Tải bản đầy đủ (.pdf) (247 trang)

Hoàn thiện báo cáo tài chính khu vực công Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 247 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN THỊ THU HIỀN


HOÀN THIỆN BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHU
VỰC CÔNG VIỆT NAM


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ







THÀNH PH HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN THỊ THU HIỀN


HOÀN THIỆN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KHU VỰC CÔNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã Số: 62.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS VÕ VĂN NHỊ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN

Đề tài nghiên cứu này do chính tác giả thực hiện, các kết quả nghiên cứu chính
trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào khác. Tất cả những phần kế thừa, tham khảo cũng như tham chiếu đều được
trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục các tài liệu tham khảo.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2015

Tác giả


Nguyễn Thị Thu Hiền














LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành và sâu sắc đến

- Thầy hướng dẫn khoa học PGS.TS Võ Văn Nhị - Người đã hết lòng hướng dẫn,
chỉ bảo, động viên và hỗ trợ tác giả hoàn thành luận án này.
- Quý Thầy Cô và các nhà khoa học đã giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM.
- Cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè đã đã tạo điều kiện về thời gian và đóng góp ý kiến
quý báu giúp tác giả hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình.
- Các cá nhân, đơn vị đã dành thời gian tham gia, hỗ trợ, giúp đỡ tác giả hoàn
thành công việc khảo sát thực tế.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2015

Tác giả



Nguyễn Thị Thu Hiền





MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHU VỰC CÔNG VÀ
CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN KẾ TOÁN KHU VỰC CÔNG 1
1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI 1
1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về báo cáo tài chính khu vực công và kế
toán khu vực công 1
1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về kế toán dồn tích cho khu vực công và các
nhân tố tác động đến việc cải cách kế toán khu vực công 9
1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 20
1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về BCTC khu vực công và kế toán khu vực
công 21
1.2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về kế toán dồn tích cho khu vực công và các
yếu tố tác động đến việc đổi mới kế toán khu vực công từ cơ sở tiền sang cơ sở
dồn tích 27
1.3 NHẬN XÉT VỀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 29
1.4. KHE HỔNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA TÁC
GIẢ 31
1.4.1 Xác định khe hổng nghiên cứu 31
1.4.2 Định hướng nghiên cứu của tác giả 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 33
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG 34
CHO KHU VỰC CÔNG 34
2.1 KHÁI NIỆM VỀ KHU VỰC CÔNG VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
ÁP DỤNG CHO KHU VỰC CÔNG 34
2.1.1 Khái niệm khu vực công 34
2.1.2 Tổng quan về chuẩn mực kế toán công quốc tế 35
2.1.2.1 Giới thiệu 35
2.2.2.2 Phạm vi áp dụng và không áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế 37

2.2.2.3 Tóm tắt nội dung cơ bản của các chuẩn mực kế toán công quốc tế 37
2.2 BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHU VỰC CÔNG THEO KHUÔN MẪU LÝ
THUYẾT KẾ TOÁN KHU VỰC CÔNG QUỐC TẾ VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN
CÔNG QUỐC TẾ. 38


2.2.1 Khái niệm 38
2.2.2 Phân loại BCTC khu vực công 38
2.2.3 Mục đích của báo cáo tài chính cho mục đích chung của khu vực công 41
2.2.4 Đặc tính thông tin trình bày trên báo cáo tài chính cho mục đích chung
của khu vực công 42
2.2.5 Các nguyên tắc lập và trình bày BCTC cho mục đích chung: 46
2.2.6 Số lượng, nội dung và kết cấu của báo cáo tài chính cho mục đích chung của
khu vực công 49
2.2.7 Kỳ kế toán 60
2.2.8 Thời hạn báo cáo 61
2.3 BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHU VỰC CÔNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 61
2.3.1 Tình hình thực hiện chuyển đổi kế toán khu vực công sang cơ sở dồn tích và
tình hình vận dụng IPSASs trong kế toán khu vực công 61
2.3.2 Lựa chọn các quốc gia để nghiên cứu bài học kinh nghiệm 62
2.3.3 Kế toán khu vực công của Úc 63
2.3.3.1 Giới thiệu chung 63
2.3.3.2 Nội dung chuẩn mực kế toán khu vực công Úc liên quan đến việc lập và
trình bày BCTC 64
2.3.4 Kế toán khu vực công của Mỹ 65
2.3.4.1 Giới thiệu chung 65
2.3.4.2 Nội dung chuẩn mực kế toán chính phủ Mỹ liên quan đến việc lập và
trình bày BCTC 66
2.3.5 Kế toán khu vực công của Cộng Hòa Nam Phi 69

