đại học quốc gia hà nội
khoa luật
trần thị vân trà
luật quốc tế
và học thuyết can thiệp nhân đạo
luận văn thạc sĩ luật học
Hà nội - 2010
đại học quốc gia hà nội
khoa luật
trần thị vân trà
luật quốc tế
và học thuyết can thiệp nhân đạo
Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số : 60 38 60
luận văn thạc sĩ luật học
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Ngọc V-ợng
Hà nội - 2010
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các hộp
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG HOẠT ĐỘNG GIỮ
GÌN HÒA BÌNH QUỐC TẾ
7
1.1.
Giữ gìn hòa bình quốc tế: khái niệm, lịch sử hình thành, các
hình thức và nguyên tắc cơ bản
7
1.1.1.
Khái niệm giữ gìn hòa bình quốc tế
7
1.1.2.
Lịch sử hình thành của hoạt động giữ gìn hòa bình quốc tế
8
1.1.3.
Các hình thức cơ bản của hoạt động giữ gìn hòa bình quốc tế
11
1.1.3.1.
An ninh tập thể
11
1.1.3.2.
Ngoại giao phòng ngừa
13
1.1.3.3.
Cưỡng chế hoà bình
13
1.1.3.4.
Kiến tạo hoà bình
13
1.1.3.5.
Xây dựng hoà bình sau xung đột
14
1.1.3.6.
Giải trừ quân bị
14
1.1.3.7.
Các biện pháp củng cố lòng tin
15
1.1.3.8.
Các biện pháp bảo đảm an ninh quốc tế
15
1.1.4.
Nguyên tắc hoạt động giữ gìn hòa bình quốc tế
16
1.1.4.1.
Nguyên tắc an ninh không chia cắt
16
1.1.4.2.
Nguyên tắc an ninh bình đẳng
16
1.2.
Lịch sử hình thành, phát triển và thực tiễn hoạt động của
học thuyết can thiệp nhân đạo
17
1.2.1.
Từ sự hình thành khái niệm can thiệp nhân đạo tới việc trở
thành một hệ thống trong pháp luật quốc tế
17
1.2.2.
Những hoạt động can thiệp nhân đạo trong thời gian chiến
tranh lạnh (1945-1991)
19
1.2.3.
Thực tiễn của hoạt động can thiệp nhân đạo trong giai đoạn
hiện nay
22
1.3.
Khía cạnh chủ chốt của học thuyết can thiệp nhân đạo trong
hoạt động can thiệp của NATO ở Kosovo
26
1.3.1.
Diễn biến khủng hoảng tại Kosovo
26
1.3.2.
Khía cạnh chủ chốt của học thuyết can thiệp nhân đạo trong
hoạt động can thiệp của NATO ở Kosovo
29
Chương 2: LUẬT QUỐC TẾ VÀ LÝ THUYẾT VỀ CAN THIỆP
NHÂN ĐẠO
34
2.1.
Khía cạnh hợp pháp của can thiệp nhân đạo: tỷ lệ hợp lý
giữa luật quốc tế hiện đại và vấn đề bảo vệ quyền con người
34
2.1.1.
Can thiệp nhân đạo theo quan điểm của Luật quốc tế hiện đại
34
2.1.2.
Bảo vệ quyền con người là một lĩnh vực quan trọng của
Luật quốc tế
38
2.1.3.
Khái niệm về "chủ quyền hạn chế"
42
2.2.
Lý thuyết hiện đại về can thiệp nhân đạo
46
2.2.1.
Hoàn cảnh ra đời của lý thuyết hiện đại về can thiệp nhân đạo
47
2.2.2.
Lý thuyết hiện đại về can thiệp nhân đạo
49
Chương 3: CAN THIỆP NHÂN ĐẠO - MỘT HÌNH THỨC MỚI
VÀ ĐẶC BIỆT ĐỂ GIỮ GÌN HÒA BÌNH QUỐC TẾ
58
3.1.
Xây dựng khái niệm can thiệp nhân đạo thích hợp với luật
quốc tế hiện đại nhằm giữ gìn hòa bình quốc tế
58
3.2.
Phát triển luật quốc tế trong việc điều chỉnh thống nhất can
thiệp nhân đạo
61
3.2.1.
Thống nhất quan điểm về mối quan hệ giữa chủ quyền và
nhân quyền
61
3.2.2.
Xây dựng các điều kiện tiên quyết cho can thiệp nhân đạo
67
3.2.2.1.
Có sự vi phạm quyền con người bởi các hành vi thảm sát
hoặc diệt chủng
67
3.2.2.2.
Quốc gia nơi diễn ra hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền con
người không muốn hoặc không thể chấm dứt tình trạng này
69
3.2.2.3.
Sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người đe dọa hoặc phá
hoại hòa bình và an ninh quốc tế
70
3.2.3.
Triển khai cơ chế cho can thiệp nhân đạo
71
3.2.4.
Thực hiện can thiệp nhân đạo một cách hiệu quả dưới thẩm
quyền của Liên hợp quốc
73
3.2.4.1.
Cải tổ cơ cấu và hoạt động của Hội đồng bảo an
73
3.2.4.2.
Xác lập thẩm quyền cho Đại hội đồng trong các hoạt động
can thiệp nhân đạo khi Hội đồng bảo an không thực hiện
vai trò của mình
77
3.2.4.3.
Lực lượng quân đội của Liên hợp quốc
79
KẾT LUẬN
81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
84
Danh môc c¸c hép
Sè hiÖu
hép
Tªn hép
Trang
3.1
Một số định nghĩa về can thiệp nhân đạo
59
3.1
Một số cuộc thảm sát và diệt chủng từ năm 1945 đến
năm 1994
66
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Một trong những biểu hiện của toàn cầu hóa trong lĩnh vực chính trị
và nhân đạo và yếu tố thực tế của trật tự thế giới mới là "thể chế" can thiệp
vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền vì lý do nhân đạo, được
mang tên "can thiệp nhân đạo".
