Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Một số vấn đề cơ bản của luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 và việc áp dụng trong thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT


PHẠM ANH TUẤN


MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LUẬT BẢO HIỂM HÀNG HẢI ANH
NĂM 1906 VÀ VIỆC ÁP DỤNG TRONG THỰC TIỄN


Chuyên ngành : Luật Quốc Tế
Mã số : 60.38.60


LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.GVC HOÀNG NGỌC GIAO




HÀ NỘI - 2007

3
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA CỦA SỰ RA


ĐỜI LUẬT BẢO HIỂM HÀNG HẢI ANH NĂM 1906
1.1. Sự ra đời của luật bảo hiểm hàng hải của Anh MIA 1906
1.1.1. Sơ lược về lịch sử ra đời của bảo hiểm hàng hải nói chung
1.1.2. Lịch sử ra đời của Luật bảo hiểm hàng hải Anh MIA- 1906
1.2. Những kết luận chung (General Conclusive Remarks).
1.3. Ý nghĩa của sự ra đời MIA-1906
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LUẬT BẢO
HIỂM HÀNG HẢI ANH NĂM 1906
2.1. Một số học thuyết trong Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm (MIA–1906)
2.1.1 Học thuyết trung thực tuyệt đối (Utmost Goodfaith)
2.1.2 Học thuyết bảo hiểm lợi ích thực sự (hay còn gọi là quyền lợi
có thể bảo hiểm) (Insurable interest)
2.1.3 Học thuyết bồi thường (Indemnity)
2.1.4 Học thuyết thế quyền
2.1.5 Học thuyết bảo hiểm một rủi ro có thể xảy ra
2.1.6. H ọc thuyết hành trình hàng hải (marine adventure)
2.1.7. Học thuyết việc chuyển nhượng quyền lợi (assignment of interest)


7

13
13
13
15
19
22

24
24

24

30

36
36
37
37

38

4
2.2. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải
2.2.1. Khái niệm và nội dung các cam kết trong hợp đồng bảo hiểm
hàng hải
2.2.2. Hành trình (The voyage)
2.2.3. Quá trình thiết lập hợp đồng
2.2.4. Các loại hợp đồng bảo hiểm hàng hải
2.2.5. Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm (Assignment of Policy)
2.2.6. Sự vô hiệu hợp đồng bảo hiểm
2.3. Tổn thất (loss)
2.3.1 Các nguyên tắc của quan hệ nhân quả trong xác định tổn thất
2.3.2. Những tổn thất được loại trừ (excluded losses)
2.3.3. Các loại tổn thất
2.3.4. Hạn mức bồi thường (Measure of Indemnity)
2.3.5.Điều khoản về tố tụng và hạn chế tổn thất (Sue and labouring
clause)
2.3.6. Quyền thế quyền (Right of Subrogation)
2.4. Bảo hiểm trùng và sự đóng góp
2.4.1. Khái niệm bảo hiểm trùng (Double Insurance)

2.4.2. Quyền phân bổ (Right of contribution)
Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT BẢO HIỂM
39

39

44
47
51
53
54
55
55
57
57
68

70
72
73
73
75



5
HÀNG HẢI ANH NĂM 1906
3.1. Một số vấn đề cơ bản trong áp dụng Luật bảo hiểm hàng hải Anh
3.1.1. Quyền tài phán và việc lựa chọn áp dụng Luật bảo hiểm hàng
hải Anh năm 1906

3.1.2. Một số các văn bản Luật liên quan đến quá trình áp dụng Luật
bảo hiểm hàng hải của Anh
3.2. Một số án lệ áp dụng trong thực tế
3.2.1 Các trường hợp về hiểm họa của biển cả
3.2.2 Quyền lợi có thể bảo hiểm
3.2.3 Đối với việc vi phạm nguyên tắc trung thực tuyệt đối
3.2.4 Miễn thứ về thay đổi tuyến đường hay chậm trễ hành trình
3.2.4 Hợp đồng bảo hiểm
3.2.5 Tổn thất trong bảo hiểm hàng hải
3.3. Một số nội dung không còn phù hợp của MIA trong quá trình áp dụng
thực tế
3.4. Sự tương thích giữa Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 và Bộ luật
hàng hải Việt Nam năm 2005.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
76
76

76


77

81
81
81
83
85
85
87


92

93

98
99

6
Bảng danh mục các chữ viết tắt

CIF Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí (Cost, Insurance and Freight)
FOB Trách nhiệm khi giao hàng lên tàu (Free On Board)
F.P.A Không bảo hiểm tổn thất bộ phận (free from particular average)
MIA Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 (Marine Insurance (1906) Act)
P.P.I Đơn bảo hiểm là bằng chứng về quyền lợi (policy proof of interest)
BLHHVN Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005

7
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay thị trường hàng hải Việt Nam đang rất phát triển, từng bước hội nhập
của thị trường hàng hải quốc tế. Gắn liền với sự phát triển này là việc các Công ty hàng
hải Việt Nam phải tham gia bảo hiểm P&I tại các Hiệp hội bảo hiểm tàu của Anh là
một yêu cầu bắt buộc trong việc hoạt động hàng hải quốc tế.
Thị trường bảo hiểm hàng hải Anh phát triển sớm nhất trong lịch sử. Bộ luật bảo
hiểm hàng hải Anh ra đời năm 1906 tính đến nay đã tròn 100 năm với khá nhiều sự
thay đổi của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của thương mại hàng hải và thị trường bảo
hiểm hàng hải cũng có những bước tiến tương ứng. Mặc dù có một số quy định đã lỗi
thời. Tuy nhiên các nguyên tắc của nó vẫn có những giá trị nhất định, là nền tảng cho

việc vận hành của thị trường bảo hiểm hàng hải và khuôn mẫu cho việc xây dựng các
bộ luật về bảo hiểm của các nước trên thế giới, điều này được chứng tỏ trong việc áp
dụng Bộ luật vào thực tiễn xét xử, hiệu lực và sự tồn tại của các điều khoản MIA. Cho
đến hiện nay bộ luật vẫn được áp dụng, chưa cần thiết đến mức phải sửa đổi.
Các điều luật chủ yếu mang tính nguyên tắc và chuẩn mức cho việc giải quyết
các tranh chấp, giới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm, hạn mức bồi thường, các lợi
ích của người được bảo hiểm Chính vì vậy khi áp dụng bộ luật vào thực tiễn người ta
rất chú trọng đến việc áp dụng các án lệ để xác định cụ thể việc áp dụng các điều luật.
Bên cạnh đó luật cũng tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, thể hiện ở một số điều
khoản cho phép sự thỏa thuận của các bên có giá trị cao hơn Luật.
Hiện nay việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải luôn tiềm ẩn
những tranh chấp và những rủi ro mang tính thương mại quốc tế, đòi hỏi các quốc gia
phải tiến tới những chuẩn mực chung khi áp dụng luật để giải quyết những tranh chấp
thương mại quốc tế, nhất là trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải luôn có yếu tố nước
ngoài. Trong khi đó, Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 luôn được coi là chuẩn
mực cho việc giải quyết các tranh chấp trong bảo hiểm hàng hải và trong việc xây dựng