2.3.5.1 Giới thiệu chung 69
2.3.5.2 Nội dung của chuẩn mực kế toán Cộng hòa Nam Phi về khu vực công
liên quan đến việc lập và trình bày, công bố BCTC 73
2.3.6 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 75
2.3.6.1 Bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu chế độ kế toán khu vực công
của Úc 75
2.3.6.2 Bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu chế độ kế toán khu vực công
của Mỹ 76


2.3.6.3 Bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu chế độ kế toán khu vực công
của Nam Phi 76
2.4 CÁC LÝ THUYẾT NỀN PHỤC VỤ CHO VIỆC NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN 77
2.4.1 Lý thuyết đại diện hay còn gọi lý thuyết ủy nhiệm (Agency Theory). 77
2.4.2 Lý thuyết Quỹ 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2: 80
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 81
3.1 KHUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 81
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 84
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 86
3.3.1 Xác định các nhân tố tác động đến việc cải cách kế toán khu vực công sang
cơ sở dồn tích cần được kiểm định 87
3.3.2 Xác định công cụ phân tích để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến việc
chuyển đổi kế toán khu vực công sang cơ sở dồn tích 94
3.3.3 Dữ liệu thống kê 97
3.3.4 Xác định kích thước mẫu và thang đo 97
3.3.5 Qui trình thực hiện thống kê trên mô hình EFA 98
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3: 100
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 101
4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 101

4.1.1 Kết quả nghiên cứu định tính 101
4.1.1.1 Kết quả nghiên cứu về thực trạng BCTC khu vực công. 101
4.1.1.2 Kết quả nghiên cứu về tính hữu ích của thông tin trên BCTC khu vực
công được áp dụng cho đơn vị HCSN. 113
4.1.2 Kết quả nghiên cứu định lượng (nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
BCTC khu vực công) 115
4.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KHU VỰC CÔNG VÀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ
HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 132
4.2.1 Đánh giá thực trạng chế độ kế toán, báo cáo tài chính khu vực công 132
4.2.1.1 Ưu điểm 132
4.2.1.2 Nhược điểm 133


4.2.2 Đánh giá thực trạng chế độ kế toán HCSN và Báo cáo tài chính các đơn vị
hành chính sự nghiệp 138
4.2.2.1 Ưu điểm 138
4.2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của chế độ kế toán HCSN 139
4.3 BÀN LUẬN VỀ NỘI DUNG HOÀN THIỆN BCTC KHU VỰC CÔNG 146
4.3.1 Quan điểm hoàn thiện 146
4.3.2 Định hướng hoàn thiện 147
4.3.3 Bàn luận về giải pháp hoàn thiện 149
4.3.3.1 Giải pháp nền 149
4.3.3.2 Các giải pháp cụ thể để hoàn thiện BCTC khu vực công. 170
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 180
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 182
5.1 KẾT LUẬN 182
5.2 KIẾN NGHỊ 183
5.2.1 Kiến nghị với Quốc Hội 183
5.2.2 Kiến nghị với các cơ quan quản lý hành chính nhà nước 183

5.2.3 Kiến nghị với cơ quan kiểm toán Nhà nước 184
5.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 184
5.3.1 Những hạn chế của luận án 185
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 185




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

 PHẦN TIẾNG NƯỚC NGOÀI

ADP: Ngân hàng phát triển Châu Á (The Asian Development Bank)
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian
Nations)
AFTA: Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area)
APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic
Cooperation)
CEPT: Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (Common Effective
Preferential Tariff)
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)
FAF: Quỹ kế toán tài chính (Financial Accounting Foundation)
FASB: Ban chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (Financial Accounting Standards Board)
FASAC: Hội đồng tư vấn chuẩn mực kế toán tài chính (Financial Accounting
Standards Advisory Council)
GASB: Ban chuẩn mực kế toán chính phủ Mỹ (Governmental Accounting Standards
Board)
GASAC: Hội đồng tư vấn chuẩn mực kế toán chính phủ Mỹ (Governmental
Accounting Standards Advisory Council)
OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organisation for Economic Co-

operation and Development)
IPSASs: Chuẩn mực kế toán công quốc tế (International Public Sector Accounting
Standards)
IPSASB: Hội đồng ban hành chuẩn mực kế toán công quốc tế. (International Public
Sector Accounting Standards Board)
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế. (International Monetary Fund)
WB: Ngân hàng thế giới (World Bank)
WTO: Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)


 PHẦN TIẾNG VIỆT
BCTC: Báo cáo tài chính
BTC: Bộ Tài Chính
CĐ: Chế độ
CĐKT: Chế độ kế toán
CMKT: Chuẩn mực kế toán
ĐT: Đặc tính
HCSN: Hành chính sự nghiệp
KBNN: Kho bạc nhà nước
MT: Mục tiêu
NSNN: Ngân sách nhà nước
QĐ: Quyết định
TT: Thông tư
TSCĐ: Tài sản cố định
XHCN: Xã hội chủ nghĩa




DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Bảng tóm tắt một số luận án Tiến sỹ nước ngoài nghiên cứu về kế toán khu
vực công 5
Bảng 1.2: Bảng tổng hợp thay đổi hệ thống BCTC 21
Bảng 1.3 Bảng tóm tắt một số công trình nghiên cứu khoa trong nước liên quan kế
toán khu vực công 24
Bảng 2.1: Bảng so sánh BCTC cho mục đích chung và BCTC cho mục đích đặc biệt 39
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng cải cách kế toán khu vực 89
Bảng 4.1: Bảng kết quả khảo sát về chế độ kế toán 102
Bảng 4.2: Bảng kết quả khảo sát mục tiêu BCTC, đối tượng sử dụng thông tin BCTC
và nội dung, hình thức BCTC 105
Bảng 4.3: Bảng kết quả khảo sát đặc tính chất lượng của thông tin trên báo cáo tài
chính 111
Bảng 4.4 Kết quả khảo sát BCTC cho mục đích chung khu vực công áp dụng cho đơn
vị HCSN 114
Bảng 4.5: Bảng kiểm định các thang đo 116
Bảng 4.6: Bảng giải thích thông tin chi tiết cho các biến: 118
Bảng 4.7: KMO and Bartlett's Test 120
Bảng 4.8: Tổng phương sai được giải thích (Total Variance Explained) 121
Bảng 4.9: Bảng ma trận nhân tố xoay 122
Bảng 4.10: Mô hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach Alpha và phân tích nhân tố
khám phá 124
Bảng 4.11: Bảng tổng hợp các thang đo 124
Bảng 4.12: Hệ số hồi quy (Coefficientsa) 126
Bảng 4.13: Tóm tắt mô hình 127
Bảng 4.14: Phân tích phương sai (ANOVA
a)
127
Bảng 4.15: Correlations 128
Bảng 4.16: Hệ số hồi quy chuẩn hóa 131






DANH MỤC HÌNH - SƠ ĐỒ

Hình 4.1: Biểu đồ tần suất của phần dư chuẩn hóa 129
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ khung nghiên cứu 82
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ quan hệ quản lý ngân sách Nhà Nước 158


i
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Xuất phát từ thực trạng chế độ kế toán khu vực công Việt Nam còn nhiều cách
biệt so với kế toán khu vực công trên thế giới. Kế toán khu vực công Việt Nam chưa
cung cấp thông tin hữu ích cho trách nhiệm giải trình và ra quyết định. Vì vậy, kế toán
khu vực công chưa là công cụ hữu ích để quản lý, kiểm soát nguồn tài chính công,
NSNN. Chính sự phát triển nhanh chóng khu vực công trong thập kỷ vừa qua và sự
suy thoái mạnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và khu vực công nói riêng trong năm
gần đây cộng với xu hướng cải cách quản lý tài chính công theo hướng tăng cường
hiệu quả sử dụng nguồn lực công của Việt Nam đòi hỏi kế toán khu vực công Việt
Nam phải có những cải cách tích cực.
Bên cạnh đó là quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã hình thành các
mối quan hệ quốc tế. Việt Nam đã gia nhập các điều ước quốc tế, trở thành thành viên
của các tổ chức tài chính WB, IMF, ADB, thành viên ASEAN, tham gia AFTA,
CEPT, APEC… Từ năm 2007 Việt nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
thương mại thế giới (WTO). Trong những cam kết đa phương mà Việt Nam đã ký kết
buộc phải tuân thủ theo lộ trình đã thoả thuận có cam kết về minh bạch hoá thông tin
kế toán, đặc biệt là minh bạch các thông tin kế toán khu vực công đã tạo ra nhu cầu đòi

hỏi cung cấp thông tin có tính chuẩn mực, có khả năng so sánh và phải được quốc tế
thừa nhận (Bộ tài chính, 2011).
Do đó, việc nghiên cứu hoàn thiện báo cáo tài chính khu vực công Việt Nam
nhằm nâng cao tính hữu ích của thông tin trên báo cáo tài chính và phù hợp với thông
lệ kế toán quốc tế là việc làm cấp thiết và rất hữu ích cho Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát:
+ Hoàn thiện báo cáo tài chính cho mục đích chung của khu vực công đảm bảo BCTC
khu vực công cung cấp thông tin hữu ích, phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế để đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội Việt Nam trong
giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.


