Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 90 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




NGUYỄN VĂN KHÔI




HIỆP ĐỊNH
HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƢƠNG MẠI
CỦA TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)



CHUYÊN NGÀNH : LUẬT QUỐC TẾ
MÃ SỐ : 50512



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC




HÀ NỘI - NĂM 2006

Công trình đƣợc hoàn thành


tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Ngọc Giao


Phản biện 1:

Phản biện 2:


Luận văn sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận văn
thạc sỹ họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2006.




Có thể tìm hiểu luận văn tại Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội




2
MỤC LỤC

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ
GIỚI - WTO
1.1 . MỤC ĐÍCH VÀ VAI TRÒ CỦA WTO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU

1.2 . CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA WTO
1.3 . QUY CHẾ THÀNH VIÊN VÀ THỦ TỤC GIA NHẬP WTO
1.4. SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH MỘT HIỆP ĐỊNH CỦA WTO VỀ
HÀNG RÀO KỸ THUẬT
1.5. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIỆP ĐỊNH VỀ
HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƢƠNG MẠI CỦA WTO (HIỆP
ĐỊNH WTO-TBT)
CHƢƠNG 2: HIỆP ĐỊNH HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG
THƢƠNG MẠI

2.1. KHÁI NIỆM VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƢƠNG
MẠI

2.1.1. Quy chuẩn kỹ thuật
2.1.2. Tiêu chuẩn
2.1.3. Quy trình đánh giá sự phù hợp
2.2. MỤC TIÊU CỦA HIỆP ĐỊNH WTO-TBT
2.2.1. Bảo vệ an toàn và sức khoẻ con ngƣời
2.2.2. Bảo vệ động vật, thực vật
2.2.3. Bảo vệ môi trƣờng
2.2.4. Ngăn chặn các hành vi lừa đối ngƣời tiêu dùng
2.3. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIỆP ĐỊNH WTO-TBT
2.3.1. Loại bỏ những rào cản kỹ thuật không cần thiết trong thƣơng mại
2.3.2. Quy chuẩn kỹ thuật
2.3.3. Quy trình đánh giá sự phù hợp


3
2.3.4. Đối xử quốc gia và không phân biệt
2.3.5. Hài hoà tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

2.3.6. Tham gia các tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế
2.3.7. Đối xử đặc biệt và khác biệt
2.3.8. Thừa nhận lẫn nhau
2.3.9. Thừa nhận lẫn nhau các quy trình đánh giá sự phù hợp
2.3.10. Minh bạch hoá
2.3.11. Điểm Hỏi đáp TBT
2.3.12. Tuyên bố thực hiện Hiệp định TBT
2.3.13. Hiệp định song phƣơng hoặc đa phƣơng
2.3.14. Uỷ ban WTO về Rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại
2.3.15. Quy chế thực hành tốt
2.3.16. Hỗ trợ kỹ thuật
2.4. GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT
TRONG KHUÔN KHỔ WTO
2.4.1. Tranh chấp cá Sardine giữ Pêru và EU
2.4.2. Nhật bản dựng rào cản táo nhập khẩu từ Hoa Kỳ

2.4.3. Liên minh châu Âu cấm nhập khẩu sản phẩm thịt bò từ Hoa Kỳ

CHƢƠNG 3: VẤN ĐỀ GIA NHẬP WTO VÀ TRIỂN KHAI THỰC
HIỆN HIỆP ĐỊNH WT0-TBT TẠI VIỆT NAM
3.1. TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM
3.2. CÁC MỐC THỜI GIAN ĐÀM PHÁN GIA NHẬP WTO CỦA
VIỆT NAM
3.3. TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG
THƢƠNG MẠI (TBT) TRONG KHUÔN KHỔ ĐÀM PHÁN CHUNG
CỦA VIỆT NAM
3.4. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH WTO-TBT TẠI MỘT
SỐ QUỐC GIA THÀNH VIÊN WTO



4
3.4.1. Cơ chế, chính sách về rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại tại Hoa
Kỳ
3.4.2. Cơ chế, chính sách về rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại tại Liên
minh châu Âu - EU

3.4.3. Cơ chế, chính sách rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại tại Nhật
Bản

3.4.4. Cơ chế, chính sách rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại tại Úc
3.5. VẤN ĐỀ TRIỂN KHAI HIỆP ĐỊNH WTO-TBT TẠI VIỆT NAM
3.5.1. Thực trạng của Việt Nam trong lĩnh vực hàng rào kỹ thuật trong
thƣơng mại (TBT)
3.5.2. Những tồn tại trong cơ chế TBT của Việt Nam
3.5.3. Một số đề xuất về hƣớng triển khai Hiệp định WTO/TBT tại Việt
Nam

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO














5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI - WTO
1.3 . MỤC ĐÍCH VÀ VAI TRÒ CỦA WTO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thành lập ngày 1/1/1995, kế tục
và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại thế giới của thiết chế tiền thân của
nó là Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT).
Nhu cầu cần phải có một tổ chức quốc tế như WTO được thấy rõ qua
quá trình thành lập và hoạt động của GATT mà chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây:
Trước những năm 1950, trong khuôn khổ hoạt động của mình, Liên
Hiệp Quốc đã tổ chức ba hội nghị quốc tế tại London (10/1946), Geneva
(8/1947) và tại La Havana (từ tháng 11/1947 đến tháng 3/1948) để soạn thảo
ra văn kiện thành lập ITO có tên gọi là “Hiến chương La Havana”. Đây là
một công ước quốc tế với mục tiêu là tạo việc làm đầy đủ và tăng trưởng
thương mại. Trải qua 3 năm ròng rã đàm phán cam go, 53 nước đã ký kết
Văn kiện cuối cùng của Hội nghị vào ngày 24-3-1948.
Do gặp một số khó khăn trong việc phê chuẩn tại một vài nước thành
viên, đặc biệt là sự trì hoãn của thượng viện Hoa Kỳ trong việc thông qua
Hiến chương thành lập ITO, nên việc thành lập Tổ chức Thương mại Quốc
tế - ITO đã không thực hiện được.
Song song với cuộc đàm phán Hiến chương La Havana nói trên, từ
ngày 10/4 đến 30/10/1947 tại Geneva đại diện 25 nước cũng đã kết thúc
vòng đàm phán thương mại đa phương đầu tiên theo đề nghị của Mỹ về cắt
giảm thuế quan đối với khoảng một nửa số hàng hoá trong thương mại quốc
tế. Ngày 30/10/1947, sau khi bổ sung thêm Chương IV (Chính sách thương
mại) của Dự thảo Hiến chương La Havana vừa đàm phán xong, 23 nước đã
ký kết Nghị định thư áp dụng tạm thời “Hiệp định chung về Thuế quan và

Thương mại” gọi tắt tiếng Anh là GATT 1947.


