Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 91 trang )



1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





NGUYỄN THỊ HỒNG BÍCH






BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG
THEO PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VẤN ĐỀ BẢO HỘ
NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG TẠI VIỆT NAM





LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC









HÀ NỘI - 2012




2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




NGUYỄN THỊ HỒNG BÍCH




BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG
THEO PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VẤN ĐỀ BẢO HỘ
NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số : 60 38 60




LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Năng



HÀ NỘI - 2012




3

MỤC LỤC



Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục



Danh mục các từ viết tắt


Danh mục các bảng


Danh mục các sơ đồ


MỞ ĐẦU
1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ NHÃN HIỆU, NHÃN
HIỆU NỔI TIẾNG
6
1.1.
Tổng quan về nhãn hiệu hàng hóa
6
1.1.1.
Xuất xứ thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa
6
1.1.2.
Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa
7
1.1.3.
Đặc điểm của nhãn hiệu hàng hóa
8
1.1.4.

Phân biệt khái niệm nhãn hiệu với thương hiệu
9
1.2.
Khái niệm nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Liên minh
Châu Âu
12
1.3.
Khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Liên minh
châu Âu, tương quan so sánh với pháp luật quốc tế và pháp
luật các nước khác
15
1.3.1.
Khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Liên minh
Châu Âu
15
1.3.2.
Khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế và
17


4
pháp luật các nước phát triển trên thế giới

Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN BẢO HỘ
NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU
25
2.1.
Khái quát về Liên minh Châu Âu và quá trình xây dựng hệ
thống pháp luật của Liên minh Châu Âu
25

2.2.
Những quy định pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
của Liên minh Châu Âu
28
2.2.1.
Chỉ thị hướng dẫn 104/89/EEC
29
2.2.2.
Quy chế 40/94/EC về Nhãn hiệu hàng hóa Cộng đồng
31
2.2.2.1.
Điều 8(2)(c) Quy chế Nhãn hiệu Cộng đồng
31
2.2.2.2.
Điều 8(5) Quy chế Nhãn hiệu Cộng đồng
33
2.3.
Thực tiễn công tác bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng của Liên
minh Châu Âu
39
2.3.1.
Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng thông qua các điều ước quốc tế
39
2.3.2.
Bảo hộ trực tiếp theo quy định của pháp luật Liên minh
Châu Âu
40
2.3.3.
Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng thông qua hoạt động của các cơ
quan Liên minh Châu Âu

42
2.3.3.1.
OHIM- Cơ quan đăng ký nhãn hiệu của Liên minh Châu Âu
42
2.3.3.2.
Tòa án Tư pháp Châu Âu
46

Chương 3: NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA LIÊN MINH
CHÂU ÂU VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG ĐỐI
VỚI VIỆT NAM
51
3.1.
Những quy định pháp luật và thực tiễn bảo hộ nhãn tiếng
của Việt Nam
51
3.1.1.
Khái niệm và tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng
51
3.1.2.
Xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam
53


5
3.1.3.
Nguyên tắc bảo hộ và thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
tại Việt Nam
56
3.1.4.

Các trường hợp bị xem là vi phạm nhãn hiệu nổi tiếng
57
3.1.5.
Một số vụ việc thực thi quyền bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại
Việt Nam
59
3.2.
Đánh giá các quy định về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại
Việt Nam từ kinh nghiệm của Liên minh Châu Âu
60
3.2.1.
Xây dựng khái niệm và tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng
60
3.2.2.
Xây dựng quy định pháp luật về sự suy thoái và lu mờ của
nhãn hiệu
62
3.2.2.1.
Sự suy thoái của nhãn hiệu
62
3.2.2.2.
Sự lu mờ của nhãn hiệu
63
3.2.3.
Cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
64
3.2.4.
Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu
nổi tiếng mang tính thống nhất, đồng bộ và lâu dài
65

3.3.
Nâng cao hiệu quả bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng của Việt
Nam từ kinh nghiệm của Liên minh Châu Âu và thực tiễn
phát sinh tại Việt Nam
66
3.3.1.
Tăng cường vai trò của Nhà nước trong toàn bộ hệ thống
bảo hộ nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng
66
3.3.2.
Hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về bảo hộ
nhãn hiệu nổi tiếng
68
3.3.3.
Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong cơ chế thực thi bảo
hộ Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
73
3.3.4.
Nâng cao ý thức và trình độ nhận thức của cộng đồng, đặc
biệt là các doanh nghiệp Việt Nam
75

KẾT LUẬN
77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
80


6




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CTM
: Đơn đăng ký nhãn hiệu của Liên minh Châu Âu
CTMR
: Quy chế nhãn hiệu Cộng đồng
EU
: Liên minh châu Âu
OHIM
: Cơ quan đăng ký nhãn hiệu của Liên minh Châu Âu
NHNT
: Nhãn hiệu nổi tiếng
SHTT
: Sở hữu trí tuệ
WIPO
: Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới


7



DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng
Tên bảng

Trang
2.1
Số liệu các vụ việc về nhãn hiệu của EU
47





DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Số hiệu
sơ đồ
Tên sơ đồ
Trang
2.1
Khái quát NHNT theo Quy chế nhãn hiệu Cộng đồng
38



