Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Tội vô ý làm chết người trong Luật hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 142 trang )

1

2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





PHÍ THỊ NGỌC HƢƠNG






TỘI VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC









HÀ NỘI – 2011




3

4


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




PHÍ THỊ NGỌC HƢƠNG





TỘI VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật hình sự
Mã số : 60 38 40



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tất Viễn




HÀ NỘI - 2011



1

MỤC LỤC



Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan



Mục lục


Danh mục các bảng


Danh mục các biểu đồ


MỞ ĐẦU
1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUY ĐỊNH TỘI VÔ Ý
LÀM CHẾT NGƢỜI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM
5
1.1.
Sự cần thiết quy định tội vô ý làm chết người trong pháp
luật hình sự Việt Nam
5
1.2.
Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội vô ý làm chết người
9
1.2.1.
Khái niệm
9
1.2.2.
Các dấu hiệu pháp lý của tội vô ý làm chết người
13
1.2.2.1.

Khách thể của tội phạm
13
1.2.2.2.
Mặt khách quan
17
1.2.2.3.
Chủ thể
27
1.2.2.4.
Mặt chủ quan
30

Chương 2: PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI VÔ Ý LÀM
CHẾT NGƢỜI QUA CÁC THỜI KỲ
36
2.1.
Tội vô ý làm chết người trong pháp luật hình sự Việt Nam
trước năm 1945
36
2.1.1.
Tội vô ý làm chết người trong Quốc triều Hình luật
36
2.1.2.
Tội vô ý làm chết người trong Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia
40
2

Long)
2.1.3.
Tội vô ý làm chết người theo quy định của Bộ Hình luật Canh

Cải, Hình luật Bắc Kỳ, Hình luật Việt Nam thời Pháp thuộc
42
2.2.
Tội vô ý làm chết người trong pháp luật hình sự Việt Nam
từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm
1985
46
2.2.1.
Tội vô ý làm chết người theo quy định của pháp luật hình sự
của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
46
2.2.2.
Tội vô ý làm chết người theo quy định của Bộ Hình luật
1972 của chính quyền Ngụy quyền Sài Gòn
47
2.3.
Tội vô ý làm chết người trong Bộ luật Hình sự năm 1985 và
Bộ luật Hình sự năm 1999
48
2.4.
Phân biệt tội vô ý làm chết người với một số tội phạm theo
qui định của Bộ luật Hình sự năm 1999
52
2.4.1.
Phõn biệt tội vô ý làm chết người (Điều 98) với tội làm chết
người trong khi thi hành công vụ (Điều 97) theo quy định
của Bộ luật Hình sự năm 1999
53
2.4.2.
Phõn biệt tội vô ý làm chết người với tội vô ý làm chết người

do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
54
2.4.3.
Phõn biệt tội vô ý làm chết người với tội vi phạm qui định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ - trường
hợp dẫn đến hậu quả chết người
55
2.4.4.
Phân biệt tội vô ý làm chết người điều 98 với tội không cứu
giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng Điều 102 Bộ luật Hình sự năm 1999
57
2.5.
Qui định về tội vô ý làm chết người trong Pháp luật hình sự
một số nước
58
2.5.1.
Tội vô ý làm chết người trong Bộ luật Hình sự của nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
58
3

2.5.2.
Tội vô ý làm chết người trong Bộ luật Hình sự Liên bang Nga
59
2.5.3.
Tội vô ý làm chết người trong Bộ luật Hình sự Thái Lan
60
2.5.4.
Tội vô ý làm chết người trong pháp luật hình sự Thụy Điển

61
2.5.5.
Tội vô ý làm chết người theo quy định của Bộ luật Hình sự
Cộng hòa Liên bang Đức
63

Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VỀ TỘI VÔ Ý LÀM CHẾT NGƢỜI VÀ MỘT
SỐ KIẾN NGHỊ
66
3.1.
Tình hình tội vô ý làm chết người ở Việt Nam hiện nay
66
3.1.1.
Số vụ và số bị cáo phạm tội vô ý làm chết người
66
3.1.2.
Cơ cấu và tính chất của tội vô ý làm chết người
66
3.1.3.
Công cụ, phương tiện phạm tội
73
3.1.4.
Động thái (diễn biến) của tội vô ý làm chết người
83
3.2.
Những vướng mắc trong quá trình xử lý tội phạm vô ý làm
chết người
85
3.2.1.

Vướng mắc trong pháp luật
86
3.2.2.
Vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật
88
3.2.3.
Vướng mắc trong hoạt động tố tụng
90
3.2.4.
Vướng mắc trong tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
98
3.3.
Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống
tội Vô ý làm chết người trong giai đoạn hiện nay
99
3.3.1.
Kiến nghị về pháp luật và áp dụng pháp luật
100
3.3.2.
Kiến nghị về hoạt động tố tụng
101
3.3.3.
Kiến nghị về thông tin, tuyên truyền phổ biến pháp luật
102

KẾT LUẬN
105

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
109

4


PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
3.1
Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự về tội vô ý làm chết
người ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010
66
3.2
Thống kê số vụ phạm tội vô ý làm chết người và số vụ
phạm tội nói chung đã được xét xử sơ thẩm ở Việt Nam
giai đoạn 2006 - 2010
67
3.3
Thống kê số bị cáo phạm tội vô ý làm chết người và số
vụ phạm tội nói chung đã được xét xử sơ thẩm ở Việt
Nam giai đoạn 2006 - 2010
68
3.4
Thống kê số vụ phạm tội vô ý làm chết người và số vụ
phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe nói chung đã
được xét xử ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010

