Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 115 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




TRẦN THỊ THU NAM





TỘI CHỨA CHẤP HOẶC TIÊU THỤ TÀI SẢN DO
NGƯỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ TRONG LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM




LUẬN VĂN TH.S LUẬT




Ngưới hướng dẫn:TS Trần Quang Tiệp


Hà Nội 2007



1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, thực hiện các nghị quyết của Đảng, nhất là
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị "Về một số
nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới", Nghị quyết số
48-NQ/TW ngày 24-05-2005 của Bộ Chính trị "Về Chiến lược xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm
2020", Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-06-2005 của Bộ Chính trị "Về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020", công cuộc cải cách tư pháp đã
được các cấp ủy, tổ chức Đảng lãnh đạo tổ chức thực hiện với quyết tâm cao
đạt được nhiều kết quả. Nhận thức và sự quan tâm của toàn xã hội đối với
công tác tư pháp có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, cuộc đấu tranh
phòng, chống tội phạm đã được nâng lên một bước, góp phần giữ vững an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển
kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, kết quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm mới tập
trung giải quyết những vấn đề bức xúc nhất. Công tác đấu tranh phòng, chống
tội phạm còn nhiều hạn chế. Tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp
trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tình hình tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản
do người khác phạm tội mà có đang là vấn đề bức xúc của người dân. Thực
tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, trong không ít vụ án, một số công dân
do chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, mặc dù biết tài sản mình chứa chấp, tiêu
thụ là tài sản do người khác phạm tội mà có, đã cố tình chứa chấp, tiêu thụ
những tài sản này, gây thêm khó khăn cho các cơ quan bảo vệ pháp luật trong
điều tra, khám phá vụ án. Việc một số công dân không tham gia đấu tranh
chống tội phạm nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp
của công dân, tổ chức, trái lại chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác

phạm tội mà có, đã gây ra những hậu quả tiêu cực cho xã hội, làm phức tạp


2
thêm tình hình đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thực tiễn đấu tranh phòng,
chống tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, đã
đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc đòi hỏi khoa học pháp lý phải nghiên cứu, giải
quyết như khái niệm, những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội chứa
chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, nguyên nhân, điều
kiện của tội phạm này Về mặt lý luận, xung quanh tội chứa chấp hoặc tiêu
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau,
thậm chí trái ngược nhau.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài, "Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản
do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam", mang tính cấp
thiết, không những về mặt lý luận, mà còn là đòi hỏi của thực tiễn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là tội
phạm có tính nhạy cảm cao, phức tạp, đã được một số nhà luật học đề cập trong
Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1997; Giáo trình luật
hình sự Việt Nam, tập II của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội, 1998; Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học
Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000; Giáo trình luật hình sự
Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự
1999 (Phần các tội phạm) của TS. Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện, LS.
ThS. Phạm Thanh Bình, TS. Nguyễn Đức Mai, ThS. Nguyễn Sĩ Đại, ThS.
Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001
Các công trình nói trên đã đề cập tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản
do người khác phạm tội mà có, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một

cách toàn diện và có hệ thống về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người
khác phạm tội mà có dưới góc độ pháp lý hình sự.


3
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn
Mục đích của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng tội
chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, đề xuất những
giải pháp mang tính hệ thống nhằm hoàn thiện việc áp dụng những quy định
của pháp luật hình sự về tội phạm này.
Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết các
nhiệm vụ sau:
- Phân tích, làm rõ lịch sử hình thành và phát triển những quy định về
tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật
hình sự Việt Nam.
- Làm sáng tỏ khái niệm, ý nghĩa của việc quy định tội chứa chấp hoặc
tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội trong pháp luật hình sự; phân tích các
quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về tội phạm này.
- Phân tích, làm rõ những quy định của pháp luật hình sự hiện hành
về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; làm
sáng tỏ thực tiễn áp dụng loại tội phạm này, nêu lên những vướng mắc
trong điều tra, truy tố, xét xử, đòi hỏi khoa học luật hình sự phải nghiên
cứu giải quyết.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những
quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác

phạm tội mà có.


4
Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có, dưới góc độ pháp lý hình sự, trong thời gian 10 năm từ năm
1997 đến năm 2007.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân, và về xây dựng pháp luật
Cơ sở thực tiễn của luận văn là những bản án, quyết định của Tòa án
về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; số liệu
thống kê, báo cáo tổng kết của các cơ quan bảo vệ pháp luật về tội phạm này.
Phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Trong khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp: hệ thống,
lịch sử, lôgíc, thống kê, phân tích, tổng hợp, kết hợp với các phương pháp
khác như so sánh pháp luật, điều tra xã hội
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt
Nam ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu một cách tương đối toàn
diện và tương đối có hệ thống về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người
khác phạm tội mà có dưới góc độ pháp lý hình sự. Có thể xem những nội
dung sau đây là những đóng góp mới về khoa học của luận văn:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về tội chứa chấp hoặc tiêu
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá những quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài

sản do người khác phạm tội mà có, trong pháp luật hình sự một số nước trên


5
thế giới nhằm rút ra những giá trị hợp lý về lập pháp hình sự, để vận dụng có
chọn lọc, bổ sung cho những luận cứ và giải pháp được đề xuất trong luận
văn.
- Phân tích, làm rõ những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về
tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và thực tiễn
áp dụng, nêu lên những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng những quy định
của pháp luật hình sự về tội phạm này.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu
quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc
tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
6. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu và những đề xuất của luận văn có ý nghĩa quan
trọng đối với việc nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp
luật hình sự hiện hành về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có ở nước ta. Thông qua kết quả nghiên cứu và các đề xuất, tác
giả mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào việc phát triển khoa học
luật hình sự nói chung, về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có nói riêng.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ làm
công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật
hình sự nói riêng và cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại Cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương, 7 mục.