6
GATT hoạt động ở 2 cấp độ: Ở cấp độ thứ nhất, các nước thành viên
GATT cùng làm việc hàng ngày để thực hiện các quy định về thương mại,
giải quyết tranh chấp và thảo luận các vấn đề chung. Ở cấp độ thứ 2, các
nước thành viên tiến hành các vòng đàm phán. Đây là những vòng đàm phán
thương mại kéo dài mà kết quả đạt được là ký kết các hiệp định và thoả
thuận nhằm tự do hoá thương mại và củng cố cơ cấu chung của tổ chức.
Trong giai đoạn đầu, trọng tâm của các Vòng đàm phán là khuyến
khích tiếp tục giảm thuế quan trên cơ sở có đi có lại. Sau đó chuyển trọng
tâm sang vấn đề hàng rào bảo hộ mậu dịch. Qua 8 Vòng đàm phán, các nước
công nghiệp hoá cắt giảm thuế quan trung bình xuống dưới 4%, tức là chỉ
bằng 1/10 mức thuế vào thời điểm GATT được thành lập. Nhiều hạn ngạch
nhập khẩu được loại bỏ và việc trợ cấp cũng được kiểm soát một cách chặt
chẽ hơn.
Quan trọng nhất trong 8 Vòng đàm phán là vòng cuối cùng: Vòng
đàm phán thương mại đa biên Uruguay, bắt đầu tại Punta Del Este, Uruguay
năm 1986 và kết thAustralia tại Thuỵ sỹ năm 1993. Ngày 15/4/1994 các Bộ
trưởng đã ký Định ước cuối cùng của Vòng đàm phán Uruguay tại
Marrakesh, Maroc. Kết quả của vòng đàm phán kéo dài 7 năm nay là: việc
cắt giảm thuế quan trung bình 40% đối với hàng công nghiệp, mức tăng
trung bình của các ràng buộc về thuế quan đạt từ 21% đến 73% (đối với các
nước đang phát triển), 78% đến 99% (đối với các nước phát triển) và từ 73%
đến 98% (đối với các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi); một chương
trình tổng thể về cải cách nông nghiệp, bao gồm cả việc tự do hoá cam kết
về thuế quan, hỗ trợ trong nước và trợ giá xuất khẩu…
Vòng đàm phán Uruguay mở đường cho thời kỳ mới của các quan hệ
kinh tế toàn cầu. Các quy định mới về thương mại quốc tế điều chỉnh quan

hệ kinh tế ở phạm vi rộng hơn nhiều so với các quy định tại các điều ước


7
song phương và đa phương trước đây. Các quy định này bao gồm quyền sở
hữu trí tuệ và các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại. Các nước cũng
thoả thuận về thủ tục giải quyết tranh chấp quốc tế.
Cùng với yêu cầu khách quan phải điều chỉnh cơ cấu tổ chức, hoạt
động của Hiệp định GATT để điều tiết tốt thương mại toàn cầu trong tình
hình mới, ngày 15/4/1994, tại Marrakesh - Marốc, khi kết thúc vòng đàm
phán Uruguay, 130 thành viên GATT đã cùng nhau ký Hiệp định thành lập
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo đó, WTO chính thức được
thành lập và đi vào hoạt động từ 1/1/1995.
Về phương diện pháp lý, Định ước cuối cùng của Vòng đàm phán
Uruguay ký ngày 15-4-1994 tại Marrakesh là một văn kiện pháp lý có phạm
vi điều chỉnh rộng lớn nhất và có tính chất kỹ thuật pháp lý phức tạp nhất
trong lịch sử ngoại giao và luật pháp quốc tế. Về dung lượng, các hiệp định
được ký tại Marrakesh và các phụ lục kèm theo bao gồm 50.000 trang, trong
đó riêng 500 trang quy dịnh về các nguyên tắc và nghĩa vụ pháp lý chung
của các nước thành viên như sau:
- Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới.
- 20 hiệp định đa phương về thương mại hàng hoá.
- 4 hiệp định đa phương về thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, giải
quyết tranh chấp, kiểm điểm chính sách thương mại.
- 4 hiệp định nhiều bên về Hàng không dân dụng, mua sắm của chính
phủ, sản phẩm sữa và sản phẩm thịt bò.
- 23 tuyên bố (declaration) và quyết định (decision) liên quan đến một
số vấn đề chưa đạt được thoả thuận trong Vòng đàm phán Uruguay.
WTO với tư cách là một tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế
giới, thực hiện những mục tiêu đã được nêu trong Lời nói đầu của Hiệp định

GATT 1947 là nâng cao mức sống của nhân dân các thành viên, đảm bảo


8
việc làm thAustralia đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại, sử dụng có hiệu
quả nhất các nguồn lực của thế giới. Mục tiêu của WTO được thể hiện qua 5
chức năng cơ bản sau:
- Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thoả thuận
thương mại đa phương và nhiều bên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả
trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ
thương mại quốc tế của họ.
- Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại
đa phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ
trưởng WTO.
- Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan
đến việc thực hiện và giải thiứch Hiệp định WTO và các hiệp định
thuơng mại đa phương và nhiều bên.
- Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành
viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu thAustralia đẩy tự do hoá thương
mại và tuân thủ các quy định của WTO, Hiệp định thành lập WTO
(phụ lục 3) đã quy định một cơ chế kiểm điểm chính sách thương
mại áp dụng chung đối với tất cả các thành viên.
- Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như
Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới trong viêc hoạch định
những chính sách và dự báo về những xu hướng phát triển tương lai
của kinh tế toàn cầu.
1.4 . CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA WTO
WTO là tổ chức có cơ cấu gồm 3 cấp đó là:
- Các cơ quan lãnh đạo chính trị và có quyền ra quyết định (decision-
making power) bao gồm Hội nghị Bộ trưởng, Đại hội đồng WTO,