69
3.5
Thống kê số bị cáo phạm tội vô ý làm chết người và số
vụ phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe nói chung đã
được xét xử ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010
70
3.6
Thống kê số vụ phạm các tội xâm phạm tính mạng đã
được xét xử ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010
70
3.7
Thống kê số bị cáo phạm các tội xâm phạm tính mạng đã
được xét xử ở Việt Nam giai đoạn 2006- 2010
71
3.8
Thống kê hình phạt áp dụng đối với các bị cáo phạm tội
vô ý làm chết người ở Việt Nam giai đoạn 2006- 2010
72
3.9
Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự về tội phạm nói chung
ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010
83
5

3.10
Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự về tội vô ý làm chết
người ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010
85
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Số hiệu
biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
3.1
Cơ cấu số vụ án phạm tội vô ý làm chết người trong tội
phạm xâm phạm tính mạng đã được xét xử sơ thẩm ở
Việt Nam giai đoạn 2006-2010
68
3.2
Số vụ và số bị cáo phạm tội hình sự nói chung đã được
xét xử ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010
84
3.3
Động thái của tội vô ý làm chết người đã được xét xử ở
Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010
85





















6

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tính mạng của con người là giá trị cao quý nhất của con người. Quyền
sống là quyền cơ bản, hàng đầu của con người.
Hiến pháp là văn bản pháp lý tối cao trong hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật, là đạo luật gốc mà các văn bản pháp luật khác phải tuân theo.
Quyền sống của con người được qui định tại điều 71 Hiến pháp năm 1992.
Đồng thời, được cụ thể hóa tại các điều 32, 609 Bộ luật Dân sự, Điều 8, Điều 24
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Bộ luật Hình sự năm 1999 (được
Quốc hội khóa X nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ
họp thứ 6 từ ngày 18/11 đến ngày 21 tháng 12 năm 1999) đã dành chương XII
quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
con người. Đây là chương thứ hai phần các tội phạm cụ thể, chỉ đứng sau
chương quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Điều đó cho thấy vị
trí và vai trò đặc biệt quan trọng của quyền sống.
Trong thời gian qua, quyền sống - tính mạng của công dân được bảo
đảm trên nhiều phương diện. Tuy vậy, còn khá nhiều nguy cơ đe dọa sự sống
của con người cần được phòng ngừa, ngăn chặn và chống lại như các hành vi
xâm phạm tính mạng của con người.
Trong những năm gần đây, tội phạm xâm phạm tính mạng nói chung

và tội phạm vô ý làm chết người nói riêng có chiều hướng gia tăng về tính
nguy hiểm cho xã hội của hành vi, phức tạp, tinh vi về thủ đoạn. Tính chất tội
phạm rất nghiêm trọng. Công tác đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm
này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Về mặt lý luận: cho đến nay, ít có công trình về vấn đề này. Bên cạnh
đó, còn nhiều tranh cãi trên thực tế khi xác định lỗi của người có hành vi làm
chết người.
7

Về thực tiễn, các cơ quan pháp luật còn lúng túng trong việc định tội danh.
Do vậy, cần nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ về vấn đề này.
Với những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài "Tội vô ý làm chết người
trong luật hình sự Việt Nam" là rất cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nhóm đề tài liên quan đến các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự của con người vẫn luôn là nhóm đề tài được quan tâm
nghiên cứu. Đáng chú ý là bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam năm
1999 được nhiều tập thể các tác giả nghiên cứu và xuất bản như: "Bình luận
khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999", do Uông Chu Lưu chủ biên,
Nxb Chính trị quốc gia, 2001; "Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam đã
được sửa đổi bổ sung năm 2009", do TS. Trần Minh Hưởng chủ biên, Nxb
Lao động, 2009; "Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự - phần các tội phạm
tập I - Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, Bình luận chuyên sâu", của
Đinh Văn Quế, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2006, ; "Các tội xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người", của TS. Trần Văn
Luyện, Nxb Chính trị quốc gia, 2000; "Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa
tội phạm", của Nguyễn Xuân Yêm, Nxb Công an nhân dân, 2001; "Các tội
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người - so sánh
giữa Bộ luật Hình sự năm 1999 và Bộ luật Hình sự năm 1985", Tạp chí Luật
học, số 01/2001; Luận án tiến sĩ Luật học: "Tội giết người trong luật hình sự

Việt Nam và đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này", của Đỗ Đức Hồng

Trên thế giới có công trình của tác giả M.G. Ugrekhelidze: "Vấn đề lỗi
vô ý trong luật hình sự", Nxb Mesniereba Tbilixi, 1976, nói về lỗi vô ý trong
các tội phạm cấu thành vật chất và các tội phạm cấu thành hình thức. Trong
đó, có nhiều nội dụng liên quan đến tội vô ý làm chết người. Trước đó đã có
công trình của V.G. Makashvili về trách nhiệm hình sự đối với tội phạm do vô
8

