Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bài thu hoạch môn Triết học Mac Lenin về Chủ nghĩa duy tâm của sinh viên trường Đại học Quang Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.44 KB, 7 trang )

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1
TỔ 1
Nhóm thực hành 2:
Danh sách thành viên:
PHỤ LỤC
Trang
Chương 1: Lời mở đầu 1
Chương 2: Nội dung
I. Khái niệm
II. Nguồn gốc hình thành chủ nghĩa duy tâm
1. Về phương diện nhận thức luận
2. Về nguồn gốc xã hội
III. Các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy tâm
1. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
1.1 Khái niệm
1.2 Quan niệm các vị thánh duy tâm chủ quan
1.3 Dẫn chứng
2. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
2.1 Khái niệm
2.2 Quan niệm các vị thánh duy tâm khách quan
2.3 Dẫn chứng
IV. Ý nghĩa thực tiễn
Chương 3: Kết luận
NHÓM THỰC HÀNH 2 Trang 1
Họ và tên MSSV Số điện thoại
Ngô Văn Bằng DQT141756 01636763242
Nguyễn Thị Trung Anh DQT141753 01659687380
Võ Thị Thùy Trang DNH122392 01699299993
Nguyễn Nhật Duy DQT141765 01665960681
Kha Phú Quốc Anh DQT141752 0927676662
Trần Phước Lộc DQT141789 0926312703


Lê Minh Luần DQT141792 0949790514
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1
NHÓM THỰC HÀNH 2 Trang 2
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1
CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU
Triết học cũng như các khoa học khác phải giải quyết rất nhiều những vấn đề có liên
quan với nhau, trong đó vấn đề cực kỳ quan trọng, là nền tảng và là điểm xuất phát để giải quyết
những vấn đề còn lại được gọi là vấn đề cơ bản của triết học. Ăngghen đã khái quát: “Vấn đề cơ
bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là mối quan hệ giữa tư duy và tồn
tại”, giữa ý thức và vật chất, giữa con người với giới tự nhiên.
Vấn đề cơ bản của Triết học có 2 mặt: một là giữa ý thức và vật chất – cái nào có trước,
cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Hai là con người có khả năng nhận thức được thế giới
hay không?
Đặc biệt, đối với mặt thứ nhất, tùy theo cách giải quyết mà triết học chia thành hai trường
phái lớn: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Những người cho rằng bản chất thế giới là vật
chất, vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai, vật chất là cái có trước và quyết định ý thức,
được gọi là nhà duy vật; học thuyết cuả họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy
vật. Ngược lại, những người cho rằng bản chất thế giới là ý thức, ý thức là tính thứ nhất, vật chất
là tính thứ hai, ý thức quyết định vật chất, được gọi là các nhà duy tâm; học thuyết của họ hợp
thành những môn phái khác nhau của chu nghĩa duy tâm.
NHÓM THỰC HÀNH 2 Trang 3
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG
I Khái niệm
Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học khẳng định rằng mọi thứ đều tồn tại bên
trong tâm thức và thuộc về tâm thức. Là một nền tảng của ngành vũ trụ học, hay một cách tiếp
cập tới hiểu biết về sự tồn tại, chủ nghĩa duy tâm thường được đặt đối lập với chủ nghĩa duy vật,
cả hai đều thuộc lớp bản thể học nhất nguyên chứ không phải nhị nguyên hay đa nguyên.
II Nguồn gốc hình thành chủ nghĩa duy tâm
Là trường phái triết học khẳng định rằng mọi thứ đều tồn tại bên trong tâm thức và thuộc

về tâm thức. Là một nền tảng của ngành vũ trụ học, hay một cách tiếp cập tới hiểu biết về sự tồn
tại, chủ nghĩa duy tâm thường được đặt đối lập với chủ nghĩa duy vật.
Ngoài ra còn có hai quan niệm khác như:
1 Về phương diện nhận thức luận
Sai lầm của chủ nghĩa duy tâm bắt nguồn từ cách xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần
thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức mang tính biện chứng của con
người. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật thô lỗ, giản đơn, siêu hình, thì chủ nghĩa duy tâm
triết học chỉ là một sự ngu xuẩn. Trái lại, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thì
chủ nghĩa duy tâm triết học là một sự phát triển (một sự thổi phồng bơm to) phiến diện, thái quá,
… của một trong những đặc trưng, những mặt, khía cạnh của nhận thức thành cái tuyệt đối, tách
rời khỏi vật chất, khỏi giới tự nhiên, thần thánh hóa, “phát triển một cách trừu tượng” (C.Mác).
2 Về nguồn gốc xã hội
Sự tách rời lao động trí óc với lao động chân tay và địa vị thống trị của lao động trí óc đối
với lao động chân tay trong các xã hội cũ đã tạo ra quan niệm về vai trò quyết định của nhân tố
tinh thần. Các giai cấp thống trị và những lực lượng xã hội phản động ủng hộ, sử dụng chủ nghĩa
duy tâm làm nền tảng lý luận cho những quan điểm chính trị - xã hội của mình.
III Các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy tâm
Chủ nghĩa duy tâm xuất hiện ngay từ thời cổ đại và tồn tại dưới 2 dạng chủ yếu, đó là chủ
nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan.
1 Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
1 Khái niệm
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ nhận sự tồn tại của thế giới khách quan và coi nó là một
cái gì đó hoàn toàn do tính tích cực của chủ thể qui định.
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan với các đại biểu nổi tiếng như Béccli, Hium, Phíchtơ,…lại
cho rằng cảm giác, ý thức là caí có trước và tồn tại sẵn trong con người, trong chủ thể nhận thức,
còn các sự vật bên ngoài chỉ là phức hợp của cái cảm giác ấy mà thôi.
2 Quan niệm các vị thánh duy tâm chủ quan
 Gioocgiơ Béccli (1684 - 1753)
Nhà triết học duy tâm, vị linh mục người Anh. Triết học của ông chứa đầy tư tưởng thần bí, đối
lập với chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần. Ông dựa vào quan điểm của các nhà duy danh

