Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo pháp luật hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (759.59 KB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




MAI THỊ LAN





Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo pháp luật hình
sự Việt Nam






LUẬN VĂN THẠC SỸ






HÀ NỘI, 2008







1
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan 3
Mục lục 4
MỞ ĐẦU 6

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI SẢN XUẤT,
BUÔN BÁN HÀNG GIẢ HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
13
1.1.
Hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả và sự ảnh hưởng của nó
tới sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam
13
1.2.
Khái niệm hàng giả; tội sản xuất, buôn bán hàng giả
17
1.2.1.
Khái niệm hàng giả
17
1.2.2.
Khái niệm tội sản xuất, buôn bán hàng giả
27
1.3.

Dấu hiệu pháp lý của tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo pháp

luật Hình sự Việt Nam.
32
1.3.1.
Khách thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả
36
1.3.2.
Mặt khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả
38
1.3.3
Chủ thể của tội phạm
39
1.3.4.
Mặt chủ quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả
41
1.4.

Trách nhiệm hình sự đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả ở
Việt Nam hiện nay
43
1.4.1.

Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội sản xuất, buôn bán
hàng giả theo quy định tại khoản 1 Điều 156 BLHS năm 1999
45
1.4.2.

Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội sản xuất, buôn bán
hàng giả thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 156
Bộ luật Hình sự năm 1999
46

1.4.3.
Sản xuất, buôn bán hàng giả trong trường hợp quy định tại
Khoản 3 Điều 156 Bộ luật Hình sự.
50


2
1.4.4.
Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội sản xuất, buôn bán
hàng giả theo quy định tại Khoản 4 Điều 156 Bộ luật hình sự
52

Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI SẢN XUẤT,
BUÔN BÁN HÀNG GIẢ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
53
2.1.
Đặc điểm kinh tế - xã hội liên quan đến tội phạm sản xuất, buôn
bán hàng giả
53
2.2.
Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật hình sự đối với
tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
58

Chương 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA
BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN
HÀNG GIẢ
66
3.1.

Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả việc áp dụng các quy định
của Bộ luật hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
66
3.2.
Các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định
của Bộ luật Hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả
73
3.2.1.
Nâng cao hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật
75
3.2.2.

Nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng những quy định của pháp
luật hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả của các cơ quan
bảo vệ pháp luật
78
3.2.2.1
Tòa án nhân dân
78
3.2.2.2.
Viện kiểm sát nhân dân
80
3.2.2.3.
Cơ quan điều tra
82
3.3.
Nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
83
3.4.
Đối với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh

84

KẾT LUẬN
86

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
89


3
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua hai thập kỷ qua, với quá trình thực hiện công cuộc đổi mới Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta không ngừng phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn thử
thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đạt được những thành tựu to
lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Với đường lối kinh tế của Đảng ta là đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ,
đưa nước ta trở thành nước công nghiệp, thoát khỏi tình trạng kém phát triển,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Công cuộc đổi mới toàn diện đó, nhất
là đổi mới về quản lý kinh tế, xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, khuyến
khích phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thực hiện cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đưa đất nước ta ra khỏi cuộc khủng
hoảng kinh tế, chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
và thu được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội, tạo ra những chuyển biến tích cực về mọi mặt.
Những thành tựu đạt được đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng và
Nhà nước ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Tuy
nhiên, do đặc thù của nền kinh tế thị trường, do sức ép cạnh tranh và những
yếu kém trong quản lý kinh tế nên nhiều tệ nạn xã hội và tội phạm có môi

trường phát sinh, phát triển, trong đó có tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Sản
xuất, buôn bán hàng giả có mặt ở khắp nơi trên thị trường nhưng khâu xử lý
kết quả còn ở mức độ nhất định. Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển
kinh tế, tình hình tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như buôn lậu, kinh
doanh trái phép, trốn thuế, quảng cáo gian dối, và sản xuất, buôn bán hàng
giả, … phát triển và diễn biến phức tạp, nhiều vụ án xảy ra, nhiều vụ án đặc
biệt nghiêm trọng, gây hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sự phát triển
của nền kinh tế, tới sức khỏe và đời sống của nhân dân.


4
Sản xuất, buôn bán hàng giả là một lực cản lớn đối với sự phát triển
kinh tế của nước ta. Nhưng để đấu tranh, phòng chống tội phạm sản xuất,
buôn bán hàng giả sẽ thực hiện như thế nào? Cơ sở lý luận về hình sự hoá,
khái niệm hàng giả, quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong Luật Hình
sự như thế nào và việc nhận thức về hàng giả trong thực tiễn ra sao, cũng như
chúng ta cần có những biện pháp nào để phòng, chống tội sản xuất, buôn bàn
hàng giả có hiệu quả? Về mặt lý luận, xung quanh tội sản xuất, buôn bán hàng
giả, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Có thể thấy trong những năm qua, nhất là từ năm 2000 trở lại đây, các
cơ quan bảo vệ pháp luật đã tích cực tổ chức điều tra, khám phá và xử lý kịp
thời nhiều vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả. Song do nhiều nguyên nhân
khác nhau mà tình hình tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả vẫn không
giảm, thậm chí còn tăng đến chóng mặt, gây ra nhiều thiệt hại cho các đơn vị
kinh tế, doanh nghiệp và nhân dân. Một số vụ gây hoang mang trong tư tưởng
quần chúng nhân dân, tác động đến sự phát triển của nền kinh tế, đời sống
nhân dân, từ đó ảnh hưởng đến sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Bên cạnh đó, các biện pháp đấu tranh, phòng chống cũng như quá trình
điều tra khám phá loại tội này còn nhiều bất cập, chưa có sự phối hợp cần
thiết giữa các lực lượng thực thi pháp luật, sự hỗ trợ của người tiêu dùng, của

quần chúng nhân dân còn hạn chế, nên hiệu quả xử lý các vụ án sản xuất,
buôn bán hàng giả còn thấp. Tỷ lệ các vụ án được phát hiện thấp, tiến hành
điều tra chậm, đề nghị xử lý bằng hình sự chưa cao.
Nước ta đã trở thành thành viên chính thức Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO), một trong những vấn đề Việt Nam cam kết thực hiện là bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp, chống sản xuất, buôn bán hàng giả nhằm đảm bảo
sự cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu
(các doanh nghiệp, các nhà sản xuất kinh doanh), quyền và lợi ích của người
tiêu dùng cũng như uy tín của Việt Nam trong hợp tác thương mại quốc tế.


