Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Tương trợ tư pháp quốc tế về dân sự trong hoạt động tại Tòa án và định hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 112 trang )



1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT







CAO ANH TUẤN






TƢƠNG TRỢ TƢ PHÁP QUỐC TẾ VỀ DÂN SỰ
TRONG HOẠT ĐỘNG TẠI TÒA ÁN
VÀ ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN





LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC









Hà Nội – 2012



2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





CAO ANH TUẤN





TƢƠNG TRỢ TƢ PHÁP QUỐC TẾ VỀ DÂN SỰ
TRONG HOẠT ĐỘNG TẠI TÒA ÁN
VÀ ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN


Chuyên ngành : Luật Quốc tế
Mã số : 60 38 60



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Diến


Hà nội – 2012


3


MỤC LỤC



Trang

Lời cam đoan


Mục lục


Danh mục các bảng



Mở đầu
1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
TƢƠNG TRỢ TƢ PHÁP QUỐC TẾ VỀ DÂN SỰ VÀ HOẠT ĐỘNG TƢƠNG
TRỢ TƢ PHÁP QUỐC TẾ VỀ DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN
3
1.1
Những vấn đề lý luận chung của hoạt động tƣơng trợ tƣ pháp
4
1.1.1
Vai trò của hoạt động tƣơng trợ tƣ pháp quốc tế
4
1.1.2
Khái niệm tƣơng trợ tƣ pháp quốc tế
6
1.2
Hoạt động tƣơng trợ tƣ pháp tại Tòa án
9
1.2.1
Căn cứ pháp luật của việc thực hiện tƣơng trợ tƣ pháp về dân sự
9
1.2.2
Thực trạng thi hành pháp luật Tƣơng trợ tƣ pháp
13
1.2.3
Nguyên nhân
14
CHƢƠNG 2: TƢƠNG TRỢ TƢ PHÁP QUỐC TẾ VỀ DÂN SỰ TRONG
HOẠT ĐỘNG TẠI TOÀ ÁN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM, PHÁP LUẬT
MỘT SỐ NƢỚC VÀ CÁC CÔNG ƢỚC QUỐC TẾ

16
2.1
Tƣơng trợ tƣ pháp quốc tế về dân sự trong hoạt động của Tòa án theo
pháp luật trong nƣớc
16
2.1.1
Các nguyên tắc khi thực hiện tƣơng trợ tƣ pháp quốc tế về dân sự
16
2.1.2
Các loại việc tƣơng trợ tƣ pháp
18
2.1.3
Thẩm quyền thực hiện tƣơng trợ tƣ pháp
20
2.1.4
Trình tự, thủ tục thực hiện tƣơng trợ tƣ pháp
21
2.1.5
Tƣơng trợ tƣ pháp quốc tế tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
25


4
2.2
Tƣơng trợ tƣ pháp quốc tế về dân sự trong hoạt động tại Tòa án theo nội
dung các Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp
35
2.2.1
Tình hình ký kết các Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp song phƣơng
35

2.2.2
Nội dung cơ bản của các Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp
38
2.2.3
Trình tự, thủ tục thực hiện
39
2.3
Kết quả thực hiện và nguyên nhân tồn tại trong hoạt động tƣơng trợ tƣ
pháp về dân sự tại Tòa án
40
2.3.1
Kết quả thực hiện
40
2.3.2
Nguyên nhân, tồn tại
43
2.4
Quy định về tƣơng trợ tƣ pháp quốc tế về dân sự theo pháp luật một số
nƣớc
44
2.4.1
Nhật Bản
44
2.4.2
Thụy Điển
47
2.4.3
Cộng hòa liên bang Đức
47
2.4.4

Đánh giá chung
49
2.5
Một số công ƣớc quốc tế đa phƣơng về tƣơng trợ tƣ pháp dân sự quan
trọng
50
2.5.1
Tổng quan về các công ƣớc đa phƣơng về tƣ pháp quốc tế
50
2.5.2
Công ƣớc La Hay ngày 15.11.1965 về tống đạt giấy tờ tƣ pháp và ngoài
tƣ pháp trong lĩnh vực dân dự và thƣơng mại
54
2.5.3
Công ƣớc La Hay ngày 18.3.1970 về thu thập chứng cứ ở nƣớc ngoài
trong lĩnh vực dân sự và thƣơng mại
60
2.5.4
Đánh giá chung
64
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CỦA TƢƠNG TRỢ TƢ PHÁP QUỐC TẾ VỀ DÂN SỰ TRONG HOẠT
ĐỘNG CỦA TOÀ ÁN VIỆT NAM
65
3.1
Hoàn thiện pháp luật về tƣơng trợ tƣ pháp trong nƣớc
66
3.2
Tiếp tục đàm phán, ký kết các Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp song phƣơng
67

3.3
Gia nhập các Công ƣớc La Hay về tƣơng trợ tƣ pháp quốc tế
68


5
3.3.1
Phƣơng án gia nhập Công ƣớc La Hay ngày 15/11/1965 về Tống đạt ở
nƣớc ngoài giấy tờ tƣ pháp và ngoài tƣ pháp liên quan đến dân sự và
thƣơng mại
69
3.2.2
Phƣơng án gia nhập Công ƣớc La Hay ngày 18/03/1970 về Thu thập
chứng cứ ở nƣớc ngoài trong vấn đề dân sự và thƣơng mại
80
3.4
Một số giải pháp khác nâng cao hiệu quả của hoạt động tƣơng trợ tƣ
pháp quốc tế tại Tòa án
96

Kết luận
98

Tài liệu tham khảo




99 -
101


















6



DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Nội dung
Trang
Bảng 2.1
Sơ đồ quy trình yêu cầu và thực hiện yêu cầu tƣơng
trợ tƣ pháp
22
Bảng 2.2