ii
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc cải cách kế toán khu vực công Việt Nam
nhằm đảm bảo BCTC khu vực công cung cấp thông tin hữu ích và phù hợp với thông
lệ kế toán quốc tế.
+ Đề xuất các giải pháp nền nhằm đảm bảo cho việc cải cách, đổi mới kế toán khu vực
công Việt Nam được khả thi, qua đó tạo cơ sở pháp lý cho việc thiết lập hệ thống
BCTC cho mục đích chung ở khu vực công nói chung và ở đơn vị HCSN nói riêng
nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng theo hướng tiếp cận chuẩn mực kế
toán công quốc tế và xu hướng chung về kế toán công của các quốc gia trên thế giới
nhưng vẫn phù hợp với môi trường của Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu 1: Báo cáo tài chính khu vực công hiện nay có những hạn chế nào
và những hạn chế đó có ảnh hưởng như thế nào đến việc cung cấp thông tin hữu ích
cho các đối tượng sử dụng?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Các nhân tố nào tác động đến việc cải cách kế toán khu vực

công Việt Nam nhằm đảm bảo BCTC khu vực công tại Việt Nam cung cấp thông tin
hữu ích và phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế?
Câu hỏi nghiên cứu 3: Nội dung và kết cấu BCTC cho mục đích chung khu vực công
Việt Nam như thế nào để BCTC khu vực công có thể cung cấp thông tin hữu ích và
phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế?
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của Luận án
Luận án nghiên cứu hệ thống BCTC áp dụng cho các đơn vị trong khu vực công
Việt Nam và các qui định có liên quan cũng như một số qui định quốc tế về vấn đề
này. Cụ thể đối tượng nghiên cứu của Luận án bao gồm:
+ Chế độ kế toán và BCTC của các đơn vị thuộc khu vực công Việt Nam.
+ Chuẩn mực kế toán công quốc tế và xu hướng kế toán khu vực công trên thế giới.
+ Các nhân tố tác động đến việc cải cách kế toán khu vực công nhằm cung cấp thông
tin trên BCTC trung thực, hữu ích và phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế.
- Phạm vi nghiên cứu
Tác giả tập trung nghiên cứu về nội dung thông tin trên báo cáo tài chính cho
mục đích chung của khu vực công tại Việt Nam, xu hướng kế toán khu vực công của

iii
các quốc gia trên thế giới và các nhân tố tác động đến việc cải cách kế toán khu vực
công Việt Nam để kế toán khu vực công Việt Nam có thể cung cấp thông tin kế toán
hữu ích, phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế. Nghiên cứu IPSASs và nghiên cứu kế
toán khu vực công của các quốc gia Mỹ, Úc và Nam Phi để định hướng cho việc hoàn
thiện BCTC cho mục đích chung khu vực công nhằm nâng cao chất lượng thông tin
trên BCTC khu vực công.
Tuy nhiên, do khu vực công quá rộng, mỗi ngành nghề, lĩnh vực thuộc khu vực
công có những đặc điểm khác nhau mang tính chất đặc thù về nghiệp vụ phát sinh, về
quản lý tài chính nên phần nghiên cứu hoàn thiện về nội dung chi tiết BCTC cho mục
đích chung khu vực công tác giả chọn đơn vị công điển hình là đơn vị HCSN để trình
bày giải pháp cụ thể hoàn thiện các chỉ tiêu BCTC cho mục đích chung. Sở dĩ luận án

chọn đơn vị HCSN để đề xuất các giải pháp cụ thể là do các đơn vị HCSN chiếm đại
bộ phận trong khu vực công tại Việt Nam và việc tổ chức thực hiện công tác kế toán
dễ dàng chuyển sang cơ sở dồn tích để thích ứng với việc áp dụng IPSASs.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng đồng thời hai phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính được dùng để khái quát hóa, mô tả các lý
thuyết kế toán, chuẩn mực kế toán công quốc tế, đánh giá thực trạng BCTC khu vực
công hiện nay, phân tích, đề xuất các giải pháp hoàn thiện BCTC khu vực công.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xác định, kiểm chứng các nhân
tố tác động đến cải cách kế toán khu vực công Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng
thông tin của BCTC cho mục đích chung khu vực công. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất
các giải pháp phù hợp để BCTC cho mục đích chung khu vực công được lập và trình
bày theo thông lệ kế toán quốc tế và cung cấp thông tin hữu ích. Các phương pháp
nghiên cứu cụ thể cho từng nội dung công việc của luận án như sau:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống, tổng hợp, phân tích, so sánh: Được sử dụng để
nghiên cứu chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSASs), nghiên cứu các quan điểm, xu
hướng lập và trình bày BCTC cho mục đích chung khu vực công trên thế giới, nghiên
cứu quan điểm, định hướng của Việt Nam trong việc cải cách chế độ kế toán khu vực
công, nghiêu cứu bài học kinh nghiệm về lập và trình bày báo cáo tài chính khu vực
công của một vài quốc gia trên trên thế giới đã được các tổ chức quốc tế thừa nhận và
đánh giá BCTC cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng. Tiếp cận thực