luận thời trung cổ để khẳng định rằng, khái niệm về vật chất không tồn tại khách quan, mà chỉ
tồn tại những vật cụ thể, riêng rẽ; sự tranh cãi về khi niệm vật chất là hoàn toàn vô ích, khái niệm
đó chỉ là cái tên gọi thuần túy mà thôi. Ông đưa ra một mệnh đề triết học nổi tiếng "vật thể trong
thế giới quanh ta là sự phức hợp của cảm giác". Nói tóm lại, theo Béccli, mọi vật chỉ tồn tại trong
chừng mực mà người ta cảm biết được chúng. Ông tuyên bố: tồn tại có nghĩa là được cảm biết.
NHÓM THỰC HÀNH 2 Trang 4
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1
 Đavít Hium (1711 - 1766)
Nhà triết học Anh tiếp tục đường lối duy tâm chủ quan của Béccli. Nhưng khác với Béccli, Hium
đi đến chủ nghĩa hoài nghi và thuyết “không thể biết”. Hium không thừa nhận bất cứ một thực
thể nào. Thực thể, theo ông, chỉ là một sự trừu tượng giả dối được hình thành trên cơ sở của thói
quen tâm lý giản đơn.
3 Dẫn chứng
Người Duy tâm chủ quan cho rằng nếu không có cảm giác chủ quan của chủ thể, tức cảm giác
của mỗi cá nhân con người thì không thể nhận thức được sự vật, rồi từ đó phủ nhận sự tồn tại
thực sự của vật chất, coi cảm giác là thực tại duy nhất.
2 Chủ nghĩa duy tâm khách quan
1 Khái niệm
Chủ nghĩa duy tâm khách quan thừa nhận ý thức và tinh thần là thuộc tính thứ nhất (có trước),
vật chất là thuộc tính thứ hai (có sau), và coi cơ sở tồn tại không phải là tâm thức con người theo
như quan niệm của Chủ nghĩa duy tâm chủ quan mà là một tâm thức nào đó ở bên ngoài thế giới
như "tinh thần tuyệt đối", "lý tính thế giới", v.v
Chủ nghĩa duy tâm khách quan với các đại biểu nổi tiếng như Platôn, Hêghen,…cho rằng có một
thực thể tinh thần không chỉ tồn tại trước, tồn tại ở bên ngoài, độc lập với con người và với thế
giới vật chất mà còn sản sinh ra và quyết định tất cả các quá trình của thế giơi vật chất.
2 Quan niệm các vị thánh duy tâm khách quan
 Platôn (khoảng 427-347 TCN)
Là một nhà triết học cổ đại Hy Lạp được xem là thiên tài. "Tồn tại" theo ông là cái phi vật chất,
cái nhận biết được bằng trí tuệ siêu tự nhiên là cái có tính thứ nhất. Còn "không tồn tại" là vật
chất, cái có tính thứ hai so với cái tồn tại phi vật chất.