5
Hiện nay, Việt Nam đang bước đầu hoàn thiện các văn bản pháp luật cho phù
hợp với sự hội nhập chung của thế giới, thể hiện rõ quyết tâm đổi mới toàn
diện nhằm thiết lập một nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh cao, đủ
sức hội nhập một cách sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, từng bước nâng cao
vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Cùng với sự hội nhập đó, các sản
phẩm, hàng hóa cũng đa dạng. Từ sự đa dạng đó đã tạo điều kiện cho sản
xuất, buôn bán hàng giả không còn bó hẹp trong phạm vi một số sản phẩm,
mà lan tới hầu hết các chủng loại sản phẩm, đe doạ mọi khía cạnh của hoạt
động kinh doanh, điều này không chỉ gây thất thu thuế cho Nhà nước, mà còn
gây thiệt hại trực tiếp cho nhà sản xuất và người tiêu dùng. Vì vậy, Đảng và
Nhà nước ta coi việc phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả là nhiệm vụ
quan trọng, cấp bách cần phải có giải pháp đồng bộ, kiên quyết đấu tranh
ngăn chặn, từng bước đẩy lùi hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả. Mọi
hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng giả được phát hiện đều
phải xử lý theo pháp luật góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đấu tranh
phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự xã hội, phục
vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Vì vậy, từ thực tiễn nêu trên đã lý giải cho tác giả chọn đề tài: “Tội

sản xuất, buôn bán hàng giả theo pháp luật hình sự Việt Nam” làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài luận văn
Phòng, chống tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung và
tội sản xuất, buôn bán hàng giả nói riêng đã được quy định trong Bộ luật Hình
sự và được một số nhà luật học đề cập một cách khái quát về tội sản xuất, buôn
bán hàng giả như Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của
Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 1997; Giáo
trình luật hình sự Việt Nam, tập II của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công
an nhân dân, 1998; Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học


6
Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2000; Giáo trình luật hình sự Việt Nam
(Phần các tội phạm) của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội, 2002; Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 1999 (Phần các
tội phạm) của TS. Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện, LS. ThS. Phạm Thanh
Bình, TS. Nguyễn Đức Mai, ThS. Nguyễn Sĩ Đại, ThS. Nguyễn Mai Bộ, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội, 2001, Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này
mới chỉ dừng lại ở một phạm vi hẹp, chưa đề cập một cách trực tiếp, tổng thể
và phương hướng hoàn thiện loại tội phạm này.
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả vẫn chưa được quan tâm đúng mức,
các nghiên cứu về tội sản xuất, buôn bán hàng giả thường mới chỉ đề cập, tập
trung nghiên cứu chung với các tội phạm khác liên quan đến các đối tượng
hàng giả cụ thể đã được quy định tại các điều luật cụ thể khác hoặc từ góc độ
khác. Cho đến nay chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu toàn
được giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự nhằm nâng cao hiệu quả khi xử lý
tội phạm. Vì vậy, cần phải nghiên cứu tội sản xuất, buôn bán hàng giả tương
đối có hệ thống, toàn diện từ góc độ lý luận và thực tiễn, trên cơ sở đó đề ra
phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự về tội sản

xuất, buôn bán hàng giả.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Luận văn được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống giải pháp, những định hướng và kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm sản xuất,
buôn bán hàng giả.
Để đạt được những mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ
cụ thể sau:
- Nghiên cứu, phân tích một số vấn đề lý luận về tội sản xuất, buôn
bán hàng giả hiện nay ở Việt Nam.


7
- Phân tích các các quy định của Bộ luật hình sự về tội sản xuất, buôn
bán hàng giả.
- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Hình sự
đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả ở Việt Nam; làm sáng tỏ thực tiễn áp
dụng loại tội phạm này, nêu lên những vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét
xử.
- Đưa ra các kiến nghị hoàn thiện Bộ luật hình sự nhằm nâng cao hiệu
quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng
giả, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của đề tài những vấn đề lý luận, thực tiễn đối
với tội sản xuất, buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay và định hướng về tổ
chức cuộc đấu tranh của toàn xã hội với hiện tượng tội phạm nói chung và tội
phạm trong hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả nói riêng.
Về phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu tội sản xuất,
buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 156 chương XVI-BLHS năm 1999.

Luận văn cũng đi sâu nghiên cứu tình hình thực tiễn, những quy định của
pháp luật hình sự đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả nhằm làm rõ các dấu
hiệu pháp lý và những nội dung cần nghiên cứu về mặt lý luận trên lĩnh vực
này nhằm phục vụ tốt hơn cho việc xác định tội phạm sản xuất, buôn bán
hàng giả, cho cuộc đấu tranh phòng, chống loại tội phạm trong nền kinh tế thị
trường.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân, và về xây dựng pháp luật