8
các Luật bảo hiểm hàng hải của các nước trên thế giới.
2. Mục đích-nhiệm vụ-phạm vi nghiên cứu
 Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu MIA là rất cần thiết trong quá trình hội nhập và gia nhập WTO
của Việt Nam, tạo thuận lợi trong quá trình thông thương vì kênh vận chuyển hàng hải
quốc tế vẫn là kênh chủ yếu trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro mà các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam phải gánh chịu,
cũng như những thiệt hại về tàu là rất lớn bao gồm cả vật chất lẫn trách nhiệm dân sự
của chủ tàu đòi hỏi phải có một khung pháp lý về bảo hiểm hàng hải hoàn thiện.
Thị trường bảo hiểm hàng hải Việt Nam cũng phải tuân theo các quy tắc chung
của thị trường bảo hiểm hàng hải quốc tế, mà hiện nay bộ luật hàng hải Việt Nam cũng
còn nhiều bất cập, cũng nên xây dựng theo hướng tôn trọng các quy tắc thương mại

quốc tế.
Hiện nay cũng chưa có một đề tài khoa học nào nghiên cứu các quy định trong
Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 và việc áp dụng trong thực tiễn. Bởi đặc thù
của ngành hàng hải nói chung và ngành bảo hiểm hàng hải nói riêng có rất nhiều các
trường hợp rủi ro dẫn đến tổn thất phức tạp và đa dạng. Nên trong việc áp dụng Luật
bảo hiểm hàng hải của Anh có nhiều quy định gây cho người áp dụng lúng túng rất cần
đến việc tìm hiểu các trường hợp áp dụng trong thực tiễn như các án lệ (case law),
nhằm làm rõ hơn nội dung các những quy định trong Bộ luật. Chính vì vậy đề tài sẽ tập
trung nghiên cứu cũngmột cách tương đối hoàn chỉnh bối cảnh ra đời của MIA, các nội
dung quy định trong MIA và quá trình áp dụng thực tế.
 Để đạt đƣợc những mục đích trên đòi hỏi đề tài tập trung giải quyết các
nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu tổng quát về lịch sử ra đời của ngành bảo hiểm hàng hải trên thế
giới nói chung và bối cảnh cũng như các nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Luật bảo
hiểm hàng hải Anh năm 1906 nói riêng.

9
- Nghiên cứu các nội dung chủ yếu của Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906
bao gồm: Các khái niệm định nghĩa được sử dụng trong MIA năm 1906 như: bảo hiểm
hàng hải, hợp đồng đánh cước, quyền lợi có thể bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm hàng
hải, tổn thất, bảo hiểm trùng, đóng góp… Các nguyên tắc áp dụng và các nội dung chủ
yếu được đề cập trong các điều khoản.
- Nghiên cứu việc lựa chọn Luật áp dụng trong phạm vi Luật bảo hiểm hàng hải
Anh năm 1906 và một số văn bản pháp luật liên quan. Một số án lệ (caselaw) liên quan
đến MIA năm 1906.
 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu khát quát lịch sử hình thành và phát triển của
ngành bảo hiểm hàng hải nói chung và Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 nói
riêng. Sau đó tập trung nghiên cứu một cách tổng quát những nội dung chính của Luật
bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906. Bên cạnh đó cũng đi sâu vào những nội dung chủ

yếu của Luật như: các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm hàng hải được thể hiện trong
Luật, quyền lợi được bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm, các cam kết, hành trình, tổn
thất…Phần cuối cùng sẽ nghiên cứu một số trường hợp áp dụng trong thực tế của MIA
để từ đó có thể hiểu chính xác các quy định thể hiện trong MIA và đánh giá phần nào
hiệu lực áp dụng pháp luật của đạo luật này.
3. Nhận định về đề tài và phƣơng pháp thực hiện đề tài
a. Nhận định đề tài
“Một số vấn đề cơ bản của Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 và việc áp
dụng trong thực tiễn” là đề tài tuy không còn mới ở các nước phát triển Nhưng ở Việt
Nam lại chưa có nhiều tài liệu và nghiên cứu mang tính tổng quát, mà chủ yếu chỉ được
trích dẫn ở một số trường hợp. Các nội dung cơ bản của MIA mang tính lý luận và thực
tiễn cao. Nội dung này là một nội dung đã được khái quát trong môn học Luật thương
mại quốc tế - Chuyên ngành Luật quốc tế. Do vậy, việc đi sâu vào nội dung các quy
định trong Luật bảo hiểm hàng hải Anh mang hiệu quả tốt trong cả lý luận và thực tiễn.

