ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHÙNG CAO QÚY
VAI TRÒ CỦA LIÊN HIỆP QUỐC TRONG VIỆC
GÌN GIỮ HÒA BÌNH VÀ AN NINH THẾ GIỚI
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN BÍNH
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Phùng Cao Quý
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: QUY ĐỊNH CỦA HIẾN CHƢƠNG VỀ CHỨC NĂNG NHIỆM
VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TỔ CHỨC LIÊN HIỆP QUỐC 7
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức Liên hiệp quốc 7
1.1.1. Quá trình hình thành 7
1.1.2. Tôn chỉ mục đích 9
1.1.3. Thành viên của Liên hiệp quốc 12
1.1.4. Mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên hiệp quốc 13
1.2. Vai trò cơ bản của Liên hiệp quốc 23
1.2.1. Bảo vệ hòa bình an ninh thế giới 23
1.2.2. Bảo vệ quyền con người 29
1.2.3. Các chuẩn mực quốc tế về quyền con người 33
1.3. Khái niệm về chức năng gìn giữa hòa bình và an ninh thế giới
của Liên hiệp quốc 36
1.3.1. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế 36
1.3.2. Vai trò của tổ chức quốc tế trong việc duy trì hòa bình và an ninh
quốc tế 42
1.4. Cơ sở pháp lý trong việc xác định chức năng của Liên hiệp
quốc trong việc gìn giữ hòa bình an ninh thế giới 45
1.4.1. Hiến chương về Liên hiệp quốc 45
1.4.2. Nghị quyết, Quyết định 47
Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ VAI TRÒ
CỦA LIÊN HIỆP QUỐC ĐỐI VỚI VIỆC GÌN GIỮ HÒA
BÌNH AN NINH QUỐC TẾ 51
2.1. Quy định của pháp luật quốc tế 51
2.1.1. Hiến chương Liên hiệp quốc 51
2.1.2. Các điều ước quốc tế song phương, đa phương 59
2.2. Những ƣu điểm và hạn chế trong vấn đề gìn giữ hòa bình và an
ninh của Liên hiệp quốc 63
2.2.1. Ưu điểm 63
2.2.2. Hạn chế 69
2.2.3. Vấn đề thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ 70
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA LIÊN HIỆP QUỐC
TRONG VIỆC GÌN GIỮ HÒA BÌNH AN NINH THẾ GIỚI VÀ
CÁC GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ 73
3.1. Các cơ quan hoạt động Liên hiệp quốc 73
3.1.1. Hoạt động của Đại hội đồng trong việc gìn giữ hòa bình và an
ninh thế giới 73
3.1.2. Hoạt động của Hội đồng bảo an trong việc gìn giữ hòa bình và an
ninh thế giới 80
3.1.3. Hoạt động của Hội đồng kinh tế - xã hội trong việc gìn giữ hòa
bình và an ninh thế giới 88
3.1.4. Hoạt động của Hội đồng quản thác trong việc gìn giữ hòa bình và
an ninh thế giới 95
3.1.5. Hoạt động của Tòa án quốc tế trong việc gìn giữ hòa bình và an
ninh thế giới 97
3.1.6. Hoạt động của Ban thư ký trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh
thế giới 100
3.2. Thực tiễn trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới của
tổ chức Liên hiệp quốc từ khi thành lập cho tới nay 101
3.2.1. Về vấn đề thực tiễn 101
3.2.2. Các nguyên tắc phát triển bền vững 109
3.2.3. Hoạt động cải thiện môi trường thế giới 114
3.3. Giải pháp kiến nghị 119
3.3.1. Phương hướng 119
3.3.2. Cải cách cơ cấu và hoạt động của Liên hiệp quốc 122
3.3.3. Những vấn đề chính trong quá trình cải tổ 126
3.3.4. Cải tổ Hội đồng bảo an 129
3.3.5. Cải tổ Ban thư ký 139
KẾT LUẬN 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO 142
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- Hội đồng kinh tế - xã hội Liên hiệp quốc (ECOSOC)
- Ủy ban quyền con người (CHR)
- Tòa án công lý quốc tế (ICJ)
- Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc (HRC)
- Tổ chức lao động thế giới (ILO)
- Tổ chức y tế thế giới (WHO)
- Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục (UNESCO)
- Ủy ban luật quốc tế (ILC)
- Đơn vị thanh tra chung (JIU)
- Ủy ban Liên hiệp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL)
- Ủy ban giải quyết vấn đề nhà ở cho con người (UN-HABITAT)
- Ủy ban đền bù Liên hiệp quốc (UNCC)
- Ủy ban giám sát, kiểm tra và thanh tra (UNMOVIC)
- Văn phòng Ma tuý và Tội phạm của Liên hiệp quốc (UNODC)
- Ủy ban Dân số và Phát triển (Commission on Population and
Development - CPD)
- Ủy ban Khoa học, Công nghệ vì Phát triển (Commssion on Science and
Technology for Development – CSTD)
- Ủy ban về Phát triển bền vững (Commission on Sustainable
Development - CSD)
- Ủy ban về địa vị phụ nữ (Commission on the Status of Women - CSW)
- Ủy ban Thống kê (Statistical Commission - SC)
- Ủy ban Chương trình và Điều phối (Committee for Programme and Co-
ordination - CPC)
- Ủy ban các Tổ chức phi Chính phủ (Committee on Non-Governmental
Organisations - CNGO)
- Ủy ban Hành chính Điều phối (ACC)
- Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO)
- Hội đồng thống đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA)
- Hội đồng điều hành các tổ chức Liên minh bưu chính thế giới (UPU)
- Liên minh viễn thông quốc tế (ITU)
- Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO)
- Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP)
- Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC)
- Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ MDGs
- Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OCED)
- Ủy ban Kinh tế Châu Phi – ECA
- Ủy ban Kinh tế xã hội Châu Á - Thái Dình Dương – ESCAP
- Ủy ban Kinh tế Mỹ la tinh và vùng Caribe – ECLAC
- Ủy ban Kinh tế xã hội Tây Á - ESCWA
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế không thể thiếu vai trò của Liên
hiệp quốc, vì đó là nhiệm vụ và mục đích thành lập, tổ chức và hoạt động của
Liên hiệp quốc – Tổ chức quốc tế phổ cập lớn nhất toàn cầu. Tuy nhiên trong
bối cảnh quốc tế hiện nay có quá nhiều việc cấp thiết cần giải quyết như: về
môi trường; về khủng bố; về đói nghèo; về biến đổi khí hậu; về tranh chấp
biển, đảo; về bình đẳng giới v.v… cần Liên hiệp quốc phải thể hiện hơn nữa
vai trò của mình trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Trong lịch sử loài người, hòa bình luôn là nguyện vọng tha thiết và
chính đáng của quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Cuộc chiến tranh thế giới
lần thứ nhất và thứ hai đã gây ra quá nhiều mất mát cho nhân loại. Để tránh
lặp lại một cuộc chiến thế giới mới đồng thời đẩy lùi chiến tranh cục bộ và
xung đột vũ trang cũng như những mâu thuẫn quốc gia, chủ nghĩa khủng bố
quốc tế, chủ nghĩa cực đoan hồi giáo đang xảy ra hàng ngày, đe dọa nghiêm
trọng nền hòa bình và an ninh thế giới, các quốc gia phải phát huy tối đa khả
năng của chính mình đồng thời không ngừng thúc đẩy sự hợp tác với nhau
không chỉ trong khu vực mà trên phạm vi toàn cầu để cùng với tổ chức Liên
hiệp quốc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế.
