và hoạt động trong điều kiện xã
hội tương ứng thì tâm lí của nó mới được phát triển.
Căn cứ vào những thay đổi cơ bản trong điều kiện sống và hoạt của trẻ, căn
cứ vào những thay đổi trong cấu trúc tâm lí của trẻ và cả sự trưởng thành cơ thể

của trẻ em, người ta chia ra một số thời kỳ chủ yếu trong sự phát triển tâm lý của
trẻ em:
Giai đoạn trước tuổi học gồm :
Tuổi sơ sinh : thời kì 2 tháng đầu
Tuổi hài nhi : từ 2 - 12 tháng
Tuổi nhà trẻ : từ 1 - 3 năm
Tuổi mẫu giáo : từ 3 - 6 năm
Giai đoạn tuổi học sinh gồm:
Thời kì học sinh tiểu học : từ 6 tuổi - 11 tuổi
Thời kì học sinh trung học cở sở : từ 11 tuổi - 15 tuổi
Thời kì học sinh trung học phổ thông : từ 15 tuổi - 18 tuổi
Mỗi thời kì có một vị trí, vai trò nhất định trong quá trình chuyển từ đứa trẻ
mới sinh sang một nhân cách trưởng thành. Một thời kì phát triển có nét tâm lý
đặc trưng của mình, mà đứa trẻ phải trải qua.Sự chuyển từ thời kì này sang thời kì
khác bao giờ cũng gắng với sự xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới về chất.
Trong các giai đoạn đến trước thời kỳ trung học cơ sở (dưới 11 tuổi)trẻ em
cũng có những bước phát triển nhất định về tâm sinh lý, tuy nhiên trong các giai
đoạn này trẻ vẫn chưa được coi là nhận thức được về mặt hành vi mang tính nguy
hiểm cho xã hội. Đồng thời, các hoạt dộng của họ hầu như bị chi phối và phụ
thuộc chủ yếu vào bố mẹ và những người lớn xung quanh cộng với khả năng điều
khiển hành vi còn nhiều hạn chế nên những hành vi của họ chưa có tính độc lập


16
cao, ý chí của họ chưa điều khiển trực tiếp vào quyết định thực hiện hành vi mà
chủ yếu điều khiển để thực hiện hành vi cho đúng theo yêu cầu của người khác.
Chính những yếu tố trên, cho nên trách nhiệm hình sự không đặt ra với những lứa
tuổi này.
Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 12 - 15 tuổi, các em được vào
học ở trường trung học cơ sở (từ lớp 6 - 9). Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và

tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ
tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau
như: “thời kỳ quá độ“, “tuổi khó bảo“, “tuổi khủng hoảng “, “tuổi bất trị “
Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách
dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn(người trưởng thành)
tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển : thể chất, trí tuệ,
tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này.
Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người
lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều
kiện sống, hoạt động…của các em.
Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triển
các khía cạnh khác nhau của tính người lớn - điều này do hoàn cảnh sống, hoạt
động khác nhau của các em tạo nên. Hoàn cảnh đó có cả hai mặt. Những yếu điểm
của hoàn cảnh kiềm hãm sự phát triển tính người lớn: trẻ chỉ bận vào việc học tập,
không có những nghĩa vụ khác, nhiều bậc cha mẹ có xu thế không để cho trẻ hoạt
động, làm những công việc khác nhau của gia đình, của xã hội.
Những yếu tố của hoàn cảnh thúc đẩy sự phát triển tính người lớn: sự gia tăng
về thể chất, về giáo dục, nhiều bậc cha mẹ quá bận, gia đình gặp khó khăn trong
đời sống, đòi hỏi trẻ phải lao động nhiều để sinh sống. Điều đó đưa đến trẻ sớm có
tính độc lập, tự chủ hơn.
Phương hướng phát triển tính người lớn ở lứa tuổi này có thể xảy ra theo các
hướng sau:
Đối với một số em, tri thức sách vở làm cho các em hiểu biết nhiều, nhưng
còn nhiều mặt khác nhau trong đời sống thì các em hiểu biết rất ít.