8
Phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Để phù hợp với đối tượng, nhiệm vụ và mục đích của đề tài, luận văn
sử dụng một cách linh hoạt và hợp lý các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, lôgíc, kết hợp với các
phương pháp khác như so sánh pháp luật, điều tra xã hội.
6. Những đóng góp mới về khoa học của đề tài
Qua kết quả nghiên cứu và phân tích, đánh giá tình hình tội phạm đối
với tội sản xuất, buôn bán hàng giả, tác giả đã chỉ ra những vướng mắc, bất
cập, định hướng,… trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này.
Đồng thời, đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu
quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội sản xuất, buôn
bán hàng giả.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Những kết quả đạt được của luận văn có ý nghĩa quan trọng trong việc
góp phần nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình

sự hiện hành về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Thông qua kết quả nghiên
cứu và các đề xuất, tác giả mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào
việc phát triển khoa học luật hình sự nói chung, hoàn thiện về tội sản xuất,
buôn bán hàng giả nói riêng.
Luận văn đề cập các giải pháp phòng, chống có hiệu quả các tội phạm
sản xuất, buôn bán hàng giả để các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp có
thể tham khảo, góp phần hỗ trợ cho việc xây dựng kế hoạch tổ chức đấu tranh
phòng, chống tội phạm có hiệu quả đối với loại tội phạm này.
Luận văn còn là tài liệu nghiên cứu của giáo viên, cán bộ nghiên cứu,
học sinh các trường đào tạo pháp luật tại Việt Nam.
8. Cấu trúc luận văn


9
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và danh mục các tài liệu
tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả
hiện nay ở Việt Nam;
Chương 2. Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật hình sự đối
với tội sản xuất, buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay;
Chương 3. Nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự
về tội sản xuất, buôn bán hàng giả.


10
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN
HÀNG GIẢ HIỆN NAY Ở VIỆT NAM



1.1 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ VÀ SỰ ẢNH
HƢỞNG CỦA NÓ TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Từ năm 1986, Đảng và Nhà nước ta bắt đầu thực hiện chiến lược đổi
mới và mở cửa nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
“Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ,
vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng
bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, “tăng
trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những
vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống
của nhân dân, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc
cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau” [ 1 ]. Với mục tiêu xây
dựng, phát triển đó, Đảng và Nhà nước ta đã đạt được những kết quả về tăng
trưởng sản xuất, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và toàn xã hội
bằng cách cung cấp một lượng hàng hoá nhiều về số lượng, chủng loại, nhãn
hiệu và kiểu dáng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, chúng ta cũng phải
đương đầu với những mặt trái của nền kinh tế này, trong đó có nạn sản xuất,
buôn bán hàng giả. Hàng giả được sản xuất giống như hàng thật về mọi mặt
(giả về nội dung, giả về hình thức hoặc giả cả về nội dung lẫn hình thức)
khiến cho người tiêu dùng rất khó phân biệt. Hàng giả ngày càng xuất hiện
tràn lan trên thị trường làm ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân, đến trật tự
xã hội, an ninh quốc phòng, các công ty kinh doanh hợp pháp và đến lòng tin
đối với người tiêu dùng.


11
Vì vậy, nếu cứ để tình trạng hàng giả và hoạt động sản xuất, buôn bán
hàng giả xuất hiện tràn lan trên thị trường mà không có các biện pháp xử lý
hữu hiệu sẽ ảnh hưởng đến nhiều mặt về đời sống, kinh tế, an ninh, chính trị,
lòng tin của người tiêu dùng, của doanh nghiệp đối với các cơ quan quản lý

nhà nước, đến sự hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế. Cho nên, Nhà nước ta
xác định rõ hậu quả ảnh hưởng của hàng giả làm thiệt hại lớn về kinh tế, vi
phạm đạo đức, gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng đến chính trị xã hội, làm các
nhà lãnh đạo khó hoạch định được đúng hướng.
Hiện nay, hàng giả không còn bó hẹp trong phạm vi một số sản phẩm
có thương hiệu nổi tiếng mà nó lan tới hầu hết các chủng loại sản phẩm, đe
doạ mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh. Vì vậy, việc phòng, chống sản
xuất, buôn bán hàng giả vẫn đang là bài toán không có lời giải. Từ các sản
phẩm tiêu dùng đơn giản, rẻ tiền như bao diêm, cây bút đến đồ uống, quần áo,
giày dép, đồ gia dụng, đồ mỹ phẩm, vật liệu xây dựng,…cho đến các sản
phẩm cao cấp được sản xuất bằng công nghệ cao như xe máy, đồ điện tử, điện
lạnh, các sản phẩm băng đĩa,… Mặt hàng nào bán chạy trên thị trường hoặc
hàng hóa có thương hiệu là lập tức hàng nhái kiểu dáng, mẫu mã thậm chí sao
chép hoàn toàn xuất hiện. Hàng giả có thể được sản xuất và tiêu thụ trong
nước hoặc sản xuất trong nước tiêu thụ ở nước ngoài hoặc sản xuất ở nước
ngoài và tiêu thụ ở trong nước. Hàng giả có thể là được sản xuất, làm giả một
phần hoặc toàn bộ từ bao bì cho đến nội dung bên trong - chất lượng của sản
phẩm.
Hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đối với người tiêu dùng. Trong quá trình sinh hoạt, người tiêu dùng
mua các sản phẩm, hàng hoá nhưng đã bị mua phải hàng giả, đáp ứng không
đủ hoặc không đáp ứng được mục đích sử dụng sản phẩm, hàng hoá nên ngoài
thiệt hại về kinh tế còn ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng. Đối với
những loại hàng giả như đồ gia dụng, mỹ phẩm không những không tăng


