ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRƯƠNG HẢI YẾN
CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ
NHÌN DƯỚI GÓC ĐỘ LỢI ÍCH VÀ RỦI RO VỀ MẶT
PHÁP LÝ ĐỐI VỚI NHÀ XUẤT KHẨU HOẶC NHÀ
NHẬP KHẨU
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRƯƠNG HẢI YẾN
CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ
NHÌN DƯỚI GÓC ĐỘ LỢI ÍCH VÀ RỦI RO VỀ MẶT
PHÁP LÝ ĐỐI VỚI NHÀ XUẤT KHẨU HOẶC NHÀ
NHẬP KHẨU
Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số : 60 38 60
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Quốc Kỳ
HÀ NỘI - 2012
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CƠ
BẢN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
5
1.1.
Vai trò của các phương thức thanh toán quốc tế cơ bản trong
thương mại quốc tế
5
1.2.
Các phương tiện thanh toán quốc tế cơ bản
7
1.2.1.
Séc
8
1.2.2.
Hối phiếu
11
1.2.3.
Kỳ phiếu
14
1.3.
Chứng từ thanh toán trong thương mại quốc tế
17
1.4.
1.4.1.
Các phương thức thanh toán quốc tế cơ bản trong thương mại
quốc tế
Phương thức chuyển tiền (Remittance)
18
20
1.4.2.
Phương thức nhờ thu (Collection)
22
1.4.2.1.
Phương thức nhờ thu trơn (Clean Collection)
22
1.4.2.2.
Phương thức nhờ thu kèm chứng từ (Documentary
Collection)
23
1.4.3.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Letter of Credit)
25
1.5.
Các văn bản pháp lý làm cơ sở cho các phương thức thanh
toán quốc tế
31
1.5.1.
Các thông lệ quốc tế và tập quán ngân hàng quốc tế
32
1.5.1.1.
Bản quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ
(UCP)
32
1.5.1.2.
Một số văn bản pháp lý quan trọng khác
33
1.5.2.
Luật quốc gia điều chỉnh quan hệ thanh toán quốc tế
35
Chương 2: QUAN HỆ PHÁP LÝ CỦA CÁC BÊN KHI THAM
GIA VÀO CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CƠ
BẢN
38
2.1.
Những lợi ích và rủi ro pháp lý đối với phương thức chuyển
tiền của nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong kinh doanh
thương mại
38
2.2.
Những lợi ích và rủi ro pháp lý đối với phương thức thanh
toán nhờ thu của nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong kinh
doanh thương mại
44
2.2.1.
Lợi ích và rủi ro về mặt pháp lý đối với nhà xuất khẩu trong
phương thức thanh toán nhờ thu
44
2.2.1.1.
Lợi ích pháp lý đối với nhà xuất khẩu
44
2.2.1.2.
Rủi ro pháp lý đối với nhà xuất khẩu
45
2.2.2.
Lợi ích và rủi ro về mặt pháp lý đối với nhà nhập khẩu trong
phương thức thanh toán nhờ thu
48
2.2.2.1.
Lợi ích pháp lý đối với nhà nhập khẩu
48
2.2.2.2.
Rủi ro pháp lý đối với nhà nhập khẩu
49
2.3.
Những lợi ích và rủi ro pháp lý đối với phương thức thanh
toán tín dụng chứng từ của nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu
trong kinh doanh thương mại
54
2.3.1.
Lợi ích và rủi ro về mặt pháp lý đối với nhà xuất khẩu trong
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
61
2.3.1.1.
Lợi ích pháp lý đối với nhà xuất khẩu
61
2.3.1.2.
Rủi ro pháp lý đối với nhà xuất khẩu
62
2.3.2.
Lợi ích và rủi ro về mặt pháp lý đối với nhà nhập khẩu trong
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
67
2.3.2.1.
Lợi ích pháp lý đối với nhà nhập khẩu
67
2.3.2.2.
Rủi ro pháp lý đối với nhà nhập khẩu
68
2.3.3.
Rủi ro đối với các ngân hàng
72
Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO
PHÁP LÝ ĐỐI VỚI NHÀ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU KHI
THAM GIA THỰC HIỆN CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
QUỐC TẾ CƠ BẢN
78
3.1.
Hoàn thiện pháp luật đối với các phương thức thanh toán
quốc tế
78
3.1.1.
Phương thức chuyển tiền
79
3.1.2.
Phương thức nhờ thu
81
3.1.3.
Phương thức tín dụng chứng từ
82
3.1.4.
Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách trong
thanh toán quốc tế tại Việt Nam
88
3.2.
Hoàn thiện pháp luật đối với hoạt động xuất nhập khẩu
92
3.2.1.
Đổi mới hoàn thiện chính sách quản lý và cơ chế điều hành
kinh doanh xuất nhập khẩu
92
3.2.2.
Hoàn thiện chính sách pháp lý đối với hoạt động xuất nhập
khẩu
94
3.2.3.
Tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp những thông tin về thị
trường quốc tế
95
3.3.
Đối với các ngân hàng thương mại
96
3.3.1.
Định hướng quản lý rủi ro thanh toán quốc tế trong các giao
dịch quốc tế
96
3.3.2.
Giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế đối với các ngân
98
hàng thương mại
3.3.2.1.
Các giải pháp để hạn chế rủi ro trong phương thức chuyển
tiền đối với các ngân hàng thương mại
98
3.3.2.2.
Các giải pháp để nhạn chế rủi ro trong phương thức nhờ thu
đối với các ngân hàng thương mại
99
3.3.2.3.
Các giải pháp để nhạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng
chứng từ đối với các ngân hàng thương mại
100
3.4.
Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu
104
KẾT LUẬN
110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
112
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
L/C
Tín dụng thư (Letter of Credit)
NH
Ngân hàng
NHPH
Ngân hàng phát hành
NK
Nhập khẩu
XK
Xuất khẩu
XNK
Xuất nhập khẩu
TTQT
Thanh toán quốc tế
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Xuất phát từ xu hƣớng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới: Nền kinh tế
thế giới là tổng thể các nền kinh tế của các quốc gia trên trái đất có mối liên
hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau thông qua sự phân công lao động quốc
tế cùng với các quan hệ quốc tế của chúng. Theo đà phát triển đó, sự liên kết
kinh tế giữa các nƣớc ngày càng mật thiết và dần dần hình thành nên một thị
trƣờng thế giới thống nhất. Những mối quan hệ thƣờng xuyên này giữa các
nƣớc đã làm phát sinh những quyền lợi và nghĩa vụ trong quan hệ thƣơng mại
và tiền tệ của nƣớc này đối với nƣớc khác, do đó tất yếu dẫn đến sự xuất hiện
của thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế là một dịch vụ ngày càng trở nên
quan trọng đồng thời hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
của các nền kinh tế của các quốc gia trong quá trình hội nhập hiện nay. Thanh
toán quốc tế ra đời dựa trên nền tảng thƣơng mại quốc tế, nhƣng thƣơng mại
quốc tế có tồn tại và phát triển đƣợc hay không lại phụ thuộc vào khâu thanh
toán có thông suốt, kịp thời, an toàn và chính xác hay không.
Bên cạnh đó, cũng xuất phát từ thực tiễn lựa chọn và áp dụng các
phƣơng thức thanh toán quốc tế của nhà xuất khẩu và nhập khẩu trong hợp
đồng mua bán hàng hóa. Thanh toán quốc tế đóng vai trò quan trọng đối với
hoạt động thƣơng mại quốc tế nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế nói riêng. Nó là điểm kết thúc của giao dịch thƣơng mại quốc tế, là khâu
cuối cùng của sản xuất và lƣu thông hàng hóa. Thông qua thanh toán quốc tế,
quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
đƣợc thực hiện và hoàn tất, ngƣời bán nhận đƣợc tiền và ngƣời mua nhận
đƣợc hàng hóa. Để ngƣời bán thu đƣợc tiền nhanh, đúng và đầy đủ, còn ngƣời
mua là nhận hàng đúng số lƣợng, chất lƣợng và đúng hạn, các bên tham gia
mua bán hàng hoá quốc tế phải dựa vào đặc điểm của từng thƣơng vụ mua
bán mà lựa chọn phƣơng thức thanh toán cho phù hợp.
2
Hoạt động thanh toán quốc tế gắn liền với hoạt động thƣơng mại quốc
tế song phƣơng, đa phƣơng, liên quan đến nhiều chủ thể, nhiều đối tác tham
gia ở các quốc gia khác nhau. Do vậy, hoạt động thanh toán quốc tế rất phức
tạp, với nhiều bất cập nên sẽ gặp rủi ro rất lớn. Mỗi phƣơng thức thanh toán
đó có những lợi ích và rủi ro nhất định. Việc lựa chọn và sử dụng chúng nhƣ
thế nào là tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa những ngƣời tham gia thanh toán.
Khi đàm phán về phƣơng thức thanh toán, các bên đều nỗ lực thỏa thuận điều
kiện thanh toán có lợi cho mình. Vì vậy việc nghiên cứu và làm sáng tỏ những
lợi ích và rủi ro của các phƣơng thức thanh toán quốc tế đang là vấn đề có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn.
Từ những phân tích trên, ngƣời viết đã lựa chọn đề tài: “Các phương
thức thanh toán quốc tế nhìn dưới góc độ lợi ích và rủi ro về mặt pháp lý
đối với nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu”.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài:
Tuy vấn đề lợi ích và rủi ro trong thanh toán quốc tế đã đƣợc bàn đến
nhiều trong các đề tài khoa học, báo chí, luận án, luận văn, và trong những
năm gần đây có một số công trình khoa học liên quan tới đề tài luận văn.
Chẳn hạn:
- “Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện các hoạt động thanh toán quốc
tế của Việt Nam” (1995) của TS. Nguyễn Thị Quy – Luận án phó tiến sĩ khoa
học kinh tế, trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
- “Những vấn đề cơ bản nhằm hoàn thiện các nghiệp vụ thanh toán của hệ
thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ của TS. Lại Ngọc Quí
(2002), Học Viện Ngân hàng, Hà Nội.
- “Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân
hàng Ngoại thƣơng Việt Nam”, của TS. Vũ Thị Thúy Nga, (2003), Luận án
tiến sĩ, Học viện Ngân hàng Hà Nội.
3
- “Hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Thƣơng mại trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế” của TS. Nguyễn Thị Hồng Hải, (2008), Luận
án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
Ngoài ra còn có một số bài nghiên cứu đã đăng trên các tạp chí luật
học, tạp chí ngân hàng…. Song các nghiên cứu nói trên chỉ đề cập ở khía
cạnh khác nhau về hoạt động thanh toán quốc tế của hệ thống ngân hàng
thƣơng mại ở nƣớc ta nói chung, chƣa có đề tài nào nghiên cứu một cách hệ
thống, có tính cơ bản về lợi ích và rủi ro về mặt pháp lý của các phƣơng thức
thanh toán quốc tế đối với nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong thƣơng mại
quốc tế.
Nghiên cứu về lợi ích và rủi ro pháp lý đối với nhà xuất khẩu, nhập
khẩu trong các phƣơng thức thanh toán quốc tế có ý nghĩa thiết thực về lý
luận và thực tiễn cho các doanh nghiệp Việt Nam, thúc đẩy hoạt động ngoại
thƣơng phát triển.