Danh mục các nƣớc đã ký kết Hiệp định tƣơng trợ tƣ
pháp với Việt Nam
35
Bảng 2.3
Số liệu yêu cầu tƣơng trợ tƣ pháp 3 năm 2008 - 2010
40
Bảng 2.4
Danh mục các quốc gia thành viên Công ƣớc La Hay
ngày 15.11.1965 về tống đạt giấy tờ tƣ pháp và ngoài
tƣ pháp trong lĩnh vực dân dự và thƣơng mại
56
Bảng 2.5
Danh mục các quốc gia thành viên Công ƣớc La Hay
ngày 18.3.1970 về thu thập chứng cứ ở nƣớc ngoài
trong lĩnh vực dân sự và thƣơng mại




61








7




MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nhƣ hiện nay các
mối quan hệ giữa Việt Nam và các nƣớc ngày càng mở rộng, đặc biệt là các
quan hệ về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thƣơng mại và lao động,
cùng với đó là các tranh chấp ngày càng tăng về số lƣợng, đa dạng và phức
tạp về nội dung.
Để bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam ở trong nƣớc cũng nhƣ ở nƣớc ngoài và các
cơ quan, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài tại Việt Nam, cùng với việc xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nƣớc nhằm xây dựng nhà nƣớc pháp
quyền, thì việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tƣơng trợ tƣ pháp quốc tế
theo hƣớng hiệu quả và tƣơng thích cao với pháp luật quốc tế đƣợc coi là một
giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết hiệu quả các tranh chấp dân sự có yếu tố
nƣớc ngoài phát sinh tại Tòa án. Đó cũng là lý do tác giả lựa chọn đề tài
“Tương trợ tư pháp quốc tế về dân sự trong hoạt động tại Toà án và định
hướng hoàn thiện”

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tƣơng trợ tƣ pháp quốc tế về dân sự là một lĩnh vực mới trong hệ thống
pháp luật Việt Nam, nó chỉ thực sự phát triển kể từ khi tiến hành công cuộc
cải cách, mở cửa của Nhà nƣớc ta. Những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong
hoạt động tƣơng trợ tƣ pháp về dân sự đƣợc đề cập trong các bài giảng, giáo


8
trình luật với tính chất chủ yếu là một hoạt động bổ trợ. Những khó khăn,

vƣớng mắc trong việc thực hiện thực hiện tƣơng trợ tƣ pháp quốc tế về dân sự
tại Tòa án đã có nhiều bài viết thể hiện, nhƣng các vấn đề đƣợc trình bầy chủ
yếu là các vƣớng mắc trong hoạt động cụ thể tại một số Tòa án, chƣa có một
công trình nào có tính chất tổng quan về “Tƣơng trợ tƣ pháp quốc tế về dân sự
trong hoạt động tại Toà án”. Do đó đề tài này sẽ hệ thống một cách khoa học
về các cơ sở lý luận, luật thực định trong nƣớc, tìm hiểu pháp luật một số
nƣớc và các công ƣớc quốc tế để so sánh, đối chiếu và đề xuất một số giải
pháp hoàn thiện.

3. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu có hệ thống các quy định của pháp luật về
tƣơng trợ tƣ pháp quốc tế về dân sự trong nƣớc và tình hình thực tế thực hiện
tại các Tòa án Việt Nam, tìm hiểu các quy định về tƣơng trợ tƣ pháp các
nƣớc, các điều ƣớc quốc tế đa phƣơng về tƣơng trợ tƣ pháp, đặc biệt là các
công ƣớc của Hội nghị La-hay về Tƣ pháp quốc tế. Từ đó chỉ ra một số điểm
còn bất cập của pháp luật trong nƣớc so sánh, đối chiếu với các quy định của
pháp luật quốc tế để xác định phƣơng hƣớng và các công việc cụ thể trong
quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về tƣơng trợ tƣ
pháp quốc tế dân sự.

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài tập trung vào các quy định của pháp
luật trong nƣớc hiện tại theo Luật Tƣơng trợ tƣ pháp, các Hiệp định tƣơng trợ
tƣ pháp quốc tế đã ký giữa Việt Nam với các nƣớc, một số hồ sơ vụ án cụ thể
tại Tòa án Hà Nội; tìm hiểu mô hình và quy định pháp luật về tƣơng trợ tƣ
pháp về dân sự của một số nƣớc có nhiều ngƣời Việt Nam sinh sống và các


9
công ƣớc quốc tế của Hội nghị La-hay về Tƣ pháp quốc tế đặc biệt là Công

ƣớc La Hay ngày 15/11/1965 về Tống đạt ở nƣớc ngoài giấy tờ tƣ pháp và
ngoài tƣ pháp liên quan đến dân sự và thƣơng mại, Công ƣớc La Hay ngày
18/03/1970 về Thu thập chứng cứ ở nƣớc ngoài trong vấn đề dân sự và
thƣơng mại
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích các quy định của pháp luật
hiện hành và thực tế thực hiện tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội để chỉ ra
mặt đƣợc và chƣa đƣợc của các quy định của pháp luật và thực tế thực hiện.
Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn để
định hƣớng xây dựng luật; đối chiếu giữa pháp luật trong nƣớc và pháp luật
quốc tế để chỉnh sửa cho phù hợp.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng phƣơng pháp thống kê, phân tích số
liệu, vẽ sơ đồ để làm rõ những nội dung liên quan.

6. Những điểm mới của luận văn:
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống một số vấn đề về lý luận,
các quy định của pháp luật, thực tiễn áp dụng trong nƣớc và pháp luật một số
nƣớc nhằm:
Đƣa ra phƣơng hƣớng xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong nƣớc về
tƣơng trợ tƣ pháp quốc tế về dân sự, đƣợc trình bầy cụ thể tại chƣơng III.
Đƣa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả
của hoạt động tƣơng trợ tƣ pháp quốc tế về dân sự.

