Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Tội mua bán phụ nữ một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.38 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
HOÀNG HƯƠNG THUỶ
TỘI MUA BÁN PHỤ NỮ:
MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THựC TIÊN
Chuyên ngành : Luật hình sự
Mã sô : 5.05.14
LUẬN VĂN THẠC s ỉ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Luyện
Viện khoa học hình sự - Bộ Công an
đ a i h o c q u ố c g ia h a NC
trung t â m t h ò n g tin thư viên
HÀ NỘI - 2005
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐO A N 2
LỜI CẢM ƠN 3
CHỮ VIẾT TẮT 4
PHẦN MỞ ĐẦU 5
/. Tinh cấp thiết của đề tài 5
2. Tình hình nghiên cứu 6
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 7
4. Đối tượng nghiên cứu 7
5. Cơ sở khoa học của đề tài: 8
6. Phương pháp nghiên cứu 8
7. Điểm mới của luận văn 8
8. Cơ cấu của luận văn 9
CHƯƠNG 1. NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI MUA BÁN PHỤ NỮ
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ MỘT s ố NƯỚC 10
1.1. Nhận thức chung về tội mua bán phụ nữ
10
7.7.7. Khái niệm tội mua bán phụ nữ 10


1.1.2. Dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội mua bán phụ nữ

12
1.2. Phân biệt tội MBPN với một số tội phạm khác
17
/.2.7. Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120) 17
ỉ .2.2. Tội môi giới mại dâm (Điều 255) 19
Ị .2.3. Tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ỏ lại nước
ngoài trái phép (Điều 275) 20
1.3. Tội MBPN trong luật pháp một số nước trong khu vực Châu á 21
ỉ .3.1. Trung Quốc 21
1.3.2. ỉnđônêxia 24
1.3.3. Thái Lan 25
1.3.4. Philippin 28
ỉ .3.5. Maỉayxia 29
Kết luận chương 1: 30
CHUƠNG 2 THỤC TRẠNG TÌNH HÌNH TỘI PHẠM MƯA BÁN PHỤ NỮ Ở
NUỒC TA GIAI ĐOẠN 1995 - 2004 31
2.1. Tình hình tội phạm MBPN ở Việt Nam hiện nay
31
2.1.1. Diễn biến của tội phạm mua bán phụ nữ ỞVN 31
2 .1.2. Phương thức, thủ đoạn phạm tội mua bán phụ nữ ở Việt Nam

42
2.1.3. Nguyên nhân và điêu kiện của tội phạm mua bán phụ nữ ỎViệt
N am 54
2.2. Công tác đâu tranh, phòng chóng tội phạm MBPN ở Việt Nam trong 10
nãm qua 62
2.2.1. Công tác tuyên truyền, pliổbiến pháp luật và phòng ngừa tội phạm mua
bán phụ nữ 63

2.2.2. Thực tiễn khỏi tố, điểu tra, truy tố, xét xử tội phạm MBPN

65
2.2.3. Hợp tác quốc tế trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mưa
bán phụ nữ: 68
2.2.4. Những hạn ch ế thiếu sót trong công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm mua bán phụ nữ 70
Két luận chương 2: 74
CHUƠNG 3 MỘT s ố GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU
TRANH PHÒNG CHốNG TỘI PHẠM MUA BÁN PHỤ NỮ.

75
3.1. Dự báo tình hình tội phạm MBPN trong thời gian tới 75
3.2. Một sỏ giải pháp đấu tranh phòng chống tội MBPN 78
3.2.1. Các giải pháp chung 79
3.2.2. Các giải pháp cụ thể 82
Kêt luận chương 3 : 87
KÉT LUẬN



.

.

88
Danh mục tài liệu tham khảo 90
Phụ lụ c
.
94

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
AIDS
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
ASEA
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
BLHS
Bộ luật hình sự
CA
Công an
CSĐT Cảnh sát điều tra
GAATW Liên minh toàn cầu chống buôn bán phụ nữ
HLHPNVN Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
HIV
Vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
TKTP
Thống kê tội phạm
MBPN Mua bán phụ nữ
INTERPOL Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế
TANDTC
Toà án nhân dân tối cao
UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
VKSNDTC
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
VBPL
Văn bản pháp luật
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
4
PHẨN MỞ ĐẦU
Nhà nước ta thừa nhận con người là vốn quý nhất, là yếu tố quyết định sự

tồn tại và phát triển của xã hội. Nhà nước đảm bảo cho con người được sống
và phát triển một cách toàn diện trong xã hội. Hiến pháp nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Viột Nam năm 1992 (sừa đổi năm 2001), tại Điều 71 quy định:
công dán có quyển bất khả xàm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ
về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
Tội mua bán phụ nữ được quy định tại Điều 119 BLHS năm 1999, là tội
nguy hiểm bời nó chà đạp lên nhân phẩm, danh dự cùa người phụ nữ, coi phụ
nữ như' một món hàng để mua bán, ưao đổi. Tội phạm này đã xâm phạm đến
một trong những quan hệ xã hội quan trọng nhất: quyền được bảo vệ vế nhân
phẩm, danh dự của phụ nữ là quyền hiến định (được quy định tại Điều 63
Hiến pháp 92: "Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xừ với phụ nữ, xúc
phạm nhân phẩm phụ nữ”).
Trong những năm gẩn đây, hiện tượng mua bán phụ nữ xuất hiện ngày
càng nhiều, mà hậu quả của nó là những thảm cảnh xuất hiện ưong cuộc đời
của những cô gái được xem như những món hàng để ưao đổi, mua bán. Họ từ
những cô thôn nữ thật thà, chân chất ườ thành gái điếm, gái nhà hàng; từ
những thiếu nữ ngây thơ, trong trắng ưở thành vợ của những người đàn ông
đáng tuổi ông, tuổi cha và là nô lệ tình dục của cả gia đinh. Phần lớn họ phải
sống trong những điều kiện hết sức cơ cực cả về thể xác lẫn tinh thần. Họ bị
bóc lột, đánh đập, đối xử như những nô lộ để rồi bị vắt kiột sức lao động trên
đất khách quê người mà khổng biết đến bao giờ mới ườ vé quê hương trong
niềm nuối tiếc và ân hận.
Tộ buôn bán phụ nữ đã từ lâu không còn là vấn đề trong phạm vi quốc
gia mà đang có chiều hướng gia tãng tại các nước đang phát triển trong đó có
1. Tính cấp thiết của đổ tài
5
Việt Nam. Vì nguồn lợi nhuận cao, bọn buôn người không từ một thủ đoạn
nào để dụ dỗ, lừa gạt, cưỡng ép và bắt cóc phụ nữ để buôn bán vì mục đích
hôn nhân, tình dục, giúp việc gia đình hoặc vì nhiều mục đích khác nhau.
Tinh hình đó đã và đang đặt ra yêu cầu vừa cần thiết, cấp bách, vừa cơ

