Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Các giải pháp nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 110 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





NGUYỄN BÍCH NGỌC





CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ





LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC









HÀ NỘI - 2012



2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




NGUYỄN BÍCH NGỌC





CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số : 60 38 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Huy Liệu






HÀ NỘI - 2012




4
MỤC LỤC



Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


MỞ ĐẦU
1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ TRỢ GIÚP
PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM

7
1.1.
Khái niệm và đặc điểm về hoạt động trợ giúp pháp lý ở
Việt Nam
7
1.1.1.
Khái niệm về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam
7
1.1.2.
Đặc điểm hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam
10
1.1.2.1.
Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý
11
1.1.2.2.
Người được trợ giúp pháp lý
15
1.1.2.3.
Các hình thức trợ giúp pháp lý
17
1.1.2.4.
Các lĩnh vực pháp luật được trợ giúp pháp lý
20
1.1.2.5.
Tính chất miễn phí của hoạt động trợ giúp pháp lý
21
1.2.
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý
22
1.2.1.

Khái niệm về hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý
22
1.2.1.1.
Tiêu chí về mục đích của hoạt động trợ giúp pháp lý
25
1.2.1.2.
Tiêu chí về chủ thể thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý
25
1.2.1.3.
Tiêu chí về chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý
26
1.2.1.4.
Tiêu chí về kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý
27
1.2.1.5.
Tiêu chí về những kết quả thực tế thu được do hoạt động
trợ giúp pháp lý mang lại
28
1.2.1.6.
Tiêu chí về chi phí cho công tác trợ giúp pháp lý
28

5
1.2.2.
Các yếu tố bảo đảm hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý
29
1.2.2.1.
Về thể chế
29
1.2.2.2.

Tổ chức, bộ máy để thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý và
đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý
29
1.2.2.3.
Cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động trợ giúp pháp lý
31
1.2.2.4.
Nhận thức của các cơ quan, ban ngành về trợ giúp pháp lý
32
1.2.2.5.
Hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý
32
1.2.2.6.
Sự phối hợp trong hoạt động trợ giúp pháp lý
32

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP
PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
34
2.1.
Thực trạng về tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người
thực hiện trợ giúp pháp lý
34
2.1.1.
Thực trạng về tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
34
2.1.1.1.
Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp
35
2.1.1.2.

Về Trung tâm và Chi nhánh của Trung tâm
36
2.1.1.3.
Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý
38
2.1.1.4.
Về mạng lưới trợ giúp pháp lý ở cơ sở
39
2.1.2.
Thực trạng về đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý
41
2.1.2.1.
Về đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý của Trung tâm
41
2.1.2.2.
Về đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý
42
2.1.2.3.
Về công tác tăng cường năng lực cho đội ngũ người thực
hiện trợ giúp pháp lý
43
2.1.3.
Thực trạng về nguồn tài chính, cơ sở vật chất bảo đảm cho
hoạt động trợ giúp pháp lý
46
2.2.
Thực trạng về hoạt động trợ giúp pháp lý
48
2.2.1.
Hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý

48

6
2.2.2.
Thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động
53
2.2.3.
Sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý
54
2.2.4.
Hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý
55
2.2.5.
Công tác phối hợp trong hoạt động trợ giúp pháp lý
56
2.3.
Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý
60
2.3.1.
Hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý đã đạt được
60
2.3.2.
Những bất cập, hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
trợ giúp pháp lý
62

Chương 3: CÁC QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN TỚI
70

3.1.
Các quan điểm bảo đảm hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp
lý ở Việt Nam
70
3.2.
Các giải pháp bảo đảm hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý
ở Việt Nam trong thời gian tới
74
3.2.1.
Hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý để tạo cơ sở pháp
lý vững chắc cho việc củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng
cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý
74
3.2.2.
Tiếp tục củng cố, kiện toàn, phát triển mạng lưới các tổ
chức thực hiện trợ giúp pháp lý theo Quyết định số
792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
77
3.2.3.
Xây dựng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý; nâng
cao năng lực thực hiện và chế độ đãi ngộ cho người thực
hiện trợ giúp pháp lý
79
3.2.3.1.
Xây dựng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý
79
3.2.3.2.
Nâng cao năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý
81
3.2.3.3.

Nâng cao chế độ đãi ngộ cho người thực hiện trợ giúp pháp
lý để khuyến khích, động viên và thu hút lực lượng xã hội
83

7
tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý
3.2.4.
Nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý
84
3.2.5.
Xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý có
hiệu quả của các cơ quan, ban, ngành, các cấp với tổ chức
thực hiện trợ giúp pháp lý
86
3.2.6.
Tăng cường hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức
của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về tổ chức và hoạt động
trợ giúp pháp lý
87
3.2.7.
Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và kinh phí
hoạt động cho các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
88
3.2.8.
Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động trợ giúp pháp lý
89
3.2.9.
Từng bước thực hiện xã hội hoá hoạt động trợ giúp pháp lý,
thu hút các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội-

nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp tham gia trợ giúp
pháp lý
90
3.2.10.
Tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm tổ chức
hoạt động trợ giúp pháp lý và tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ
thuật, tài chính của các nước và các tổ chức quốc tế
90
3.2.11.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác trợ giúp
pháp lý
91
3.2.12.
Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý
92