9
Cơ quan giải quyết tranh chấp và cơ quan kiểm điểm chính sách
thương mại.
- Các cơ quan thừa hành và giám sát việc thực hiện các hiệp định
thương mại đa phương, bao gồm Hội đồng GATT, Hội đồng GATS,
và Hội đồng TRIPS.
- Cơ quan thực hiện chức năng hành chính - thư ký là Tổng giám đốc
và Ban thư ký WTO.
1.4 . QUY CHẾ THÀNH VIÊN VÀ THỦ TỤC GIA NHẬP WTO
WTO có hai loại thành viên theo quy định của Hiệp định: thành viên
sáng lập và thành viên gia nhập.
Thành viên sáng lập phải là các thành viên ký kết GATT 1947 và phải
phê chuẩn Hiệp định về WTO trước ngày 31/12/1994.
Thành viên của WTO không chỉ gồm các quốc gia mà còn có cả các
tổ chức quốc tế có liên quan và các lãnh thổ thuế quan riêng biệt. Đó là các
lãnh thổ không có tư cách quốc gia nhưng là những thực thể có quyền tự trị
hoàn toàn trong việc tiến hành quan hệ ngoại thương và đối với các vấn đề
khác được điều chỉnh trong Hiệp định WTO và các Hiệp định thương mại đa
biên (Điều XII.1). Theo định nghĩa này, Hồng Kông, Ma Cao là các thành
viên sáng lập của WTO.
Thành viên gia nhập là các quốc gia hoặc lãnh thổ gia nhập Hiệp định
WTO sau ngày 1/1/1995. Các nước này phải đàm phán về các điều kiện gia
nhập với tất cả các nước đang là thành viên của WTO và quyết định gia
nhập phải được Đại hội đồng WTO bỏ phiếu thông qua với ít nhất hai phần
ba số phiếu thuận.
WTO được xây dựng trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, vì
vậy các quốc gia hoàn toàn có quyền xin gia nhập và rút ra khỏi tổ chức.
Điều XV Hiệp định về WTO quy định việc rút khỏi WTO bao hàm cả việc



10
rút khỏi tất cả các Hiệp định thương mại đa phương và sẽ có hiệu lực sau 6
tháng kể từ ngày Tổng Giám đốc WTO nhận được thông báo bằng văn bản
về việc rút ra khỏi tổ chức.
Khi là thành viên của WTO, các nước đều có quyền lợi và nghĩa vụ
cân bằng nhau trong thương mại. Các nước thành viên đều được hưởng các
quyền lợi từ các Hiệp định thương mại đa biên, được hưởng những ưu đãi
mà các thành viên khác dành cho mình cũng như được đảm bảo theo quy tắc
thương mại. Ngược lại, các thành viên phải cam kết mở cửa thị trường của
mình và phải tuân theo các quy tắc của WTO. Những cam kết này là kết quả
của những vòng đàm phán khi gia nhập.
Hiệp định WTO quy định cơ chế ra quyết định thông qua đồng thuận
như của GATT 1947. Nếu các quyết định không đạt được đồng thuận thì
mới tiến hành bỏ phiếu. Mỗi thành viên WTO có quyền bỏ 1 phiếu và giá trị
mỗi phiếu là như nhau.

1.4. SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH MỘT HIỆP ĐỊNH CỦA WTO VỀ
HÀNG RÀO KỸ THUẬT
Trong những năm gần đây, số lượng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
được các nước sử dụng đã tăng lên đáng kể. Chính sách quản lý xiết chặt của
các thành viên WTO có thể nhìn thấy ở kết quả là các tiêu chuẩn quy định
các chỉ tiêu kỹ thuật cao hơn đang tồn tại trên toàn cầu, điều này làm tăng
yêu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm an toàn và chất lượng cao, và
các vấn đề đang dấy lên về ô nhiễm nước, không khí và đất; khuyến khích
khai thác và sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường. Tuy nhiên, một
thực tế đáng lo ngại là các quốc gia công nghiệp phát triển, với lợi thế khoa
học kỹ thuật tiên tiến và cơ sở trang thiết bị thử nghiệm công nghệ hiện đại,
có khuynh hướng sử dụng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật thành các

rào cản đối với hàng hoá nhập khẩu, bảo hộ nền công nghiệp trong nước.


11
Khác với loại hình rào cản quan thuế rất dễ xác định qua các mức thuế
suất, việc đánh giá chính xác mức tác động của rào cản kỹ thuật đối với
thương mại thế giới rất khó khăn. Nhưng có một điều chắc chắn các rào cản
kỹ thuật đã làm các nhà sản xuất và xuất khẩu phải tốn thêm thời gian, tăng
thêm các khoản chi phí dùng để trang trải cho việc dịch các quy định pháp
luật nước ngoài, thuê chuyên gia tư vấn pháp luật nước ngoài, điều chỉnh
dây chuyền sản xuất để phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của nước nhập
khẩu. Ngoài ra, họ còn cần phải chứng minh rằng sản phẩm xuất khẩu đáp
ứng được các quy định của nước nhập khẩu. Những chi phí này có thể làm
nản lòng các nhà sản xuất cố gắng xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước
ngoài. Trong bối cảnh thiếu những nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế, một mối
nguy đang nẩy sinh đó là các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn có thể được
áp dụng chỉ nhằm một mục đích bảo hộ nền sản xuất trong nước.
1.5. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIỆP ĐỊNH VỀ
HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƢƠNG MẠI CỦA WTO (HIỆP
ĐỊNH WTO-TBT)