ý của Nhà xuất bản Matxcơva 1957. Trong đó có đề cập đến vô ý gây chết
người trong lý luận và thực tiễn của luật hình sự Xô viết.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào tại Việt Nam nghiên cứu riêng về
tội vô ý làm chết người. Do vậy, cần có một công trình nghiên cứu về tội vô ý
làm chết người trong pháp luật hình sự Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
Mục đích: Làm rõ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội vô ý làm
chết người. Trên cơ sở thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội vô ý làm
chết người đề xuất một số kiến nghị nhằm đấu tranh có hiệu quả loại tội phạm
này.
Nhiệm vụ: Đề tài làm rõ mặt lý luận về hành vi vô ý làm chết người,
khái niệm tội vô ý làm chết người, giới hạn can thiệp của pháp luật hình sự
đối với tội vô ý làm chết người. Sự cần thiết phải tội phạm hóa hành vi vô ý
làm chết người.
Nghiên cứu các qui định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vô ý
làm chết người trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam, qui định về tội vô ý
làm chết người trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới.
Trên cơ sở số liệu thực tiễn, tổng kết đánh giá những vướng mắc trong
việc áp dụng Bộ luật Hình sự về tội vô ý làm chết người. Trong đó, phân tích
thực tiễn tội vô ý làm chết người trong giai đoạn hiện nay, đồng thời phân tích
thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật đối với tội vô ý làm chết người

của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình
sự. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị.
4. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở các quan điểm của Đảng và Nhà nước
ta về chính sách hình sự về tội phạm và người phạm tội xâm phạm tính mạng
con người trong những năm vừa qua.
9

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là: Phương pháp hệ
thống hóa, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh luật học, phương pháp
thống kê
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu làm rõ những cơ sở
lý luận và thực tiễn về tội vô ý làm chết người trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Đề tài phân tích khái niệm, dấu hiệu pháp lý về tội vô ý làm chết
người, đồng thời phân biệt tội phạm này với một số tội phạm khác cũng có
dấu hiệu vô ý làm chết người.
Đề tài khái quát tình hình áp dụng pháp luật trong thời gian hiện nay
và thực tiễn xét xử.
Phân tích một số khó khăn vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp
luật hình sự về tội vô ý làm chết người và đề xuất một số kiến nghị.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo, học
tập, đồng thời cung cấp cho cán bộ làm công tác thực tiễn những hướng dẫn,
chỉ dẫn cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong đấu tranh
phòng ngừa và chống tội phạm này trong giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quy định tội vô ý làm chết người trong
Bộ luật Hình sự Việt Nam.
10

Chương 2: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội vô ý làm chết người qua
các thời kỳ.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng qui định của pháp luật hình sự về tội vô ý
làm chết người và một số kiến nghị.
11

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUY ĐỊNH TỘI VÔ Ý LÀM CHẾT NGƢỜI
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1. SỰ CẦN THIẾT QUY ĐỊNH TỘI VÔ Ý LÀM CHẾT NGƢỜI TRONG
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Con người là tế bào của xã hội, là vốn quý nhất của xã hội, là chủ thể
của quan hệ xã hội cần được xã hội công nhận và bảo vệ các quyền con
người. Trong các quyền con người thì quyền thiêng liêng và cao quý nhất là
quyền sống. Đó là điều có ý nghĩa quan trọng nhất đối với bất kỳ cá nhân nào
và là cơ sở để mỗi cá nhân con người có thể thực hiện được các quyền khác
của mình được pháp luật công nhận và bảo vệ. Con người và các quyền con
người trở thành đối tượng quan trọng được luật hình sự nói riêng và pháp luật
nói chung bảo vệ. Các lĩnh vực liên quan đến con người được pháp luật hình
sự bảo vệ bao gồm nhiều nội dung, nhưng nội dung trước tiên và quan trọng
nhất đó là bảo vệ tính mạng của con người.
Khi có hành vi xâm phạm đến quyền sống của con người nó sẽ làm
đảo lộn và phá vỡ các quan hệ xã hội, gây thiệt hại nghiêm trọng cho bản thân
và gia đình nạn nhân, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, làm mất trật tự

xã hội. Hành vi này cần được trừng trị một cách thích đáng, nghiêm khắc.
Hành vi xâm phạm đến quyền sống - hay xâm phạm tính mạng con người có
nhiều dạng, với nhiều hình thức lỗi khác nhau cố ý hoặc vô ý. Nhưng cho dù
dưới hình thức lỗi nào thì hành vi này đều thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội
ở mức cao. Nguy hiểm nhất trong nhóm hành vi xâm phạm tính mạng con
người là hành vi giết người. Hành vi này thể hiện ý chí cố ý tước đoạt tính
mạng của người khác. Do tính nguy hiểm cao độ nên trong pháp luật hình sự
từ xưa đến nay ở bất kỳ quốc gia, hay bất kỳ chế độ, bất kỳ nhà nước nào
cũng nghiêm trị hành vi giết người và áp dụng những hình phạt nghiêm khắc
12

nhất như tử hình (Điều 93, Bộ luật Hình sự năm 1999), chém (Điều 474 Quốc
triều Hình luật)… Hành vi vô ý làm chết người được thực hiện với lỗi vô ý,
mức độ nguy hiểm thấp hơn so với hành vi giết người. Nhưng cho dù vô ý
cũng đã thể hiện sự nguy hiểm cao đối với xã hội. Do vậy việc quy định là tội
phạm trong luật hình sự để đấu tranh phòng ngừa và chống hành vi nguy hiểm
này thực sự cần thiết. Không những vậy, chế tài đưa ra cũng cần nghiêm khắc
mới đáp ứng được đòi hỏi của công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội
phạm.
Khi tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là đáng kể, được coi là tội
phạm và phải chịu hình phạt trong luật hình sự thì pháp luật hình sự trở thành
công cụ hữu hiệu tác động đến hành vi sai lệch này. Đồng thời tác động đến ý
thức của người dân nói chung tạo ra một ranh giới trong ý thức của họ về việc
thực hiện các hành vi của mình và đấu tranh phòng chống hành vi vi phạm
pháp luật này.
Đây chính là thái độ của xã hội đối với hành vi đi ngược lại những
chuẩn mực xã hội, đi ngược lại lợi ích của xã hội. Việc chịu hình phạt đảm
bảo tính nghiêm minh của pháp luật đồng thời đảm bảo công bằng xã hội.
Quá trình chấp hành hình phạt, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
có điều kiện để cải tạo, giáo dục bản thân trở thành người có ích cho xã hội.

