Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Chất lượng trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.87 KB, 90 trang )


i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT





ĐÀO DƢ LONG





CHẤT LƢỢNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY








LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC







Hà Nội - 2013

ii


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT




ĐÀO DƢ LONG


CHẤT LƢỢNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật
Mã số : 60 38 01




LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC




Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế



Hà Nội - 2013


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU v
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6
6. Ý nghĩa của Luận văn 7
7. Bố cục của Luận văn 7
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG TRỢ GIÚP PHÁP
LÝ 10
1.1. Những khái niệm cơ bản về TGPL 10
1.1.1. Trợ giúp pháp lý 10
1.1.2. Chất lượng TGPL 19
1.1.3. Đánh giá chất lượng TGPL 24
1.2. Kinh nghiệm quản lý, đánh giá chất lƣợng TGPL của một số

nƣớc trên thế giới 26
1.2.1. Vấn đề chất lượng TGPL của một số nước trên thế giới 26

iv
1.2.2. Các phương pháp đánh giá chất lượng TGPL của một số nước
trên thế giới 30
1.2.3. Khái quát về chất lượng TGPL và Bộ tiêu chuẩn chất lượng
hoạt động TGPL ở Vương quốc Anh 31
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY 39
2.1. Thực trạng chính sách, pháp luật TGPL ở Việt Nam 39
2.1.1. Hệ thống TGPL 39
2.1.2. Kết quả thực hiện TGPL 51
2.2. Công tác đánh giá chất lƣợng TGPL ở Việt Nam 55
2.2.1. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc TGPL 56
2.2.2. Kết quả sau 03 năm triển khai thực hiện Bộ tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng vụ việc TGPL 59
2.3. Đánh giá chung về quản lý, đánh giá chất lƣợng TGPL
ở Việt Nam 62
2.3.1. Thuận lợi 62
2.3.2. Khó khăn, hạn chế 63
2.3.3. Nguyên nhân 66
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƢỢNG TRỢ
GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM 70
3.1. Nguyên tắc bảo đảm chất lƣợng TGPL 70
3.2. Một số giải pháp 70

v
3.2.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về TGPL 71
3.2.2. Về nguồn lực 72

3.2.3. Về công tác phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan 75
3.2.4. Về truyền thông nâng cao nhận thức về TGPL cho người được
trợ giúp pháp lý và cộng đồng 76
3.2.5. Giải pháp khác 76
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81



























vi



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Trợ giúp pháp lý TGPL
2. Xã hội chủ nghĩa XHCN
3. Trung tâm TGPL nhà nước Trung tâm
4. Chi nhánh của Trung tâm TGPL nhà nước Chi nhánh
5. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc TGPL Bộ tiêu chuẩn

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1. Bảng 2.1. Số lượng người được TGPL phân loại theo diện đối tượng
1. Bảng 2.2. Số liệu vụ việc theo các hình thức TGPL
2. Bảng 2.3. Số liệu vụ việc theo các lĩnh vực TGPL
3. Bảng 2.4. Số liệu vụ việc theo địa điểm thực hiện TGPL
4. Bảng 2.5. Phân chia số vụ việc theo hình thức và người thực hiện
TGPL


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội X được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội
XI của Đảng Cộng sản Việt Nam là “phải thật sự coi trọng chất lượng, hiệu
quả tăng trưởng và phát triển bền vững” [8]. Việc coi trọng chất lượng, hiệu

quả tăng trưởng và phát triển bền vững không chỉ dành cho các hoạt động
kinh tế mà là bài học cho tất cả các hoạt động sản xuất, dịch vụ trong đời sống
xã hội, bao gồm cả các dịch vụ công do Nhà nước đứng ra thực hiện, trong đó
có TGPL.
Ra đời từ năm 1997 trên cơ sở Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng
Chính phủ, đến nay, hoạt động TGPL miễn phí cho người nghèo và đối tượng
chính sách ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò trong đời sống pháp luật
của xã hội, trở thành bộ phận quan trọng trong Chiến lược toàn diện về tăng
trưởng và xoá đói giảm nghèo và được cụ thể hoá trong Chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 và Chương trình phát triển
kinh tế - xã hội tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền
núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II).
Luật TGPL được Quốc hội thông qua tháng 6/2006 và có hiệu lực thi
hành vào 01/01/2007 là một bước tiến dài của công tác lập pháp khi đúc kết
kinh nghiệm của việc thực hiện một quyết định của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách TGPL, một lĩnh vực hoạt động pháp luật tương đối mới mẻ được
thể chế ổn định trong văn bản có hiệu lực cao. Luật này còn là tuyên ngôn
nhân quyền của Nhà nước Việt Nam về vấn đề công lý khi khẳng định quyền
được TGPL của người nghèo và các nhóm dân cư thiệt thòi, dễ bị tổn thương
được Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm để họ có quyền bình đẳng tiếp cận

