Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 105 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




TRẦN THU HẰNG





TỘI PHẢN BỘI TỔ QUỐC
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM




luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc







Hµ néi - 2009








ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



TRẦN THU HẰNG





TỘI PHẢN BỘI TỔ QUỐC
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật hình sự
Mã số : 60 38 40


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Quang Tiệp



Hµ néi - 2009









1
MỤC LỤC



Trang

MỞ ĐẦU
1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI PHẢN BỘI TỔ QUỐC
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
6
1.1.
Khái niệm tội phản bội Tổ quốc và ý nghĩa của việc ghi nhận
tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam
6
1.1.1.
Khái niệm tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam

6
1.1.2.
Ý nghĩa của việc ghi nhận tội phản bội Tổ quốc trong luật
hình sự Việt Nam
10
1.2.
Khái lược lịch sử hình thành và phát triển những quy định về
tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam
12
1.2.1.
Các qui phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội phản bội Tổ
quốc trong thời kỳ phong kiến đến trước thời kỳ Pháp thuộc
12
1.2.2.
Các qui phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội phản bội Tổ
quốc trong thời kỳ Pháp thuộc
16
1.2.3.
Các qui phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội phản bội Tổ
quốc từ sau Cách mạng tháng Tám cho đến trước khi ban
hành Bộ luật Hình sự năm 1985 được ban hành
18
1.2.4.
Các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội phản bội
Tổ quốc từ khi Bộ luật Hình sự năm 1985 được ban hành cho
đến nay
25
1.3.
Những quy định về tội phản bội Tổ quốc trong pháp luật hình
sự ở một số nước trên thế giới

28
1.3.1.
Vương quốc Thụy Điển
29
1.3.2.
Liên bang Nga
31
1.3.3.
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
33


2
1.3.4.
Nhật Bản
36

Chương 2: TỘI PHẢN BỘI TỔ QUỐC TRONG LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
39
2.1.
Những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phản bội Tổ quốc
trong pháp luật hình sự Việt Nam
39
2.1.1.
Khách thể của tội phản bội Tổ quốc
40
2.1.2.
Mặt khách quan của tội phạm
42

2.1.3.
Chủ thể của tội phản bội Tổ quốc
45
2.1.4.
Mặt chủ quan của tội phản bội Tổ quốc
48
2.2.
Hình phạt đối với tội phản bội Tổ quốc
49
2.3.
Thực tiễn xét xử tội phản bội Tổ quốc ở Việt Nam từ năm
1975 đến nay
58

Chương 3 : HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC
ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI PHẢN BỘI TỔ QUỐC
74
3.1.
Những yêu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp
luật hình sự về tội phản bội Tổ quốc trong thời kỳ hiện nay
74
3.2.
Hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về tội phản
bội Tổ quốc
75
3.3.
Các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng quy định của pháp
luật hình sự Việt Nam về tội phản bội Tổ quốc
80

3.3.1.
Giải pháp phòng ngừa
80
3.3.2.
Giải pháp chủ động và kịp thời phát hiện, đấu tranh chống tội
phản bội Tổ quốc
83
3.3.3.
Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối
với tội phản bội Tổ quốc
86
3.3.4.
Giải pháp tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh
quốc gia, an ninh đất nước
88


3

KẾT LUẬN
91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
93

























4
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới trong 20 năm qua đã đạt được những thành tựu to
lớn và có ý nghĩa lịch sử, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước
là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Đảng, Nhà nước ta
luôn giữ vững bản chất cách mạng và khoa học, trung thành với giai cấp, dân
tộc, kiên định, vững vàng trước mọi thách thức, sáng suốt lãnh đạo đưa sự
nghiệp cách mạng của dân tộc ta tiến lên. Hiện nay, trong điều kiện phát triển
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế
quốc tế, Đảng và Nhà nước ta vẫn quyết tâm xây dựng Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa, mở rộng và phát huy dân chủ trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội.
Để thực hiện mục tiêu trên, cần có sự thống nhất của toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân cùng đồng lòng, nhất trí thực hiện mục tiêu mà Đảng, Nhà
nước đề ra. Những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới, âm mưu
của các thế lực thù địch, nhất là trên lĩnh vực chính trị tư tưởng đã tác động
không nhỏ đến công tác bảo vệ an ninh quốc gia. Các thế lực thù địch vẫn tìm
mọi cách thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" nhằm lật đổ chế độ xã hội
chủ nghĩa ở nước ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề cập
đến vấn đề xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
nhấn mạnh sự cần thiết của việc "tăng cường an ninh, mở rộng quan hệ đối
ngoại, chủ động hội nhập". Vì vậy, cần nắm vững đường lối, chính sách đối
nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước để xử lý các vấn đề liên quan đến an
ninh quốc gia. Trong số các tội xâm phạm an ninh quốc gia, chúng ta không
thể không đề cập tội phản bội Tổ quốc, vì đây là loại tội phạm đặc biệt nguy
hiểm đã được pháp luật hình sự Việt Nam quy định từ những ngày đầu Cách
mạng tháng Tám thành công. Từ năm 1945 đến nay, tình hình tội phản bội Tổ