3. Mục đích của đề tài:
Thứ nhất, nghiên cứu khái quát các quy định về các phƣơng thức thanh
toán quốc tế cơ bản hiện hành và vai trò của các phƣơng thức thanh toán quốc
tế trong hoạt động ngoại thƣơng.
Thứ hai, làm rõ các lợi ích và rủi ro về mặt pháp lý đối với mỗi phƣơng
thức thanh toán và các nhân tố tác động đến lợi ích và rủi ro pháp lý trong
hoạt động ngoại thƣơng.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích thực trạng lợi ích và rủi ro pháp lý của các
phƣơng thức thanh toán quốc tế đối với nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu, luận
văn trình bày một số biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong các phƣơng
thức thanh toán quốc tế để thúc đẩy hoạt động thƣơng mại quốc tế phát triển.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:
* Đối tượng nghiên cứu:
4
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về các phƣơng thức thanh toán quốc
tế, lợi ích và rủi ro pháp lý đối với các nhà xuất nhập khẩu của Việt Nam
trong hoạt động ngoại thƣơng.
- Nghiên cứu các trƣờng hợp rủi ro thanh toán quốc tế của các doanh
nghiệp trên thực tế.
* Phạm vi nghiên cứu đề tài:
- Luận văn tập trung nghiên cứu vào mối quan hệ giữa các bên trong
thƣơng mại quốc tế để từ đó phân tích các lợi ích và rủi ro của các bên khi sử
dụng các phƣơng thức thanh toán quốc tế cơ bản.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phƣơng pháp luận: Luận văn sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng
và phƣơng pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin làm phƣơng pháp
nghiên cứu là chủ yếu.
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp khoa học khác
nhƣ: Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê… và minh họa bằng
các ví dụ cụ thể.
6. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm:
Mở đầu
Chƣơng 1: Các phƣơng thức thanh toán quốc tế cơ bản trong thƣơng
mại quốc tế.
Chƣơng 2: Quan hệ pháp lý của các bên khi tham gia vào các phƣơng
thức thanh toán quốc tế cơ bản.
Chƣơng 3: Một số đề xuất nhằm giảm thiểu rủi ro pháp lý đối với nhà
xuất khẩu, nhà nhập khẩu khi tham gia thực hiện các phƣơng thức thanh toán
quốc tế cơ bản.
Kết luận.
5
Chương 1
CÁC PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CƠ BẢN TRONG
THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. Vai trò của các phƣơng thức thanh toán quốc tế cơ bản trong thƣơng
mại quốc tế
Các quốc gia không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào các giao
dịch, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động văn hóa, khoa học kỹ thuật
và xã hội của bản thân quốc gia mình. Sự khác biệt về địa lý, khí hậu, môi
trƣờng và trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật và nguồn nhân lực cũng nhƣ
các yếu tố về xã hội học giữa các quốc gia đã làm cho lợi thế so sánh giữa các
quốc gia không thể bằng nhau, nƣớc này có lợi thế về mặt này nhƣng lại bất
lợi thế về mặt khác và nƣớc khác thì ngƣợc lại. Để có thể tồn tại và phát triển
một cách thuận lợi, các quốc gia sẽ phải tiến hành trao đổi kinh tế và thƣơng
mại với nhau trên nguyên tắc mang cái mình có lợi thế trao đổi lấy cái mình
chƣa có lợi thế với các nƣớc khác.
Quan hệ quốc tế giữa các nƣớc bao gồm nhiều lĩnh vực nhƣ kinh tế,
chính trị, ngoại giao, văn hóa, khoa học kỹ thuật… trong đó quan hệ kinh tế
(mà chủ yếu là ngoại thƣơng) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ
quốc tế khác tồn tại và phát triển. Việc trao đổi các hoạt động kinh tế và
thƣơng mại giữa các quốc gia làm phát sinh các khoản thu và chi bằng tiền
của nƣớc này đối với nƣớc khác trong từng giao dịch hoặc trong từng định kỳ
chi trả do hai nƣớc quy định. Trong mối quan hệ chi trả này, các quốc gia phải
cùng nhau quy định những yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán giữa các quốc
gia nhƣ quy định về chủ thể tham gia thanh toán, lựa chọn tiền tệ, các công cụ
và các phƣơng thức đòi và hoặc chi trả tiền tệ. Tổng hợp các yếu tố cấu thành
cơ chế đó tạo thành thanh toán quốc tế giữa các quốc gia.
6
Trƣớc xu thế kinh tế thế giới ngày càng đƣợc quốc tế hóa, các quốc gia
đang gia sức phát triển kinh tế thị trƣờng, mở cửa, hợp tác và hội nhập; trong
bối cảnh đó, thanh toán quốc tế nổi lên nhƣ là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong
nƣớc với phần kinh tế thế giới bên ngoài, có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, đầu tƣ nƣớc ngoài, thu hút
kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác. Hoạt động thanh toán
quốc tế ngày càng đƣợc khẳng định trong hoạt động kinh tế quốc dân nói
chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện
nay, mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt
động kinh tế đối ngoại là con đƣờng tất yếu trong chiến lƣợc phát triển kinh tế
của mỗi nƣớc.
Thanh toán quốc tế là một khâu quan trọng trong quá trình mua bán
hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau.
Nếu không có hoạt động thanh toán quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại
khó tồn tại và phát triển đƣợc. Nếu hoạt động thanh toán quốc tế đƣợc nhanh
chóng, an toàn và chính xác sẽ giải quyết đƣợc mối quan hệ lƣu thông hàng
hóa – tiền tệ giữa ngƣời mua và ngƣời bán một cách trôi chảy và hiệu quả. Về
giác độ kinh doanh, ngƣời mua thanh toán, ngƣời bán giao hàng thể hiện chất
lƣợng của một chu kỳ kinh doanh, phản ánh hiệu quả kinh tế và tài chính
trong hoạt động của các doanh nghiệp. Thanh toán quốc tế đã góp phần chủ
yếu để giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ quốc tế tạo nên sự liên tục của
quá trình tái sản xuất và đẩy nhanh quá trình giao thƣơng hàng hóa quốc tế.