Đầu 1945, thế chiến thứ hai sắp kết thúc, phe phát xít sắp thất bại hoàn
toàn. Các nước đồng minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng hòa bình,
ngăn chặn nguy cơ chiến tranh mới. Tại Hội nghị Ianta (2/1945), những người
đứng đầu 3 cường quốc Liên Xô, Anh và Mỹ đã nhất trí thành lập một tổ chức
quốc tế để giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới.
Từ 25/4/1945 đến 26/6/1945, đại biểu 50 nước họp tại Xan Phơranxixcô
(Mỹ) để thông qua Hiến chương Liên hiệp quốc.
2
Ngày 24/10/1945, Hiến chương Liên hiệp quốc bắt đầu có hiệu lực, và
được coi là ngày chính thức thành lập tổ chức Liên hiệp quốc.
Liên hiệp quốc được thành lập trên cơ sở của Hiến chương Liên hiệp
quốc ngày 24/10/1945, trụ sở được đặt tại thành phố New York (Mỹ). Việt
Nam gia nhập vào tháng 9/1977 và là thành viên thứ 149 của tổ chức này.
Trải qua hơn 60 năm hoạt động, Liên hiệp quốc trở thành một tổ chức trung
tâm trong các hoạt động hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới. Từ ngày
thành lập cho đến nay, Liên hiệp quốc đã có 193 nước thành viên. Mục đích
thành lập Liên hiệp quốc là: Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế; phát triển
quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng,
dân tộc tự quyết; thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề
quốc tế; trở thành trung tâm phối hợp mọi hoạt động của các dân tộc nhằm đạt
được mục đích nói trên. Trong đó, duy trì hoà bình và an ninh quốc tế là mục
đích quan trọng nhất và nổi bật nhất. Điều này được khẳng định trong “Lời
tựa” của Hiến chương Liên hiệp quốc: "Chúng tôi, nhân dân các nước liên
hiệp lại quyết tâm: Phòng ngừa cho những thế hệ tương lai khỏi thảm hoạ
chiến tranh đã hai lần trong đời chúng ta gây cho nhân loại đau thương
không kể xiết "[20]
Do đó, Liên hiệp quốc với vai trò là một tổ chức quốc tế liên chính phủ
lớn nhất hiện nay, là sân chơi chung cho các quốc gia yêu chuộng hòa bình và
vì sự phát triển chung của nhân loại. Liên hiệp quốc có vị trí đặc biệt quan
trọng trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Vậy, với vai trò của
mình, Liên hiệp quốc đã làm được gì đối với việc duy trì hòa bình và an ninh
thế giới từ khi được thành lập cho đến hiện nay. Trong những năm gần đây,
các nước trên thế giới như Iran, Irac, Siri, Afanistan, Libi hay một số nước
trong khu vực Đông Nam Á có những xung đột, đấu tranh, bất đồng quan
điểm, tranh chấp biển đông, biên giới lãnh thổ v.v…. do đó cần có những biện
3
pháp gì để bảo vệ chủ quyền trên biển đông, bảo vệ lãnh thổ thông qua cơ chế
của Liên hiệp quốc? và Liên hiệp quốc cũng phải có sự đổi mới về nguyên tắc
hoạt động để bảo vệ và duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Với mong muốn
nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị, các giải pháp nhằm nâng cao thẩm quyền
và vai trò của Liên hiệp quốc trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới
Với các lý do như vậy, học viên đã lựa chọn đề tài “Vai trò của Liên hiệp
quốc trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới” để làm đề tài cho
luận văn thạc sĩ của mình. Hy vọng luận văn sẽ có những đóng góp nhất định
về mặt khoa học cũng như thực tiễn để góp phần vào tiếng nói chung trong
việc gìn giữ hòa bình an ninh thế giới của tổ chức Liên hiệp quốc.
