Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Lệ làng truyền thống trong quá trình hình thành ý thức pháp luật của nông dân Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 102 trang )


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT





NG TH MAI HNG




Lệ LàNG TRUYềN THốNG
TRONG QUá TRìNH HìNH THàNH ý THứC PHáP LUậT
CủA NÔNG DÂN VIệT NAM HIệN NAY

Chuyờn ngnh: L lun v lch s nh nc v php lut
Mó s: 60 38 01 01




LUN VN THC S LUT HC





Cỏn b hng dn khoa hc: GS. TSKH. O TR C







H NI - 2014



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƢỜI CAM ĐOAN



Đặng Th Mai Hƣơng


MỤC LỤC


Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: LỆ LÀNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỆ LÀNG VỚI
LUẬT NƢỚC TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG 7
1.1. LỆ LÀNG TRONG LÀNG XÃ CỔ TRUYỀN 7
1.1.1. Làng xã Việt Nam trong quá trình lịch sử 7
1.1.2. Sự hình thành "lệ làng" và những nội dung cơ bản của nó 11
1.2. MỐI QUAN HỆ LỆ LÀNG - LUẬT NƢỚC TRONG XÃ HỘI
VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG 22
1.2.1. Nguồn gốc và những đặc trƣng cơ bản của pháp luật 22
1.2.2. Sự tƣơng tác của lệ làng và pháp luật trong quá trình hình thành
hành vi pháp luật 26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 33
Chƣơng 2: LỆ LÀNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ ẢNH HƢỞNG
CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC HÌNH THÀNH Ý THỨC PHÁP
LUẬT CHO NÔNG DÂN 34
2.1. LỆ LÀNG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ YÊU CẦU HÌNH
THÀNH VÀ NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO NÔNG DÂN 34
2.1.1. Đặc điểm của lệ làng hiện nay 34
2.1.2. Ý thức pháp luật của nông dân và yêu cầu nâng cao ý thức của
nông dân hiện nay 37
2.2. TÁC ĐỘNG CỦA LỆ LÀNG ĐỐI VỚI VIỆC HÌNH THÀNH
VÀ NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO NÔNG DÂN Ở
NƢỚC TA HIỆN NAY 51
2.2.1. Những tác động tích cực 51

2.2.2. Những ảnh hƣởng tiêu cực của lệ làng 55
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 65
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TÁC
ĐỘNG CỦA LỆ LÀNG NHẰM XÂY DỰNG VÀ NÂNG
CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA NÔNG DÂN HIỆN NAY 66
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG SỬ DỤNG TÁC ĐỘNG CỦA LỆ LÀNG 66
3.1.1. Phát triển kinh tế thị trƣờng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa phá vỡ tính biệt lập khép kín của làng xã cổ truyền 66
3.1.2. Xây dựng và hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền tạo môi trƣờng
pháp lý để nâng cao ý thức pháp luật của nông dân 71
3.1.3. Đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở 76
3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT HUY MẶT TÍCH CỰC, HẠN CHẾ
MẶT TIÊU CỰC CỦA LỆ LÀNG TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH
THÀNH VÀ NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO NÔNG
DÂN NƢỚC TA HIỆN NAY 79
3.2.1. Nâng cao ý thức và năng lực thực hành pháp luật cho nông dân 79
3.2.2. Đổi mới, kiện toàn tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị
ở cơ sở 84
3.2.3. Xây dựng và hoàn thiện hƣơng ƣớc mới phù hợp với từng địa
phƣơng 88
3.2.4. Chủ động xây dựng, từng bƣớc nâng cao đời sống văn hóa tinh
thần cho nông dân 90
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 91
KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CNXH: Chủ nghĩa xã hội
HĐND: Hội đồng nhân dân
UBND: Ủy ban nhân dân
XHCN: Xã hội chủ nghĩa

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề ti
Xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa là chủ trƣơng lớn của
Đảng và nhà nƣớc ta, điều đó đã đƣợc thể chế tại Hiến pháp nƣớc Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân
dân, vì Nhân dân”