Sự quan tâm gần đây nhất đến vấn đề này là cuộc tấn công của NATO
đối với Nam Tư, với lý do chính thức là có một cuộc khủng hoảng nhân đạo
tại Kosovo. Tháng 03/1999, với lý do bảo vệ người Anbani bị người Serbia
thanh lọc sắc tộc ở Kosovo, NATO đã tấn công vào Cộng hòa liên bang Nam
Tư. Một chiến dịch ném bom trên không nhằm vào Serbia được NATO triển
khai. Hậu quả của nó là Slobodan Milosevic bị lật đổ, và lực lượng quân
Serbia được thay bởi quân của NATO.
Bên cạnh những mục tiêu "nhân đạo" mà NATO đạt được thì sự kiện
này rõ ràng cũng đã dẫn đến sự trầm trọng hơn mối quan hệ giữa dân cư
Serbia và Albania của Kosovo, cùng các hành vi khủng bố, vi phạm quyền
con người ở quy mô lớn ngày càng nhiều hơn, và một dòng chảy khổng lồ
những người tị nạn.
NATO, dẫn đầu là Hoa Kỳ đã đảm nhiệm việc giải quyết cuộc khủng
hoảng ở Kosovo, đẩy Tổ chức Hợp tác và An ninh châu Âu (OSCE) vào vị trí
thứ hai. Tuy nhiên, thay vì sử dụng các phương pháp chính trị, ngoại giao và
các phương tiện hòa bình khác để giải quyết cuộc khủng hoảng, NATO từ rất
sớm đã quyết định sử dụng tên lửa và bom quy mô lớn. Đây là lần đầu tiên
học thuyết can thiệp nhân đạo được thực hiện một cách công khai sau Chiến
tranh lạnh và đến tháng 05/2008, nó đã trở thành một phần chiến lược mới
của NATO.
2
Với cuộc chiến này, các nhà phân tích tin rằng, đã xuất hiện một chiều
hướng chính trị thế giới mới, làm rõ nhiều vấn đề về can thiệp nhân đạo ở giai
đoạn hiện nay trong cách giải quyết vấn đề của các nhà lãnh đạo các nước
phương Tây.
Năm 2003, Mỹ tấn công vào Iraq bất chấp sự phản đối của Liên hợp
quốc và cộng đồng quốc tế. Lý do được Mỹ đưa ra là Iraq đang sở hữu vũ khí
hủy diệt hàng loạt, đe dọa nền hòa bình của các quốc gia trong khu vực; Iraq
đang chứa chấp các tổ chức khủng bố quốc tế; nước này không tuân thủ
chương trình đổi dầu lấy lương thực và tất nhiên là Iraq đã và đang tiến hành
diệt chủng người Kurd. Một lần nữa học thuyết can thiệp nhân đạo được sử
dụng làm phương tiện cho những cuộc tấn công quân sự vào một quốc gia có
chủ quyền.
Tác giả chọn đề tài nêu trên để nghiên cứu vì những lý do sau đây:
- Học thuyết can thiệp nhân đạo vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc
cơ bản của Luật quốc tế hiện đại, trong đó có nguyên không dùng vũ lực hoặc
đe dọa dùng vũ lực, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các
quốc gia khác.
- Học thuyết can thiệp nhân đạo đề cao vấn đề nhân quyền. Trong thời
đại hiện nay, nhân quyền là một đề tài nóng bỏng, nhất là nạn diệt chủng và
thảm sát. Chúng nhận được sự quan tâm xác đáng của cộng đồng quốc tế. Tuy
nhiên, trong quá khứ gần và hiện nay, những vụ thảm sát vẫn cứ diễn ra một
cách âm thầm hay công khai, núp dưới những "tấm khiên" chủ quyền quốc
gia, lợi ích của đa số cộng đồng, đối lập về niềm tin tôn giáo,… Nhưng dù với
bất kỳ lý do gì thì chúng vẫn là những hành vi cần lên án và ngăn chặn.
- Học thuyết này đang được một số quốc gia sử dụng một cách tùy
tiện vì lợi ích của mình. Hậu quả gây nên sự mất ổn định tình hình thế giới
cũng như lấn át sự cân bằng của trật tự pháp lý quốc tế. Tình hình đó làm
các quốc gia khác, nhất là những quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên
3
quan trọng hay vị trí địa - chính trị đặc biệt lo lắng cho sự an toàn của quốc
gia mình.
- Học thuyết can thiệp nhân đạo đang nhận được những quan điểm
trái chiều nhau. Bên ủng hộ thì cho rằng học thuyết này đề cao vấn đề nhân
quyền - vấn đề ngày càng trở nên quan trọng trong thế giới hiện đại và văn
minh, và quan trọng hơn cả chủ quyền quốc gia. Bên phản đối thì đưa ra
chính kiến rằng việc vận dụng học thuyết vi phạm chủ quyền của các quốc
gia, can thiệp thô bạo vào công việc của quốc gia khác. Hai quan điểm này,
có quan điểm nào là đúng hoàn toàn hay không, hay là có thể có một nhận
định dung hoà giữa chúng? Bởi một vấn đề luôn có hai mặt của chúng, nên
đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của học thuyết tới luật quốc tế
hiện đại sẽ cho chúng ta cái nhìn đúng đắn hơn về học thuyết. Và Luật quốc
tế sẽ cần những thay đổi để phát huy tính tích cực, giảm thiểu tính tiêu cực
của học thuyết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
- Tình hình nghiên cứu trong nước
Học thuyết can thiệp nhân đạo được nghiên cứu khá khiêm tốn ở Việt
Nam. Nó mới được đề cập ở mức độ một số bài viết, ở góc độ mặt tiêu cực
của học thuyết. Hiện nay chưa có một nghiên cứu cụ thể về học thuyết can
thiệp nhân đạo, về những ảnh hưởng của nó tới Luật quốc tế hiện đại dưới góc
độ là một nhân tố tác động nhằm hoàn thiện Luật quốc tế.
- Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Vấn đề này được nghiên cứu từ rất lâu ở nhiều quốc gia, và xuất hiện
sự tranh cãi gay gắt giữa những học giả ủng hộ can thiệp nhân đạo và những
học giả phản đối can thiệp nhân đạo, nhất là sau năm 1945, với sự ra đời của
Liên hợp quốc là hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, đánh dấu
sự mất căn cứ pháp lý cho hoạt động can thiệp nhân đạo.