bản lâu dài, đòi hỏi phải nghiên cứu nghiêm túc cả về lý luận và thực tiễn để
nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ. Với
những lý do trên, tôi chọn đề tài ‘Tộ/ mua bán phụ nữ: một số vấn đề lý
luận và thực tien" làm luận văn tốt nghiệp cho khoá học.
2. Tình hỉnh nghiên cứa
Mua bán phụ nữ là một vấn đề mang tính thời sự và nổi cộm được khá
nhiểu các ngành, nhiều cấp cũng như các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu,
được phản ánh trên các báo và tạp chí gần đây. Riêng năm 2004. có gần 30
bài báo để cập đến vấn nạn này như “Ba ngày bán 3 người bạn thán sang
Trung Quốc” (Báo Gia đình xã hội, số 42 ngày 6/4/1004); “Chuyện của
những cô gái trẻ ở Nam Trực, Nam Định: sểnh nhà ra mất tích” (Báo
Công an nhân dân số 20 ngày 14/2/2004) hay như “Cđ Mau: Vì tiền bán
hàng xóm, bán cả con” (Báo Gia đình xã hôi số 35 ngày 21/3/2004) Bên
cạnh đó, vấn đề đấu tranh phòng, chống mua bán phụ nữ cũng đã được đề cập
trong một số công trình khoa học, sách tham khảo “Cán bộ Hội phụ nữ với
công tác phòng chống tộ nạn mại dâm”, của Ban Tuyên giáo, HLHPNVN [1],
“Những điều cần biết về phòng chống buôn bán người đặc biột là phụ nữ và
trẻ em” của Ban Nghiên cứu, HLHPNVN 2003, luận văn thạc sỹ về ‘Tổ chức
tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu các vụ án mua bán phụ nữ qua
biên giới Việt Trung” của Thạc sỹ Nguyễn Quang Dũng năm 1999.
Tuy nhiên, các bài viết và công trình nghiên cứu ưên chỉ mới dừng lại ở
viộc tuyên truyền, phổ biến mang tính chất cảnh báo về thực trạng mua bán
phụ nữ cũng như mối nguy hiểm của nó hoặc nghiên cứu dưới góc độ điều tra
6
vụ án mua bán phụ nữ ở một địa bàn cụ thể, mà chưa nghiên cứu một cách hệ
thống về mặt lý luận, thực tiễn của tội phạm này dưới góc độ pháp lý hình sự
và tội phạm học để có được giải pháp phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với
loại tội phạm này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận vân
Từ những vấn đề lý luận và pháp lý về tội mua bán phụ nữ, luận văn

nghiên cứu, đánh giá khái quát thực trạng tình hình tội phạm mua bán phụ nữ
ở Việt Nam hiộn nay, xu thế phát triển cũng như phương thức, thủ đoạn mới
của tội phạm này. Từ đó, đưa ra những giải pháp phòng ngừa, đấu tranh
chống tội mua bán phụ nữ, làm cơ sở phục vụ cho công tác phòng chống tội
phạm này đạt hiộu quả cao nhất.
Để đạt được mục đích đề ra, luận văn tập trung nghiên cứu, giải quyết
các nhiộm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của công tác phòng,
chống tội mua bán phụ nữ.
- Đánh giá và phân tích tình hình của tội mua bán phụ nữ trong 10
năm qua (1995 - 2004) để thấy được xu hướng phát triển và diễn biến phức
tạp của tội phạm này.
- Nghiên cứu những nguyên nhân và điều kiện của tội mua bán phụ
nữ, từ đó dự báo tình hình tội phạm này trong thời gian tới.
- Trên cơ sở nghiên cứu những hạn chế thiếu sót trong công tác
phòng, chống tội phạm này để đề ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này.
4. Đối tưựng nghiên cứa
- Tình hình tội phạm mua bán phụ nữ ở Việt Nam trong giai
đoạn 1995 - 2004.
7
- Kết quà công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.
- Các VBPL liên quan đến cỏng tác phòng, chống tội MBPN.
5. Cơ sở khoa học của để tài:
Đề tài được nghiên cứu dựa trên:
- Cơ sở lý luận: phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biộn chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Cơ sở thực tiễn: hoạt động mua bán phụ nữ và quá trình đấu tranh
phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ cùa các lực lượng chức năng.
6. Phương pháp nghiên cứa