KẾT LUẬN
94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
97

PHỤ LỤC
101




8
MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Từ sau Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, cùng với
việc đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đổi mới hệ thống chính
trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân nhằm "thực hiện tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy
đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân", "vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh" [20, tr. 129].
Để góp phần thực hiện các mục tiêu trên, Đảng và Nhà nước đã quan
tâm chỉ đạo "cần phải mở rộng loại hình tư vấn pháp luật phổ thông, đáp ứng
nhu cầu rộng rãi, đa dạng của các tầng lớp nhân dân cần nghiên cứu lập hệ
thống dịch vụ tư vấn pháp luật không lấy tiền để hướng dẫn nhân dân sống và
làm việc theo pháp luật" [39, tr. 1]; "tổ chức hình thức tư vấn pháp luật cho
các cơ quan, tổ chức và nhân dân, tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng
dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí" [12, tr. 1].
Thực hiện Nghị quyết của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, hoạt động trợ giúp pháp lý đã được hình thành và phát triển.
Công tác trợ giúp pháp lý sau gần 15 năm hình thành và phát triển công tác
trợ giúp pháp lý đã đạt được những kết quả quan trọng: mạng lưới tổ chức trợ
giúp pháp lý ngày càng được củng cố, kiện toàn đến tận cơ sở, đội ngũ cán bộ
trực tiếp làm trợ giúp pháp lý của các Trung tâm đã từng bước được tăng
cường về số lượng và năng lực chuyên môn. Trợ giúp pháp lý đã khẳng định
được vị trí, vai trò của mình trong việc giúp đỡ pháp lý cho đông đảo người
nghèo, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số và một số đối
tượng khác, làm tăng lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Đồng
thời, đã góp phần hỗ trợ hoạt động tranh tụng để vụ việc được xét xử chính
xác, khách quan, công bằng và đúng pháp luật; trong nhiều trường hợp đã

9
giúp các cơ quan Nhà nước xem xét lại những bất cập trong giải quyết vụ việc

của dân, từ đó có những tác động tích cực đến đời sống pháp luật của xã hội,
góp phần làm cho vai trò của pháp luật được phát huy, thực sự là công cụ bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần quan trọng vào sự
nghiệp cải cách hành chính, cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp
quyền, giữ ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, từ thực tiễn tổ chức và hoạt động
trợ giúp pháp lý, hoạt động này còn bộc lộ những khó khăn, hạn chế, yếu kém
làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý cần được nghiên cứu
một cách đầy đủ và toàn diện như: ở một số địa phương, mạng lưới tổ chức
thực hiện trợ giúp pháp lý còn chậm được kiện toàn, đội ngũ người thực hiện
trợ giúp pháp lý còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, cơ sở vật chất, kinh
phí bảo đảm cho hoạt động còn thiếu thốn và hạn chế chưa tương xứng với
nhiệm vụ, số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng
còn ít, chất lượng một số vụ việc trợ giúp pháp lý chưa cao , từ đó đưa ra các
định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý,
đáp nhu cầu trợ giúp pháp lý rất phong phú đa dạng và ngày một tăng của
nhân dân. Xuất phát từ những yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp
quyền Việt Nam, thực hiện cải cách tư pháp, cải cách hành chính, việc nghiên
cứu đề tài: "Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý" là
yêu cầu khách quan, cần thiết cả về phương diện lý luận và thực tiễn nhằm
nâng cao hiệu quả, phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý, góp phần thực hiện
Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020 định hướng
đến 2030 và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân và vì nhân dân.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trợ giúp pháp lý là một hoạt động còn tương đối mới mẻ, tuy nhiên
đến nay, đã có một số đề tài nghiên cứu tiến sĩ, thạc sĩ, đề tài cấp Bộ và các

10
bài báo, tạp chí, chuyên đề nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực

tiễn liên quan đến lĩnh vực này.
Về đề tài nghiên cứu cấp Bộ:
Đề tài "Mô hình tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, phương hướng
thực hiện trong điều kiện hiện nay" (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ), do
Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện, Chủ nhiệm Đề tài: TS. Tạ
Thị Minh Lý. Đề tài đã tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận, mục đích, ý
nghĩa của hoạt động trợ giúp pháp lý; thực trạng tổ chức và hoạt động trợ giúp
pháp lý, từ đó đề xuất các phương hướng hoàn thiện tổ chức và hoạt động này
trong thời gian tới.
"Luận cứ khoa học và thực tiễn xây dựng Pháp lệnh trợ giúp pháp lý"
(Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ), do Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp
chủ trì thực hiện, Chủ nhiệm Đề tài: TS. Tạ Thị Minh Lý. Đề tài nghiên cứu
cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng Pháp lệnh trợ giúp pháp lý thông qua
việc phân tích, đánh giá, so sánh các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện
pháp luật về trợ giúp pháp lý trong thời gian qua. Tuy nhiên, Quốc hội đã cho
ý kiến nâng Dự án Pháp lệnh trợ giúp pháp lý lên thành Luật trợ giúp pháp lý
và đưa vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2006.
Các luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ:
Luận án tiến sĩ "Điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam
trong điều kiện đổi mới" của Tạ Thị Minh Lý. Luận án tập trung nghiên cứu
cơ sở lý luận, pháp lý của điều chỉnh pháp luật và điều chỉnh pháp luật về trợ
giúp pháp lý; thực trạng điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý và phương
hướng hoàn thiện việc điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý trong điều
kiện đổi mới.
Luận văn thạc sĩ "Hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của
người nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" của Đỗ Xuân Lân. Luận
văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng các hình thức tiếp cận pháp