Trong khoảng 2 thập niên đầu tiên từ khi hình thành, GATT tập trung
giải quyết những vấn đề rào cản thương mại về thuế quan và đã được những
kết quả đáng khích lệ ở vòng đàm phán thuế đầu tiên là 45.000 ưu đãi về
thuế áp dụng giữa các bên tham gia đàm phán, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng
mậu dịch thế giới. Tuy nhiên từ khoảng giữa thập niên 60, các quốc gia có
xu hướng xử dụng các biện pháp kỹ thuật tinh vi hơn làm rào cản thương
mại bảo hộ sản xuất trong nước, bản thân GATT cũng nhận thấy nếu hoạt
động của mình chỉ gói gọn trong khuôn khổ các vòng đàm phán thuế quan
thì sẽ không còn phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế thế giới, GATT

cần phải điều chỉnh và mở rộng phạm vi hoạt động của mình để đáp ứng
hoàn cảnh mới và thúc đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh.


12
Về lĩnh vực rào cản kỹ thuật, Hiệp định GATT 1947 chỉ chứa đựng
những quy định chung về quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tại các Điều 3, 9
và 20. Vào cuối thập niên 60, sau khi kết thúc vòng đàm phán Kenedy, một
nhóm công tác của GATT được thành lập với nhiệm vụ đánh giá tác động
của các loại rào cản phi quan thuế tới thương mại quốc tế, và họ đã đưa ra
kết luận rằng quy chuẩn kỹ thuật nằm trong nhóm các rào cản phi quan thuế
lớn nhất mà các nhà xuất khẩu thường gặp phải. Sau nhiều năm đàm phán,
đến năm 1979, cuối vòng đám phán Tokyo, 32 thành viên GATT đã cùng
nhau ký vào một điều ước đa phương về rào cản kỹ thuật có tên gọi là Quy
chế Tiêu chuẩn (Standards Code), quy định các nguyên tắc, trình tự xây
dựng, chấp nhận và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình
đánh giá sự phù hợp.
Sau khi WTO được thành lập năm 1995, trên cơ sở kế thừa Quy chế
Tiêu chuẩn của GATT, Hiệp định WTO về Hàng rào kỹ thuật trong thương
mại (Hiệp định WTO - TBT) được chính thức ra đời. Hiệp định WTO/TBT
được xây dựng trong thời gian diễn ra vòng đàm phán Uruquay là một phần
thống nhất của Hiệp định WTO. Hiệp định gồm 15 điều và 3 phục lục.






CHƢƠNG 2
HIỆP ĐỊNH HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG

THƢƠNG MẠI

2.1. KHÁI NIỆM VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƢƠNG
MẠI


13

Trước khi đi sâu nghiên cứu nội dung của Hiệp định WTO-TBT, chúng
ta cần phải làm rõ các khái niệm thế nào là Rào cản kỹ thuật trong thƣơng
mại.
Theo quy định của WTO thì rào cản kỹ thuật trong thương mại bao gồm 3
đối tượng sau:
- Quy chuẩn kỹ thuật.
- Tiêu chuẩn.
- Quy trình đánh giá sự phù hợp.

2.1.1. Quy chuẩn kỹ thuật
Theo Hiệp định WTO-TBT giải thích thì Quy chuẩn kỹ thuật là văn bản
do cơ quan thẩm quyền nhà nước quy định những đặc tính cho sản phẩm –
như kích cỡ, hình dáng, kiểu cách, chức năng, vận hành, sử dụng hoặc quy
định cách thức ghi nhãn, bao gói trước khi sản phẩm được đem bán trên thị
trường, và có tính chất bắt buộc áp dụng (Phụ lục 1 Hiệp định WTO-TBT).
2.1.2. Tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn là tài liệu do một cơ quan/ hiệp hội/ tổ chức ban hành để sử
dụng rộng rãi và lâu dài, trong đó quy định các quy tắc, hướng dẫn hoặc các
đặc tính đối với sản phẩm hoặc các quy trình và phương pháp sản xuất có
liên quan, mà việc tuân thủ chúng là tự nguyện. Văn bản này cũng có thể
bao gồm quy định về thuật ngữ, biểu tượng, cách thức bao gói, dãn nhãn
hoặc ghi nhãn áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản

xuất nhất định (Phụ lục 1 Hiệp định WTO-TBT).
Sự khác biệt giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật nằm ở hiệu lực áp
dụng. Trong khi việc áp dụng tiêu chuẩn là tự nguyện, thì áp dụng quy chuẩn
kỹ thuật lại có tính bắt buộc. Chúng có những ý nghĩa khác nhau đối với
thương mại quốc tế. Nếu một sản phẩm nhập khẩu chưa đáp ứng những yêu


14
cầu của một quy chuẩn kỹ thuật thì nó sẽ không được phép lưu thông trên thị
trường. Một sản phẩm không phù hợp tiêu chuẩn vẫn có thể được phép bán
ra thị trường, nhưng sau đó thị phần của nó có thể bị ảnh hưởng nếu những
sản phẩm mà khách hàng ưa thích hơn đáp ứng được các tiêu chuẩn địa
phương như tiêu chuẩn về chất lượng hoặc mầu sắc đối với hàng quần áo và
dệt may.
2.1.3. Quy trình đánh giá sự phù hợp
Đây là dạng quy trình kỹ thuật – quy định các bước, thủ tục tiến hành
đánh giá, thử nghiệm, kiểm định, giám định và chứng nhận – nhằm xác định
rằng một sản phẩm/quy trình/dịch vụ đáp ứng các yêu cầu được quy định
trong các tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; ở Việt Nam hiện
nay chủ yếu áp dụng quy trình kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu căn cứ theo hướng dẫn kỹ thuật tại Quyết định số
1091/1999/QĐ-BKHCNMT ngày 22/6/1999 của Bộ KH, CN & MT (nay là
Bộ Khoa học & Công nghệ).
Về nguyên tắc, nhà xuất khẩu sẽ phải chịu chi phí kiểm tra chất lượng
nếu sản phẩm xuất khẩu của họ thuộc đối tượng phải thực hiện các biện pháp
kiểm tra kỹ thuật. Các quy trình đánh giá sự phù hợp không minh bạch hay
có sự phân biệt đối xử sẽ trở thành những công cụ bảo hộ hữu hiệu (Phụ lục
1 Hiệp định WTO-TBT).
2.2. MỤC TIÊU CỦA HIỆP ĐỊNH WTO-TBT
2.1.2. Bảo vệ an toàn và sức khoẻ con ngƣời