iv
tế công tác kế toán tại một trong các đơn vị kế toán thuộc khu vực công, trên cơ sở các
nghiên cứu đó tác giả phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng lập BCTC tại khu vực
công nói chung và tại các đơn vị hành chính sự nghiệp nói riêng. So sánh các qui định
về quản lý tài chính công và chế độ kế toán khu vực công của Việt Nam với IPSASs
và với các quốc gia đã nghiên cứu bài học kinh nghiệm để đề xuất các giải pháp hoàn
thiện BCTC cho mục đích chung khu vực công cho Việt Nam.
- Khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia: Nói chuyện, phỏng vấn với các chuyên gia kế toán

trong nước để nghe ý kiến, quan điểm đánh giá của chuyên gia về chế độ kế toán khu
vực công hiện hành, các nhân tố ảnh hưởng đến cải cách kế toán khu vực công, sự cần
thiết xây dựng kế toán khu vực công Việt Nam trên cơ sở dồn tích hoàn toàn. Trên cơ
sở đó củng cố quan điểm nhận xét, đánh giá của tác giả về tính minh bạch, hữu ích của
báo cáo tài chính khu vực công hiện hành và đề xuất giải pháp hoàn thiện các nhân tố
tác động đến việc cải cách kế toán khu vực công nhằm nâng cao chất lượng BCTC.
Trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện BCTC cho mục đích chung khu vực công tác
giả tiếp tục khảo sát, lấy ý kiến nhận xét của chuyên gia để củng cố, khẳng định các
quan điểm đề xuất giải pháp hoàn thiện BCTC là hợp lý.
- Thống kê mô tả: Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát rộng rãi cho tất cả các đối tượng
đang làm việc, nghiên cứu liên quan đến kế toán khu vực công, nội dung khảo sát là
đánh giá về kế toán khu vực công và BCTC khu vực công hiện nay của Việt Nam sau
đó thống kê kết quả khảo sát để bổ sung thông tin cho các nhận xét, phân tích đánh giá
thực trạng chế độ kế toán khu vực công, thực trạng BCTC khu vực công tại Việt Nam.
- Thống kê định lượng: Tác giả sẽ sử dụng công cụ phân tích nhân tố khám phá
(EFA) để xác định và kiểm định các nhân tố tác động đến cải cách kế toán khu vực
công nhằm đảm bảo BCTC khu vực công cung cấp thông tin hữu ích và phù hợp với
thông lệ quốc tế.
5. Đóng góp của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án đã đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực
tiễn cho kế toán khu vực công.
- Về mặt lý luận
+ Phân biệt và làm sáng tỏ về mặt lý luận hai loại BCTC cho đơn vị công là BCTC cho
mục đích chung và BCTC cho mục đích đặc biệt. Trên cơ sở đó thiết lập hệ thống

v
BCTC cho mục đích chung áp dụng cho khu vực công nói chung và đơn vị HCSN nói
riêng đang hoạt động ở Việt Nam.
- Về mặt thực tiễn
+ Đánh giá thực trạng về tính hữu ích của thông tin trên BCTC khu vực công nói

chung và BCTC đơn vị HCSN nói riêng.
+ Xác định các nhân tố tác động đến việc cải cách kế toán khu vực công Việt Nam và
dựa vào đó tác giả đã đề xuất giải pháp nền để BCTC cho mục đích chung của khu vực
công Việt Nam có thể được lập và trình bày được theo thông lệ kế toán quốc tế và
cung cấp thông tin hữu ích.
+ Hoàn thiện nội dung thông tin trên BCTC cho mục đích chung của khu vực công nói
chung và hoàn thiện nội dung, kết cấu chi tiết BCTC cho mục đích chung của đơn vị
hành chính sự nghiệp nói riêng để BCTC cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết
định và trách nhiệm giải trình, phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế, phù hợp với môi
trường pháp lý, chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa Việt Nam.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và phần phụ lục, Luận án gồm có 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về Báo cáo tài chính khu vực công và các vấn đề liên quan đến
kế toán khu vực công
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về báo cáo tài chính áp dụng cho khu vực công
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị








1
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHU VỰC CÔNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN KẾ TOÁN KHU VỰC CÔNG