17
Có những em ít quan tâm đến việc học tập ở nhà trường, mà chỉ quan tâm đến
những vấn đề làm thế nào cho phù hợp với thời cuộc xã hội, coi trọng việc giao
tiếp với người lớn, với bạn lớn tuổi để bàn bạc, trao đổi với họ về các vấn đề trong

cuộc sống, để tỏ ra mình cũng như người lớn.
Ở một số em khác không biểu hiện tính người lớn ra bên ngoài, nhưng thực tế
đang cố gắng rèn luyện mình có những đức tính của người lớn như: dũng cảm, tự
chủ, độc lập …còn quan hệ với bạn gái như trẻ con.
Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên có một vị
trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, và cũng
là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này. Thời kỳ
thiếu niên quan trọng ở chỗ: trong thời kỳ này những cơ sở, phương hướng chung
của sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách được hình thành,
chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên.
Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý thiếu niên, giúp chúng
ta có cách đối xử đúng đắn, trong quan hệ pháp luật hình sự đây là một trong
những căn cứ để xác định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Về mặt sinh lý, sự phát triển cơ thể của thiếu niên diễn ra mạnh mẽ nhưng
không cân đối. Sự hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết quan trọng nhất
(tuyến yên, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận) tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể
trẻ, trong đó sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục. Chiều cao của các em tăng
lên một cách đột ngột, hằng năm có thể tăng từ 5 - 6 cm, các em nữ ở độ tuổi
12,13 phát triển chiều cao nhanh hơn các em nam cùng độ tuổi, nhưng đến 18,20
tuổi thì sự phát triển chiều cao dừng lại, các em nam ở độ tuổi 14, 16 thì cao đột
biến, vượt các em nữ đến 24,25 tuổi thì dừng lại; Trọng lượng cơ thể hằng năm
tăng từ 2,4 - 6 kg;
Sự phát triển của hệ xương mà chủ yếu là sự phát triển các xương tay, xương
chân rất nhan, nhưng xương ngón tay, ngón chân lại phát triển chậm. Vì thế lứa
tuổi này các em không mập béo mà cao gầy, thiếu cân đối, các em có vẻ long
ngóng hay làm đổ vỡ. Điều đó gây cho các em một biểu hiện tâm lý khó chịu. Các
em ý thức được sự lóng ngóng vụng về của mình, mà cố che giấu nó bằng điệu bộ
không tự nhiên cầu kỳ, tỏ ra mạnh bạo, can đảm để người khác không chú ý đến



18
vẻ bề ngoài của mình. Chỉ một sự mỉa mai chế giễu nhẹ nhàng đều có thể gây cho
các em những phản ứng mạnh mẽ, điều này lý giải việc trẻ thực hiện những hành
vi vi phạm pháp luật hình sự một cách bột phát, nhất thời.
Sự phát triển của hệ tim - mạch cũng không cân đối, thể tích tim tăng nhanh,
hoạt động mạnh hơn nhưng đường kính phát triển chậm hơn. Điều này gây nên rối
loạn tạm thời của hệ tuần hoàn máu, tăng huyết áp, tim đập nhanh, hay nhức đầu,
chóng mặt và mệt mỏi khi làm việc.
Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh (đặc biệt là tuyến giáp trạng), thường dẫn
đến sự rối loạn của hoạt động thần kinh. Do đó, trẻ em trong độ tuổi từ 11 đến dưới
15 thường dễ xúc động, dễ bực tức, nổi khùng. Vì thế, có thể thấy các em thường có
những phản ứng gay gắt, mạnh mẽ và những cơn xúc động.
Hệ thần kinh của trẻ trong độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi còn chưa có khả năng
chịu đựng những kích thích mạnh, đơn điệu, kéo dài. Do tác động của những kích
thích như thế, thường gây cho các em tình trạng bị ức chế hay ngược lại xảy ra
tình trạng bị kích động mạnh dẫn đến những hành động không điều khiển hành vi
của mình một cách chuẩn mực. Vì vậy, tất cả những sự tác động từ bên ngoài đến
não bộ đều ảnh hưởng lớn đến tâm lý của trẻ trong lứa tuổi này, có thể làm cho các
em ức chế, uể oải, thờ ơ, lơ đễnh, tản mạn, có thể cả thực hiện những hành vi vi
phạm pháp luật, không đúng với bản chất của các em.
Một đặc điểm sinh lý cần phải chú ý đến lứa tuổi này, đó là thời kỳ phát dục.
Sự phát dục ở lứa tuổi từ 11 đến 15 là một hiện tượng bình thường, diễn ra theo
quy luật sinh học và chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và môi trường xã
hội.
Sự phát dục ở các em trai vào khoảng 15, 16 tuổi, ở các em nữ vào khoảng
13, 14 tuổi, biểu hiện ở thời kỳ này là cơ quan sinh dục phát triển và xuất hiện
những dấu hiệu phụ của giới tính. Thời kỳ phát dục sớm hay muộn cũng như sự
phát triển sinh lý ở các em chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố dân cư và yếu tố khí
hậu. Các em miền Nam thường phát dục sớm hơn các em miền Bắc. Ngoài ra còn
phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt cá nhân, sức khỏe bệnh tật, ăn uống, lao động,