6
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI CHỨA CHẤP
HOẶC TIÊU THỤ TẢI SẢN DO NGƢỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1. KHÁI NIỆM TỘI CHỨA CHẤP HOẶC TIÊU THỤ TÀI SẢN DO
NGƢỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH TỘI
PHẠM NÀY TRONG LUẬT HÌNH SỰ.
1.1.1. Khái niệm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do ngƣời khác
phạm tội mà có
Trong Đại từ điển tiếng Việt, chứa chấp được hiểu là "chứa, cất, giữ
một cách trái phép" [46, tr. 412], còn tiêu thụ được hiểu là "bán được (hàng
hóa)" [46, tr. 1461]. Hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có hiểu theo nghĩa chung nhất là hành vi chứa, cất, giữ một cách
trái pháp luật hoặc bán một cách trái pháp luật tài sản do người khác phạm
tội mà có.
Khái niệm tài sản được quy định tại Điều 163 Bộ luật Dân sự năm
2005: "Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản".
Vật là một bộ phận của thế giới vật chất, tồn tại dưới một hình thức nhất
định, có thể đáp ứng nhu cầu nào đó của con người, nằm trong sự chiếm hữu của
con người, có giá trị và trở thành đối tượng của giao lưu dân sự. Khi là đối tượng
tác động của tội trộm cắp tài sản, cướp tài sản, cướp giật tài sản, lừa đảo,
chiếm đoạt tài sản… vật phải nằm trong sự chiếm hữu của chủ sở hữu tài sản.
Ngoài vật, tiền, giấy tờ có giá cũng được coi là tài sản. Giấy tờ có giá
trong hoạt động kinh tế hoặc giao dịch dân sự rất đa dạng, Điều 4 Quy chế
phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định
số 02/2005/ QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 04-01-2005
quy định: "Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để



7
huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một
thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ
chức tín dụng và người mua".
Giấy tờ có giá có nhiều hình thức khác nhau, tên gọi của giấy tờ có giá
có thể là: cổ phiếu, séc, giấy ủy nhiệm chi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, sổ
tiết kiệm… Những loại giấy tờ này có tính chất chung là có thể định giá được
bằng tiền và khi đưa vào lưu thông dân sự chúng có thể thay thế tiền. Tuy
nhiên, giấy tờ có giá lại được chia làm hai loại: giấy tờ có giá ghi danh và
giấy tờ có giá vô danh. Theo Điều 4 của Quy chế trên đây thì: "Giấy tờ có giá
vô danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ không ghi tên
người sở hữu. Giấy tờ có giá vô danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ
giấy tờ có giá".
Như vậy, chỉ có giấy tờ có giá vô danh mới trở thành đối tượng tác
động của tội trộm cắp tài sản, cướp tài sản, cướp giật tài sản, lừa đảo, chiếm
đoạt tài sản…. Khi lấy đi loại giấy tờ này, người phạm tội có thể thực hiện các
quyền sở hữu đối với tài sản được giấy tờ đó xác nhận. Họ có thể đem giấy tờ
này đi chuyển nhượng như: mua, bán, tặng, cho, trao đổi mà không phải thỏa
mãn thêm bất kỳ điều kiện nào liên quan đến giấy tờ này. Giấy tờ có giá hữu
danh tuy có thể đem chuyển nhượng trong giao dịch dân sự nhưng chỉ chủ sở
hữu đứng tên trong giấy tờ đó mới có khả năng thực hiện được sự chuyển
nhượng đó. Vì vậy, giấy tờ có giá hữu danh không thể trở thành đối tượng tác
động của các loại tội phạm trên.
Điều 181 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về quyền tài sản như sau:
"Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong
giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ" [41, tr. 482]. Đây là quyền gắn
liền với tài sản mà khi thực hiện các quyền đó, chủ sở hữu sẽ có được tài sản.
Quyền tài sản cũng không thể là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản,

cướp tài sản, cướp giật tài sản, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản…. bởi lẽ chỉ chủ sở
hữu mới có thể thực hiện quyền này trong giao dịch dân sự.


8
Từ sự phân tích ở trên có thể thấy, thuật ngữ "tài sản" trong cụm từ:
chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được hiểu là vật,
tiền, giấy tờ có giá vô danh
Hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà
có, mặc dù có mối liên hệ về mặt khách quan với tội phạm do người khác
thực hiện, nhưng không phải là nguyên nhân gây ra hậu quả của tội phạm đó.
Đây là đặc điểm giúp phân biệt hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có với những hành vi của người thực hành, người tổ
chức, người xúi giục, người giúp sức trong đồng phạm. Hành vi chứa chấp
hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi nguy hiểm cho
xã hội, nhưng nó không nằm trong mối liên kết thống nhất với tội phạm được
thực hiện bởi người khác. Người thực hiện tội phạm trước đó không biết trước
được việc tài sản do mình mang về từ hành vi phạm tội sẽ được người khác
chứa chấp hoặc tiêu thụ. Điều đó có nghĩa, hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có không tác động vào mặt ý thức chủ quan
đối với người thực hiện hành vi phạm tội trước đó, không ảnh hưởng đến quá
trình thực hiện tội phạm của người đó.
Mặt khác, cần phân biệt tội che giấu tội phạm và tội chứa chấp hoặc
tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Cả hai tội phạm này có những
điểm giống nhau như sau:
Thứ nhất, đều được thực hiện sau khi tội phạm do người khác thực
hiện đã hoàn thành và kết thúc trên thực tế.
Tội phạm hoàn thành là một khái niệm pháp lý chỉ hành vi phạm tội
đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm nhất
định được quy định tại Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, còn tội phạm

kết thúc là một khái niệm để chỉ tội phạm không được thực hiện trong thực tế
nữa mà không kể lý do gì. Tội phạm có thể kết thúc trước khi tội phạm hoàn
thành, cũng có thể kết thúc cùng với thời điểm tội phạm hoàn thành hoặc kết
thúc sau thời điểm tội phạm hoàn thành. Từ thời điểm tội phạm hoàn thành