Báo cáo tài chính khu vực công là nguồn thông tin vô cùng quan trọng để phục
vụ cho việc tổng hợp và kiểm soát tình hình quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, là
căn cứ đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội đối với các loại dịch vụ công đã được thực
hiện và cung cấp. Do vậy, việc hoàn thiện và đổi mới BCTC cho khu vực công luôn là
vấn đề được nhiều đối tượng quan tâm nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau. Để
nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện BCTC khu vực công phù hợp với thông lệ chung quốc
tế, cần thiết phải nghiên cứu các điều kiện, các nhân tố tác động đến việc đổi mới kế
toán khu vực công và thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu các trở ngại cho việc
đổi mới. Chương này, tác giả sẽ trình bày tổng quan nghiên cứu về BCTC khu vực
công và kế toán khu vực công. Tiếp đến, tác giả sẽ trình bày các điều kiện, các nhân tố
tác động đến việc đổi mới kế toán khu vực công.
1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về báo cáo tài chính khu vực công và kế
toán khu vực công
Lüder Klaus (1992), dựa trên việc nghiên cứu so sánh kế toán khu vực công
của các các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Canada, Đan Mạch, Thụy Điển, Đức,
Pháp, và một vài vùng thuộc Vương quốc Anh và Cộng đồng châu Âu đã khẳng định
chỉ có chuyển đổi kế toán khu vực công từ cơ sở kế toán truyền thống của các quốc gia
này sang cơ sở dồn tích thì BCTC khu vực công mới cung cấp thông tin, trung thực,
hữu ích, đáng tin cậy và đáp ứng yêu cầu kiểm soát nguồn lực của đơn vị công.
Carlin Tyrone M (2003), đã hệ thống hóa lại các quan điểm ủng hộ kế toán dồn
tích và các quan điểm không ủng hộ kế toán dồn tích và cuối cùng khẳng định kế toán
dồn tích là xu hướng tất yếu trong khu vực công và chỉ kế toán dồn tích mới đạt được
mục tiêu đánh giá trách nhiệm giải trình và ra quyết định của người sử dụng thông tin
BCTC khu vực công. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm tại Úc cho
thấy nếu thực hiện kế toán dồn tích cho khu vực công phải thực hiện đầy đủ, toàn phần
chứ nếu chỉ thực hiện ở một vài lĩnh vực và một vài tiểu bang thì không mang lại hiệu
quả so với chi phí bỏ ra. Bằng việc chứng minh sự thay đổi của thông tin kế toán khi
phương pháp tính giá thay đổi, tác giả cho rằng việc áp dụng kế toán dồn tích trong


2
thực tế có thể làm thay đổi một số quyết định quan trọng của chính phủ như những vấn
đế liên quan đến gia công phần mềm và đấu thầu cạnh tranh vì thay đổi phương pháp
tính, thông tin kế toán cũng bị thay đổi. Tuy nhiên, nếu chấp nhận các khoản chi phí
cao cho việc chuyển đổi cơ sở kế toán khu vực công từ cơ sở tiền sang cơ sở dồn tích
hoàn toàn thì BCTC sẽ cung cấp thông tin hữu ích hơn.
Theo Ouda (2004), việc thực hiện kế toán trên cơ sở dồn tích của khu vực công
thành công sẽ giúp cải thiện báo cáo tài chính, cải thiện được việc đánh giá thực hiện,
trình bày thông tin tình hình tài chính của chính phủ, quản lý tài sản và nợ tốt hơn.
Chuyển đổi BCTC khu vực công từ cơ sở tiền sang cơ sở dồn tích hoàn toàn sẽ tăng
thông tin giải trình trách nhiệm của kế toán khu vực công.
Janet Mack (2006), thực hiện việc nghiên cứu tại Úc với mục đích xác định
mục đích BCTC cho mục đích chung của khu vực công Úc và sự hòa hợp giữa mục
đích với nội dung của BCTC. Nghiên cứu đã chỉ ra mục đích của người sử dụng
BCTC không chỉ là mục đích ra quyết định mà còn sử dụng cho mục đích đánh giá
trách nhiệm giải trình của đơn vị báo cáo. Vì vậy, để thông tin BCTC cho mục đích
chung cung cấp thông tin hữu ích thì BCTC phải bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo
cáo kết quả hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết minh BCTC và Báo
cáo kiểm toán BCTC.
Yasuhiro Yamada (2007), tác giả cho rằng mục tiêu BCTC sẽ quyết định nội
dung BCTC. Yasuhiro Yamada đã dựa trên cơ sở so sánh với mục tiêu BCTC khu vực
công của Nhật và Mỹ để phân tích và xác định rõ hơn mục tiêu BCTC khu vực công
của Nhật. BCTC khu vực công của Nhật và Mỹ đều đặt mục tiêu trách nhiệm giải trình
và cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định. Tuy nhiên, với Mỹ đối tượng sử
dụng thông tin BCTC khu vực công là công chúng rất được đề cao và nhu cầu sử dụng
thông tin BCTC khu vực công của công chúng Mỹ rất cao cho việc đánh giá trách
nhiệm giải trình của các cơ quan chính quyền địa phương. Vì vậy, công chúng Mỹ là
đối tượng quan trọng nhất trong việc cung cấp thông tin BCTC khu vực công. Trong
khi đó tại Nhật, người Nhật không có nhu cầu đòi hỏi cao về trách nhiệm giải trình của
chính phủ. Với họ việc nộp thuế là nghĩa vụ, dù có sử dụng dịch vụ công hay không họ