2. Tình hình nghiên cứu
Việc gìn giữ hòa bình và bảo vệ an ninh thế giới của tổ chức Liên hiệp
quốc là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong bối cảnh kinh tế
thế giới hiện nay, năm 2011, thành viên thứ 193 là quốc gia Nam Sudan đã ra
nhập tổ chức này. Mỗi quốc gia thành viên là có một tiếng nói chung trong sân
chơi rộng lớn này, do đó vai trò của việc gìn giữ hòa bình và bảo vệ an ninh thế
giới càng được đặt lên hàng đầu. Bản Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1945 là
một kim chỉ nam xuyên suốt chiều dài của lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu
đề tài luận văn, tác giả đã đọc và tham khảo các công trình nghiên cứu đã công
bố của các tác giả trong và ngoài nước, các sách, giáo trình, các bài đăng ở các
tạp chí luật, báo cáo, các văn bản pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế có
liên quan đến đề tài luận văn, ví dụ như: Hiến chương Liên hiệp quốc năm
1945; Giáo trình Luật quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội (2007); Giáo
trình Luật quốc tế của Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN (1997); Đặc san 60
Liên hiệp quốc, Tạp chí Luật học, (2005); Bài viết “Việt Nam và Hội đồng bảo
an Liên hiệp quốc” (2008) của TS. Nguyễn Hồng Thao; “Liên hiệp quốc và lực
lượng giữ gìn hòa bình Liên hiệp quốc” (2008) của tác giả Nguyễn Quốc Hùng
4
và Nguyễn Hồng Quân; “Vấn đề phân định biển trong Luật biển quốc tế hiện
đại” đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật, T.XXIII, số 1,
(2007) của tác giả PGS.TS. Nguyễn Bá Diến; Báo cáo “Tổng kết sau 5 năm
thực hiện Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế” của Bộ Ngoại
giao Việt Nam ngày 12/5/2004. “Tìm hiểu chế định giải thích điều ước quốc tế”
đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (2005); “Luật điều ước quốc tế: Một
số vấn đề về lý luận và thực tiễn”, Đề tài NCKH cấp ĐHQGHN (2005); “Tiệm
cận các quy phạm pháp luật quốc tế”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế -
Luật, tập 24, số 2. (2008) của tác giả Lê Văn Bính; “Vai trò của điều ước quốc
tế trong việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật” đăng trên Tạp chí Dân
chủ và pháp luật, số 8(2002) của tác giả Vũ Đức Long; Tập hợp những bình
luận, khuyến nghị chung của Ủy ban công ước Liên hợp quốc, Khoa Luật Đại
học Quốc gia Hà Nội (2010); “Vấn đề cải tổ Liên hiệp quốc trong bối cảnh
quốc tế mới hiện nay”, (2007) của tác giả Đinh Quý Độ; Một số bài viết trên
các báo, tạp chí nghiên cứu pháp luật, các diễn đàn v.v Vì vậy, nghiên cứu về
vai trò của Liên hiệp quốc trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới
không phải là một hiện tượng mới nhưng lại là một đề tài cần thiết và luôn có
tính mới trong bối cảnh toàn cầu hóa và thế giới đang có nhiều biến động hiện
nay, do đó việc nghiên cứu về Liên hiệp quốc và vai trò của Liên hiệp quốc
luôn luôn có tính cấp thiết.
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở tham khảo một số tài liệu có liên
quan, tác giả đã tiếp cận vấn đề một cách nghiêm túc. Từ việc nghiên cứu
pháp luật quốc tế nói chung và Hiến chương Liên hiệp quốc nói riêng, pháp
luật của một số quốc gia trên thế giới và pháp luật Việt Nam, về vai trò gìn
giữ hòa bình và an ninh thế giới của tổ chức Liên hiệp quốc, qua đó đưa ra
một số giải pháp, kiến nghị góp phần vào việc tăng cường quyền uy cho Liên
hiệp quốc trong vấn đề gìn giữ hòa bình an ninh thế giới.
5
3. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng về vai trò của tổ
chức Liên hiệp quốc trong việc bảo vệ gìn giữ hòa bình an ninh thế giới, đề
xuất những bất cập trong hệ thống pháp luật quốc tế, những hạn chế về cơ
chế, về sự phối kết hợp giữa các cơ quan chính của Liên hiệp quốc, những
hạn chế trong về thẩm quyền của Liên hiệp quốc trong việc duy trì hòa bình
an ninh quốc tế.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể.
Mục tiêu cụ thể được nghiên cứu trong đề tài là: Nghiên cứu tổng thể
về Liên hiệp quốc, về vai trò của Liên hiệp quốc trong vấn đề gìn giữ hòa
bình và an ninh thế giới, tìm ra và kiến nghị những khuyến nghị cần thiết
nhằm nâng cao vai trò cũng như thẩm quyền của Liên hiệp quốc trong việc
duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Nội dung về vấn đề bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới là một đề tài
được sự quan tâm của nhiều độc giả, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ luật học, học viên hy vọng
sẽ có những kiến nghị có tính chất khuyến nghị về sự cần thiết phải có sự
đồng thuận của các quốc gia thành viên nhằm bổ sung thêm chức năng và
thẩm quyền cho Liên hiệp quốc, để Liên hiệp quốc thực hiện tốt nhiệm vụ của
mình trong điều kiện quốc tế hiện nay.
5. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu vai trò gìn giữ hòa bình an ninh thế
giới trong điều kiện quốc tế hiện nay, nghiên cứu các quan hệ quốc tế liên
quan đến hòa bình và an ninh quốc tế; nghiên cứu các xung đột (hoặc tranh
chấp) giữa các quốc gia và vai trò của Liên hiệp quốc trong việc giải quyết
các xung đột (tranh chấp) giữa các quốc gia nhằm bảo vệ hòa bình và an ninh
thế giới hiện nay.
6
Phạm vi nghiên cứu là các chức năng, nhiệm vụ của Liên hiệp quốc,
nghiên cứu các văn bản pháp luật quốc tế của Liên hiệp quốc và của các cơ
quan Liên hiệp quốc về đảm bảo hòa bình và an ninh quốc tế.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng nhiều phương
pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có phương pháp cụ thể sau:
Phương pháp phân tích: Thông qua việc gìn giữ hòa bình an ninh thế
giới của tổ chức Liên hiệp quốc từ khi thành lập cho đến nay và quá trình áp
dụng đối với các quốc gia thành viên, những bất đồng trong việc áp dụng.
Phương pháp so sánh: Trên cơ sở những phân tích và bình luận về các
quy định của tổ chức Liên hiệp quốc, những kết quả đạt được và chưa được,
tại sao những bất đồng quan điểm, xung đột vẫn xẩy ra? So sánh với các tổ
chức quốc tế khác.