9
cho đến khi tội phạm kết thúc là giai đoạn tội phạm hoàn thành. Trong giai
đoạn này, tội phạm vẫn còn đang tiếp diễn, cho nên về mặt lý thuyết, vẫn có
thể xuất hiện hành vi đồng phạm; hành vi này vẫn có thể có mối quan hệ nhân
quả với hậu quả phạm tội chung. Người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có, cũng như người phạm tội che giấu tội
phạm nếu có hứa hẹn trước với người phạm tội, thì thời điểm hứa hẹn trước
phải ở thời điểm trước khi tội phạm đã hoàn thành và kết thúc trên thực tế và
trong trường hợp này, người hứa hẹn trước sẽ chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản
do người khác phạm tội mà có hoặc hứa trước sẽ che giấu tội phạm thì bị coi
là người đồng phạm tội tương ứng.
Thứ hai, người phạm các tội này đều không có sự thỏa thuận trước với
người phạm tội và hành vi phạm tội do những người này thực hiện không nằm
trong mối quan hệ nhân quả với tội phạm đó.
Tuy vậy, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội
mà có khác với tội che giấu tội phạm ở những điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, đối tượng của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người
khác phạm tội mà có chỉ có thể là tài sản do người khác phạm tội mà có, còn
ở tội che giấu tội phạm, người phạm tội chẳng những che giấu các tang vật
của tội phạm (trong đó bao gồm cả những tài sản do người khác phạm tội mà
có) mà còn che giấu người phạm tội, các dấu vết của tội phạm hoặc có hành
vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội.
Thứ hai, khi che giấu tội phạm, người che giấu biết rõ hành vi của mình
tạo thuận lợi cho người phạm tội trốn tránh pháp luật, cản trở việc phát hiện, điều

tra, xử lý người phạm tội. Đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người
khác phạm tội mà có, thì người phạm tội chỉ biết tài sản mà mình chứa chấp,
tiêu thụ là tang vật phạm pháp, chỉ biết chứa chấp, tiêu thụ tài sản đó với mục
đích vụ lợi,mà không có ý thức cản trở việc phát hiện, điều tra và xử lý người
phạm tội. Vì vậy, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội
mà có được coi là một trong những tội xâm phạm trật tự, an toàn xã hội.


10
Tính chất của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm
tội mà có nguy hiểm hơn so với tội che giấu tội phạm, bởi lẽ hành vi đó gián
tiếp khuyến khích người phạm các tội có tính chất chiếm đoạt tài sản, xâm
phạm trật tự an toàn xã hội, đồng thời nó cũng gây trở ngại cho việc phát
hiện, điều tra, xử lý tội phạm, mặc dù người chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản có
thể không ý thức được vấn đề đó. Xuất phát từ tính chất nguy hiểm của tội
chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, trong pháp luật
hình sự hiện hành, nhà làm luật quy định hình phạt đối với tội này cao hơn
hình phạt đối với tội che giấu tội phạm.
Vấn đề tiếp theo cần làm sáng tỏ là khái niệm tội chứa chấp hoặc tiêu
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Trước hết, cần khẳng định, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có phải thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm,
mà theo PGS.TSKH Lê Cảm, phải thể hiện ba bình diện với năm đặc điểm
(dấu hiệu) của nó là: a) bình diện khách quan: tội phạm là hành vi nguy hiểm
cho xã hội; b) bình diện pháp lý: tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự; c)
bình diện chủ quan: tội phạm là hành vi do người có năng lực trách nhiệm
hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi [17, tr.
105].
Từ sự phân tích ở trên, chúng tôi xin đưa ra khái niệm tội chứa chấp
hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có: tội chứa chấp hoặc tiêu

thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi nguy hiểm cho xã hội,
trái pháp luật hình sự của người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự, tuy không hứa hẹn trước, mà chứa, cất, giữ, bán tài
sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, xâm phạm trật tự công cộng và
trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài
sản do ngƣời khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam


11
Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là tội
phạm có lịch sử lâu đời, thể hiện thái độ xử lý kiên quyết của các nhà nước
phong kiến và Nhà nước ta đối với người có hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản
do người khác phạm tội mà có. Việc ghi nhận tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản
do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam có những ý nghĩa sau
đây:
Thứ nhất, tạo cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội chứa
chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có ở nước ta.
Trong tình hình tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có tiếp tục gia tăng, gây ra những hậu quả xấu cho xã hội, gián
tiếp khuyến khích những người trực tiếp thực hiện tội phạm, xâm phạm đến
trật tự xã hội, đồng thời gây trở ngại cho việc phát hiện, điều tra, xử lý tội
phạm, thì việc ghi nhận tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có thể hiện thái độ kiên quyết chống loại tội phạm này của Nhà
nước ta. Việc ghi nhận tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có trong pháp luật hình sự tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho cuộc
đấu tranh chống loại tội phạm này.
Thứ hai, có ý nghĩa giáo dục với người dân và các tác dụng răn đe đối
với người có ý định chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội
mà có.

Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là
tội phạm vì mục đích vụ lợi, mà bản chất của nó là tham lam, kiếm tiền bằng
cách chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Nói cách
khác, tư tưởng tư hữu, mong muốn có lợi ích từ việc chứa chấp hoặc tiêu thụ
tài sản do người khác phạm tội mà có, không chịu sống bằng lao động chính
đáng là lối sống của người phạm tội này. Vì lẽ đó, việc ghi nhận tội chứa chấp
hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, có ý nghĩa giáo dục cho
mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có tác dụng răn đe đối với những người có ý
định phạm tội này. Như vậy, nó có ý nghĩa giáo dục tính thiện, tức là giáo dục