11
luật của người nghèo ở Việt Nam, các giải pháp nhằm bảo đảm người nghèo ở

Việt Nam luôn được tiếp cận với pháp luật.
Luận văn thạc sĩ "Hoàn thiện pháp luật về người thực hiện trợ giúp
pháp lý ở Việt Nam" của Vũ Hồng Tuyến. Luận văn tập trung nghiên cứu cơ
sở lý luận, pháp lý và thực tiễn về người thực hiện trợ giúp pháp lý, từ đó có
các giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về người thực hiện trợ giúp
pháp lý.
Luận văn thạc sĩ: "Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý " của Phan
Thị Thu Hà. Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về
quyền được trợ giúp pháp lý và các giải pháp nhằm bảo đảm quyền được trợ
giúp pháp lý của người dân.
Luận văn thạc sĩ: "Phát triển trợ giúp pháp lý ở cơ sở" của Đặng Thị
Loan. Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về các mô hình
trợ giúp pháp lý ở cơ sở và đưa ra các giải pháp để phát triển các mô hình trợ
giúp pháp lý ở cơ sở.
Có thể nói, các công trình đã nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của
hoạt động trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, về vấn đề hiệu quả hoạt động trợ giúp
pháp lý và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt
Nam đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện. Vì
vậy, việc nghiên cứu đề tài "Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ
giúp pháp lý" là rất cần thiết có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn góp
phần tìm ra giải pháp, định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp
lý trong thời gian tới.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp lý và thực
tiễn về tổ chức, hoạt động trợ giúp pháp lý, hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp
lý ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất các định hướng, giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong thời gian tới.

12
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu các nội dung chính sau đây:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp lý về tổ chức, hoạt động,
hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả tổ chức và hoạt động trợ
giúp pháp lý ở Việt Nam trong thời gian qua, phát hiện những hạn chế, khó
khăn, vướng mắc, bất cập và nguyên nhân để có giải pháp hoàn thiện.
- Nghiên cứu các quan điểm đổi mới, hoàn thiện hoạt động trợ giúp
pháp lý ở Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
trợ giúp pháp lý trong thời gian tới.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận, pháp lý và
thực tiễn về hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam, thực trạng về tổ chức và
hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam từ khi thực hiện Luật trợ giúp
pháp lý năm 2006 đến nay. Trên cơ sở đó có các định hướng, giải pháp đổi mới,
nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong thời gian tới.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, những quan điểm của
Đảng về trợ giúp pháp lý. Các văn kiện của Đảng, Hiến pháp năm 1992, Hiến
pháp sửa đổi, bổ sung năm 2001, các văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý,
các báo cáo kết quả hoạt động, các công trình nghiên cứu khoa học trong và
ngoài nước cũng được tham khảo và kế thừa có chọn lọc.
- Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp luận của
triết học Mác - Lênin là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời
sử dụng các phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê.

13
Đồng thời, tác giả còn sử dụng phương pháp khai thác và sử dụng các tư liệu
thực tiễn để hoàn chỉnh luận văn.
7. Đóng góp của luận văn

Luận văn có ý nghĩa thiết thực cả về phương diện lý luận cũng như
phương diện thực tiễn. Luận văn nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống
về cơ sở lý luận, pháp lý về hoạt động trợ giúp pháp lý, hiệu quả của hoạt
động trợ giúp pháp lý; từ việc phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả tổ chức
và hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong thời gian qua, phát hiện
những khó khăn, hạn chế, tồn tại làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động
trợ giúp pháp lý, luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động trợ giúp pháp lý trong thời gian tới. Đồng thời, luận văn có thể phục vụ
cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận, pháp lý về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng về hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt
Nam trong thời gian qua.
Chương 3: Các quan điểm, giải pháp bảo đảm hiệu quả hoạt động trợ
giúp pháp lý ở Việt Nam trong thời gian tới.