Phương pháp đánh giá tổng hợp: Từ góc nhìn thự tế, tác giả mạnh dạn
đưa ra những so sánh thực tiễn, đến việc áp dụng thi hành, cần cải tổ những
quyết sách gì cho phù hợp với điều kiện hiện nay.
7. Nội dung của luận văn
Ngoài các phần: Mở đầu; Kết luận; Lời cam đoan; Danh mục tài liệu
tham khảo và Phụ lục, nội dung của Luân văn được chia thành 3 Chương:
Chƣơng 1: Quy định của Hiến chƣơng về chức năng nhiệm vụ và quyền
hạn của tổ chức Liên hiệp quốc
Chƣơng 2: Quy định của pháp luật quốc tế về vai trò của Liên hiệp quốc
đối với việc gìn giữ hòa bình an ninh quốc tế
Chƣơng 3: Thực trạng hoạt động của Liên hiệp quốc trong việc gìn giữ
hòa bình an ninh thế giới và các giải pháp kiến nghị
7
Chƣơng 1
QUY ĐỊNH CỦA HIẾN CHƢƠNG VỀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ
QUYỀN HẠN CỦA TỔ CHỨC LIÊN HIỆP QUỐC
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức Liên hiệp quốc
1.1.1. Quá trình hình thành
Liên hiệp quốc chính thức thành lập vào ngày 24/10/1945 khi Hiến
chương Liên hiệp quốc được Trung Quốc, Pháp, Liên Xô, Vương quốc Anh,
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và đa số các quốc gia ký trước đó phê chuẩn. Tên
gọi "Liên hiệp quốc" đã được Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt sáng lập
ra và được sử dụng lần đầu tiên trong "Tuyên ngôn của Liên hiệp quốc" vào
ngày 1/1/1942, trong đó 26 quốc gia đã khẳng định cam kết tiếp tục cuộc đấu
tranh chống lại các nước thuộc phe phát xít.
Tại phiên họp đầu tiên của Đại hội đồng tại London (Anh) ngày
14/02/1946, các thành viên Liên hiệp quốc đã chấp thuận chọn New York làm
trụ sở. Hiện nay, Liên hiệp quốc có khoảng 17.000 nhân viên, trong đó có hơn
7.000 người làm việc tại trụ sở Liên hiệp quốc.
Việc Liên hiệp quốc ra đời là một sự kiện quan trọng và là sự kết hợp
của nhiều yếu tố khác nhau, như: Vai trò kém hiệu quả của Hội quốc liên
trong việc giữ gìn hoà bình, an ninh quốc tế, sự bùng nổ của Chiến tranh thế
giới thứ hai cùng những hậu quả thảm khốc đối với loài người và nỗ lực lớn
lao của các nước trong việc thiết lập một thể chế toàn cầu có vai trò hiệu quả
hơn đối với hoà bình và an ninh quốc tế.
Sự thất bại của Hội quốc liên (tiền thân của Liên hiệp quốc) đã đặt ra yêu
cầu phải thiết lập một thể chế đa phương hữu hiệu có tính toàn cầu, nhằm duy
trì hoà bình và an ninh quốc tế. Trong một thời gian dài, hệ thống an ninh tập
thể của Hội quốc liên tỏ ra không hiệu quả vì không được sự quan tâm ủng hộ
8
của các cường quốc. Những nỗi kinh hoàng của Chiến tranh thế giới thứ nhất
chưa đủ sức thuyết phục các quốc gia hiểu rằng quyền lợi hòa bình của họ đòi
hỏi cần có một trật tự quốc tế với các quyền lợi quốc gia truyền thống làm ưu
tiên hàng đầu. Hội quốc liên trở thành một thể chế cứng nhắc, không thể hiện
được chức năng dàn xếp hoặc thiết lập các liên minh năng động, nhằm ngăn
chặn các hoạt động bành trướng quyền lực của một số cường quốc.
Với ý định chuẩn bị cho thời kỳ hậu chiến, nhằm loại trừ khả năng xảy
ra một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba và bảo đảm một thế cân bằng mới
trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh, ba cường quốc chính của phe Đồng
minh - Anh, Mỹ và Liên Xô, đã tiến hành hai hội nghị thượng đỉnh quan trọng
tại Tê-hê-ran (tháng 11/1943) và I-an-ta (tháng 2/1945). Nội dung trao đổi
chính giữa Trớc-trin, Xta-lin và Ru-dơ-ven bao gồm số phận Châu Âu và
tương lai của Liên hiệp quốc. Việc Liên Xô tán thành thiết lập Tổ chức Liên
hiệp quốc tại Hội nghị I-an-ta mở ra khả năng hợp tác giữa các nước đồng
minh trong việc xây dựng một trật tự thế giới mới sau chiến tranh. Tại I-an-ta,
ba cường quốc trên đã thống nhất với nhau về một số điểm then chốt trong
việc thiết lập tổ chức Liên hiệp quốc: Chấp nhận ghế thành viên riêng rẽ của
U-cờ-rai-na và Bạch Nga (nay là Bê-la-rút), dành quyền phủ quyết cho các
thành viên thường trực của Hội đồng bảo an, Liên hiệp quốc có quyền giám
sát việc tạo dựng trật tự Châu Âu. Đến Hội nghị Pốt-xđam từ 17/7 đến
2/8/1945, ba cường quốc (thực chất chủ yếu là Mỹ và Liên Xô, vì Anh đã bị
suy yếu) thoả thuận thành lập cơ chế để giải quyết các vấn đề sau chiến tranh,
như vấn đề bồi thường chiến tranh của Đức và xác định lại biên giới các quốc
gia. Hội đồng Ngoại trưởng 5 nước gồm Nga, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc
được thành lập. Trên cơ sở thoả thuận tại Hội nghị I-an-ta, đại biểu của 50
quốc gia đã tham dự Hội nghị Xan Phran-xít-xcô tháng 4/1945 và dự thảo
Hiến chương Liên hiệp quốc. Trên cơ sở Hiến chương, Tổ chức Liên hiệp
9
quốc đã chính thức được thành lập với sự tham gia của 51 quốc gia sáng lập.