4
Từ sau năm 1989, các cuộc xung đột vũ trang và các vụ việc khác làm
gia tăng các vi phạm quyền con người nghiêm trọng trên diện rộng, mà Mỹ và
phương Tây gọi chúng là "khủng hoảng mang tính chất nhân đạo" hay "khủng
hoảng nhân đạo", "thảm họa nhân đạo". Các học giả luật quốc tế ủng hộ can
thiệp nhân đạo tiếp tục đưa ra những luận điểm mới chứng minh sự hợp lý và
cần thiết của hoạt động can thiệp nhân đạo. Có thể kể đến như cuốn
Humanitarian Intervention: Ethical Endeavours and the Politics of Interests
của Roy Isbister (2000), cuốn Humanitarian Intervention. Legal and political
Aspects của Copenhagen (1999), …
Bên cạnh đó, xuất hiện một xu thế nghiên cứu về can thiệp nhân đạo
nhằm tìm cách áp dụng hoạt động này một cách hiệu quả hơn. Ở Mỹ, quốc gia
dẫn đầu trong hoạt động can thiệp nhân đạo, một số trường đại học và viện
nghiên cứu vẫn đang tiến hành các dự án có liên quan. Đi đầu phong trào này
là Brooking Institutes hoặc trường đại học John Hopkins với một số tác phẩm
sau: cuốn Chaos and Dissolution after the Cold War, Balkan Stratery của
Susan Woodward (1995); cuốn Intervention: the Use of American Military
Foce in the Post-cold War World của Richad N.Haass (1999), cuốn U.S
Intervention from Northen Iraq to Kosovo của Robert C.DiPrizio (2002),…
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của sự
hình thành và phát triển của học thuyết can thiệp nhân đạo, và từ đó đánh giá
những hạt nhân tích cực của học thuyết này. Bên cạnh đó đề tài phân tích các
tác động tiêu cực lẫn tích cực của học thuyết tới Luật quốc tế hiện đại. Qua đó
đề xuất những giải pháp cho Luật quốc tế hiện đại nhằm phát huy những ưu
điểm và hạn chế những nhược điểm của học thuyết.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu vấn đề can thiệp nhân
đạo theo nghĩa hẹp: can thiệp có sử dụng vũ lực. Luận văn đề cập đến tính
5
chất nhân đạo là hệ quả của hoạt động sử dụng vũ lực, chứ không đề cập đến
tính chất nhân đạo là hệ quả của các thảm họa tự nhiên như: động đất, núi lửa,
lũ lụt, sóng thần,…
Đề tài sẽ đi sâu vào việc phân tích can thiệp nhân đạo dưới góc độ là
một học thuyết pháp lý với lịch sử hình thành và các hoạt động thực tiễn. Qua
đó chỉ ra những đặc điểm của hoạt động can thiệp nhân đạo cùng với tính ưu
và nhược của nó. Từ đó xây dựng một cơ chế pháp lý cho hoạt động can thiệp
nhân đạo trong quan hệ quốc tế hiện nay.
5. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Các quan điểm hình thành nên học thuyết can thiệp nhân đạo và hoạt
động can thiệp nhân đạo theo tiến trình lịch sử. Bên cạnh đó, cũng sẽ nghiên
cứu các quy định của pháp luật quốc tế hiện đại liên quan đến hoạt động giữ
gìn hòa bình quốc tế của Liên hợp quốc, vấn đề bảo vệ quyền con người cũng
như vấn đề can thiệp theo các nguyên tắc cơ bản.
- Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là phương pháp
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Mác - Lênin. Bên cạnh đó kết hợp
các biện pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, nghiên cứu và đánh giá các sự
kiện, quan điểm.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài là một nghiên cứu vào một vấn đề còn khá mới ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp một phần vào bộ tài liệu tham khảo
trong lĩnh vực pháp luật quốc tế.
Đề tài khai thác các vấn đề của học thuyết can thiệp nhân đạo, đưa ra
các nhận định, đánh giá về những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động
6
can thiệp nhân đạo. Bên cạnh đó, đề tài cũng gợi mở những vấn đề cần tiếp
tục nghiên cứ và tìm hiểu về can thiệp nhân đạo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Can thiệp nhân đạo trong hoạt động giữ gìn hòa bình quốc tế.
Chương 2: Luật quốc tế và lý thuyết về can thiệp nhân đạo.
Chương 3: Can thiệp nhân đạo - một hình thức mới và đặc biệt để giữ
gìn hòa bình quốc tế.
7
Chương 1
CAN THIỆP NHÂN ĐẠO
TRONG HOẠT ĐỘNG GIỮ GÌN HÒA BÌNH QUỐC TẾ
1.1. GIỮ GÌN HÒA BÌNH QUỐC TẾ: KHÁI NIỆM, LỊCH SỬ HÌNH
THÀNH, CÁC HÌNH THỨC VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
1.1.1. Khái niệm giữ gìn hòa bình quốc tế
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã để lại những hậu quả thảm
khốc về tính mạng, tinh thần, vật chất cho loài người. Nhằm phòng ngừa một
cuộc chiến tương tự sẽ xảy ra trong tương lai, các quốc gia trên thế giới đã
thành lập nên Liên hợp quốc - một tổ chức quốc tế toàn cầu, với mục đích
hàng đầu và trước hết là nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Tại Điều 1 khoản 1 - Hiến chương Liên hợp quốc đã ghi nhận:
Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, và để đạt được mục
đích đó: dùng những biện pháp tập thể có hiệu quả nhằm phòng
ngừa và gạt bỏ mọi mối đe dọa hòa bình, trừng trị mọi hành động
xâm lược hay phá hoại hòa bình khác, và điều chỉnh hoặc giải quyết
bằng phương pháp hòa bình theo đúng những nguyên tắc của công
lý và của pháp luật quốc tế những vụ tranh chấp hoặc những tình
thế có tính chất quốc tế, có thể dẫn đến phá hoại hòa bình [1, tr. 9].