Đa số các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn được xây dựng đều nhằm bảo
vệ an toàn và sức khoẻ con người. Ví dụ các quy chuẩn kỹ thuật của một
quốc gia yêu cầu các phương tiện ô tô phải được trang bị dây đai an toàn
nhằm hạn chế tối thiểu chấn thương khi tai nạn giao thông xảy ra, hay các
phích điện, ổ điện được thiết kết 3 đầu giắc cắm nhằm bảo vệ người sử dụng


15
tránh bị điện giật. Một ví dụ khác rất rõ là việc các vỏ bao thuốc là khi ghi
nhãn đều bắt buộc phải có ghi dòng chữ cảnh báo “hút thuốc là có hại cho
sức khoẻ”.
2.1.3. Bảo vệ động vật, thực vật
Các quy chuẩn kỹ thuật bảo vệ động vật, thực vật rất phổ biến. Chúng
bao gồm những quy định ngăn chặn, phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước, đất,
không khí tác động tới các loài động, thực vật có thể khiến chúng bị diệt
chủng. Ví dụ, tại một số quốc gia quy định, đối với một số loài cá có nguy
cơ tuyệt chủng, chỉ được đánh bắt khi loài cá đó khi chúng phát triển đến
một chiều dài nhất định.
2.2.3. Bảo vệ môi trƣờng
Hiện nay sự quan tâm của người tiêu dùng về những vấn đề môi trường
ngày càng tăng, do mức độ ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất tăng cao,
điều này đã dẫn đến việc nhiều chính phủ ban hành, chấp nhận các quy
chuẩn kỹ thuật nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, ví dụ như quy chuẩn kỹ
thuật về tái sử dụng các sản phẩm giấy và nhựa, và quy định các mức khí
thải của phương tiện cơ giới đường bộ (Việt Nam đã xây dựng lộ trình áp
dụng tiêu chuẩn EURO 2, EURO 3 đối với mức khí xả của phương tiện cơ
giới đường bộ, dự kiến áp dụng từ tháng1/ 2007) .
2.2.4. Ngăn chặn các hành vi lừa đối ngƣời tiêu dùng
Hầu hết các quy chuẩn kỹ thuật có mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng thông
qua kênh thông tin, chủ yếu bằng biện pháp quy định các yêu cầu ghi nhãn.

Những dạng quy định khác bao gồm quy định phân loại và định nghĩa, yêu
cầu bao gói, và đo lường (kích cỡ, trọng lượng …) đều nhằm tránh những
hành vi lừa dối người tiêu dùng.
Ngoài ra, quy chuẩn kỹ thuật còn có những mục tiêu khác như vấn đề
chất lượng, hài hoà kỹ thuật, thuận lợi hoá thương mại. Quy chuẩn kỹ thuật


16
về chất lượng – ví dụ: những yêu cầu các loại rau, củ, quả phải đạt được kích
cỡ nhất định mới được đem bán ra thị trường. Quy chuẩn kỹ thuật nhằm hài
hoà những lĩnh vực cụ thể, ví dụ trong lĩnh vực các thiết bị bưu chính viễn
thông đã được áp dụng rộng rãi trong các khu vực thương mại tự do (EU,
NFTA …).
2.3. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIỆP ĐỊNH WTO-TBT
2.3.1. Loại bỏ những rào cản kỹ thuật không cần thiết trong thƣơng mại
Rào cản kỹ thuật trong thương mại phát sinh từ việc xây dựng, ban
hành và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp
khác nhau. Nếu một nhà sản xuất tại quốc gia A muốn xuất khẩu sang quốc
gia B, ông ta sẽ phải thoả mãn những yêu cầu kỹ thuật đang được áp dụng
tại quốc gia B, và phải chịu các chi phí tài chính liên quan. Sự khác biệt giữa
các quốc gia về quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp có thể
xuất phát từ những khác biệt về đặc thù địa lý, mức độ phát triển kinh tế – xã
hội, mức thu nhập của người dân … ví dụ: với những quốc gia có vị trí địa
lý hay bị động đất như Nhật Bản thì phải có những quy định chặt chẽ hơn
mức bình thường cho các sản phẩm xây dựng; những quốc gia thường đối
mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sẽ đưa ra những mức khí
thải ôtô thấp hơn các nước khác. Mức thu nhập đầu người cao tại các quốc
gia giàu có dẫn đến những đòi hỏi cao hơn đối với các sản phẩm về an toàn
và chất lượng.
Đối với một chính phủ, việc loại bỏ những rào cản không cần thiết đối

với thương mại có nghĩa rằng khi tiến hành xây dựng một quy chuẩn kỹ
thuật để đạt được một mục tiêu chính sách nhất định như bảo vệ sức khoẻ
con người, an toàn, môi trường… quy định không được chặt chẽ hơn mức
độ cần thiết để hoàn thành mục tiêu pháp lý trên.