7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
Luận văn đƣợc trình bầy thành 3 chƣơng nhƣ sau:


10
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận chung về hoạt động tƣơng trợ tƣ pháp

quốc tế về dân sự và hoạt động tƣơng trợ tƣ pháp quốc tế về dân sự tại Toà án.
Chƣơng 2: Tƣơng trợ tƣ pháp quốc tế về dân sự trong hoạt động tại Toà
án theo pháp luật Việt Nam, pháp luật một số nƣớc và các công ƣớc quốc tế.
Chƣơng 3: Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của tƣơng
trợ tƣ pháp quốc tế về dân sự trong hoạt động của Toà án Việt Nam.






















11
CHƢƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
TƢƠNG TRỢ TƢ PHÁP QUỐC TẾ VỀ DÂN SỰ VÀ HOẠT ĐỘNG

TƢƠNG TRỢ TƢ PHÁP QUỐC TẾ VỀ DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN

1.1. Những vấn đề lý luận chung của hoạt động tƣơng trợ tƣ pháp:
1.1.1. Vai trò của hoạt động tương trợ tư pháp quốc tế:
Theo tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 24.10.1970 về
những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và
hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chƣơng Liên hợp quốc, thì các
quốc gia – chủ thể của Luật quốc tế hiện đại phải có nghĩa vụ hợp tác với
nhau. Từ đó cho thấy hợp tác quốc tế về tƣơng trợ tƣ pháp là một biểu hiện
của nguyên tắc về nghĩa vụ hợp tác giữa các quốc gia.
Nhu cầu hợp tác và tƣơng trợ tƣ pháp giữa các quốc gia ngày càng trở
lên cần thiết và có tầm quan trọng lớn bên cạnh sự hợp tác nhiều mặt khác.
Điều đó thể hiện cùng với xu hƣớng hội nhập, hợp tác giữa các quốc gia thì
ngày càng có nhiều chủ thể nƣớc ngoài cƣ trú, làm ăn, sinh sống. Trong các
giao lƣu hàng ngày về mọi mặt của đời sống giữa các cá nhân, pháp nhân
nƣớc ngoài với cá nhân, pháp nhân trong nƣớc đã làm phát sinh nhiều quan
hệ, tranh chấp thuộc các lĩnh vực hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh thƣơng mại và lao động đòi hỏi cần đƣợc pháp luật điều chỉnh kịp thời.
Khi Tòa án của mỗi nƣớc thụ lý, giải quyết vụ việc về các tranh chấp đó –
quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài, thì không chỉ căn cứ vào pháp luật trong
nƣớc mà trong nhiều trƣờng hợp cần có sự tƣơng trợ, giúp đỡ của cơ quan tƣ
pháp nƣớc ngoài để giải quyết vụ việc đó. Do vậy, tƣơng trợ tƣ pháp quốc tế
là một đòi hỏi khách quan, một quy luật tất yếu của sự hợp tác, hội nhập quốc
tế.


12
“Theo số liệu thống kê của ủy ban Nhà nƣớc về ngƣời Việt Nam ở
nƣớc ngoài, hiện có khoảng 4 triệu ngƣời Việt Nam định cƣ ở các nƣớc và
vùng lãnh thổ, trong đó tập trung đông nhất là ở Mỹ 1,5 triệu ngƣời, Pháp

300.000 ngƣời, Canada 250.000 ngƣời, úc 245.000ngƣời, ở các nƣớc Đông
Âu (Nga), các nƣớc châu á (Campuchia, Thái Lan) mỗi nƣớc có khoảng
100.000 ngƣời Việt làm ăn, sinh sống. Trong xu thế mở cửa hội nhập, số
lƣợng công dân Việt Nam ra nƣớc ngoài ngày càng gia tăng về số lƣợng và
thành phần nhƣ: du học, thực tập sinh, lao động, tham quan, du lịch, hội chợ,
triển lãm, buôn bán, đầu tƣ, kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài, xuất cảnh định cƣ,
hội nghị, hội thảo quốc tế, khu vực… Trong đó, tại nhiều địa bàn, số lƣợng
ngƣời Việt tăng nhanh nhƣ ở Hàn Quốc, Đài Loan có hàng trăm nghìn phụ nữ
Việt Nam kết hôn với công dân nƣớc sở tại; còn tại Austratia, hiện có khoảng
12 nghìn du học sinh.
Ngoài ra, theo thống kê của Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội có
khoảng năm trăm nghìn lao động Việt Nam đi làm việc theo nhiều hình thức ở
hơn 40 nƣớc và vùng lãnh thổ nhƣ Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
ả-rập-xê-út, UAE, Lào, Mông Cổ, Síp, Macao, Angola, Lào, Trung Quốc”.
[33]
Xu hƣớng hợp tác về tƣơng trợ tƣ pháp quốc tế đƣợc đặt ra ngày càng
nhiều đối với những nƣớc mà trên lãnh thổ của nƣớc đó có số lƣợng đông
ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú, cũng nhƣ đối với các nƣớc có nhiều công dân sinh
sống ở nƣớc ngoài. Đồng thời, với xu hƣớng mở rộng quan hệ hợp tác về kinh
tế và hội nhập quốc tế, thì nhu cầu tƣơng trợ tƣ pháp càng trở nên bức thiết.
Xét về mặt lý luận, Quốc gia thực hiện quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ
của mình trên mọi phƣơng diện, đặc biệt là quyền tài phán. Nhƣng quốc gia
khó có thể thực hiện đƣợc quyền tài phán đối với công dân của mình có giao
dịch dân sự hoặc vi phạm pháp luật song hiện tại họ đang cƣ trú ở nƣớc ngoài,


13
nếu không có sự trợ giúp của Nhà nƣớc nƣớc ngoài hữu quan (có thể là thu
thập chứng cứ, ủy thác điều tra, tống đạt giấy tờ hay dẫn độ tội phạm v.v …).
Tuy nhiên, phạm vi, mức độ, cách thực trợ giúp đến đâu, phần lớn lại phụ

thuộc vào ý chí (chủ quyền) của quốc gia đƣợc yêu cầu. Do vậy, xét về mặt
này trên phƣơng diện quốc tế thì tƣơng trợ tƣ pháp còn đƣợc hiểu nhƣ một
biểu hiện cụ thể của chủ quyền quốc gia và các quốc gia khác phải hết sức tôn
trọng, không đƣợc ép buộc hay can thiệp dƣới bất cứ hình thức nào.