12
về tư tưởng, hành vi, lối sống, nhân cách con người trong cuộc sống đáp ứng
những yêu cầu của xã hội, phân biệt với cái ác, tức là tư tưởng, hành vi, lối
sống chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, qua đó
bảo vệ lợi ích chính đáng của cá nhân, của tập thể, xã hội.
Thứ ba, góp phần bảo vệ, tài sản của Nhà nước, tổ chức và nhân dân.
Điều 1 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "Bộ luật hình sự có nhiệm
vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ
quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội
chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội". Việc pháp luật hình sự hiện hành ghi
nhận tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thể
hiện thái độ nhất quán của Nhà nước ta trong việc chống chứa chấp hoặc tiêu
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ
chức và nhân dân.
1.2. KHÁI LƢỢC SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHỮNG QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI CHỨA CHẤP HOẶC TIÊU THỤ
TÀI SẢN DO NGƢỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ
1.2.1. Thời kỳ nhà Ngô đến nhà Lê

Năm 939, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng,
giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước ta. Trong buổi đầu của nền quân chủ
phong kiến tự chủ, để bảo vệ nền thống trị mới được thành lập, chính quyền
mới đã sử dụng các biện pháp bạo lực với các hình phạt nghiêm khắc đối với
những kẻ chống đối. Theo sử sách để lại, việc quy định hành vi nào là tội
phạm và hình phạt được áp dụng dưới thời Đinh, Lê đều tùy ý của Vua hay
các viên quan đứng đầu khu vực. Thời kỳ đó có pháp luật thành văn hay
không, ta chưa thể giải đáp được một cách chắc chắn. Nhưng điều có thể
khẳng định được là pháp luật thành văn thời đó đã được sử dụng tại Trung


13
Hoa phong kiến, cho nên chính quyền phong kiến dân tộc hoàn toàn có điều
kiện sử dụng kinh nghiệm lập pháp của họ để áp dụng vào nước ta. So với nhà
Ngô, nhà Đinh, dưới thời nhà tiền Lê, hoạt động lập pháp nói chung, lập pháp
hình sự nói riêng được tăng cường hơn, nhưng chúng ta không có tài liệu
khẳng định, thời kỳ này có quy định tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có không?
Dưới thời nhà Lý, quyền thống trị của giai cấp phong kiến đã được
xác lập, tổ chức cai trị có quy củ hơn. Để củng cố quyền hành của mình, ổn
định tình hình xã hội, năm 1042, Lý Thái Tông sai trung thư sảnh sửa định
luật lệ, chia môn loại, biên ra điều khoản lập ra Hình thư. Đây là bộ luật thành
văn đầu tiên của nước ta, nhưng rất tiếc bộ luật đó hiện nay không còn nữa,
nên chúng ta không biết rõ các điều luật có nội dung như thế nào và có quy
định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có hay
không?. Theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, thì trong
thời kỳ Nhà Minh đô hộ nước ta (1407-1427), họ đã thu nhiều sách quý của
nước ta, trong đó Bộ hình thư đem về Kim Lăng, Trung Quốc [32, tr. 188].
Thời kỳ nhà Trần, nhân dân ta đã tiến hành ba cuộc kháng chiến anh
hùng chống quân Mông - Nguyên xâm lược. Về mặt lập pháp, có hai bộ luật

được ban hành dưới đời vua Trần Thái Tông và Trần Dụ Tông.
Trần Thái Tông (1225-1258), ông Vua đầu tiên của nhà Trần, sau khi
lên ngôi đã nghĩ ngay đến việc lập pháp. Năm 1230, nhà Vua cho khảo định
lại những luật lệ của các triều vua trước, sửa đổi hình luật, lề nghi, soạn thành
Quốc triều thông chế gồm 20 quyển. Trong cuốn Lịch triều hiến chương loại
chí của Phan Huy Chú, Quốc triều thông chế còn có tên khác là Quốc triều
hình luật. Về bộ luật này, ngày này chỉ còn một đoạn được ghi lại trong cuốn
Lịch triều hiến chương loại chí, quyền thứ ba mươi ba, chương hình luật chí:
"Năm thứ 6, niên hiệu Kiến Trung đời Vua Thái Tông nhà Trần, làm sách
Quốc triều hình luật, khảo xét những luật lệ đời trước làm ra" [19. tr. 525].


14
Bộ luật thứ hai của triều Trần được ban hành dưới đời Vua Trần Dụ
Tông (1341-1369). Năm 1341, Trần Dụ Tông "sai Trương Hán Siêu, Nguyễn
Trung Ngạn biên soạn bộ Hoàng triều đại điển và khảo soạn bộ hình thư để
ban hành" [20, tr. 12].
Cũng như Bộ hình thư thời Lý, hai bộ luật nhà Trần cũng đã bị mất,
cho nên chúng ta không thể biết về từng điều khoản của hai bộ luật đó và
cũng không có tài liệu khẳng định, thời kỳ này có quy định tội chứa chấp hoặc
tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có không?
Thời kỳ nhà Hồ, về mặt lập pháp hình sự, năm 1401, Hồ Hán Thương
"định quan chế và hình luật nước Đại Ngu" [20, tr. 202]. Nếu như pháp luật
hình sự thời kỳ nhà Lý còn mang nhiều tính khoan dung, đến pháp luật hình
sự thời kỳ nhà Trần đã mang tính nghiêm khắc hơn, thì đến thời kỳ nhà Hồ,
để khôi phục kỷ cương và củng cố uy quyền của Nhà nước phong kiến, chế tài
hình sự được áp dụng đã mang tính chất hà khắc, nặng nề hơn các triều đại
trước rất nhiều. Tuy nhiên, chúng ta chưa có tài liệu khẳng định, thời kỳ này
có quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà
có.

Thời kỳ nhà Lê, năm 1428, sau khi lên ngôi Vua, Lê Thái Tổ đã hạ
lệnh cho các tướng hiệu và các quan rằng: "Từ xưa tới nay, trị nước phải có
pháp luật, không có pháp luật thì sẽ loạn. Cho nên, học tập đời xưa đặt ra
pháp luật là để dạy các tướng hiệu, quan lại, dưới đến dân chúng trăm họ biết
thế nào là thiện, là ác, điều thiện thì làm, điều chẳng lành thì tránh, chớ để đến
nỗi phạm pháp" [20, tr. 291].
Đáng chú ý, hoạt động lập pháp nói chung, lập pháp hình sự nói riêng
của nhà Lê được tiến hành thành công nhất dưới thời Vua Lê Thánh Tông.
Chính triều đại Lê Thánh Tông đã cho ra đời Quốc triều hình luật hay còn gọi
là Bộ luật Hồng Đức nổi tiếng vào năm 1483.