Để thực hiện việc thanh toán trong quan hệ ngoại thƣơng, ngƣời ta
thƣờng áp dụng các phƣơng tiện thanh toán và các phƣơng thức thanh toán
khác nhau. Hiện nay, có nhiều phƣơng thức thanh toán đƣợc sử dụng trong
quan hệ ngoại thƣơng giữa các nƣớc với nhau. Mỗi phƣơng thức thanh toán
đó phản ánh một cách thức nhận, trả tiền hàng giữa các nhà nhập khẩu và xuất
7
khẩu. Phƣơng thức thanh toán là yếu tố quan trọng bậc nhất trong các điều
kiện thanh toán quốc tế. Phƣơng thức thanh toán quốc tế thể hiện việc ngƣời
mua thực hiện chi trả tiền cho ngƣời bán bằng cách nào. Trong buôn bán quốc
tế ngƣời ta có thể lựa chọn nhiều phƣơng thức thanh toán khác nhau để thu
tiền và trả tiền, nhƣng xét cho cùng việc lựa chọn phƣơng thức nào cũng phải
xuất phát từ yêu cầu của ngƣời bán là thu tiền nhanh, đầy đủ, đúng và từ yêu
cầu của ngƣời mua là nhập hàng đúng số lƣợng, chất lƣợng và đúng hạn. Có
nhiều phƣơng thức thanh toán khác nhau, tùy theo mỗi loại giao dịch thƣơng
mại quốc tế và theo yêu cầu của các bên tham gia giao dịch cũng nhƣ các định
chế tài chính cung cấp dịch vụ thanh toán để lựa chọn phƣơng thức thanh toán
thích hợp. Mỗi phƣơng thức, theo nội dung và tính chất riêng sẽ có những ƣu
nhƣợc điểm nhất định và đều chứa đựng những nhân tố mang tính chất đảm
bảo an toàn cũng nhƣ những nhân tố có khả năng gây ra rủi ro đối với cả bên
bán cũng nhƣ bên mua. Trong thanh toán quốc tế, việc lựa chọn phƣơng thức
thanh toán có ý nghĩa quan trọng quyết định tới hiệu quả hoạt động, bao hàm
cả số lƣợng và chất lƣợng, đồng thời giúp các bên tham gia giao dịch tránh
đƣợc rủi ro trong kinh doanh.
1.2. Các phƣơng tiện thanh toán quốc tế cơ bản
Sự xuất hiện và phát triển ngày càng mạnh mẽ của các quan hệ kinh tế
đối ngoại làm xuất hiện các phƣơng tiện lƣu thông quốc tế nhƣ séc, hối phiếu,
kỳ phiếu v v các phƣơng tiện này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
thanh toán quốc tế để thực hiện các quan hệ thƣơng mại giữa các nƣớc với
nhau.
Trong khuôn khổ của tổ chức Hội quốc liên, ngày 07/6/1930 tại
Geneva, 26 nƣớc đã ký kết và thông qua ba công ƣớc:
- Công ƣớc về Luật áp dụng thống nhất về hối phiếu và lệnh phiếu;
8
- Công ƣớc về việc giải quyết một số vấn đề xung đột pháp luật về hối
phiếu và lệnh phiếu;
- Công ƣớc về thuế tem đối với hối phiếu và lệnh phiếu.
Tiếp theo đó năm 1931, Hội nghị quốc tế về séc tại Geneva đã đƣợc 30
nƣớc thông qua Luật thống nhất về séc (Uniform Law on Cheque – ULC
1931).
1.2.1. Séc:
Theo Công ƣớc Geneva năm 1931 về Luật thống nhất về séc thì séc là
tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do khách hàng của ngân hàng ký phát cho
ngân hàng đó yêu cầu trích từ tài khoản của mình số tiền nhất định để trả cho
ngƣời cầm tờ mệnh lệnh hoặc cho ngƣời đƣợc chỉ định trên tờ mệnh lệnh đó.
Séc ra đời từ chức năng làm phƣơng tiện thanh toán của tiền tệ và đƣợc
sử dụng rộng rãi trong những nƣớc có hệ thống ngân hàng phát triển cao.
Hiện nay, séc là phƣơng tiện chi trả đƣợc dùng hầu nhƣ phổ biến trong thanh
toán nội địa của tất cả các nƣớc. Séc cũng đƣợc sử dụng trong thanh toán
quốc tế về hàng hóa, cung ứng dịch vụ, du lịch và về các chi trả phi mậu dịch
khác.
Séc có giá trị thanh toán trực tiếp nhƣ tiền tệ, do vậy séc phải có những
quy định về nội dung và hình thức theo luật định. Năm 1931, nhiều nƣớc nhƣ
Đức, Pháp, Ý, Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Áo, Bồ Đào
Nha đã họp tại Geneva để ký một Công ƣớc điều chỉnh về séc quốc tế. Theo
đó ở Việt Nam cũng đã có nhiều văn bản điều chỉnh về séc, nhƣng chủ yếu là
văn bản dƣới luật. Bắt đầu từ tháng 7/2006, séc lƣu thông ở Việt Nam đã
đƣợc điều chỉnh bởi Luật Các công cụ chuyển nhƣợng Việt Nam 2005.