17
Điều 2.8 Hiệp định TBT quy định rõ rằng bất cứ khi nào có thể, các
quy định về sản phẩm nên đưa ra các yêu cầu kỹ thuật về tính năng sử dụng,
vận hành hơn là quy định về đặc tính thiết kế hoặc mô tả. Đây là một cách
thức tốt để tránh những rào cản không cần thiết đối với thương mại quốc tế
(Điểm I Phụ lục 3 Hiệp định TBT). Ví dụ, một quy chuẩn kỹ thuật về cửa
chống cháy phải quy định rằng loại cửa đó phải đạt được toàn bộ các thử
nghiệm cần thiết về chống cháy. Vì vậy, phải quy định rõ “cửa phải chống
cháy trong thời gian 30 phút trong lửa”; sẽ là không cần thiết nếu quy định
sản phẩm đó phải được làm như thế nào, cao bao nhiều … như “cửa phải
được làm bằng thép, dầy 2 cm”. Loại bỏ rào cản thương mại cũng có nghĩa
nếu trong hoàn cảnh cụ thể làm nảy sinh đối tượng cần quản lý, khiến một
quốc gia phải ban hành, áp dụng một quy chuẩn kỹ thuật; nay hoàn cảnh đó
đã thay đổi hoặc không còn tồn tại nữa, hoặc đối tượng quản lý xác định đó
có thể điều chỉnh bằng một biện pháp khác với yêu cầu nới lỏng hơn, thì quy
chuẩn kỹ thuật đó không được phép tiếp tục duy trì.
2.3.2. Quy chuẩn kỹ thuật
Hiệp định TBT có tính đến những khác biệt về các yếu tố đặc thù như
sở thích, thu nhập, vị trí địa lý giữa các quốc gia. Với các lý do này, Hiệp
định với sự đồng thuận cao của các quốc gia thành viên cho phép có sự uyển
chuyển trong hoạt động xây dựng, chấp nhận và áp dụng các quy chuẩn kỹ
thuật của từng quốc gia. Trong lời nói đầu của Hiệp định ghi rõ “các quốc
gia thành viên được phép thực hiện những biện pháp cần thiết nhằm đảm
bảo chất lượng của hàng hoá nhập khẩu, hoặc vì mục tiêu bảo vệ sức khoẻ

của con người, động vật, thực vật, môi trường, hoặc nhằm ngăn chặn những
hành vi trái phép, ở một mức độ thích hợp ”. Tuy nhiên, các nước thành viên
bị giới hạn ở yêu cầu là các quy chuẩn kỹ thuật của họ “ không đuợc xây


18
dựng, chấp nhận, hay áp dụng nhằm tạo ra những cản trở không cần thiết
đối với thương mại” (Điều 2.2 Hiệp định TBT).

- Tiêu chí xác định rào cản kỹ thuật trong thương mại

Rào cản kỹ thuật trong thương mại có thể phát sinh khi:

(a) Một quy định chặt chẽ hơn mức cần thiết để đạt được một mục tiêu
pháp lý bảo hộ.
(b) Khi nó không hướng tới hoàn thành một mục tiêu hợp lý.

Điều 2.2 của Hiệp định TBT xác định những mục tiêu chính đáng
(legitimate objectives) bao gồm: các yêu cầu an ninh quốc gia, ngăn chặn
những hành vi lừa dối, bảo hệ sức khoẻ con người hoặc an toàn, bảo vệ động
vật và thực vật hoặc môi trường .
Một quy chuẩn kỹ thuật chặt chẽ hơn mức cần thiết khi phương thức
quản lý có thể được thực hiện thông qua những biện pháp thay thế mà mức
độ tác động đến thương mại tích cực hơn. Các yếu tố mà các thành viên
WTO có thể sử dụng để đánh giá rủi ro là: thông tin khoa học và kỹ thuật
sẵn có, công nghệ hoặc sử dụng giai đoạn cuối của sản phẩm.
2.3.3. Quy trình đánh giá sự phù hợp
Nghĩa vụ loại bỏ những rào cản không cần thiết trong thương mại
cũng được áp dụng cho các quy trình đánh giá sự phù hợp. Một rào cản
không cần thiết đối với thương mại có thể là quy trình chặt chẽ hơn bình

thường hoặc tiêu tốn thời gian nhiều hơn mức cần thiết mà một sản phẩm
phải tuân thủ những quy định pháp luật của nước nhập khẩu. Ví dụ: yêu cầu
về cung cấp thông tin không được cao hơn mức cần thiết; việc lựa chọn địa
điểm tiến hành thử nghiệm, kiểm tra chất lượng, việc lực chọn và lấy mẫu
thử không được tạo ra phân biệt đối xử hay gây bất tiện không cần thiết cho
doanh nghiệp (Điều 5.2.3 và 5.2.6 Hiệp định WTO-TBT).


19

2.3.4. Đối xử quốc gia và không phân biệt
- Quy chuẩn kỹ thuật
Như nhiều Hiệp định khác của WTO, Hiệp định TBT quy định cả chế
độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia (NT). Điều 2.1 của Hiệp
định TBT quy định “về quy chuẩn kỹ thuật, các sản phẩm nhập khẩu từ một
vùng lãnh thổ của bất kỳ thành viên WTO nào được đối xử không kém hơn
sản phẩm cùng loại của nước nhập khẩu và các sản phẩm cùng loại khác
được nhập khẩu từ bất cứ nước nào là thành viên WTO”.
- Quy trình đánh giá sự phù hợp
Quy định về MFN và NT cũng áp dụng cho các quy trình đánh giá sự
phù hợp. Theo đó, quy trình đánh giá sự phù hợp phải được áp dụng cho các
sản phẩm nhập khẩu từ một thành viên WTO khác “theo cách ưu đãi không
thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của nước bản địa hay của bất kỳ một
nước thành viên WTO khác” (Điều 5.1.1). Điều này có nghĩa những sản
phẩm nhập khẩu phải được đối xử bình đẳng về mức thu phí, lệ phí đánh giá
chất lượng sản phẩm. Tương tự như vậy, các thành viên phải tôn trọng bảo
mật thông tin về kết quả của các quy trình đánh giá phù hợp đối với sản
phẩm nhập khẩu như cách bảo mật cho các sản phẩm trong nước nhằm bảo
vệ quyền lợi thương mại của các doanh nghiệp liên quan (Điều 5.2.4 và
5.2.5).

2.3.5. Hài hoà tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
Xuất phát từ mục tiêu thuận lợi hoá thương mại, thúc đẩy chuyển giao
công nghệ từ quốc gia phát triển sang các nước đang phát triển; trong Lời
nói đầu, các Điều 2.6, 2.7 và Điểm G Phụ lục 3 Hiệp định WTO-TBT đã
khẳng định các quốc gia thành viên có nghĩa vụ tiến hành các hoạt động hài
hoà quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn.


