Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TNDN ĐỐI VỚI CÁC DNNN TẠI CỤC THUẾ NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.73 KB, 17 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THU THUẾ TNDN ĐỐI VỚI CÁC DNNN TẠI CỤC THUẾ NAM
ĐỊNH.
3.1 Những định hướng chung trong công tác quản lý thu thuế TNDN.
- Phát huy tối đa vai trò của thuế TNDN trong việc khuyến khích đầu tư mở rộng
sản xuất, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.
Thực tế mấy năm qua, luật thuế TNDN bước đầu đã có những tác động tích cực
trong việc thúc đẩy hoạt đọng đầu tư phát triển sản xuất, định hướng đầu tư, sắp xếp lại
cơ cấu kinh tế hợp lý theo ngành và theo địa bàn… tuy nhiên thực trạng công tác quản
lý thu thuế TNDN trong thời gian qua cũng thể hiện một số điều bất cập(như đã nêu ở
chương 2 chuyên đề này). Vì vậy, yêu cầu dặt ra là phải có những biện pháp hữu hiệu
để phát huy tối đa vai trò quan trọng của thuế TNDN đối với nền kinh tế nước ta trong
gia đoạn mới.
- Bao quát nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời số thuế cho NSNN.
Xuất phát từ thực tế còn tồn tại những đơn vị nộp thuế quá ít so với khả năng thu
nhập của họ nhất là các DNNN còn tồn tại đơn vị có tính dây dưa, nộp thuế chậm còn
nợ đọng quá nhiều…do đó cần có những biện pháp thích hợp để đảm bảo thu đủ, thu
đúng kịp thời số thuế TNDN cho NSNN. Đây là mục tiêu đặt ra đối với các chính sách
thuế trong hệ thống thuế Việt Nam nói chung và luật thuế TNDN nói chung. Để thực
hiện tốt mục tiêu này, trước hết cần hiểu thế nào là thu đúng, thu đủ, kịp thời.
Thu đúng có thể hiểu là việc tính số thuế phải nộp đối với từng đơn vị phải thực
hiện theo đúng quy định của pháp luật( xác định dúng thu nhập chịu thuế của đơn vị, áp
dụng đúng mức thuế suất, xác định đối tựợng thuộc diện miễn giảm và tính đúng số
thuế được miễn giảm…) Có thu đúng thì mới đảm bảo sự công bằng giũa các đối tượng
nộp thuế, đối tượng nộp thuế có thu nhập chịu thuế càng lớn thì phải nộp thuế nhiều và
ngược lại.
Thu đủ, kịp thời có thể hiểu là cơ quan thuế phải đôn đốc đơn vị thực hiện nghĩa
vụ nộp thuế vào kho bạc nhà nước một cách đầy đủ, theo đúng hạn quy định. Để thực
hiện tốt việc thu đúng, thu đủ kịp thời có rất nhiều biện pháp trong đó có biện pháp
cưỡng chế là biện pháp chỉ là bất đắc dĩ đối với cơ quan hành thu. Phương pháp tối ưu
vẫn là làm sao giáo dục, tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành luật thuế của đối


tượng nộp thuế, để từ đó có thể thu đúng, thu đủ kịp thời số thuế cho NSNN.
- Định hướng doanh nghiệp tự kê khai, tự nộp thuế đây là một bước đột phá
trong chiến lược cải cách thuế nói chung cũng như loại thuế TNDN nói riêng khác hẳn
với phương thức quản lý đã áp dụng, cơ chế: doanh nghiệp tự kê khai, tự tính thuế, tự
nộp thuế là phương thức quản lý dựa trên sự tuân thủ, tự nguyện chấp hành luật của
người nộp thuế. Căn cứ vào quy định của luật thuế, cơ sở kinh doanh tự kê khai, tự xác
định nghĩa vụ thuế của mình và tự nộp thuế vào NSNN thông qua kho bạc. Đồng thời
chịu trách nhiệm về tính chính xác và thời hạn kê khai nộp thuế của mình. Trong cơ chế
này, cơ sở kinh doanh nộp tờ khai và nộp thuế cùng một lúc mà chua cần có sự can
thiệp của cán bộ thuế, tờ khai thuế được gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện đến cơ
quan thuế. Tiền thuế cùng với giấy nộp tiền được nộp trực tiếp( hoặc thông qua ngân
hàng) vào kho bạc nhà nước, sau đó sẽ được ngân hàng và kho bạc xác nhận và chuyển
đến cơ quan thuế để theo dõi tình hình nộp thuế. Tất cả thủ tục trên đều do người nộp
thuế tự thực hiện, chưa có sự kiểm tra giám sát của cơ quan thuế. Các trường hợp sai
sót về số liệu kê khai(do cơ quan thuế phát hiện, do cơ sở kinh doanh phát hiện) sẽ
được kê khai điều chỉnh vào tơ khai của tháng phát hiện sai sót. Việc quyết toán thuế sẽ
được thực hiện tại tờ khai thuế của tháng cuối năm. Như vậy, cơ quan thuế sẽ giảm
được một khối lượng thời gian rất lớn trong việc kiểm tra tờ khai, tính thuế và phát
hành thông báo nộp thuế, đồng thời cơ sở sản xuất kinh doanh cũng giảm được thời
gian chờ cơ quan thuế kiểm tra chấp nhận quyết toán thuế trước khi thông báo nộp thuế.
Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam khi trình độ quản lý còn hạn chế, phương
tiện quản lý còn thủ công, nhận thức về vai trò, trách nhiệm đối với nhà nước của cán
bộ thuế cũng như của người nộp thuế còn thấp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán
bộ thuế còn rất kém… thì việc thí điểm cho du chỉ trong phạm vi hẹp, cũng là một vấn
đề khó khăn đối với ngành thuế; đòi hỏi phải có sự chuẩn bị một cách kỹ lưỡng. Bởi lẽ,
thực hiện cơ chế cơ sở kinh doanh tự kê khai tự nộp thuế cần có sự thay đổi trong nhiều
lĩnh vực công tác thuế, từ cải cách chính sách, tạo hành lang pháp lý và ban hành các
chế tài đủ mạnh cho việc thực hiện.
Muốn thực hiện được phương thức quản lý này, cần phải có các điều kiện sau:
Thứ nhất; người nộp thuế phải hiểu và biết xác định nghĩa vụ của mình theo luật

định. Muốn vậy, người nộp thuế phải nhận được đầy đủ các thông tin một cách rõ ràng,
chính xác về chính sách thuế, về các thủ tục cần phải thực hiên khi tiến hành sản xuất
kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Đồng thời, người nộp thuế phải
luôn luôn được thông báo và cập nhật những thay đổi trong chính sách thuế và được tạo
điều kiện dễ dàng tiếp cận với cán bộ thuế để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc trong
quá trình thực hiện.
Thứ hai; quy trình quản lý thuế phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. Cơ quan
thuế cần hướng dẫn việc thực hiện một cách rõ ràng. Các văn bản hướng dẫn phải được
cung cấp một cách miễn phí và sẵn có ở các địa điểm thuận tiện, tạo điều kiện thuận lợi
tối đa cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ của mình.
Thứ ba; cơ quan thuế phải chương trình thanh tra hiệu quả. Công tác thanh tra,
kiểm tra phải được tăng cường dựa trên cơ sở của việc xây dựng các tiêu thức phân loại
đối tượng nộp thuế theo mức độ tuân thủ luật thuế và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tài
chính của doanh nghiệp, cũng như cải tiến lựa chọn các hình thức, phương pháp bố chí
nguồn lực phù hợp cho công tác thanh tra. Phải có hệ thống chế tài sử phạt mạnh và
nghiêm minh, công bằng. Đồng thời, phảI xây dung quy trìng khiếu nại rõ ràng nhăm
bảo vệ quyền lợi của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh.
Thứ tư; phải có hệ thống xử lý thông tin và quản lý thuế hiện đại dựa trên cơ sở
áp dụng công nghệ tin học tiên tiến, nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
Như vậy, để thực hiện quy trình tự kê khai, tự nộp thuế có hiệu quả cơ quan thuế phải
tăng cường tập chung đầu tư về cả phương diện con người và phương diện quản lý để
giải quyết hai khâu cơ bản, đó là công tác phục vụ, hỗ trợ người nộp thuế và công tác
thanh tra kiểm tra thuế. Khi hai khâu được thực hiện tốt thì nhận thức về trách nhiệm và
nghĩa vụ của người nộp thuế sẽ đượcc nâng lên, từ đó giảm được các hành vi vi phạm
pháp luật thuế kể cả chưa hiểu biết về luật thuế cũng như cố tình vi phạm. Nhờ đó mà
khâu quản lý thu thuế các trường hợp vi phạm cũng đơn giản hơn, việc xử lý vi phạm
sẽ có hiệu quả hơn, nâng cao hiệu lực của cơ quan thuế.