12
thêm sức khỏe, sắc đẹp cho người tiêu dùng mà còn gây ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe của họ, thậm chí có trường hợp gây tử vong. Với người tiêu dùng,
khi mua phải hàng giả, họ thường im lặng chịu thiệt vì ngại thủ tục pháp lý

phiền phức, mất thời gian, công sức để chứng minh. Còn vấn đề trách nhiệm
pháp lý? Trong phạm vi chức năng của mình, các tổ chức xã hội như Hội bảo
vệ người tiêu dùng chỉ có thể xử lý theo hình thức hoà giải, yêu cầu người bán
hàng đổi sản phẩm thật cho người tiêu dùng. Các cơ quan chức năng như
Quản lý thị trường, Công an kinh tế chỉ chủ yếu xử phạt hành chính nhưng
khung hình phạt quá thấp so với khoản lợi bất chính nên không có tác dụng
răn đe đối với những người sản xuất và kinh doanh hàng giả.
Để sản xuất các loại hàng hoá, các cơ sở sản xuất hoặc doanh nghiệp
sản xuất phải sử dụng nguyên liệu để tiến hành sản xuất. Nhưng các nguyên
liệu dùng để sản xuất đó lại là hàng giả nên hàng hoá được làm ra đó sẽ là
hàng kém chất lượng hoặc có khi không có giá trị sử dụng ảnh hưởng đến sự
phát triển cả nền kinh tế, xã hội của đất nước, sức khoẻ của người tiêu dùng.
Nguy hiểm nhất là các loại thực phẩm, mỹ phẩm giả vì chúng gây hại trực
tiếp đến sức khoẻ con người. Ví dụ: Một số loại mỹ phẩm như dầu gội đầu,
kem dưỡng da, phấn son được làm giả và bán ra thị trường. Khi người tiêu
dùng mua về dùng thị bị dụng tóc, nấm đầu hoặc gây ra dị ứng da, nổi mụn,
có những trường hợp dẫn đến gây tử vong,….
Hay đối với các công trình xây dựng, khi xây dựng các công trình xây
dựng các đơn vị cung ứng vật tư hoặc các đơn vị thi công sử dụng các sản
phẩm vật liệu xây dựng được làm giả để xây lên các công trình xây dựng như
xi măng, sắt, thép,… các vật liệu làm giả đó kém chất lượng ảnh hưởng trực
tiếp đến công trình xây dựng, giảm chất lượng công trình, làm rạn nứt và
nguy hại hơn là công trình bị sụp đổ gây nguy hiểm đến tính mạng của nhiều
người và làm thiệt hại đến nền kinh tế quốc dân.


13
Hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả còn là một trong những
nguyên nhân gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của
nền kinh tế quốc dân. Nó trở thành hiểm họa cho các doanh nghiệp làm ăn

chân chính, với nguy cơ đánh mất thị phần và uy tín đối với khách hàng. Vô
hình chung, hành vi làm hàng giả, buôn bán hàng giả tạo ra sự cạnh tranh
không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Bởi
vì, sản xuất, buôn bán hàng giả là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gây
hại cho người tiêu dùng. Hàng giả được tung ra thị trường với các hình thức
giả về chất lượng (chất lượng không đúng như ghi trên bao bì, giới thiệu,
quảng cáo), giả về nhãn mác (nhái hoặc giả mạo nhãn mác hàng hoá của các
cơ sở có uy tín lớn trên thị trường như giả nhãn mác hàng có chất lượng cao
nhập khẩu từ các nước) hoặc nguy hại hơn là giả về chất lượng và nhãn mác
(ví dụ: các loại mỹ phẩm của các hãng nổi tiếng được làm dởm mà khá đắt
tiền).
Mặc dù pháp luật đã có các quy định xử lý về sản xuất và buôn bán
hàng giả nhưng trên thực tế việc thực thi và xử lý chưa nghiêm minh nên tình
trạng này vẫn diễn ra. Nguy hại hơn là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, buôn
bán hàng giả đó còn thông đồng với cán bộ của cơ quan nhà nước như thuế,
hải quan, công an, quản lý thị trường để cản trở, loại trừ đối thủ cạnh tranh,
làm lũng đoạn thị trường và ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân. Và như vậy,
hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả cùng một lúc có thể xâm hại trực tiếp
hoặc gián tiếp đến người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh và khách hàng.
Với nền kinh tế quốc dân, hàng giả và sản xuất, buôn bán hàng giả ảnh
hưởng trực tiếp đến nền kinh tế quốc dân, đến các chính sách về kinh tế của
Đảng và Nhà nước. Hàng giả xuất hiện tràn lan và ngày càng nhiều gây khó
khăn cho các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, điều phối, lưu thông
hàng hoá cũng như trong việc quản lý thị trường. Đồng thời, Nhà nước bị mất
một nguồn thu cho ngân sách.


14
Trong quá trình hợp tác quốc tế, với đường lối và chính sách mở rộng
hợp tác rộng rãi với tất cả các nước trên thế giới, nước ta đã gia nhập nhiều tổ

chức kinh tế như Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
(APEC), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và sau hơn 11 năm đàm phán,
ngày 07 tháng 11 năm 2006, tại Geneva, Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) đã chính thức thông qua việc Việt Nam gia nhập và trở thành thành
viên thứ 150 của tổ chức này. Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo ra những
cơ hội mới thúc đẩy sự tăng trưởng của các ngành sản xuất, các ngành xuất
khẩu và đầu tư nước ngoài. Sự kiện này cũng đưa nước ta trước sự cạnh tranh
quyết liệt toàn cầu, tạo nên áp lực buộc Việt Nam phải cải cách nhanh, mạnh
hơn nữa để tận dụng triệt để những lợi ích của việc gia nhập WTO. Chính vì
vậy, nếu chúng ta không có những biện pháp tích cực phòng chống hàng giả
thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các ngành sản xuất trong nước, sự đầu tư của
nước ngoài vào Việt Nam, đến sự hội nhập trong khu vực và quốc tế của Việt
Nam.
1.2 KHÁI NIỆM HÀNG GIẢ; TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ
1.2.1 Khái niệm hàng giả
Dưới góc độ kinh tế, hàng hoá và sản xuất hàng hoá gắn liền với hoạt
động kinh doanh, phản ánh mối quan hệ giữa người với người trong quá trình
kinh doanh như: phân phối, trao đổi tiêu dùng của cải vật chất xã hội nhằm
mục đích thu về một giá trị lớn hơn giá trị đã bỏ ra ban đầu. Việc sản xuất
hàng hóa là bắt nguồn từ yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế, đồng
thời nó cũng phù hợp với xu thế vận động của quá trình hoạt động kinh
doanh. Qua các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội lượng hàng hoá sản xuất
ngày một nhiều và đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chất lượng đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của xã hội.
Trong điều kiện sản xuất hàng hoá, sản phẩm được hiểu là kết quả của
các quá trình hoạt động kinh tế mà với những thuộc tính của nó thoả mãn