5
quốc diễn biến phức tạp, nhưng xu hướng chung là giảm dần. Thực tiễn xét
xử tội phản bội Tổ quốc đã đặt ra không ít vướng mắc đòi hỏi khoa học luật
hình sự cần phải nghiên cứu giải quyết như khái niệm Tổ quốc, khái niệm tội
phản bội Tổ quốc, hình phạt được áp dụng đối với loại tội phạm này Tuy
nhiên, dưới góc độ lý luận, xung quanh những vấn đề trên còn nhiều ý kiến
khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: "Tội phản bội Tổ quốc trong luật
hình sự Việt Nam" là vấn đề mang tính cấp thiết, không những về mặt lý luận
mà còn là đòi hỏi thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác phòng
ngừa, đấu tranh loại tội phạm này hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tội phản bội Tổ quốc là loại tội phạm có tính chất đặc biệt nguy hiểm
và phức tạp trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, được một số nhà luật
học đề cập trong Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập II, của Trường Đại
học Luật Hà Nội (Nxb Công an nhân dân, 1998), Giáo trình Luật hình sự Việt
Nam (phần các tội phạm) của Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội
(Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1997, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự của
Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp (Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1987 (tái bản 1997).
Bên cạnh đó, PGS.TS Kiều Đình Thụ cũng đã có bài viết: "Các tội
xâm phạm an ninh quốc gia, lịch sử, thực trạng và phương hướng hoàn
thiện", trong đó có đề cập tội phản bội Tổ quốc (Tạp chí Thông tin khoa học
pháp lý của Bộ Tư pháp), TSKH.PGS Lê Cảm chủ biên cuốn sách: "Bảo vệ
an ninh quốc gia, an ninh quốc tế và các quyền con người bằng pháp luật
hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền", (Nxb Tư pháp, Hà
Nội, 2007), trong đó có đề cập tội phản bội Tổ quốc.
Sau khi Bộ luật Hình sự năm 1999 được ban hành, tội phản bội Tổ
quốc tiếp tục được đề cập trong Giáo trình Luật hình sự, của Trường Đại học


6
Luật Hà Nội (Nxb Công an nhân dân năm 2000), Giáo trình Luật hình sự
(phần các tội phạm), của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội, 2002), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự (phần các tội
phạm), của Nguyễn Mai Bộ, Phùng Thế Vắc, Nguyễn Đức Mai, LS.ThS Phạm
Thanh Bình, ThS. Nguyễn Sĩ Đại, (Nxb Công an nhân dân, 2001).
Tuy nhiên, trong các công trình trên, các nhà luật học chỉ đề cập một
cách khái quát về tội phản bội Tổ quốc dưới góc độ luật hình sự hoặc tội
phạm học, chưa có công trình nào nghiên cứu về tội phản bội Tổ quốc một
cách toàn diện và có hệ thống.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội phản bội Tổ
quốc, tác giả đề xuất những giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp
luật hình sự về tội phản bội Tổ quốc và kiến nghị những giải pháp nâng cao
hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật về tội phạm này.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đặt ra, tác giả đặt ra cho mình những nhiệm vụ
phải giải quyết sau đây:
- Phân tích, làm rõ lịch sự hình thành và phát triển những quy định về
tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam.
- Làm sáng tỏ khái niệm, ý nghĩa của việc quy định tội phản bội Tổ
quốc trong pháp luật hình sự; phân tích các quy định của pháp luật hình sự
một số nước trên thế giới về tội phạm này.
- Phân tích, làm rõ những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về
tội phản bội Tổ quốc; làm sáng tỏ thực tiễn áp dụng loại tội phạm này, nêu lên
những vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử, đòi hỏi khoa học luật hình sự
phải nghiên cứu giải quyết.


7
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những
quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội phản bội Tổ quốc.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu tội phản bội Tổ quốc.
Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu tội phản bội Tổ quốc dưới góc độ pháp lý hình
sự, trong thời gian 33 năm từ năm 1975 đến năm 2008.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân và về xây dựng pháp luật
Cơ sở thực tiễn của luận văn là những bản án, quyết định của Tòa án
về tội phản bội Tổ quốc; số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của các cơ quan
bảo vệ pháp luật về tội phạm này.
Phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Trong khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp: hệ thống,
lịch sử, lôgíc, thống kê, phân tích, tổng hợp, kết hợp với các phương pháp
khác như so sánh pháp luật, điều tra xã hội
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt
Nam ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu một cách tương đối toàn
diện và tương đối có hệ thống về tội phản bội Tổ quốc dưới góc độ pháp lý


8
hình sự. Có thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp mới về khoa
học của luận văn:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về tội phản bội Tổ quốc
trong luật hình sự Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá những quy định về tội phản bội Tổ quốc trong
pháp luật hình sự một số nước trên thế giới nhằm rút ra những giá trị hợp lý
về lập pháp hình sự, để vận dụng có chọn lọc, bổ sung cho những luận cứ và
giải pháp được đề xuất trong luận văn.
- Phân tích, làm rõ những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về
tội phản bội Tổ quốc và thực tiễn áp dụng, nêu lên những vướng mắc trong
thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội phạm này.

- Đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu
quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội phản bội Tổ quốc.
7. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu và những đề xuất của luận văn có ý nghĩa quan
trọng đối với việc nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp
luật hình sự hiện hành về tội phản bội Tổ quốc ở nước ta. Thông qua kết quả
nghiên cứu và các đề xuất, tác giả mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của
mình vào việc phát triển khoa học luật hình sự nói chung, về tội phản bội Tổ
quốc nói riêng.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ làm
công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật
hình sự nói riêng và cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại Cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
8. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 96 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 9 mục.