Sự ra đời của Liên hiệp quốc đã chấm dứt hoàn toàn cơ chế cân bằng quyền
lực giữa các cường quốc Châu Âu dựa trên cơ sở của Hội nghị Viên năm
1815. Cân bằng quyền lực trên cơ sở Liên hiệp quốc là thế cân bằng linh hoạt
dựa trên tương tác trong từng vấn đề giữa ba cạnh: Hòa hợp quyền lực giữa 5
thành viên thường trực Hội đồng bảo an (còn gọi là P5), tập hợp các nước
phương Tây phát triển, tập hợp các nước Á - Phi - Mỹ Latinh đang phát triển,
trong đó tiếng nói của các nước P5 có trọng lượng đặc biệt.
1.1.2. Tôn chỉ mục đích
Theo Hiến chương Liên hiệp quốc, các quốc gia sáng lập đã quyết tâm
thiết lập Liên hiệp quốc thành một tổ chức quốc tế toàn cầu với mục tiêu hàng
đầu là bảo đảm một nền hoà bình và trật tự thế giới bền vững. Theo Điều 1
của Hiến chương, Liên hiệp quốc được thành lập nhằm 4 mục tiêu:
Một là: Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế; [20]
Hai là: Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn
trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân
tộc tự quyết; [20]
Ba là: Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc
tế trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo trên cơ sở tôn trọng
các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân
biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo; [20]
Bốn là: Xây dựng Liên hiệp quốc làm trung tâm điều hoà các nỗ lực
quốc tế vì các mục tiêu chung [20].
Để bảo đảm Liên hiệp quốc là một tổ chức quốc tế thực sự phục vụ
mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế, Hiến chương Liên hiệp quốc cũng quy
định các nguyên tắc hoạt động của Tổ chức Liên hiệp quốc.
Các mục tiêu và nguyên tắc hoạt động trên của Liên hiệp quốc mang
10
tính bao quát, phản ánh mối quan tâm toàn diện của các quốc gia. Các quan
tâm ưu tiên này thay đổi tuỳ theo sự chuyển biến cán cân lực lượng chính trị
bên trong tổ chức này. Thời gian đầu khi mới ra đời, cùng với sự tăng vọt về
số lượng thành viên, Liên hiệp quốc tập trung vào các vấn đề phi thực dân
hoá, quyền tự quyết dân tộc và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apácthai. Trong
thời kỳ gần đây Liên hiệp quốc ngày càng quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề
kinh tế và phát triển. Hoạt động của Liên hiệp quốc trong gần 60 năm qua cho
thấy trọng tâm chính của Liên hiệp quốc là duy trì hòa bình an ninh quốc tế và
giúp đỡ sự nghiệp phát triển của các quốc gia thành viên.
Đặc điểm bao trùm của Liên hiệp quốc là tổ chức này không phải là một
nhà nước siêu quốc gia. Liên hiệp quốc là tổ chức đa phương toàn cầu đầu tiên
có những hoạt động thực chất và đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp và
điều tiết các mối quan hệ giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền trên nguyên
tắc tôn trọng chủ quyền bình đẳng của các quốc gia. Theo Điều 2 mục 7 của
Hiến chương, Liên hiệp quốc không được can thiệp vào các vấn đề thuộc
quyền tài phán nội bộ của các nước [20]. Tất cả các quốc gia tham gia Liên
hiệp quốc theo nguyên tắc bình đẳng chủ quyền [20]. Nguyên tắc này được
phản ánh triệt để nhất trong cơ chế tham gia bỏ phiếu các quyết định và nghị
quyết tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc (các quốc gia lớn nhỏ đều có một phiếu).
Một đặc điểm nổi bật khác của Liên hiệp quốc là tổ chức này phản ánh
sự dàn xếp và cân bằng quyền lực giữa các cường quốc thắng trận. Thực tế
này được thể hiện trong cơ chế hoạt động của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc
- cơ quan chấp hành có thực quyền nhất của Liên hiệp quốc và đảm nhiệm
trách nhiệm hàng đầu của Liên hiệp quốc là duy trì hoà bình và an ninh quốc
tế. Chỉ các quyết định của Hội đồng bảo an mới có tính cưỡng chế thực hiện.
Các nghị quyết tại các cơ quan chính khác của Liên hiệp quốc như Đại hội
đồng, Hội đồng kinh tế - xã hội, Hội đồng quản thác, và cả Tòa án quốc tế chỉ
11
có tính khuyến nghị, đạo lý và tạo sức ép dư luận. Để bảo đảm lợi ích và thu
hút sự tham gia của các cường quốc, Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc là cơ
quan duy nhất dành cho 5 cường quốc quyền phủ quyết (veto) khi thông qua
các nghị quyết, quyết định của Hội đồng. Quyền hạn của Hội đồng bảo an tập
trung vào hai lĩnh vực hoạt động chính là giải quyết hòa bình các tranh chấp
quốc tế và tiến hành các biện pháp cưỡng chế.