nghỉ ngơi, đời sống tinh thần của các em nữa. Chính vì vậy có những quan điểm


19
cho rằng cần quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo vùng miền, theo địa bàn
nông thôn, thành thị.
1.2.2. Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm là cơ sở thực tiễn để xác định và
quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Ở mỗi quốc gia, cơ cấu các độ tuổi
phạm tội phụ thuộc vào chính sách hình sự và khách thể bảo vệ của luật hình sự. Ở
một mức độ nào đó, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cũng mang tính lịch sử. Ở
thời kỳ phong kiến, mặc dù có những quy định về đội tuổi chịu trách nhiệm hình
sự. Nhưng trong đó có những tội danh mà bất kỳ lứa tuổi nào cũng phải chịu đó là
mưu phản, mưu loạn, mưu đại nghịch sẽ bị tu di tam tộc. Điều nay thể hện chính
sách hình sự của các chế độ quân chủ chuyên chế là phải tận diệt mọi mầm họa
cho sự tồn vong của triều đình, bảo vệ các bậc quân vương.
Ở nước ta, trong các giai đoạn phát triển khác nhau, cũng xuất phát từ chính
sách hình sự và xác định khách thể bảo vệ khác nhau mà tuổi chịu trách nhiệm
hình sự cũng khác nhau.
Trong giai đoạn hiện nay, để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ
của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp
luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội Nhà nước đã xác định cụ thể
khách thể bảo vệ của luật hình sự. Từ thực tiễn đấu tranh đối với những hành vi
xâm phạm khác thể bảo vệ luật hình sự cho thấy, người từ dưới 14 tuổi thực hiện
hành vi xâm phạm vào quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ là rất ít. Hơn nữa,
nghiên cứu những trường hợp khách thể bảo vệ của luật hình sự được những
người ở lứa tuổi này xâm hại cho thấy, việc họ thực hiện hành vi đó phần lớn
mang tính bột phát, và cảm tính vào những điều kiện hoàn cảnh cụ thể, mà có thể
rơi vào hoàn cảnh đó, bất kỳ ai ở lứa tuổi đó cũng sẽ thực hiện như vậy. Vì vậy

hành vi nguy hiểm của họ không xuất phát hoàn toàn từ bản chất con người họ.
Hơn nữa nhận thức và tri thức của lứa tuổi này còn rất hạn chế, vì vậy việc trừng
trị họ bằng các chế tài hình sự là chưa cần thiết mà cần có các biện pháp khác để
tiếp tục nuôi dướng giáo dục họ hình thành nhân cách. Từ thực tiễn đó cho nên


20
luật hình sự Việt Nam hiện hành xác định người dưới 14 tuổi không phải chịu
trách nhiệm hình sự về bất kỳ hành vi nguy hiểm nào do họ gây ra.
Lứa tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi là lứa tuổi đã hình thành cơ bàn về nhân
cách, các xử sự của họ đã thể hiện tính độc lập cao hơn rất nhiều so với lứa tuổi
dưới 14. Tuy nhiên hoạt động của họ vẫn đang nằm dưới sự giám sát của gia đình,
nhà trường và xã hội vì vậy tỉ lệ lứa tuổi này xâm phạm vào các quan hệ được luật
hình sự bảo vệ vẫn còn rất ít. Hoạt động của họ vẫn chứa đựng nhiều yếu tố cảm
tính, trước những điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Nhưng thực tiễn cũng đã cho thấy
một số trường hợp, hành vi của những người ở lứa tuổi này cũng đã gây ra cho xã
hội những thiết hại rất lớn và để lại những hậu quả rất nghiêm trọng thậm chí đặc
biệt nghiêm trọng. Vì vậy, trách nhiệm hình sự đối với lứa tuổi này cũng chỉ được
xác định trong những trường hợp nhất định.
Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm cũng cho thấy những người từ 16
tuổi trở lên là lứa tuổi phổ biến nhất thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm
phạm và các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Thực tiễn cũng cho thấy, bắt
đầu từ 16 tuổi trở lên, hầu như các hành động của cá nhân trong quá trình giao tiếp
xã hội đều do họ tự quyết định. Vì vậy pháp luật hình sự nước ta mới xác định từ
lứa tuổi này trở lên họ phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm do họ gây ra.
Cũng trên cơ sở thực tiễn, hiện nay đang có ý kiến cho rằng tỉ lệ người già
phạm tội là rất ít, đặc biệt là các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, vì vậy luật hình
sự nên quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người già phạm tội.
Tóm lại để xác định các vấn đề liên quan đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự
trong luật hình sự, các nhà làm luật cần phải căn cứ vào cả hai yếu tố là cơ sở tâm