9
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI PHẢN BỘI TỔ QUỐC
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1. KHÁI NIỆM TỘI PHẢN BỘI TỔ QUỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC
GHI NHẬN TỘI PHẢN BỘI TỔ QUỐC TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1.1. Khái niệm tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam
Trước khi tìm hiểm khái niệm tội phản bội Tổ quốc, ta cần hiểu rõ
khái niệm an ninh quốc gia và khái niệm các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
Kể từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành
Luật An ninh quốc gia năm 2004, mặc dù trong các văn bản pháp luật hiện

hành của nước ta có đề cập thuật ngữ "an ninh quốc gia", nhưng dưới góc độ
pháp lý, khái niệm an ninh quốc gia chưa bao giờ được chính thức ghi nhận.
Năm 2004, lần đầu tiên trong Luật An ninh quốc gia năm 2004 (khoản 1 Điều 2)
nhà làm luật Việt Nam đã chính thức đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm
này. Từ việc phân tích định nghĩa pháp lý của khái niệm an ninh quốc gia
trong Luật An ninh quốc gia năm 2004 đã nêu của nước ta và nghiên cứu thực
tiễn áp dụng các qui phạm pháp luật hình sự về các tội xâm phạm an ninh
quốc gia ở Việt Nam, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa khoa học của khái
niệm an ninh quốc gia dưới góc độ luật hình sự như sau: An ninh quốc gia là
sự ổn định của chế độ Hiến pháp, sự tồn tại và bền vững của hệ thống chính
trị và bộ máy chính quyền từ trung ương đến các địa phương trong một nhà
nước, cũng như sự bất khả xâm phạm về độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ của nhà nước đó trên cơ sở một trật tự pháp luật nhất định, đồng thời là
nhóm khách thể loại được đặc biệt bảo vệ bằng pháp luật hình sự tránh khỏi
sự xâm hại của tội phạm.
Việc xác định một cách đầy đủ và chính xác nội hàm khái niệm an
ninh quốc gia tại điều luật này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc quy


10
định giới hạn các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, tạo cơ sở pháp lý cho
việc áp dụng các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia, đấu tranh phòng, chống
các tội xâm phạm an ninh quốc gia có hiệu quả.
Tội phản bội Tổ quốc nằm trong nhóm tội xâm phạm an ninh quốc
gia và được quy định từ rất sớm ngay trong Sắc lệnh số 03 ngày 15/3/1976.
Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ hơn khái niệm phản bội Tổ quốc, chúng ta
cũng cần phải hiểu khái niệm các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Tại
Điều 3 Sắc lệnh số 03 ngày 15 /3/1976, các tội xâm phạm An ninh quốc
gia được hiểu là các tội chống lại Tổ quốc, phá hoại độc lập, chủ quyền,
thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.

Trên cơ sở khái niệm an ninh quốc gia ở trên, có thể đưa ra khái niệm
các tội xâm phạm an ninh quốc gia như sau:
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi đặc biệt nguy
hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, xâm phạm sự ổn định,
phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Như vậy, các tội xâm phạm an ninh quốc gia xâm phạm đến các quan
hệ xã hội đặc biệt, tội phản bội Tổ quốc là một trong những tội đặc biệt nguy
hiểm xâm phạm đến các quan hệ xã hội đó.
Trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, tội phản bội Tổ quốc là một
trong những tội được quy định sớm. Trong Sắc lệnh số 133 ngày 20/01/1953
về trừng trị những tội xâm hại đến an toàn Nhà nước, đối nội và đối ngoại, tội
phản bội Tổ quốc được quy định tại Điều 3: "Kẻ nào cấu kết với địch (đế
quốc xâm lược và bọn bù nhìn phản động) cầm đầu trong tổ chức quân sự,
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, phản bội Tổ quốc sẽ bị xử tử hình hoặc tù
chung thân".


11
Trong Sắc luật số 03/76 ngày 15/03/1976 của Hội đồng Chính phủ
Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, mặc dù không có qui
phạm định nghĩa về tội phản bội Tổ quốc, nhưng tội phạm này được quy định
tại Điều 3: "Phạm tội phản bội Tổ quốc hoặc âm mưu lật đổ chính quyền thì
bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình".
Tuy nhiên, trước khi đi tìm hiểu định nghĩa pháp lý của khái niệm
"phản bội Tổ quốc", chúng ta cần làm sáng tỏ khái niệm Tổ quốc, từ đó mới
hiểu và nhận thức chính xác về khái niệm phản bội Tổ quốc.
Có rất nhiều sách báo đề cập đến thuật ngữ "Tổ quốc", nhưng để hiểu

đúng và đầy đủ nghĩa của thuật ngữ đó với tính chất là một phạm trù xã hội -
lịch sử rất rộng, chúng ta phải xem xét ngữ nghĩa của nó. Theo Từ điển tiếng
Việt thông dụng: "Tổ quốc" được hiểu là "đất nước, gắn liền với bao thế hệ,
ông cha, tổ tiên của mình" [47].
Khái niệm "Tổ quốc" còn được đề cập trong Giáo trình Luật hình sự -
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2002, được hiểu là một phạm trù
xã hội, lịch sử rất rộng (cả về không gian và thời gian) vì nó bao gồm giang
sơn, đất nước trên một lãnh thổ nhất định đã được nhiều thế hệ xây dựng, bảo
vệ và để lại từ bao đời trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, truyền thống
của dân tộc bằng sự gắn bó tình cảm sâu nặng của nhân dân [4]. Chẳng hạn,
một người mặc dù có thể là do sự đối lập trong quan điểm chính trị nên về
mặt tư tưởng không yêu thích chế độ chính trị của một Nhà nước nào đó,
nhưng người đó vẫn rất yêu quí giang sơn đất nước của mình, cũng như quê
hương bà con làng xóm họ hàng và những người thân yêu ruột thịt của mình.
Trong Giáo trình Luật hình sự của Trường Đại học Luật Hà Nội năm
2006, Tổ quốc được hiểu là "Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa", được xác
định dựa trên quan điểm của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Khái
niệm Tổ quốc này là một khái niệm mang tính giai cấp [41].