[22, Điều 2]. Một trong những tiêu chí rất quan trọng của
nhà nƣớc pháp quyền là phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện để quản lý
thống nhất. Trong những năm qua, cùng với những thành tựu trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng chính quyền nhân dân, chúng ta đã đạt
đƣợc nhiều thành tựu quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật. Trên thực
tế, một hệ thống pháp luật mới đã từng bƣớc đƣợc hình thành, hoàn thiện, trở
thành động lực mạnh mẽ cho những thay đổi tích cực diễn ra trên đất nƣớc ta.
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của văn hóa pháp lý Việt
Nam qua các giai đoạn lịch sử đều dễ dàng nhận thấy bên cạnh pháp luật của
nhà nƣớc, lệ làng luôn giữ một vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh các
quan hệ xã hội ở các làng xã Việt Nam. Pháp luật của nhà nƣớc và lệ làng,
hƣơng ƣớc dƣờng nhƣ luôn là những hành trang pháp lý cho sự tồn tại, phát
triển của các thế hệ ngƣời Việt Nam trụ vững và phát triển trong mọi thăng
trầm của lịch sử. Điểm lại các giai đoạn phát triển của dân tộc ta suốt mấy
nghìn năm qua, đặc biệt từ thuở ông cha dựng nền độc lập, các vƣơng triều

Việt Nam đã xây dựng và thực thi nhiều bộ luật lớn, bên cạnh đó vẫn tích cực
duy trì, tôn trọng các hƣơng ƣớc, lệ làng và xem đó là những công cụ điều
chỉnh quan trọng để duy trì mối quan hệ giữa quốc gia, dân tộc và các cộng
đồng làng xã. Trong các thời kỳ dựng và giữ nền độc lập của nhà nƣớc quân
chủ phong kiến Việt Nam, sử sách còn lƣu lại danh tính của bốn luật tiêu

2
biểu: Hình thƣ triều Lý, Hình thƣ triều Trần, Quốc triều Hình luật triều Lê và
Hoàng triều luật lệ của nhà Nguyễn. Cả bốn bộ luật lớn ấy dù các giá trị pháp
lý có khác nhau nhƣng đều tồn tại, phát huy hiệu lực của mình trên một nền
tảng pháp lý có tính cơ bản của các cộng đồng ngƣời Việt Nam truyền thống
là hƣơng ƣớc, lệ làng. Hƣơng ƣớc, lệ làng là môi trƣờng văn hóa pháp lý đặc
thù vừa để phát huy hiệu lực của luật nƣớc và vừa hạn chế luật nƣớc trong
mối quan hệ bảo lƣu các nét đặc trƣng của lối sống cộng đồng ở một quốc gia
nông nghiệp. Có thể thấy rằng pháp luật của nhà nƣớc và lệ làng là hai mặt
của một thể chế chính trị pháp lý lƣỡng tính phản ánh mối tƣơng quan của sự
thống nhất quốc gia và quyền tự quản của các cộng đồng, làm quân bình sự
phát triển của mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi
một đơn vị làng xã và của cả quốc gia.
Lệ làng vốn đƣợc xem là công cụ quản lý xã hội trong các làng xã
truyền thống. Bên cạnh giá trị tích cực trong việc điều chỉnh mối quan hệ xã
hội trên quy mô nhỏ hẹp của làng xã, nhìn chung, lệ làng còn có nhiều yếu tố
ảnh hƣởng tiêu cực tới việc hình thành ý thức pháp luật ở ngƣời nông dân. Đó
là những cản trở đáng kể cho việc thiết định trong thực tế nguyên tắc sống và
làm việc theo pháp luật, một chuẩn mực của xã hội dân chủ văn minh, hiện
đại. Do vậy, xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân, một mặt phải đẩy mạnh
sự nghiệp xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, tiếp tục xây dựng và
hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền, mặt khác, cần phải phát huy những mặt tích
cực, hạn chế mặt tiêu cực của lệ làng truyền thống. Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: "Quan tâm giữ gìn

và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo
đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc" [7], cũng là để đƣa nông dân lên
chủ nghĩa xã hội, từng bƣớc hình thành ý thức pháp luật cho họ, nhằm xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta.