20
Trong thực tế, khó khăn thường phát sinh khi hàng hoá của một quốc
gia này xuất khẩu sang một quốc gia khác là sự khác biệt về quy chuẩn kỹ
thuật, tiêu chuẩn giữa các nước do đặc thù địa lý, khí hậu, tập quán, tôn giáo
… . Nếu một công ty phải điều chỉnh dây chuyền sản xuất của mình nhằm
thoả mãn với các yêu cầu kỹ thuật khác biệt trong những thị trường xuất
khẩu đơn lẻ, thì chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm sẽ tăng lên. Điều
này sẽ tác động mạnh đến hoạt động của các doanh nghiệp có quy mô vừa
và nhỏ.
Hài hoà các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn là rất cần thiết cho việc lắp
ráp, tương thích giữa các bộ phận của sản phẩm. Ví dụ như các thiết bị viễn
thông, bộ phận xe hơi. Thiếu tính tương thích kỹ thuật có thể tạo ra rào cản
đối với thương mại quốc tế. Ví dụ, ti vi sử dụng tại thị trường Hoa Kỳ có thể
sẽ không bán được tại thị trường Châu Âu do sự khác nhau về các hệ phát
mầu (NTSC đối lại PAL hoặc SECAM). Tương tự, để có thể tiêu thụ hàng
hoá tại Liên hiệp Vương Quốc Anh, thì xe ôtô sản xuất tại Pháp hoặc Đức
cần chuyển tay lái sang bên phải. Chi phí cho việc thiết kế, sản xuất, chuyển
giao cùng một loại sản phẩm hàng hoá có đặc thù đa dạng sẽ tăng cao.
Hài hoà kỹ thuật cũng làm tăng lợi ích sử dụng và tính tiện nghi của
sản phẩm cho khách hàng. Một môi trường cạnh tranh và hài hoà sẽ đảm bảo
cho người tiêu dùng được chọn lựa các sản phẩm rộng rãi với giá cả hấp dẫn
hơn. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn hài hoà không vượt ra ngoài việc thực

hiện mục tiêu chính đáng của nó; hài hoà quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn
không được cản trở phát minh hoặc không cản trở nhà sản xuất sáng tạo ra
những sản phẩm mới.
Trong nhiều năm, các chuyên gia WTO đã nỗ lực làm việc hướng tới
sự hài hoà quốc tế các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Các tổ chức tiêu
chuẩn hàng đầu thế giới như ISO, IEC và ITU đã có những đóng góp quan


21
trọng cho nỗ lực này. Hoạt động của họ có ảnh hưởng lớn tới thương mại
toàn cầu, đặc biệt là các sản phẩm công nghiệp. Riêng Tổ chức Tiêu chuẩn
hoá Quốc tế - ISO đã xây dựng được hơn 10 000 tiêu chuẩn quốc tế điều
chỉnh hầu hết các lĩnh vực kỹ thuật.
Hiệp định TBT khuyến khích các thành viên WTO sử dụng toàn bộ
hoặc một phần các tiêu chuẩn quốc tế vào các văn bản kỹ thuật trong nước
của họ, trừ khi “việc sử dụng đó sẽ không hiệu quả và không thích hợp” để
đạt được những mục tiêu pháp lý đã đề ra. Điều này xảy ra trong những
trường hợp như “vì lý do đặc thù khí hậu, các yếu tố địa lý hoặc những vấn
đề kỹ thuật cơ bản của nước thành viên” (Điều 2.4).
Như đã trình bày tại phần trên, quy chuẩn kỹ thuật mà phù hợp với
tiêu chuẩn quốc tế có liên quan thì được xác định là không tạo ra những rào
cản không cần thiết cho thương mại quốc tế. Quy định tương tự như vậy
cũng được áp dụng cho các quy trình đánh giá sự phù hợp: các Hướng dẫn
hay Khuyến nghị do các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ban hành (WTO chính
thức thừa nhận 3 tổ chức tiêu chuẩn quốc tế: ISO, ITU và IEC), phải được sử
dụng trong các quy trình đánh giá sự phù hợp của các nước thành viên
WTO, trừ khi chúng “không thích hợp với các thành viên liên quan vì những
lý do chính đáng như bảo vệ an ninh quốc gia, ngăn ngừa những hành vi lừa
dối khách hàng, bảo vệ sức khoẻ con người, động vật, thực vật, bảo vệ môi
trường sinh thái; các yếu tố khí hậu hoặc địa lý, vấn đề về hạ tầng cơ sở hoặc

công nghệ cơ bản” (Điều 5.4 Hiệp định WTO-TBT).

2.3.6. Tham gia các tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế
Tham gia rộng rãi vào hoạt động của các tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc
tế có thể đảm bảo rằng các tiêu chuẩn quốc tế sẽ thể hiện, phản ánh được lợi
ích kinh tế và đặc thù nền sản xuất của quốc gia đó. Hiệp định WTO-TBT


22
khuyến khích các nước thành viên tham gia sâu, trong khả năng nguồn lực
của mình, vào các hoạt động kỹ thuật như xây dựng tiêu chuẩn (Điều 2.6) và
các hướng dẫn hoặc khuyến nghị về các quy trình đánh sự phù hợp (Điều
5.5). Hiện nay, Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU đang thực hiện rất tốt vấn đề này,
do vậy các tiêu chuẩn quốc tế ban hành thường có lợi cho các doanh nghiệp
xuất khẩu của họ, góp phần thúc đẩy sự bành trướng thương mại của các
nước này ra toàn cầu.