1.1.2. Khái niệm tương trợ tư pháp quốc tế:
Theo pháp luật và thực tiễn ở một số nước: Căn cứ vào phạm vi các
vấn đề tƣơng trợ tƣ pháp, trên cơ sở phù hợp với tính chất và mức độ quan hệ
giữa các quốc gia với nhau, cũng nhƣ xuất phát từ nhu cầu tƣơng trợ tƣ pháp
do thực tiễn đặt ra ở mỗi quốc gia trong từng thời kỳ mà các nƣớc đƣa ra một
số học thuyết hay khái niệm tƣơng ứng về tƣơng trợ tƣ pháp. Nói nhƣ vậy để
thấy rằng, trong khoa học pháp lý hiện nay, khó có thể tìm thấy một khái niệm
đƣợc thừa nhận chung, làm chuẩn mực cho một cách hiểu thống nhất về
tƣơng trợ tƣ pháp xét trên bình diện quốc tế.
Dƣới đây chúng tôi xin đề cập về “tƣơng trợ tƣ pháp quốc tế” theo pháp
luật và thực tiễn của một số nƣớc, để qua đó thấy đƣợc sự khác biệt của khái
niệm này.
Cộng hòa Liên bang Đức: vào những năm 60, tƣơng trợ tƣ pháp quốc tế
đƣợc nhiều Luật gia CHLB Đức hiểu là việc tống đạt giấy tờ và thực hiện ủy
thác tƣ pháp về việc thu thập chứng cứ. Sau này phạm vi tƣơng trợ tƣ pháp
đƣợc hiểu rộng hơn bao gồm cả việc trao đổi thông tin về pháp luật, gửi tài
liệu giấy tờ và thông báo cho Tòa án hoặc cơ quan tƣ pháp khác, thậm chí cả
việc thi hành các quyết định về án phí. Nhƣ vậy, phạm vi tƣơng trợ tƣ pháp
theo quan niệm của Đức đƣợc hiểu tƣơng đối rộng.


14
Cộng hòa Pháp: cũng giống nhƣ Đức, phạm vi tƣơng trợ tƣ pháp theo
quan niệm của các Luật gia Pháp – bao gồm việc tống đạt giấy tờ và thực hiện
ủy thác tƣ pháp (cả về dân sự và hình sự), miễn án phí và lệ phí Tòa án cho

ngƣời nƣớc ngoài đƣa ra chứng cứ trên cơ sở pháp luật nƣớc ngoài, công nhận
và thi hành các phán quyết…
Thụy Điển: trong lĩnh vực dân sự và thƣơng mại, tƣơng trợ tƣ pháp
đƣợc coi là một bộ phận quan trọng của tƣ pháp quốc tế và đƣợc hiểu theo hai
nghĩa rộng – hẹp khác nhau, nhƣng chủ yếu bao gồm các nội dung về tống đạt
giấy tờ; thu thập chứng cứ; áp dụng pháp luật nƣớc ngoài; công nhận và thi
hành bản án của Tòa án và quyết định của trọng tài nƣớc ngoài; trao đổi thông
tin pháp luật; miễn hợp pháp hóa các giấy tờ v.v…
Hệ thống luật Anh – Mỹ (Common Law): tƣơng trợ tƣ pháp trƣớc hết
bao gồm việc tống đạt giấy tờ và ủy thác tƣ pháp về thu thập chứng cứ. Tuy
nhiên, khác với các nƣớc theo hệ thống luật châu Âu lục địa, cách thức thực
hiện tƣơng trợ tƣ pháp do Tòa án Anh và Mỹ thực hiện. Tƣơng trợ tƣ pháp
theo luật Anh – Mỹ ( Legal Assistance) còn đƣợc hiểu là việc hỗ trợ lẫn nhau
giữa Tòa án các nƣớc trong hoạt động tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử) và thi
hành án về dân sự cũng nhƣ hình sự.
Liên xô (cũ) và các nƣớc Đông Âu: phụ thuộc vào phạm vi nội dung
các vấn đề đƣợc quy định trong các điều ƣớc quốc tế liên quan, tƣơng trợ tƣ
pháp đƣợc hiểu là việc thực hiện ủy thác tƣ pháp về dân sự và hình sự của
Tòa án nƣớc ngoài, thông qua các hành vi tố tụng riêng biệt, bao gồm cả việc
tống đạt giấy tờ. Các hành vi tố tụng riêng biệt ở đây thƣờng bao gồm: lập,
tống đạt giấy tờ; điều tra thu thập chứng cứ; công nhận và thi hành án dân sự
của Tòa án và quyết định của trọng tài nƣớc ngoài; khám xét, thu giữ, chuyển
giao vật chứng; trƣng cầu giám định; lấy lời khai của các bên cũng nhƣ nhân