14
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ
VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM

1.1. Khái niệm và đặc điểm về hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam
1.1.1. Khái niệm về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam
Thuật ngữ "trợ giúp pháp lý" được sử dụng phổ biến từ giữa thế kỷ 20
xuất phát từ tiếng Anh là "Legal aid". Theo Từ điển Anh - Việt của tác giả Lê
Khả Kế, Nxb Khoa học xã hội, 1997 thì "Legal aid" có nghĩa là "Trợ cấp pháp
lý". Trong Từ điển pháp luật Anh - Việt, Nxb. Thế giới do Nguyễn Thành
Minh chủ biên, 1998 thì "Legal aid" trong cụm từ "Legal aid schem" được

dịch là "kế hoạch bảo trợ tư pháp".
Để có cơ sở lý luận xác định rõ nội hàm của khái niệm "trợ giúp pháp
lý", cần phải hiểu khái niệm "Trợ giúp". Theo Đại Từ điển tiếng Việt -
Nguyễn Như Ý, Nxb Văn hóa - Thông tin, 1999 thì "Trợ giúp" là "sự giúp đỡ,
bảo trợ, hỗ trợ, giúp cho ai việc gì, đem cho ai cái gì đang lúc khó khăn, đang
cần đến". Theo Từ điển Từ và ngữ Việt Nam - Nguyễn Lân, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh thì trợ giúp là góp sức hoặc góp tiền cho một người hoặc vào
một việc chung, giúp làm hộ mà không lấy tiền công. Với Từ điển tiếng Việt
của Nxb Khoa học xã hội, 1994 thì thuật ngữ "trợ giúp" được hiểu là "giúp
đỡ". Thuật ngữ "giúp đỡ" lại được giải thích theo nghĩa tích cực là giúp để
làm giảm bớt khó khăn, nghĩa là làm cho ai một việc gì đó hoặc cho ai cái gì
đó mà người ấy đang cần. Cái đang cần ở đây là "pháp lý" theo nghĩa rộng
của từ này. Thuật ngữ "pháp lý" được hiểu là lý lẽ, lẽ phải theo pháp luật.
Ngoài ra, trong một số tài liệu khác dịch "Legal aid" là "hỗ trợ pháp
luật", "hỗ trợ pháp lý" hoặc "hỗ trợ tư pháp". Như vậy, có rất nhiều cách gọi
khác nhau về thuật ngữ này.

15
Trợ giúp pháp lý là một loại hoạt động phúc lợi xã hội đã có lịch sử
trên 500 năm nay và được bắt nguồn tại Anh từ thế kỷ XV - XVI. Cùng với
xu hướng phát triển của nhiều quốc gia châu Âu, tư duy về quyền được trợ
giúp pháp lý trở thành trào lưu chung, trợ giúp pháp lý gắn với khái niệm
"luật cho người nghèo". Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, quan niệm về trợ giúp
pháp lý cũng có sự khác nhau, phụ thuộc vào chế độ chính trị, điều kiện kinh
tế - xã hội của mỗi nước. Theo pháp luật của Anh và xứ Wales thì "trợ giúp
pháp lý là giúp đỡ pháp lý cho những người không có khả năng chi trả cho
việc tư vấn, hỗ trợ và đại diện pháp lý". Điều 2 Đạo luật về đại diện và tư vấn
pháp lý 1995 của Singapore cũng giải thích rằng "trợ giúp pháp lý là việc giúp
đỡ những người không có khả năng chi trả cho các dịch vụ pháp lý". Người
Úc cho rằng "trợ giúp pháp lý là sự giúp đỡ cho một người có được hoàn cảnh

và điều kiện tương tự như người khác trong việc tiếp cận với pháp luật, tức là
tạo ra sự công bằng khi tiếp cận với pháp luật". Dưới góc độ kinh tế theo quan
niệm của Đức thì "trợ giúp pháp lý là giúp đỡ một phần hoặc toàn bộ tài chính
cho những người không có khả năng thanh toán cho các chi phí về tư vấn
pháp luật, đại diện hoặc bào chữa trước Tòa án" [41, tr. 14]. Nhấn mạnh đến
tính pháp lý, nêu rõ chủ thể thực hiện, nội dung thực hiện, pháp luật Hàn
Quốc quy định "trợ giúp pháp lý là việc một luật sư hoặc một cán bộ pháp lý
nhà nước cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật, đại diện hoặc các dịch vụ trợ
giúp khác có liên quan đến pháp luật". Tại Điều 1001 Đạo luật về công ty
dịch vụ pháp lý được sửa đổi năm 1977 của Mỹ quy định: "trợ giúp pháp lý là
tạo sự công bằng khi tiếp cận pháp luật của các cá nhân không thể thuê mướn
luật sư, tạo cơ hội cho những người có thu nhập thấp".
Như vậy, ở các nước trên thế giới, thuật ngữ "trợ giúp pháp lý" được
thể hiện qua ba tính chất: kinh tế, pháp lý và nhân đạo. Tính kinh tế và tính
nhân đạo thể hiện ở chỗ hoạt động này nhằm giúp đỡ cho những đối tượng
không có khả năng tài chính hoặc khó khăn về tài chính để chi trả cho các chi
phí khi tiếp cận với các dịch vụ pháp lý. Tính pháp lý thể hiện thông qua sự