10
Vì tìm hiểu được bản chất và sự vận hành của các quy định của MIA là rất cần thiết, để
từ đó có thể vận dụng và giải thích các quy định đó trong từng trường hợp thực tế.
Đồng thời đóng góp cho việc hoàn thiện các quy định của Việt Nam phù hợp với thông
lệ tập quán thương mại quốc tế, nhất là trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải. Trong khi
hiện nay các quy định trong đơn bảo hiểm của các Công ty bảo hiểm hàng hải thường
tập trung vào các điều khoản. Còn các nguyên tắc giải quyết khi có tranh chấp xảy ra
thường được quy định trong các văn bản pháp luật về bảo hiểm hàng hải. Việc tìm hiểu
các nguyên tắc này có giá trị rất lớn nhằm giảm bớt việc trục lợi trong lĩnh vực bảo
hiểm hàng hải.
b. Phƣơng pháp thực hiện đề tài (Phƣơng pháp đánh giá hiệu qủa pháp luật,
phƣơng pháp dịch thuật)
Do việc nghiên cứu MIA năm 1906 chưa có một công trình khoa học cũng như
các tài liệu dịch thuật cũng không có hầu như chỉ trích lược một số điều khoản của
Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906. Nên đề tài luận văn sử dụng một số tài liệu

nguyên bản bằng tiếng Anh của các nhà Luật học nước ngoài về bảo hiểm hàng hải.
Trong quá trình nghiên cứu, nhiều khái niệm và cụm từ cũng như ý nghĩa của các từ và
các cụm từ mang tính chuyên ngành trích dẫn tiếng Anh được tác giả Luận văn cố gắng
dịch thuật với nghĩa sát nhất của tiếng Việt, để tạo nên sự giải thích cặn kẽ nhất, đồng
thời cũng trích dẫn bằng tiếng Anh bên cạnh để người đọc tiện theo dõi.
Hiệu quả pháp luật bao gồm: Hiệu quả trong công tác lập pháp, công tác hành
pháp và công tác tư pháp. Thực chất của phương pháp này là tiến hành rà soát, đánh
giá thực trạng hệ thống pháp luật hiện hành. Trong phạm vi hẹp bắt đầu từ quy định
trong một đạo luật, quá trình áp dụng, mối quan hệ giữa đạo luật đó và các văn bản
pháp luật có liên quan và thực tiễn xét xử, đặc biệt là kết quả thu được từ các hoạt động
trên. Thước đo tính hiệu quả của pháp luật chính là việc vận hành, áp dụng một cách hệ
thống nhất các văn bản pháp luật vào trong cuộc sống và sự phản ánh, hưởng ứng tích
cực từ xã hội đối với các văn bản pháp luật đó. Nội dung của Luật bảo hiểm hàng hải

11
Anh năm 1906 qua thời gian 100 năm có những nội dung nào được sử dụng có hiệu
quả? Nội dung nào đã trở nên lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu của thực tế, thậm
chí cản trở sự phát triển của ngành bảo hiểm hàng hải Anh. Nghiên cứu cả mặt lý luận
và thực tiễn để từ đó đánh giá, phân tích giúp ta đưa ra những nhận định, những kết
luận xác thực, đúng đắn về hiệu quả của Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 là rất
cần thiết.
Phương pháp đánh giá hiệu quả pháp luật giúp ta nhận biết, đánh giá được tính
hữu hiệu hoặc sự hạn chế của Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906, nguyên nhân của
những hạn chế bất cập đó… Trên cơ sở đó có thể đề xuất các giải pháp khắc phục nếu
là sự hạn chế và tiếp tục phát huy nếu là tính hữu hiệu. Tính hiệu quả của pháp luật
luôn là mục đích quan trọng nhất, là mục đích cuối cùng trong hoạt động xây dựng ban
hành pháp luật và áp dụng pháp luật. Để nhận biết pháp luật hiện hành có hiệu quả hay
không đòi hỏi phải thường xuyên tiến hành đánh giá tính hiệu quả của pháp luật, trong
quá trình nghiên cứu đề tài này việc sử dụng phương pháp đánh giá hiệu quả pháp luật
làm phương tiện nghiên cứu là cần thiết.

Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý một điều là. Hiệu quả của pháp luật bất kỳ không
bao giờ phụ thuộc tuyệt đối vào tính đúng đắn, tính thực thi của pháp luật đó mà nó còn
bị chi phối bởi các yếu tố khác trong các quan hệ pháp luật phát sinh trong lĩnh vực
thương mại quốc tế như: sự phát triển của khoa học kỹ thuật dẫn đến sự thay đổi căn
bản đối tượng được bảo hiểm trong hàng hải như tàu thuyền, hàng hóa, lợi ích được
bảo hiểm, các quy tắc và tập quán trong bảo hiểm hàng hải, sự ra đời của các văn bản
pháp luật khác, sự ra đời của các bản án mang tính hướng dẫn thậm chí xung đột với
một số quy định của pháp luật do sự lỗi thời của một số quy định trong Luật… Vì vậy
khi phân tích tính hiệu quả của pháp luật, cần thiết phải tính đến sự ảnh hưởng của các
yếu tố nói trên, có vậy mới giúp ta đưa ra được những nhận định trung thực, chính xác.
4. Kết cấu nội dung của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba

12
chương với kết cấu như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và ý nghĩa của sự ra đời luật bảo hiểm hàng hải Anh năm
1906
Chương 2: Một số vấn đề cơ bản của luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906
Chương 3: Thực tiễn áp dụng luật bảo hiểm hàng hải Anh




13
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA CỦA SỰ RA ĐỜI LUẬT BẢO HIỂM
HÀNG HẢI ANH NĂM 1906
1.1 Sự ra đời của luật bảo hiểm hàng hải của Anh MIA 1906
1.1.1 Sơ lƣợc về lịch sử ra đời của bảo hiểm hàng hải nói chung:
Ngành thương mại hàng hải được coi là một trong những phương thức đầu tiên

trong lịch sử nhân loại, tạo sự thông thương hàng hóa giữa các châu lục. Nhưng tương
ứng với mức lợi nhuận mang lại cũng như mức độ và số lượng rủi ro phải ứng phó. Các
thương nhân, các chủ tàu và những nhà vận chuyển luôn tìm kiếm cho mình những
hình thức bảo đảm an toàn cho quyền lợi của mình.
Những hình thức sơ khai của ngành bảo hiểm bắt đầu từ khá sớm. Khoảng thế
kỷ thứ 5 trước Công nguyên, các thương nhân đã bắt đầu biết cách phân tán rủi ro, tổn
thất nhằm giảm nhẹ mức độ thiệt hại kinh tế khi gặp rủi ro. Do thời kỳ này giao thông
đi lại còn khó khăn gặp nhiều rủi ro như phương tiện vận chuyển thô sơ, cướp bóc,
chiến tranh… nên việc thông thương gặp nhiều khó khăn và rủi ro. Điều này làm cho
chi phí tăng khiến giá của hàng hóa bị cao lên nhiều lần do chi phí vận chuyển. Các
thương nhân đã giảm nhẹ tổn thất toàn bộ một lô hàng bằng cách san nhỏ lô hàng của
mình ra làm nhiều chuyến hàng. Tuy nhiên sau đó để đối phó với những tổn thất nặng
nề hơn trong xã hội lúc bấy giờ đã hình thành một nhóm những người thực hiện hình
thức “cho vay mạo hiểm” (bottomry). Trong trường hợp xảy ra tổn thất đối với hàng
hoá trong quá trình vận chuyển, người vay sẽ được miễn không phải trả khoản tiền vay
cả vốn lẫn lãi. Ngược lại những thương nhân sẽ phải trả cho người này một lãi suất rất
cao khi hàng hoá đến nơi được an toàn. Như vậy có thể hiểu lãi suất cao này là hình
thức sơ khai của phí bảo hiểm. Song số vụ tổn thất xảy ra ngày càng nhiều làm cho các
nhà kinh doanh cho vay vốn cũng lâm vào tình thế nguy hiểm, thậm chí phá sản. Do số
tiền thu được từ tiền lãi không đủ để bồi thường số hàng hóa bị tổn thất. Bởi hình thức