Về nội dung của tờ séc gồm có:
- Phải có tiêu đề “Séc” cùng ngôn ngữ phát hành séc;
9
- Mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện;
- Số tiền phải trả phải đƣợc ghi rõ ràng, ghi bằng số và chữ;
- Ngày, tháng và địa điểm phát hành séc;
- Tên, địa chỉ ngƣời trả tiền và ngƣời hƣởng lợi;
- Địa điểm trả tiền;
- Tài khoản trích tiền;
- Chữ ký của ngƣời phát hành séc.
Tùy theo từng loại séc cụ thể (séc vô danh, séc đích danh, séc theo lệnh,
séc gạch chéo, séc chuyển khoản, séc du lịch) mà séc có thêm một số nội
dung khác nữa.
Một séc ghi thiếu những nội dung bắt buộc trên sẽ trở nên vô hiệu, trừ
những trƣờng hợp sau đây:
- Một séc không thể xác định đƣợc địa điểm trả tiền, thì địa chỉ ghi bên
cạnh tên ngƣời bị ký phát đƣợc coi là địa điểm trả tiền. Trong trƣờng hợp có
nhiều địa chỉ ghi bên cạnh tên ngƣời bị ký phát, thì lấy địa chỉ ghi đầu tiên.
- Một séc không thể xác định đƣợc địa điểm trả tiền cũng nhƣ không có
bất cứ địa chỉ nào ghi bên cạnh tên ngƣời bị ký phát, séc có thể đƣợc thanh
toán tại địa điểm kinh doanh chính của ngƣời bị ký phát.
- Một séc không thể xác định đƣợc địa điểm phát hành séc, thì lấy địa
chỉ ghi bên cạnh tên ngƣời ký phát là địa điểm phát hành.
Những nội dung bắt buộc ghi trên séc lƣu thông ở Việt Nam quy định
trong Luật các công cụ chuyển nhƣợng 2005 cũng tƣơng tự nhƣ Luật thống
nhất về séc thuộc Công ƣớc Geneva 1931. Tuy nhiên, chỉ hơi khác một chút
về nội dung suy đoán đối với séc có ghi thiếu một vài nội dung bắt buộc:
- Nếu trên séc không ghi địa điểm thanh toán, thì séc đó phải đƣợc xuất
10
trình để đƣợc thanh toán tại địa chỉ của ngƣời bị ký phát.
- Nếu trên séc không ghi địa điểm thanh toán và không rõ địa chỉ của
ngƣời bị ký phát, thì séc đó sẽ đƣợc xuất trình tại địa điểm kinh doanh chính
của ngƣời bị ký phát.
- Các tổ chức cung ứng séc có thể đƣa thêm các yếu tố khác mà không
làm phát sinh thêm các nghĩa vụ của các bên nhƣ số hiệu tài khoản mà ngƣời
ký séc đƣợc sử dụng để ký séc và các yếu tố khác.
Về những ngƣời liên quan đến séc gồm có:
- Ngƣời ký phát hành séc là chủ tài khoản tiền gửi dùng séc ở ngân
hàng, thƣờng là ngƣời có đủ tiền trong tài khoản.
- Ngân hàng thanh toán là ngân hàng trả tiền trên tờ séc.
- Ngƣời bị ký phát là ngƣời nhận lệnh của ngƣời ký phát mà nghĩa vụ
của họ là phải trả số tiền ghi trên tờ séc.
- Ngƣời thụ hƣởng là ngƣời nhận số tiền ghi trên tờ séc, phải xuất trình
séc một cách hợp thức để thanh toán.
Về hiêu lực của séc, Công ƣớc Geneva năm 1931 quy định hai thời
hạn: thời hạn hiệu lực và thời hạn thanh toán. Thông thƣờng, thời hạn hiệu lực
của séc đƣợc tính từ ngày phát hành séc và đƣợc ghi rõ trên tờ séc. Thời hạn
này tùy thuộc vào sự quy định của pháp luật mỗi nƣớc, căn cứ vào phạm vi
không gian mà séc đƣợc lƣu hành. Theo Công ƣớc Geneva thì thời hạn hiệu
lực của séc đƣợc xác định là:
- 8 ngày nếu séc đƣợc phát hành và thanh toán trong nƣớc.
- 20 ngày nếu séc đƣợc phát hành và thanh toán giữa các nƣớc trong
vùng.
- 70 ngày nếu séc đƣợc phát hành và lƣu hành ở các nƣớc không cùng
11
châu lục.
Theo Luật về séc quốc tế (Chƣơng 5) do Ủy ban luật thƣơng mại quốc
tế của Liên hợp quốc ban hành ngày 18/02/1982 thì séc phải xuất trình để
thanh toán trong vòng 120 ngày kể từ ngày ghi trên séc. Theo Điều 69 Luật
các công cụ chuyển nhƣợng 2005 của Việt Nam thì thời hạn xuất tình thanh
toán séc là ba mƣơi ngày kể từ ngày ký phát.
Điểm cơ bản trong việc sử dụng séc là ngƣời phát hành séc phải có tiền
(số dƣ) trên tài khoản của mình mở tại ngân hàng. Số tiền ghi trên tờ séc
không đƣợc vƣợt quá số dƣ trên tài khoản của ngƣời đó mở tại ngân hàng. Do
có tính thời hạn nên séc chỉ có giá trị trong thời gian có hiệu lực. Cũng do séc
đƣợc sử dụng rộng rãi để làm phƣơng tiện thanh toán quốc tế về hàng hóa,
cung ứng dịch vụ, du lịch, v v nên các séc có nhiều loại (séc tiền măt, séc
chuyển khoản, séc gạch chéo, séc xác nhận, séc du lịch…).