16
giúp đỡ, hỗ trợ về các vấn đề có liên quan đến pháp luật như tư vấn pháp luật,
bảo vệ quyền và lợi ích được pháp luật quy định.
Ở Việt Nam, thuật ngữ "trợ giúp pháp lý" được sử dụng trong sách
báo từ năm 1995, khi bắt đầu có đầu tư nghiên cứu xây dựng Dự án về phát
triển hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam và đã được sử dụng chính thức
trong Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính
sách. Đến nay, đã có cả một hệ thống văn bản pháp luật nhắc đến thuật ngữ
"trợ giúp pháp lý".
Nhìn chung, khái niệm trợ giúp pháp lý thể hiện được mục đích, ý
nghĩa, nội dung cơ bản, đối tượng phục vụ và tính chất đặc thù của hoạt động

này nhằm phân biệt với các hoạt động nghiệp vụ pháp lý khác. Theo nghĩa
rộng, trợ giúp pháp lý được hiểu là sự giúp đỡ miễn phí các dịch vụ pháp luật
của Nhà nước và xã hội cho người nghèo, người được hưởng chính sách ưu
đãi và một số đối tượng khác do pháp luật quy định thông qua hoạt động tư
vấn pháp luật, đại diện, bào chữa, kiến nghị giải quyết vụ việc và tham gia
thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm bảo đảm cho mọi công dân bình
đẳng trong tiếp cận pháp luật, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Theo
nghĩa hẹp, trợ giúp pháp lý được hiểu là sự giúp đỡ các dịch vụ pháp luật
miễn phí cho các đối tượng nhất định do các tổ chức trợ giúp pháp lý của
Nhà nước thực hiện theo lĩnh vực, phạm vi trợ giúp mà pháp luật quy định.
Luật trợ giúp pháp lý được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006, có
hiệu lực thi hành từ 01/01/2007 tại Điều 3 đã đưa ra khái niệm về trợ giúp
pháp lý:
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí
cho người được trợ giúp pháp lý giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và
chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp

17
luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn
chế tranh chấp và vi phạm pháp luật [34].
Có thể nói, khái niệm trợ giúp pháp lý theo Luật trợ giúp pháp lý đã
thể hiện đầy đủ, toàn diện những thuộc tính chung, bản chất của hoạt động trợ
giúp pháp lý ở Việt Nam.
Một là, Nhà nước và xã hội cung cấp các dịch vụ pháp lý miễn phí cho
người được trợ giúp pháp lý nhằm giúp họ có kiến thức pháp luật để tự mình
thực hiện các quyền, nghĩa vụ được pháp luật quy định hoặc sử dụng pháp
luật để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Hai là, việc giúp đỡ đó là nhằm bù đắp cho những người được trợ giúp
pháp lý những thiếu hụt trong cuộc sống do địa vị xã hội hoặc tình trạng pháp lý

của họ mang lại. Mà chính địa vị xã hội hoặc tình trạng pháp lý mà họ không có
khả năng tự mình thực hiện hoặc không có điều kiện tiếp cận với pháp luật.
Ba là, sự giúp đỡ đó được thực hiện xuất phát từ trách nhiệm của Nhà
nước đối với công dân, trách nhiệm của xã hội đối với các thành viên trong
cộng đồng, đặc biệt là nhóm các đối tượng yếu thế.
Từ việc nghiên cứu các khái niệm về trợ giúp pháp lý của các nước
trên thế giới và ở Việt Nam, hoạt động trợ giúp pháp lý được hiểu là hoạt
động của các chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định nhằm cung cấp
cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý, giúp họ
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức
tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp
luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh
chấp và vi phạm pháp luật.
1.1.2. Đặc điểm hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam
Để hiểu về hoạt động trợ giúp pháp lý cần tìm hiểu về chủ thể thực
hiện hoạt động đó, đối tượng mà hoạt động đó hướng đến, hoạt động được

18
thực hiện bằng các hình thức nào, các lĩnh vực nào và những tính chất, đặc
trưng hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.
1.1.2.1. Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý
Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý là các tổ chức, cá nhân thực hiện
hoạt động trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
Theo Luật trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:
(i). Các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý là Trung tâm trợ giúp pháp
lý nhà nước (là đơn vị thuộc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, chịu sự quản lý nhà nước của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
sự quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ
Tư pháp), các Chi nhánh của Trung tâm.

(ii). Các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm:
+ Tổ chức hành nghề luật sư (Văn phòng luật sư, Công ty luật theo
quy định của pháp luật về luật sư);
+ Tổ chức tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi
chung là tổ chức tư vấn pháp luật).
Trên thế giới, ở tất cả các nước đều tồn tại một hệ thống trợ giúp pháp
lý của nhà nước, do Nhà nước cấp kinh phí hoạt động và chịu trách nhiệm báo
cáo trước Nhà nước về hoạt động của mình. Ở Canada, Hàn Quốc, tổ chức trợ
giúp pháp lý được gọi là Cục trợ giúp pháp lý, ở Philippine là Văn phòng Luật
sư công, ở Hà Lan là Hội đồng trợ giúp pháp lý và Ủy ban trợ giúp pháp lý, ở
Úc là Ủy ban trợ giúp pháp lý và ở Trung Quốc là Trung tâm trợ giúp pháp lý
thuộc Bộ Tư pháp.
Song song với hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý của nhà nước là các
tổ chức trợ giúp pháp lý phi Chính phủ và hoạt động của các luật sư tư. Ví dụ,