8
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong bối cảnh nước ta đang tiến đến rất gần mục tiêu hội nhập vào
nền kinh tế thế giới, mà cụ thể của quá trình đó chính là việc gia nhập vào Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam sẽ trở thành một thị trường thực
sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Và một thực tế trước mắt
mà bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy là đã và sẽ có rất nhiều các nhãn hiệu hàng

hóa và dịch vụ nổi tiếng thế giới xuất hiện trên thị trường Việt Nam như nước
giải khát Pepsi, Coca Cola, xe hơi Ford, Toyota, sản phẩm thời trang Gucci,
CK Nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
(NHNT) càng thể hiện rõ hơn bao giờ hết. Chúng ta cần có những động thái
cụ thể và hiệu quả hơn trong công tác lập pháp cũng như trong quá trình áp
dụng pháp luật về bảo hộ NHNT để tạo lập một môi trường pháp lý an toàn
nhằm tạo sự tin cậy và an tâm đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Rõ ràng sự thiếu vắng của các quy định pháp luật trong lĩnh vực sở
hữu trí tuệ (SHTT) đã mang lại những khó khăn nhất định cho thực tiễn sử
dụng và bảo hộ NHNT ở Việt Nam. Mặc dù Nhà nước đã nỗ lực trong việc
ban hành nhiều văn bản luật và những quy định mới, song hiện tượng vi phạm
quyền SHTT vẫn tiếp tục là những thách thức to lớn đối với các cơ quan có
thẩm quyền và các chủ thể quyền SHTT. Pháp luật về nhãn hiệu, đặc biệt là
nhãn hiệu nổi tiếng có vẻ là lĩnh vực chịu thách thức nhiều hơn cả bởi ngày
càng có nhiều tranh chấp và khiếu nại được đưa ra trước cơ quan thẩm quyền
liên quan đến hành vi xâm phạm nhãn hiệu.
Vì vậy việc tìm hiểu và nhận thức vấn đề bảo hộ NHNT của các nước
phát triển trên thế giới, như là các nước Liên minh châu Âu (EU), từ đó tìm ra
những bài học kinh nghiệm áp dụng vào Việt Nam là một đòi hỏi hết sức cần


9
thiết trong giai đoạn hiện nay. Đó cũng chính là lý do tác giả đã chọn đề tài
"Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Liên minh Châu Âu và bài học
kinh nghiệm cho vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam" làm luận
văn thạc sĩ Luật học.
Liên minh Châu Âu là một tổ chức có hệ thống pháp luật tiến bộ trong
lĩnh vực SHTT nói chung và nhãn hiệu nói riêng. Qua việc nghiên cứu, tìm
hiểu vấn đề bảo hộ NHNT theo pháp luật EU, chúng ta sẽ có một cái nhìn
khách quan về vấn đề bảo hộ NHNT của các nước phát triển trên thế giới qua đó

học hỏi kinh nghiệm, ứng dụng có hiệu quả và phù hợp với tình hình phát triển
của Việt Nam. Để công tác bảo hộ NHNT của Việt Nam không chỉ hoàn thiện
về mặt pháp luật, bắt kịp với sự hoàn thiện của pháp luật các nước phát triển trên
thế giới mà về thực tiễn đáp ứng được đòi hỏi của các nhà đầu tư nước ngoài
về môi trường pháp lý an toàn cũng như quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu
Đối với các nước phát triển trên thế giới thì vấn đề bảo hộ nhãn hiệu,
NHNT không có gì là xa lạ, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu được
thực hiện liên quan đến NHNT, rất nổi tiếng và nhãn hiệu có danh tiếng.
Trong đó phải kể đến cuốn sách "Famous and well-known marks - An
international analysis" của Frederick W. Mostert, tác phẩm của Mostert đi
sâu vào nghiên cứu những vấn đề pháp lý cụ thể về NHNT như định nghĩa về
NHNT, tiêu chí đánh giá NHNT và rất nổi tiếng, vấn đề thực thi bảo hộ
NHNT ở cấp độ quốc gia lẫn quốc tế. Một công trình khác cũng rất có giá trị
là cuốn sách của Christopher Heath và Kung - Chung Liu, "The protection of
well-known marks in Asia". Tác phẩm được thực hiện bởi một nhóm các nhà
nghiên cứu đến từ các quốc gia châu Âu và châu Á. Cuốn sách không những
giới thiệu hệ thống pháp luật về bảo hộ NHNT của từng quốc gia châu Á mà
đồng thời cung cấp một sự so sánh rất giá trị về cơ chế pháp lý bảo hộ NHNT
giữa ba hệ thống pháp luật điển hình trên thế giới là hệ thống pháp luật Hoa
Kỳ, hệ thống pháp luật châu Âu và hệ thống pháp luật châu Á.


10
Hiện nay ở Việt Nam cũng có khá nhiều công trình khoa học liên quan
đến đề tài nhãn hiệu, NHNT. Vấn đề về nhãn hiệu được đề cập trong tác
phẩm “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hiệp định TRIPS” của PGS.TS
Nguyễn Bá Diến năm 2004. Các công trình khoa học đáng chú ý khác liên
quan đến vấn đề nhãn hiệu, NHNT là đề tài khoa học cấp quốc gia năm 2006
“Hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ trong tiến trình hội