vẫn phải nộp thuế. Vì vậy, nhu cầu sử dụng thông tin BCTC của công chúng cho việc
đánh giá trách nhiệm giải trình của chính phủ không cao như ở Mỹ. BCTC khu vực
công của Nhật coi trọng việc cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của các cán bộ,

3
lãnh đạo và các đối tượng có liên quan khác nhiều hơn là công chúng nên mục tiêu
trách nhiệm giải trình trong BCTC của Nhật còn mờ nhạt mặc dù tất cả lãnh đạo cũng
như người dân Nhật đều hiểu việc cung cấp thông tin giải trình trách nhiệm trên BCTC
là vấn đề quan trọng. Yasuhiro Yamada cho rằng tại Nhật Bản cần đưa mục cung cấp
thông tin đánh giá trách nhiệm giải trình là mục tiêu cơ bản của BCTC khu vực công
của Nhật Bản trong giai đoạn sau này và cần có các giải pháp pháp lý mạnh mang tính
bắt buộc để BCTC khu vực công của Nhật Bản cung cấp thông tin đánh giá trách
nhiệm giải trình.
Daniela Artemisa Calu và cộng sự (2008), các tác giả đã nghiên cứu sự khác
biệt của kế toán khu vực công của Romania và IPSAS với mục đích đánh giá chất
lượng thông tin trên BCTC của Romania. Từ việc xem xét các qui định về kế toán cho
tới các chỉ tiêu trên BCTC khu vực công, sau đó so sánh với IPSASs. Trên quan điểm
ủng hộ các qui định của IPSAS tác giả khẳng định BCTC khu vực công Romania chưa
đáp ứng các yêu cầu của BCTC theo khuyến cáo IPSAS, vì vậy BCTC khu vực công
Romania chưa cung cấp thông tin trung thực, hữu ích và cần tiếp tục thực hiện các
cuộc cải cách kế toán khu vực công để thông tin trên BCTC đáp ứng được nhu cầu
người sử dụng thông tin của khu vực công là ra quyết định và đánh giá trách trách
nhiệm giải trình.
Maria Kapadis và Colin Clark (2010), thực hiện việc nghiên cứu khảo sát tại
cộng hòa Sip để xác định nhu cầu sử dụng thông tin trên BCTC khu vực công của
người sử dụng. Theo thống kế của Maria Kapadis và Colin Clark (2010), các thông tin
cần cung cấp trên Báo cáo thường niên khu vực công gồm Báo cáo thu nhập và chi
phí; Báo cáo tình hình tài sản và nợ phải trả; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Báo cáo về sự
hòa hợp giữa dự toán ngân sách và tình hình thực hiện tài chính. Các báo cáo cần lập
trên cơ sở dồn tích và phải cung cấp được các thông tin về nguồn lực kinh tế của các

đơn vị công, ảnh hưởng của các giao dịch, sự kiện, các hoạt động mà làm thay đổi
nguồn lực kinh tế của đơn vị báo cáo như dòng tiền vào, dòng tiền ra, tình hình thực
hiện tài chính, sự tuân thủ pháp luật liên quan kế toán, mục tiêu cần đạt được của đơn
vị báo cáo, các thông tin về tài chính, thông tin khác để đạt được mục tiêu hoạt động
và các nguồn lực cần thiết khác để hỗ trợ hoạt động của đơn vị.
Colin Clark (2010), tác giả đã nghiên cứu và thực hiện khảo sát ở Úc để phủ
định các quan điểm mục đích người sử dụng BCTC của khu vực công và khu vực tư là