15
được nhu cầu nào đó của con người và mang lại các lợi ích kinh tế - xã hội

nhất định. Với sự phát triển như vũ bão của khoa học, sự cạnh tranh gay gắt
trên thị trường, quan niệm sản phẩm, hàng hoá được mở rộng, nó không chỉ
gồm những vật phẩm thuần nhất vật chất mà còn bao gồm các sản phẩm phi
vật chất như các sản phẩm dịch vụ (vận tải, dịch vụ thương mại, du lịch, dịch
vụ y tế ), sức lao động, các sản phẩm công nghệ trí thức Tuy nhiên, các
sản phẩm phi vật chất, các dịch vụ có đặc điểm là trong quá trình kinh doanh,
nó luôn gắn liền với danh nghĩa của chủ sở hữu (doanh nghiệp sản xuất) hoặc
chủ kinh doanh. Việc giả mạo kinh doanh các sản phẩm phi vật chất, sản
phẩm dịch vụ thuần tuý về thực chất là sự giả danh và được xem xét dưới các
góc độ khác nhau như xâm phạm bản quyền sở hữu, bản quyền thương hiệu
hoặc lấy danh nghĩa của các cơ sở kinh doanh các dịch vụ đó để lừa đảo Vì
thế, không thể coi bản thân sản phẩm phi vật chất trong sự kinh doanh giả
mạo đó là hàng giả. Nói cách khác, khái niệm hàng giả chỉ bao hàm các loại
sản phẩm hàng hoá tồn tại dưới dạng vật chất (vật phẩm) mà thôi.
Cũng xuất phát từ luận điểm trên, các sản phẩm hàng hoá là kết quả
của quá trình lao động sáng tạo của con người, nhằm đáp ứng một hay một số
nhu cầu nào đó của con người. Các sản phẩm, hàng hóa được tạo ra có thể là
kết quả quá trình khai thác các yếu tố tự nhiên như lấy mật ong, đào than từ
mỏ, khai thác dầu thô hoặc phải trải qua quá trình lao động phức tạp như
sản xuất ti vi, ô tô, máy bay Khi được tạo ra, sản phẩm, hàng hoá luôn gắn
với một cái tên nhất định. Tên của sản phẩm, hàng hóa do con người sáng tạo
ra trong quá trình lịch sử sản xuất của xã hội. Thông qua tên của sản phẩm,
hàng hóa đó, người ta có thể hình dung công dụng, đặc tính cơ bản hay bản
chất tự nhiên vốn có của sản phẩm. Đi kèm với tên gọi của sản phẩm, hàng
hóa thì thông thường người tiêu dùng cũng chấp nhận tên của người đã tạo ra
sản phẩm gắn với tên của hàng hóa đó. Khi người tiêu dùng chấp nhận một
sản phẩm có tên nào đó tức là họ đã mặc nhiên công nhận nó với các công


16

dụng của nó. Chính vì vậy, các sản phẩm, hàng hóa giả đã mượn tên của sản
phẩm, hàng hóa thật, nó đã không trung thực trong việc gắn tên sản phẩm với
công dụng vốn dĩ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận và
công chúng chấp nhận (tên gọi xuất xứ, vị trí địa lý của hàng hóa) với mục
đích lừa dối người tiêu dùng. Xác định vấn đề này còn có ý nghĩa trong việc
phản bác một số quan niệm nhầm lẫn giữa tên sản phẩm, hàng hóa với bản
chất của nó. Rõ ràng không thể nhầm lẫn các thuật ngữ “răng giả”, “chân, tay
giả”, “tóc giả ” là hàng giả với tư cách đó là tên sản phẩm, hàng hoá.
Mặt khác, một vật phẩm được coi là hàng hoá theo đúng nghĩa thì nó
phải thoả mãn nhu cầu của con người, phải có ích và phải nhằm mục đích trao
đổi thông qua mua bán trên thị trường. Sự thoả mãn nhu cầu của con người
hay tính có ích của một sản phẩn, hàng hóa được quyết định bởi hai thuộc tính
của hàng hoá đó là giá trị và giá trị sử dụng. Hai thuộc tính này do tính hai
mặt của lao động kết tinh trong hàng hoá quyết định.
Nói tới giá trị sử dụng là nói nên tính có ích, khả năng thoả mãn nhu
cầu nào đó của con người đối với sản phẩm, hàng hoá với tư cách là sản
phẩm, hàng hóa tiêu dùng hay tư liệu sản xuất. Trong thị trường cạnh tranh,
giá trị sử dụng được quyết định bởi cả những thuộc tính công dụng và thuộc
tính được thụ cảm của sản phẩm. Thuộc tính công dụng chỉ ra công dụng đích
thực của sản phẩm do các tính chất vật lý, hoá học, sinh học bằng sự lao động
có ích của con người tạo nên. Bên cạnh thuộc tính công dụng thì “chất lượng
nằm trong con mắt và túi tiền của người mua”, tức là người ta còn quan tâm
đến hình thức, sự sang trọng, mốt tiêu dùng, uy tín của nhà sản xuất, phương
thức phân phối, chế độ bảo hành Đó là các thuộc tính thụ cảm của sản
phẩm, hàng hóa. Ví dụ, khi sử dụng một chiếc đồng hồ Thuỵ Sỹ là hàng thật
rất đắt tiền, người ta không chỉ để xem giờ mà còn hãnh diện khi sở hữu sản
phẩm hàng hiệu nổi tiếng và uy tín, Với phân tích như vậy, chúng ta có thể
nhận thấy nhu cầu được sử dụng hàng thật với các công dụng đích thực của