15
Nghiên cứu Quốc triều hình luật cho thấy, mặc dù chưa có quy định
riêng về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có,
nhưng có đề cập tội phạm này tại nhiều điều luật. Điều 429 Quốc triều hình
luật quy định: "Giữa ban ngày ăn cắp vặt cũng xử tội đồ, đã lấy được của, thì
phải bồi thường một phần tang vật. Những kẻ chứa chấp, thì đều bị tội nhẹ
hơn một bậc và bắt bồi thường một phần ba tang vật. Kẻ biết việc mà không
cáo giác bị tội nhẹ hơn hai bậc" [34, tr. 159]. Tại điều luật này, hành vi chứa
chấp tài sản do người khác phạm tội mà có được nhà làm luật đánh giá là ít
nguy hiểm cho xã hội hơn tội phạm chính (ăn cắp vặt), nhưng lại được coi là
nguy hiểm hơn so với tội không tố giác tội phạm (tội chứa chấp tài sản do
người khác phạm tội mà có bị tội nhẹ hơn một bậc, còn tội không tố giác tội
phạm bị tội nhẹ hơn hai bậc). Ngoài ra, trong quy định này, người chứa chấp
tài sản do người khác phạm tội mà có, ngoài hình phạt chính, còn phải chịu
hình phạt bổ sung - hình phạt tiền với giá trị bằng một phần ba tang vật.
Quốc triều hình luật còn đề cập tội chứa chấp tài sản do người khác
phạm tội mà có tại Điều 456:
Đày tớ đi ăn trộm, mà chủ không báo quan, thì xử biếm năm

tư; ăn cướp thì biếm năm tư và bãi chức; chủ không có quan chức,
thì thay xử đồ làm chủng điền binh và đều phải bồi thường thay
những tang vật ăn trộm hay ăn cướp. Nếu chủ giấu giếm nhận của
ăn trộm, ăn cướp thì phải đồng tội. Đã báo quan mà sau lại bao dung
những đày tớ ăn cướp ăn trộm ấy, thì xử như tội biết việc mà không
trình [34, tr. 165].
Tại điều luật này, hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội
mà có bị coi là hành vi đồng phạm, mà không cần xem xét điều kiện người
chủ có cùng cố ý thực hiện tội trộm cắp tài sản hoặc tội cướp tài sản với người
đầy tớ hay không? Nhà làm luật trong trường hợp này đã buộc trách nhiệm


16
của người chủ phải quản lý người đày tớ, phải biết tất cả những việc người
đày tớ thực hiện. Đây là một điểm đáng chú ý trong Bộ luật Hồng Đức.
Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được đề cập tại
Điều 460 Quốc triều hình luật:
Những kẻ nhận tài vật của kẻ ăn trộm, thay đổi hình dạng
rồi đem bán, thì xử nhẹ hơn tội ăn trộm một bậc. Nếu vì nhầm mà
nhận những đồ vật ấy, thì chỉ phạt 60 trượng, biếm, biếm hai tư.
Nếu không biết mà mua phải đồ vật ấy, thì truy số tiền mua ở người
bán mà trả cho; còn đồ vật thì phải trả lại chủ mất [34, tr. 166].
Như vậy, tại điều luật này, tương tự như tại Điều 429, tội tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có được nhà làm luật đánh giá là ít nguy hiểm
cho xã hội hơn so với tội phạm chính (ăn trộm). Người mua phải đồ gian,
nhưng ngay tình, thì được lấy lại số tiền đã mua ở người bán, còn đồ gian thì
được trả lại cho người mất trộm. Đây là quy định rất hợp lý, hợp tình, thể hiện
trình độ kỹ thuật lập pháp rất cao của Bộ luật Hồng Đức.
1.1.2. Thời kỳ nhà Tây Sơn đến thời kỳ nƣớc ta bị thực dân Pháp
xâm lƣợc

Thời kỳ nhà Tây Sơn, về mặt lập pháp nói chung, lập pháp hình sự
nói riêng, ngay từ năm 1788, Quang Trung đã có chủ trương biên soạn một bộ
luật cho triều đại mới. Các giáo sĩ phương Tây có mặt ở nước ta lúc bấy giờ
đã ghi chép trong Nhật ký của Giáo hội Đàng ngoài Chiếu chỉ của Quang
Trung như sau:
Từ trước tới nay, các vua chúa đều lấy luật pháp để cai trị
thần dân và duy trì hòa bình, nên ta cũng nêu gương các vị tiền bối
mà đánh dấu ngày khởi đầu của triều đại ta bằng cách soạn ra một
bộ luật để dân chúng sống trên đất ta nghiêm ngặt tuân theo. Vì thế,
ta đã giao cho các quan tư pháp và tham chính viện nhiệm vụ hoàn