So với Hội quốc liên, Liên hiệp quốc chứng tỏ đầy đủ hơn tính chất
toàn cầu (thành phần gồm hầu hết các quốc gia độc lập trên mọi châu lục) và
đặc biệt là tính toàn diện của nó: Chương trình nghị sự không bó hẹp vào vấn
đề duy trì hòa bình, an ninh, mà bao gồm cả việc thúc đẩy hợp tác vì phát
triển kinh tế xã hội của cộng đồng các dân tộc; bản thân hệ thống Liên hiệp
quốc bao gồm hàng loạt cơ quan, chương trình, quỹ, tổ chức chuyên môn tập
trung vào mọi lĩnh vực của đời sống các quốc gia và quan hệ quốc tế ngoài
lĩnh vực chính trị, quốc phòng, từ tiền tệ đến nông nghiệp, văn hoá, khoa học
kỹ thuật v.v
Tổ chức Liên hiệp quốc ra đời thực sự có ý nghĩa to lớn trong đời sống
chính trị quốc tế trong gần 70 năm qua. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu
sự xuất hiện của các hoạt động ngoại giao đa phương hiện đại, một bước
ngoặt quyết định trong lịch sử phát triển của nền ngoại giao đa phương nói
chung. Tuy nhiên, sự ra đời của Liên hiệp quốc và bản thân Hiến chương Liên
hiệp quốc tất nhiên chưa đủ để bảo đảm sự bình đẳng hoàn toàn và triệt để
giữa các quốc gia lớn nhỏ. Sự đóng góp của Liên hiệp quốc đối với hòa bình
an ninh quốc tế trong gần 70 năm qua là rất đáng kể. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy trong nhiều vấn đề, nhiều sự kiện, Liên hiệp quốc không thể hiện được
vai trò của mình hoặc có thể nói Liên hiệp quốc chưa làm tròn sứ mệnh của
mình. Các siêu cường vẫn có vai trò lớn và nhiều khi giữ vai trò quyết định
trong quá trình ra quyết định của Liên hiệp quốc, đặc biệt là cơ cấu và cơ chế
12
hoạt động của Hội đồng bảo an, Hiến chương Liên hiệp quốc và các cơ quan
chuyên môn của Liên hiệp quốc.
1.1.3. Thành viên của Liên hiệp quốc
Liên hiệp quốc được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền
của tất cả các quốc gia thành viên.
Hiến chương Liên hiệp quốc quy định muốn trở thành thành viên của
Liên hiệp quốc thì các quốc gia phải thỏa mãn các tiêu chuẩn như: Phải là
quốc gia yêu chuộng hòa bình và thừa nhận những nghĩa vụ ghi trong Hiến
chương; phải được Liên hiệp quốc xét có đủ khả năng và tự nguyện làm tròn
những nghĩa vụ đó. Hiến chương còn quy định việc kết nạp bất kỳ một quốc
gia nào vào Liên hiệp quốc sẽ được tiến hành bằng nghị quyết của Đại hội
đồng, theo đề nghị của Hội đồng bảo an.
Theo điều 4 của Hiến Chương Liên hiệp quốc: “Tất cả các quốc gia yêu
chuộng hoà bình khác thừa nhận những nghĩa vụ quy định trong Hiến chương
này và được Liên hiệp quốc xét có đủ khả năng và tự nguyện làm tròn những
nghĩa vụ ấy, đều có thể trở thành thành viên của Liên hiệp quốc;”. “Việc kết
nạp bất cứ một quốc gia nào nói trên vào Liên hiệp quốc sẽ được tiến hành
bằng nghị quyết của Đại hội đồng, theo kiến nghị của Hội đồng bảo an;”[20]
Tuy nhiên Hiến chương Liên hiệp quốc cũng quy định Quốc gia thành
viên nào bị Hội đồng bảo an áp dụng một biện pháp phòng ngừa hay cưỡng
chế thì Đại hội đồng có quyền, theo kiến nghị của Hội đồng bảo an, đình chỉ
việc sử dụng các quyền và ưu đãi của thành viên đó. Việc sử dụng các quyền
ưu đãi đó có thể được Hội đồng bảo an cho phục hồi. Nếu một thành viên
Liên hiệp quốc vi phạm một cách có hệ thống những nguyên tắc nêu trong
Hiến chương này thì có thể bị Đại hội đồng khai trừ khỏi Liên hiệp quốc, theo
kiến nghị của Hội đồng bảo an. Năm 2011 có 193 quốc gia là thành viên của
Liên hiệp quốc, gồm tất cả các quốc gia độc lập được thế giới công nhận. Liên
13
sử dụng 6 ngôn ngữ chính thức: Tiếng Ả Rập, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng
Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung.
1.1.4. Mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên hiệp quốc
Việt Nam chính thức gia nhập Liên hiệp quốc ngày 20/9/1977. Kể từ
khi gia nhập Liên hiệp quốc, quan hệ của Việt Nam với Liên hiệp quốc ngày
càng được cải thiện và phát triển tốt hơn. Ngay sau khi tham gia Liên hiệp
quốc, Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của các nước thành
viên Liên hiệp quốc để Đại hội đồng Liên hiệp quốc khóa 32 (1977) thông
qua Nghị quyết 32/2 kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế viện trợ, giúp đỡ
Việt Nam tái thiết sau chiến tranh. Việt Nam cũng đã chủ động và tích cực
phối hợp với các nước không liên kết và đang phát triển để đấu tranh và bảo
vệ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hiệp quốc như nguyên tắc về
bình đẳng chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ các nước, không sử
dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực , đồng thời và bảo vệ lợi ích của các nước
đang phát triển trong đó có Việt Nam. Mặt khác, chúng ta cũng tranh thủ
được sự giúp đỡ về nguồn vốn, chất xám, kỹ thuật của Liên hiệp quốc phục
vụ cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Liên hiệp quốc trở
thành một diễn đàn để Việt Nam triển khai các yêu cầu của chính sách đối
ngoại. Vị thế và vai trò của Việt Nam tại Liên hiệp quốc ngày càng được nâng
cao. Sự phát triển của quan hệ Việt Nam và Liên hiệp quốc có thể tạm chia
thành các giai đoạn như sau:
Giai đoạn từ 1977-1991
Chịu tác động của Chiến tranh lạnh, nhìn chung quan hệ giữa Việt Nam
và Liên hiệp quốc còn ở mức hạn chế. Về chính trị, vai trò và vị thế của Việt
Nam tại Liên hiệp quốc bị hạn chế do bối cảnh Chiến tranh lạnh. Về kinh tế,
mặc dù phải chịu nhiều khó khăn do bao vây cấm vận, Việt Nam vẫn tranh
thủ được các nguồn lực từ viện trợ trực tiếp không hoàn lại của hệ thống phát
14
triển của Liên hiệp quốc, với tổng trị giá trên 500 triệu đô la Mỹ. Các tổ chức
chuyên môn thuộc hệ thống phát triển của Liên hiệp quốc đã góp phần giúp
Việt Nam khắc phục những khó khăn kinh tế xã hội, hậu quả chiến tranh,
thiên tai, hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội nhất là trong các lĩnh vực y tế,
giáo dục chăm sóc bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình, tạo điều
kiện cho ta nâng cao trình độ công nghệ và thúc đẩy tiến bộ về khoa học kỹ
thuật, góp phần phục hồi và xây dựng mới một số cơ sở sản xuất, tăng cường
năng lực phát triển.