17
nó là một nhu cầu tất yếu của người tiêu dùng. Nói cách khác, một sản phẩm,
hàng hóa giả là một vật phẩm sẽ không bao giờ đáp ứng được đầy đủ, theo
đúng nghĩa các công dụng như một sản phẩm thật mà nó mang tên.
Một vấn đề khác là một sản phẩm, hàng hóa được sản xuất ra chỉ trở
thành hàng hoá khi nó thoả mãn các nhu cầu của người mua, thoả mãn nhu
cầu của xã hội thông qua trao đổi mua, bán trên thị trường. Các sản phẩm,
hàng hóa được tạo ra không nhằm mục đích trao đổi mà chỉ phục vụ nhu cầu
của cá nhân làm ra nó thì giá trị sử dụng của nó là giá trị sử dụng cá biệt và
đương nhiên nó chưa phải là hàng hoá. Điều đó có nghĩa là việc một số người
tạo một sản phẩm, hàng hóa giả để phục vụ nhu cầu của cá nhân, gia đình
mình thì dù thế nào đi nữa sản phẩm, hàng hóa đó cũng không coi là hàng giả.
Gắn liền với giá trị sử dụng của vật phẩm là chất lượng của sản phẩm.
Nếu như công dụng chỉ ra các nhu cầu mà sản phẩm, hàng hóa có thể thoả
mãn cho người sử dụng thì chất lượng chỉ ra mức độ thoả mãn nhu cầu trong
những điều kiện tiêu dùng xác định phù hợp với công dụng của sản phẩm.
Nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, chất lượng hàng hoá được thể hiện bằng các
chỉ tiêu có thể xác định kiểm tra, đo lường, thử nghiệm để nhận định, so sánh,
đánh giá chính xác giá trị sử dụng của các vật phẩm. Để thống nhất quản lý
chất lượng hàng hoá, Nhà nước ban hành các văn bản khoa học kỹ thuật có
tính pháp quy quy định thống nhất để bắt buộc hoặc khuyến khích áp dụng
cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các cơ quan có liên quan đến đối tượng
được tiêu chuẩn hoá. Những tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng được quy định cho
những sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng liên quan đến sức khoẻ, tính
mạng con người, đến sự an toàn sản xuất và xã hội. Các đơn vị sản xuất, kinh
doanh các sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục phải áp dụng tiêu chuẩn bắt
buộc áp dụng thì phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật. Nhìn chung, những sản phẩm, hàng hóa giả hầu hết là các
sản phẩm, hàng hóa có chất lượng thấp, thậm chí không hề có tính năng, tác



18
dụng như công dụng vốn có của sản phẩm, dưới mức tiêu chuẩn tối thiểu theo
quy định của nhà nước, gây hại cho sức khoẻ, tính mạng của con người, đến
sự an toàn trong sản xuất, huỷ hoại môi sinh, môi trường.
Để làm rõ bản chất của hàng giả ngoài việc xem xét giá trị sử dụng
của hàng hoá chúng ta không thể không nghiên cứu về thuộc tính giá trị của
hàng hoá. Giá trị của hàng hoá là lượng giá trị lao động xã hội đã vật hoá
trong hàng hoá. Trong quá trình trao đổi, người ta không chỉ chú ý đến thuộc
tính có ích của vật phẩm mà họ còn quan tâm đến thuộc tính xã hội của nó, họ
quy các loại lao động cụ thể khác nhau thành lao động trừu tượng. Như vậy,
một mặt giá trị biểu hiện hao phí lao động sản xuất mặt khác nó biểu hiện mối
quan hệ giữa những người sản xuất được ẩn chứa đằng sau những vật phẩm
mà họ đem đi trao đổi. Lượng giá trị của hàng hoá được quyết định bởi số
lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nó và được đo bằng thời gian
lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá trong những điều kiện sản
xuất xã hội với trình độ khéo léo và cường độ lao động trung bình. Giá trị của
hàng hoá sẽ quyết định giá cả của hàng hoá khi nó lưu thông trên thị trường.
Điều chúng ta quan tâm ở đây là các sản phẩm, hàng hóa giả được tạo ra
nhưng với lượng lao động hao phí cá biệt thấp hơn rất nhiều lượng hao phí lao
động xã hội cần thiết để sản xuất ra sản phẩm mà nó mang tên. Trong đa số
các trường hợp, hàng giả khi được tung ra thị trường, giá bán của nó lại không
thấp hơn giá bán của hàng thật và nó tạo nên các khoản siêu lợi nhuận cho kẻ
sản xuất, buôn bán nó. Đây chính là nguyên nhân kinh tế cơ bản cho sự tồn tại
của hàng giả. Điều này cũng có ý nghĩa trong việc giải thích hiện tượng có
những hàng giả vẫn được chấp nhận tiêu dùng. Thực tế những hàng giả này
được bán với giá thấp hơn giá hàng thật và lý do người tiêu dùng chấp nhận
nó cũng chủ yếu vì nó rẻ hơn hàng thật. Khi họ chấp nhận tiêu dùng hàng giả
thì đồng thời họ cũng chấp nhận mức đáp ứng nhu cầu của nó cũng như
những khả năng nguy hại trong một mức độ nhất định mà hàng giả có thể gây