17
thành bộ luật đó trong một hai tháng [29, tr. 190].
Đến nay, chúng ta không có tài liệu chứng minh bộ luật mà Quang
Trung chủ trương biên soạn có được hoàn thành không, nhưng có thể do thời
gian trị vì quá ngắn ngủi, nên Quang Trung chưa kịp hoàn thành ước nguyện
này. Sau khi Quang Trung mất, Quang Toản nối ngôi lấy niên hiệu là Cảnh
Thịnh. Cảnh Thịnh Hoàng đế đã giao cho thượng thư bộ hình Lê Công Miễn
soạn Bộ hình thư. Bộ luật này gồm ba quyển đã được biên soạn xong, chưa
kịp thi hành, thì Lê Công Miễn bị bệnh mất.
Bộ hình thư triều Tây Sơn không còn nữa, nhưng gia phả họ Lê cho
biết: "Bộ hình thư được biên soạn trên cơ sở tham chước luật nhà Thanh và
Bộ luật Hồng Đức, nhằm khắc phục tình trạng chính sự bất nhất" [29, tr. 188].
Như vậy, mặc dù chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng triều Tây Sơn đã
để lại một dấu ấn đậm nét trong lịch sử dân tộc, lịch sử lập pháp nói chung và
lịch sử lập pháp hình sự nói riêng.
Năm 1802, sau khi đánh bại hoàn toàn lực lượng của Tây Sơn,
Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế
ngày nay). Về mặt lập pháp nói chung, lập pháp hình sự nói riêng, sau khi lên

ngôi hoàng đế, Vua Gia Long giao cho Tiền quân Bắc thành tổng trấn Nguyễn
Văn Thành (1757 - 1817) là Tổng tài soạn thảo Bộ luật có tên Hoàng Việt luật
lệ (Bộ luật Gia Long). Hoàng Việt luật lệ được khắc in lần đầu vào năm 1812
ở Trung Quốc, có hiệu lực từ năm 1813 trên phạm vi toàn quốc [24, tr. 11]. Vì
bắt chước nhà Thanh, cho nên Bộ luật của nhà Nguyễn không gọi là hình thư
hay hình luật như các bộ luật của các triều trước, mà gọi là Hoàng Việt luật lệ
(nhà Thanh gọi là Đại Thanh luật lệ).
Mặc dù chịu ảnh hưởng của Đại Thanh luật lệ khá nặng nề, nhưng
nhiều điều luật trong Hoàng Việt luật lệ vẫn được quy định trên cơ sở tiếp thu
những giá trị lập pháp của Bộ luật Hồng Đức. Điều 7, quyền thứ 13, Hoàng
Việt luật lệ có đề cập tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm
tội mà có với tên gọi tội đạo tặc oa trữ (trộm cắp, chứa đồ gian) như sau:


18
Phàm có thâm ý trộm bạo, chứa đồ gian, dù chính bản thân
không thực hiện, chỉ chia phần tang vật thì cũng xử chém. Nếu cùng
thực hiện thì không nói đến việc chia tang vật, không chia tang vật,
chỉ theo bọn mà làm cho có của tiền thì không chia thủ tòng đều bị
chém cả. Nếu không biết việc trộm nọ, chỉ là chứa tạm thì không
buộc tội.
Nếu không cùng đi ăn trộm và cũng không chia tang vật thì
phạt 100 trượng, lưu 3.000 dặm.
Về mưu kế, kẻ chứa đồ gian chưa có thâm ý lập mưu, chỉ là
cùng biết mưu kế của giặc và cùng thực hiện nhưng không chia tang
vật hay có chia tang vật nhưng không cùng thực hiện vụ trộm, thì
đều xử chém cả. Nếu không làm, không chia tang vật, thì phạt 100
trượng [26, tr. 650].
Hoàng việt luật lệ đã có phần giải thích cụ thể về tội trên:
Điều này chuyên luận về tội chứa đồ gian. Trộm cắp thì phải

có kẻ chứa đồ gian, nhưng kẻ chứa đồ gian có chia ra hai hạng để
buộc tội là cố ý cùng mưu, có làm hay không làm, có chia tang vật
hay không chia tang vật. Trước nổi lên ý ăn trộm, rồi đi ăn trộm
ngay, chỉ huy cân nhắc ắt là tùy công mà chia tang vật, thì xử cầm
đầu là người tạm thời cố ý ăn trộm, còn các người khác, xử tội a
tòng. Còn như bạo trộm thì không chia thủ, tòng. Đây là nói sơ qua
về ăn trộm. Tiết kế đây luận về ăn trộm không dự mưu kế, nhân đó
luận về người chứa đồ gian, nhưng không hẳn chỉ chủ chứa đồ gian
vì gọi là chủ chứa đồ gian là người ra lịnh, chiêu tập kiểm soát gom
về của nhiều người để chứa giấu tại nhà, khác gì ăn trộm được chia
tang vật. Cho nên, người chứa đồ gian là cùng nghĩa ăn trộm. Nếu
có lúc không đồng mưu, mà kẻ khác ăn trộm đem chứa đồ gian nơi
nhà người này thì đều là có mưu ăn trộm cả. Nay nói hai việc ấy có
khác âm mưu, cùng gặp cùng ăn trộm thì chẳng phải là chuyên chỉ


19
cho kẻ chưa đồ gian có thể hiểu.
- Hoặc tình cờ ở nhà, liền cùng tham gia ăn trộm, thì cũng
vậy, không được coi là chứa đồ gian.
- Còn như biết đồ ăn cướp bán ra, đồ dụ dỗ lấy, sau khi bạo
trộm chia các tang vật lấy được, thì tính theo số đó thuộc về mình,
xử theo tội a tòng chứa đồ gian ăn trộm, khỏi xăm chữ. Đây không
nói về thỏa thuận láy và ép buộc, hăm dọa, gian trá mà lấy được đều
là loại ấy cả, vì sức ép buộc do dọa nạt gian trá lấy được, đối với
luật gốc, là của cải của người bình thường, nay lấy một cách không
bình thường. Và tang vật ăn trộm lại không giống của cải bình
thường, cho nên lấy việc sau khi chia tang vật trộm được mà buộc
tội, không xử theo luật gốc.
- Nếu biết rõ đó là tang vật ăn trộm mà nhận cho gởi, chứa

cất thì tính số tang vật gởi ấy để buộc tội, giảm 1 bậc so với cố ý
mua, như cố ý mua tang vật ấy 100 lạng chia làm hai làm 50 lạng,
phạt 70 trượng, giảm 1 bậc nhân gởi còn 60 trượng. Mút tội cố ý
mua, nhận gởi là 100 trượng.
- Nếu không biết đồ trộm, không mua lầm, không nhận cho
gởi thì không tội [26, tr. 651-652].
Từ quy định trên có thể thấy, Hoàng việt luật lệ đã quy định tội chứa
chấp tài sản do người khác phạm tội mà có ở những điểm đáng chú ý sau:
Thứ nhất, tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có, có liên
quan đến một tội chính là tội trộm cắp tài sản.
Thứ hai, nếu cố ý cùng thực hiện tội trộm cắp dưới dạng giúp sức,
chứa chấp tài sản trộm cắp được, được chia tang vật trộm cắp được, thì bị xử
chém cùng những người trộm cắp. Điều này thể hiện sự nghiêm khắc của Bộ
luật Gia Long đối với tội trộm cắp tài sản.
Thứ ba, nếu cùng thực hiện tội trộm cắp và sau đó chứa chấp tài sản