Luận vân sừ dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Lịch sir,
- Tổng hợp, so sánh, phân tích sồ' liệu, tài liệu;
- Thống kê hình SỊT,
- Phương pháp điều ưa xã hội học;
- Phương pháp chuyên gia.
7. Điểm mởl cùa luận vãn
- Tổng kết những phương thức thủ đoạn mới nổi lên của tội mua bán
phụ nữ, đồng thời nghiên cứu làm rõ tình hình tội phạm này ở Việt Nam cũng
như ở một số nước trên thế giới.
- Dự báo tình hình tội phạm MBPN ở Việt Nam trong bối cảnh Viột
Nam hội nhập khu vực và quốc tế. Đưa ra những giải pháp đấu tranh phòng,
chống tội phạm này cũng như hoàn thiộn các văn bản pháp luật có liên quan.
8
8. Cơ cấu của luận vân
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, các
bản đồ, bảng số liệu và biểu đồ, nội dung cùa luận văn được trình bày trong
ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tội mua bán phụ nữ theo
quy định của pháp luật Việt Nam và một số nước trong khu vực
Chương 2: Thực trạng tình hỉnh tội phạm mua bán phụ nữ ở nước ta
gmi đoạn 1995 - 2004
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh
phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ.
9
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN Đ Ể L Ý LUẬN CHUNG VỂ TỘI MUA BÁN PHỤ
N ữ TH EO Q UY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬ T V IỆT NAM VÀ MỘT
Số Nưóc TRONG KHU vực
1.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI MUA BÁN PHỤ NỬ

1.1.1. Khói niộm tội mua bán phụ nữ
Theo quan điểm của triết học Mác- Lênin thì tội phạm là một hiện tượng
xã hội có nguyên nhân phát sinh bởi những điều kiên kinh tế nhất định, được
phản ánh và nhìn nhận từ góc độ lợi ích xã hội và lợi ích giai cấp. Hay nói
cách khác, tội phạm là một hiện tượng tiêu cực ưong xã hội, nó có nguồn gốc
từ xã hội ra đời cùng với sự xuất hiện của giai cấp và nhà nước, gắn liền với
sự phát triển của xã hội.
Mua bán phụ nữ là một trong những hình thức của buôn bán người. Buôn
bán người là việc di chuyển đàn ông, đàn bà, trẻ nhỏ từ nơi này đến nơi khác
để lao động cưỡng bức như: làm mại dâm, giúp viộc trong gia đình, làm các
việc nông nghiệp nguy hiểm, làm việc trong các cửa hàng, quán ăn, công
trường xây dựng và nhiều công việc khác ưong xã hội hiện đại. Vấn đề xâm
phạm nhân quyền mang tính chất toàn cầu này xuất hiện ở nhiều nước không
phân biệt vị trí địa lý, tôn giáo hay lục địa. [38, tr. 19]
Như vậy, mua bán phụ nữ (sale of women, women trafficking) là bất kỳ
một hành động hoặc sự giao dịch nào mà qua đố, người phụ nữ bị chuyển
giao từ bất kỳ một người hay một nhóm người cho một người hay một
nhóm người khác để nhận tiền hay bất kỳ hình thức thanh toán nào khác.
Khái niộm tội phạm trong pháp luật hình sự Viột Nam đã chỉ ra rằng: tội
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm phạm vào các quan hộ xã hội được Luật hình sự bảo vộ. [2,tr. 19]
10
Tại Điều 119 Bộ Luật hình sự Việt Nam năm 1999 quy định:
1. Người nào mua bán phụ nữ thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy nãm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm
năm đến hai mươi năm:
a) Mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;

d) Để đưa ra nước ngoài;
e) Mua bán nhiều người;
f) Mua bán nhiểu lần.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đổng đến năm
mươi triệu đổng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một nãm đến năm năm.
Tội mua bán phụ nữ là hành vi coi phụ nữ như hàng hoá để đem ra
mua, bán, trao đổi. Người bán nhận được tiền hoặc lợi ích vật chất nhất định
do người mua trả. Người thực hiện hành vi mua bán một cách cố ý, đủ năng
lực trách nhiộm hình sự và phải chịu hình phạt theo quy định của pháp
luật hình sự.
Rõ ràng rằng, pháp luật hình sự Viột Nam coi việc mua bán phụ nữ là tội
phạm, vì vậy tội mua bán phụ nữ có đầy đủ các đặc điểm chung của tội phạm
như;
- Tính nguy hiểm cho xã hội;
- Tính trái pháp luật hình sự,
- Tính có lỗi;
- Tính phải chịu hình phạt.
11
Tuy nhiên, tội mua bán phụ nữ là một tội riêng biệt và cụ thể nên nó có
những đặc điểm riêng mà những đặc trưng này được thể hiện chủ yếu trong
các yếu tố cấu thành tội phạm.
1
1.1.2. Dấu hiậu pháp lý độc trưng «ta tội mua bán phụ nữ
Theo pháp luật hình sự Việt Nam, bất cứ một tội phạm nào cũng gổm
bốn yếu tố cấu thành tội phạm (khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ
quan), nếu thiếu một trong bốn yếu tố nêu ưên thì không cấu thành tội phạm.
a) Khách thể:
Khách thể cùa tội phạm là các quan hộ xã hội bị tội phạm xâm hại.
Vậy, khách thề của tội mua bán phụ nữ là quyền bất khả xám phạm
tự do thân thể, nhân phẩm của người phụ nữ được Hiến pháp và pháp luật