Vì vậy, về bản chất, giữ gìn hòa bình quốc tế là những hoạt động đóng
góp cho tương lai quá trình giải quyết và thiết lập nền hòa bình. Những hoạt
động đó bao gồm các biện pháp thông qua con đường ngoại giao (thương
lượng, đàm phán, hòa giải, thu thập thông tin về xung đột,…); quan sát và
giám sát ngừng bắn; cách ly các lực lượng xung đột; thúc đẩy thực hiện luật
pháp và trật tự; cung cấp hỗ trợ, giúp đỡ nhân đạo; giải trừ quân bị; hỗ trợ và
giám sát bầu cử; tái thiết sau xung đột;… và cuối cùng là sử dụng lực lượng
8
vũ trang trong trường hợp có sự đe dọa hòa bình, có sự phá hoại hòa bình
hoặc có một hành vi xâm lược.
Theo nghĩa hẹp, giữ gìn hòa bình được Liên hợp quốc xem là các biện
pháp có tính chất đem lại hòa bình, nhằm mục đích làm ổn định tình hình trong
khu vực xung đột, tạo ra những điều kiện thuận lợi để giải quyết xung đột một
cách hòa bình cũng như khôi phục trở lại và duy trì hòa bình [9, tr. 313]. Lực
lượng gìn giữ hòa bình theo dõi và giám sát tiến trình hòa bình trong những
vùng hậu xung đột và giúp đỡ các bên xung đột trong việc thực hiện những
thỏa thuận hoà bình mà họ đã ký. Các sự trợ giúp như vậy có nhiều dạng, gồm
phương pháp xây dựng lòng tin, thỏa thuận về việc chia sẻ quyền lực, hỗ trợ
bầu cử, củng cố luật pháp, và việc phát triển kinh tế - xã hội, Lực lượng gìn
giữ hòa bình của Liên hợp quốc có thể bao gồm những binh lính, cảnh sát dân
sự và các dân thường khác.
1.1.2. Lịch sử hình thành của hoạt động giữ gìn hòa bình quốc tế
Hoạt động giữ gìn hòa bình quốc tế được hình thành và thực hiện lần đầu
tiên bởi Liên hợp quốc. Và từ năm 1945 cho đến nay, hoạt động cũng do Liên
hợp quốc thực hiện là chủ yếu. Ngoài ra, nó còn được các tổ chức quốc tế khu vực
thực hiện nhằm giữ gìn hòa bình và an ninh khu vực, như OSCE, SNG, AU,
Những người sáng lập Liên hợp quốc đã thực sự hy vọng rằng tổ chức
này sẽ hoạt động để ngăn chặn những cuộc xung đột giữa các quốc gia và các
cuộc chiến tranh trong tương lai. Nhưng hy vọng đó đến nay vẫn chưa thể trở
thành hiện thực. Từ năm 1948 cho đến nay, Liên hợp quốc đã tiến hành trên
60 hoạt động cần thiết để giữ gìn hòa bình ở các khu vực khác nhau trên thế
giới, nhưng không phải hoạt động nào cũng mang lại được kết quả, thậm chí
có những trường hợp Liên hợp quốc hoàn toàn bất lực.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, sự phân chia thế giới thành hai cực thù
địch khiến thỏa thuận gìn giữ hòa bình rất khó được thông qua. Hoạt động giữ
gìn hòa bình vì thế được thực hiện rất ít, và hiệu quả đạt được không cao. Sứ
9
mạng hòa bình đầu tiên của Liên hợp quốc là vào năm 1948 ở Palestin.
Những binh sĩ đầu tiên của Liên hợp quốc được giao nhiệm vụ giữ gìn hòa
bình quốc tế là tại vùng kênh đào Suez vào tháng 11/1956. Đối với cuộc xung
đột nội bộ tại Cộng hòa nhân dân Congo năm 1960, Liên hợp quốc đã triển
khai lực lượng giữ gìn hòa bình nhưng không mang lại kết quả.
Sau chiến tranh lạnh, các nước lớn chuyển từ đối đầu sang đối thoại và
hợp tác để giải quyết những vấn đề quốc tế, giải quyết những tranh chấp,
xung đột vũ trang dai dẳng. Vì vậy, ngoài việc duy trì một số chiến dịch gìn
giữ hoà bình đã khởi đầu từ thời kỳ chiến tranh lạnh, Liên hợp quốc đã liên
tiếp tổ chức các chiến dịch gìn giữ hoà bình mới để giải quyết các cuộc xung
đột giữa các quốc gia.
Đây là những chiến dịch gìn giữ hoà bình mang tính chất truyền
thống, lực lượng gìn giữ hoà bình đứng giữa các bên tham chiến. Hầu hết các
chiến dịch này là phân tách lực lượng của các bên xung đột; thiết lập và tuần
tra, kiểm tra các cùng phân tách, các vùng đệm và vùng phi quân sự; quan sát
và giám sát các thỏa thuận ngừng bắn, rút quân, về sự phát triển của tình hình,
về sự di chuyển của lực lượng vũ trang và về vũ khí trong vùng căng thẳng.
Các chiến dịch hoà bình truyền thống không chỉ đáp ứng nhu cầu của các bên
xung đột, mà còn phù hợp với yêu cầu của các nước lớn, muốn tận dụng vai
trò "trung lập" tương đối của Liên hợp quốc để kiềm chế, tránh chiến tranh tại
một số khu vực chiến lược.
Lực lượng gìn giữ hoà bình trong hoạt động giữ gìn hoà bình truyền
thống đã đảm bảo được tính trung lập về quân sự và chính trị đối với các quốc
gia đối địch. Việc thành lập các lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc ở
các nước xung đột dều được các bên liên quan yêu cầu hoặc chấp nhận sáng
kiến của các nước khác hoặc của Tổng thư lý Liên hợp quốc. Điều đó thể hiện
rất rõ vai trò của Liên hợp quốc trong việc dàn xếp, giải quyết các cuộc xung
đột khu vực, duy trì hoà bình, ổn định thế giới.