20
trộm cắp được, thì không cần biết có được chia tang vật trộm cắp được hay
không, đều bị xử chém.
Thứ tư, trường hợp người chứa chấp tài sản trộm cắp được không thực
hiện tội trộm cắp và cũng không được chia tang vật trộm cắp được, thì phạt
100 trượng, lưu 3.000 dặm.
Ngoài ra, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, Hoàng
Việt luật lệ đã có quy định về hiệu lực Bộ luật này theo không gian và theo thời
gian. Về hiệu lực của Bộ luật này đối với các hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt
Nam, Điều 33 - Người ngoại quốc phạm tội - Hoàng Việt luật lệ quy định: "Hết
thảy người ngoại quốc phạm tội thì cũng y luật xử trị. Người ngoại quốc khi đến
(nước nào) là lệ thuộc vào dân bản xứ, như vua, dân nước nầy có tội, cũng
theo luật mà xử, chỉ cho họ biết rằng mọi hành vi không nằm ngoài pháp luật"

[25, tr. 195]. Về hiệu lực của Bộ luật này theo thời gian, Điều 42 - Xử theo
luật mới ban - Hoàng Việt luật lệ quy định: "Phàm luật bắt đầu áp dụng là từ
ngày ban xuống. Nếu phạm tội trước đó, y luật mới mà xử như việc phạm tội
lúc chưa định lệ thì vẫn y luật và các lệ đã thi hành mà xử" [25, tr. 207-208].
Như vậy, người ngoại quốc phạm tội chứa đồ gian (chứa chấp tài sản do
người khác phạm tội mà có) trên lãnh thổ Việt Nam, thì đều có thể bị xử lý
theo quy định được đề cập ở trên.
Thời kỳ nước ta bị thực dân Pháp xâm lược, chúng thực hiện chính
sách "chia để trị", chia đất nước Việt Nam làm ba xứ với ba chế độ chính trị
khác nhau. Nam Kỳ là đất thuộc địa, không còn quan hệ phụ thuộc vào triều
đình Huế; Bắc Kỳ là đất "nửa bảo hộ" đặt dưới quyền cai trị của một viên
thống sứ người Pháp; ở Trung Kỳ, triều đình bù nhìn vẫn còn được duy trì với
danh hiệu "Chính phủ Nam triều", nhưng quyền hành thực tế nằm trong tay
viên khâm sứ người Pháp là chủ tịch Hội đồng bảo hộ Trung Kỳ. Sắc luật
ngày 31/12/1912 của Toàn quyền Đông Dương đã sửa đổi 56 điều của Bộ luật
hình sự Pháp thành Hình luật canh cải (Code pénal modifié) và cho áp dụng
tại Nam kỳ. Ở Bắc Kỳ, Nghị định ngày 2/12/1921 của Toàn quyền Đông Dương


21
đã cho áp dụng Luật hình An Nam. Ở Trung Kỳ, bằng Dụ số 43 ngày
31/7/1933 của Bảo Đại, Hoàng Việt hình luật được ban hành.
Khoản 6 Điều 351 Hoàng Việt hình luật đã đề cập tội chứa chấp hoặc
tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có:
Người nào tri tình mà oa trữ một phần hay toàn phần của
trộm cướp, hoặc của lừa gạt hoặc của gì do sự phạm tội đại hình hay
trừng trị mà lấy được.
Nếu xét quả của oa trữ ấy do sự phạm tội đại hình mà lấy
được, thời người oa trữ sẽ bị phạt một nửa tội danh mà luật đã định
phạt về tội đại hình ấy và về trọng hình trong tội đại hình ấy mà

người oa trữ đã tri tình. Tuy nhiên, nếu tội danh ấy là tử hình hay
khổ sai chung thân, thời người oa trữ sẽ bị phạt khổ sai từ 6 năm
đến 20 năm [21, tr. 470-471].
Từ quy định trên có thể thấy, tội chứa chấp tài sản do người khác
phạm tội mà có đã được Hoàng Việt hình luật đề cập cụ thể hơn so với quy
định tương ứng trong Hoàng Việt luật lệ. Tội chứa chấp tài sản do người khác
phạm tội mà có không chỉ liên quan tội trộm cắp tài sản như trong Hoàng Việt
luật lệ, mà có thể liên quan đến những tội phạm khác, và hình phạt đối với tội
này chỉ bằng một nửa hình phạt đối với tội phạm mà nó liên quan, trừ trường
hợp nếu hình phạt đối với tội phạm mà nó liên quan là tử hình, hay khổ sai
chung thân, thì người phạm tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà
có sẽ bị phạt khổ sai từ 6 năm đến 20 năm. Đây có thể coi là một bước tiến bộ
đáng kể về kỹ thuật lập pháp hình sự đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có trong Hoàng việt hình luật.
1.1.3. Thời kỳ từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công
cho đến nay
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền nhân dân non
trẻ phải đối mặt với những khó khăn chồng chất. Nền kinh tế của đất nước