2
dịch vụ pháp lý có chất lượng như các công dân khác. Tiếp đó, Chính phủ,
các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã ban hành 26 văn bản pháp luật đơn ngành và
liên tịch góp phần đưa Luật TGPL đi vào cuộc sống.
Việc giám sát thực hiện Luật này có vị trí rất quan trọng vì thông qua
số vụ việc và lĩnh vực pháp luật người dân thường có vướng mắc, cơ quan lập
pháp có cơ sở để rà soát lại các quy định pháp luật hiện hành ở các lĩnh vực
này, cơ quan quản lý chuyên ngành cũng có căn cứ để đánh giá lại đội ngũ
công chức, viên chức đang có trách nhiệm giải quyết việc của dân.

Việc giám sát và theo dõi việc thực hiện Luật TGPL có thể được xem
xét từ nhiều góc độ như: theo thẩm quyền của các chủ thể có trách nhiệm tổ
chức thực hiện Luật; việc hình thành các tổ chức thực hiện TGPL và các tổ
chức này có tuân thủ luật hay không; việc các đối tượng thuộc diện có được
bảo đảm nhận dịch vụ dễ dàng và đúng đắn; nhu cầu TGPL của người dân
tăng hay giảm, tập trung nhiều ở lĩnh vực pháp luật nào (ví dụ, nếu số lượng
lớn vụ việc tập trung ở lĩnh vực đất đai thì phải xem lại các quy định và chính
sách, xem lại đội ngũ cán bộ có thẩm quyền và trực tiếp giải quyết vấn đề đất
đai ); đội ngũ người thực hiện TGPL có được hình thành và đáp ứng yêu cầu
của người dân hay chưa; chất lượng TGPL so với chất lượng dịch vụ pháp lý
ngoài thị trường tự do như thế nào
Sau 15 năm hình thành và phát triển, hệ thống TGPL Việt Nam đã và
đang không ngừng lớn mạnh về quy mô, ổn định về tổ chức với đội ngũ Trợ
giúp viên pháp lý, cộng tác viên TGPL là luật sư và các cộng tác viên khác
không ngừng phát triển về số lượng cũng như về năng lực, trình độ, đạo đức
nghề nghiệp và kỹ năng TGPL. Công tác TGPL đạt được những kết quả tích
cực, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, người dân tộc thiểu số, người có

3
công với cách mạng và những người có hoàn cảnh đặc biệt khác. Theo số liệu
thống kê, sau 05 năm triển khai thực hiện Luật TGPL các tổ chức thực hiện
TGPL trong cả nước đã TGPL cho 497.617 đối tượng thông qua 489.082 vụ
việc (tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng v.v ).
TGPL là chính sách của Đảng và nhà nước thể hiện sự quan tâm tới
nhân dân, “tôn chỉ” của hoạt động TGPL là bảo đảm công bằng xã hội bằng
cách “bênh vực” những người yếu thế, khó khăn, tạo điều kiện cho họ có thể
tiếp cận dịch vụ pháp lý tốt. Vậy, để làm được điều này, công tác TGPL
không thể chỉ tập trung vào số lượng mà còn cần phải là một dịch vụ có chất
lượng tốt. Hay nói cách khác, đã đến lúc công tác TGPL cần đi vào “chiều

sâu”, tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng TGPL để đạt được yêu cầu, mục
đích đề ra. Xuất phát từ đòi hỏi khách quan này, tác giả đã chọn đề tài “Chất
lượng TGPL ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu Luận văn của mình.
Có thể nói, đề tài “Chất lượng TGPL ở Việt Nam hiện nay” là cần thiết cả về
phương diện lý luận cũng như phương diện thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
TGPL là nhiệm vụ mới của ngành Tư pháp thể hiện sự quan tâm sâu
sắc của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo và đối tượng chính sách trên
phương diện pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, đánh dấu bước phát
triển vượt bậc của công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam - xóa đói giảm
nghèo về cả vật chất và tinh thần, tạo điều kiện cho người chịu thiệt thòi trong
xã hội được bình đẳng tiếp cận với pháp luật, công bằng trước pháp luật. Đến
nay, đã có một số đề tài nghiên cứu tiến sĩ, thạc sĩ, đề tài cấp Bộ và các bài
báo, tạp chí, chuyên đề nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn
liên quan đến TGPL miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách. Đó
là:

4
- Luận án tiến sĩ “Điều chỉnh pháp luật về TGPL ở Việt Nam trong điều
kiện đổi mới” của tiễn sĩ Tạ Thị Minh Lý;
- Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện pháp luật về người thực hiện TGPL ở
Việt Nam” của tác giả Vũ Hồng Tuyến;
- Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của
người nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Đỗ Xuân Lân;
- Luận văn thạc sĩ “Phát triển TGPL ở cơ sở” của tác giả Đặng Thị
Loan;
- Luận văn thạc sĩ “Bảo đảm quyền được trợ TGPL” của tác giả Phan
Thị Thu Hà;
- Luận văn thạc sĩ “Chất lượng TGPL của Trung tâm TGPL tỉnh Bắc
Ninh” của tác giả Nguyễn Đức Trực;

- Luận văn Thạc sĩ “Thực hiện pháp luật về TGPL cho người nghèo ở
Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Hoàng Hà;
- Luận văn thạc sĩ “Hoạt động TGPL trong các chương trình giảm
nghèo” của tác giả Lê Thị Thúy;
- Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Mô hình tổ chức và hoạt TGPL, phương
hướng thực hiện trong điều kiện hiện nay”; Bài viết “Luận cứ khoa học và
thực tiễn xây dựng Pháp lệnh TGPL”; Bài viết Chất lượng vụ việc TGPL /
TS.Tạ Minh Lý / Tạp chí Dân chủ Pháp luật, Bộ Tư pháp, Số chuyên đề tháng
10/2009, tr. 2 – 8; Bài viết “Đánh giá chất lượng vụ việc TGPL là hình thức
giám sát hiệu quả nhất về thi hành pháp luật TGPL” / TS. Tạ Thị Minh Lý /
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp – Văn phòng Quốc hội; Bài viết “Chất lượng vụ
việc TGPL và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng vụ việc TGPL” / Đỗ
Xuân Lân / Tạp chí Dân chủ Pháp luật, Bộ Tư pháp, Số 1/2008, tr. 22 – 29;

5
Bài viết“Chất lượng vụ việc TGPL” của tác giả Nguyễn Hải Anh, Tạp chí
Dân chủ Pháp luật số 5/2008; Bài viết “Tiêu chí đánh giá chất lượng vụ việc
TGPL”, chuyên đề của Cục TGPL, Bộ Tư pháp, 2008; Bài viết “Tiêu chí
đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ công tại các cơ quan hành chính nhà
nước” /PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải, ThS. Lê Văn Hòa, Học viện Hành chính,
Tạp chí tổ chức nhà nước số 3/2010; Bài viết “Xã hội hóa và chất lượng cung
ứng dịch vụ công”, tác giả Đinh Mai Lan, Văn phòng UBND tỉnh Cao Bằng,
Nguồn: />ung-dich-vu-cong; Bài viết “Chất lượng dịch vụ, sự thỏa mãn và lòng trung
thành của khách hàng siêu thị tại TP.Hồ Chí Minh”, tác giả Nguyễn Thị Mai
Trang, Khoa Kinh tế, ĐHQG-HCM, Tạp chí Phát triển KH&CN, Tập 9, số
10-2006; The Importance of Quality in Legal Aid / Helaine M.Barnett,
February, 2009 - Wyoming State Bar,…
Trong phạm vi Luận văn, tác giả không có tham vọng tổng kết hay
đánh giá tổng thể TGPL với tư cách là dịch vụ công do Nhà nước cung cấp.
Với đề tài “Chất lượng TGPL ở Việt Nam hiện nay”, tác giả sẽ đi sâu phân

tích làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan đến chất lượng TGPL trên cả hai khía
cạnh lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, góp phần tìm ra giải pháp khoa học đưa
chất lượng TGPL trong thời gian tới để bảo đảm tốt nhất cho quyền và lợi ích
hợp pháp của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người có hoàn cảnh
đặc biệt khác, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích của Luận văn là nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống
những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng TGPL, bao gồm khái niệm,
mục tiêu, đặc điểm, các tiêu chí đánh giá chất lượng TGPL và thực trạng công
tác TGPL trong thời gian qua; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm

6
tăng cường hiệu quả công tác đánh giá chất lượng TGPL từ đó nâng cao chất
lượng TGPL, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo,
đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng yếu thế khác trong xã hội.
Thực hiện mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận, pháp lý và cơ sở thực tiễn về chất lượng TGPL
và công tác quản lý chất lượng TGPL.
- Phân tích, đánh giá thực trạng TGPL, tìm ra được những mặt ưu điểm,
hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế,
khó khăn, vướng mắc, bất cập đó cũng như tình hình quản lý, đánh giá chất
lượng TGPL ở Việt Nam trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả chất lượng
TGPL trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận, pháp lý về chất
lượng TGPL; thực trạng chất lượng TGPL trong thời gian qua tại Việt Nam;
giải pháp bảo đảm chất lượng TGPL trong thời gian tới.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin,

tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật; quan điểm, chủ trương, chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về vấn đề bảo đảm quyền con
người, quyền công dân.
- Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử, luật học, phân tích - tổng hợp, logic - lịch sử,
so sánh, đối chiếu. Đồng thời, tác giả còn sử dụng phương pháp khai thác và

7
sử dụng các tư liệu thực tiễn; các chuyên đề nghiên cứu trong và ngoài nước;
kết quả khảo sát để hoàn thành Luận văn.
6. Ý nghĩa của Luận văn
- Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên
sâu trên cả hai khía cạnh lý luận, thực tiễn về chất lượng TGPL.
- Luận văn góp phần khẳng định sự quan tâm sâu sắc và triệt để của
Đảng và Nhà nước đối với chất lượng dịch vụ công, cụ thể là chất lượng
TGPL dành cho người nghèo, người dân tộc thiểu số các đối tượng yếu thế
trong xã hội. Đồng thời, có sự đánh giá sát tình hình thực hiện đánh giá chất
lượng TGPL, nêu và phân tích yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn đối với vấn
đề chất lượng TGPL trong thời gian tới.
- Luận văn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần bảo đảm
chất lượng TGPL trong thời gian tới.
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
được kết cấu thành 03 chương và 08 mục sau đây:
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
1.1. Những khái niệm cơ bản về TGPL
1.1.1. Trợ giúp pháp lý
1.1.2. Chất lượng TGPL
1.1.3. Đánh giá chất lượng TGPL
1.2. Kinh nghiệm quản lý, đánh giá chất lƣợng TGPL của một số

nƣớc trên thế giới
1.2.1. Vấn đề chất lượng TGPL của một số nước trên thế giới

8
1.2.2. Các phương pháp đánh giá chất lượng TGPL của một số
nước trên thế giới
1.2.3. Khái quát về chất lượng TGPL và Bộ tiêu chuẩn chất lượng
hoạt động TGPL ở Vương quốc Anh
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Thực trạng chính sách, pháp luật TGPL ở Việt Nam
2.1.1. Hệ thống TGPL
2.1.2. Kết quả thực hiện TGPL
2.2. Công tác đánh giá chất lƣợng TGPL ở Việt Nam
2.2.1. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc TGPL
2.2.2. Kết quả sau 03 năm thực hiện Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
vụ việc TGPL
2.3. Đánh giá chung về quản lý, đánh giá chất lƣợng TGPL ở Việt
Nam
2.3.1. Thuận lợi,
2.3.2. Khó khăn, hạn chế
2.3.3. Nguyên nhân
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƢỢNG
TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM
3.1. Nguyên tắc bảo đảm chất lƣợng TGPL
3.2. Một số giải pháp

9
3.2.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về TGPL
3.2.2. Về nguồn lực

3.2.3. Về công tác phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan
3.2.4. Về truyền thông nâng cao nhận thức về TGPL cho người được
TGPL và cộng đồng
3.2.5. Giải pháp khác