14
này không quy định về các loại rủi ro họ phải gánh chịu tương ứng với mức phí và vì
thế thay thế nó là hình thức bảo hiểm ra đời.
Vào thế kỷ XIV, các hợp đồng bảo hiểm hàng hải đầu tiên đã xuất hiện ở vùng
Floren, Genoa thuộc nước Ý. Hợp đồng bảo hiểm đó quy định một người bảo hiểm
cam kết với người được bảo hiểm sẽ bồi thường những thiệt hại về tài sản mà người
được bảo hiểm phải gánh chịu khi có thiệt hại xảy ra trên biển, đồng thời với việc nhận
một khoản gọi là phí bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm cổ xưa nhất mà người ta tìm thấy
có ghi ngày 22/04/1329 hiện còn được lưu giữ tại Floren [32]. Sau đó cùng với sự phát

triển của ngành hàng hải nói chung là sự phát triển của ngành bảo hiểm hàng hải như
việc phát hiện ra Ấn Độ dương và tìm ra Châu Mỹ. Điều này giúp cho ngành hàng hải
phát triển rất nhanh do nhu cầu tăng nhanh các tàu thuyền trên biển, việc thông thương
diễn ra trên phạm vi rộng đòi hỏi nhu cầu bảo hiểm chống lại các rủi ro và thiệt hại về
kinh tế.
Các văn bản pháp luật về bảo hiểm đầu tiên xuất hiện từ thế kỷ XV ở Barcelona,
Tây Ban Nha. Văn bản pháp luật đầu tiên này dưới dạng chiếu dụ của nhà vua nước
này năm 1435. Tiếp sau đó là sắc lệnh của Philippe de Bourgogne năm 1458, những
sắc lệnh của Brugos năm 1537, Fiville năm 1552 và ở Amsterdam năm 1558. Ngoài ra
năm 1563 còn có sắc lệnh của nhà vua Phần Lan liên quan đến hợp đồng bảo hiểm
hàng hoá.
Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XVI - XVII cùng với sự ra đời của phương thức sản
xuất TBCN thì hoạt động bảo hiểm mới phát triển rộng rãi và ngày càng đi sâu vào
nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội, hàng hóa cũng đa dạng được vận chuyển
ở phạm vi rộng cả thế giới. Mở đường cho sự phát triển này là luật bảo hiểm năm 1601
của Anh thời Nữ hoàng Elisabeth. Sau đó là Chỉ dụ 1681 của Pháp do Colbert biên
soạn và Vua Louis XIV ban hành , đó là những đạo luật mở đường cho lĩnh vực bảo
hiểm hàng hải.[32]
Đến thế kỷ XVII, nước Anh đã chiếm vị trí hàng đầu trong buôn bán và hàng

15
hải quốc tế với Luân Đôn là trung tâm phồn thịnh nhất. Tàu của các nước đi từ Châu Á,
Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi đều về cập bến hai bờ sông Thame của thành phố Luân
Đôn. Các tiệm cà phê là nơi gặp gỡ của các nhà buôn, chủ ngân hàng, người chuyên
chở, người bảo hiểm … để giao dịch, trao đổi tin tức, bàn luận trực tiếp với nhau.
Ông Edward Lloyds là một thuyền trưởng về hưu bắt đầu mở quán cà phê ở phố
Great Tower ở Luân Đôn vào khoảng năm 1692. Các nhà buôn, chủ ngân hàng, người
chuyên chở, người bảo hiểm thường đến đó để trao đổi các thông tin về các con tàu
viễn dương, về hàng hóa chuyên chở trên tàu, về sự an toàn và tình hình tai nạn của các
chuyến tàu… Ngoài việc quản lý quán cà phê, năm 1696 Edward Lloyds còn cho ra

một tờ báo tổng hợp các tình hình tàu bè và các vấn đề khác nhằm cung cấp thông tin
cho các khách hàng của ông. Tuy nhiên việc làm chính của ông vẫn là cung cấp địa
điểm để khách hàng đến giao dịch bảo hiểm, hội họp. Sau khi Edward Lloyds qua đời
người ta thấy rằng cần phải có một nơi tương tự như vậy để các nhà khai thác bảo hiểm
hàng hải tập trung đến giao dịch bảo hiểm.
Năm 1770, “Society of Lloyd‟s” với tư cách là một tổ chức tự nguyện đã thành
lập và thu xếp một địa điểm ở Pope‟s Head Alley cho các thành viên của họ. Tổ chức
này vẫn giữ những hoạt động truyền thống của Llords và sau đó ban hành nhiều quy
định riêng của hội. Sau đó tổ chức này rời địa điểm đến trung tâm hối đoái của Hoàng
gia và ở đó đến năm 1828 thì rời đến toà nhà riêng của họ tại phố Leaden Hall. Tổ chức
này hoạt động với tư cách là tổ chức tư nhân. Đến năm 1871 tổ chức này hợp nhất lại
theo luật Quốc hội và trở thành Hội đồng Lloyd‟s và sau này đã trở thành nơi giao dịch
kinh doanh bảo hiểm và hãng bảo hiểm lớn nhất thế giới.
1.1.2 Lịch sử ra đời của Luật bảo hiểm hàng hải Anh MIA- 1906:
1.1.2.1 Sự phát triển và cuộc cánh mạng của hệ thống luật bảo hiểm hàng
hải:
Ở Anh sau hơn 100 năm trước khi ban hành bộ luật bảo hiểm năm 1601, trước
đó các quy định liên quan đến bảo hiểm hàng hải đều tuân theo một số dạng bảo hiểm