12
Theo quan điểm của các nhà làm luật Việt Nam, thì Tổ quốc là đất
nước nơi con người sinh ra, lớn lên. Nhưng trong nội hàm của khái niệm Tổ
quốc, không chỉ giới hạn ở lãnh thổ với tính chất là vị trí địa lý, Tổ quốc còn
là một phạm trù chính trị.
Theo V.I. Lênin, "Tổ quốc trước hết là môi trường chính trị, văn hóa
xã hội con người". Tổ quốc ở đó có những người mẹ sớm hôm tần tảo và ở đó
là nơi sinh ra tâm hồn của mỗi con người, cho nên Tổ quốc là giá trị thiêng
liêng không thể so sánh được. Vì lẽ đó, chỉ có những người vô lương tâm mới
có thể thể phản bội Tổ quốc, phản bội lại giang sơn, đất nước, lãnh thổ. Người

yêu Tổ quốc sẽ không do dự hiến thân cả đời mình vì độc lập, tự do của Tổ
quốc, phản bội Tổ quốc tức là phản bội lại môi trường chính trị, văn hóa, xã
hội của mình, phản bội lại nơi mình được sinh ra và lớn lên, phản bội lại
những giá trị văn hóa, tinh thần mà mình được nuôi dưỡng trưởng thành.
Trong giai đoạn mở cửa và hội nhập hiện nay của đất nước, việc nhận
thức rõ ràng khái niệm Tổ quốc một cách đúng đắn và chính xác là một vấn
đề có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng. Tuy nhiên, theo quan điểm nhà
làm luật Việt Nam, thì khái niệm "Tổ quốc" trong pháp luật hình sự thực định,
được hiểu là Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Do vậy, từ khái niệm "Tổ quốc", có thể làm rõ khái niệm "phản bội Tổ
quốc". Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, quyển 3, Nhà xuất bản Từ điển
Bách khoa Việt Nam, 2003, phản bội Tổ quốc được hiểu: "Công dân một
nước câu kết với nước ngoài, nhằm gây nguy hại cho độc lập chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc mình" [42].
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 1998,
phản bội Tổ quốc được hiểu: "Phản lại, chống đối lại những người hoặc
những cái đáng ra phải hết sức bảo vệ, tôn thờ" [48].
Như vậy, mặc dù Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 không ghi nhận
định nghĩa pháp lý của khái niệm "phản bội Tổ quốc", nhưng khái niệm này


13
có thể được hiểu là bất kỳ hành vi nào của công dân Việt Nam cấu kết với
nước ngoài nhằm gây nguy hại cho các quan hệ xã hội: độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng và chế độ
xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tội phản bội Tổ quốc phải thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội
phạm, mà theo PGS.TSKH Lê Cảm, phải thể hiện ba bình diện với năm đặc
điểm (dấu hiệu) của nó là: a) bình diện khách quan: tội phạm là hành vi nguy
hiểm cho xã hội; b) bình diện pháp lý: tội phạm là hành vi trái pháp luật hình

sự; c) bình diện chủ quan: tội phạm là hành vi do người có năng lực trách
nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi
[3, tr. 105].
Trên cơ sở phân tích các khái niệm trên, chúng tôi xin đưa ra khái
niệm tội phản bội Tổ quốc như sau: Tội phản bội Tổ quốc là hành vi nguy
hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự của công dân Việt Nam có năng lực
trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, cấu kết với nước
ngoài nhằm gây nguy hại cho các quan hệ xã hội: độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng và chế độ xã hội
chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.1.2. Ý nghĩa của việc ghi nhận tội phản bội Tổ quốc trong luật
hình sự Việt Nam
Điều 1 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, chủ quyền và thống nhất toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc, bảo vệ an ninh đối nội, an ninh đối ngoại và sự vững mạnh
của chính quyền nhân dân" [24]. Do đó, việc ổn định an ninh chính trị trong
nước, xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống về mọi
mặt cho toàn thể nhân dân là vô cùng quan trọng. Cho nên, ngay từ khi tuyên
bố độc lập, tội phản bội Tổ quốc đã được xem xét và được quy định rất sớm
trong các văn bản pháp luật ban hành thời kỳ đầu. Việc sớm quy định tội phản


14
bội Tổ quốc trong các văn bản pháp luật (Sắc lệnh 133/SL ngày 20/01/1953
và Sắc luật số 03/SL ngày 15/03/1976) và áp dụng những hình phạt nặng nhất
với những hành vi phản bội Tổ quốc cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của
tội danh này. Nó không chỉ góp phần ổn định an ninh chính trị trong nước từ
đó giành lại độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, mà nó còn mang lại sự
phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, nâng cao đời sống về mọi mặt cho toàn thể
nhân dân.

Hơn nữa, việc ghi nhận tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt
Nam còn thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam bằng các biện pháp pháp lý hình sự, tạo điều
kiện cho công cuộc xây dựng đất nước phát triển. Việc ghi nhận tội phản bội
Tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam (tại Điều 72 Bộ luật Hình sự năm 1985
và Diều 78 Bộ luật Hình sự năm 1999), đã cho thấy tầm quan trọng của khách
thể mà tội phạm này xâm hại, và nó cũng đánh dấu sự trưởng thành về kỹ
thuật lập pháp tố tụng hình sự ở nước ta.
Việc ghi nhận tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự còn tạo cơ sở
pháp lý quan trọng cho cuộc đấu tranh phòng chống các loại tội phạm nói
chung và tội phản bội Tổ quốc nói riêng. Việc nhà làm luật chính thức ghi
nhận và việc áp dụng đúng đắn nhưng quy định của pháp luật hình sự về tội
phản bội Tổ quốc trong thực tiễn đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện
nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực pháp lý hình sự, bảo đảm
xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai.
Ngoài ra, việc quy định tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt
Nam còn góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân nói chung, cán bộ các cơ
quan bảo vệ pháp luật nói riêng về sự cần thiết phải tuân thủ các quy định của
pháp luật trong việc bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, việc hướng dẫn chi tiết về
việc áp dụng tội phản bội Tổ quốc của các cơ quan có thẩm quyền còn giúp