nhập quốc tế của Việt Nam” và “Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong tiến trình
hội nhập quốc tế” (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010) do PGS.TS Nguyễn
Bá Diến làm chủ biên.
Ngoài ra có thể kể đến một số luận văn thạc sỹ về đề tài nhãn hiệu như
“Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và Liên minh Châu Âu”, tác giả
Hồ Vĩnh Thịnh (Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2006); “Bảo hộ
nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định pháp luật Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thị
Vân (Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2010); Nguyễn Thị Lan Anh
“Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật nước ngoài”
(Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2012). Luận án Tiến sĩ của tác giả
Lê Mai Thanh, "Những vấn đề pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam" (2006) cũng đã tiếp cận một
cách khái quát nhất về NHNT. Một công trình nghiên cứu khác chi tiết hơn về
NHNT là luận văn thạc sĩ của tác giả Diệp Thị Thanh Xuân, "Vấn đề bảo hộ
nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế
giới và pháp luật Việt Nam" (Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009)
Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn
đề bảo hộ NHNT theo pháp luật Liên minh châu Âu, nơi hệ thống pháp luật
phát triển và có mối quan hệ hợp tác tích cực với Việt Nam trong công tác
bảo hộ sở hữu công nghiệp nói riêng và việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật nói chung. Đó cũng chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài này.



11
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Thứ nhất, luận văn tìm hiểu một cách khoa học, có logic vấn đề bảo
hộ NHNT theo pháp luật EU trên cơ sở phân tích mối liên hệ giữa thực tiễn
kinh tế, chính trị, xã hội của cộng đồng chung Châu Âu (các vấn đề tác động
đến việc bảo hộ NHNT tại EU) với các chính sách và hiệu quả thực thi pháp

luật. Quá trình này bao gồm cả sự phân tích và so sánh những vấn đề pháp lý
cụ thể liên quan đến việc bảo hộ NHNT cũng như thực tiễn áp dụng giữa hệ
thống pháp luật châu Âu, pháp luật quốc tế và một số quốc gia trên thế giới,
trong đó có Việt Nam.
Thứ hai, luận văn liên hệ đến tình hình phát triển của Việt Nam, đánh
giá hiệu quả của hệ thống pháp luật hiện hành về NHNT cũng như những hạn
chế còn tồn tại trong công tác bảo hộ. Từ đó tìm ra những kinh nghiệm nên
học hỏi áp dụng hoặc sẽ học hỏi áp dụng vào một thời điểm trong tương lai
cũng như nhìn nhận những kinh nghiệm không phù hợp với tình hình thực tế
của đất nước để có hướng phát triển riêng. Để từ những kinh nghiêm này có
thể xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật bảo hộ NHNT ở Việt Nam, tiếp
thu được tinh hoa của pháp luật tiến bộ thế giới, bắt nhịp với dòng chảy hội
nhập quốc tế nhưng vẫn phù hợp với tình hình phát triển đất nước.
4. Phạm vi nghiên cứu
Cần khẳng định rằng, luận văn tập trung tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở
pháp luật, những vấn đề thực tiễn liên quan đến NHNT và cơ chế pháp lý bảo
hộ NHNT của pháp luật EU, tương quan so sánh với pháp luật quốc tế và một
số nước trên thế giới. Nhìn chung luận văn đề cập chủ yếu đến NHNT và
nhãn hiệu có danh tiếng (trademarks with a reputation) theo pháp luật của EU,
pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước phát triển trên thế giới và Việt
Nam… Tuy nhiên, những khía cạnh khác của quyền SHTT nói chung, nhất là


12
vấn đề về nhãn hiệu cũng được tham chiếu đến nhằm mục đích so sánh hoặc
làm rõ thêm những vấn đề lý luận liên quan đến nội dung của luận văn.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn thống nhất và phù hợp với mục tiêu
nghiên cứu đã được xác định.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp pháp lý lịch sử được sử dụng để nghiên cứu khái quát

về quá trình phát triển mang tính lịch sử của hệ thống pháp luật của EU và
Việt Nam để cung cấp một cái nhìn tổng thể và một bức tranh sơ lược về bối
cảnh của hai hệ thống này.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu để làm rõ các vấn đề cần đề
cập đến như định nghĩa, khái niệm, tiêu chí xác định NHNT…
- Phương pháp pháp lý xã hội được sử dụng khi đề cập đến thực trạng
hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ NHNT và đề xuất những giải pháp
nhằm hoàn thiện nó.
- Phương pháp so sánh đối chiếu từ đó rút ra các điểm tương đồng và
các điểm khác biệt giữa hệ thống pháp luật quốc tế, các nước khác với pháp
luật EU, pháp luật Việt Nam.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái niệm nhãn hiệu và nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định
pháp luật và thực tiễn ở Liên minh Châu Âu.
Chương 2: Các quy định pháp luật và thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu nổi
tiếng của Liên minh Châu Âu.
Chương 3: Những bài học kinh nghiệm của Liên minh Châu Âu về
bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng đối với Việt Nam.


13



14
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ NHÃN HIỆU, NHÃN HIỆU NỔI
TIẾNG