15
chứng; tiến hành truy cứu hình sự; dẫn độ để truy tố hình sự hoặc thi hành án
hình sự.
Tóm lại, thông qua cách tiếp cận một số khái niệm về tƣơng trợ tƣ pháp
quốc tế theo các hệ thống pháp luật khác nhau, có thể rút ra một số điểm

chung về khai niệm này, trƣớc hết đó là việc thực hiện tƣơng trợ tƣ pháp (về
dân sự và hình sự). Phạm vi tƣơng trợ tƣ pháp rộng hay hẹp là tùy thuộc vào
nội dung và tính chất của vụ việc tƣơng trợ đƣợc yêu cầu. Song tựu trung lại
phạm vi tƣơng trợ tƣ pháp thƣờng bao gồm việc tống đạt giấy tờ, lấy lời khai,
cung cấp chứng cứ, xác minh địa chỉ…nhằm mục đích chủ yếu là phục vụ
trong quá trình tố tụng quốc tế.
Ngoài ra cần nhấn mạnh một điều mà thực tiễn tƣ pháp quốc tế đã cho
thấy rằng, trong trƣờng hợp không có điều ƣớc quốc tế liên quan, thì hoạt
động tƣơng trợ tƣ pháp và pháp lý ở các nƣớc (dù theo hệ thống luật châu Âu
lục địa, luật Anh – Mỹ hay bất kỳ hệ thống pháp luật nào) thƣờng đƣợc thực
hiện theo nguyên tắc có đi có lại, tôn trọng chủ quyền, bình đẳng và cùng có
lợi.
Theo pháp luật Việt Nam: Khái niệm “tƣơng trợ tƣ pháp” cho đến nay
vẫn chủ yếu đƣợc hiểu trên cơ sở phạm vi các vấn đề đƣợc quy định trong
Luật Tƣơng trợ tƣ pháp 2007, các Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp mà Nhà nƣớc
ta đã ký kết với nƣớc ngoài. Tuy nhiên, phạm vi các vấn đề trong các Hiệp
định tƣơng trợ tƣ pháp hiện nay không thống nhất.
Theo quy định tại Điều 1 Luật Tƣơng trợ tƣ pháp: “Luật này quy định
nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tƣơng trợ tƣ pháp về dân
sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao ngƣời đang chấp hành hình phạt tù giữa
Việt Nam với nƣớc ngoài; trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc Việt Nam
trong tƣơng trợ tƣ pháp” thì sẽ có một khái niệm tƣơng đối rộng về tƣơng trợ
tƣ pháp quốc tế. Tức là, ngoài phạm vi các vấn đề giống nhƣ các nƣớc (đã nêu


16
trên đây), thì còn bao gồm vấn đề dẫn độ, xung đột pháp luật và xung đột
thẩm quyền, bảo hộ pháp lý, năng lực pháp luật của cá nhân, pháp nhân…
Từ khái niệm trên có thể hiểu Tương trợ tư pháp quốc tế là việc các
quốc gia (chủ yếu thông qua Tòa án và các cơ quan tư pháp) giúp đỡ, hỗ trợ

cho nhau về các vấn đề tư pháp (bao gồm cả dân sự và hình sự) trên cơ sở
điều ước quốc tế trên nguyên tắc có đi có lại, nhằm đảm bảo việc thi hành
pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, công dân và pháp nhân mỗi
nước trên lãnh thổ của nhau, thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác quốc tế, cụ
thể
Một là: hoạt động tƣơng trợ tƣ pháp chính là sự hỗ trợ, giúp đỡ giữa các
quốc gia về các vấn đề tƣ pháp. Các vấn đề tƣ pháp, nếu hiểu theo nghĩa hẹp
thì chỉ bao gồm một số hành vi tố tụng riêng biệt. Điều này cũng đồng nghĩa
với bản chất của vấn đề tƣơng trợ tƣ pháp là việc hỗ trợ thực hiện các hành vi
tố tụng riêng biệt (nhƣ thực hiện ủy thác điều tra, thu thập chứng cứ, tống đạt
giấy tờ v.v…). Còn hiểu theo nghĩa rộng, thì có thể bao gồm cả sự bảo hộ
pháp lý, giải quyết xung đột pháp luật trong việc thực hiện tƣơng trợ tƣ pháp
quốc tế.
Hai là: cơ sở pháp lý của việc thực hiện tƣơng trợ tƣ pháp là điều ƣớc
quốc tế song phƣơng hoặc đa phƣơng giữa các quốc gia, nếu không có điều
ƣớc quốc tế thì tƣơng trợ tƣ pháp đƣợc thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại –
nguyên tắc phổ biến trong quan hệ đƣợc nhiều nƣớc áp dụng.
Ba là: cơ quan thực hiện tƣơng trợ tƣ pháp, về nguyên tắc đều do pháp
luật của mỗi quốc gia quy định, ở Việt Nam chủ yếu vấn do các cơ quan trong
các ngành Tòa án, Tƣ pháp, Công an và Ngoại giao thực hiện.
Bốn là: lĩnh vực tƣ pháp bao gồm cả dân sự (theo nghĩa rộng, gồm cả
hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh thƣơng mại) và hình sự (điều tra,
thu thập chứng cứ, truy cứu trách nhiệm hình sự, dẫn độ, thi hành án).


17
Có thể thấy, khái niệm tƣơng trợ tƣ pháp phụ thuộc vào phạm vi hoạt
động tƣơng trợ tƣ pháp do pháp luật mỗi nƣớc điều chỉnh và “Tương trợ tư
pháp quốc tế về dân sự trong hoạt động tại Toà án” là một phần của Tƣơng
trợ tƣ pháp quốc tế nói chung.