3.2 Các biệ pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế TNDN
đối với các DNNN trên địa bàn tỉnh Nam Định.
3.2.1 Tăng cường quản lý đối tượng nộp thuế trên cơ sở thực hiện tốt những nhiêm vụ

sau:
- Thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ doanh nghiệp trên hệ thống máy vi tính.
Theo quy định hiện nay, phòng quản lý thu có nhiệm vụ tạo lập và quản lý hồ sơ
các doanh nghiệp bao gồm các tài liệu: đăng ký thuế, thông báo thuế, các hồ sơ và
quyết định hoàn thuế, miễn giảm thuế, quyết toán thuế, các biên bản kiểm tra, quyết
định xư lý kiểm tra, các quyết định xử phạt hành chính thuế, lệnh thu, các tài kiệu khác
có liên quan đến doanh nghiệp( báo cáo tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh) thời
gian lưu hồ sơ là suốt quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Hồ sơ chỉ được
huỷ bỏ sau 10 năm, kể từ khi doanh nghiệp có quyết định gải thể, phá sản. Với quy định
như vậy, khối lượng hồ sơ doanh nghiệp mà phòng quản lý thu phải lưu trữ là rất lớn,
tăng nhanh qua các năm. Điều đó không chỉ gây khó khăn cho việc bảo quản hồ sơ mà
còn gây phức tạp, chậm chạp mỗi khi cần tra cứu. Đề nghị bổ xung cho phòng quản lý
thu từ 2-3 cán bộ chuyên làm công tác thu tài liệu thuôc hồ sơ doanh nghiệp vào lưu trữ
trên máy vi tính. Khi làm được như vậy, thay vì quản lý một khối lượng hồ sơ khổng lồ,
mỗi cán bộ thuế chỉ cần quản lý trên máy vi tính, trong đó có đủ thông tin về đơn vị. Tất
nhiên, hồ sơ gốc vẫn được bảo quản nhưng được bảo quản tại kho hồ sơ của toàn cục
thuế chứ không để ở mỗi phòng.
- Lập sổ và ghi chép theo dõi tổng hợp đối tượng nộp thuế.
Mỗi cán bộ thuế nên có một sổ theo dõi riêng, trong đó ghi chép đầy đủ số lượng
đối tượng nộp thuế mà mình được phân công quản lý, những nét nổi bật về đặc điểm,
tính chât tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị, những thông tin liên
quan đến đơn vị mà cán bộ thuế thu thập được từ đài, ti vi, báo trí hoặc bạn hàng của
đối tượng quản lý. Trên cơ sở đó, có thể áp dụng những cách thức quản lý doanh nghiệp
nộp thuế một cách chặt chẽ, phù hợp và có hiệu quả hơn.
- Phân loại các đối tượng vi phạm trong quá trình thực hiện nộp thuế.
Trong quá trình quản lý đối tượng kê khai nộp thuế, cần phân loại các đối tượng vi
phạm để có cách thức xử lý phù hợp, cụ thể là:
+Đối tượng nộp thuế chậm nộp tờ khai do sự thiếu trách nhiệm của cán bộ tài chính
kế toán ở đơn vị.
Cán bộ cần đôn đốc, nhắc nhở đơn vị nộp tờ khai cho đúng thời hạn, trường hợp đã

nhắc nhở thúc dục nhiều lần mà đối tượng nộp thuế vẫn không nộp tờ khai, thì cần phải
ấn định ngay số thuế tam nộp cho đơn vị, để đơn vị có ý thức hơn trong các lần kê khai
lần sau.
+Đối với hiện tượng kê khai lỗ, dẫn đến số thuế tạm nộp hàng quý bằng không.