1.1. TỔNG QUAN VỀ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA
1.1.1. Xuất xứ thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa
Thuật ngữ nhãn hiệu (Trademark) xuất phát từ người Iceland cổ đại
với nghĩa là đốt cháy, nó đã được sử dụng từ thời xa xưa khi các nhà sản xuất
muốn phân biệt hàng hóa của mình. Sự tự hào về hàng hóa do chính mình sản
xuất không phải là lý do chính để sử dụng nhãn hiệu. Thật ra, các nhà sản
xuất muốn khách hàng nhận biết được hàng hóa của họ với hi vọng rằng
khách hàng sẽ mua lại trong những lần sau hay giới thiệu với người khác. Ban
đầu thì người ta đóng dấu nhãn hiệu cho các loại gia súc, về sau thì các nhà
sản xuất gốm, gia thú và tơ lụa cũng sử dụng phương pháp này để phân biệt
các sản phẩm của họ với nhà sản xuất khác.
Ngày nay, nhãn hiệu là một yếu tố đặc trưng gắn liền giữa thị trường
thương mại và lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Các nhà sản xuất cũng như các
thương nhân sử dụng nhãn hiệu để xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa
hay dịch vụ của họ và phân biệt những hàng hóa, dịch vụ đó với các hàng hóa,
dịch vụ được sản xuất hay bán bởi các chủ thể khác. Chức năng phân biệt
nguồn gốc của hàng hóa hay dịch vụ của nhãn hiệu hàng hóa luôn được xem
là yếu tố quan trọng nhất của nhãn hiệu hàng hóa. Vì vậy nó luôn đóng vai trò
trung tâm và được đề cập đến rất nhiều trong pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa
của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Thuật ngữ "nhãn hiệu hàng hóa" cũng đã trải qua một lịch sử phát
triển khá dài trong suốt quá trình phát triển của nền thương mại thế giới. Từ
thời La Mã cổ đại, việc các nhà sản xuất chạm nổi hay đóng dấu lên các sản
phẩm của mình là khá phổ biến. Người Ấn Độ với chữ ký được chạm khảm


15
trên đồ kim hoàn mỹ nghệ, người Trung Quốc với những nét bút tinh tế trên
đồ gồm, sứ để xuất khẩu, người Nhật Bản với những con dấu trên giấy viết để

đánh dấu hàng hóa của mình. Đó là một hình thức thể hiện của nhãn hiệu
hàng hóa, qua những hình thể chạm nổi hay các con dấu mà họ có thể phân
biệt xuất xứ hàng hóa của các nhà sản xuất với nhau.
Ngày nay, hình thức thể hiện của nhãn hiệu hàng hóa trở nên đa dạng
hơn, khái niệm nhãn hiệu cũng xuất hiện và được quy định cụ thể trong pháp
luật quốc tế cũng như pháp luật các nước trên thế giới.
1.1.2. Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa
Nhãn hiệu hàng hóa là một trong các đối tượng của Sở hữu công
nghiệp, được đăng kí bảo hộ nhiều nhất tại các nước phát triển cũng như đang
phát triển, xuất phát từ chức năng quan trọng của nó.
Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu nhằm xác định nhà sản xuất hay cung
cấp như định nghĩa của Tổ chức SHTT Thế giới (WIPO): "Nhãn hiệu hàng
hóa được hiểu là một dấu hiệu đặc trưng để chỉ rõ một loại hàng hóa hay một
loại dịch vụ nào đó được một cá nhân hay doanh nghiệp nhất định sản xuất
hay cung cấp" [7].
Nhãn hiệu hàng hóa dùng để phân biệt như Điều 15 Hiệp định về các
khía cạnh liên quan đên Thương mại của quyền SHTT (TRIPS): "Nhãn hiệu
hàng hóa là bất kì một dấu hiệu hay tổ hợp các dấu hiệu nào có khả năng phân
biệt hàng hóa hay dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hay dịch vụ
của một doanh nghiệp khác" [8].
Theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005: "Nhãn hiệu hàng
hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa dịch vụ cùng loại của cơ sở
sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh
hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc" [23].


16
Trong Lanham Act (Luật Mỹ), nhãn hiệu hàng hóa bao gồm từ ngữ,
tên, biểu tượng, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó nhằm phân biệt
hàng hóa của một người cung cấp với hàng hóa của những người cung cấp

khác. Nhãn hiệu hàng hóa có thể được áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ và
những nhãn hiệu xác nhận nguồn gốc, chất lượng, độ nguyên chất nếu chúng
thỏa mãn các yêu cầu của một nhãn hiệu.
Ngày nay, nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng một cách phổ biến hơn,
với nhiều thể loại hơn. Nó là một hình thức rất có giá trị của quyền SHTT bởi
nó gắn liền với chất lượng cũng như sự mong đợi của người tiêu dùng đối với
hàng hóa và dịch vụ.
Nhiều sản phẩm hàng hóa đã trở nên đồng nhất với tên nhãn
hiệu của chúng, chẳng hạn như nước giải khát Coca Cola, cà phê
Nestcafé, quần Jean Levi’s Những sản phẩm này thực sự đã trở
nên nổi tiếng và được biết đến một cách rộng rãi ở nhiều nước trên
thế giới. Đây cũng là một thành công quan trọng của các nhà sản
xuất và các thương nhân trong việc quảng bá sản phẩm của họ. Tuy
nhiên, chính sự nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa cũng mang lại
không ít khó khăn cho các doanh nghiệp vì nó rất dễ bị xâm phạm
bởi các chủ thể khác. Ngày càng có nhiều các hàng hóa và dịch vụ
tương tự với những hàng hóa, dịch vụ mang NHNT được sản xuất
và điều này đã gây ra sự nhầm lẫn của người tiêu dùng trong việc
lựa chọn và sử dụng những hàng hóa, dịch vụ thật sự mà họ mong
muốn. Vì vậy, một trong những vấn đề quan trọng đặt ra là phải
làm thế nào ngăn chặn các hiện tượng xâm phạm đối với nhãn hiệu
hàng hóa nổi tiếng như thế [27, tr. 5].
1.1.3. Đặc điểm của nhãn hiệu hàng hóa
Một nhãn hiệu sản phẩm không chỉ đơn thuần là dấu hiệu để phân biệt
sản phẩm của người này với người khác mà nó còn có ý nghĩa rất quan trọng