10
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
1.1. Những khái niệm cơ bản về TGPL
1.1.1. Trợ giúp pháp lý
1.1.1.1. Khái niệm Trợ giúp pháp lý
Thuật ngữ “trợ giúp pháp lý” được sử dụng phổ biến từ giữa thế kỷ 20,
xuất phát từ tiếng Anh là “legal aid”. Theo nghĩa phổ biến thì “legal aid” được
hiểu là “tiền lấy từ quỹ công để trả chi phí cho việc cố vấn hoặc làm đại diện
pháp lý” [28, tr998]. “Legal aid” trong cụm từ “legal aid schem” có nghĩa là
“bảo trợ tư pháp” [12]. Ngoài ra, trong một số tài liệu khác còn gọi là “hỗ trợ
pháp luật”, “hỗ trợ pháp lý” hoặc “hỗ trợ tư pháp”.
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt - Nguyễn Như Ý, Nhà xuất bản Văn hoá -
Thông tin, 1999 thì “trợ giúp” là “sự giúp đỡ, bảo trợ, hỗ trợ, giúp cho ai việc
gì, đem cho ai cái gì đang lúc khó khăn, đang cần đến”. Từ điển Từ và ngữ
Việt Nam, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh giải thích: trợ giúp là góp
sức hoặc góp tiền cho một người hoặc vào một việc chung, giúp làm hộ mà
không lấy tiền công. Như vậy, có nhiều cách gọi khác nhau về thuật ngữ này
nhưng cụm từ “trợ giúp” có nghĩa chung nhất, bao hàm nội dung sự “giúp đỡ,
bảo trợ, hỗ trợ”.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “trợ giúp pháp lý” được sử dụng trong các tài
liệu từ năm 1995, khi bắt đầu nghiên cứu xây dựng Đề án về hoạt động TGPL
ở Việt Nam. Đến năm 1996, thuật ngữ “trợ giúp pháp lý” được sử dụng trong
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Mô hình tổ chức và hoạt động TGPL,
phương hướng thực hiện trong điều kiện hiện nay” của Viện Nghiên cứu khoa
học pháp lý, Bộ Tư pháp. Năm 1997, thuật ngữ này được sử dụng trong Quyết

định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập
tổ chức TGPL cho người nghèo và đối tượng chính sách. Năm 2006, Luật

11
TGPL đã có quy định chính thức về khái niệm TGPL: “TGPL là việc cung
cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được TGPL theo quy định của Luật
này, giúp người được TGPL bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng
cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần
vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã
hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật” (Điều 3).
1.1.1.2. Đặc điểm, vai trò của TGPL tại Việt Nam
- Trợ giúp pháp lý là một loại dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp, có
đầy đủ những đặc trưng của dịch vụ công như: được xác định là một trong
những chức năng xã hội của Nhà nước và là trách nhiệm của Nhà nước; đối
tượng được hưởng TGPL là những người yếu thế, không có đủ điều kiện tiếp
cận với các loại dịch vụ pháp lý có thu tiền, cần có sự trợ giúp của Nhà nước.
Các chi phí cho hoạt động TGPL chủ yếu do ngân sách Nhà nước bảo đảm.
- Trợ giúp pháp lý là một loại hình dịch vụ pháp lý, do những người có
trình độ am hiểu pháp luật thực hiện trên cơ sở pháp luật nhằm đáp ứng nhu
cầu giúp đỡ pháp luật của người nghèo và đối tượng chính sách thông qua
việc tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng, giúp đỡ thực
hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính, giải quyết khiếu nại… TGPL
được coi là một loại hình dịch vụ pháp lý bởi hình thức và phương thức thực
hiện tương tự như dịch vụ pháp lý nói chung. Điểm khác biệt ở đây là TGPL
có đối tượng, phạm vi, lĩnh vực trợ giúp, tổ chức, người thực hiện hẹp hơn;
việc thực hiện TGPL cũng được tiến hành theo một trình tự, thủ tục luật định
khác so với trình tự thủ tục cung cấp dịch vụ pháp lý chung do tổ chức và cá
nhân khác thực hiện. Người thụ hưởng TGPL không phải trả bất kỳ một
khoản lệ phí nào.