19
ra. Đứng về khía cạnh quản lý nhà nước thì đây là một hiện tượng xã hội có
tính tiêu cực cần khắc phục.
Bên cạnh việc xem xét hàng giả dưới góc độ của khoa học hàng hoá,
để hiểu rõ về hàng giả chúng ta cần thiết phải tìm hiểu các văn bản pháp luật
quy định về hàng giả và các dấu hiệu của hàng giả. Tuy nhiên, cho đến hiện
nay các quy định pháp lý về vấn đề này còn nhiều bất cập, hoặc chưa chỉ ra rõ
ràng khái niệm hàng giả hoặc đưa ra các dấu hiệu của hàng giả trùng với các
đối tượng giả đã được điều chỉnh tại các điều luật khác với Điều 156 của Bộ
luật hình sự. Điều này đã gây những khó khăn nhất định cho việc nghiên cứu,
tìm hiểu để nhận thức cho đúng về hàng giả dưới góc độ pháp lý.
Vậy để hiểu được thế nào là hàng giả ?
Dựa trên những phân tích nêu trên, chúng ta có thể thấy khái niệm
hàng giả phải phản ánh được một số nội dung cơ bản sau đây:
+ Hàng giả là những sản phẩm, hàng hoá được sản xuất, nhập khẩu
trái pháp luật nhằm lừa dối người tiêu dùng;
+ Chỉ ra được những dấu hiệu cơ bản của hàng giả nhưng không thuộc
đối tượng của sở hữu công nghiệp, hoặc những đối tượng giả đã được điều
chỉnh bởi các điều luật khác của Bộ luật Hình sự;
+ Chỉ ra tác hại của hàng giả là gây thiệt hại về kinh tế, có khả năng
gây hại cho tính mạng, sức khoẻ của con người, cho động vật, thực vật hoặc
huỷ hoại môi sinh, môi trường, cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Các loại hàng giả khá đa dạng về chủng loại, từ hàng tiêu dùng đến
hàng là vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, kinh doanh. Để bảo vệ, phòng ngừa,
ngăn chặn và đấu tranh chống hàng giả Nhà nước ta cũng như một số nhà
khoa học đã đưa ra một số quan niệm về hàng giả.
Theo Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT - BTM - BTC - BCA -
BKHCNMT ngày 27 tháng 04 năm 2000 của Bộ Thương mại, Bộ Tài chính,

Bộ Công an, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường “Hướng dẫn thực hiện


20
Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 21/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu
tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả” thì hàng hoá có một trong các dấu
hiệu dưới đây là hàng giả:
Một là, hàng giả chất lượng hoặc công dụng, bao gồm 05 loại:
+ Hàng hoá không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng
như bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.
+ Hàng hoá được đưa thêm tạp chất, chất phụ gia không được phép sử
dụng là thay đổi chất lượng; không có hoặc có ít dược chất, có chứa dược chất
khác với tên dược chất ghi tên nhãn hoặc bao bì; không có hoặc không đủ
hoạt chất, chất hữu hiệu không đủ gây nên công dụng; có hoạt chất, chất hữu
hiệu khác với tên hoạt chất, chất hữu hiệu ghi trên bao bì.
+ Hàng hoá không đủ thành phần nguyên liệu hoặc bị thay thế bằng
những nguyên liệu, phụ tùng khác không đảm bảo chất lượng so với tiêu
chuẩn chất lượng hàng hoá đã công bố, gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức
khoẻ của người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường
+ Hàng hoá thuộc danh mục Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng mà không
thực hiện gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khoẻ con người, động vật,
thực vật hoặc môi sinh, môi trường.
+ Hàng hoá chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mà sử dụng
giấy chứng nhận hoặc dấu phù hợp tiêu chuẩn (đối với danh mục hàng hoá bắt
buộc).
Hai là, giả về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc,
xuất xứ hàng hoá.
+ Giả về nhãn hiệu hàng hóa là: Hàng hoá có nhãn hiệu hàng hoá
trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác
đang được bảo hộ cho cùng loại hàng hoá kể cả nhãn hiệu hàng hoá đang

được bảo hộ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia mà không được
phép của chủ nhãn hiệu. Hàng hoá có dấu hiệu hoặc có bao bì mang dấu hiệu


21
trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ hoặc với
tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ.
+ Giả về kiểu dáng công nghiệp là: Hàng hoá, bộ phận của hàng hoá
có hình dáng bên ngoài trùng với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ
mà không được phép của chủ kiểu dáng công nghiệp.
+ Giả về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa là: Hàng hoá có dấu hiệu giả
mạo về chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá gây hiểu sai lệch về nguồn gốc,
nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp ráp hàng hoá.
Ba là, giả về nhãn hàng hoá.
Nhãn hàng hoá là những bản viết, bản in, bản vẽ, hình ảnh, dấu được
in chìm, in nổi trực tiếp hoặc được dán, đính, cài chắc chắn trên hàng hoá
hoặc bao bì để thực hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về hàng hoá đó
Hàng giả về nhãn hàng hoá bao gồm:
+ Hàng hoá có nhãn hàng hoá giống hệt hoặc tương tự với nhãn hàng
hoá của cơ sở khác đã đăng ký và công bố.
+ Những chỉ tiêu ghi trên nhãn hàng hoá không phù hợp với chất
lượng hàng hoá nằm lừa dối khách hàng.
+ Nội dung ghi trên nhãn bị cạo, tẩy xoá, sửa đổi, ghi không đúng thời
hạn sử dụng để lừa dối người tiêu dùng.
+ Các loại ấn phẩm đã in sử dụng vào việc sản xuất, tiêu thụ hàng giả
bao gồm:
Ngoài ra, hàng giả về nhãn hiệu hàng hóa còn bao gồm các loại đề
can, tem sản phẩm, nhãn hàng hoá, mẫu nhãn hàng hoá, bao bì sản phẩm có
dấu hiệu vi phạm như: trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hàng hoá
cùng loại, với nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ

hàng hoá được bảo hộ. Các loại hoá đơn, chứng chỉ, tem, vé, tiền, ấn phẩm có
giá trị như tiền, ấn phẩm và sản phẩm văn hoá giả mạo khác.