17
trong việc khắc họa ấn tượng sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng. Do đó
nó cần thoả mãn các đặc điểm sau:

Thứ nhất, nhãn hiệu phải nói lên được điều gì đó về lợi ích và chất
lượng của sản phẩm. Đây là yếu tố then chốt, cái mà người tiêu dùng cần khi
họ phải trả tiền để mua sản phẩm. Nhãn hiệu gợi lên cho người tiêu dùng về
uy tín của doanh nghiệp, sự đảm bảo của nhà cung cấp về chất lượng sản
phẩm. Chẳng hạn nhãn hiệu Sony của Nhật nói lên tính bền, đẹp của sản phẩm.
Thứ hai, nhãn hiệu phải dễ đọc, dễ nhận biết và dễ nhớ. Yêu cầu này
giúp việc khuyếch trương nhãn hiệu được dễ dàng và một thực tế là nhãn hiệu
càng đơn giản thì càng khó bắt chước.
Thứ ba, nhãn hiệu phải mang tính độc đáo. Đây chính là điểm nhấn
của nhãn hiệu, nó là một tiêu chí để tạo nét khác biệt giữa nhãn hiệu này với
nhãn hiệu khác, là một trong những yêu cầu để nhãn hiệu được bảo hộ ở bất
kỳ thị trường nào.
Thứ tư, nhãn hiệu có thể dịch ra tiếng nước ngoài dễ dàng và có nghĩa.
Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp mà nó còn là nét văn hoá của
từng dân tộc, do đó dịch một nhãn hiệu ra tiếng nước ngoài rất khó giữ được
sự tinh tế trong ý nghĩa của tên nhãn hiệu.
Cuối cùng, nhãn hiệu phải có thể đăng ký và được bảo hộ bởi pháp
luật. Điều này đòi hỏi nhãn hiệu phải thoả mãn những yêu cầu về luật nhãn
hiệu của quốc gia đăng ký. Hầu hết tất cả các quốc gia đều có luật nhãn hiệu
hàng hoá, quy định về bản quyền nhãn hiệu, do đó để nhập khẩu hàng hoá vào
thị trường nước ngoài, doanh nghiệp cần phải đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và
các đặc điểm của nhãn hiệu hàng hóa.
1.1.4. Phân biệt khái niệm nhãn hiệu với thương hiệu
Thương hiệu, nhãn hiệu là hai khái niệm tương đối thống nhất và độc
lập với nhau. Từ khi ra đời hai khái niệm này còn rất mờ nhạt và ít được


18
nhiều người biết đến. Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển, sự hội
nhập toàn cầu thì đã có sự hiểu biết rõ nét hơn về thương hiệu và nhãn hiệu.

Nhiều người cho rằng hai khái niệm này là đồng nhất. Quan niệm này là hoàn
toàn sai lầm bởi vì một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi một thương
hiệu nhưng họ cũng có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hoá khác nhau. Như
trường hợp "Toyota" là một thương hiệu nhưng đi kèm theo nó có rất nhiều
nhãn hiệu hàng hoá: Innova, Camry…
Vì vậy ta cần phải phân biệt để tìm ra mối liên hệ giữa hai khái
niệm này.
- Nhãn hiệu là cái có trước, thương hiệu là cái có sau nhưng từ khi ra
đời thương hiệu hoàn toàn độc lập với nhãn hiệu, không phụ thuộc vào nhãn
hiệu, nó có tuổi thọ riêng, sức sống riêng:
Như ta đã biết qua lịch sử hầu hết các sản phẩm ban đầu đều không có
thương hiệu. Người sản xuất và các trung gian nếu đều bán hàng cho khách
hàng của mình qua các thùng, kiện…rồi trải qua quá trình phát triển của lịch
sử, qua các cuộc đấu tranh, sự cạnh tranh của các thương nhân người ta mới
nghĩ ra việc phải đóng dấu, khắc tên hay tạo ra ký hiệu riêng cho sản phẩm
của mình. Đó là thủa sơ khai, đánh dấu sự ra đời cho nhãn hiệu. Rồi từ rất
nhiều nhãn hiệu có sự khác biệt họ cần thấy phải có một cái gì đó để khẳng
định tên tuổi cho mình. Và quá trình thiết lập thương hiệu đã dần hình thành
từ đó.
Tuy ra đời sau nhãn hiệu nhưng thương hiệu lại không phụ thuộc vào
nhãn hiệu, nó có vị thế, có chỗ đứng riêng của nó, nó hoàn toàn độc lập với
nhãn hiệu.
- Nhãn hiệu có tuổi thọ ngắn còn thương hiệu có tuổi thọ lâu dài và
tồn tại mãi mãi.
Nhãn hiệu thường gắn với sản phẩm còn thương hiệu lại thường gắn
với các nhà sản xuất. Vì vậy mà tuổi thọ sản phẩm cũng ảnh hưởng ít nhiều