12
- Trợ giúp pháp lý còn là một dịch vụ pháp lý chứa đựng tính nhân văn
sâu sắc, bởi mục tiêu hướng tới, đối tượng phục vụ là những người có hoàn
cảnh đặc biệt cần phải được Nhà nước và xã hội quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ. Sự
hỗ trợ này sẽ làm giảm bớt những khó khăn của nhóm đối tượng yếu thế, góp
phần tạo sự công bằng trong tiếp cận công lý.
- Trợ giúp pháp lý mang tính pháp lý, thể hiện qua phương thức hoạt
động và mục đích hướng tới của nó. Tính chất pháp lý của TGPL thể hiện ở
chỗ, TGPL là một trong các biện pháp thực thi pháp luật, đưa pháp luật vào
cuộc sống bởi Nhà nước phải có trách nhiệm tạo ra các cơ chế để giúp người
dân biết các quy định pháp luật để thực hiện, sử dụng, tuân thủ trong cuộc
sống để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đặc biệt khi Nhà nước
thực hiện việc quản lý xã hội bằng pháp luật và giải quyết các vấn đề phát
sinh hàng ngày trên cơ sở pháp luật thì yêu cầu cần phải giúp cho người dân
hiểu biết pháp luật trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
- Trợ giúp pháp lý thể hiện tính chính trị - xã hội: Trợ giúp pháp lý
được xác định là trách nhiệm của Nhà nước, Nhà nước giữ vai trò nòng cốt,
thuộc chức năng xã hội của Nhà nước nhằm góp phần khắc phục sự bất bình
đẳng trong tiếp cận với pháp luật và xóa nghèo về pháp luật. Thông qua đó,
góp phần thiết lập sự ổn định chính trị, bảo vệ chế độ chính trị và các quan hệ
xã hội theo ý chí của Nhà nước, làm tăng niềm tin của người dân vào chế độ.
TGPL là một trong những phương thức có hiệu quả để Nhà nước giải quyết
các mối quan hệ xã hội đang có sự bất ổn, giữ đoàn kết cộng đồng, bảo đảm
ổn định trật tự và an toàn xã hội.
1.1.1.3. Người được TGPL
Theo quy định của pháp luật về TGPL, người được TGPL là người
thuộc một trong các diện sau đây:

13
- Người nghèo là người thuộc chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật.

Chuẩn nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng giai đoạn cho phù
hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Chuẩn nghèo hiện
nay được thực hiện theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 về
việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 -
2015.
- Người có công với cách mạng bao gồm: Người hoạt động cách mạng
trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh
hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; Thương binh, người
hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến
bị nhiễm chất độc hoá học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng
chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc,
bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng;
Cha, mẹ, vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi; người có công
nuôi dưỡng liệt sĩ.
Đây là những người đã có nhiều cống hiến về sức lực, tài năng, trí tuệ
và cả tính mạng của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế trong thời chiến cũng như trong thời bình,
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp
luật. Phần lớn những đối tượng này gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống do bị
ảnh hưởng của thương tật, suy giảm sức khoẻ và khả năng lao động (thương
binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh), mất chỗ dựa
chính trong gia đình (thân nhân liệt sĩ),… Chỉ một bộ phận nhỏ trong số họ có
thu nhập ổn định. Với nhóm dân cư này, chính sách TGPL của Nhà nước chủ
yếu thể hiện sự ưu tiên, ưu đãi, sự biết ơn của xã hội nói chung đối với những
cống hiến của họ chứ không căn cứ vào điều kiện thu nhập.

14
- Người già cô đơn không nơi nương tựa: là những người từ 60 tuổi trở
lên, sống một mình và không có người chăm sóc, phụng dưỡng.
- Người khuyết tật theo Luật Người khuyết tật.

- Trẻ em không nơi nương tựa: là người dưới 16 tuổi, không có gia đình
hoặc bị gia đình bỏ rơi, tự kiếm sống hoặc có hoàn cảnh không bình thường
về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và
hoà nhập với gia đình, cộng đồng.
- Người dân tộc thiểu số thường xuyên sinh sống ở vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật. Ngày
05/3/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 30/2007/QĐ-
TTg ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn làm căn
cứ thực hiện một số chế độ, chính sách đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội,
bảo đảm an ninh quốc phòng, xoá đói, giảm nghèo nhằm cải thiện nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giảm sự chênh lệch về trình độ
phát triển so với các vùng khác trong cả nước. Các dân tộc thiểu số sinh sống
ở tất cả các vùng, miền của đất nước, nhưng tập trung phần lớn ở miền núi,
vùng sâu, vùng xa, bị cô lập về mặt địa lý, thiếu điều kiện phát triển về hạ
tầng cơ sở và các dịch vụ xã hội cơ bản. Thu nhập của đồng bào chủ yếu là từ
sản xuất nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Ngoài một số dân tộc
có mặt bằng dân trí cao, mức sống khá như người Hoa (sống ở Thành phố Hồ
Chí Minh), người Khơ-me (sống ở đồng bằng sông Cửu Long), người Chàm
(sống ở một số tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ), còn lại các dân tộc thiểu số
khác đều có trình độ dân trí thấp. Hầu hết các tộc người không có chữ viết
riêng, phần đông không biết chữ quốc ngữ. Luật tục (tập quán pháp) giữ vai
trò rất quan trọng trong đời sống cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số,
quy định các chuẩn mực ứng xử của con người, điều chỉnh các mối quan hệ