1.2. Hoạt động tƣơng trợ tƣ pháp tại Tòa án:
1.2.1. Căn cứ pháp luật của việc thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự:
Trong quá trình Tòa án thụ lý, xem xét và giải quyết vụ án dân sự có
yếu tố nƣớc ngoài theo nghĩa rộng (bao gồm dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh thƣơng mại và lao động), để đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho các
bên đƣơng sự cũng nhƣ cho quá trình tố tụng diễn ra một cách thuận lợi, công
bằng và khách quan, thì tƣơng trợ tƣ pháp đóng một vai trò hết sức quan
trọng. Các Thẩm phán khi giải quyết vụ án dân sự không chỉ dựa vào các
chứng cứ thu thập đƣợc ở trong nƣớc mà còn phải dựa vào cả những chứng cứ
thu thập đƣợc ở nƣớc ngoài, cũng nhƣ hoạt động tố tụng không chỉ diễn ra ở
trong nƣớc mà nó còn có thể diễn ra ở nƣớc ngoài. Ngoài ra, còn nhiều vấn đề
quan trọng về tƣơng trợ tƣ pháp quốc tế khác nữa cần thiết cho quá trình tố
tụng nhƣ trƣng cầu giám định, triệu tập ngƣời làm chứng sẽ không thể thực
hiện đƣợc mà không có sự hợp tác, tƣơng trợ lẫn nhau giữa các nƣớc liên
quan. Tóm lại, tƣơng trợ tƣ pháp quốc tế về dân sự là hoạt động không thể
thiếu của Tòa án của bất kể quốc gia nào. Thực tiễn hoạt động xét xử của các
Tòa án trong nƣớc, nhất là đối với Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và Tòa
án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là những nơi có số lƣợng các vụ án dân
sự có yếu tố nƣớc ngoài lớn nhất cả nƣớc cho thấy tƣơng trợ tƣ pháp quốc tế
là một yêu cầu tất yếu trong hoạt động xét xử, dựa trên các căn cứ pháp luật:
Các loại việc tương trợ tư pháp về dân sự:


18
Điều 13 Luật Tƣơng trợ tƣ pháp quy định Tòa án, cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự có thể yêu cầu
cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài thực hiện tƣơng trợ tƣ pháp trong các
trƣờng hợp sau:
Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho ngƣời đang ở nƣớc đƣợc yêu cầu;

Triệu tập ngƣời làm chứng, ngƣời giám định đang ở nƣớc đƣợc yêu
cầu;
Thu thập, cung cấp chứng cứ ở nƣớc đƣợc yêu cầu để giải quyết vụ
việc dân sự tại Việt Nam;
Các trƣờng hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam
Căn cứ xác định loại vụ việc cần tương trợ tư pháp về dân sự:
Pháp luật hiện hành của Việt Nam chƣa xác định cụ thể trong trƣờng
hợp nào và những vụ việc dân sự nào thì Tòa án phải tiến hành ủy thác tƣ
pháp cho cơ quan có thẩm quyền ở nƣớc ngoài. Tuy nhiên, căn cứ vào các
quy định khác nhau của pháp luật thì thông thƣờng những vụ việc dân sự cần
phải tiến hành ủy thác tƣ pháp là những vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngoài:
Cần phải ủy thác tƣ pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nƣớc
ngoài, cho Tòa án nƣớc ngoài, là trƣờng hợp trong quá trình giải quyết vụ
việc dân sự cần phải tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở
nƣớc ngoài mà Tòa án Việt Nam không thể thực hiện đƣợc, cần phải yêu cầu
cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nƣớc ngoài thực hiện hoặc đề nghị Tòa án
nƣớc ngoài thực hiện theo quy định của điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết
hoặc gia nhập hoặc theo nguyên tắc có đi có lại
Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam có quy định tại khoản 2 Điều 405 về
vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngoài. Theo đó, vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc
ngoài là vụ việc dân sự có ít nhất một trong các đƣơng sự là ngƣời nƣớc
ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài hoặc các quan hệ dân sự giữa


19
các đƣơng sự là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhƣng căn cứ để xác
lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nƣớc ngoài, phát sinh tại
nƣớc ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nƣớc ngoài.
“Vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngoài” cũng có đƣợc xác định qua việc
xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam khi giải quyết các vụ việc dân sự

có yếu tố nƣớc ngoài, theo đó khoản 2 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự quy
định: Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngoài
trong các trƣờng hợp sau đây:
Bị đơn là cơ quan, tổ chức nƣớc ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam
hoặc bị đơn có cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam;
Bị đơn là công dân nƣớc ngoài, ngƣời không quốc tịch cƣ trú, làm ăn,
sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
Nguyên đơn là công dân nƣớc ngoài, ngƣời không quốc tịch cƣ trú, làm
ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam đối với vụ việc dân sự về yêu cầu đòi tiền
cấp dƣỡng, xác định cha mẹ;
Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm
dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam,
nhƣng có ít nhất một trong các đƣơng sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nƣớc
ngoài;
Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm
dứt quan hệ đó theo pháp luật nƣớc ngoài hoặc xảy ra ở nƣớc ngoài, nhƣng
các đƣơng sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn
hoặc bị đơn cƣ trú tại Việt Nam;
Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc một
phần hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;
Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam.


20
Tuy nhiên, việc xác định “vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngoài” và việc
xác định “phải ủy thác tƣ pháp” trong một số trƣờng hợp khá phức tạp và
không phải vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngoài nào Tòa án cũng phải tiến
hành ủy thác tƣ pháp và ngƣợc lại, nhiều vụ việc dân sự khi Tòa án thụ lý,
giải quyết thì không phải là vụ án có yếu tố nƣớc ngoài và không phải tiến
hành ủy thác tƣ pháp nhƣng sau đó trong quá trình giải quyết có đƣơng sự ra

nƣớc ngoài công tác, học tập, sinh sống hoặc phát sinh tài sản ở nƣớc ngoài
dẫn đến Tòa án phải tiến hành ủy thác tƣ pháp. Do đó, việc xác định vụ việc
dân sự có yếu tố nƣớc ngoài để xác định việc có phải ủy thác tƣ pháp hay
không chỉ có tính tƣơng đối.
Các loại vụ án dân sự cần tương trợ tư pháp:
Qua thực tiến giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án nhân dân các cấp
thì các vụ việc sau đây Tòa án sẽ phải tiến hành ủy thác tƣ pháp cho cơ quan
có thẩm quyền của nƣớc ngoài:
Các vụ việc về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thƣơng mại,
lao động có yếu tố nƣớc ngoài.
Yêu cầu liên quan đến hoạt động của Trọng tài thƣơng mại Việt Nam
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có yếu tố nƣớc ngoài.
Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh
thƣơng mại, lao động của Trọng tài nƣớc ngoài.
Yêu cầu công nhận (hoặc không công nhận) và cho thi hành bản án,
quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định về hình
sự, hành chính của Tòa án nƣớc ngoài, bản án, quyết định về hôn nhân và gia
đình, kinh doanh thƣơng mại và lao động của Tòa án nƣớc ngoài.
Yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có yếu tố nƣớc
ngoài.