19
đến nhãn hiệu. Khi một sản phẩm được tung ra thị trường có gắn nhãn hiệu

sản phẩm đó được ưa chuộng đồng nghĩa với việc nhãn hiệu đó tồn tại nhưng
khi nó không còn được ưa chuộng nữa thì nhãn hiệu cũng dần được thay thế
bởi vì dù có sản xuất sản phẩm mới mà vẫn mang nhãn hiệu cũ thì người tiêu
dùng họ sẽ hoài nghi: liệu sản phẩm này có thật sự mới và liệu sản phẩm mới
nhưng với nhãn hiệu cũ thì có nên tin tưởng hay không. Vì lẽ đó mà nhãn hiệu
thường hay bị thay thế nên tuổi thọ của nó ngắn hơn thương hiệu.
Còn thương hiệu thì hay được gắn với các nhà sản xuất với hình ảnh
của công ty. Nhà sản xuất mà uy tín, hình ảnh công ty tốt có nghĩa là thương
hiệu của nó được đảm bảo trong tâm trí người tiêu dùng. Ngược lại uy tín hình
ảnh của công ty cũng góp phần khẳng định thương hiệu, tạo ấn tượng tốt đẹp và
niềm tin đối với người tiêu dùng. Vì vậy mà thương hiệu có tuổi thọ lâu dài.
- Nhãn hiệu là cái hữu hình còn thương hiệu là cái vô hình có thể cảm
nhận được.
Người ta có thể thấy được nhãn hiệu, nhưng không thể nhìn thấy được
thương hiệu. Thương hiệu là cái gì đó in sâu trong tâm trí của người tiêu dùng
được đánh giá qua chỉ tiêu, là lòng trung thành của khách hàng. Có những
công ty nổi tiếng không còn năng lực sản xuất các sản phẩm của mình ở trong
nước, tên thương hiệu đó vẫn giữ được lòng trung thành của khách hàng. Có
các thương hiệu nổi tiếng đã in sâu vào tâm khảm của rất nhiều người tiêu thụ
qua rất nhiều thời gian nhưng luôn được nhắc đến mặc dù sản phẩm của
thương hiệu ấy không còn tồn tại nữa.
Thương hiệu là tài sản phi vật chất. Tài sản của thương hiệu sẽ mang
lại một số lợi thế cạnh tranh cho công ty. Công ty sẽ hưởng chi phí về
marketing giảm khi mức độ nhận biết và trung thành với thương hiệu của
người tiêu dùng cao (không cần quảng cáo và khuyến mại nhiều mà người
tiêu thụ vẫn mua). Công ty sẽ có lợi thế thương mại mạnh hơn khi thương
lượng mặc cả với các nhà phân phối hay người bán lẻ. Các công ty cũng có


20

thể đòi giá bán cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Có thể dễ dàng hơn trong
việc mở rộng thương hiệu. Hơn tất cả thương hiệu sẽ giúp cho Công ty điều
kiện phòng thủ thuận lợi chống lại sự cạnh tranh quyết liệt về giá.
Cả thương hiệu và nhãn hiệu từ khi ra đời đã khẳng định sự khác biệt
hay phân biệt giữa công ty với công ty khác, sản phẩm dịch vụ này với các
sản phẩm dịch vụ khác. Nhưng nó đều có điểm chung là muốn định vị thị
trường, tạo chỗ đứng vị thế trong tâm trí người tiêu dùng. Với một nhãn hiệu
tốt và thương hiệu mạnh sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng tạo niềm tin
giữa họ và từ đó có những khách hàng trung thành. Việc quản trị tài sản
thương hiệu, nhãn hiệu là rất cần thiết. Các công ty các nhà sản xuất cần phải
tự bảo vệ lấy thương hiệu và nhãn hiệu cho mình.
Có thể nói khái niệm nhãn hiệu theo pháp luật quốc tế, cũng như pháp
luật các nước bên cạnh những điểm tương đồng cũng có nhiều điểm khác biệt.
Như pháp luật của EU, pháp luật của cộng đồng gồm nhiều quốc gia khác
nhau đã thể hiện nhiều điểm khác biệt so với quy định pháp luật nhiều nước
trên thế giới.
1.2. KHÁI NIỆM NHÃN HIỆU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN
MINH CHÂU ÂU
Trước khi "Chỉ thị 104/89/EEC" của Hội đồng Châu Âu ra đời, quy
định về nhãn hiệu ở cấp cộng đồng, khái niệm nhãn hiệu tại các nước EU
được xác định theo pháp luật về nhãn hiệu của từng quốc gia thành viên.
Theo Luật Nhãn hiệu của Anh, nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu
dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh
khác nhau.
.
Nhãn hiệu hàng hóa có thể là tên, cụm từ, logo, biểu trưng, thiết
kế, hình ảnh, âm thanh, hình dáng, chữ ký hoặc bất kỳ sự kết hợp các yếu tố đó.
Pháp luật Đức khẳng định: Bất kỳ dấu hiệu nào đặc biệt là từ ngữ bao
gồm tên cá nhân, thiết kế, chữ cái, chữ số…bao gồm cả hình dáng của hàng