19
ở Canada, đó là các tổ chức trợ giúp pháp lý cộng đồng, Hội trợ giúp pháp lý
sinh viên, Tổ chức trợ giúp pháp lý thổ dân (theo Điều 14, Luật Dịch vụ trợ
giúp pháp lý của bang Ontario năm 1998, Canada). Ở Philippine, là Ủy ban
trợ giúp pháp lý về đất đai thuộc Bộ Cải cách ruộng đất, Hiệp hội luật sư…
cũng thực hiện trợ giúp pháp lý. Ở Úc có các Trung tâm pháp lý cộng đồng,
Trung tâm trợ giúp pháp lý cho thổ dân….
- Người thực hiện trợ giúp pháp lý
Người thực hiện trợ giúp pháp lý là người cung cấp dịch vụ pháp lý
cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật. Theo Điều 20,
Luật trợ giúp pháp lý thì người thực hiện trợ giúp pháp lý gồm có Trợ giúp
viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn viên pháp luật.
(i). Trợ giúp viên pháp lý
Trợ giúp viên pháp lý là viên chức của Trung tâm được Chủ tịch Ủy

ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm và cấp thẻ. Để trở thành Trợ giúp viên pháp
lý, viên chức của Trung tâm phải có bằng Cử nhân luật, có Chứng chỉ bồi
dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý sau khi đã hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề
luật sư (hiện đang là 06 tháng); có thời gian làm công tác pháp luật từ 02 năm
trở lên; có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
Trợ giúp viên pháp lý thực hiện tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng với
tư cách người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để thực
hiện việc bào chữa; người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự;
người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính; đại diện ngoài tố tụng cho người được
trợ giúp pháp lý để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật, hòa
giải và các hình thức trợ giúp pháp lý khác. Đây là đội ngũ nòng cốt của
Trung tâm tham gia hoạt động tố tụng (đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp) cho người được trợ giúp pháp lý.

20
(ii). Cộng tác viên trợ giúp pháp lý
Cộng tác viên là những người làm việc trên cơ sở hợp đồng cộng tác
với Trung tâm để thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý.
Cộng tác viên có thể là luật sư, Tư vấn viên pháp luật, người có bằng cử nhân
luật, người có bằng đại học khác làm việc trong ngành, nghề liên quan đến
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân
tộc thiểu số và miền núi người có bằng trung cấp luật hoặc có thời gian làm
công tác pháp luật từ 03 năm trở lên hoặc có kiến thức pháp luật và có uy tín
trong cộng đồng cũng được xem xét, công nhận và cấp thẻ cộng tác viên trên
cơ sở đơn tham gia của họ.
+ Người có thời gian làm công tác pháp luật là người đã hoặc đang đảm
nhiệm các chức danh như thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký Toà án, Kiểm sát

viên, Điều tra viên, Thanh tra viên, Chấp hành viên, Công chứng viên, Thẩm tra
viên ngành Toà án, Kiểm tra viên ngành Kiểm sát; chuyên viên pháp lý, cán sự
pháp lý trong ngành Tư pháp hoặc tổ chức pháp chế các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang; công chức tư pháp hộ tịch xã, phường, thị trấn.
+ Người có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng là người
đã hoặc đang là thành viên tổ hoà giải, thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ
trợ giúp pháp lý, già làng, trưởng bản, trưởng thôn, trưởng các dòng họ, đại
diện tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cơ sở.
+ Cộng tác viên không phải là luật sư chỉ tham gia trợ giúp pháp lý
bằng hình thức tư vấn pháp luật. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý Cộng tác viên
được Trung tâm, Chi nhánh thanh toán tiền bồi dưỡng theo vụ việc và các chi
phí hành chính hợp lý khác theo quy định của pháp luật.
(iii). Luật sư
Luật sư có thể thực hiện trợ giúp pháp lý với tư cách là cộng tác viên
của Trung tâm hoặc tham gia trợ giúp pháp lý thông qua tổ chức hành nghề

21
của luật sư (Văn phòng luật sư, Công ty luật) có đăng ký tham gia trợ giúp
pháp lý mà luật sư đó là thành viên, hoặc trợ giúp pháp lý theo nghĩa vụ của
luật sư theo pháp luật về luật sư.
(iv). Tư vấn viên pháp luật
Tư vấn viên pháp luật làm việc tại các Trung tâm tư vấn pháp luật
thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội nghề nghiệp thực hiện trợ giúp pháp lý với tư cách là cộng tác
viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước hoặc tham gia trợ giúp pháp lý
khi Trung tâm tư vấn pháp luật có đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý hoặc
thực hiện trợ giúp pháp lý theo Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008
về tư vấn pháp luật.
Trên thế giới, nhìn chung ở các nước, hoạt động trợ giúp pháp lý chủ
yếu được thực hiện bởi đội ngũ luật sư chuyên nghiệp. Ngoài ra, một số nhóm