15
các cơ quan bảo vệ pháp luật nắm vững nội dung, bản chất pháp lý, từ đó thực
hiện đúng đắn những quy định về tội phạm này trong thực tiễn.
1.2. KHÁI LƢỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHỮNG
QUY ĐỊNH VỀ TỘI PHẢN BỘI TỔ QUỐC TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Từ khi hình thành đất nước, bất kỳ quốc gia nào, dân tộc nào cũng đều
quan tâm đến việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đất nước của mình. Do đó,
việc đấu tranh và chống lại sự xâm lược, phá hoại đất nước là một trong

những nhiệm vụ hàng đầu của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Việt Nam cũng vậy,
không nằm ngoài qui luật đó. Ngay từ thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước cho
đến nay, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và chống xâm phạm đất nước luôn
là nhiệm vụ quan trọng và ưu tiên hàng đầu, nhất là từ sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945 đến nay, nhiệm vụ này càng được khẳng định. Nghiên cứu
lịch sử pháp luật hình sự mỗi thời kỳ không thể không nghiên cứu các đặc
điểm kinh tế, chính trị, văn hóa của từng thời kỳ ban hành các văn bản pháp
luật đó. Pháp luật hình sự luôn luôn thể hiện hai mặt cơ bản:
Một là, sự kết tinh những giá trị phổ biến, những kinh nghiệm về đấu
tranh phòng chống các tội phạm qua các giai đoạn phát triển của thời kỳ.
Hai là, pháp luật hình sự ban hành để bảo vệ lợi ích giai cấp và trật tự
xã hội theo quan điểm của giai cấp thống trị.
Vì vậy, khi nghiên cứu lịch sử pháp luật hình sự phải nghiên cứu đồng
thời cả hai mặt cơ bản đó để rút ra những giá trị hợp lý nhằm kế thừa và phát
triển. Từ đó, mới thấy rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của pháp luật hình sự
trong từng giai đoạn lịch sử. Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về các tội
xâm phạm an ninh quốc gia nói chung và tội phản bội Tổ quốc nói riêng có
thể chia thành các giai đoạn sau đây.
1.2.1. Các qui phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội phản bội
Tổ quốc trong thời kỳ phong kiến đến trƣớc thời kỳ Pháp thuộc


16
Trong thời kỳ phong kiến, nhìn chung về mặt kỹ thuật lập pháp, các
Bộ luật ra đời trong thời kỳ này chưa quy định rõ ràng về tội phản bội Tổ
quốc nhưng trong các Bộ luật đều có hành vi giống với hành vi phản bội Tổ
quốc được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999 cụ thể:
Pháp luật thời kỳ Lê sơ [29, tr. 33]: Nghiên cứu pháp luật thời kỳ Lê
sơ, điển hình là Bộ luật Hồng Đức, ta có thể thấy rõ sự tiến bộ về kỹ thuật lập
pháp so với các triều đại trước. Bộ luật Hồng Đức được soạn thảo dưới triều

vua Lê Thánh Tông và hoàn thành năm 1483, gồm 6 quyển với 13 chương với
722 điều quy định tất cả các mối quan hệ xã hội có thời bấy giờ. Trong Bộ
luật Hồng Đức, đã đề cập tội phản bội Tổ quốc, nếu có âm mưu phản quốc
cũng bị xử phạt với hình phạt nặng nhất.
Điều 411 Bộ luật Hồng Đức quy định: "Những kẻ mưu làm phản, mưu
làm đại nghịch thì xử tội chém bêu đầu ".
Điều 412 Bộ luật Hồng Đức quy định: "Những kẻ mưu phản nước
theo giặc thì xử chém, nếu đã hành động thì xử tội bêu đầu, kẻ biết việc ấy thì
cũng đồng tội: vợ con, điền sản đều bị tịch thu làm của công". Ngay từ ngày
đó, việc nhận thức về mưu đồ phản bội Tổ quốc đã là một trong những tội
nguy hiểm nhất, thập ác (10 tội ác) và phải chịu hình phạt nặng nhất, không
được ân giảm với bất cứ tầng lớp nào. Nếu phạm vào tội này sẽ bị chém bêu
đầu. Đây cũng là tội được quy định về trách nhiệm hình sự tập thể, nói cách
khác trong những trường hợp này, tất cả mọi người thân thuộc đều chịu trách
nhiệm hình sự cùng với người phạm tội.
Tuy nhiên, tội mưu phản gồm những hành vi phạm tội cụ thể nào thì
chưa được liệt kê mà chỉ quy định chung chung "là mưu làm nguy hại đến xã
tắc".
Như vậy, Bộ luật Hồng Đức mặc dù chưa đưa ra định nghĩa pháp lý
của khái niệm tội phản bội Tổ quốc, nhưng cũng đã quy định về những hành