 Hêghen (1770 – 1831)
Là một nhà triết học người Đức. "ý niệm tuyệt đối" là điểm khởi đầu của tồn tại, tự tha hóa thành
giới tự nhiên và trở về với bản thân nó trong tồn tại tinh thần. "Tinh thần, tư tưởng, ý niệm là cái
có trước, còn thế giới hiện thực chỉ là một bản sao chép của ý niệm". Ngoài ra, các Triết học tinh
thần: "Ý niệm tuyệt đối" phủ định tự nhiên, trở về bản thân - tiếp tục biến hóa nhưng chỉ trong tư
duy con người. Cấp này bao gồm cả ý thức cá nhân và ý thức xã hội, nó đạt đến nhận thức cao
nhất qua tôn giáo, nghê thuật, triết học học.
3 Dẫn chứng
Người Duy tâm khách quan thì cho rằng sự vật chỉ tồn tại do một ý thức khách quan là Thượng
Đế.
Do đó, chủ nghĩa Duy tâm thường trực tiếp hay gián tiếp gắn liền với tôn giáo, nên gọi là chủ
nghĩa Duy linh (linh là linh hồn). Con người có cái tâm hay linh hồn là chủ yếu, nó tồn tại vĩnh
viễn, điều khiển mọi hoạt động của thể xác. Thể xác chỉ là khối vật chất, khi có linh hồn ngự trị
thì thể xác sống và hoạt động; khi thể xác chết thì linh hồn xuất ra trở về cõi thiêng liêng, còn thể
xác thì tan rã trở thành đất. Thế giới vật chất nầy cũng như sự sống trong thế giới đều do quyền
năng sáng tạo của Thượng Đế. Dù không biết rõ Thượng Đế nhưng không thể phủ nhận quyền
năng của Ngài.
NHÓM THỰC HÀNH 2 Trang 5
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1
IV Ý nghĩa thực tiễn
Ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là 2 thế giới quan cơ bản đối
lập nhau: Thế giới quan duy vật, khoa học và thế giới quan duy tâm, tôn giáo.
Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học biểu hiện
bằng cách này hay cách khác cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội đối lập nhau.
Như vậy, trong lịch sử tuy những quan điểm triết học biểu hiện đa dạng nhưng suy cho
cùng, triết học chia thành hai trường phái chính: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Lịch
sử triết học cũng là lịch sử đấu tranh của hai trường phái này.
Ví dụ, các đức tin Ấn Độ giáo về Brahman, Thiền của Phật giáo đứng giữa duy tâm và
duy vật, còn giáo lý Kitô giáo dòng chính khẳng định tầm quan trọng của tính vật chất của thể
xác con người Chúa Kitô và sự cần thiết của việc tự kiềm chế khi giao tiếp với thế giới vật chất.

Trên thực tế, niềm tin thế giới tâm linh chưa bao giờ diệt mất hẳn trong con người. Trong
tận cùng mất mát, đau thương loài người đã khôi phục lại niềm tin về các Đấng quyền năng. Một
số tôn giáo hình thành trong hoàn cảnh đó nhằm khuyên răn con người nên sống lương thiện,
không làm điều xấu ác góp phần làm xã hội ổn định lại.
Bên cạnh đó, những người có đời sống nghèo khó do mải lo cầu nguyện thần linh ban cho
cuộc sống ấm no, sung túc mới không tin vào thầy cúng, thầy tế lễ,… Họ quay sang nhờ những
người không tin vào thần thánh chỉ bày cách có cơm no, áo ấm. Từ đó, có những tìm hiểu, nhìn
nhận, đánh giá về bản chất của thế giới tâm linh một cách có hiểu biết, có khoa học nhằm giúp
nhân loại có cái nhìn sáng rõ về thế giới vô hình, tránh cho con người không bị các tôn giáo cơ
hội, phản động lợi dụng và tránh rơi vào mê tín, dị đoan.
NHÓM THỰC HÀNH 2 Trang 6
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
Tuy có sự khác nhau trong quan niệm cụ thể về cái có trước và về sự có trước, nhưng cả
2 dạng của chủ nghĩa duy tâm đều thống nhất với nhau ở chỗ đều coi ý thức là cái có trước, là cái
sản sinh ra vật chất và quyết định vật chất.
Đối lập với chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức, tinh thần là cái có
trước, sản sinh ra giới tự nhiên, như vậy bằng cách này hay cách khác thừa nhận sự sáng tạo ra
thế giới. Vì vậy, tôn giáo thường sử dụng các học thuyết duy tâm làm cơ sở lý luận, luận chứng
cho các quan điểm của mình. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy tâm triết học với
chủ nghĩa duy tâm tôn giáo. Trong thế giới quan tôn giáo, lòng tin là cơ sở chủ yếu và đóng vai
trò chủ đạo. Còn chủ nghĩa duy tâm triết học lại là sản phẩm của tư duy lý tính dựa trên cơ sở tri
thức và lý trí. Điều đó cắt nghĩa vì sao có những học thuyết triết học duy tâm nhưng lại có những
đóng góp quan trọng vào sự phát triển tư tưởng triết học của nhân loại.
Những thành tựu đã đạt được về triết học lịch sử, quan điểm duy tâm về lịch sử có những
thiếu sót căn bản:
- Nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử từ động cơ tư tưởng của con người, mà không tìm xem cái
gì đã gây nên và quyết định những động cơ ấy. Vì thế không thể vạch ra được bản chất của các
hiện tượng xã hội, nguyên nhân vật chất của các hiện tượng ấy.
- Chỉ phản ánh được những hiện tượng riêng rẽ của quá trình lịch sử, thu góp được những tài liệu

lẻ tẻ của sự thật, không thấy được xã hội cũng vận động theo những quy luật khách quan độc lập
với ý thức và ý chí của con người, và do đó không thể tìm ra những quy luật chi phối sự vận
động và phát triển của xã hội.
- Quy lịch sử xã hội thành lịch sử các vĩ nhân, không thấy vai trò quyết định của quần chúng nhân
dân trong lịch sử.
NHÓM THỰC HÀNH 2 Trang 7

×