Việc quy định phù hợp giữa tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi vi phạm và hình phạt có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó phát huy
hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm, đồng thời đảm bảo công bằng xã
hội. Hành vi càng thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội cao bao nhiêu thì hình
phạt đối với hành vi ấy phải càng nghiêm khắc bấy nhiêu. Khi hai yếu tố này
tương xứng sẽ góp phần giảm thiểu mặt trừng trị của hình phạt. Không chỉ
cộng đồng xã hội nói chung mà ngay cả người phạm tội cũng nhận thấy hình
phạt cho mình như vậy là thích đáng. Có như vậy, bản thân họ mới có thể cải
tạo trở thành công dân có ích cho xã hội.
13

Trong thực tiễn có rất nhiều hành vi xâm phạm tính mạng con người
với nhiều hình thức lỗi khác nhau: cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý vì quá tự
tin và vô ý vì cẩu thả. Đối với trường hợp người phạm tội cố ý (bao gồm cả cố
ý trực tiếp và cố ý gián tiếp) xâm phạm tính mạng, thì tội danh được xác định
luôn là giết người, hoặc giết người có dự mưu trường hợp vô ý xâm phạm
tính mạng con người thì được xác định là vô ý làm chết người. Việc xâm
phạm tính mạng con người trong trường hợp này thể hiện tính nguy hiểm cao
cho xã hội. Trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam việc nhận thức tính
nguy hiểm cho xã hội của hành vi này đã được các nhà nước nhận thức rõ và
đã quy định tội vô ý làm chết người từ rất sớm. Do kỹ thuật lập pháp ở mỗi
giai đoạn lịch sử có khác nhau, nên việc quy định trong các văn bản pháp quy
mỗi thời mỗi khác. Nhưng tựu trung lại, đều thể hiện thái độ nghiêm khắc của
nhà nước trước hành vi nguy hiểm này.
Quy định tội vô ý làm chết người trong pháp luật hình sự là công cụ
pháp lý để Nhà nước - thông qua bộ máy của mình - đấu tranh phòng chống
tội phạm. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử những năm qua cho thấy rằng,
mỗi loại tội phạm có tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau,
phương pháp đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm cũng khác nhau.
Nhưng cho dù như thế nào thì chúng đều gây những thiệt hại nhất định cho

các quan hệ xã hội. Chúng là những hiện tượng xã hội tiêu cực cần phải được
ngăn chặn, hạn chế và từng bước loại trừ ra khỏi đời sống xã hội.
Đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm vô ý làm chết người nói
riêng và tội phạm nói chung đòi hỏi chúng ta phải tiến hành một cách có hệ
thống, đồng bộ, đồng thời sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, không ngừng
bổ trợ, tương hỗ cho nhau để phát huy mặt tích cực và hạn chế những điểm
yếu của từng biện pháp. Trên cơ sở đó, phát huy tốt nhất hiệu quả đấu tranh
phòng ngừa và chống tội phạm. Đây không phải là nhiệm vụ của riêng ai. Từ
hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp, cơ quan tư pháp, đến các tổ chức
chính trị, chính trị xã hội và đặc biệt quan trọng đó là ý thức đấu tranh phòng
14

ngừa và chống tội phạm của chính mỗi người dân. Đồng thời sử dụng nhiều
biện pháp từ những biện pháp nhẹ nhàng như giáo dục, thuyết phục, rồi tăng
dần đến các biện pháp cưỡng chế - trong đó, hình phạt là biện pháp cưỡng chế
nhà nước nghiêm khắc nhất.
Trước đòi hỏi đó, Bộ luật Hình sự đầu tiên năm 1985 đã quy định tội
vô ý làm chết người tại Điều 104 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên tại quy định
năm 1985, cấu thành tội phạm vô ý làm chết người được quy định gộp hai
loại hành vi trong một cấu thành tội phạm chung. Bao gồm hành vi vô ý làm
chết người và hành vi vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp
hoặc quy tắc hành chính. Do hai hành vi làm chết người này có tính chất mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi là khác nhau. Do đó, việc quy định như
vậy chưa đáp ứng được đòi hỏi của việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự. Đồng
thời, hai tội phạm này có những đặc điểm riêng, yêu cầu đặt ra là hai hành vi
này cần thiết phải xây dựng thành các cấu thành tội phạm của các tội danh
khác nhau. Việc quy định riêng biệt cấu thành tội phạm của chúng là cơ sở để
quy định dấu hiệu trong mỗi cấu thành tội phạm phù hợp ở mức cao nhất với
đặc điểm và tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và hình phạt
tương ứng. Đồng thời cho phép tiếp tục phân hóa các cấu thành tội phạm này