17
vi nguy hại đến quyền lợi của giai cấp thống trị Nhà nước phong kiến tập
quyền thì bị xử tội nghiêm khắc nhất.
Pháp luật thời kỳ nhà Nguyễn [40]: Sang đến thế kỷ 16, vào năm
1802, sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở
Phú Xuân, và giao cho Tiền quân Bắc thành tổng trấn Nguyễn Văn Thành là
Tổng tài soạn thảo Bộ luật có tên Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long). Bộ
luật được soạn thảo trong một thời gian dài, đến năm 1811 thì hoàn tất, và

năm 1812 được khắc in lần đầu ở Trung Quốc, có hiệu lực từ năm 1813 trên
phạm vi toàn quốc. Bộ luật gồm hai phần, 22 quyển với 398 điều. Trong đó,
tội mưu phản hay mưu phản đại nghịch thuộc nhóm tội "Đạo tặc thượng: hay
còn gọi là nhóm tội "Giặc trộm ở bậc cao" gần giống với nhóm tội xâm phạm
an ninh quốc gia ở Bộ luật Hình sự năm 1999. Với quan niệm trên, tội mưu
phản (mưu làm sụp đổ xã tắc) xã tắc là vua, mưu làm sụp đổ xã tắc lật đổ ngôi
vua, lật đổ triều đình là một trong những tội phạm thập ác (10 tội ác).
Giống như Bộ luật Hồng Đức, Hoàng Việt luật lệ cũng quy định trách
nhiệm hình sự không chỉ đối với cá nhân người phạm tội mà còn quy định
trách nhiệm hình sự tập thể đối với một số tội phạm xâm hại tới sự tồn tại của
chế độ phong kiến trong đó có tội mưu phản (phản bội Tổ quốc). Điểm khác
biệt so với pháp luật hình sự thời kỳ nhà Lê là chế tài hình sự trong những
trường hợp này mang tính chất tàn ác hơn nhiều.
Điều 223 - Mưu phản đại nghịch - Hoàng Việt luật lệ quy định:
Phàm kẻ mưu phản không làm lợi cho đất nước, mưu hại xã
tắc và đại nghịch không có lợi đối với Vua, mưu phá tôn miếu, sơn
lăng và cung quyết.
Chỉ nhúng tay vào âm mưu mà không chia cầm đầu hay
tòng phạm đã, hay chưa làm đều bị xử tử hình bằng lăng trì.


18
Ông nội, cha con, cháu, anh em và người cùng ở trong một
nhà, như trong tộc, không để tang thân thuộc, bà ngoại cha vợ, rể
không chia khác nhau theo họ, chánh phạm hay mới quen.
Chú bác, con của anh em không hạn đã hay chưa ở riêng,
quê quán khác nhau. Nam từ 16 tuổi trở lên, không kể là bịnh nặng,
tàn phế, đều đem chém hết.
Con trai từ 15 tuổi trở xuống và mẹ của chánh phạm, con
gái, thê thiếp, chị em, bao nhiêu thê thiếp ấy đem phát cho làm nô lệ

cho các bực đại công thần. Của cái của chính phạm, cho vào nhà
quan [40].
Điều 224: Mưu phản - Hoàng Việt luật lệ còn quy định: "Phàm kẻ
mưu phản gài mưu trong nước nghe lịch nước ngoài. Chỉ là cùng mưu thì
cũng không chia cầm đầu hay tòng phạm mà đem chém hết ráo" [40].
Về hình phạt với đối với tội mưu phản đại nghịch và mưu phản, Bộ
luật này đều quy định hình phạt cao nhất là chém đầu. Điều 1 Hoàng Việt luật
lệ không còn quy định hình thức thi hành hình phạt tử hình bằng lăng trì và
trong phần giải thích thêm của Bộ luật này cũng đã khẳng định: "chết lăng trì
là một hình phạt ghê khiếp nhất trong các hình phạt ngày nay vĩnh viễn bỏ
nhục hình, vĩnh viễn bỏ độc hình cũng đổi, chỉ còn giữ lại hình phạt ghê khiếp
ngoài hết thảy mọi ghê khiếp này bằng cách chém kẻ bất trung, bất hiếu thôi"
[40]. Tuy nhiên, tại một số điều luật về mưu phản lại có quy định thi hành
hình phạt tử hình bằng lăng trì. Đây có thể nói là mâu thuẫn ngay trong một
Bộ luật và bị coi là một trong những nhược điểm về kỹ thuật lập pháp hình
sự thời kỳ nhà Nguyễn.
Pháp luật nhà Nguyễn cũng có quy định những tình tiết giảm nhẹ đặc
biệt đối với một số tội trong đó có cả kẻ phản quốc. Điều 24 - Người phạm tội
tự thú - Hoàng Việt luật lệ quy định:


19
Phàm người phạm tội, tội chưa phát giác mà biết tự thú, thì
miễn buộc tội. Nếu người ăn đút lót, tuy miễn tội vẫn phải truy thu
chính tang vật.
Còn người phạm tội nhẹ bị phát giác, nhân đó tự thú tội
nặng, thì miễn phạt tội ấy Kẻ phản (như phản lại nước mình) mà
tự thú thì được giảm hai bực tội. Kẻ bỏ trốn và kẻ phản quốc, dù
không tự thú nhưng trở về thì giảm hai bực tội [40].
Như vậy, nội dung tội mưu phản đại nghịch lại được nêu bao trùm cả