10
Từ năm 1988 đến nay, các cuộc xung đột nội bộ liên quan sắc tộc, tôn
giáo, văn hoá, tranh chấp tài nguyên bùng lên dữ dội. Tại một số nước như
Somali, Liberia, Haiiti, Siera Leon và Cộng hòa dân chủ nhân dân Congo, các
cuộc xung đột dẫn đến tình trạng hỗn loạn, chính quyền trung ương không
quản lý được đất nước… Những cuộc xung đột này rất phức tạp và nhiều
thách thức khó khăn, đòi hỏi phải đổi mới hoạt động của lực lượng gìn giữ
hoà bình để xây dựng hoà bình, tái thiết đất nước đã bị chiến tranh tàn phá.
Nhiệm vụ mới này không còn bó hẹp trong phạm vi các hoạt động gìn giữ hoà
bình truyền thống mà còn đảm nhiệm thêm nhiều chức năng. Ngoài chức năng
quân sự, hoạt động này còn thực hiện các chức năng khác như kiểm soát các
cơ quan hành chính, tổ chức và tiến hành bầu cử, thúc đẩy phát triển kinh tế
và xã hội, quan sát về việc thực hiện quyền con người, giúp đỡ công cuộc xây
dựng nhà nước,… Và để thực hiện các chức năng mới này, hoạt động giữ gìn
hòa bình còn cần sự tham gia của các nhân viên cảnh sát và nhân viên dân sự.
Cũng từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX đã xuất hiện một tính chất
mới trong hoạt động giữ gìn hòa bình quốc tế. Nếu như trước đây hoạt động
này chủ yếu nhằm tạo ra các điều kiện các điều kiện để tiến hành thắng lợi
đàm phán về giải quyết xung đột thì từ đây nó còn được tiến hành sau khi tiến
hành đàm phán, với mục đích giúp đỡ các bên thực hiện các điều kiện về giải
quyết xung đột một cách toàn diện. Những hoạt động như thế được tiến hành
ở Namibia, Angola, El Salvador, Campuchia, Mozambique,… Phần lớn trong
số các hoạt động này đều mang lại hiệu quả tốt, góp phần làm ổn định tình
hình ở nhiều khu vực nóng trên thế giới.
Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng trong nhiều trường hợp hoạt
động giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc đã không mang lại thành công, thậm
chí là thất bại lớn lao. Có thể kể đến là các trường hợp tại Bosnia và
Herzegovina, Somali, Rwanda, Congo trong những năm 90 của thế kỷ XX.
Chúng là những dẫn chứng cho thấy hiệu quả của hoạt động giữ gìn hòa bình
11
quốc tế đang giảm sút khi mà các bên tham chiến không chịu tuân thủ các
thỏa thuận ngừng bắn, sự hợp tác giữa họ hạn chế hoặc không hề có. Nguyên
nhân dẫn đến kết quả này là khá nhiều, đáng chú ý là nhiệm vụ đặt ra trước
hoạt động giữ gìn hòa bình vượt ra ngoài khuôn khổ giữ gìn hòa bình (ví dụ:
yêu cầu áp dụng cưỡng chế trong điều kiện thiếu sự lãnh đạo chính trị vững
chắc của Hội đồng bảo an). Vì thế mà yêu cầu cải thiện hoạt động giữ gìn hòa
bình để phù hợp với thực tế là hoàn toàn cấp thiết.
Bên cạnh đó, cũng trong thập kỷ cuối của thế kỷ XX, hàng loạt hệ
thống an ninh khu vực được thiết lập và hoạt động trên cơ sở tuân thủ mục
đích và nguyên tắc của Liên hợp quốc, nhằm giữ gìn hòa bình trong khu vực.
Có thể kể đến là hoạt động giữ gìn hòa bình của OSCE trong trường hợp có
xung đột giữa các thành viên của tổ chức hoặc xung đột nội bộ mỗi nước
thành viên. Nhiệm vụ chính là kiểm soát về thực hiện thỏa thuận ngừng bắn;
theo dõi việc rút quân; giúp đỡ giữ gìn an ninh trật tự; giúp đỡ nhân đạo,…
Trong khi đó lực lượng gìn giữ hòa bình của SNG không được sử dụng vào
các hoạt động tác chiến. Quy chế của nó là giữ gìn hòa bình, trung lập và
không thiên vị. Lực lượng này chỉ được sử dụng vũ khí với mục đích bảo đảm
an ninh của binh lính và nhân viên ở mức độ phòng thủ; trong trường hợp có
biểu hiện dùng vũ lực ngăn cản thực hiện chức năng gìn giữ hòa bình; nhằm
chống lại sự tấn công vũ trang của các nhóm khủng bố, biệt kích và thổ phỉ;
nhằm bảo vệ thường dân khỏi mọi sự xâm hại đến tính mạng và sức khỏe.
Ngoài ra còn có các hoạt động giữ gìn hòa bình của AU, OSA,…cũng đã
đóng góp tích cực vào công cuộc gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế.
1.1.3. Các hình thức cơ bản của hoạt động giữ gìn hòa bình quốc tế
1.1.3.1. An ninh tập thể
An ninh tập thể là hệ thống các biện pháp chung của cả cộng đồng
quốc tế hay của một nhóm quốc gia trong cùng khu vực địa lý nhất định, được
12
áp dụng nhằm ngăn ngừa hoặc loại trừ mối đe doạ hoà bình và chặn đứng
hành vi xâm lược hoặc các hành vi phá hoại hoà bình khác.
Đặc điểm: mỗi một hệ thống an ninh tập thể được thành lập trên cơ sở
điều ước quốc tế. Sự tấn công vào một quốc gia thành viên sẽ được coi như là
sự tấn công vào mọi thành viên. Các quốc gia thành viên của hệ thống này có
nghĩa vụ giúp đỡ các thành viên khác trong trường hợp bị tấn công vũ trang từ
phía quốc gia thứ ba.
An ninh tập thể được chia thành an ninh toàn cầu và an ninh khu vực.
- An ninh toàn cầu: là hoạt động giữ gìn hòa bình do Liên hợp quốc
đảm nhiệm, thông qua vai trò của Hội đồng bảo an.