bảo vệ. Đây chính là quyền được tôn ưọng và bảo vệ nhân phẩm và danh dự
của con người.
Con người với ý nghĩa vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội, có
thể trở thành chủ thể của nhiều quan hệ xã hội khác. Trong số những quan hệ
xã hội đó, có nhiều quan hệ xã hội mà chủ thể là những người phụ nữ. Với
thiên chức cao cả của người phụ nữ và đặc điểm vể thể chất, đáng lẽ họ phải
được tôn trọng, được sống và làm chủ cuộc sống của mình với tư cách một
con người trong xã hội. Nhưng ngược lại, bọn phạm tội đã coi họ như một
món hàng để có thể được mua bán, trao đổi kiếm lời, làm cho nhiẻu phụ nữ
phải chịu đựng cảnh sống như nô lệ, bị hành hạ và đối xử tàn tệ.
Trường hợp của cô Lò Thị Kiên và Lò Thị Kiến ở Lào Cai là điển hình
cho thân phận các cô gái bị mua bán vào ổ chứa mại dâm ở Trung Quốc. Khi
biết mình bị bán vào ổ chứa mại dâm, hai chị em Kiên và Kiến chống đối
quyết liệt, nhưng bị chủ chứa cho bọn tay chân đánh đập, bắt phải tiếp khách.
Bọn chúng đã tách hai chị em vào những buồng khác nhau để dễ bề sai khiến.
12
Trong thời gian bị bọn chúng hành hạ, Kiến đã có thai và giấu chủ chứa để
sinh con. Khi bào thai đã lớn thì chủ chứa phát hiện ra và kiên quyết buộc cô
phải uống thuốc phá thai mặc dù Kiến đã khóc lóc van xin. Rồi ngay trước
mắt Kiến, đứa trẻ được sinh ra đã bị bọn chúng hành hạ cho đến chết. Chứng
kiến cảnh đó, Kiến gần như điên dại, cô suy sụp hoàn toàn. Nhưng ngay sau
đó vài ngày, bọn chúng lại bắt cô phải tiếp khách mua dâm. Chỉ trong thời
gian ngắn, Kiến đã không còn khả năng lao động. Cũng như Kiến, Kiên cũng
bị bọn chủ chứa hành hạ với thủ đoạn rất vô lương tâm. pff-]
b) Mặt khách quan:
Mặt khách quan của tội mua bán phụ nữ thể hiện ở các hành vi mua,
bán, trao đổi người phụ nữ để lấy tiền, hàng hóa hoặc lợi ích vật chất khác.
Để thực hiện hành vi kiếm lời bất chính trên, người phạm tội có thể dùng bất
cứ một thủ đoạn nào như: rủ rê, dụ dỗ, lừa dối, cưỡng ép phụ nữ để bán họ
cho người khác. Một điều kiộn tiên quyết cần phải có để xác định tội phạm

này là người phụ nữ được đem ra mua bán phải đủ 16 tuổi trở lên, còn nếu
dưới 16 tuổi thì xem xét về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em
(Điều 120 BLHS 1999).
Hành vi MBPN là một hành động phi nhân tính, nó đã chà đạp lên nhân
phẩm, nhân quyền của người phụ nữ. Cho nên, việc người phụ nữ có thỏa
thuận trở thành đối tượng mua bán hay không, không có ý nghĩa về mặt cấu
thành tội phạm. Bởi vì, thực tế trong nhiều, vụ án MBPN cho thấy, có những
trường hợp người bị hại ở trong điều kiên hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên
đã đổng ý thỏa thuận việc đưa sang Trung Quốc, Đài Loan để hy vọng có
cuộc sống tốt đẹp hơn.
Do vậy, ở đây chỉ cần có đầy đủ các dấu hiệu về hành vi mua, bán và đối
tượng của sự mua, bán này là phụ nữ thì có thể kết tội mua bán phụ nữ rồi. Vì
là hành vi mua bán nên dấu hiộu thu lợi cũng là một dấu hiệu quan trọng,
13
nhưng nó không phải là dấu hiệu bắt buộc, việc người phạm tội có thu lợi hay
không điéu đó không có ý nghĩa về mặt định tội, nếu có thì cũng chỉ có ý
nghĩa trong viộc áp dụng hình phạt (lượng hình).
Chúng ta biết rằng MBPN là tội đặc biệt nghiêm trọng. Hậu quả của
hành vi MBPN là người phụ nữ đã bị đem ra mua bán. Nếu người phạm tội đã
thực hiện các hành vi chuần bị để nhằm mua, nhằm bán như tìm người, liên
hộ nơi bán, thỏa thuận giá cả nhưng viộc mua bán chưa xảy ra thì cũng không
vì thế mà cho rằng chưa phạm tội MBPN mà trong trường hợp này là chuẩn bị
phạm tội hoăc phạm tội chưa đạt. Do đó, tùy theo tính chất, mức độ cùa hành
vi phạm tội vản bị truy cứu ưách nhiộm hình sự. [2,tr.23]
c) Mặt chủ quan:
Mặt chủ quan của tội phạm được thể hiện bằng lỗi. Lỗi là một trong
những điều kiện bắt buộc của trách nhiệm hình sự, là thái độ tâm lý của người
có năng lực trách nhiộm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với
hành vi nguy hiểm cho xã hội bị Bộ luật hình sự cấm mà người đó thực hiện
và đối với hậu quả của hành vi ấy gây nên dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.