tội mưu phản nằm trong nhóm tội Đạo tặc thượng. Mưu phản hay mưu phản
đại nghịch không chỉ là âm mưu trong tư tưởng con người, mà những tội này
đều phải có những biểu hiện cụ thể ra bên ngoài bằng những hành vi cụ thể.
Việc "tính toán, lập mưu kế, đã làm" theo chúng tôi đó là các hành vi bàn
bạc, tính toán, rủ rê, lôi kéo người khác, chuẩn bị kế hoạch cho việc làm
loạn, đều coi là tội phạm đã hoàn thành. Tội mưu phản là tội nặng nhất trong
các tội được quy định trong Hoàng Việt luật lệ, bởi hành vi phạm tội không
những xâm hại đến Vua, mà còn xâm hại đến các bậc tiền đế, phá hủy tôn
miếu, sơn lăng, nơi tôn nghiêm cung kính đặc biệt được coi trọng trong chế
độ phong kiến. Vì vậy, hình phạt đối với tội phạm này hết sức nghiêm khắc
như chém đầu hoặc xử tử hình bằng lăng trì.
Như vậy, Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long) có những nét cũng
giống như Bộ luật Hồng Đức (quy định 10 tội thập ác), trong đó đều quy định
về tội mưu phản đại nghịch. Mặc dù chịu ảnh hưởng của pháp luật hình sự
phong kiến Trung Quốc rất nặng nề, nhưng nó cũng đã kế thừa và tiếp thu
những giá trị lập pháp hình sự của thời kỳ Lê sơ và bên cạnh đó, có những
sáng tạo nhất định, thể hiện kỹ thuật lập pháp hình sự ở trình độ cao so với
các nước trong khu vực. Hai bộ luật: Bộ luật Hồng Đức và Hoàng Việt luật lệ


20
(Bộ luật Gia Long) cho đến nay vẫn là những văn bản pháp lý, những công
trình nghiên cứu quí giá đối với các nhà luật học và sử học.
1.2.2. Các qui phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội phản bội
Tổ quốc trong thời kỳ Pháp thuộc
Sau khi cùng Anh, Mỹ buộc triều đình Mãn Thanh (Trung Quốc) ký
Hiệp ước Thiên Tân, thực dân Pháp kéo quân viễn chinh từ Trung Quốc đánh
chiếm Việt Nam. Thực dân Pháp thực hiện chính sách "chia để trị" chia đất
nước Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ chính trị khác nhau:
Nam Kỳ là đất nước thuộc địa, không còn quan hệ phụ thuộc vào triều

đình Huế, nếu phạm tội sẽ bị xét xử theo Bộ luật Gia Long theo quy định tại
Điều 11 Sắc luật ngày 25/7/1884. Trong Sắc luật ngày 16/3/1890, thực dân
Pháp quy định từ thời điểm này, các Tòa án ở Nam Kỳ phải áp dụng pháp luật
hình sự của Pháp thay cho Bộ luật Gia Long, ngoại trừ trường hợp pháp luật
hình sự của Pháp chưa dự liệu được. Đến ngày 31/12/1912, Toàn quyền Đông
Dương ban hành Sắc luật đã sửa đổi 56 điều của Bộ luật Hình sự Pháp thành
Hình luật canh cải và cho áp dụng tại Nam Kỳ. Hình luật canh cải gồm lời nói
đầu, 4 quyển với 484 điều. Trong đó, Hình luật canh cải chủ yếu là công cụ
của thực dân Pháp trong việc đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân Việt
Nam. Bộ luật này quy định những hình phạt rất nặng: tử hình đối với những
hành vi chống lại thực dân Pháp. Điều 75 Bộ luật quy định: "Những người
thuộc địa của Pháp quốc hay là người bảo hộ của Pháp quốc mà cầm khí giới
làm nghịch chống Pháp quốc sẽ bị xử tử hình" [32]. Hình phạt tử hình trong
Luật hình canh cải áp dụng với những người có mưu đồ chống lại thực dân
Pháp là hình thức chém đầu. Đây có thể cho thấy thực dân Pháp đã áp dụng
những hình phạt nặng nhất để bảo vệ chế độ đô hộ của mình.
Khác hẳn với Nam Kỳ ở Bắc kỳ là đất "nửa bảo hộ" đặt dưới quyền
cai trị của một viên thống sứ người Pháp và người phạm tội sẽ chịu áp dụng


21
Luật hình An Nam theo nghị định ngày 1/12/1921 của Toàn quyền Đông
Dương. Luật hình An Nam gồm 40 chương và 233 điều. Luật hình An Nam
không có gì khác biệt so với Hình luật canh cải về mặt nội dung, mà chủ yếu
khác về hình thức. Luật hình An Nam cũng có những quy định rất hà khắc đối
với hành vi chống lại thực dân Pháp. Ngoài ra, Luật hình An Nam còn quy
định thêm mọi sự biểu lộ ý định lôi kéo nhân dân hay xâm phạm tính mạng
nhà Vua bù nhìn đều phải chịu tử hình.
Còn ở Trung Kỳ, triều đình bù nhìn vẫn còn được duy trì với danh
hiệu "Chính phủ Nam triều", nhưng quyền hành thực tế nằm trong tay viên