2.3.7. Đối xử đặc biệt và khác biệt
Áp dụng và thực thi tiêu chuẩn quốc tế có thể nằm ngoài khả năng
nguồn lực kỹ thuật và tài chính của các quốc gia đang phát triển. Hiệp định
TBT đã giảm nhẹ sự tác động của một số điều luật nhất định, mà nếu áp
dụng triệt để có thể sẽ không thích hợp cho một số thành viên đang phát
triển của WTO về mặt tăng trưởng, thương mại, tài chính. Tuy nhiên, xét
dưới góc độ các điều kiện kinh tế-xã hội và cộng nghệ của họ, thành viên
WTO là quốc gia phát triển có thể điều chỉnh các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu
chuẩn hoặc phương pháp thử nghiệm của mình nhằm đảm bảo các quy trình,
công nghệ, phương pháp sản xuất mang đặc thù bản địa phù hợp với nhu cầu
phát triển của mình (Điều 12.4 Hiệp định WTO-TBT). Mặt khác, các thành
viên WTO là quốc gia đang phát triển có thể yêu cầu các tổ chức tiêu chuẩn
hoá quốc tế xem xét khả năng xây dựng những tiêu chuẩn quốc tế thể hiện

được lợi ích thương mại của mình.
- Tiêu chuẩn tƣơng đƣơng
Quá trình xây dựng một tiêu chuẩn quốc tế rất mất thời gian và tốn
kém. Để đạt được sự đồng thuận về các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể có khi phải
mất vài năm. khoảng thời gian giữa việc một quốc gia chấp nhận một tiêu
chuẩn quốc tế cho đến khi tiêu chuẩn quốc tế đó được áp dụng cho thị


23
trường trong nước cũng rất tốn thời gian; điều này cũng gây khó khăn cho
thông thương quốc tế. Vì những lý do này, Hiệp định TBT đưa ra một cách
tiếp cận mới cho việc hài hoà kỹ thuật, được gọi là phương pháp tương
đương. Theo đó các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế có thể được
loại bỏ nếu các thành viên WTO chấp nhận rằng các quy chuẩn kỹ thuật
nước ngoài khác với quy định của họ vẫn có thể đạt được cùng mục tiêu
pháp lý dù cho cách thức thực hiện có khác nhau. Phương pháp này được
quy định tại Điều 2.7 của Hiệp định TBT.
- Phƣơng thức thực hiện tiêu chuẩn tƣơng đƣơng
Ví dụ một quốc gia A, muốn bảo hộ môi trường của mình đối với khí
thải ôtô ở mức cao, yêu cầu xe ôtô phải được trang bị một bộ lọc khí xúc tác.
Tại quốc gia B, mục tiêu bảo vệ môi trường tương tự, nhưng được thực hiện
thông qua việc bắt buộc ôtô sử dụng động cơ diesel. Từ mục tiêu bảo vệ môi
trường xác định tại hai quốc gia – nhằm giảm mức độ ô nhiễm không khí -
A và B có thể đồng ý với nhau rằng các quy chuẩn kỹ thuật của họ tuy quy
định khác nhau, nhưng tương đương với nhau, vì cùng đạt được mục tiêu
bảo vệ môi trường. Vì vậy, nếu nhà sản xuất ôtô của quốc gia A muốn xuất
khẩu sản phẩm của mình sang B, thì họ sẽ không buộc phải thay đổi công
nghệ để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của B là lắp động cơ diesel và ngược
lại. Cách làm này sẽ loại bỏ được các chi phí tốn kém để điểu chỉnh dây
truyền sản xuất để đáp ứng các quy định nước ngoài.


2.3.8. Thừa nhận lẫn nhau
Như đã giải thích ở phần trên, việc đảm bảo chất lượng sản phẩm phù
hợp với các quy chuẩn kỹ thuật có ảnh hưởng tới thương mại quốc tế. Đặc
biệt nếu sản phẩm được xuất khẩu sang nhiều thị trường thì sẽ phải chịu
nhiều hoạt động kiểm tra, giám định chất lượng. Nhà sản xuất sẽ gặp khó


24
khăn trong việc có được sự công nhận chất lượng sản phẩm của mình tại các
thị trường nước ngoài khác nhau, những khó khăn này có thể phát sinh trong
trường hợp các cơ quan kiểm tra chất lượng tại cửa khẩu nước nhập khẩu
không chấp nhận các quy trình, kết quả thử nghiệm tại nước xuất khẩu (dù là
phương pháp tối ưu) vì sự quan liêu, trì trệ hoặc do tác động, ảnh hưởng của
những nhóm bảo hộ sản xuất trong nước; (ví dụ nước chấm Chin Su của VN
khi nhập vào Vương quốc Bỉ bị cấm nhập do phát hiện mức MDCA cao hơn
mức chỉ tiêu của Bỉ. Dù các xét nghiệm và kết luận của hội đồng khoa học
Việt Nam kết luật mức MDCA của nước chấm Chin Su phù hợp với tiêu
chuẩn quốc tế Codex ; nhưng khuyến cáo của Bỉ (cao hơn yêu cầu tiêu
chuẩn quốc tế Codex) không chỉ ngăn cản sản phẩm Chin Su vào thị trường
Bỉ mà còn ảnh hưởng tới mức tiêu thụ sản phẩm Chin Su ngay tại thị trường
trong nước). Với bất cứ lý do nào, những thay đổi về quy trình và phương
pháp thử cũng làm tăng chi phí cho nhà sản xuất khi bán ra các thị trường
nước ngoài.

2.3.9. Thừa nhận lẫn nhau các quy trình đánh giá sự phù hợp
Một trong những khó khăn chủ yếu mà nhà xuất khẩu gặp phải là chi
phí thử nghiệm và chứng nhận sản phẩm trùng lặp làm tăng giá thành sản
phẩm. Những chi phí này có thể tiết giảm đáng kể nếu một sản phẩm chỉ bị
kiểm tra chất lượng một lần nhưng kết quả thử nghiệm của nó được chấp tại

tất cả các thị trường trên toàn cầu.
Trong thực tế, các quốc gia có thể đồng ý chấp nhận các kết quả đánh
giá sự phù hợp của nhau, dù cho các quy trình đánh giá, thử nghiệm có thể
khác nhau.
Điều 6.3 Hiệp định WTO-TBT nhấn mạnh việc WTO khuyến khích
các thành viên tham gia thoả thuận với nhau để chấp nhận các kết quả đánh

×