trong phạm vi từng tội danh. Điều này thể hiện ở việc: đối với cùng một loại
hành vi vô ý làm chết người cũng có nhiều mức độ nguy hiểm khác nhau cần
thiết phải tiếp tục phân hóa theo từng khoản một để có thể đưa ra khung hình
phạt phù hợp. Bên cạnh việc phân hóa hành vi nguy hiểm cho xã hội của các
loại hành vi khác nhau thành các cấu thành tội phạm độc lập, mỗi cấu thành
tội phạm cũng cần phải phản ánh đúng tính nguy hiểm cho xã hội của tội
phạm. Xem xét phân tách cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm tăng
nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng góp phần phân hóa trách nhiệm
hình sự của từng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
Hành vi vô ý làm chết người trong mỗi trường hợp khác nhau là khác
nhau. Nhưng để đảm bảo yêu cầu của phân hóa trách nhiệm hình sự, việc cụ
15

thể hóa trách nhiệm hình sự theo tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi là rất cần thiết. Trường hợp vô ý làm chết một người và vô ý làm chết
nhiều người tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi có sự khác biệt lớn. Chia
tách theo từng mức độ như vậy là cơ sở để chúng ta đưa ra mức chế tài phù
hợp. Sự phân hóa trách nhiệm hình sự càng triệt để bao nhiêu thì sẽ góp phần
tạo cơ sở pháp lý thuận lợi bấy nhiêu cho công tác cá thể hóa trách nhiệm
hình sự trong thực tiễn xét xử.
Từ những đòi hỏi nêu trên, Bộ luật Hình sự năm 1999 tách hành vi vô
ý làm chết người quy định thành một tội độc lập với hai cấu thành tội phạm
(cấu thành cơ bản tại khoản 1 và cấu thành tăng nặng trách nhiệm hình sự tại
khoản 2 Điều 98) là thật sự đúng đắn và cần thiết đáp ứng được đòi hỏi của lý
luận và thực tiễn.
1.2. KHÁI NIỆM VÀ CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI VÔ Ý LÀM
CHẾT NGƢỜI
1.2.1. Khái niệm
"Vô ý làm chết người" hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các trường
hợp vô ý làm chết người được quy định trong các đạo luật hình sự và văn bản

hướng dẫn thi hành, văn bản pháp luật hình sự từ trước tới nay. Nghiên cứu
về khái niệm vô ý làm chết người trong các văn bản đó là nghiên cứu về khái
niệm "vô ý làm chết người" nói chung. Trong phạm vi luận văn này, học viên
tập trung nghiên cứu tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 98 Bộ
luật Hình sự 1999. Những trường hợp vô ý làm chết người khác như "làm
chết người trong khi thi hành công vụ", "vô ý làm chết người do vi phạm quy
tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính", "không cứu giúp người đang ở
trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng", "vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ - dẫn đến chết người", … quy định tại các
điều 97, 99, 102, 202, Bộ luật Hình sự chỉ được nghiên cứu ở từng khía
16

cạnh để so sánh, đối chiếu với "Tội vô ý làm chết người" tại Điều 98 Bộ luật
Hình sự 1999.
Trên thế giới có hai cách qui định tội vô ý làm chết người trong pháp
luật hình sự. Cách thứ nhất: đó là đưa ra một quy phạm mang tính chất định
nghĩa về tội vô ý làm chết người trong luật thực định. Cách thứ hai: đó là không
đưa ra một quy phạm mang tính chất định nghĩa về tội vô ý làm chết người
trong lụât thực định. pháp luật hình sự Việt Nam quy định theo cách thứ hai.
Do đó, không đưa ra khái niệm tội vô ý làm chết người trong luật thực định.
Trong khoa học pháp lý hình sự Việt Nam có nhiều khái niệm khác
nhau về tội vô ý làm chết người. Khái niệm thứ nhất cho rằng: "Vô ý làm chết
người là hành vi của một người làm cho người khác chết với lỗi vô ý" [27, tr.
68].
Phân tích khái niệm trên ta thấy: thứ nhất về nội dung không đề cập
đến dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và các dấu hiệu của chủ thể đối với
tội phạm này. Thứ hai, ta thấy có sự luẩn quẩn trong khái niệm trên. Đặt yếu
tố lỗi sang một bên để xem xét, ta thấy, khái niệm trên không phân tách giữa
khái niệm và nội hàm của khái niệm đồng thời không thể hiện nội hàm của
khái niệm. Khái niệm trên có thể viết thu lại thành: làm chết người là hành

vi của một người làm cho người khác chết
Đưa ra khái niệm về vô ý làm chết người trong tội vô ý làm chết
người, Thẩm phán - ThS. Đinh Văn Quế đã nêu như sau: "Vô ý làm chết
người là hành vi của một người không thấy trước được hành vi của mình có
khả năng gây ra chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hoặc
tuy thấy trước nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra" [31, tr. 104]. Trong
khái niệm đã nêu rõ nội dung của hai hình thức lỗi vô ý vì quá tự tin và vô ý
vì cẩu thả trong yếu tố lỗi vô ý. Tuy nhiên, chúng ta thấy, khái niệm này nặng
về việc xác định hình thức lỗi hơn là việc đưa ra một khái niệm đủ sức để cá
biệt hóa hành vi vô ý làm chết người với các hành vi của các tội phạm khác
17