3
Từ những điểm đã phân tích trên đây, tác giả cho rằng việc nghiên cứu
đề tài "Lệ làng truyền thống trong quá trình hình thành ý thức pháp luật của
nông dân Việt Nam hiện nay" trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn
nhằm đƣa ra các giải pháp sử dụng tác động của lệ làng nhằm xây dựng và
nâng cao ý thức pháp luật cho nông dân thời kỳ đổi mới là hoàn toàn cần
thiết, đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn quản lý nhà nƣớc.
2. Tình hình nghiên cứu đề ti
Trong những năm qua, nghiên cứu về nông thôn Việt Nam và lệ làng
truyền thống, ý thức pháp luật nói chung đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan
tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu nhƣ:
- Từ góc độ di sản "luật pháp" làng xã có "Chúng ta kế thừa di sản
nào" của GS Văn Tạo, các công trình của TS. Bùi Xuân Đính "Lệ làng phép
nước"; "Hương ước và quản lý làng xã"; Lê Đức Tiết "Về lệ làng Hương
ước"; “Hương ước trong quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam
hiện nay” - GS.TSKH. Đào Trí Úc chủ biên, nhà xuất bản Chính trị Quốc
Gia, năm 2003. Nhà Việt Nam học Hàn Quốc, GS In Sun Yu với "Luật và xã
hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII";
- Từ góc độ tâm lý xã hội, phong tục tập quán, có tác phẩm "Tâm lý
cộng đồng và di sản" của Đỗ Long và Trần Hiệp; "Việt Nam phong tục" của
Phan Kế Bính.
- Khảo sát một cách khá toàn diện xã hội nông thôn truyền thống có
một số công trình tiêu biểu: "Xã thôn Việt Nam" của GS Nguyễn Hồng Phong;
hai tập sách về "Nông thôn Việt Nam trong lịch sử", và hai tập về "Nông dân
và nông thôn Việt Nam thời cận đại" - những tập sách trên đã tập trung các

bài viết của các nhà sử học, dân tộc học.
- Từ góc độ truyền thống và con ngƣời có "Giá trị tinh thần truyền
thống dân tộc Việt Nam" của GS Trần Văn Giàu; Đề tài KX-07-02 là công

4
trình của nhiều nhà khoa học, đƣợc thể hiện ở hai tập sách do GS Phan Huy
Lê và PGS.TS Vũ Minh Giang chủ biên.
- Nhiều bài viết về dân chủ, con ngƣời của PGS.TS Hoàng Chí Bảo,
GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn, PGS.TS Dƣơng Xuân Ngọc, PGS.TS Trần
Quang Nhiếp đã đƣợc đăng trên các tạp chí: Cộng sản, Nhà nƣớc và Pháp
luật, Thông tin lý luận, Nghiên cứu lý luận
Các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến nhiều góc độ của lệ
làng truyền thống và ý thức pháp luật của nông dân Việt Nam, tuy nhiên, chƣa
có công trình nào nghiên cứu một cách riêng lẻ, cụ thể về lệ làng truyền thống
trong quá trình hình thành ý thức pháp luật cho nông dân Việt Nam trong thời
kỳ đổi mới dƣới góc độ luật học.
3. Mục đích, nhiệm vụ v  nghĩa của lun văn
Mục đích của luận văn:
Trên cơ sở làm rõ quan hệ lệ làng và pháp luật của nhà nƣớc trong xã
hội Việt Nam cổ truyền và ảnh hƣởng của lệ làng truyền thống với việc hình
thành ý thức pháp luật của ngƣời nông dân, luận văn đƣa ra phƣơng hƣớng và
giải pháp nhằm phát huy những nhân tố tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của lệ
làng truyền thống trong quá trình xây dựng, nâng cao ý thức pháp luật cho
nông dân nƣớc ta thời kỳ đổi mới.
Nhiệm vụ của luận văn:
- Làm rõ quá trình hình thành và mối quan hệ giữa lệ làng và pháp luật
của nhà nƣớc trong quá trình lịch sử.
- Làm rõ nét đặc thù của lệ làng trong thời kỳ đổi mới và ảnh hƣởng của
nó đối với việc hình thành ý thức pháp luật cho nông dân nƣớc ta hiện nay.
- Đề xuất một số phƣơng hƣớng, giải pháp chủ yếu để phát huy nhân tố

tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của lệ làng truyền thống trong quá trình xây
dựng, nâng cao ý thức pháp luật cho nông dân nƣớc ta thời kỳ đổi mới.