sinh lý học và cơ sở thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
1.2.3. Mối quan hệ giữa tuổi chịu TNHS với năng lực TNHS và với chủ thể của
tội phạm
Năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện cần thiết để có thể xác định con
người có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ người có năng lực
trách nhiệm hình sự mới có thể là chủ thể của tội phạm. Người có năng lực trách
nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng
nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hình vi của mình và có khả


21
năng điều khiển được hành vi ấy, tức là khả năng kiềm chế được hành vi nguy
hiểm cho xã hội đã thực hiện và khả năng lựa chọn xử sự khác không nguy hiểm
cho xã hội.
Con người sống trong xã hội, với cấu tạo sinh học đặc biệt vốn đã có khuynh
hướng hình thành và phát triển năng lực nói trên. Nhưng phải qua quá trình hoạt
động và giáo dục nhất định trong môi trường xã hội, khả năng đó mới trở thành
hiện thực, đây chính là một trong những lý do quy định độ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự.
Khi đã trải qua quá trình hoạt động và giáo dục, con người sẽ có khả năng
nhận thức được đòi hỏi tất yếu của xã hội và trên cơ sở nhận thức đó có năng lực
điều khiển được xử sự phù hợp với đòi hỏi tất yếu của xã hội. Nhưng năng lực này
cũng có thể bị hạn chế hoặc bị loại trừ hoàn toàn nếu hoạt động của bộ não bị rối
loạn do mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận
thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và năng lực trách nhiệm hình sự có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Trước hết người có năng lực trách nhiệm hình sự phải
là người đã đạt đến một độ tuổi nhất định và năng lực đó sẽ tiếp tục phát triển và
hoàn thiện trong thời gian nhất định tiếp theo của cuộc sống cá nhân đó. Độ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị văn hóa xã hội

của từng quốc gia cũng như phụ thuộc vào từng vùng miền trong một quốc gia hay
phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của quốc gia đó ở các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Ngược lại nếu một người chưa đạt đến một độ tuổi nhất định thì không thể coi là
người đó có năng lực trách nhiệm hình sự, năng lực trách nhiệm hình sự gắn liền
với đặc điểm tâm sinh lý của người thực hiện hành vi, và người thực hiện hành vi
đó chỉ có thể có khả năng nhận thức cũng như điêu khiển hành vi khi đã trải qua
quá trình hoạt động và giáo dục nhất định, hay là phải đạt đến một độ tuổi cụ thể
theo quy định của Pháp luật.
Luật hình sự các quốc gia dựa trên cơ sở kết quả các công trình nghiên cứu,
khảo sát tâm lí cũng như căn cứ vào chính sách hình sự của mình đã quy định độ
tuổi bắt đầu có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và độ tuổi có năng lực trách
nhiệm hình sự đầy đủ, mức tuổi cụ thể của tuổi bắt đầu có năng lực trách nhiệm