người khác như sinh viên, cán bộ pháp luật nhà nước, những người có kiến
thức pháp luật nhất định cũng được thu hút khuyến khích làm công tác trợ
giúp pháp lý.
Ở Hàn Quốc, có ba nhóm người được pháp luật cho phép thực hiện trợ
giúp pháp lý, đó là: Uỷ viên trợ giúp pháp lý (phụ trách các vụ việc đại diện,
bào chữa); Luật sư công do tổ chức trợ giúp pháp lý tuyển dụng để thực hiện
các vụ việc trợ giúp pháp lý (cụ thể là các vụ đại diện, bào chữa) và Luật sư
chỉ định (được chỉ định thực hiện trợ giúp pháp lý nhưng không phải luật sư
mà chỉ là người có am hiểu về pháp luật. Những người này khi thực hiện trợ
giúp pháp lý không cần có đăng ký đủ tư cách luật sư nhưng vẫn phải tuân thủ
mọi nghĩa vụ và trách nhiệm như một luật sư).
Ở Canada, Dự luật về trợ giúp pháp lý cho phép những nhóm người
sau được thực hiện trợ giúp pháp lý: Các luật sư tư (những người đang hành
nghề luật sư tư nhưng có thoả thuận, cam kết với Cục trợ giúp pháp lý về việc
đồng ý giúp đỡ pháp lý cho đối tượng được trợ giúp của Cục); người cung cấp

22
dịch vụ (những người không phải là luật sư và chỉ được cung cấp các dịch vụ giúp
đỡ khác, không thuộc loại trợ giúp pháp lý); thành viên của tổ chức trợ giúp pháp
lý cộng đồng (những người xuất thân từ chính cộng đồng đó, không nhất thiết là
luật sư nhưng phải qua một khoá đào tạo đặc biệt do Cục trợ giúp pháp lý); tổ
chức sinh viên (những người đang theo khoá học để được gia nhập Đoàn Luật sư
hoặc bất cứ khoá học pháp luật nào mà Hiệp hội luật sư tổ chức) và luật sư
thường trực (những luật sư được Cục trợ giúp pháp lý ký hợp đồng để thường
trực tại Toà và giúp đỡ pháp lý cho những người phải ra Toà mà chưa có luật sư).
Ở Úc, hoạt động trợ giúp pháp lý có thể được thực hiện bởi thành viên
của Uỷ ban trợ giúp pháp lý và luật sư tư (những người hành nghề tư bên ngoài
được Uỷ ban trợ giúp pháp lý mời giúp đỡ pháp lý cho đối tượng được trợ giúp
và được Uỷ ban trả thù lao) và thành viên của các tổ chức trợ giúp pháp lý tình
nguyện (ví dụ: Trung tâm trợ giúp pháp lý cộng đồng) thực hiện trợ giúp pháp lý.

Ở Philippin, người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm các luật sư
công (thuộc Văn phòng luật sư), luật sư tư (thuộc Hiệp hội luật sư) và các luật
sư thuộc các tổ chức trợ giúp pháp lý phi Chính phủ. Nhìn chung những
người này muốn thực hiện trợ giúp pháp lý đều phải có chứng chỉ luật sư.
1.1.2.2. Người được trợ giúp pháp lý
Người được trợ giúp pháp lý là người được hưởng các dịch vụ trợ
giúp pháp lý miễn phí. Xuất phát từ mục đích, ý nghĩa và tính chất của hoạt
động trợ giúp pháp lý, không phải tất cả mọi người dân đều được hưởng dịch
vụ trợ giúp pháp lý mà chỉ có những nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội
được hưởng dịch vụ này. Theo Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 và Nghị định
số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ và pháp luật hiện hành,
những đối tượng sau đây được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí của Nhà nước:
- Người thuộc hộ nghèo: Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày
30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ, hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình
quân đầu người dưới 400.000đ/tháng ở nông thôn và 500.000đ/tháng ở thành thị.

23
- Người có công với cách mạng:
+ Người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa ngày 19 tháng 8
năm 1945;
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân,
Anh hùng Lao động;
+ Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh;
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
+ Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và
làm nghĩa vụ quốc tế;
+ Người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Kỷ niệm
chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước"…;
+ Cha, mẹ, vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ dưới 18 tuổi; người có

công nuôi dưỡng liệt sĩ.
- Người già cô đơn không nơi nương tựa: là người từ đủ 60 tuổi trở lên
sống độc thân và không có nơi nương tựa.
- Người khuyết tật: là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận
. Theo Luật người khuyết tật năm 2010
thì người khuyết tật có quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí.
- Trẻ em không nơi nương tựa: được trợ giúp pháp lý là người dưới 16
tuổi không nơi nương tựa.
- Người dân tộc thiểu số: thường xuyên sinh sống tại vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
- Nạn nhân bị mua bán: là người bị xâm hại bởi hành vi mua, bán
người. Theo Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 thì nạn nhân bị
mua bán được trợ giúp pháp lý miễn phí.