5
Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn ở mức độ nhất định có thể sử dụng
làm tài liệu tham khảo, góp thêm cơ sở cho việc hoạch định chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc để phát huy nguồn lực lao động ở nông thôn vào sự nghiệp
đổi mới đất nƣớc.
4. Đối tƣợng v phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu quan hệ của ngƣời nông
dân với lệ làng: ý thức sống và làm việc theo lệ làng của ngƣời nông dân
trong xã hội Việt Nam cổ truyền. Quan hệ của ngƣời nông dân với pháp luật
trong thời kỳ đổi mới, ý thức sống và làm việc theo pháp luật để từ đó định
hƣớng việc giáo dục ý thức pháp luật cho ngƣời nông dân hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn ở việc nghiên cứu nông dân vùng
đồng bằng Bắc Bộ, nơi làng xã truyền thống hình thành sớm, có kết cấu xã
hội bền chặt và cũng là nơi chịu ảnh hƣởng sâu đậm của lệ làng.
5. Phƣơng php nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên việc vận dụng phƣơng pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phép biện chứng của
Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc và pháp luật. Bên
cạnh đó luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể là phân tích,
đối chiếu, so sánh, thống kê và tổng hợp; phƣơng pháp phân tích quy phạm cũng
đƣợc tác giả vận dụng để phân tích, bình luận nội dung của một số chế định.
6. Những điểm mới của lun văn
Luận văn khái quát từ góc độ chính trị - xã hội mối quan hệ giữa lệ làng
truyền thống với luật nƣớc trong lịch sử; Những nét đặc thù của lệ làng trong
thời kỳ đổi mới; làm rõ nội hàm khái niệm ý thức pháp luật của ngƣời nông
dân Việt Nam và ảnh hƣởng của lệ làng đối với quá trình hình thành và nâng

cao ý thức pháp luật cho ngƣời nông dân.

6
Luận văn nêu lên một số phƣơng hƣớng, giải pháp góp phần xây dựng,
nâng cao ý thức pháp luật cho nông dân phù hợp với dân chủ hóa xã hội và
xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN.
7. Kết cấu của lun văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chƣơng.

7
Chương 1
LỆ LÀNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỆ LÀNG VỚI LUẬT NƢỚC
TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG

1.1. LỆ LÀNG TRONG LÀNG XÃ CỔ TRUYỀN
1.1.1. Lng xã Việt Nam trong qu trình lch sử
Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp, dân cƣ sống ở nông thôn chiếm
khoảng 80%, khi tìm hiểu về xã hội nông thôn ở nƣớc ta thƣờng bắt gặp các
từ thôn, làng, xã trong văn nói cũng nhƣ văn viết của ngƣời nông dân. Suốt
nhiều thế kỷ qua, làng là đơn vị cƣ tụ cổ truyền lâu đời ở nông thôn ngƣời
Việt và là nhân tố cơ sở cho hệ thống nhà nƣớc. Từ thời Hùng Vƣơng, làng
đƣợc gọi là chạ. Đơn vị này có thể đƣợc coi tƣơng đƣơng với sóc của ngƣời
Khơ Me; bản, mƣờng của ngƣời dân tộc thiểu số phía Bắc. Làng là cộng đồng
dân cƣ, cộng đồng "lãnh thổ", cơ cấu tổ chức, tâm lý, phong tục tập quán tín
ngƣỡng và "thổ ngữ" riêng. Còn xã chỉ đơn vị hành chính cơ sở của nhà nƣớc
phong kiến ở vùng nông thôn. Trƣớc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trên
vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, phần nhiều mỗi làng là
một xã. Do vậy, ngƣời nông dân thƣờng ghép hai từ này làm một: làng xã.
Thôn thƣờng đƣợc dùng trong văn bản giấy tờ hành chính, trong văn tế. Một

xã mà gồm nhiều làng thì các làng họp thành xã ấy đƣợc gọi là thôn.
Còn trong ngôn ngữ của ngƣời nông dân, mỗi ngƣời khi nói về quê
hƣơng, nơi mình sinh sống vẫn thƣờng nói làng này, làng kia hơn là xã này,
thôn nọ. Từ “làng” in đậm dấu ấn trong ý nghĩ tình cảm, ngôn ngữ thƣờng
ngày của ngƣời nông dân hơn là xã, thôn.
Làng Việt tồn tại trên cơ sở sự kết hợp trực tiếp giữa nông nghiệp và
thủ công nghiệp. Những di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đồng: Đồng Đậu, Gò
Mun ở Vĩnh Lạc và Phong Châu Vĩnh Phú đã thấy sự tập hợp cƣ dân nhƣ