Giai đoạn từ 1991 đến nay:
Đặc trưng của giai đoạn này là việc Việt Nam tham gia tích cực và chủ
động hơn trên nhiều lĩnh vực liên quan đến hoà bình an ninh, giải trừ quân bị
cũng như phát triển kinh tế xã hội, dân số và bảo vệ môi trường là những chủ
đề chính trong chương trình nghị sự của Liên hiệp quốc. Sự tham gia đóng góp
và vị thế của Việt Nam tại Liên hiệp quốc được từng bước cải thiện và nâng
cao cả về chiều rộng và chiều sâu, phù hợp với chính sách đối ngoại độc lập tự
chủ, rộng mở, đang phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, sẵn sàng là
bạn là đối tác tin cậy của các nước. Lần đầu tiên, ta đã tham gia vào một số
chức vụ và ứng cử vào một số cơ quan của Liên hiệp quốc như là Phó Chủ tịch
Đại hội đồng Liên hiệp quốc năm 1997, 2000 và 2003, là thành viên Hội đồng
kinh tế - xã hội (1997-2000), Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Nông lương khoá
33, thành viên Uỷ ban Nhân quyền (2001-2003), Hội đồng Chấp hành chương
trình phát triển và quỹ dân số Liên hiệp quốc (2000-2002), Hội đồng Thống
đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (1991-1993, 1997-1999 và 2003-
2005), Hội đồng điều hành Liên minh Bưu chính Thế giới (1999-2004), Liên
minh Viễn thông quốc tế (1994-1998, 1998-2002, 2002-2006). Đặc biệt, trong
khoá họp thứ 62 Đại hội đồng Liên hiệp quốc, Việt Nam đã được bầu vào
cương vị thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc nhiệm
kỳ 2008-2009 với số phiếu rất cao (183/190 phiếu hợp lệ).
15
Về an ninh giải trừ quân bị: Việt Nam đã tích cực tham gia vào quá
trình thương lượng và là thành viên chính thức của Công ước cấm vũ khí hoá
học (CWC) năm 1998, ký Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) năm
1996 và phê chuẩn Hiệp ước này năm 2006, đã tham gia và đã trở thành thành
viên của Hội nghị Giải trừ quân bị (CD) từ 17/6/1996, hiện đang chuẩn bị ký
Nghị định thư bổ sung Hiệp định bảo đảm hạt nhân với Cơ quan năng lượng
nguyên tử quốc tế. Hàng năm, Việt Nam tham gia đều đặn vào Cơ chế đăng
kiểm vũ khí thông thường của Liên hiệp quốc nhằm thực hiện một trong các
biện pháp xây dựng lòng tin với các nước và làm tốt nghĩa vụ thành viên của
Liên hiệp quốc.
Về hợp tác phát triển: Trọng tâm mới của Liên hiệp quốc tại Việt Nam
được thể hiện trong UNDAF (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn
bản số 603/TTg-QHQT ngày 16/5/2005). Chiến lược toàn diện về tăng trưởng
và xoá đói, giảm nghèo (CPRSG) , đồng thời phù hợp với những lĩnh vực
mà các tổ chức Liên hiệp quốc quan tâm và có thế mạnh, trong đó có ưu tiên
tập trung là việc phấn đấu đạt các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs).
Hiện nay, hướng ưu tiên hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức Liên
hiệp quốc được thể hiện bằng việc đạt được 3 mục tiêu chính nêu trong
UNDAF là: xây dựng các chính sách kinh tế hỗ trợ quá trình tăng trưởng
mang tính công bằng, hoà nhập và bền vững; nâng cao chất lượng cung cấp
các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội và tính công bằng trong việc tiếp cận các
dịch vụ này; các chính sách, luật pháp và cơ cấu quản trị quốc gia hỗ trợ một
cách có hiệu quả cho sự phát triển dựa trên quyền để thực hiện các giá trị và
mục tiêu của Tuyên bố Thiên niên kỷ.
Liên hiệp quốc đánh giá cao hoạt động ngày càng tích cực của ta tại
Liên hiệp quốc. Các hoạt động gặp gỡ cấp cao của ta với Liên hiệp quốc đã
diễn ra thường xuyên hơn. Nhân dịp Liên hiệp quốc kỷ niệm 50 năm thành
lập, ta đã tặng Liên hiệp quốc phiên bản Trống đồng Ngọc Lũ, hiện được đặt
16
trang trọng tại Trụ sở của Liên hiệp quốc. Tại Liên hiệp quốc, các hoạt động
của ta liên quan đến Phong trào không liên kết và ASEAN cũng ngày càng
được tăng cường.
Tháng 5/2006, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Cô-phi Annan tới thăm Việt
Nam. Hiện ta là một trong 8 nước triển khai thí điểm sáng kiến một Liên hiệp
quốc ở cấp độ quốc gia- một nội dung về cải tổ được Liên hiệp quốc rất coi
trọng. Đặc biệt, với việc ta đã được bầu làm thành viên không thường trực
Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2008-2009, có thể nói, vị thế và vai
trò của ta tại Liên hiệp quốc được nâng cao nhất từ trước đến nay.