khâm sứ người Pháp là Chủ tịch Hội đồng bảo hộ Trung Kỳ. Ở Trung Kỳ bằng
Dụ 43 ngày 31/7/1933 của Bảo Đại, Hoàng Việt hình luật được ban hành và
áp dụng. Hoàng Việt hình luật gồm 29 chương, 424 điều. Mặc dù tại điều 1
Bộ luật này, nhà làm luật tự nhận rằng, "các thể lệ trong luật này đều là trích
lấy ở luật Gia Long và giữ theo những điều lưu truyền của nước Nam, chỉ
châm chước sửa sang lại" [32], nhưng về thực chất, chủ yếu là sao chép lại
Hình luật canh cải. Hoàng Việt hình luật dành hẳn một chương XI quy định
về "những tội xâm phạm đến đức Hoàng đế, Hoàng thân và cuộc trị yên của
Nhà nước", chương này có nội dung cũng gần giống với chương xâm phạm
an ninh quốc gia, trong đó có tội phản bội Tổ quốc và quy định hình phạt
nặng nhất nhằm đe dọa phong trào yêu nước, đấu tranh giành độc lập của dân
tộc. Hoàng Việt hình luật được ban hành cũng với mục đích để bảo vệ cho sự
cai trị của thực dân Pháp và chế độ quân chủ ở Trung Kỳ.
Như vậy, pháp luật thời kỳ thực dân Pháp xâm lược chịu ảnh hưởng
nặng nề của pháp luật hình sự Pháp, thực sự là công cụ để thực dân Pháp và
bọn tay sai duy trì chế độ thực dân xâm lược và đàn áp dã man nhân dân ta.
Pháp luật thời kỳ này cũng là một trong những tài liệu tham khảo, rút ra
những giá trị hợp lý về việc bảo vệ Tổ quốc, an ninh quốc gia phục vụ hoạt
động lập pháp hình sự hiện nay


22
1.2.3. Các qui phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội phản bội
Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám cho đến trƣớc khi Bộ luật Hình sự
năm 1985 đƣợc ban hành
Giai đoạn từ 1945-1954:
Sau hơn 80 năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, Cánh mạng tháng
Tám thành công, nước ta trở thành một nước độc lập, có chủ quyền. Ngày
02/9/1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn
độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, lần đầu tiên những

người nông dân, công dân, trí thức yêu nước được làm chủ đất nước và làm
chủ vận mệnh của mình. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu thành lập, đất
nước ta đã gặp phải rất nhiều khó khăn: ở miền Bắc, nhân dân ta phải chống
chọi với nạn đói, nạn lụt và bè lũ quân Tưởng đang âm mưu thủ tiêu chính quyền
cách mạng, ở miền Nam, thực dân Anh và quân đội Pháp kéo đến chiếm lại
Nam Bộ, mưu toan dùng địa bàn này làm bàn đạp chiếm lại toàn bộ nước ta.
Trong tình hình đó, nhân dân ta phải thực hiện ba nhiệm vụ lớn, đó là
diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm và nhiệm vụ hàng đầu mang
tính cấp thiết lúc bấy giờ là giữ vững chính quyền. Chính vì vậy, ngay từ khi
mới hình thành, pháp luật hình sự của chính quyền nhân dân đã tập trung
phục vụ thực hiện các nhiệm vụ đó. Một loạt các Sắc lệnh được ban hành,
trong đó các văn bản pháp luật quy định các tội xâm phạm an ninh quốc gia,
trong đó có tội phản bội Tổ quốc, được Nhà nước ta rất chú trọng và luôn có
những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nhiệm vụ chung của sự nghiệp cách
mạng.
Ngay trong tháng 9 năm 1945, lực lượng Liêm phóng đã kịp thời tham
mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành Sắc lệnh số 08 ngày 05/09/1945 về giải
tán những đảng phái phản động: giải tán "Đại Việt Quốc gia xã hội Đảng" và
"Đại Việt Quốc dân Đảng". Ngày 12/09/1945, Chủ tịch Chính phủ ra Sắc lệnh
số 30 giải tán "Việt Nam hưng quốc thanh niên hội" và "Việt Nam ái quốc


23
thanh niên hội". Sắc lệnh 08 và sắc lệnh 30 là cơ sở pháp lý đầu tiên cho phép
trấn áp các đối tượng và các đảng phái phản động. Các địa phương khác trên
toàn quốc cũng trấn áp mạnh các phần tử và tổ chức phản động, làm mất chỗ
dựa xã hội của các thế lực thù địch núp dưới danh nghĩa đồng minh kéo vào
nước ta hòng thủ tiêu các thành quả cách mạng mà nhân dân ta vừa giành được.
Ngày 25/11/1945, trong chỉ thị kháng chiến cứu quốc, Đảng ta đã chỉ
rõ nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân trong giai đoạn này là: "Củng cố chính

quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống
nhân dân".
Đi đôi với việc trấn áp bọn Việt gian phản động, tội phản bội Tổ quốc
còn được ghi nhận rất rõ qua các văn bản pháp luật hình sự như: Sắc lệnh số
21/SL ngày 14/12/1946 về Tổ chức Tòa án quân sự có quy định tại Điều 2 về
tội phản bội Tổ quốc: "Tòa án quân sự xét xử tất cả những người nào phạm
một việc gì sau hay trước ngày 19/08/1945 có phương hại đến nền độc lập của
nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa". Sắc lệnh 21/SL cho thấy nhiệm vụ bảo vệ
thành quả cách mạng, Nhà nước ta đã cho phép vận dụng nguyên tắc hồi tố để
trừng phạt những tên tay sai đắc lực của thực dân Pháp và phát xít Nhật có
những hành vi phá hoại nghiêm trọng sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của
dân tộc ta.
Năm 1948 thực dân Pháp tăng cường hoạt động do thám, gián điệp,
chúng chú trọng tung gián điệp vào nội bộ các cơ quan kháng chiến, đơn vị
quân đội, dẫn đến nhiều chính quyền mất cảnh giác, để lộ tài liệu cho bọn do
thám hoạt động. Trước tình hình đó, để cụ thể hóa chính sách của Đảng về
đấu tranh chống phản cách mạng, Sắc lệnh 146 ngày 2/9/1948 đã ra đời quy
định: "Các Tòa án quân sự và Tòa án binh khi xử một vụ gián điệp hay phản
quốc bắt buộc phải tuyên ngoài hình phạt chính theo pháp luật hiện hành, hình
phạt phụ là tịch thu một phần hoặc tất cả gia sản của bọn phạm nhân".

×