8
những làng cổ. Với truyền thuyết Thánh Gióng - ngƣời con trai làng Gióng,
ngƣời anh hùng phá giặc Ân - thì các làng của ngƣời Việt đã định hình trƣớc
thời Bắc thuộc. Theo các nhà sử học cho đến thế kỷ XVIII trên đất nƣớc ta đã
có đến gần 2 vạn làng đƣợc hình thành từ ba nguồn:
Thứ nhất, từ công xã nguyên thủy, loại làng này không phải là ít vì sự
phát triển của xã hội Việt Nam không tạo ra một giai đoạn phá vỡ hoàn toàn
các công xã nguyên thủy, để rồi đến một lúc khác thành lập lại trên cơ sở một
xã hội mới.
Thứ hai, các làng xã khác hình thành trong xã hội có giai cấp theo
nhiều con đƣờng: do một họ, nhiều họ, một điền trang của quan lại phong
kiến hoặc có nguồn gốc từ đồn điền của nhà nƣớc.
Thứ ba, làng do nhà nƣớc chủ trì khai hoang lập nên [31].
Do điều kiện tự nhiên đất đai màu mỡ, dân số chƣa đông, ngƣời Việt có
thể khai khẩn bất cứ nơi nào thuận tiện xung quanh đủ ruộng cấy lúa và nơi
cƣ trú là thành làng. Cƣ trú thành làng là một đặc trƣng kinh tế, chính trị, văn
hóa của ngƣời Việt. Là một đơn vị quần cƣ, mỗi làng đƣợc xác định bởi một
không gian bằng những đƣờng ranh giới giữa làng này với làng khác, giữa đất
làng với đất không phải của làng. Đất đai của làng tạo nên bởi những ranh
giới do các thế hệ ngƣời làng lập nên. Nó vừa là của chung, của làng vừa là
của riêng mỗi gia đình. Ruộng đất đó dân làng cày cấy nuôi sống mình và

đóng góp một phần cho nhà nƣớc. Ngoài phần đất canh tác, mỗi làng thƣờng
giành một phần làm nơi cƣ trú thuận lợi cho hoạt động kinh tế, văn hóa, xã
hội, giao thông và đƣợc gọi là làng. Nơi cƣ trú ấy của cộng đồng làng
thƣờng đƣợc bao bọc bởi lũy tre, trong đó đƣợc chia thành xóm ngõ. Trong
cái không gian bé nhỏ đó, có đƣờng làng ngõ xóm để mọi ngƣời dùng chung,
có giếng làng để mọi ngƣời lấy nƣớc sinh hoạt, có đình làng vừa là nơi thờ
thành hoàng, vừa là nơi hội họp. Không gian kinh tế - xã hội, văn hóa thiêng
liêng ấy là yếu tố gắn kết mọi ngƣời chung một làng.

9
Qua hàng ngàn năm, do điều kiện đặc thù của lịch sử quy định, làng
Việt Nam tồn tại nhƣ những đơn vị độc lập tƣơng đối. Tính độc lập và khép
kín đƣợc xác định bởi những lũy tre xanh bao bọc nhƣ những tƣờng thành
ngăn cách và bằng cả một hệ thống thiết chế, tập tục của từng làng. Về mặt
kinh tế, đó là những thể thức phân chia và sử dụng công điền, công thổ, sử
dụng nguồn nƣớc của làng. Về mặt chính trị - xã hội mỗi làng đều có những
quy ƣớc quy định các vị trí đẳng cấp xã hội, cả quyền lợi và nghĩa vụ, là sự
tồn tại và thực hiện chức năng xã hội của các hội, các phƣờng đƣợc thiết lập
trong làng. Về mặt văn hóa, đó là các hình thức hội hè, tập tục, lễ cƣới, lễ
tang, lễ khao vọng và gắn với văn hóa tôn giáo, là tín ngƣỡng thành hoàng.
Bên cạnh những khác biệt trên, làng Việt nào cũng có đủ tất cả: ruộng
công, ruộng tƣ, đình chùa, hội hè, đình đám, có phƣờng hội, có chính quyền
quản lý và đó cũng là điểm giống nhau của tất cả các làng.
Làng là đơn vị kinh tế tự túc, tự cấp, có thể thỏa mãn những nhu cầu tối
thiểu của con ngƣời: hầu hết các làng đều có một vài hộ làm nghề rèn, dăm ba
hộ làm thợ mộc, thợ nề, một số hộ buôn bán tạp hóa ở chợ làng, một vài ông
đồ dạy học, ông lang bốc thuốc. "Làng có nông, làng cũng có sĩ, công,
thương" [31]. Sự giống nhau đó đảm bảo cho các làng có tính độc lập, tƣơng
đối ít phụ thuộc vào nhau. Nhƣ C.Mác từng nhận xét:
Cái cơ cấu sản xuất đơn giản của các cộng đồng tự cung tự