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là cơ quan có thẩm quyền xác định
những trường hợp đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, từ đó đề ra các biện
pháp để bảo vệ hòa bình. Các biện pháp này có thể bao gồm việc đình chỉ một
phần hay toàn bộ các quan hệ kinh tế, giao thông hay cắt đứt quan hệ ngoại
giao. Và biện pháp cuối cùng là sử dụng lực lượng vũ trang. Đây là lực lượng
quân đội cùng với sự giúp đỡ và mọi phương tiện phục vụ cần thiết khác (như
hỗ trợ kỹ thuật, rà phá mìn, y tế,…) do các quốc gia thành viên Liên hợp quốc
cung cấp.
- An ninh khu vực: là hoạt động giữ gìn hòa bình ở phạm vi khu vực
thông qua các điều ước quốc tế và các tổ chức quốc tế khu vực phù hợp với
mục đích và nguyên tắc của Liên hợp quốc.
An ninh khu vực là một bộ phận của hệ thống an ninh toàn thế giới. Vì
vậy, mọi hành động cưỡng chế do các điều ước quốc tế hay các tổ chức quốc tế
khu vực thực hiện phải được sự cho phép của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Các tổ chức quốc tế khu vực hiện nay được thừa nhận là có chức năng
giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế là: OAS, AU, Liên đoàn các quốc gia Ả
Rập, SNG, OSCE.
13
1.1.3.2. Ngoại giao phòng ngừa
Ngoại giao phòng ngừa được hiểu là hoạt động được tiến hành nhằm
"ngăn ngừa tranh chấp có thể nảy sinh giữa các bên, ngăn ngừa những tranh
chấp đang diễn ra để tránh leo thang thành các cuộc xung đột và hạn chế
mức độ lan rộng của các cuộc xung đột khi xảy ra" [15, tr. 3].
Ngoại giao phòng ngừa chính là xác định rõ mục tiêu cơ bản của nó là
hoạt động chính trị và ngoại giao do các quốc gia cùng tiến hành với sự đồng
ý của tất cả các bên trực tiếp có liên quan nhằm ba mục đích: phòng ngừa các
cuộc tranh chấp và đụng độ nổ ra giữa các quốc gia, có thể đe doạ hoà bình
khu vực; phòng ngừa các xung đột sẵn có leo thang thành xung đột vũ trang;
hạn chế tác động của các cuộc tranh chấp đối với khu vực.
1.1.3.3. Cưỡng chế hoà bình
Theo chương VII Hiến chương Liên hợp quốc, cưỡng chế hoà bình là
hoạt động được tiến hành không cần sự chấp nhận của các bên để đảm bảo
tuân thủ ngừng bắn theo quyết định của Hội đồng Bảo an.
Lực lượng cưỡng chế hoà bình bao gồm lực lượng quân sự của một số
quốc gia đựơc trang bị đầy đủ vũ khí, hoạt động theo sự chỉ đạo gián tiếp của
Tổng thư kí Liên hợp quốc. Hành động cưỡng chế được quy định tại chương
VII Hiến chương Liên hợp quốc là hành động trong trường hợp hoà bình bị đe
doạ, bị phá hoại và có hành vi xâm lược
1.1.3.4. Kiến tạo hoà bình
Theo Tổng thư ký Liên hợp quốc Boutros Ghali, kiến tạo hoà bình là
các hoạt động thương lượng và trung gian hoà giải, nhằm đưa các bên thù
địch đi đến thoả thuận bằng các biện pháp hoà bình, theo tinh thần chương VI
Hiến chương Liên hợp quốc [15, tr. 3].
Thông qua các biện pháp giải quyết về mặt pháp lý, các hoạt động
trung gian và các hình thức thương lượng khác, các bên sáng kiến "kiến tạo
14
hoà bình" của Liên hợp quốc sẽ thuyết phục các bên giải quyết một cách hoà
bình những bất đồng giữa các bên xung đột.
Ví dụ: Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon và Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc đã kêu gọi tất cả các bên trong cuộc xung đột đẫm máu ở
Darfur, Sudan, tham gia tiến trình hòa bình. Trước đó, với vai trò trung gian
hòa giải của Liên hợp quốc, các bên đã ký thỏa ước ngừng các hành động thù
địch và xung đột ở Darfur. Tại Cote d'Ivoire, Đại diện đặc biệt của Tổng Thư
ký Liên hợp quốc Y. J. Choi đã hòa giải làm dịu tình hình căng thẳng ở nước
này sau khi chính phủ và Ủy ban bầu cử bị giải tán.
1.1.3.5. Xây dựng hoà bình sau xung đột
Xây dựng hòa bình sau xung đột là các biện pháp được tiến hành để thúc
đẩy hợp tác kinh tế và xã hội, nhằm xây dựng lòng tin giữa các bên đã từng tham
chiến, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và chính trị, ngăn ngừa bạo lực xảy ra
trong tương lai, củng cố và giữ gìn hoà bình lâu bền như viện trợ phát triển,
cai quản hành chính, dân sự và thúc đẩy thực hiện các quyền con người.
Hoạt động này là một phần cơ bản trong nỗ lực của Liên hợp quốc và
cộng đồng quốc tế nhằm bảo đảm quá trình chuyển tiếp từ xung đột sang hòa bình,
phát triển và tái thiết của các nước trải qua chiến tranh và xung đột vũ trang.
1.1.3.6. Giải trừ quân bị
Giải trừ quân bị là hệ thống các biện pháp được tiến hành nhằm cắt
giảm hoặc tiêu huỷ các phương tiện tiến hành chiến tranh, cắt giảm lực lượng
vũ trang và các tổ chức vũ trang của các quốc gia, cắt giảm việc chế tạo, sản
xuất, tiêu huỷ vũ khí kể cả việc tiêu huỷ dần dần dẫn tới tiêu huỷ hoàn toàn vũ
khí hạt nhân, hoá học, sinh học và các loại vũ khí giết người hàng loạt khác.