22
vốn đã nghèo nàn, lạc hậu, lại bị Pháp, Nhật vơ vét xác xơ, bị chiến tranh và
thiên tai tàn phá. Trong tình hình đó, nhân dân ta phải thực hiện ba nhiệm vụ
lớn, đó là diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm và "Đảng ta xác
định giữ vững chính quyền là nhiệm vụ hàng đầu" [30, tr. 468].
Để bảo vệ những công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc
gia, Nhà nước ta cũng đã ban hành Sắc lệnh số 26/SL ngày 25-02-1946 trừng trị
nghiêm khắc những kẻ phá hoại cầu cống, đường xe lửa, đường giao thông, đê
đập, các nhà máy điện, nhà máy nước, dây điện thoại, điện tín Đáng chú ý, Sắc
lệnh này đã đề cập tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội

mà có: "những kẻ oa chữ các dây điện thoại hay dây điện tín cũng bị phạt như
những kẻ ăn trộm các đồ vật ấy" [3, tr. 113]. Như vậy, trong quy định này, phạm
vi đồng phạm được quy định rộng, bao gồm cả hành vi oa chữ tức là hành vi
chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, không phân biệt có
hứa hẹn trước hay không. Tương tự như vậy, Điều 2 Sắc lệnh số 27-SL ngày 28-
02-1946 về truy tố các tội bắt cóc, tống tiền, ám sát quy định: "Những người
tòng phạm hoặc oa chữ những tang vật của tội phạm trên cũng bị phạt như chính
phạm" [3, tr. 79].
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết,
miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và
bọn tay sai thống trị. Ở miền Bắc, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây
dựng miền Bắc thành căn cứ vững mạnh của cách mạng cả nước; ở miền
Nam, tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ nhằm giải phóng miền Nam khỏi
ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà. Công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta đòi hỏi việc quản lý nền
kinh tế quốc dân phải đi đúng các quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa. Những
quy luật ấy được thể hiện thành chính sách, pháp luật, chế độ, thể lệ của Nhà
nước, thành một hệ thống những quy định đồng bộ thống nhất mà mọi người
phải chấp hành thống nhất, đầy đủ, nghiêm chỉnh. Để tăng cường pháp chế xã
hội chủ nghĩa, cần phải xây dựng, bổ sung các luật lệ về kinh tế, tài chính, dân
sự, lao động, hình sự và có biện pháp bảo đảm cho những luật lệ đó được thi


23
hành có hiệu quả. Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ
nghĩa được Nhà nước ta ban hành ngày 21-10-1970 cũng là nhằm tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa, hỗ trợ đắc lực cho việc bảo vệ sở hữu xã hội chủ
nghĩa, tăng cường hiệu lực của các luật lệ khác về tài chính, kinh tế và góp
phần giáo dục sâu sắc các quan điểm về quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Việc ban hành cùng một lúc hai pháp lệnh: Pháp lệnh trừng trị các tội xâm

phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản
riêng của công dân thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, không những
đối với tài sản xã hội chủ nghĩa, mà cả đối với tài sản riêng của công dân.
Điều 17 Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa
quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản xã hội chủ nghĩa bị chiếm đoạt
như sau:
1. Kẻ nào biết rõ tài sản xã hội chủ nghĩa đã bị chiếm đoạt mà
chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản đó thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây:
a) Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm;
b) Có tổ chức;
c) Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản với số lượng lớn hay là tài
sản có giá trị đặc biệt;
d) Dùng tài sản chứa chấp vào việc kinh doanh, bóc lột, đầu
cơ, đút lót hoặc vào những việc phạm tội khác; thì bị phạt tù từ 3
năm đến 12 năm.
Trong Pháp lệnh trên, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản xã hội chủ
nghĩa bị chiếm đoạt được hiểu là tội phạm do người tuy đã biết rõ là tài sản xã
hội chủ nghĩa bị chiếm đoạt, nhưng vẫn chứa chấp, tiêu thụ dưới bất kỳ hình
thức nào (mua để dùng, mua đi bán lại, nhận bán hộ, nhận giữ hộ, cầm cố, gán
nợ…). Những hành vi này đã gián tiếp khuyến khích người trực tiếp chiếm
đoạt bất hợp pháp tài sản xã hội chủ nghĩa. Điểm quan trọng là phải xác định


24
rõ ý thức chủ quan của người phạm tội. Nếu không biết được tài sản bị chiếm
đoạt, thì việc chứa chấp, tiêu thụ không cấu thành tội phạm. Pháp lệnh này đã
phân biệt tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản xã hội chủ nghĩa bị chiếm đoạt
với tính chất là tội phạm độc lập (có khung hình phạt tương đối nhẹ), mà đặc
điểm là người chứa chấp, tiêu thụ không cùng với người chiếm đoạt tài sản

bàn bạc trước, thỏa thuận trước, không đồng phạm tội trộm cắp, lừa đảo, tham
ô hoặc chiếm đoạt khác (với mức hình phạt nặng hơn).
Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân được
Nhà nước ta ban hành ngày 21-10-1970, cũng đã quy định tội chứa chấp hoặc
tiêu thụ tài sản riêng của công dân bị chiếm đoạt tại Điều 13:
1. Kẻ nào biết rõ tài sản riêng của công dân bị chiếm đoạt mà
chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản đó thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây:
a) Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm;
b) Có tổ chức;
c) Chứa chấp hoặc tiêu thụ một số lớn tài sản; thì bị phạt tù
từ 2 năm đến 10 năm.
Như vậy, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản riêng của công dân bị
chiếm đoạt và tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản xã hội chủ nghĩa bị chiếm
đoạt đều cơ bản giống nhau về tội danh, những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc
trưng, chỉ có khác là khung hình phạt thấp hơn một cách đáng kể.
Sau khi giải phóng miền Nam năm 1975, trong khi chờ đợi thống nhất
nước nhà về mặt Nhà nước, trên thực tế về hình thức, tạm thời tồn tại hai Nhà
nước: Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Nhà nước Cộng hòa miền
Nam Việt Nam; mỗi Nhà nước có pháp luật riêng [22, tr. 35]. Nhà nước Cộng
hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành ngay một số chính sách, văn bản quy
phạm pháp luật hình sự nhằm phục vụ thực hiện một trong những nhiệm vụ

×