1.2.2. Hối phiếu
Nhằm thống nhất hóa việc sử dụng hối phiếu, các nƣớc đã ban hành và
áp dụng một số luật điều chỉnh việc lƣu thông hối phiếu nhƣ:
- Luật thống nhất về hối phiếu do Công ƣớc Geneva 1930 (Uniform
Law for Bill of Exchange – ULB).
- Luật hối phiếu của Anh năm 1882.
- Bộ luật thƣơng mại thống nhất của Mỹ năm 1962.
Ủy ban Luật thƣơng mại quốc tế của Liên hợp quốc tại kỳ họp thứ 15 ở
New York ngày 18/02/1982 đã thông qua văn kiện A/CN 9/211 về hối phiếu
và kỳ phiếu quốc tế.
a. Khái niệm:
Hối phiếu là tờ lệnh đòi tiền vô điều kiện do một ngƣời ký phát cho
12
một ngƣời khác, yêu cầu ngƣời này khi nhìn thấy lệnh hoặc đến ngày cụ thể
nhất định hoặc đến ngày có thể xác định trong tƣơng lai phải trả số tiền nhất
định cho ngƣời nào đó; hoặc theo yêu cầu của ngƣời này trả cho ngƣời khác
hoặc trả cho ngƣời cầm lệnh đó.
Qua định nghĩa trên đây thì hối phiếu có những đặc điểm sau:
- Tính trừu tƣợng: Trên hối phiếu không cần ghi nguyên nhân phát sinh
việc lập hối phiếu, chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả. Hiệu lực pháp lý của hối
phiếu cũng không bị ràng buộc bởi những nguyên nhân nào phát sinh ra hối
phiếu. Do vậy, nghĩa vụ trả tiền của hối phiếu là trừu tƣợng.
- Tính bắt buộc trả tiền: Ngƣời có nghĩa vụ trả tiền hối phiếu không thể
viện dẫn ra những lý do riêng của mình để từ chối trả tiền, trừ khi hối phiếu
lập ra trái với luật chi phối nó.
- Tính lƣu thông: Hối phiếu có thể đƣợc chuyển nhƣợng một hay nhiều
lần trong thời hạn hiệu lực của nó. Chính là nhờ vào tính trừu tƣợng và tính
bắt buộc trả tiền mà hối phiếu có tính lƣu thông.
b. Việc lập hối phiếu:
Về mặt hình thức: Hối phiếu phải lập bằng văn bản; hình mẫu hối phiếu
đƣợc in sẵn; ngôn ngữ hối phiếu thƣờng là tiếng Anh; hối phiếu có thể đƣợc
lập thành một hay nhiều bản, mỗi bản đều đánh số thứ tự và có giá trị ngang
nhau, hối phiếu không có sự phân biệt giữa bản phụ và bản chính.
Về mặt nội dung: hối phiếu bao gồm những nỗi dung bắt buộc sau đây:
- Phải ghi rõ tiêu đề “Hối phiếu” (Bill of Exchange hoặc Draft);
- Địa điểm, ngày, tháng năm ký phát hối phiếu;
- Mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện;
- Ghi rõ một số tiền nhất định bằng số và bằng chữ trên hối phiếu;
13
- Thời hạn trả tiền; trả ngay hoặc trả sau;
- Địa điểm trả tiền;
- Ngƣời hƣởng lợi;
- Ngƣời trả tiền hối phiếu;
- Ngƣời ký phát hối phiếu ký tên.
c. Một số quy định về lưu thông hối phiếu:
- Chấp nhận hối phiếu: là hình thức cam kết thanh toán của ngƣời trả
tiền khi hối phiếu đến thời hạn thanh toán. Ngƣời trả tiền, ngoài việc ghi vào
mặt trƣớc, góc dƣới bên trái tờ hối phiếu chữ “chấp nhận”, ULB còn cho phép
ngƣời chấp nhận trả tiền có thể dùng những chữ khác tƣơng tự để thay thế chữ
“chấp nhận”, nhƣ chữ “xác nhận”, “đồng ý”… Ngoài ra, ULB còn cho phép
ngƣời trả tiền có thể chấp nhận trả một phần tiền ghi trên hối phiếu.
- Ký hậu hối phiếu: là thủ tục chuyển nhƣợng một hối phiếu từ ngƣời
hƣởng lợi này sang ngƣời hƣởng lợi khác. Thủ tục này xuất phát từ đặc điểm
của hối phiếu là tính lƣu thông của nó. Việc ký hậu hối phiếu có thể đƣợc
thực hiện theo một trong các hình thức sau: ký hậu để trắng, ký hậu theo lệnh
hay còn gọi là ký hậu đặc biệt, ký hậu hạn chế, ký hậu miễn truy đòi. Việc ký
hậu có ý nghĩa pháp lý quan trọng: vừa thừa nhận sự chuyển quyền hƣởng lợi
hối phiếu cho ngƣời khác (đƣợc quy định ở mặt sau của tờ hối phiếu), vừa xác
định trách nhiệm của ngƣời ký hậu đối với việc trả tiền hối phiếu cho những
ngƣời hƣởng lợi hối phiếu
- Bảo lãnh hối phiếu: là sự cam kết của ngƣời thứ ba về việc trả tiền
cho ngƣời hƣởng lợi khi hối phiếu đến hạn trả tiền. Bảo lãnh đƣợc thể hiện
bằng cách ngƣời bảo lãnh ghi chữ “bảo lãnh” vào mặt trƣớc hoặc mặt sau của
tờ hối phiếu và sẽ ký tên lên tờ hối phiếu.