cấp ấy, - những cộng đồng không ngừng đƣợc tái sản xuất ra dƣới
cùng một hình thức ấy và nếu ngẫu nhiên bị phá hủy thì cũng lại
xuất hiện trên địa điểm cũ với một tên cũ - cái cơ cấu ấy cho
chúng ta cái chìa khóa để hiểu đƣợc sự bí ẩn của tính chất bất di
bất dịch của những xã hội châu Á, nó trái ngƣợc một cách lạ
thƣờng với hiện tƣợng các nhà nƣớc châu Á không ngừng bị phá
hủy rồi lại đƣợc lập lại, với những sự biến đổi không ngừng của

10
các triều vua. Kết cấu của các yếu tố kinh tế cơ bản của xã hội vẫn
không bị những cơn dông tố của lĩnh vực chính trị đầy mây ảnh
hƣởng tới [2].
C.Mác còn chú thích thêm:
Dƣới hình thức đơn giản ấy những ngƣời dân các nƣớc đó
đã sống từ thời thƣợng cổ đến nay. Ranh giới giữa các làng mạc ít
khi bị thay đổi. Và mặc dù bản thân những làng mạc đó đôi khi bị
thiệt hại, hay thậm chí còn bị tàn phá vì chiến tranh, nạn đói, bệnh
dịch, nhƣng cũng cái tên ấy, những ranh giới ấy, với những lợi ích
ấy, thậm chí với cả gia tộc ấy vẫn cứ tiếp tục tồn tại hàng thế kỷ. Sự
sụp đổ hay sự phân biệt của các vƣơng quốc chẳng hề làm cho họ lo
lắng; trong khi làng xóm vẫn còn nguyên vẹn, thì dù nó nằm dƣới
quyền lực của ai hay đƣợc chuyển cho một ông vua nào, điều đó đối
với họ cũng không quan trọng lắm, nền kinh tế nội bộ của họ vẫn
không thay đổi [2].
Chính cơ cấu kinh tế - xã hội khép kín ấy là cơ sở hình thành ý thức
ngƣời nông dân làng xã Việt Nam, ý thức cộng đồng - cái cá nhân dƣờng nhƣ bị
tan ra, bị hòa vào cộng đồng. Lợi ích cá nhân nằm trong lợi ích cộng đồng,
danh dự của ngƣời nông dân gắn với danh dự của làng xã - họ không chỉ sống
cho mình mà sống cho làng xã. Ngƣời nông dân chấp nhận những quy tắc ứng
xử, nếp sinh hoạt, quan hệ cộng đồng làng xã nhƣ một lẽ tự nhiên. Quan hệ làng

xã ấy, vừa có mặt trì trệ bảo thủ của nó, nhƣng chính nó lại là nơi thể hiện khá
rõ quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời nông dân mà nhiều nhà nghiên cứu gọi là
"dân chủ làng xã". Quan hệ ấy cũng là những bức tƣờng thành kiên cố vững
chắc nhất bảo tồn văn hóa làng, cũng là bản sắc văn hóa dân tộc đã chiến thắng
mọi yếu tố tiêu cực của luồng văn hóa từ bên ngoài.