22
hình sự và tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ được xác định ở mỗi quốc
gia và có thể ở mỗi thời gian nhất định trong các quốc gia không giống nhau.
- Mối quan hệ giữa tuổi chịu trách nhiệm hình sự và chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam hiện hành chỉ có thể là con
người cụ thể. Nhưng không phải ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm khi
thực hiện hành vi được quy định trong luật hình sự. Tội phạm theo luật hình sự
Việt Nam phải có tính có lỗi. Do vậy, chỉ những người có điều kiện để có lỗi khi
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mới có thể là chủ thể của tội phạm và chỉ
đối với những người này việc áp dụng viện pháp trách nhiệm hình sự mới đạt
được mục đích giáo dục, cải tạo.
1.3. Những quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự qua các thời kỳ lịch sử
Việt Nam
1.3.1. Thời kỳ phong kiến
Đặc tính giai cấp của Luật Hình sự được thể hiện rõ nét trong sự hình thành
và phát triển của lịch sử Nhà nước Việt Nam. Sự hình thành Nhà nước trong lịch

sử Việt Nam được bắt đầu từ thời Hùng Vương xây dựng Nhà nước Văn Lang -
Âu Lạc. Cho đến nay, việc xác định thời gian hình thành Nhà nước Văn Lang - Âu
Lạc chưa được thống nhất, nhưng có thể giới hạn ở thế kỷ III trước công nguyên
đến đầu thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên. Hệ thống Nhà nước trong thời gian
này mang tính chất sơ khai của chế độ Nhà nước nô lệ. Trong xã hội tồn tại tầng
lớp quý tộc bộ lạc và nô lệ. Luật pháp trong thời gian này là một thứ luật tục hay
tập quán chung cho người Lạc Việt.
Từ thế kỷ thứ I trước Công nguyên đến trước thế kỷ thứ X sau công nguyên,
sau khi An Dương Vương thất bại trong cuộc chiến tranh chống Triệu Đà, Nhà
nước Âu Lạc bị sát nhập vào Việt Nam và trở thành một huyện của các Nhà nước
phong kiến phương Bắc. Trong khoảng thời gian 1000 năm đó, Pháp luật được
thực hiện với người Việt là pháp luật phong kiến đô hộ ở nhiều mức độ khác nhau,
nhưng chủ yếu là pháp luật của nhà Hán giữ vai trò thống trị. Riêng trong các
vùng núi vẫn tồn tại luật tục.


23
Thế kỷ thứ X là thời kỳ xây dựng Nhà nước độc lập bắt đầu từ thời họ Khúc
(Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo), đến thời họ Ngô (Ngô Quyền), họ Đinh (Đinh Bộ
Lĩnh) và tiền Lê (Lê Hoàn) sau khi trải qua cuộc kháng chiến chống quân xâm
lược nhà Đường, nhà Tống (Trung Quốc). Nhà nước Đại Cồ Việt được hình thành
mang tính chất của một Nhà nước phong kiến, pháp luật hình sự trong thời kỳ này
đã được xây dựng, với hình phạt rất khốc liệt. Nhà Đinh dùng hình phạt bỏ vào
vạc dầu đang sôi trước sân đình hoặc vứt cho hổ ăn đối với người mà nhà Đinh
cho là phạm tội tử hình. Năm 1002, Lê Hoàn định luật lệ hình phạt tử hình bằng
cách thiêu người, tùng xẻo cho chết dần (lăng trì), giam người phạm tội vào nhà tù
dưới nước (thuỷ lạo), bắt trèo cây rồi đốn cho cây đổ, dóc mía trên đầu sư
Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII là khoảng thời gian trị vì đất nước của nhà Lý
(Lý Công Uẩn, Lý Thái Tổ ), Nhà nước Đại Cồ Việt đổi tên thành nước Đại Việt.
Vào năm 1042, Lý Thái Tông ra lệnh cho Quan Trung thư xây dựng cuốn Hình