15
xã hội trong cộng đồng, gần như thay thế cho pháp luật của Nhà nước. Do
không có điều kiện tiếp cận để tìm hiểu pháp luật của Nhà nước nên trình độ
nhận thức, hiểu biết pháp luật của người dân tộc thiểu số còn hạn chế.
- Nạn nhân theo Luật Phòng, chống mua bán người.
- Các đối tượng khác được TGPL theo quy định tại điều ước quốc tế mà

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Hiện Việt Nam đã ký
Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước: Cu Ba, Bungari, Hungari, Ba Lan,
Lào, Nga, Trung Quốc, Pháp, Ucraina, Mông Cổ, Bêlarút. Công dân của các
nước này cũng có thể được xem xét hưởng TGPL miễn phí nếu họ đang ở
Việt Nam.
1.1.1.4. Hình thức TGPL
Theo quy định của Luật TGPL, TGPL được thực hiện thông qua các
hình thức: Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, các hình
thức TGPL khác.
* Tư vấn pháp luật
Tư vấn pháp luật là một loại hình dịch vụ trí tuệ, trong đó người có
trình độ hiểu biết pháp luật sâu rộng đưa ra những ý kiến của mình về một vấn
đề cụ thể nào đó có liên quan đến pháp luật. Những ý kiến đó không mang
tính chất bắt buộc (tính cưỡng chế) người được tư vấn phải thực hiện, nhưng
nên thực hiện bởi những lời tư vấn đó đều là những quy định của pháp luật.
Trong TGPL, tư vấn pháp luật là một hình thức TGPL. Điều 28 Luật
TGPL năm 2006 quy định: “Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên, Luật sư, Tư
vấn viên pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật cho người được TGPL bằng
việc hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật, giúp
soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc TGPL”. Như vậy, hoạt động tư vấn
pháp luật do người thực hiện TGPL thực hiện bao gồm: Giải đáp pháp luật,

16
hướng dẫn soạn thảo, góp ý kiến cho đơn từ, văn bản có liên quan đến quyền
và nghĩa vụ của công dân, hướng dẫn những thủ tục cần thiết, cung cấp địa
chỉ cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc, cung cấp những thông tin pháp
lý, đưa ra những lời khuyên về những vấn đề có liên quan đến pháp luật và
hướng dẫn đối tượng ứng xử phù hợp với pháp luật nhằm giúp cho người yêu
cầu tư vấn nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức pháp luật để họ thực hiện và
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Tư vấn pháp luật không phải là tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật một cách chung chung hoặc chuyển tải thông tin pháp lý về các văn bản
pháp luật mới, bởi đối tượng của hoạt động tư vấn pháp luật là một tổ chức
hoặc cá nhân cụ thể; nội dung tư vấn có liên quan đến một vụ việc cụ thể theo
yêu cầu của đối tượng. Thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, người tư vấn
tuyền truyền, phổ biến pháp luật có liên quan trực tiếp đến vụ việc cụ thể đó
nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho đối tượng. Hoạt động tư vấn pháp luật
cũng giúp cho người được tư vấn hiểu được đúng bản chất về quyền và nghĩa
vụ của mình để thực hiện và ứng xử phù hợp với pháp luật, ngăn ngừa vi phạm
pháp luật.
Tư vấn pháp luật trong TGPL được thực hiện tại trụ sở và ngoài trụ sở.
Tại trụ sở, tổ chức thực hiện TGPL tiếp nhận yêu cầu tư vấn trực tiếp hoặc
thông qua thư tín, điện thoại, fax hoặc thông qua phương tiện thông tin đại
chúng khác. Ở ngoài trụ sở, tư vấn được thực hiện thông qua các chuyến
TGPL lưu động, sinh hoạt chuyên đề pháp luật, sinh hoạt câu lạc bộ TGPL và
thông qua các phương thức TGPL khác. Đối với những vụ việc tư vấn đơn
giản, người thực hiện TGPL sẽ phải tư vấn ngay. Đối với những vụ việc phức
tạp, cần có thời gian nghiên cứu, xác minh hoặc các vụ việc thiếu những giấy
tờ, tài liệu có liên quan, cần thiết cho việc tư vấn thì người thực hiện TGPL sẽ
viết phiếu hẹn hoặc yêu cầu bổ sung.