21
Yêu cầu bắt giữ tàu bay, thả tàu bay đang bị bắt giữ tại cảng hàng
không, sân bay để đảm bảo lợi ích của ngƣời có quyền, lợi ích đối với tầu bay
hoặc để thi hành án dân sự có yếu tố nƣớc ngoài.
Yêu cầu bắt giữ tầu biển, thả tầu biển đang bị bắt giữ để đảm bảo giải
quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án
dân sự có yếu tố nƣớc ngoài; Yêu cầu Tòa án có thẩm quyền của nƣớc ngoài
thực hiện ủy thác tƣ pháp của Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam bắt giữ tầu

biển.

1.2.2. Thực trạng thi hành pháp luật Tương trợ tư pháp:
“Theo số liệu thống kê chƣa đầy đủ của Tòa án nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ƣơng và các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối
cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 01.7.2008 đến
ngày 31.12.2010 toàn ngành Tòa án nhân dân đã nhận đƣợc 310 yêu cầu
tƣơng trợ tƣ pháp của nƣớc ngoài, trong đó đã thực hiện 268 yêu cầu (đạt
86,5%) và 42 yêu cầu chƣa thực hiện đƣợc (chiếm 13,5%). Các hồ sơ của
nƣớc ngoài yêu cầu thực hiện ủy thác tƣ pháp phần lớn là tống đạt hồ sơ, tài
liệu, lấy lời khai, thu thập chứng cứ. Và 5 nƣớc có số lƣợng yêu cầu thực hiện
ủy thác tƣ pháp lớn nhất là Hàn Quốc, Cộng hòa Pháp, CHLB Đức, Cộng hòa
Séc, Cộng hòa Ba Lan.
Đối với các yêu cầu ủy thác tƣ pháp do Tòa án gửi đi trong 3 năm vừa
qua, trong tổng số 3.179 yêu cầu ủy thác do tòa án gửi đi chỉ có 182 yêu cầu
có kết quả (chiếm 5,7%), số còn lại 2997 yêu cầu chƣa có kết quả (chiếm
94,2%). Và 5 Tòa án có yêu cầu ủy thác tƣ pháp ra nƣớc ngoài nhiều nhất là
Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tầu, Vĩnh
Long và Tây Ninh” [3, tr12]


22
Qua số liệu thống kê ở trên cho thấy, các yêu cầu ủy thác tƣ pháp của
Tòa án Việt Nam ra nƣớc ngoài trong thời gian qua kết quả đạt tỷ lệ rất thấp,
ngƣợc lại các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện yêu cầu ủy thác
tƣ pháp của nƣớc ngoài khá tốt. Trong khi đó yêu cầu ủy thác tƣ pháp ngày
càng tăng về số lƣợng, tính chất phức tạp hơn, nội dung đa dạng hơn, đối
tƣợng, quốc gia cũng đã dạng hơn cùng với sự hội nhập và phát triển.
Trƣớc khi có Luật tƣơng trợ tƣ pháp, tình hình thực hiện ủy thác tƣ
pháp chỉ thuận lợi đối với những nƣớc có hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp nhƣng

kết quả thực hiện cũng rất chậm. Đối với những nƣớc chƣa có hiệp định
tƣơng trợ tƣ pháp thì về cơ bản là không có kết quả. Kể từ khi có luật tƣơng
trợ tƣ pháp đến nay thực trạng này vẫn chƣa có thay đổi gì đáng kể.

1.2.3. Nguyên nhân:
Qua tổng kết tình hình thực hiện ủy thác tƣ pháp trong thời gian qua, có
thể thấy hiệu quả công tác ủy thác tƣ pháp còn nhiều hạn chế do những bất
cập trong quá trình thực hiện công tác ủy thác tƣ pháp. Có nhiều nguyên nhân
dẫn đến hiệu quả tƣơng trợ tƣ pháp thấp, trong đó nguyên nhân quan trọng là
chƣa có sự hợp tác, hỗ trợ về tƣơng trợ tƣ pháp giữa Việt Nam với nhiều nƣớc
và vùng lãnh thổ. Đến nay Việt Nam mới ký hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp với
15 nƣớc và chƣa tham gia một số công ƣớc đa phƣơng quan trọng về tƣơng
trợ tƣ pháp quốc tế. Ngoài ra hiệu quả công tác ủy thác tƣ pháp còn thấp còn
do một số nguyên nhân nhƣ; việc chậm ban hành văn bản hƣớng dẫn thi hành
Luật tƣơng trợ tƣ pháp; quy trình lập hồ sơ ủy thác tƣ pháp, trình tự thủ tục ủy
thác, hình thức văn bản, ngôn ngữ giao tiếp…chƣa phù hợp với thông lệ quốc
tế dẫn đến những khó khăn trong yêu cầu cũng nhƣ thực hiện ủy thác tƣ pháp.
Ngoài các nguyên nhân khách quan, các nguyên nhân chủ quan cũng
góp phần làm cho hiệu quả công ủy thác tƣ pháp thấp, đó là: sai sót trong việc