Trong suốt thế kỷ XX, hàng loạt các điều ước quốc tế song phương và
đa phương về giải trừ quân bị với nội dung và phạm vi khác nhau đã được ký
kết. Bên cạnh đó là các chương trình giải trừ quân bị được thực hiện, và
15
chúng được coi là biện pháp phòng ngừa trong thời bình để loại trừ phương
tiện, vũ khí cho những cuộc xung đột vũ trang, tạo điều kiện cho các giải pháp
hòa bình, phục vụ cho mục đích nhân đạo, tránh tổn thất và thương vong cho
dân thường. Chương trình giải trừ quân bị của Hội đồng bảo an được thực
hiện trên ba lĩnh vực lớn: giải trừ vũ khí hạt nhân và không phổ biến vũ khí
hạt nhân; vũ khí hóa học và sinh học; vũ khí thông thường.
1.1.3.7. Các biện pháp củng cố lòng tin
Các biện pháp củng cố lòng tin là các biện pháp tổ chức - kỹ thuật
riêng biệt do các quốc gia cùng nhau xây dựng, nhằm đạt tới sự hiểu biết lẫn
nhau, giảm trừ đối kháng quân sự, ngăn chặn các cuộc tấn công bất ngờ hoặc
các cuộc xung đột không tuyên bố, trong đó có xung đột hạt nhân. Các biện
pháp này bao gồm quan sát, thông báo, thông tin, trao đổi thông tin về vũ khí,
về lực lượng vũ trang và hoạt động quân sự.
Để củng cố lòng tin, các quốc gia đã chủ động thỏa thuận về những
biện phá cải thiện thông tin liên lạc qua lại thông qua các điều ước quốc tế
song phương và đa phương.
1.1.3.8. Các biện pháp bảo đảm an ninh quốc tế
Các biện pháp bảo đảm an ninh quốc tế là các biện pháp do các cường
quốc hạt nhân chủ động bảo đảm và thực hiện đối với các nước không có vũ
khí hạt nhân nhằm bảo đảm hòa bình và an ninh quốc tế. Các biện pháp này
được phân biệt thành biện pháp chủ động và biện pháp thụ động.
- Các biện pháp bảo đảm an ninh quốc tế chủ động: là việc các cường
quốc hạt nhân cam kết giúp đỡ bất kỳ quốc gia không hạt nhân nào trong
trường hợp bị đe doạ sử dụng vũ khí hạt nhân.
- Các biện pháp bảo đảm an ninh quốc tế thụ động: là cam kết của các
cường quốc hạt nhân kiềm chế không sử dụng vũ khí hạt nhân chống các quốc
gia không sở hữu vũ khí hạt nhân.
16
1.1.4. Nguyên tắc hoạt động giữ gìn hòa bình quốc tế
Hoạt động giữ gìn hòa bình quốc tế trước hết phải tuân thủ các nguyên
tắc cơ bản của Luật quốc tế, trong đó đáng chú ý nhất là nguyên tắc không can
thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, nguyên tắc không sử dụng vũ lực
hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc
tế. Bên cạnh đó, hoạt động này còn có các nguyên tắc đặc thù riêng của mình,
bao gồm nguyên tắc an ninh không chia cắt và nguyên tắc an ninh bình đẳng.
1.1.4.1. Nguyên tắc an ninh không chia cắt
Trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia đều tồn tại trong mối
quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về mọi mặt, từ kinh tế, chính trị cho đến an ninh
quốc phòng. Và vì thế, trong một thế giới không chia cắt cũng đòi hỏi một nền
an ninh chung, trong đó an ninh của mỗi quốc gia phụ thuộc vào an ninh của
mọi quốc gia khác. Không thể xây dựng an ninh của một hay một nhóm quốc
gia mà bỏ qua an ninh của các quốc gia khác hay của cả cộng đồng quốc tế.
Nguyên tắc an ninh không chia cắt không có nghĩa là loại bỏ nhu cầu
bảo đảm an ninh của một quốc gia, vì mỗi quốc gia là một thực thể độc lập, có
chủ quyền nên đều có quyền thiết lập nền an ninh riêng biệt của mình để bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, trong đó có quyền tự vệ hợp pháp được
ghi nhận tại Hiến chương Liên hợp quốc.
Tuy nhiên, để bảo đảm an ninh chung cho cộng đồng quốc tế, an ninh
của mỗi quốc gia cần được giữ ở mức độ cần thiết, phù hợp giữa an ninh riêng
của quốc gia và an ninh chung của cả cộng đồng. Bên cạnh đó, nhằm tránh
chạy đua vũ trang, mỗi quốc gia chỉ cần xây dựng lực lượng vũ trang và trang
bị vũ khí ở mức độ vừa đủ để phòng thủ đất nước.
1.1.4.2. Nguyên tắc an ninh bình đẳng
Để đảm bảo an ninh chung của cả cộng đồng quốc tế, các quốc gia có
nghĩa vụ tôn trọng sự cân bằng về quân sự trong khu vực và trên thế giới.
17
Hiến chương Liên hợp quốc xác định nghĩa vụ của các quốc gia là phải kiềm
chế, không chạy đua vũ trang. Trong quan hệ song phương, quan hệ khu vực
và toàn cầu, từng quốc gia phải luôn tính đến an ninh của các quốc gia khác.
Mặt khác, an ninh của các quốc gia đều phải được đảm bảo như nhau,
không một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia nào có quyền tìm mọi cách để
tạo ra ưu thế về an ninh cho mình trước các quốc gia khác trong khu vực và
trong cả cộng đồng quốc tế.
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG
CỦA HỌC THUYẾT CAN THIỆP NHÂN ĐẠO
1.2.1. Từ sự hình thành khái niệm can thiệp nhân đạo tới việc trở
thành một hệ thống trong pháp luật quốc tế
Khái niệm "can thiệp nhân đạo" được hình thành từ khá sớm. Lần đầu
tiên thuật ngữ này được nhắc tới là vào thế kỷ XIII với nhận định của Thomas
Aguinas: "Các quốc gia có chủ quyền có quyền can thiệp vào công việc nội
bộ của quốc gia khác khi có sự đối xử thô bạo đối với công dân của mình ở
mức độ không thể chấp nhận được" [18, tr. 233]. Đây cũng chính là quan
niệm cổ điển về can thiệp nhân đạo. Nó bao gồm mọi hình thức sử dụng lực
lượng vũ trang của một quốc gia nhằm bảo vệ cuộc sống và sự tự do của công
dân nước mình đang cư trú trên lãnh thổ của quốc gia khác do quốc gia đó
không tự nguyện và không có khả năng để làm việc đó một mình.