cũng có dấu hiệu vô ý làm chết người. Khái niệm trên cũng chưa nêu hậu quả
của hành vi đó là phải gây ra cái chết cho người khác. "Chết người" trong
khái niệm trên mới ở dạng tiềm năng "khả năng gây ra cái chết". Khái niệm
trên cũng giống như khái niệm thứ nhất chưa đề cập đến dấu hiệu năng lực
trách nhiệm hình sự và các dấu hiệu của chủ thể đối với tội phạm này, đồng
thời khái niệm này chưa làm rõ được ranh giới giữa hành vi của tội vô ý làm
chết người và các hành vi của các tội phạm khác cũng có dấu hiệu vô ý làm
chết người.
Về hành vi: Trong luật hình sự Việt Nam, hành vi vô ý làm chết người
không chỉ có trong tội vô ý làm chết người mà còn có trong một số tội phạm
được qui định tại các điều luật khác ví dụ như: "Tội làm chết người trong khi
thi hành công vụ"; "Tội làm chết người do vi phạm qui tắc nghề nghiệp hoặc
qui tắc hành chính";"Tội vi phạm qui định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ" Về cơ bản, trong những trường hợp này cũng là vô ý làm
chết người, do vậy khái niệm tội vô ý làm chết người phải phân biệt được
ranh giới giữa tội vô ý làm chết người với các tội phạm khác cũng có dấu hiệu
vô ý làm chết người.
Hành vi vô ý làm chết người để xác định tội phạm và hình phạt theo

qui định tại Điều 98 Bộ luật Hình sự với tội danh "Tội vô ý làm chết người" là
trường hợp hành vi vô ý gây ra cái chết cho người khác trong điều kiện sinh
hoạt thông thường. Những hành vi phát sinh từ sinh hoạt hằng ngày là vô
cùng phong phú, muôn hình vạn trạng. Trong hầu hết các lĩnh vực chứa đựng
những nguy cơ hay nguồn nguy hiểm, đều có những nguyên tắc đảm bảo an
toàn. Khi thực hiện hành vi đòi hỏi chúng ta phải nắm được và tuân thủ những
quy tắc an toàn để phòng ngừa và tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra, phải
cân nhắc, xem xét trước khi đi đến một hành động cụ thể. Nếu trong quá trình
thực hiện, chúng ta bỏ qua những nguyên tắc đảm bảo an toàn, gây thiệt hại
18

về tính mạng cho người khác, người thực hiện hành vi đó có thể trở thành tội
phạm vô ý làm chết người.
Về dấu hiệu hậu quả chết người: Việc vi phạm quy tắc an toàn trong
sinh hoạt thông thường thật sự nguy hiểm đến mức phải truy cứu trách nhiệm
hình sự khi gây thiệt hại đáng kể cho quan hệ xã hội được pháp luật hình sự
bảo vệ. Việc gây ra hậu quả chết người là rất nghiêm trọng. Hành vi này thể
hiện đầy đủ tính nguy hiểm của nó khi có hậu quả chết người xảy ra. Do vậy
quy định hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm
mới thể hiện hết được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
Đồng thời, hậu quả chết người này phải là kết quả của việc thực hiện
hành vi. Hay nói cách khác là phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và
hậu quả chết người. Hành vi vi phạm phải chứa đựng trong nó nguy cơ thực tế
dẫn đến hậu quả. Hậu quả chết người xảy ra phải là hậu quả tất yếu do hành vi
vi phạm quy tắc bảo đảm an toàn đó gây ra. Và về mặt thực tế, hậu quả đó đã
xảy ra.
Về yếu tố lỗi: Nguyên tắc có lỗi là một nguyên tắc cơ bản. Không có
lỗi thì không có tội phạm. Con người phải chịu trách nhiệm về hành vi của
mình vì hành vi của con người có tính tất yếu. Đồng thời, hành vi còn được
chi phối bởi khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của con người. Đây

chính là sự tự do lựa chọn và tự do điều khiển hành vi của con người. Khi họ
có đủ các điều kiện để tự do lựa chọn, tự do điều khiển hành vi, nhưng họ đã
lựa chọn hành vi phạm tội, như vậy, họ đã có lỗi trong việc lựa chọn, quyết
định và thực hiện hành vi phạm tội. Trước những đòi hỏi của xã hội, người
phạm tội đã dùng ý chí và lý trí để lựa chọn hành động đi ngược lại với những
đòi hỏi của xã hội. "Người xử sự trái với lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã
hội trong khi có tự do lựa chọn thì có nghĩa họ là người có lỗi" [19, tr. 31].
Chỉ coi là Tội vô ý làm chết người khi tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý
gây ra hậu quả chết người, bao gồm cả khi họ đã nhận thức được hậu quả
19

nguy hiểm có thể xảy ra, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc họ
có thể ngăn ngừa được (lỗi vô ý vì quá tự tin) và khi họ do cẩu thả nên không
thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù phải thấy trước
và có thể thấy trước hậu quả này (lỗi vô ý vì cẩu thả) (Điều 10 Bộ luật Hình sự
năm 1999).
Bên cạnh những đặc trưng riêng về hành vi, về hậu quả, về yếu tố lỗi
của tội Vô ý làm chết người, để đảm bảo sự đầy đủ của một khái niệm, trong
khái niệm cũng cần phải nêu được điều kiện về chủ thể của tội phạm như
năng lực trách nhiệm hình sự và tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Cũng là hành
vi vi phạm các quy tắc sinh hoạt thông thường, cũng là hậu quả chết người,
cũng với lỗi vô ý, nhưng nếu tội phạm được thực hiện bởi chủ thể là người
không có năng lực trách nhiệm hình sự, chưa đủ tuổi thì cũng không cấu
thành tội phạm Vô ý làm chết người.
Bên cạnh đó, trên cơ sở khoa học chúng ta thấy rằng: một định nghĩa
khoa học nhất thiết phải đáp ứng được bốn tiêu chí chủ yếu là: "Chặt chẽ về
mặt lôgic, chính xác về mặt ngôn ngữ, ngắn gọn về mặt hình thức (cấu trúc)
và đầy đủ về mặt nội dung" [2, tr. 296].