21
hóa hoặc bao bì của nó cũng như các bao bì khác bao gồm cả màu sắc, tổ hợp
màu sắc có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp
với các doanh nghiệp khác được bảo hộ như một nhãn hiệu thương mạị.
Theo pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa của Pháp, thì bất kỳ biểu tượng
nào đó có thể được thể hiện và được sử dụng để phân biệt sản phẩm và dịch
vụ của một doanh nghiệp là một nhãn hiệu hàng hoá. Các nhãn hiệu hàng hoá
phải có đặc điểm và tính chất đặc biệt.
"Đặc điểm và tính chất đặc biệt" của nhãn hiệu hàng hóa có thể được
hiểu như sau:
- Nhãn hiệu không phải là một từ hoặc hình ảnh vô đạo đức hay trái
với trật tự công cộng.
- Nhãn hiệu không phải là một từ hoặc hình ảnh có khả năng gây
nhầm lẫn hoặc đánh lừa các bên thứ ba.
- Nhãn hiệu hàng hoá phải rõ ràng khác biệt và cho phép xác định một
sản phẩm hay dịch vụ so với sản phẩm hay dịch vụ khác.
- Nhãn hiệu không phải là một từ hoặc một hình ảnh đã được thực
hiện hoặc bảo vệ bởi những người khác.
Có thể thấy, sự không đồng nhất trong khái niệm về nhãn hiệu của các
quốc gia thành viên sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động bảo hộ nhãn hiệu của thị
trường chung Châu Âu, vì vậy cần thiết phải có sự điều chỉnh hài hoà ở cấp
độ cộng đồng. Chỉ thị 104/89/EEC của Cộng đồng Châu Âu là chỉ thị đầu tiên
quy định các vấn đề về nhãn hiệu ở cấp độ cộng đồng. Mục đích của Chỉ thị
này là nhằm đảm bảo điều kiện đăng ký nhãn hiệu hài hoà ở tất cả các thành
viên trong Cộng đồng Châu Âu. Sau đó, để đảm bảo hiệu lực cao hơn về sự
hài hoà trong Cộng đồng, Quy chế 40/94 đã được thiết lập. Các vấn đề về
nhãn hiệu trong Quy định này được áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ
Châu Âu.



22
Khái niệm về nhãn hiệu được quy định giống nhau ở Điều 2 Chỉ thị
104/89 và Điều 4 Quy định 40/94 như sau:
Một nhãn hiệu cộng đồng có thể gồm bất kỳ dấu hiệu nào
được trình bày một cách rõ ràng và chi tiết, đặc biệt là các từ, bao
gồm tên riêng, các phác hoạ hình ảnh, chữ viết, chữ số, hình dáng
của hàng hoá hoặc của bao bì sản phẩm, với điều kiện là những dấu
hiệu đó phải có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của chủ
thể kinh doanh này với hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể kinh
doanh khác [6].
Theo khái niệm này, nhãn hiệu phải đáp ứng ba điều kiện: thứ nhất:
"là dấu hiệu"; thứ hai: "được trình bày rõ ràng và chi tiết" và thứ ba: "có khả
năng phân biệt hàng hoá và dịch vụ của chủ thể này với hàng hóa, dịch vụ của
chủ thể khác".
Trong ba điều kiện này, điều kiện thứ nhất, "bất kỳ dấu hiệu nào"
được hiểu rất rộng. Việc sử dụng từ "bất kỳ dấu hiệu" làm cho định nghĩa
nhãn hiệu "mềm dẻo và không giới hạn". Mặc dù định nghĩa trên đưa ra một
loạt các dấu hiệu như các từ bao gồm tên riêng, chữ cái, chữ số hoặc hình
dáng của hàng hoá hoặc của bao bì sản phẩm nhưng chúng không phải là giới
hạn. Đây chỉ là những dấu hiệu thường được sử dụng để các chủ thể chỉ ra
hàng hoá, dịch vụ của mình. Trên thực tế, có rất nhiều các dấu hiệu khác biệt
không nằm trong các dấu hiệu được liệt kê và vẫn được đăng ký. Tuy không
được quy định cụ thể trong luật, nhưng trên thực tế những dấu hiệu có thể bao
gồm cả khẩu hiệu, âm thanh, mùi vị… Tuy nhiên, để được đăng ký là nhãn
hiệu, dấu hiệu phải "được trình bày rõ ràng và chi tiết".
Mục đích của điều kiện thứ nhất là nhằm chỉ ra nhãn hiệu là gì. Hay
nói cách khác, nhãn hiệu được nhận thức như thế nào. Một nhãn hiệu có thể
được nhận thức bởi một hay vài, thậm chí cả năm giác quan. Chẳng hạn như
nhãn hiệu mùi cỏ tươi mới cắt cho bóng tennis, tiếng nhạc chuông của hãng



23
điện thoại Nokia, nhãn hiệu âm thanh là tiếng bíp bíp cho phương tiện truyền
thanh ở Anh, nhãn hiệu là hình ảnh không gian ba chiều chai của Cocacola…
Có thể nói, việc xây dựng khái niệm và những quy chế về "Nhãn hiệu
hàng hóa cộng đồng" của EU có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn bảo hộ
nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng tại thị trường chung Châu Âu.
Khái niệm này đã được các quốc gia thành viên thừa nhận và ứng dụng rộng
rãi trong hoạt động kinh doanh thương mại cũng như thực thi pháp luật về
nhãn hiệu.
1.3. KHÁI NIỆM NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG THEO PHÁP LUẬT LIÊN
MINH CHÂU ÂU, TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ
PHÁP LUẬT CÁC NƯỚC KHÁC
1.3.1. Khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Liên minh
Châu Âu
Mặc dù pháp luật Liên minh không đưa ra định nghĩa rõ ràng mà chỉ
đưa ra các căn cứ xác định thế nào là NHNT. Tuy nhiên khái niệm NHNT của
EU cũng có thể được hiểu dựa trên quy định của các Điều ước quốc tế, đặc
biệt là Điều 6bis Công ước Paris.
Khái niệm NHNT của EU được đề cập đến trong "Quy chế 40/94/EC
của Hội đồng Châu Âu về Nhãn hiệu hàng hóa Cộng đồng". Theo quy định
điều 8(2)(c) của quy chế thì NHNT là "các nhãn hiệu có trước", mà vào ngày
nộp đơn của đơn CTM đã nổi tiếng ở một nước thành viên của EU, theo nghĩa
của từ "nổi tiếng" được sử dụng tại Điều 6bis của Công ước Paris.
Có thể hiểu "các nhãn hiệu có trước" trong quy định trên là các nhãn
hiệu đã được bảo hộ trên cơ sở đăng ký hoặc tự động bảo hộ. "Các nhãn hiệu có
trước" được xem là NHNT ở một nước thành viên của EU nếu nó được công
nhận tại nước đó là nổi tiếng. Và căn cứ để công nhận "nổi tiếng" ở đây là theo
nghĩa của từ "nổi tiếng" được sử dụng tại điều 6 bis Công ước Paris 1883.