Lỗi của người phạm tội mua bán phụ nữ là cố ý trực tiếp. Người phạm
tội ý thức được rằng việc MBPN là xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người
phụ nữ, đổng thời gây thiệt hại lớn cho xã hội nhưng vẫn làm để trục lợi.
d) Chủ thể:
Bất kỳ người nào có năng lực ưách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật
định (từ đủ 14 tuổi trở lên) đều là chủ thể của tội này. Tuy nhiên, ở tội mua
bán phụ nữ, người phạm tội thường là những người đã thành niên. Người
phạm tội có thể là người mua, có thể là người bán hoặc có thể họ vừa là người
mua, vừa là người bán.
14
Luật hình sự Việt Nam bào vệ nsười phụ nữ bàng cách trừng trị mọi
hành vi trái pháp luật xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của họ thông qua
việc sử dụng hình phạt nghiêm khắc.
Hình phạt chính đối với người phạm tội này gồm 2 khung:
Khung 1: là khung hình phạt cơ bản, có mức phạt tù từ 2 nầm đến 7 năm.
Khung 2: là khung hình phạt lăng năng, có mức phạt tù từ 5 năm đến 20
năm. Khung này áp dụng trong những trường hợp sau:
- Mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm như mua bán phụ nữ cho
các ổ chứa, nhà hàng, khách sạn ưona đó bí mật hoạt động mại dâm hoặc bán
cho người nước ngoài để họ quan hộ tình dục
- Có tổ chức là từ 2 người trờ lên cùng cố ý thực hiện tội phạm,
có sự phân công vai trò, trách nhiệm cùa từng người và quyết tâm thực
hiộn tội phạm.
- Có tính chất chuyên nghiệp là nguồn thu nhập, sống chủ yếu vào
hoạt động phạm tội này.
- Để đưa ra nước ngoài là đưa người phụ nữ ra khỏi biên giới Việt
Nam. Khi có hành vi chuẩn bị và tiến hành đưa ra nước ngoài là tội phạm
hòan thành, không cần phải đưa được người phụ nữ ra nước ngoài trót lọt.
- Mua bán nhiều người là mua bán từ hai người trở lên.
- Mua bán nhiều lần là trường hợp đã thực hiện hành vi mua bán

phụ nữ từ hai lần trở lên, trong đó có thể có người bị đưa ra nước ngoài;
không có người bị đưa ra nước ngoài, thì người phạm tội vừa mua bán nhiều
lần vừa để đưa ra nước ngoài (có hai tình tiết tăng nặng định khung). Khi
phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng định khung thì người phạm tội phải chịu
e) Hình phạt:
15
hình phạt cao hơn người có 1 tình tiết nếu các tinh tiết cùa vụ án tương tự như
nhau [64,tr. 195]
Ngoài hình phạt chính, luật quy định buộc người phạm tội còn phải chịu
một số các hình phạt bổ sung như: bị phạt tiển từ 5 triệu đồng đến 50 triệu
đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm.
Phạt tiền là hình thức phạt bằng tiền nộp của người phạm tội, mức phạt
tiền được quyết định tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng cùa tội phạm
đã thực hiện và tiền phạt có thể nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do
Tòa án quyết định trong bản án. Việc quy định này là kết quả của sự nhìn
nhận một cách đúng đắn của các nhà lập pháp nước ta đối với nguyẽn nhân
sâu xa của tội mua bán phụ nữ- là lợi nhuận. Vậy thì việc đánh vào kinh tê
sẽ thực sự mang lại hiêu quả cao ưong việc ngăn chặn tội phạm này.
Quản chế là buộc người bị kết án phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo
ở một địa phương nhất định, dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và
nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được
tự ý ra khỏi nơi cư trú và bị tước một số quyẻn công dân. [2, tr.32]
Cấm cư trú là buộc người bị kết án không được tạm trú và thường trú ở
một số địa phương nhất đinh [2, ư.32]. Bản án tuyên cấm bị cáo cư trú ở địa
phương nào thì họ không được tạm trú và thường trú ở tất cả các vùng thuộc
địa phận của địa phương đó. Thời gian cấm cư trú bắt đầu kể từ ngày chấp
hành xong hình phạt tù.
Việc áp dụng hình phạt bổ sung này đối với người phạm tội mua bán phụ
nữ không phải là nguyên tắc bắt buộc. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà
Tòa án có thể quyết định áp dụng hình phạt bổ sung.

Hình phạt bổ sung khồng chỉ có ý nghĩa góp phần trừng trị, giáo dục
người phạm tội mà còn nhầm phòng ngừa tội phạm. Vì vậy, việc áp dụng hình
16
phạt bổ sung có tác dụng thiết thực ngân chặn hành vi phạm tội tương tự có
thể xảy ra đối với người đã chấp hành xong hình phạt chính.
Việc quy định các hình phạt chính và hình phạt bổ sung này đã thể hiện
sự nghiêm khắc của Nhà nước ta nói chung và Luật hình sự nói riêng đối với
những hiện tượng tiêu cực, những hành vi nguy hiểm cho xã hội. Đấu tranh
phòng ngừa và tiến tới ngăn chặn tộ nạn mua bán phụ nữ là trách nhiệm của
Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội, mà trực tiếp là của cơ quan bảo vệ pháp
luật. Do vậy, nhiệm vụ đạt ra đối với những con người nắm trong tay trọng
trách to lớn này là phải nắm vững lý luận, sát sao thực tiễn để cuộc đấu tranh
đạt hiệu quả cao nhất.
1.2. PHÂN BIỆT TỘI MBPN VỚI MỘT số TỘI PHẠM KHÁC
1.2.1. Tội mua bàn, đánh tráo hoặc chiếm đoọt trề em (Điểu 120)
Điều 120 BLHS quy định ‘Tội bắt ưộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ
em”. Như vậy, khi nào người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo
Điều 119 hay Điều 120.
Người phụ nữ được đưa ra mua bán phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên,
nếu nạn nhân dưới 16 tuổi thì đối tượng phạm tội không thuộc tội này mà là
tội mua bán, đánh tráo trẻ em. Vì pháp luật Việt Nam quy định trẻ em ỉà
những người dưới 16 tuổi. (Bộ luật lao động của Việt Nam).
Theo Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29 tháng 11 năm 1986 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định
trong phần các tội phạm của BLHS thì mua bán trẻ em được hiểu là: “việc
mua hoặc bán trẻ em vì mục đích tư lợi, dù là mua của kẻ đã bắt trộm hoặc
mua của chính người có con đem bán. Hành vi mua bán trẻ em khi biết rõ là
đứa trẻ bị bắt trộm để về làm con nuôi cũng bị xử lý về tội mua bán trẻ errí\
Như vậy, mua bán trẻ em được hiểu là có hành vi trao đổi, mua bán trẻ em
bằng tiền bạc, vật chất, trẻ em ở đây được hiểu là người từ mới sinh đến dưới