Khi đưa ra khái niệm nói chung hay

khái niệm về tội vô ý làm chết người cũng vậy, trong khái niệm phải nêu bật
được những đặc trưng của tội phạm này: về khách thể: quan hệ xã hội được
luật hình sự bảo vệ; về mặt khách quan: giới hạn về hành vi làm chết người
xem xét xử lý về tội vô ý làm chết người, hậu quả chết người, mối quan hệ
nhân quả; về mặt chủ quan: yếu tố lỗi, về chủ thể Thông qua định nghĩa,
phải thấy rõ được phạm vi điều chỉnh hay giới hạn của tội phạm này.

Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm về tội Vô ý làm chết
người như sau: Tội vô ý làm chết người là hành vi gây ra cái chết cho người
khác một cách trái pháp luật trong điều kiện sinh hoạt thông thường, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình
sự, thực hiện một cách vô ý.
20

1.2.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội vô ý làm chết ngƣời
1.2.2.1. Khách thể của tội phạm
Tội vô ý làm chết người xâm phạm đến quyền sống của con người.
Hành vi của tội phạm tác động đến con người đang sống, trong điều kiện sinh
hoạt thông thường gây nên sự biến đổi trạng thái của con người từ một cơ thể
sống chuyển sang chấm dứt và mất khả năng sống.
Tuy nhiên, để xác định một hành vi có xâm phạm quyền sống hay
không chúng ta phải xác định đối tượng tác động có phải là một con người
đang sống hay không. Nhưng, thế nào là một con người đang sống. Nếu chủ
thể thực hiện hành vi có lỗi vô ý tác động vào đối tượng không phải hay chưa
phải là con người đang sống thì không xâm phạm quyền sống của con người
và không phạm tội vô ý làm chết người.
Theo Từ điển tiếng việt thông dụng thì "sống" là tồn tại ở hình thức có
sự trao đổi với môi trường, có sự sinh trưởng, phát triển. Theo quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành thì quyền sống của con người chỉ được xác
định đối với con người độc lập và còn sống. Cuộc sống của con người được

tính từ thời điểm đứa trẻ được người mẹ sinh ra cho đến khi sự sống thực sự
chấm dứt. Theo đó, quyền sống của con người cũng được tính từ thời điểm
bắt đầu sự sống cho đến khi con người đó thực sự chấm dứt hoàn toàn sự
sống.
Về thời điểm bắt đầu sự sống của con người
Về mặt khoa học, trường hợp bào thai hiện nay trên thế giới cũng như
tại Việt Nam còn nhiều quan điểm trái ngược nhau. Xâm phạm đến sự sống
của bào thai thì có được coi là xâm phạm đến quyền sống hay không. Có quan
điểm cho rằng bào thai đã được coi như một con người (Luật hình sự bang
California - Hoa Kỳ). Vì bào thai đã thực sự bắt đầu sự sống, phát triển bình
thường với vai trò một thực thể sống. Theo quan điểm này thì bảo vệ bào thai
cũng như việc bảo vệ con người. Việc xâm phạm đến sự sống của bào thai,
21

cũng là xâm phạm quyền sống và có thể trở thành tội phạm xâm phạm tính
mạng con người.
Quan điểm thứ hai cho rằng bào thai chưa được coi là con người.
"Thời điểm để được coi là con người là thời điểm bào thai được sản phụ sinh
ra" [49, tr.11]. Bào thai tuy đã bắt đầu sự sống trong tử cung của người mẹ.
Tuy nhiên, bào thai chưa tồn tại độc lập. Toàn bộ dinh dưỡng, hô hấp của bào
thai đều hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ, là một phần trong cơ thể người mẹ.
Sự sống hay chết của người mẹ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự sống hay chết
của bào thai. Bào thai chưa là một thực thể độc lập trong thế giới khách quan.
Tại mỗi quốc gia khác nhau trên thế giới chính sách hình sự của mỗi
nước khác nhau rất nhiều. Tùy thuộc vào văn hóa, kinh tế, chính trị và đặc
điểm xã hội của mỗi quốc gia mà việc xác định thời điểm bắt đầu sự sống của
mỗi con người theo pháp luật của mỗi quốc gia cũng khác nhau. Ngoài ra còn
phụ thuộc vào các chính sách phát triển trong đó có chính sách dân số Ở
một số nước trên thế giới, bào thai được coi như một con người, do đó đã trở
thành đối tượng của tội phạm xâm phạm tính mạng nói chung, như Cộng hòa

Liên bang Đức, Bang California - Hoa Kỳ Tuy nhiên, theo qui định của
pháp luật hình sự Việt Nam, bào thai chưa phải là con người độc lập do đó
không phải là đối tượng tác động của tội vô ý làm chết người nói riêng cũng
như các tội xâm phạm tính mạng con người.
Pháp luật hình sự Việt Nam chỉ công nhận là con người khi đứa trẻ đó
được sinh ra. Nhưng thời điểm đứa trẻ được người mẹ sinh ra hiện nay vẫn
còn nhiều tranh cãi. Hiện nay vẫn đang tồn tại hai quan điểm: một quan điểm
cho rằng "chỉ được coi là con người khi thai nhi đã hoàn toàn được sinh ra
khỏi cơ thể người mẹ và tồn tại độc lập trong thế giới khách quan" [49, tr.
11]. Theo đó, thời điểm được coi là con người trùng với thời điểm người mẹ
kết thúc quá trình sinh con và đứa trẻ được cắt sợi dây rốn. Một quan điểm
khác thì cho rằng "thời điểm bắt đầu sự sống của con người là thời điểm bắt
22