Đến thế kỷ XVI, XVII, can thiệp nhân đạo được xây dựng thành hệ
thống có nguồn gốc từ thuyết pháp quyền tự nhiên và chủ nghĩa tự do. Các nhà
lý luận tự do kinh điển cho rằng cá nhân là đơn vị quan trọng nhất, nhà nước và
dân tộc chỉ đóng một vai trò tối thiểu trong xã hội, chủ yếu là làm trọng tài phân
xử các tranh chấp giữa các cá nhân và đảm bảo duy trì được các điều kiện để cá
nhân có thể hưởng thụ các quyền của mình. Còn các nhà tự do dân chủ thì cho
rằng sự lan rộng của hệ thống chính trị dân chủ sẽ khiến cho quyền lực không
18
còn tập trung vào trong tay một số người. Những nhà lý luận theo trường phái này
trong lĩnh vực quan hệ quốc tế được nhiều người biết đến là I. Kant và H. Grotius.
I. Kant cho rằng, trên thế giới có một giá trị đạo đức, nhân đạo phổ
quát, vĩnh cửu và bất biến. Những nhân tố này khi cần thiết có thể đòi hỏi sự
lật đổ hệ thống các quốc gia, thành lập một cộng đồng phổ quát của loài
người. Các nước phương Tây dựa trên học thuyết của Kant để rút ra nhận
định, các giá trị cơ bản của con người là hoàn toàn giống nhau. Vì thế mà các
quốc gia này thường gắn các quyền cơ bản của con người và dân chủ của
mình cho các quốc gia khác.
Trong khi đó, Hugo Grotius lại mong muốn điều chỉnh các quan hệ
quốc tế bằng việc đưa ra các tiêu chuẩn đạo đức và chính trị mới, trong mối
quan hệ với những quy định khác liên quan đến việc tôn trọng chủ quyền
quốc gia và các thỏa thuận. Với mục đích cải thiện trật tự thế giới, ông đã đưa
ra thuật ngữ "chiến tranh chính nghĩa" để minh họa cho quyền can thiệp nhân
đạo trong tác phẩm Quyền chiến tranh và hòa bình. Trong đó ông nhấn mạnh
rằng: "Chiến tranh chỉ được phép nếu dựa trên những lý do đặc biệt" [29, tr. 2].
Ông mô tả chính trị quốc tế như một xã hội của các quốc gia. Các quốc gia
này, trong quan hệ quốc tế, không những bị giới hạn bởi những nguyên tắc
cẩn trọng và lợi ích thiết thực mà còn bởi cả những yêu cầu về đạo lý và pháp
luật. Ông cho rằng có sự tồn tại quyền thực hiện các cuộc Cách mạng, đặc
biệt trong trường hợp chế độ độc tài. Khi đối tượng bị đàn áp yêu cầu sự giúp
đỡ từ bên ngoài thì can thiệp nhân đạo sẽ được thực hiện ngay. Lập luận của
ông được gắn liền với học thuyết chống lại sự đàn áp và dựa cơ sở thực tế
rằng vào thời điểm đó nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực không tồn tại.
Quan điểm của Hugo Grotius về can thiệp nhân đạo nhận được sự ủng
hộ mạnh mẽ của nhiều học giả luật quốc tế khác. Có thể kể đến là học giả luật
quốc tế người Pháp, Vattel, với khẳng định: "Bất cứ quốc gia nước ngoài nào
cũng có quyền ủng hộ một dân tộc bị áp bức nếu được yêu cầu" [45, tr. 298].
19
Với đặc điểm chưa xuất hiện các quy định về cấm sử dụng vũ lực
trong quan hệ quốc tế, và các quốc gia đang coi chiến tranh là phương tiện
hữu hiệu để giải quyết các tranh chấp, xung đột quốc tế nên vào thế kỷ XIX
học thuyết can thiệp nhân đạo được các học giả chấp nhận và ủng hộ. Tính
hợp pháp của can thiệp nhân đạo được chấp nhận trên cơ sở luật tập quán
quốc tế. Các học giả ủng hộ quan điểm này đã viện dẫn tiền lệ về hành động
của Pháp ở Syria năm 1860-1861 nhằm bảo vệ người Thiên chúa giáo. Hành
động của Pháp được công nhận và giám sát bởi năm cường quốc châu Âu. Họ
coi đây là một ví dụ điển hình cho các hoạt động can thiệp nhân đạo.
Trong suốt thế kỷ XIX, các hoạt động can thiệp nhân đạo được tiến
hành rộng rãi. Có thể kể đến là: can thiệp tập thể của Anh, Pháp, Nga ở Hy
Lạp 1827-1830 để chấm dứt thảm họa tàn sát người dân Thổ Nhĩ Kỳ và sự
đàn áp những người dân mang tư tưởng Cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ; can thiệp
của Nga vào Bosnia-Herzegovina và Bulgaria năm 1877-1878; can thiệp của
Mỹ vào Cuba năm 1898; can thiệp của Hy Lạp, Bulgaria, Serbia vào
Macedonia trong các năm 1903-1908 và 1912-1913,…
1.2.2. Những hoạt động can thiệp nhân đạo trong thời gian chiến
tranh lạnh (1945-1991)
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, cuộc cạnh tranh về tư tưởng và đấu
tranh giành ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mỹ diễn ra quyết liệt.
Nó làm tê liệt hoạt động của Hội đồng bảo an, và vì thế hạn chế hoạt động giữ
gìn hòa bình quốc tế của Liên hợp quốc. Hội đồng bảo an không có nhiều
quyền hạn trong việc đưa ra những quyết định thực thi can thiệp nhân đạo.
Hầu như không một nước lớn nào muốn làm đảo lộn trật tự hai cực vốn đã
được thiết lập. Bất chấp các hội nghị quốc tế về nhân quyền và ngăn chặn chế
độ diệt chủng, khái niệm "công lý" bản thân nó đã lệ thuộc vào bối cảnh của
thời kỳ này.