24
- Các đối tượng khác: được trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều
ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (Công ước
quốc tế về quyền trẻ em năm 1989, Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt
Nam với Trung Quốc, Ucraina, Pháp, Mông Cổ…).
Một số nước trên thế giới cũng quy định một số nhóm người nhất định
trong xã hội được hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý, như pháp luật trợ giúp pháp
lý ở Trung Quốc quy định: Một người có đủ điều kiện để được hưởng dịch vụ
trợ giúp pháp lý phải đáp ứng một trong hai loại điều kiện: Điều kiện chung
và điều kiện đặc biệt.
Điều kiện chung: Có nhiều lý do chứng tỏ việc trợ giúp pháp lý là cần
thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân và người nộp đơn không có khả
năng trả chi phí dịch vụ pháp lý do tình hình tài chính khó khăn. Thuật ngữ
"tài chính khó khăn" đã cụ thể hơn bằng việc đưa ra hai tình huống: (i) Người
xin trợ giúp đúng là không có nguồn thu nhập và không có khả năng để xác
định một cách chắc chắn nguồn tài chính của gia đình họ và (ii) người đó chắc

chắn không có thu nhập và những người thân thích của họ cũng không có khả
năng giúp đỡ họ.
Điều kiện đặc biệt: Điều 34 Bộ luật tố tụng hình sự quy định Tòa án
nhân dân sẽ yêu cầu trợ giúp pháp lý cho người mù, người điếc, câm, người
dân tộc thiểu số và những người phạm tội bị kết án tử hình nếu họ không mời
được luật sư đại diện, bào chữa tại tòa hình sự.
1.1.2.3. Các hình thức trợ giúp pháp lý
Điều 27, Luật trợ giúp pháp lý quy định người thực hiện trợ giúp pháp
lý được cung cấp các dịch vụ trợ giúp pháp lý bằng các hình thức như: tư vấn
pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và các hình thức trợ giúp
pháp lý khác như: hoà giải, hướng dẫn thủ tục khiếu nại, kiến nghị thi hành
pháp luật…

25
- Tư vấn pháp luật
Người thực hiện trợ giúp pháp lý hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến,
cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc trợ
giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý.
Tư vấn pháp luật có thể được thực hiện trực tiếp cho người được trợ giúp
pháp lý tại trụ sở; tư vấn theo yêu cầu qua điện thoại hoặc trả lời bằng văn bản;
tư vấn thông qua trợ giúp pháp lý lưu động; tư vấn thông qua sinh hoạt của
Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý hoặc tại các đợt sinh hoạt chuyên đề pháp luật.
- Tham gia tố tụng
Người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng hình sự để bào chữa
cho người được trợ giúp pháp lý là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc để
bảo vệ quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý là người bị hại, là nguyên
đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
hình sự; tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc dân sự, vụ án hành
chính. Để bào chữa trong vụ án hình sự, Trợ giúp viên pháp lý, luật sư là cộng

tác viên trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng với tư cách người đại diện hợp pháp
để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
- Đại diện ngoài tố tụng
Người thực hiện trợ giúp pháp lý làm đại diện ngoài tố tụng để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý khi họ không thể
tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước các cơ quan, tổ chức
không phải là cơ quan tiến hành tố tụng.
Việc đại diện ngoài tố tụng được thực hiện trong phạm vi yêu cầu của
người được trợ giúp pháp lý.
- Các hình thức trợ giúp pháp lý khác
+ Tham gia hòa giải giúp người được trợ giúp pháp lý tự giải quyết
tranh chấp.

26
Khi có yêu cầu hoặc được sự đồng ý của một hoặc các bên, tổ chức
thực hiện trợ giúp pháp lý cử người thực hiện trợ giúp pháp lý làm trung gian
để phân tích các tình tiết của vụ việc, giải thích quy định của pháp luật, hướng
dẫn để các bên tự thương lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc mà
không phải đưa vụ việc ra Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tự
nguyện rút đơn kiện, tự giải quyết các tranh chấp và tự nguyện chấp hành kết
quả giải quyết vụ việc.
Việc hoà giải cũng được tiến hành trong trường hợp cần thiết để giữ gìn
đoàn kết cộng đồng, duy trì trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên, trừ trường hợp pháp luật quy định không được hoà giải.
+ Người thực hiện trợ giúp pháp lý giúp người được trợ giúp pháp lý
thực hiện các công việc có liên quan đến thủ tục hành chính, khiếu nại hoặc
tham gia trong quá trình giải quyết trong trường hợp họ không thể tự mình
thực hiện được để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp hoặc thực hiện nghĩa
vụ cơ bản của công dân.
Cung cấp thông tin pháp luật, tờ gấp, sách bỏ túi, cẩm nang pháp luật,

các ấn phẩm tài liệu pháp luật khác qua các đợt trợ giúp pháp lý lưu động,
sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, sinh hoạt chuyên đề pháp luật.
Cung cấp bản sao các điều khoản của văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý, cung cấp địa chỉ làm việc của cơ quan,
tổ chức, cá nhân mà pháp luật quy định có thẩm quyền giải quyết vụ việc, liên
hệ với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc trong trường hợp người
được trợ giúp pháp lý không tự thực hiện được.
- Kiến nghị thi hành pháp luật
Khi có đủ căn cứ cho rằng cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không giải
quyết vụ việc cho người được trợ giúp pháp lý hoặc kết quả giải quyết vụ việc
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa phù hợp với quy định của pháp
luật, gây thiệt hại cho người được trợ giúp pháp lý thì tổ chức thực hiện trợ

×