16
khác yêu cầu cung cấp bảo hiểm cho tất cả các rủi ro trong bảo hiểm hàng hải. Những
quy định này được thể hiện trong các đạo luật bảo hiểm hàng hải và các điều khoản do
Hiệp hội bảo hiểm London ban hành. Có ba loại bảo hiểm chính: hàng hóa, tàu và cước
phí…Và sau này được hiệp hội bảo hiểm London thể hiện trong các điều khoản bảo
hiểm hàng hóa bảo hiểm mọi rủi ro và với những một số rủi ro riêng. Ngoài ra còn có
bảo hiểm thân tàu và máy móc, bảo hiểm theo chuyến hoặc theo thời gian, bảo hiểm
hàng hải trừ rủi ro chiến tranh và bạo động
Văn bản pháp luật đầu tiên trong hệ thống pháp luật về bảo hiểm hàng hải của
Anh thể hiện sự cần thiết phải điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực bảo
hiểm hàng hải là Luật bảo hiểm hàng hải năm 1745. Luật này đã phá vỡ những thói

quen lạc hậu trước đó, và pháp điển hóa một số tập quán, án lệ thành luật. Ví dụ để hạn
chế việc trục lợi trong lĩnh vực bảo hiểm Luật đã quy định cấm việc đưa ra các hợp
đồng bảo hiểm hàng hải bảo hiểm đối tượng mà người được bảo hiểm không có lợi ích
(the assured had no interest). Đây là nỗ lực cho việc chấm dứt thói quen cá cước được
che dấu bằng hợp đồng bảo hiểm hàng hải của những người không có lợi ích đối với
tàu hoặc hàng hóa được bảo hiểm. Luật bảo hiểm năm 1745 đòi hỏi đem lại (procuring)
hợp đồng bảo hiểm hàng hải có lợi ích đối với đối tượng được bảo hiểm, và nó tương
tự với quy định bảo hiểm phải căn cứ trên “đơn bảo hiểm là bằng chứng của lợi ích” –
PPI - “policy proof of interest”. Quy định này cuối cùng đã bị hủy bỏ bởi Luật bảo
hiểm hàng hải 1906, mặc dù trong nhưng quy định của các đạo luật trước đó đều công
nhận việc các hợp đồng bảo hiểm có thể không có lợi ích („no interest‟ policies) trái
ngược với quy định ban hành trong Điều 4 MIA 1906 Act.
Tiếp theo là đạo luật về bảo hiểm hàng hải năm 1788 thừa nhận tất cả hợp đồng
bảo hiểm phải để trống (in blank), điều này bị coi là vô hiệu trong quy định của Luật
sửa đổi năm 1795, yêu cầu tất cả các hợp đồng bảo hiểm hàng hải phải bằng văn bản và
được đóng dấu. In 1894 Dự thảo Luật bảo hiểm hàng hải (Codification Bill) được đưa
ra thảo luận tại Nghị viện Anh (House of Lords), do thượng nghị sĩ Herschell, nó chứa

17
đựng một sự thay đổi một cách nhẹ nhàng slightly altered – là nền tảng sau này cho
MIA 1906, là văn bản có tên „Một đạo luật soạn thảo về Luật liên quan đến Luật (An
Act to Codify the Law Relating to Marine Insurance‟. Hợp đồng bảo hiểm đánh cược
đã được định nghĩa tại Điều 4 MIA. Như vậy là các hợp đồng bảo hiểm “không cần
bằng chứng về quyền lợi có thể bảo hiểm” cũng bị vô hiệu như hợp đồng không có
quyền lợi có thể bảo hiểm.
Những quy định đầu tiên của của các đạo luật bảo hiểm hàng hải trước đó được
áp dụng cho thị trường bảo hiểm hàng hải tại Anh. Sau này đã được các tòa án sử dụng
để phát triển các nguyên tắc của luật bảo hiểm hàng hải được thể hiện rõ ràng nhất
trong Luật bảo hiểm hàng hải 1906 (MIA 1906). MIA năm 1906 được ban hành chủ
yếu dựa trên phán quyết của tòa án trong vòng 200 năm qua và cho đến ngày nay vẫn

được áp dụng một cách rộng rãi. MIA ra đời được đánh giá là có nhiều điểm khá táo
bạo “presumptuous” và mang tính ràng buộc (binding), có hiệu lực đối với các bên khi
các bên trong hợp đồng không có thỏa thuận khác. Hơn nữa, các hợp đồng bảo hiểm
hàng hải của các nhà bảo hiểm Anh còn được khống chế bởi các điều khoản hàng hải
mẫu (Standard Marine Clauses) sẽ hạn chế hơn ảnh hưởng độc quyền của MIA do
Hiệp hội bảo hiểm London ban hành. Thêm vào đó, nhiều quyết định sau Luật (post-
Act decisions) như pháp quyết của tòa án đã giúp cho việc giải thích MIA được rõ ràng
hơn.
Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 cũng thông qua việc sử dụng mẫu hợp
đồng the Lloyd‟s S.G. (Ship and Goods)Form of Policy, mà trước đây đã thông qua bởi
Hiệp hội Lloyd‟s năm 1779. Hiệp hội các nhà bảo hiểm London (The Institute of
London Underwriters) đã soạn thảo những điều khoản gắn với hợp đồng, để điều chỉnh
những vấn đề không mang lại hiệu quả trong mẫu the SG Policy đã trở nên lỗi thời.
Các điều khoản bảo hiểm hàng hải (A), (B), (C)năm 1982,1983 là kết quả của việc hủy
bỏ và thay thế mẫu hợp đồng SG Policy bằng các điều khoản đơn giản hơn theo giấy
bảo hiểm của các điều khoản bảo hiểm của Hội. Những điều khoản bảo hiểm của Hội