22
Như vậy, hàng giả xác định như loại sản phẩm, hàng hoá có những
dấu hiệu giả về hình thức cũng như nội dung so với các sản phẩm, hàng hoá
mà Nhà nước cho phép sản xuất, lưu thông và kinh doanh. Căn cứ vào những
dấu hiệu nêu trên có thể xác định được đâu là hàng giả và là một trong các căn
cứ để định tội.
Tuy nhiên, để xác định hàng giả và hàng không giả nhưng kém chất
lượng là rất khó. Ranh giới giữa hàng giả và hàng kém chất lượng thật khó để
nhận biết, nhiều khi hàng sai về định lượng, hình thức cũng bị gộp vào là
hàng giả. Tình trạng hàng kém chất lượng, không đúng với đăng ký chất
lượng diễn ra công khai không được kiểm tra và xử lý kịp thời. Điều này đòi
hỏi chúng ta phải có quan điểm rõ ràng và có những quy định pháp luật cụ thể
về hàng giả và hàng kém chất lượng. Hàng giả và hàng kém chất lượng là hai
đối tượng hoàn toàn khác nhau, nếu không xác định rõ hàng giả và hàng kém
chất lượng thì khi xác định hành vi vi phạm và hậu quả pháp lý dễ gây ra
nhầm lẫn gây thiệt hại cho những doanh nghiệp, cá nhân làm ăn chân chính,
mục đích trừng trị, răn đe, giáo dục không được đảm bảo thực hiện.
Trước đây, tại Điều 4 Nghị định số 140-HĐBT ngày 25 tháng 04 năm
1991 của Hội đồng Bộ trưởng cũng đã quy định sản phẩm, hàng hoá có một
trong những dấu hiệu dưới đây được coi là hàng giả:
1. Sản phẩm, hàng hoá (kể cả hàng nhập khẩu) có nhãn sản
phẩm giả mạo hoặc nhãn sản phẩm của một cơ sở sản xuất khác mà
không được chủ nhãn đồng ý;
2. Sản phẩm, hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá giống hệt
hoặc tương tự có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với
nhãn hiệu hàng hoá của cơ sở sản xuất, buôn bán khác đã đăng ký

với cơ quan bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Cục sáng chế), hoặc
đã được bảo hộ theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia;


23
3. Sản phẩm, hàng hoá mang nhãn không đúng với nhãn sản
phẩm đã đăng ký với cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng;
4. Sản phẩm, hàng hoá ghi dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam
khi chưa được cấp giấy chứng nhận và dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt
Nam;
5. Sản phẩm, hàng hoá đã đăng ký hoặc chưa đăng ký chất
lượng với cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng mà có mức chất
lượng thấp hơn mức tối thiểu cho phép;
6. Sản phẩm, hàng hoá có giá trị sử dụng không đúng với
nguồn gốc, bản chất, tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó. [10, tr.1]
Nghị định này và Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT - BTM - BTC -
BCA - BKHCNMT ngày 27 tháng 04 năm 2000 của Bộ Thương mại, Bộ Tài
chính, Bộ Công an, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường “Hướng dẫn thực
hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 21/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ
về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả” cũng đã đưa ra thế nào là
hàng giả và các dấu hiệu về hàng giả nhưng vẫn chưa xác định được rõ ràng
các dấu hiệu về nhận biết hàng giả, khái niệm về hàng giả vẫn còn mơ hồ, gây
khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc xác định hành vi vi phạm và
định tội đối với loại tội phạm này. Trong khi đó, hoạt động sản xuất, kinh
doanh thì hàng giả được làm giả ở tất cả các loại mặt hàng, từ hàng cao cấp có
tên hiệu nổi tiếng đến những hàng hoá tiêu dùng thông thường hàng ngày.
Cho nên, hàng giả không bị bó hẹp ở một vài sản phẩm mà được nhóm vào
nhiều nhóm khác nhau như: hàng giả được làm giả về nội dung; hàng giả về
hình thức; hàng giả về cả nội dung lẫn hình thức.
Hàng giả về nội dung, là loại hàng hoá tuy mang tên sản phẩm rõ

ràng, thậm chí dùng bao bì, mẫu mã thật nhưng nội dung - chất lượng sản
phẩm - thành phần còn lại khác, không có giá trị sử dụng đúng như loại sản
phẩm mà nó mang tên. Ví dụ: Gas Petrolimex được đối tượng làm giả bằng


24
cách mua ga về tự pha chế và sang chiết vào bình gas Petrolimex thật được
mua gom trên thị trường.
Hàng giả về hình thức, là loại hàng mang nhãn hiệu, đóng, gói bao bì
có kiểu dáng giống như sản phẩm của các cơ sở sản xuất khác nhằm lừa dối
khách hàng. Ví dụ: các loại quần áo được sản xuất hàng loạt với hình thức và
nhãn hiệu như Lacoste, May 10, Adidas, Nike, các sản phẩm của hãng Sony
được làm giả và được sử dụng logo Sony giả và tem chống hàng giả gắn lên
các sản phẩm đó.
Hàng giả cả về nội dung và hình thức, là loại hàng hoá vừa không có
giá trị sử dụng như loại hàng hoá mà nó mang tên vừa, mang nhãn của một cơ
sở sản xuất khác. Ví dụ: Công ty Bảo Ngọc là chủ sở hữu của nhãn hiệu “Bảo
Ngọc” đã được đăng ký bảo hộ cho các sản phẩm bánh ngọt, thực phẩm thuộc
nhóm 29. Một doanh nghiệp tư nhân sản xuất bánh ngọt cũng sử dụng nhãn
hiệu này gắn lên bao bì sản phẩm của mình nhưng sản phẩm này có chất
lượng thực tế thấp hơn (có thể thấp hơn mức tiêu chuẩn Nhà nước quy định về
tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa).
Từ những phân tích nêu trên chúng ta có thể đưa ra một khái niệm về
hàng giả như sau:
Hàng giả là những loại sản phẩm, hàng hoá nói chung từ thông
thường đến cao cấp được sản xuất trái với những quy định của pháp luật, có
giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi, công
dụng của sản phẩm, hàng hóa đó hoặc không đúng với tiêu chuẩn chất lượng
đã được đăng ký với cơ quan Nhà nước, gây ra những thiệt hại cho lợi ích
kinh tế, cho sức khỏe, ảnh hưởng đến sự an toàn của đời sống xã hội và được

các cá nhân hoặc các doanh nghiệp đem ra lưu thông trên thị trường.
1.2.2 Khái niệm tội sản xuất, buôn bán hàng giả
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp năm
1992) tại Điều 28 quy định rằng “Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bất hợp

×