4
như nhau. Vì vậy, chỉ cần xây dựng một khung khái niệm chung cho cả khu vực công
và khu vực tư. Thông qua việc khảo sát tại Úc về thông tin cần sử dụng của người sử
dụng BCTC khu vực công, tác giả đã chứng minh mục đích người sử dụng BCTC cho
khu vực công và khu vực tư là khác nhau. Khu vực công hướng đến trách nhiệm giải
trình nhiều hơn sử dụng thông tin hữu ích để ra quyết định. Vì vậy, việc sử dụng chung
một khung lý thuyết kế toán cho cả hai khu vực là không hợp lý và qua đó tác giả cũng
khẳng định mục đích BCTC theo IPSAS rất là hợp lý và Úc cần xây dựng khung lý
thuyết kế toán khu vực công Úc theo mục đích sử dụng BCTC của IPSASs.
Carmen Cretu và cộng sự (2011), từ việc nghiên cứu IPSASs và phân tích các
nội dung thông tin trình bày trên BCTC khu vực công trên cơ sở dồn tích theo IPSASs,
tác giả khẳng định việc lập và trình bày BCTC theo IPSASs bao gồm năm báo cáo
Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động, báo cáo lưu chuyển tiền, báo cáo tình
hình thay đổi vốn chủ sở hữu và Bảng thuyết minh BCTC thì chắc chắn thông tin cung
cấp sẽ giá trị hơn, hữu ích hơn nhưng việc lập BCTC đáp ứng yêu cầu IPSASs cũng là
thách thức và thể hiện đẳng cấp kế toán của tất cả các quốc gia vì cần có nhân sự có
tay nghề chuyên môn cao, am hiểu về kế toán khu vực công và sự chấp nhận tốn kém
chi phí thực hiện kế toán của chính phủ.
Andrei-Răzvan Crişan (2014), bằng phương pháp định tính kết hợp phương
pháp định lượng, tác giả thực hiện đo lường mức độ tương đồng giữa hai báo cáo
thống kê tài chính chính phủ (GFS) và BCTC cho mục đích chung của chính phủ
(GPFR) được lập trên cơ sở dồn tích theo IPSAS, qua đó tác giả thấy mức độ tương

đồng của hai báo cáo là không quá cao chỉ 31.25% vì mục đích của hai báo cáo khác
nhau. Báo cáo GFS lập trên cơ sở tiền, phục vụ như hỗ trợ cho phân tích kinh tế vĩ mô
và thống kê trong khi báo cáo GPFR phục vụ như hỗ trợ cho việc thực hiện quyết định
trong tổ chức khu vực công và trách nhiệm giải trình. Chính vì mục đích hai báo cáo
khác nhau, thông tin cung cấp khác nhau nên theo tác giả cần duy trì cả hai hệ thống
báo cáo nhưng cần có sự tích hợp chung trong một phần mềm nhằm tiết kiệm chi phí
vì vẫn có 31,25% thông tin trùng nhau. Quan điểm này chứng minh sự độc lập của hai
báo cáo và xác định trong khu vực công cần tồn tại song song cả hai báo cáo.
Bên cạnh các nghiên cứu chuyên sâu về BCTC khu vực công, các vấn đề khác
liên quan kế toán khu vực công cũng được nghiên cứu tại nhiều quốc gia thế giới. Tác
giả sơ lược một số luận án tiến sỹ nghiên cứu về kế toán khu vực công như sau:

5
Bảng 1.1: Bảng tóm tắt một số luận án Tiến sỹ nước ngoài nghiên cứu về kế toán
khu vực công
Tên tác giả
Năm
phát
hành
Tên công trình
Nơi thực
hiện
luận án
Tiến Sỹ
Nội dung/Kết quả
Susan
M.Newberry
2002
New Zealand's
Public Sector

Financial
Management
System:
Financial
Resourse
Erosion in
Government
Departmentds
Luận án tiến
sĩ tại trường
the
University of
Canterbury.
- Luận án nghiên cứu cách
thức mà chính phủ thực
hiện để đạt được mục tiêu
là sự công khai minh bạch
rõ ràng BCTC khu vực
công giống như khu vực tư
nhân. Tác giả sử dụng kế
toán khu vực công của
New Zealand xem như là
một mô hình lý thuyết lý
tưởng về tính thống nhất
và gắn kết báo cáo tài
chính khu vực công.
Janet Mack
2003
An
Investigation of

The
Information
Requirements
of Users of
Australian
Public Sector
Financial
Reports
Luận án tiến
sỹ của đại
học
Philosophy
Australian
University
- Mục đích của nghiên cứu
là để xác định các ứng
dụng của mô hình ra
“quyết định hữu ích” cho
khu vực công bằng cách
thực nghiệm để xác định
người sử dụng thông tin
với mục đích gì trong báo
cáo tài chính công và các
yêu cầu thông tin của họ.
Luận án đưa ra kết quả của
những thay đổi kế toán
khu vực công được dự

×