ĐAI HOC QUỒC GIA HA N ỵ i -
TRUNG TÂM THÔNG
16 tuổi. Tội mua bán, đánh tráo trẻ em là một hành vi tội ác nguy hiểm cho xã
hội, đặc biệt nghiêm trọng vì nó được thực hiện với đối tượng bị xâm hại là
trẻ em, tức là những người còn non nớt về trí tuệ và thể chất, khả năng tự bảo
vệ kém.
Chính vì vậy tại Điẻu 120 của BLHS 1999 quy định: Tội mua bán, đánh
tráo, chiếm đoạt trẻ em.
"1. Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ
hình thức nào thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc 1 trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 10 năm
đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiộp;
c) Vì động cơ đê hèn:
d) Mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt nhiẻu trẻ em;
đ) Để đưa ra nước ngoài;
e) Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo;
g) Để sử dụng vào mục đích mại dâm;
h) Tái phạm nguy hiểm;
i) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn cố thể bị phạt tiền từ 5 triệu đổng đến 50 triệu
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công viộc nhất định
từ 1 đến 5 năm".
18
\
1.2.2. Tội môi gicif mọi dâm (Đrêu 255)
/. Người nào dụ dỏ hoặc dẫn dắt người mại dâm thì bị pliạt tù từ sáu tháng
đến năm năm.
Như vậy, tội môi giới mại dâm biểu hiện bằng hành vi làm trung gian, tổ

chức cho người mại dâm gặp người khác hoặc dẫn dắt người khác quan hộ
tình dục với người mại dâm. Tội phạm này có khung hình phạt thấp hơn tội
mua bán phụ nữ và đặc biột thấp hơn nhiều khung hình phạt đối với tội mua
bán phụ nữ trong trường hợp có tình tiết tăng năng "vì mục đích mại dâm".
Xét vé hình thức thì hai tội phạm này đều xâm phạm trật tự xã hội, ảnh
hưởng đến sức khoẻ của con người, đến đạo đức xã hội, có thể lan truyền
những bộnh xã hội và cùngjìhằnìJhưcJ4ộnJifl& tjì£ữgjnai dâm. Nhưng vể
bản chất thì hai tội phạm này có những điểm khác nhau cơ bản như:
- Thứ nhất: đối với tội mua bán phụ nữ thì yếu tố vụ lợi của người
phạm tội như nhận tiền hoặc tài sản có giá trị bằng tiền là một trong những
điều kiện thiết yếu để cấu thành tội phạm này, nhưng tội môi giới mại dâm thì
lại không phải là điều kiện kiên quyết cần phải có.
- Thứ hai: người phạm tội mua bán phụ nữ thể hiộn rõ hành vi coi
người phụ nữ như một vật, một món hàng thuộc sở hữu cùa mình, toàn quyẻn
quyết định cuộc sống, số phận của họ để thu lợi nhuận hoặc phục vụ cho lợi
ích của mình, còn tội phạm môi giới mại dâm thì chỉ đóng vai trò là trung
gian để dàn xếp cho hoạt động mua bán mại dâm được thực hiện.
- Thứ ba: người phụ nữ bị đem ra mua bán không hể hay biết mình là
nạn nhân của một vụ mua bán người hay ít ra thì cũng không tự nguyện biến
mình thành món hàng để mua bán trao đổi, nhưng đối với tội môi giới mại
dâm thì người phụ nữ thực hành nghề mại dâm là người đồng ý hoặc để nghị,
nhờ vả người môi giới dẫn dắt để bán dâm.
19
- Thứ tw. người phạm tội môi giới mại nhận hoa hồng trực tiếp từ
người mua dâm và người phụ nữ được môi giới bán dâm, còn tội mua bán phụ
nữ nhận tiền từ bên mua phụ nữ.
1.2.3. Tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc

lụi
nước ngoài trái phép (Điểu 275)

Việc phân biột tội mua bán phụ nữ và tội tổ chức, cưỡng ép người khác
trốn đi nước ngoài trong nhiều trường hợp khó phân định, vì thực tiễn xét xử
cho thấy, phần lớn những người phạm tội chỉ nhận mình là người tổ chức
người khác trốn đi nước ngoài chứ không nhận là mua bán phụ nữ để đưa ra
nước ngoài. Vì tội mua bán phụ nữ là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên
hình phạt nặng hơn nhiều so với trường hợp phạm tội có tổ chức, cưỡng ép
người khác trốn đi nước ngoài. Khi xét xử một hành vi cụ thể cần căn cứ vào
các tình tiết của vụ án, các dấu hiộu pháp lý mà đặc biột là dấu hiệu khác
nhau giữa hai tội, trên cơ sở đó mà xác định người có hành vi phạm tội gì
(mua bán phụ nữ hay chỉ là tổ chức người khác trốn đi nước ngoài). Vậy có 3
dấu hiệu phân biệt như sau: [34, tr. 196]
Một là: đối với tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài
người phạm tội có thể thu lợi từ những người trốn đi hoặc vì rnục đích khác
nhưng không phải chống chính quyển nhân dân, tién, vàng mà người phạm tội
thu được là của người trốn đi nước ngoài, còn ở tội mua bán phụ nữ lại là mục
đích vụ lợi, thu tiền hoặc vật chất khác của người mua hay của người khác.
Đây là dấu hiộu rất quan ưọng để phân biệt giữa hai tội này.
Hai là: người phạm tội mua bán phụ nữ để đưa ra nước ngoài biết rõ
người phụ nữ sẽ bị bán lại cho người khác hoặc bán họ để sử dụng vào mục
đích nào đó, còn ở tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài, người phạm tội
chỉ biết làm thế nào đưa được người ra nước ngoài còn mục đích ra nước
ngoài làm gì người phạm tội không quan tâm, nếu biết thì không có ý nghĩa
20
trong việc xác định hành vi phạm tội. Trường hợp người phạm tội đưa phụ nữ
ra nước ngoài và họ cũng biết rõ rằng người mà mình tổ chức trốn đi sẽ bị
đem bán và người phạm tội được hường những khoản tiền hoặc lợi ích vật
chất khác từ việc mua bán đó thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua
bán phụ nữ.
£■
1.3. TỘI MBPN TRONG LUẬT PHÁP MỘT số NƯỚC TRONG KHU v ự c