- Kháng nghị về việc từ chối trả tiền hối phiếu xảy ra trong trƣờng hợp,
14
khi đến hạn thanh toán mà ngƣời trả tiền không thanh toán (từ chối thanh
toán) thì ngƣời hƣởng lợi hối phiếu có quyền kháng nghị trả tiền trƣớc pháp
luật. Ngƣời hƣởng lợi phải chứng thực sự từ chối đó bằng giấy kháng nghị
trong thời gian không quá 2 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn thanh toán của
hối phiếu và phải gửi cho ngƣời có trách nhiệm trả tiền và những ngƣời liên
quan (ngƣời bảo lãnh, ngƣời ký hậu chuyển nhƣợng,…). Nhìn chung, vấn đề
quan trọng nhất đối với ngƣời xuất trình hối phiếu bị từ chối thanh toán là
phải tiến hành đúng và kịp thời các thủ tục tố tụng cần thiết để kháng nghị
ngƣời trả tiền.
1.2.3. Kỳ phiếu
Kỳ phiếu do ngƣời thụ trái (ngƣời nhận nợ) viết ra để hứa cam kết trả
tiền cho ngƣời hƣởng lợi. Nói cách khác, kỳ phiếu là giấy nhận nợ hứa cam
kết trả tiền vô điều kiện do ngƣời lập phiếu phát ra trả số tiền nhất định cho
ngƣời hƣởng lợi hoặc theo lệnh của ngƣời này trả cho ngƣời khác theo quy
định trong kỳ phiếu đó.
Khác với hối phiếu, kỳ phiếu là một công cụ hứa trả tiền, không phải là
một công cụ đòi tiền. Ngƣời lập phiếu là ngƣời có nghĩa vụ trả tiền cho ngƣời
thụ hƣởng ghi trên kỳ phiếu, còn ngƣời ký phát hối phiếu là ngƣời thụ hƣởng
hối phiếu. Hối phiếu do một ngƣời ký phát tạo lập ra, còn ngƣợc lại kỳ phiếu
có thể do một ngƣời tạo lập hoặc do nhiều ngƣời tạo lập một kỳ phiếu. Do là
một công cụ hứa trả tiền, cho nên kỳ hạn kỳ phiếu phải đƣợc xác định rõ ràng
cụ thể trên kỳ phiếu.
Kỳ phiếu có những đặc điểm sau:
- Kỳ hạn của kỳ phiếu đƣợc quy định rõ trên kỳ phiếu;
- Kỳ phiếu có thể do một hay nhiều ngƣời ký phát để cam kết thanh
toán cho một hay nhiều ngƣời hƣởng lợi;
15
- Kỳ phiếu cần có sự bảo lãnh của ngân hàng thƣơng mại hoặc công ty
tài chính.
Nội dung của kỳ phiếu:
- Tiêu đề “Kỳ phiếu” ghi ở mặt trƣớc;
- Cam kết hứa trả vô điều kiện một số tiền nhất định;
- Địa điểm trả tiền;
- Thời hạn kỳ phiếu rõ ràng cụ thể;
- Tên, địa chỉ của ngƣời tạo lập, ngƣời thụ hƣởng;
- Ngày và địa điểm tạo lập;
- Chữ ký của ngƣời tạo lập.
Một kỳ phiếu nếu thiếu các nội dung nêu trên sẽ coi là vô hiệu, trừ một
số nội dung sau đây:
- Nếu địa điểm trả tiền không thể xác định trên kỳ phiếu, thì sẽ coi địa
chỉ ghi bên cạnh tên ngƣời tạo lập hoặc điểm kinh doanh của ngƣời tạo lập là
địa điểm của kỳ phiếu, tùy theo quy định của pháp luật.
- Nếu địa điểm tạo lập không thể xác định trên kỳ phiếu, thì sẽ coi địa
chỉ ghi bên cạnh tên ngƣời tạo lập hoặc địa điểm kinh doanh của ngƣời tạo lập
là địa điểm tạo lập kỳ phiếu, tùy theo quy định của pháp luật.
So với hối phiếu thì kỳ phiếu ít đƣợc sử dụng hơn trong thanh toán
quốc tế. Trong thanh toán quốc tế, nếu hối phiếu đƣợc coi là giấy đòi nợ thì
kỳ phiếu lại đƣợc coi là giấy nhận nợ. Trong một số phƣơng tiện thanh toán
quốc tế cơ bản kể trên, hối phiếu và séc đƣợc sử dụng phổ biến hơn so với kỳ
phiếu.
Pháp luật Việt Nam: Năm 1999, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội đã thông
qua Pháp lệnh Thƣơng phiếu, tuy nhiên, cho đến năm 2005, Pháp lệnh này vẫn
16
chƣa đi vào cuộc sống. Việc triển khai chậm Pháp lệnh Thƣơng phiếu năm
1999 là một thực tế rõ ràng, do những nguyên nhân chủ quan và cả những
nguyên nhân khách quan. Bên cạnh những nguyên nhân về hƣớng dẫn triển
khai thực hiện, còn có nguyên nhân từ chính những bất cập trong Pháp lệnh.
Những quy định trong Pháp lệnh về cơ bản chứa đựng hầu hết các quy tắc
chính của Luật thống nhất về hối phiếu theo Công ƣớc Giơnevơ năm 1930,
song vẫn còn những quy định làm hạn chế các hoạt động của thƣơng phiếu và
tạo rủi ro cho ngân hàng (nhƣ hoạt động thƣơng phiếu phải gắn với tín dụng
ngân hàng).
Xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam cũng đặt ra yêu cầu
hoàn thiện cũng nhƣ xây dựng mới các văn bản pháp luật trong nƣớc nhằm
tạo nên một cơ chế pháp lý đồng bộ, phù hợp với thực tiễn của nƣớc ta, yêu
cầu của pháp luật và thông lệ quốc tế. Trong những năm gần đây, cùng với
việc nƣớc ta gia nhập ASEAN, AFTA, APEC, ký Hiệp định song phƣơng
Việt Nam - Hoa Kỳ và việc đàm phán gia nhập WTO, các doanh nghiệp nƣớc
ta ngày càng mở rộng quan hệ giao lƣu thƣơng mại, đầu tƣ với các nƣớc trong
khu vực và trên thế giới. Quá trình hội nhập và tăng cƣờng giao lƣu thƣơng
mại này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm hiểu và sử dụng các phƣơng thức,
phƣơng tiện thanh toán phổ biến trong quan hệ thƣơng mại quốc tế, quan hệ
tín dụng quốc tế nhƣ thƣ tín dụng, séc, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ,
Mặt khác, quá trình hội nhập cũng đòi hỏi nƣớc ta phải thay đổi, ban hành
một số văn bản quy phạm pháp luật mới để tạo ra môi trƣờng kinh doanh
thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc phù hợp hơn với thể chế,
chuẩn mực và thông lệ quốc tế, trong đó có cam kết của Việt Nam với Ngân
hàng Phát triển Châu Á về việc ban hành Luật các công cụ chuyển nhƣợng.
Việc đƣa các loại công cụ chuyển nhƣợng với tƣ cách là phƣơng tiện
thanh toán, công cụ tín dụng phổ biến trong nền kinh tế thị trƣờng vào nền
17
kinh tế nƣớc ta đòi hỏi Nhà nƣớc phải xây dựng cơ sở pháp lý hoàn chỉnh,
đồng bộ cho các hoạt động có liên quan đến công cụ chuyển nhƣợng. Trong
đó việc ban hành Luật các công cụ chuyển nhƣợng sẽ bảo đảm cho việc hình
thành khung pháp lý cần thiết về công cụ chuyển nhƣợng và làm cơ sở pháp
lý cho việc phát hành, sử dụng các loại công cụ chuyển nhƣợng trên thực tế.
Ngày 29/12/2005 Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật các công cụ chuyển
nhƣợng, có hiệu lực từ 1/7/2006.
1.3. Chứng từ thanh toán trong thƣơng mại quốc tế
Xuất phát từ đặc điểm của thƣơng mại quốc tế là các bên mua bán
thƣờng ở các quốc gia khác nhau; Do đó, các giao dịch mua bán, thực hiện
hợp đồng, vận tải, bảo hiểm, thanh toán… thƣờng dựa trên cơ sở các chứng
từ. Chứng từ trong thƣơng mại quốc tế là những văn bản chứa đựng các thông
tin về hàng hoá, vận tải, bảo hiểm và thanh toán để chứng minh một sự việc,
để nhận hàng, để thanh toán, để khiếu nại đòi bồi thƣờng… Các chứng từ này
là những bằng chứng có giá trị pháp lý, làm cơ sở cho việc giải quyết mọi vấn
đề liên quan tới quan hệ thƣơng mại, cũng nhƣ quan hệ thanh toán quốc tế.
Những chứng từ sử dụng trong thƣơng mại và thanh toán quốc tế bao
gồm nhiều loại, mỗi loại có nội dung và hình thức khác nhau. Tuỳ theo đặc
điểm, nội dụng và mối quan hệ giữa các bên trong hợp đồng thƣơng mại và
tuỳ theo phƣơng thức thanh toán, mà bộ chứng từ đƣợc lập với nội dung, số
lƣợng, số loại và tính chất khác nhau. Theo định nghĩa tại Điều 2 của Quy tắc
thống nhất về nhờ thu thì “ Chứng từ” bao gồm chứng từ tài chính và/hoặc
chứng từ thƣơng mại. Căn cứ vào chức năng, ta có thể phân chia các chứng từ
sử dụng trong thƣơng mại và thanh toán quốc tế thành hai nhóm chính đó là:
- Các chứng từ thƣơng mại: bao gồm hóa đơn, chứng từ vận tải, các
chứng từ có tiêu đề hoặc các chứng từ tƣơng tự khác, hoặc bất kỳ chứng từ
nào khác không phải là chứng từ tài chính.
18
- Các chứng từ thanh toán (chứng từ tài chính): bao gồm hối phiếu, kỳ
phiếu, séc hoặc các phƣơng tiện tƣơng tự khác đƣợc sử dụng trong việc chi
trả, thanh toán tiền.
Để có cái nhìn tổng quát về cấu trúc của các chứng từ, ta quan sát sơ đồ
sau đây:ề cấu trúc c
các chứng từ, ta quan sát sơ đồ sau đây:
1.4. Các phƣơng thức thanh toán quốc tế cơ bản trong thƣơng mại quốc
tế
Phương thức thanh toán là cách thức ngƣời hƣởng lợi đòi tiền ngƣời trả
tiền và ngƣời trả tiền trả tiền cho ngƣời hƣởng lợi. Do thanh toán quốc tế
CHỨNG TỪ TRONG THƢƠNG
MẠI VÀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
CHỨNG TỪ THƢƠNG MẠI
CHỨNG TỪ TÀI CHÍNH
Chứng từ vận tải
Chứng từ bảo
hiểm
Chứng từ hàng
hóa
Vận đơn đƣờng
biển
Chứng từ vận
tải đa phƣơng
thức
Biên lai gửi
hàng đƣờng
biển
Vận đơn hàng
không
Chứng từ vận
tải đƣờng sắt,
đƣờng bộ và
đƣờng sông
Bảo hiểm đơn
Giấy chứng
nhận bảo hiểm
Hợp đồng bảo
hiểm bao
Phiếu bảo
hiểm
Hóa đơn
thƣơng mại
Giấy chứng
nhận xuất xứ
Phiếu đóng gói
Giấy kiểm định
Giấy chứng
nhận chất lƣợng,
số lƣợng
Các chứng từ
khác
Hối phiếu
Kỳ phiếu
Séc
Thẻ thanh toán