Một mặt cán bộ thuế cần đẩy mạnh tuyên truyền cho đối tượng nộp thuế hiểu tác
dụng của việc tạm nộp thuế đối với cơ quan tài chính của đơn vị và công tác quản lý
của cơ quan thuế. Mặt khác, cán bộ thuế phải yêu cầu đơn vị giải trình số liệu kê khai
có hợp lý không. Nếu phát hiện đối tượng nộp thuế cố tình kê khai sai để không phải
nộp hoặc giảm số thuế TNDN phải nộp hàng quý, thì phải nghiêm khắc cảnh báo đơn
vị đó. Trong trường hợp sai phạm nặng, sai phạm lập đi lập lại, cần áp dụng hình thức
xử phạt hành chính để lần sau đơn vị có ý thức hơn.
- Thực hiện nâng cấp hệ thống máy tính với chương trình ứng dụng quản lý thuế
để hỗ trợ tốt hơn trong quản lý mã số, thông tin danh bạ của đối tượng nộp thuế, xử lý
tờ khai, tính thuế, tính phạt nộp chậm, phát hành thông báo thuế theo dõi số nợ, số thu
nộp, lập báo cáo, lưu trữ số liệu. Cho đến nay công nghệ thông tin đang mang lại nhiều
lợi ích lớn lao cho đất nước, và no mang lại lợi ích cũng không nhỏ trong quản lý( quản
lý đối tượng nộp thuế) .Trên thực tế toàn ngành thuế đã được trang bị 402 mang máy
tính cục bộ với 728 máy chủ và 11.169 máy tính, cùng hàng ngàn thiết bị xử lý. Số cán
bộ chuyên trách trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại tổng cục và các cục thuế gồm
568 người, hơn 850 người kiêm nghệm công tác tin học và 1000 cán bộ chuyên nhập
dữ liệu tại các chi cục. Đến nay toàn ngành có 20.000 cán bộ biết và sử dụng thành thạo
các thiết bị tin học. Ngành thuế đã cập nhật và lưu giữ thông tin của 1,7 triệu đối tượng
nộp thuế. Qua đây ta thấy công nghệ thông tin có vai trò như thế nào trong việc quản lý
thuế, vì vậy chúng ta phải không ngừng nâng cấp hệ thống máy tính ngày càng hiện đại
để tạo điều kiên thuận lợi cho việc quản lý thu thuế cũng như quản lý các đối tượng nôp
thuế.
3.2.2 Tăng cường quản lý doanh thu và chi phí hợp lý.
- Tăng cường nắm bắt thông tin về hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Để quản lý chặt chẽ, đầy đủ các khoản doanh thu và chi phí của đối tượng nộp thuế cán
bộ thuế phải thường xuyên nắm bắt được thực tế sản xuất kinh doanh của đơn vị, tình

hình sản xuất, tình hình tiêu thụ, tình hình lỗ lãi...đồng thời, cán bộ thuế cũng phải năm
bắt được tình hình thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ theo quy định
của nhà nước, cũng như việc chấp hành các chế độ chính sách khác của Nhà nước.
Những thông tin trên có thể lấy từ các báo cáo tài chính, quyết toán thuế, báo cáo tổng
kết khác…do đơn vị cung cấp cho cơ quan thuế. Tuy nhiên cán bộ thuế tuyệt đôi không
chỉ dựa vào thông tin một chiều mà thu nhận thông tin về doanh nghiệp từ nhiều nguồn
khác: báo đài, tạp chí chuyên ngành kinh doanh của đơn vị, cơ quan chủ quan của
doanh nghiệp, các bạn hàng của doanh nghiệp.
- Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, thúc đẩy công tác kế toán, quản lý sử dụng
hoá đơn, chứng từ ở các doanh nghiệp đi vào nề nếp, đúng chế độ.
Để có căn cứ chính xác, đầy đủ cho việc tính thuế, thu nộp thuế, đảm bảo chính
sách thuế được thực hiện nghiêm chỉnh, công bằng, cán bộ thuế phải thường xuyên đôn
đốc, hướng dân đối tượng nộp thuế thực hiện tốt pháp lệnh kế toán thống kê và tuân thủ
đúng chế độ quản lý, sử dụng chứng từ, hoá đơn…cụ thể là:
+Kiểm tra, tác động để doanh nghiệp khi mua bán phải xuất hoá đơn đầy đủ và
đúng quy định.
+Hướng dẫn, kiểm tra doanh nghiệp ghi chép sổ sách kế toán, đôn đốc lập báo
cáo quyêt toán kịp thời đúng chế độ.
- Phân loại các trường hợp kê khai sai và có biện pháp xử lý phù hơp.

×