CHÂU Á
V 1.3.1. Trung Qcitfc
Bộ luật Hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được Quốc hội thông qua
ngày 1/7/1979, đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 1982. Bộ luật Hình sự gồm
Phần chung và Phần các tội phạm, có 12 chương. Tội buôn bán phụ nữ được
quy định trong Chương 4 ‘Tội xâm phạm quyền tự do cáặ nhân và quyền dân
chủ của công dân”. Sau đây là các điều luật cụ thể [<2-0, tr.209 -211]:
Điều 240. Người nào buôn bán phụ nữ, trẻ em thì bị phạt tù từ năm năm
đến mười năm và phạt tién; phạm tội thuộc một trong những tình tiết dưới đây
thì bị phạt tù từ mười năm trờ lên; hoặc tù chung thân, phạt tiền và tịch thu tài
sản; nếu có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng thì bị xử từ hình và tịch thu tài sản:
1. Người cầm đầu tổ chức buôn bán phụ nữ, trẻ em;
2. Buôn bán phụ nữ, trẻ em từ ba người trở lên;
3. Hiếp dâm phụ nữ bị đem bán;
4. Lừa gạt, cưỡng bức những phụ nữ bị đem bán phải bán dâm hoặc
bán họ cho người khác mà nhũng người này cưỡng bức họ phải bán
dâm;
5. Dùng bạo lực, ép buộc hoặc các biện pháp gây mê để bắt cóc phụ
nữ, ưẻ em để bán họ;
6. Bắt cóc trẻ em vì mục đích để đem bán;
21
7. Nếu gây ra cho phụ nữ, trẻ em bị đem bán hoặc những người thàn
của họ bị chết hoặc những hậu quà nghiêm trọng khác;
8. Đưa phụ nữ, trẻ em đem bán ra nước ngòai.
Tội buôn bán phụ nữ, trẻ em là một trong những tội lừa gạt, bất cóc, mua
chuộc, tiếp đón. trung chuyển phụ nữ, trẻ em.
Điều 241. Người nào phạm tội mua bán phụ nữ, trẻ em bị đem bán thì bị
phạt tù đến ba năm, bị giam giữ hoặc quản chế.
Phạm tội mua phụ nữ bị đem bán, cưỡng chế để quan hệ tình dục với họ,
thì bị xử phạt theo quy định của Điểu 236 Bộ luật này.

Người nào có những hành vi phạm tội như mua PN, ưẻ em bị đem bán
rồi tước đoạt, hạn chế trái phép quyền tự do thân thể hoặc làm tổn hại, làm
nhục nạn nhân, thì bị xử phạt theo quy định của những điều luật có liên quan
của Bộ luật này.
Người nào mua phụ nữ, trẻ em bị đem bán và phạm các tội quy định ở
các khoản 2 và 3 của Điều này sẽ bị trừng phạt về phạm nhiều tội cùng một
lúc.
Phạm tội mua phụ nữ, ưẻ em và bán họ, thì bị xử phạt theo quy định của
Điều 240 Bộ luật này.
Người nào mua phụ nữ, ưẻ em bị đem bán nhưng không cản ưở phụ nữ
bị đem bán trở về quê cũ theo nguyện vọng của họ, hoặc không lạm dụng trẻ
em bị đem bán hoặc không ngăn cản các nỗ lực giải thoát số trẻ em đó thì có
thể không bị truy cứu trách nhiộm hình sự.
Điều 242. Người nào dùng bạo lực uy hiếp, ngăn cản nhân viên, người
thi hành công vụ để giải thoát cho phụ nữ, trẻ em bị đem bán thì bị xử phạt
theo Điều 277 của Bộ luật này.
22
Người nào cầm đầu một tổ chức ngãn cản nhủn viên Nhà nước thi hành
công vụ giải thoát cho trẻ em, phụ nữ bị đem bán, thì bị phạt tù đến 5 nãm,
hoặc bị giam giữ; những người tham gia khác mà sử dụng biện pháp bạo lực
hay uy hiếp thì bị xừ phạt theo khoản 1 Điều này.
Như vậy, so sánh giữa 2 hệ thống pháp luật Trung Quốc và Viột Nam
quy định tội phạm mua bán phụ nữ thì có những điểm tương đồng, giống
nhau như: về nguồn luật- cùng được quy đình trong Bộ luật hình SỊT, hình phạt
cũng bao gồm hình phạt chính (quản chế, giam giữ, tù có thời hạn) và hình
phạt bổ sung (phạt tiền); quy định những tình tiết tăng nặng định khung như
phạm tội có tổ chức, tái phạm, mua bán nhiều người Tuy nhiên, giữa hai hộ
thống pháp luật này cũng có những nét khác nhau cơ bản:
Một là: vé định tội danh, Luật hình sự Trung Quốc quy định hành vi
buôn bán phụ nữ và buôn bán trẻ em cùng trong một tội danh là Buôn bán