18
(The Institute Clauses) đã xem xét lại (revised) nhiều lần, cuối cùng được ban hành vào
tháng 11 năm 2003. Điều 4 MIA 1906 sau đó được bổ sung bằng việc ban hành, Luật
bảo hiểm hàng hải năm 1909 (đối với những hợp đồng mang tính cá cược). Đạo luật
này đã quy định mang tính bắt buộc những trách nhiệm hình sự đối với các bên trong
hợp đồng bảo hiểm hàng hải nếu như các hợp đồng đó mang tính cá cược hoặc cờ bạc
đối với những rủi ro hàng hải.
1.1.2.2 Những nhân tố làm phát sinh Luật bảo hiểm hàng hải 1906
Những nguồn và căn cứ đằng sau việc (the sources and policy reasons behind)
ban hành Luật bảo hiểm hàng hải 1906 có thể chỉ còn dấu vết nếu xem xét cẩn thận
những cuộc tranh luận tại nghị viện để thông qua đạo luật này. Trong lần dự thảo thứ
hai, bá tước Halsbury đánh giá đạo luật có vai trò cưc kỳ quan trọng và ảnh hưởng lớn
đến thương mại nói chung và vận chuyển hàng hải nói riêng. Tương tự, Tổng luật sư

thời bấy giờ - Ông Smith.G đã chỉ ra việc soạn thảo đạo luật sẽ tạo ra một sự thuận lợi
lớn cho cộng đồng thương mại, mang tính toàn diện và dễ hiểu đối với những người
chuyên kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm. MIA đã đứng vững vào thời gian đó và
cho đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi. MIA đã tổng hợp các vụ kiệ, án lệ trước đó và
kết quả là, nó không phải luôn luôn dễ hiểu bởi một người bình thường. Ngoài ra trước
yêu cầu nảy sinh cần phải có những quy định mang tính hệ thống để cộng đồng thương
mại biết được chính xác mình phải làm gì và được phép làm gì?. MIA là một đạo luật
đáp ứng theo yêu cầu Cộng đồng thương mại hàng hải đực biệt là Hiệp hội các nhà bảo
hiểm London. Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 lúc đó đã được thông qua như
một biện pháp hữu hiệu để điều chỉnh các quan hệ pháp lý phát sinh trong lĩnh vực bảo
hiểm hàng hải. Rõ ràng rằng việc thông qua và ban hành Luật bảo hiểm hàng hải năm
1906 là một nhu cầu cấp thiết, giải quyết các tranh chấp nảy sinh ngày càng phức tạp
trong Cộng đồng thương mại hàng hải – hành trình hàng hải liên quan mật thiết đến
công việc kinh doanh của họ. Trong khi hệ thống án lệ đã trở nên phức tạp và quá
nhiều để có thể vận dụng giải quyết tranh chấp, trong khi lại chưa có một khung pháp

19
luật đơn giản và điều chỉnh hiệu quả (ineffectively legally framed) lĩnh vực bảo hiểm
hàng hải nhằm đảm bảo quyền lợi của cả người bảo hiểm lẫn người được bảo hiểm.
Nhu cầu thương mại, thói quen và tập quán cũng đặt ra nhu cầu tạo ra những
quy định luật lệ bảo hiểm hàng hải mang tính cụ thể. Cộng đồng thương mại cần thiết
sự bảo hiểm và đảm nhận những rủi ro nhằm giảm bớt thiệt hại và những điều này
được pháp luật bảo vệ. Thời kỳ này cũng là thời kỳ thịnh vượng của những hợp đồng
cá cược và đánh bạc trong thời kỳ này cũng làm tăng nhanh nhu cầu được bảo vệ về
mặt pháp lý. Hành vi này theo Luật sẽ bị trừng phạt và dẫn đến hợp đồng đó vi phạm
pháp luật và bị tuyên vô hiệu. Ngoài ra MIA cũng giúp giải quyết những trường hợp cụ
thể được coi là phức tạp và đa dạng không phải dễ dàng sử dụng án lệ để đối chiếu giải
quyết các tranh chấp xảy ra trong hoạt động bảo hiểm hàng hải. Như thế nào là vi phạm
nguyên tắc trung thực và cách thức giải quyết, giá trị và hạn mức bồi thường, cũng như
các vấn đề thế quyền đặt ra yêu cầu cấp thiết phải ban hành Luật bảo hiểm hàng hải

Anh năm 1906.
1.2 Những kết luận chung (General Conclusive Remarks).
Ở Anh, Luật bảo hiểm hàng hải MIA 1906 được xem là soạn thảo chủ yếu căn
cứ theo các án lệ thời bấy giờ (existing cases). Ngày nay, theo đánh giá của một số
người Luật bảo hiểm hàng hải Anh đã lạc hậu. Tuy nhiên, có thể thấy trên thực tế Luật
bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 đã được các Tòa án, các Hiệp hội bảo hiểm và các
bên trong quan hệ bảo hiểm hàng hải mở rộng để điều chỉnh nhiều vấn đề phức tạp và
đa dạng của họat động bảo hiểm hàng hải, đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ
pháp luật phát sinh trong bảo hiểm hàng hải quốc tế hiện đại.
Ngoài ra, MIA đã kết hợp với các điều khoản của Hội để làm cho sự điều chỉnh
của luật được tốt hơn. Có nhiều ý kiến ủng hộ việc hủy bỏ Luật bảo hiểm hàng hải Anh
MIA 1906 và thiết lập một bộ Luật mới. Sự soạn thảo luật mới không phải là nhiệm vụ
dễ dàng và việc xem xét thực tế những gì MIA 1906 đã đạt được thật rõ ràng. Thời
điểm hiện nay để ban hành một đạo luật mới và áp dụng trong thực tiễn đã được nhiều