24
Theo Điều 6bis thì "Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu của các doanh
nghiệp thuộc các nước thành viên Công ước Paris; có thể đã đăng ký hoặc
chưa đăng ký bảo hộ; được cơ quan có thẩm quyền ở nước đăng ký hoặc sử
dụng công nhận". Việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng bao gồm các hoạt động: Từ
chối việc đăng ký một nhãn hiệu tương tự cho người khác để sử dụng cho cùng
sản phẩm hoặc sản phẩm tương tự; huỷ bỏ đăng ký một nhãn hiệu tương tự đã
cấp cho người khác cho cùng sản phẩm hoặc sản phẩm tương tự; yêu cầu
chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng.
Như vậy, Công ước Paris cũng không đưa ra định nghĩa cụ thể.
Nhưng "nổi tiếng" theo nghĩa của Điều 6 bis của Công ước có thể hiểu là bao
gồm loại quyền được bảo hộ và xác định đặc điểm nổi tiếng. Đặc điểm nổi
tiếng ở đây là nổi tiếng tại nước thành viên Công ước trên cơ sở được cơ quan
có thẩm quyền nước công nhận và nổi tiếng ngay cả khi chưa đăng ký.
Bên cạnh khái niệm NHNT, pháp luật EU còn có khái niệm nhãn hiệu
danh tiếng và có cơ chế bảo hộ riêng đối với loại nhãn hiệu này. Khái niệm
nhãn hiệu có danh tiếng được sử dụng phổ biến trong pháp luật EU, thậm chí
có thể thay thế khái niệm NHNT. "Danh tiếng" không được định nghĩa trong
các văn bản luật về nhãn hiểu nhưng có thể hiểu danh tiếng là một yêu cầu về
ngưỡng của sự hiểu biết. Nó cũng có đặc tính định lượng giống như "nổi
tiếng". Đặc biệt, dù pháp luật không quy định nhưng thông qua các án lệ, khái
niệm "nhãn hiệu danh tiếng" trong pháp luật EU có thể được xác định một
cách cụ thể dựa trên những tiêu chí xác đáng.
Về tiêu chí đánh giá NHNT, pháp luật EU xác định các tiêu chí để
đánh giá NHNT, bao gồm:
- Sự nổi tiếng hay danh tiếng của nhãn hiệu trong bộ phận công chúng
liên quan;
- Mức độ được nhận biết của nhãn hiệu trong công chúng;

- Mức độ và thời gian sử dụng nhãn hiệu;


25
- Mức độ, thời gian và phạm vi quảng bá nhãn hiệu;
- Mức độ phân biệt của nhãn hiệu;
- Bản chất của hàng hóa dịch vụ và các kênh lưu thông hàng hóa và
dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Số lượng quốc gia thừa nhận và bảo hộ nhãn hiệu;
- Giá trị thương mại của nhãn hiệu.
Những tiêu chí xác định NHNT của EU tương đối cụ thể và hoàn
thiện. Những tiêu chí này cũng tương tự như những tiêu chí được xem xét
trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng như các quốc gia phát triển trên thế
giới (Nhật Bản, Hoa Kỳ ). Điều này phần nào được thể hiện trong việc
nghiên cứu khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của một số điều ước
quốc tế cũng như pháp luật một số nước phát triển trên thế giới.
1.3.2. Khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế và pháp
luật các nước phát triển trên thế giới
Mặc dù đã được biết đến từ rất lâu, song cho đến hiện nay cách hiểu
về "nhãn hiệu nổi tiếng" vẫn còn đang rất khác nhau trong các điều ước quốc
tế cũng như trong pháp luật các nước.
Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã lần
đầu tiên đề cập đến nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng tại Điều 6bis. Công ước quy
định nghĩa vụ bắt buộc của các quốc gia thành viên trong việc từ chối hay hủy
bỏ mọi sự đăng ký cũng như ngăn cấm mọi sự sử dụng của nhãn hiệu hàng
hóa mà nó được coi là một sự sao chép, một sự bắt chước, một bản dịch hoặc
có thể gây nhầm lẫn với một NHNT; và quy định về khoảng thời gian cho
phép chủ sở hữu NHNT yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ sự đăng
ký đối với những nhãn hiệu xâm phạm. Tuy nhiên, Công ước lại không hề
đưa ra một định nghĩa chính thức và rõ ràng về "nhãn hiệu nổi tiếng". Chỉ có

một căn cứ duy nhất để xác định một nhãn hiệu hàng hóa trở nên nổi tiếng, đó

×