thư để dân thi hành cho tiện. Trong Bộ luật hình thư, nhà Lý quy định thể lệ chuộc
tội bằng tiền cho những người già phạm tội (trên 70 tuổi), cho trẻ em dưới 15 tuổi,
cho người tàn tật, cho những người thân thích của nhà vua trừ phạm vào thập ác
tội (10 tội): phản quốc, đại nghịch, giết vua, giết chưa mẹ, nổi loại, phản bội, hung
ác bạo nghịch, không có đạo đức, bất kính, bất hiếu, loạn luân. Như vậy đã có
nhưng quy định giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho những độ tuổi nhất định. Hình
phạt được sử dụng cực kỳ dã man: chặt đầu, chặt chân tay, chôn sống; treo đầu
trên cây tre
Từ thế kỷ thứ XIII đến thế kỷ XV là thời kỳ thống trị đất nước của nhà Trần
(Trần Thái Tông, Trần Dụ Tông ). Nhà Trần đã sử dụng Bộ Hình thư của nhà Lý
để trị vì đất nước. Nhưng đến năm 1244, nhà Trần có xây dựng Bộ Hình thư mới,
trong đó nhà Trần vẫn sử dụng lệ chuộc tiền, nhưng có quy định thêm: mưu phản
thì giết hết thân tộc vì đó là tội lớn nhất; phạm tội trộm thì chặt tay hoặc cho voi
xéo Cuối thế kỷ XIV nhà Trần trở nên mục rỗng, thối nát. Trong hoàn cảnh đó,
Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, lập ra triều Hồ. Mặc dù trong thời gian ngắn ngủi.
Hồ Quý Ly đã có nhiều cải cách táo bạo nhằm cải tổ đất nước, xây dựng pháp luật
trên các lĩnh vực, nghiêm khắc trừng trị những kẻ làm bạc giả, hành nghề mê tín dị
đoan, nấu rượu lậu và cờ bạc.


24
Thế kỷ XV, là thời kỳ nhà Lê, sau chiến thắng của Lê Lợi chống quân xâm
lược nhà Minh, Nhà nước Việt Nam thời kỳ đó phát triển thành Nhà nước phong
kiến Trung ương tập quyền, huỷ bỏ dần quyền tự trị của công xã, đẩy mạnh quá
trình phong kiến hóa cơ cấu xã hội Việt Nam, phát triển các lĩnh vực văn hóa,
nghệ thuật và các bộ môn khoa học khác (khắc tên tuổi những người đỗ tiến sỹ ở
Văn Miếu). Trong lĩnh vực xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, bắt đầu từ
thời Lê Thái Tổ, đến thời Lê Thánh Tông đã xây xong Bộ Luật Hồng Đức, thường
được gọi là Bộ Quốc Triều Hình Luật gồm 6 quyển, 13 chương với 722 điều luật.
Bộ Luật Hồng Đức là đỉnh cao trong thành tựu luật pháp của các Nhà nước phong

kiến Việt nam, vì nó là cơ sở cho việc biên soạn những bộ luật trong các chế độ
Nhà nước tiếp theo.
Trong Bộ luật Hồng Đức bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau trên các lĩnh vực hình sự, dân sự, hôn nhân gia
đình, tố tụng và được xây dựng kèm theo các chế tài. Về hình sự: Bộ luật quy
định một số nguyên tắc chung khi áp dụng hình phạt, phân biệt tội phạm do cố ý
với tội phạm do vô ý để tha người lầm lỡ không trị tội nặng, bắt người cố ý không
kể tội nhẹ, xử phạt nặng kẻ chủ mưu, khởi xướng Phần hình phạt, cho phép
chuộc tội bằng tiền, những vẫn cho áp dụng 5 loại hình phạt chính: xuy (đánh voi),
trượng (đánh gậy), đồ (phạt làm khổ sai), lưu (đày đi nơi xa), tử (chết). Mỗi hình
phạt chia làm nhiều bậc tuỳ thuộc theo tội nặng nhẹ khác nhau mà xử lý. Ngoài ra
còn có hình phạt bổ sung, như: cùm gông, thích chữ vào mặt, phạt tiền, biếu tước,
giáng chức, tịch thu tài sản Phần tội danh có 10 tội nặng nhất, đó là những tội
xâm phạm vào quyền lực của nhà vua, xâm phạm đến sự thống trị, tồn tại của
quốc gia thì phạt tử (chết) mà không thể được chuộc bằng tiền. Trong Bộ luật
Hồng Đức chứa đựng nhiều quy định liên quan đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự,
cụ thể:
Có nhiều quy định bênh vực quyền lợi trẻ em, người già, về miễn giảm trách
nhiệm hình sự “Khi còn bé nhỏ phạm tội, đến khi lớn mới phát giác, thị xử tội theo
luật khi còn nhỏ. Khi phạm tội chưa già cả tàn tật, đến khi già cả tàn tật việc mới
được phát giác, thì xử tội theo luật già cả tàn tật. khi ở nơi bị đồ mà già cả tàn tật
thì cũng thế” (Điều 17); từ 15 tuổi trở xuống phạm tội lưu trở xuống thì cho chuộc

×