20
luật gia chuyên ngành bảo hiểm đưa ra ý kiến không có gì đảm bảo bộ luật mời sẽ hoàn
tòan làm lu mờ luật cũ không chắc chắn xảy ra. Kết luận rằng quy định mới sẽ hoàn
hảo là không thể đạt được và sẽ không khôn ngoan khi chỉ đơn giản hủy bỏ MIA 1906
và thay thế nó bằng đạo luật khác mà có thể có những khía cạnh không thể hoàn hảo
được. Hơn nữa, sự vận hành thực tế của MIA đã chứng minh sự giải quyết thỏa đáng
các vấn đề cụ thể của thị trường và thực tế cũng chứng minh rằng tòa án đã đóng một
vai trò chủ yếu trong các vấn đề không quy định rõ ràng trong MIA.
Một điểm đặc biệt nữa, vai trò của tòa án rất quan trọng và chủ yếu để MIA trở
nên dễ hiểu và có thể áp dụng đúng. Về cơ bản, tòa án đã có nỗ lực trong việc phát
triển và áp dụng lại những nguyên tắc cơ bản trong luật đối với các trường hợp không
được quy định bằng việc áp dụng luật theo một cách linh hoạt và mềm dẻo phản ánh
được những xu hướng của thị trường. Tòa án cũng thường xuyên viện dẫn (resorted)
đến luật công để diễn giải ý nghĩa của các quy định trong sự thay đổi thường xuyên của
các thuật ngữ sử dụng trong thị trường trong việc áp dụng MIA và Institute Clauses và

còn mang lại cho các quy định này những cách hiểu đầy sáng tạo. Tòa án Anh đã nỗ
lực trong việc sử dụng các nguyên tắc của tòa để đem lại những kết quả mang tính linh
hoạt đáp ứng được sự hiện đại hóa luật bảo hiểm hàng hải.
Cho đến năm 1745 ở Anh, pháp luật vẫn chưa có quy định ràng buộc người
được bảo hiểm phải có hành trình hàng hải được bảo hiểm. Các hợp đồng bảo hiểm
hàng hải mang tính chất là hợp đồng đánh cước sự an toàn của tài sản được bảo hiểm
và người được bảo hiểm thắng cước nếu tàu biển bị chìm. Các tranh chấp phát sinh
trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải chủ yếu dựa vào các quyết định giải quyết của Tòa án
trước đó. Do tính phức tạp của hệ thống án lệ cũng như tính đa dạng của rủi ro trong
lĩnh vực bảo hiểm hàng hải đã tạo nên khó khăn và kéo dài thời gian giải quyết tranh
chấp về bảo hiểm hàng hải. Điều này đòi hỏi có một đạo luật mới là sự tập hợp đầy đủ
các khái niệm và nguyên tắc chủ đạo , cũng như cách thức giải quyết tranh chấp, các
trường hợp miễn trách nhiệm, hạn mức bồi thường… nhằm điều chỉnh những vấn đề

21
phát sinh như để cập ở trên, đảm bảo cho quyền lợi của các bên. Luật bảo hiểm hàng
hải Anh năm 1906 đã ra đời và đáp ứng được những nhu cầu trên.

22
1.3 Ý nghĩa của sự ra đời MIA-1906
- MIA đã giúp cho việc các án lệ được tập hợp trở thành hệ thống các quy định.
Đã tạo cho các quy phạm của bảo hiểm hàng hải được áp dụng mang tính hệ thống, dễ
dàng giải quyết các tranh chấp, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên.
- MIA đã thể hiện đầy đủ và có hệ thống các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
hàng hải hiện đại như: nguyên tắc trung thức tuyệt đối, nguyên tắc có lợi ích thực sự,
nguyên tắc bồi thường, nguyên tắc thế quyền. Các điều khoản trong MIA cũng đã đưa
ra các định nghĩa và khái niệm cơ bản trong bảo hiểm hàng hải như: hành trình hàng
hải, hợp đồng đánh cuộc, các loại tổn thất, các loại hợp đồng bảo hiểm hàng hải …
Đồng thời cũng đưa ra những nguyên tắc cụ thể áp dụng các quy định trong bảo hiểm
hàng hải về quyền lợi có thể bảo hiểm, hoàn trả phí bảo hiểm, bảo hiểm trùng, trị giá

bảo hiểm…
- Các điều khoản trong Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 đã làm cơ sở cho
việc ban hành các văn bản pháp luật sau đó, giúp cho hệ thống pháp luật về hàng hải
nói chung và hệ thống pháp luật bảo hiểm hàng hải nói riêng được hoàn chỉnh như:
Mẫu hợp đồng (Lloyd‟s S.G. policy), Các quy tắc xây dựng hợp đồng (Rules for
Construction of Policy), Luật về bảo hiểm hàng hải (các hợp đồng mang tính cá cược)
năm 1909, Luật về quyền của bên thứ ba năm 1930, Hợp đồng mẫu Lloyd‟s Policies
của Anh là hợp đồng mẫu lâu đời nhất được ban hành từ năm 1979 gồm các điều khoản
FPA, WA hay AR và sau đó là các điều khoản về bảo hiểm hàng hóa (A) (B) (C), Điều
khoản bảo hiểm về cước, Điều khoản bảo hiểm chiến tranh (hàng hóa), Điều khoản bảo
hiểm đình công (hàng hóa), Điều khoản bảo hiểm chiến tranh và đình công (thân tàu-
định hạn), Điều khoản bảo hiểm chiến tranh và đình công (cước phí- định hạn), Các
nguyên tắc của Hiệp hội bảo hiểm tương hỗ về đội tàu của Anh các điều khoản bảo
hiểm thân tàu thay thế.
- Các án lệ đã được đúc kết thể hiện trong các Điều khoản của MIA 1906, kết
tinh những kinh nghiệm và sự sáng tạo trong giải quyết các tranh chấp từ hơn một thế

23
kỷ trước. Điều này đã tạo cho MIA có thể tồn tại và trở thành Luật mẫu cho nhiều nước
học tâp, cũng như thông lệ quốc tế về bảo hiểm hàng hải cho việc thiết lập hợp đồng
bảo hiểm, giải quyết tranh chấp của các bên trong thương mại quốc tế về lĩnh vực này.
- MIA cũng mở ra cho các bên lựa chọn việc áp dụng MIA hoặc các quy định
trong hợp đồng. Nhưng cũng đồng thời có những quy định mang tính bắt buộc nếu các
bên không có thỏa thuận khác.