Vai trò của Liên hiệp quốc và những đóng góp của Việt Nam
Việt Nam ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo
an Liên hiệp quốc vào ngày 16/10/2007 tại Trụ sở của Liên hiệp quốc tại New
York. "Một Liên hiệp quốc" trong khuôn khổ cải tổ hệ thống phát triển Liên
hiệp quốc. Những sự kiện này đang mở ra triển vọng đóng góp lớn hơn nữa
của Việt Nam vào công việc của Liên hiệp quốc. Vì vậy, đây là dịp để chúng
ta nhìn nhận vai trò của Liên hiệp quốc trong thế giới ngày nay và điểm lại
những nét chính về sự tham gia của Việt Nam trong các hoạt động của tổ
chức này trong những năm qua. Tại Hội nghị cấp cao thiên niên kỷ năm 2000
và Hội nghị cấp cao năm 2005 kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Liên hiệp
quốc được tổ chức tại Trụ sở Liên hiệp quốc ở New York, các vị lãnh đạo các
quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã khẳng định rõ vai trò quan
trọng của Liên hiệp quốc, coi tổ chức toàn cầu này là nền tảng không thể thiếu
cho một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng hơn.
Trước hết, sứ mệnh cao cả của Liên hiệp quốc được ghi rõ trong những
dòng đầu tiên của Hiến chương Liên hiệp quốc là sự phản ánh nguyện vọng
cháy bỏng của các dân tộc mới trải qua những mất mát chưa từng có trong
chiến tranh thế giới thứ hai - đó là ngăn ngừa một cuộc chiến tranh thế giới
17
mới. Nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của một cơ sở toàn diện cho hòa bình,
các quốc gia thành viên đề ra mục đích hàng đầu của Liên hiệp quốc là duy trì
hòa bình và an ninh quốc tế, đồng thời xác định những mục đích quan trọng
khác cho các hoạt động của Liên hiệp quốc là tăng cường quan hệ hữu nghị
giữa các dân tộc, thúc đẩy hợp tác để giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế,
xã hội, văn hóa, nhân đạo và bảo đảm quyền con người. Các quốc gia cũng
trao cho Liên hiệp quốc vai trò là trung tâm điều hòa các hành động của các
dân tộc hướng theo những mục đích đó.
Để tạo điều kiện về tổ chức, thể chế cho Liên hiệp quốc đảm nhiệm
được vai trò của mình, các quốc gia đã quy định trong Hiến chương những
nguyên tắc cho quan hệ giữa các quốc gia và hoạt động của Liên hiệp quốc
mà sau này trở thành những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
Cùng với đó là bộ máy gồm sáu cơ quan chính chịu trách nhiệm về các
lĩnh vực hoạt động khác nhau là Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng
kinh tế và xã hội (ECOSOC), Hội đồng quản thác (chính thức chấm dứt hoạt
động theo quyết định của Hội nghị thượng đỉnh năm 2005), Tòa án quốc tế và
Ban thư ký. Trong số đó, Hội đồng bảo an được trao trách nhiệm hàng đầu
trong việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế và được các quốc gia ủy quyền
đưa ra các biện pháp, kể cả các biện pháp cưỡng chế nhằm giải quyết hòa
bình các tranh chấp, chống lại các đe dọa xâm lược, phá hoại hòa bình.
Vai trò quan trọng của Liên hiệp quốc cũng thể hiện qua thực tiễn hoạt
động trong hơn 60 năm qua, tác động tích cực, to lớn đến mọi mặt của đời
sống quốc tế và từng dân tộc tuy rằng tổ chức này đã phải trải qua nhiều khó
khăn và chịu một số hạn chế. Từ con số 51 quốc gia thành viên vào năm
1951, Liên hiệp quốc hiện có tới 193 quốc gia thành viên và trở thành một hệ
thống toàn diện gồm các cơ quan chính nêu trên, nhiều cơ quan phụ trợ, 20 tổ
chức chuyên môn và 5 Ủy ban kinh tế - xã hội đặt ở các khu vực. Nói đến số
lượng thành viên đông đảo như hiện nay của Liên hiệp quốc, chúng ta có thể
18
kể đến thành công của Liên hiệp quốc trong việc thúc đẩy quá trình phi thực
dân hóa, góp phần đưa các vùng lãnh thổ không tự quản gồm tới 750 triệu
người trở thành 80 quốc gia độc lập.
Đóng góp lớn nhất của Liên hiệp quốc là đã góp phần ngăn ngừa
không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới trong 62 năm qua. Một
số cuộc khủng hoảng quốc tế đã được giải quyết với sự trung gian hòa giải
của Liên hiệp quốc. Theo thống kê của Liên hiệp quốc, tổ chức này đã hỗ
trợ các cuộc thương lượng đưa đến giải pháp hòa bình cho hơn 170 cuộc
xung đột ở các khu vực.
Theo yêu cầu của các bên trong xung đột, Liên hiệp quốc đã triển khai
60 hoạt động gìn giữ hòa bình nhằm góp phần tạo môi trường thuận lợi cho
các bên đi đến các thỏa thuận chấm dứt xung đột và thực hiện các thỏa thuận
đó. Liên hiệp quốc đã soạn thảo và xây dựng được 15 công ước quốc tế về
giải trừ quân bị, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình và ổn định thế
giới. Vì những hoạt động kể trên, lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hiệp
quốc đã được trao tặng Giải thưởng Hòa bình Nobel vào năm 1988, sau đó Tổ
chức Liên hiệp quốc và ông Tổng thư ký Kofi Annan được tặng Giải thưởng
này vào năm 2001.
Trong lĩnh vực phát triển, việc tạo môi trường kinh tế, thương mại, tài
chính quốc tế bình đẳng và quan tâm thích đáng đến lợi ích của các nước đang
phát triển là ưu tiên trong hoạt động của Liên hiệp quốc, trong đó có việc
nhằm thúc đẩy Vòng đàm phán Doha hiện nay về thương mại vì phát triển. Từ
năm 1960, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đề ra các chiến lược phát triển cho
từng thập kỷ nhằm huy động hợp tác quốc tế cho các mục tiêu phát triển
chung, nhất là ở các nước đang phát triển; bên cạnh đó, các tổ chức Liên hiệp
quốc đã có sự hỗ trợ trực tiếp về vốn, tri thức cho các nỗ lực phát triển kinh
tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và y tế của các nước này. Tại diễn đàn này, các
quốc gia đã ký kết hơn 500 điều ước quốc tế đa phương quan trọng trong