đầu quá trình sinh đứa trẻ, khi một phần cơ thể của thai nhi đã được nhìn
thấy từ bên ngoài qua cửa mình của người mẹ" [12, tr. 27].
Theo quan điểm của học viên: khi thai nhi dần tách khỏi cơ thể mẹ,
thai nhi chỉ còn "dính" với cơ thể người mẹ qua cuống rốn. Tất cả hệ tuần
hoàn, hệ hô hấp của thai nhi đã hoàn thiện về cơ bản, sự phụ thuộc về dinh
dưỡng, hô hấp của thai nhi vào cơ thể người mẹ đã chấm dứt. Tuy nhiên, lúc
này, sự sống của đứa trẻ vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào người mẹ. Chúng ta
đang bảo vệ quyền sống của con người. Khi bản thân quyền sống đó, thai nhi
chưa hoàn toàn độc lập, như vậy không thể nói đến việc bảo vệ quyền sống đó
như một quyền sống của con người độc lập. Học viên cho rằng: thời điểm bắt
đầu sự sống của một con người độc lập đó là khi người mẹ đã kết thúc quá
trình sinh- cơ thể đứa trẻ được thoát hẳn ra bên ngoài cơ thể người mẹ. Việc
cắt dây rốn cho đứa trẻ hay chưa không quan trọng, vì điều đó chỉ mang tính
hình thức. Dinh dưỡng của đứa trẻ không còn phụ thuộc vào cuống rốn nữa.
Điều quan trọng nhất, sự sống của đứa trẻ đã độc lập, đứa trẻ đã là một con
người độc lập trong thế giới khách quan.

Về thời điểm chấm dứt hoàn toàn sự sống.
Thông thường chúng ta sử dụng thuật ngữ "chết" hay "sự chết". Theo
giáo trình Y pháp học, "sự chết là kết thúc không thể hồi phục hoạt động sống
của một cá thể" [11]. Xét dưới khía cạnh sinh học. Trên một cơ thể sinh học
nói chung, luôn luôn có sự suy thoái, già và chết đi của các tế bào, của hồng
cầu, của một bộ phận mô - cơ quan bị cắt bỏ, bị hoại tử. Ngược lại, khi một cơ
thể đã chính thức báo tử vẫn còn rất nhiều cơ quan mô, tạng, tế bào vẫn duy
trì sự sống của riêng nó một thời gian sau đó.
Sự chết xảy ra không phải chỉ trong một thời điểm mà chính xác là
một quá trình. Theo quan niệm kinh điển, quá trình chết gồm giai đoạn hấp
hối, giai đoạn chết lâm sàng và giai đoạn chết sinh học. Ở giai đoạn hấp hối,
các chức năng sống của cơ thể rơi vào tình trạng suy thoái, rối loạn. Trung
23

khu thần kinh bị ức chế sâu, ý thức mơ hồ hoặc mất hẳn, các phản xạ thần
kinh mất. Tim đập chậm lại, rời rạc, huyết áp tụt, hô hấp bị rối loạn, thở yếu,
có cơn ngừng thở. Giai đoạn chết lâm sàng được bắt đầu với dấu hiệu ngừng
thở, ngừng tim. Tiếp đó giãn hết đồng tử, mất hoàn toàn các phản xạ. Giai
đoạn này có thể dẫn đến việc chết não khi các tế bào thần kinh và mô não bị
mất oxy nuôi dưỡng. Thông thường, khả năng chịu thiếu oxy của não từ 5-7
phút, nếu quá thời hạn đó, con người không thể hồi sinh. Giai đoạn chết sinh
học là giai đoạn chết thực thể của mô tế bào. Quá trình trao đổi chất của cơ
thể ngừng lại. Bắt đầu xuất hiện sự thoái hóa, hoại tử, không còn khả năng hồi
phục. Giai đoạn này chính thức xác định sự chết của con người.
Từ những phân tích trên chúng ta có thể xác định rõ rằng: khách thể
của tội vô ý làm chết người là quyền sống của con người độc lập. Quyền sống
này được xác định từ thời điểm đứa trẻ được người mẹ sinh ra - kết thúc quá
trình sinh, cho đến khi người đó thực sự chết - giai đoạn chết sinh học.
Do đó, sự tác động vào cơ thể con người trong khoảng xác định nêu
trên gây ra cái chết cho con người đều xác định là hành vi xâm phạm tính

mạng của con người
1.2.2.2. Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội
phạm. Không có mặt khách quan thì cũng không có các yếu tố khác của tội
phạm và cũng không có tội phạm. "Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên
ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn
tại bên ngoài thế giới khách quan" [19]. Theo đó, mặt khách quan của tội vô
ý làm chết người là những biểu hiện của tội vô ý làm chết người diễn ra hoặc
tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Trong đó bao gồm: hành vi nguy hiểm,
hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm
và hậu quả nguy hiểm cho xã hội; các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện
hành vi phạm tội: thời gian, địa điểm phạm tội,… Trong đó hành vi nguy

×