phụ nữ, trẻ em. Còn luật hình sự Viột Nam tách riêng 2 hành vi phạm tội này
thành 2 tội danh riêng biệt: Tội mua bán phụ nữ và Tội mua bán, đánh tráo
hoặc chiếm đoạt trẻ em.
Hai là: về loại hành vi mua, hành vi bán phụ nữ luật hình sự Việt Nam
quy định chung trong cùng 1 điều luật. Còn luật Trung Quốc lại tách riêng và
quy định hai hành vi này tại 2 điều luật riêng biệt: hành vi buôn bán (điều
240) và hành vi mua (điều 241). Ngoài ra, BLHS Trung Quốc còn quy định
hành vi dùng bạo lực uy hiếp, ngăn cản nhân viên, người thi hành công vụ khi
họ những người này giải cứu cho nạn nhân bị đem bán.
Ba là: về hình phạt, pháp luật Trung Quốc quy định nghiêm khắc hơn và
đa dạng hơn pháp luật Việt Nam như hình phạt chính của loại tội phạm này
là quản chế, giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân, từ hình và hình phạt bổ
sung là phạt tiền, tịch thu tài sản.
23
4
Bon là: BLHS Trung Quốc quy định cụ thể hơn về các tình tiết tăng nặng
định khung của loại tội phạm này và tập trung nhiều đến hậu quả mà nạn
nhân bị mua bán có thể gặp phải.
Năm là: BLHS Trung Quốc đã đưa được định nghĩa tội buôn bán phụ và
cách xác định tội phạm này bao gồm những hành vi và tội phạm cụ thể nào.
1.3.2. Inđônêxia
Inđônêxia là một trong những quốc gia đã xây dựng kế hoạch quốc gia
và chiến lược đa khu vực chống lại viộc buôn bán người, đặc biột là buôn bán
phụ nữ, trẻ em. Hiến pháp 1945 cũng đã được sửa đổi để đảm bảo quyền của
phụ nữ, chấm dứt mọi sự phân biột đối với phụ nữ và đảm bảo quyẻn bình
đẳng giới. Luật 1999 vể nhân quyẻn quy đinh tăng cường và bảo vộ quyền cùa
phụ nữ. Bộ trưởng về quyền phụ nữ của Inđônêxia phát biểu tại hội nghị bộ
trưởng các nước thành viên phong trào khống liên kết: “Chúng tôi muốn các
nước chia sẻ mối quan tám và cùng nhau đối phó với nạn mua bán phụ nữ
đang gm tăng hiện nay” [3-|]. Thể hiộn của những nỗ lực trong công tác

phòng chống buôn bán phụ nữ, Inđônêxia đã thông qua Luật số 39 về nhân
quyền, tại Điều 65 quy định “Aíợi phụ nữ, trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi
bị bóc lột quấy rối tình dục, bắt cóc, buôn bán và các dạng kành hạ khác
nhau” và được cụ thể hoá những quy định và chế tài trong Luật hình sự:
Điều 297: Buôn bán phụ nữ và trẻ em bị phạt tối đa 6 năm tù.
Điều 332: Tham gia vào hành động phạm tội bắt cóc phụ nữ bị phạt theo
các hình thức:
- Tối đa 7 năm tù đối với người bắt cóc 1 phụ nữ dưới tuổi trưởng
thành không có sự đổng ý của cha mẹ hay người bảo hộ nhưng có sự đồng
thuận của phụ nữ khác. Cho các mục đích gây áp lực đối với phụ nữ trong
hoặc ngoài ràng buộc hôn nhân.
24
- Tối đa 9 năm tù đối với người bất cóc 1 phụ nữ thông qua dụ dỗ, ép
buộc hoặc đe doạ, cho các mục đích gây áp lực đối với phụ nữ trong hoặc
ngoài ràng buộc hôn nhân.
Điều 328: Bất cứ ai bắt cóc 1 người khỏi nơi cư trú khiến người đó dưới
quyền kiểm soát bất hợp pháp của mình hoặc của người khác hoặc hành hạ
nạn nhân về thể chất và tinh thần sẽ bị phạt tù tối đa 12 năm.
Điều 329: Bất cứ ai chủ ý đưa bất hợp pháp 1 người tới nơi khác khi
người đó đã đồng ý làm việc ở một nơi xác định sẽ bị phạt tù tối đa 7 năm.
So sánh những quy định vể vấn để MBPN giữa 2 bộ luật hình sự của
Inđônêxia và Việt Nam thì luật của Viột Nam quy định cụ thể hơn cả về các
loại hành vi, các tình tiết của tội phạm và loại hình phạt. Trong pháp luật
Inđônêxia chi quy định 1 loại hình phạt duy nhất là phạt tù và tập trung nhiều
vào hành vi bắt cóc phụ nữ và vận chuyển, đưa người trái phép.
1.3.3. Thái Lan
Theo Luật năm 1928 vẻ phòng chống tộ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em
thì bất cứ người nào mang phụ nữ và trẻ em vào Thái Lan hoặc đưa họ vào với
mục đích hoạt động tình dục với người khác đều sẽ bị phạt tò từ 7 năm trở
xuống và phạt tiền với giá trị cao nhất là 1.000 bạt. Luật này đã bộc lộ những

hạn chế nhất định trong quá trình thực thi trong thực tiễn, dẫn đến hậu quả là
không ngăn ngừa được các hành vi phạm tội được che đậy dưới các hình thức
khác nhau không bị pháp luật cấm, không xác định rõ tội trạng buôn bán phụ
nữ và trẻ em gái ra nước ngoài nhằm mục đích mại dâm và mức phạt tiển
1.000 bạt là quá thấp cũng như chưa khẳng định khung hình phạt tối thiểu đối
với tội phạm này. [35", tr.30 - 31]
Để khắc phục tình trạng trên, Luật năm 1960 đã có những bước tiến đáng
kể trong viộc ngăn chặn nạn buôn bán người vì mục đích mại dâm. Ngoài ra,
các Điều từ 282 - 286 của Bộ luật hình sự Thái Lan năm 1956 ghi nhận các
25

×