24
CHƢƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LUẬT BẢO HIỂM HÀNG HẢI ANH NĂM
1906
Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 được thông quan ngày 21 tháng 12 năm

1906 do đức Vua Vương quốc Anh với sự tư vấn và chấp thuận thông qua của Thượng
nghị viện hội đồng giáo sĩ và quý tộc Anh (the Lords Spiritual and Temporal) và hạ
viện Anh (the commons). Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 bao gồm 93 điều, có
hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 1907 và kèm theo là phụ lục về: Mẫu hợp đồng
(Lloyd‟s S.G. policy) . Điều 30 MIA cũng quy định hợp đồng bảo hiểm có thể theo
mẫu trong phụ lục 1 của MIA. Song trên thực tế các bên trong hợp đồng bảo hiểm có
thể áp dụng bất kỳ mẫu nào.Và các quy tắc xây dựng hợp đồng (Rules for Construction
of Policy) bao gồm 17 quy tắc giải thích về các từ ngữ thường dùng trong hợp đồng
theo một nghĩa thống nhất. MIA gồm 14 phần, bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Lợi ích bảo hiểm (Insurable Interest),
- Giá trị bảo hiểm (Insurable Value),
- Việc khai báo và lời khai (Disclosure and Representations),
- Hợp đồng bảo hiểm (The policy), Bảo hiểm trùng, Các bảo đảm (Warranties,
& cost), Hành trình (The voyage), Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm
(Assignment of Policy),
- Tổn thất và sự từ bỏ (Loss and Abandonment), Những tổn thất bộ phận (bao
gồm chi phí cứu hộ, chi phí tổn thất chung, chi phí tổn thất riêng), Partial Losses
(including Salvage and General Average and Particular Charges),
- Hạn mức bồi thường (Measure of Indemnity),
- Quyền của người bảo hiểm đối với việc thanh toán (Rights of Insurer on
Payment),
- Bảo hiểm tương hỗ (Mutual Insurance), Phần bổ sung (Supplemental).
2.1. Một số học thuyết trong Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm (MIA–1906):

25
Nội dung các nguyên tắc cơ bản của Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 là
một trong những nội dung chính được kết cấu theo tầm quan trọng và thứ tự trong
Luật.
2.1.1. Học thuyết trung thực tuyệt đối (Utmost Goodfaith): Từ Điều 17 –
Điều 21 MIA

Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng được xác lập căn cứ trên sự trung
thực của các bên. Xuất phát từ đặc điểm của ngành bảo hiểm hàng hải, hợp đồng bảo
hiểm được thiết lập nhiều khi tàu và hàng hóa đã xuất phát. Do vậy người bảo hiểm căn
cứ trên lời khai của người được bảo hiểm để xác định mức độ rủi ro và mức phí. Việc
không trung thực của các bên sẽ dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu. MIA quy định nội dung
nguyên tắc này bao gồm: Điều 17 Bảo hiểm mang tính chất là sự tin cậy cao nhất và
nghĩa vụ phải nói hết sự thật (Insurance is uberrimae fidei); Điều 18 Khai báo bởi
người được bảo hiểm (Disclosure by assured); Điều 19 Khai báo bởi môi giới
(Disclosure by agent effecting insurance); Điều 20 Lời khai của người được bảo hiểm
trong quá trình thỏa thuận hợp đồng (Representations pending negotiation of contract).
Tuy nhiên để hiểu thấu đáo được nguyên tắc này thì phải căn cứ vào sự giải thích của
các án lệ.
2.1.1.1 Nghĩa vụ của ngƣời đƣợc bảo hiểm trong học thuyết trung thực
tuyệt đối
- Khái niệm và nội dung của nghĩa vụ trung thực tuyệt đối:
Pháp luật Anh cho phép một mô hình trái ngược trong thỏa thuận mang tính
hợp đồng yêu cầu mỗi bên phải chấp nhận trách nhiệm đối với lợi ích của họ. Hợp
đồng bảo hiểm được coi là hợp đồng của lòng trung thực vì đặc trưng của ngành bảo
hiểm hàng hải. Người được bảo hiểm và người bảo hiểm nhiều khi không thể đến trực
tiếp hàng hóa và tàu để kiểm tra các thông tin, mà chủ yếu là căn cứ trên lời khai và sự
cung cấp thông tin của các bên. Trung thực là rất quan trọng vì nếu khai sai hay không
cung cấp thông tin cần thiết thì hợp đồng bảo hiểm sẽ vô hiệu.

26
Việc trung thực tuyệt đối hai bên trong hợp đồng có ý nghĩa cao hơn sự kiện
không man trá. “Điều 17 MIA 1906 quy định bảo hiểm mang tính chất là sự tin cậy cao
nhất và có nghĩa vụ phải nói hết sự thật (uberrimae fidei). Đây cũng là nguyên tắc pháp
lý uberrima fides (trung thực tối đa).
Một hợp đồng bảo hiểm hàng hải là một hợp đồng dựa trên nghĩa vụ trung thực
tuyệt đối và nếu một bên không tuân theo nghĩa vụ trung thực tuyệt đối thì hợp đồng sẽ

không có hiệu lực đối với bên kia.”
Lừa dối làm vô hiệu hóa mọi loại hợp đồng, song một hợp đồng bảo hiểm có thể
vô hiệu bằng lừa dối hoặc không cung cấp thông tin.
Trước khi một hợp đồng được giao kết, người được bảo hiểm phải khai tất cả
các sự kiện cần thiết mà mình biết, hoặc phải biết, trừ ra những gì được quy định
không cần khai nếu không có yêu cầu. Từ “tình hình cần thiết” (material
circumstance) đã được định nghĩa trong điều 18 và Điều 20 – MIA.
Nghĩa vụ của người được bảo hiểm về việc tiết lộ và cung cấp thông tin được
quy định trong Điều 18 khoản 1 và Điều 20 khoản 1 – MIA gồm Khai báo bởi người
được bảo hiểm (Disclosure by assured) và khai báo của người được bảo hiểm trong
quá trình thỏa thuận hợp đồng (Representations pending negotiation of contract):
- Đối tượng bảo hiểm được quy định trong điều khoản này, trước khi hợp đồng
bảo hiểm được ký kết (before the contract concluded) người được bảo hiểm phải thông
báo (must disclose) cho người bảo hiểm biết tất cả các chi tiết cần thiết (every material
circumstance) mà người được bảo hiểm đã biết hoặc cần phải biết mang tính thông
thường trong hoạt động kinh doanh của mình. Nếu người được bảo hiểm không thực
hiện việc thông báo như trên thì người bảo hiểm có thể không phải thực hiện nghĩa vụ
của mình theo hợp đồng. (the insurer may avoid the contract.)
- Mọi sự cung cấp thông tin cần thiết của người được bảo hiểm hoặc đại lý của
người đó (the assured or his agent) đối với người bảo hiểm trong quá trình thỏa thuận
trong hợp đồng (during the negotiations for the contract) và trứơc khi hợp đồng được

×