17
* Tham gia tố tụng
Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư tham gia tố tụng hình sự để bào chữa
cho người được TGPL là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc để bảo vệ
quyền lợi của người được TGPL là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn
dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.
Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành
chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được TGPL trong vụ việc
dân sự, vụ án hành chính.

Giám đốc Trung tâm TGPL nhà nước hoặc Trưởng Chi nhánh có quyền
cử người tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, Trợ giúp viên pháp lý, luật
sư xuất trình giấy chứng nhận tham gia tố tụng, thẻ Trợ giúp viên pháp lý
hoặc thẻ luật sư và có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp
luật tố tụng, được sử dụng các biện pháp quy định trong pháp luật tố tụng để
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người được TGPL.
* Đại diện ngoài tố tụng
Khi người được TGPL không thể tự mình bảo vệ được quyền và lợi ích
hợp pháp của mình thì Trung tâm nhà nước, tổ chức hành nghề luật sư cử
người thực hiện TGPL đại diện ngoài tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho họ. Khi thực hiện đại diện ngoài tố tụng, người đại diện có thể sử
dụng các biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật để bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp cho người được TGPL.
* Các hình thức TGPL khác bao gồm: hỗ trợ thực hiện các công việc liên
quan đến thủ tục hành chính; hỗ trợ người được TGPL trong quá trình thực hiện
thủ tục khiếu nại theo quy định của Luật TGPL; Cung cấp thông tin pháp luật, tờ
gấp, sách bỏ túi, cẩm nang pháp luật, các ấn phẩm tài liệu pháp luật khác qua các
đợt TGPL lưu động, sinh hoạt Câu lạc bộ TGPL, sinh hoạt chuyên đề pháp luật;
cung cấp bản sao các điều khoản của văn bản quy phạm pháp luật có liên quan

18
đến vụ việc TGPL, cung cấp địa chỉ làm việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân
mà pháp luật quy định có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
1.1.1.5. Trình tự, thủ tục thực hiện TGPL
Người được TGPL phải có đơn yêu cầu hoặc trực tiếp gặp người thực
hiện TGPL trình bày nội dung, yêu cầu trợ giúp và có giấy tờ chứng minh là
người được TGPL. Trong trường hợp người được TGPL không thể tự mình
viết đơn yêu cầu thì người thực hiện TGPL có trách nhiệm ghi các nội dung
vào mẫu đơn, để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên
hoặc điểm chỉ.

- Người được TGPL phải cung cấp giấy tờ chứng minh là người được
TGPL.
- Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ việc TGPL và chịu
trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu đó.
- Sau khi kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu TGPL, người
tiếp nhận yêu cầu TGPL sẽ thụ lý hồ sơ vụ việc và thực hiện TGPL cho người
được TGPL nếu:
+ Yêu cầu TGPL thuộc vụ việc: Vụ việc TGPL phải liên quan đến
quyền, lợi ích hợp pháp của người được TGPL và không thuộc lĩnh vực kinh
doanh, thương mại;
+ Người yêu cầu phải thuộc diện đối tượng TGPL theo quy định của
pháp luật;
+ Vụ việc thuộc phạm vi TGPL: người được TGPL đang cư trú tại địa
phương; vụ việc TGPL xảy ra tại địa phương; Vụ việc TGPL do tổ chức thực
hiện TGPL khác chuyển đến; trong phạm vi đăng ký của tổ chức hành nghề
luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tham gia TGPL.
Trong trường hợp người được TGPL còn thiếu những giấy tờ chứng
minh là người được TGPL hoặc giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc

×