23
lập hồ sơ ủy thác tƣ pháp, hồ sơ ủy thác lập không đúng về nội dung, hình
thức, ngôn ngữ sử dụng không đúng với ngôn ngữ quốc gia đƣợc yêu cầu, tên,
địa chỉ đƣơng sự không đúng; đó là thủ tục ủy thác không đúng, không xác
định đúng cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài thực hiện, xác định quốc
tịch đƣơng sự không đúng…
Để nâng cao hiệu quả của hoạt động tƣơng trợ tƣ pháp tại Tòa án cần
có một giải pháp tổng thể đó là hoàn thiện các quy định của pháp luật trong
nƣớc về tƣơng trợ tƣ pháp, mở rộng phạm vi hợp tác về tƣơng trợ tƣ pháp với

các nƣớc thông qua việc ký kết các hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp, tham gia các
công ƣớc quốc tế đa phƣơng về tƣơng trợ tƣ pháp. Cùng với đó là việc tuyên
truyền, phổ biến pháp luật trong nƣớc và quốc tế đối với cán bộ Tòa án.
Những giải pháp cụ thể em xin đƣợc trình bầy chi tiết tại Chƣơng III của luận
văn này.






CHƢƠNG 2: - TƢƠNG TRỢ TƢ PHÁP QUỐC TẾ VỀ DÂN SỰ TRONG
HOẠT ĐỘNG TẠI TOÀ ÁN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM, PHÁP
LUẬT MỘT SỐ NƢỚC VÀ CÁC CÔNG ƢỚC QUỐC TẾ

2.1. Tƣơng trợ tƣ pháp quốc tế về dân sự trong hoạt động của Tòa án
theo pháp luật trong nƣớc:



24
Hoạt động tƣơng trợ tƣ pháp quốc tế về dân sự tại tòa án hiện nay đƣợc
thực hiện theo quy định tại Luật tƣơng trợ tƣ pháp, Bộ luật tố tụng dân sự…
và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, các Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp song
phƣơng mà Việt Nam đã ký kết với một số nƣớc. Về cơ bản hoạt động tƣơng
trợ tƣ pháp về dân sự đã đƣợc thực hiện theo một quy trình thống nhất: các
loại việc cần tƣơng trợ tƣ pháp; xác định thẩm quyền thực hiện; trình tự, thủ
tục thực hiện; xử lý kết quả.

2.1.1. Các nguyên tắc khi thực hiện tương trợ tư pháp quốc tế về dân sự:

“Nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không
can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi,
phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên” [19, Điều 4] [2, Điều 414]

Nguyên tắc này thể hiện trong việc thực hiện các yêu cầu về tƣơng trợ
tƣ pháp quốc tế cũng nhƣ việc áp dụng pháp luật nƣớc ngoài chỉ đƣợc thực
hiện khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
Có điều ƣớc quốc tế về tƣơng trợ tƣ pháp giữa Việt Nam và nƣớc ngoài
quy định về vấn đề này;
Việc áp dụng pháp luật nƣớc ngoài không trái với nguyên tắc cơ bản
của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế;
Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài đề nghị áp dụng
pháp luật của nƣớc đó.
Bộ Tƣ pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối
cao xem xét, quyết định việc áp dụng pháp luật nƣớc ngoài. Trong trƣờng hợp
không đủ điều kiện để áp dụng pháp luật nƣớc ngoài, Bộ Tƣ pháp trả lời bằng
văn bản cho nƣớc đã yêu cầu biết.
Nguyễn tắc có đi có lại;


25
„Trƣờng hợp giữa Việt Nam và nƣớc ngoài chƣa có điều ƣớc quốc tế về
tƣơng trợ tƣ pháp thì hoạt động tƣơng trợ tƣ pháp đƣợc thực hiện trên nguyên
tắc có đi có lại nhƣng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật
và tập quán quốc tế‟ [19, Điều 4] [2, Điều 414]. Việc áp dụng nguyên tắc có
đi có lại đƣợc thực hiện trên hai phƣơng diện:
Áp dụng nguyên tắc có đi có lại theo đề nghị của cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam: Trƣờng hợp Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài tƣơng trợ tƣ pháp

về dân sự mà giữa Việt Nam và nƣớc đó chƣa có điều ƣớc quốc tế về tƣơng
trợ tƣ pháp về dân sự hoặc chƣa có thỏa thuận hoặc chƣa có tiền lệ về việc áp
dụng nguyên tắc có đi có lại đối với các nội dung liên quan thì Tòa án cần có
công văn gửi Bộ Tƣ pháp đề nghị áp dụng nguyên tắc có đi có lại kèm theo hồ
sơ ủy thác tƣ pháp về dân sự.
Áp dụng nguyên tắc có đi có lại theo đề nghị của cơ quan có thẩm
quyền của nƣớc ngoài: Trƣờng hợp Bộ Ngoại giao nhận đƣợc đề nghị của cơ
quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài về tƣơng trợ tƣ pháp trong lĩnh vực dân
sự mà giữa Việt Nam và nƣớc đó chƣa có điều ƣớc quốc tế về tƣơng trợ tƣ
pháp về dân sự hoặc chƣa có thỏa thuận hoặc chƣa có tiền lệ về việc áp dụng
nguyên tắc có đi có lại đối với các nội dung liên quan. Bộ Ngoại giao gửi
công văn, kèm theo hồ sơ liên quan (nếu có), đề nghị Bộ Tƣ pháp và Tòa án
nhân dân tối cao phối hợp xem xét việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại.
2.1.2. Các loại việc tương trợ tư pháp:
Tƣơng trợ tƣ pháp đƣợc thực hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài thông
qua hình thức ủy thác tƣ pháp.
Uỷ thác tƣ pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền
của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài về việc thực hiện

×