11
1.1.2. Sự hình thnh "lệ lng" v những nội dung cơ bản của nó
Tập thể cƣ dân trong mỗi cộng đồng sinh sống lâu dài trong một địa
bàn, có những mối liên hệ với nhau trong đời sống sản xuất và xã hội, trong
cuộc đấu tranh thƣờng nhật với thiên tai và địch họa, đều muốn xây dựng
những mối quan hệ ổn định, hòa thuận, một lối sống có kỷ cƣơng, trật tự. Nhu
cầu ấy đòi hỏi phải có những quy ƣớc, những thỏa thuận ràng buộc nghĩa vụ
và trách nhiệm giữa các thành viên trong cộng đồng, giữa cá thể với cộng
đồng làng xã. Đó cũng là một trong những biểu hiện tiêu biểu tính tự quản của
mỗi cộng đồng dân cƣ mỗi làng. Mỗi làng đều có quy ƣớc riêng để các thành
viên của mình thực hiện đƣợc gọi là "lệ làng".
Lệ làng là toàn bộ những quy định, lề lối, phép tắc, những phong tục
tập quán đƣợc hình thành trong các hoạt động của dân làng trên các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, xã hội văn hóa tín ngƣỡng của từng làng. Lệ làng quy định
điều chỉnh hành vi, ứng xử của con ngƣời trong các hoạt động đó. Trƣớc Cách
mạng tháng Tám, ở các làng xã ngƣời Việt đều có những lệ làng thành văn
với những tên gọi riêng, tùy theo cách ghi chép của ngƣời soạn thảo: Hƣơng
ƣớc, Hƣơng biên, Hƣơng lệ Nhƣng dù gọi tên gì chăng nữa thì những văn
bản đó đều bao gồm những quy ƣớc liên quan đến các lĩnh vực đời sống của
từng làng, từng cộng đồng dân cƣ mà ngƣời ta quen gọi bằng tên phổ biến
nhất – Hương ước.
Quá trình phát triển của làng xã làm cho cƣ dân đông đúc dần, các mối
quan hệ và thiết chế xã hội lần lƣợt ra đời và tăng lên để quản lý các mặt, các
lĩnh vực của đời sống. Đó là tiền đề để làm phong phú các quy ƣớc nhằm đáp

ứng đƣợc yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng. Các hình thức
tổ chức, các mối quan hệ xã hội giữa các cá nhân, các tổ chức trong làng cũng
nhƣ quan hệ giữa làng xã với nhà nƣớc phong kiến ngày càng phức tạp.
Những tục lệ tập quán trong làng cũng phức tạp thêm lên. Để duy trì các mối

12
quan hệ đó, giữ "thăng bằng" cho làng xã, những quy ƣớc truyền miệng phải
đƣợc điều chỉnh bổ sung cho phù hợp, mặt khác cũng không ai có thể nhớ nổi
những quy ƣớc ngày càng phức tạp đó. Để cho cộng đồng có thể thống nhất
với nhau trong khi vận dụng những điều về các quy tắc ứng xử, quyền lợi và
nghĩa vụ của cá nhân đối với cộng đồng và ngƣợc lại. Do vậy, việc văn bản
hóa những tục lệ, tập quán là sự đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển
các mối quan hệ cộng đồng. Hƣơng ƣớc ra đời vừa là kết quả, vừa là yêu cầu
của quá trình phát triển nội tại của đời sống làng xã. Nó kế tục và hoàn chỉnh
những quy ƣớc trƣớc đó của mỗi nhóm dân cƣ, của các hình thức cộng đồng
ngƣời trong mỗi làng xã.
Nhƣ vậy, trải qua quá trình phát triển lịch sử, do yêu cầu quản lý xã hội
các "bộ luật" hay các bản hƣơng ƣớc của các làng xã ngƣời Việt ra đời trong
những điều kiện:
- Chữ viết (chữ Hán) phải trở thành thứ văn tự phổ biến, đƣợc sử dụng
trong giấy tờ sổ sách để giải quyết, ghi chép các công việc, các mối quan hệ
trong đời sống hàng ngày của làng xã. Cùng với chữ viết còn có một tầng lớp
trí thức (nho sĩ) trực tiếp sử dụng thứ văn tự đó.
- Sự tác động của nhà nƣớc phong kiến đối với làng xã để hƣớng các
làng xã đi vào quỹ đạo của nó. Nhà nƣớc phong kiến thông qua lệ làng để
buộc các làng xã, các đơn vị tụ cƣ của ngƣời nông dân ấy phải khuôn theo
hình mẫu của nó. Muốn làm đƣợc việc đó phải văn bản hóa các tục lệ, các quy
ƣớc của làng xã [8].
Theo các nhà dân tộc học, từ cuối thời Trần trở đi trong mỗi làng Việt
đã có những điều kiện để những bản lệ làng thành văn ra đời. Những điều

kiện đó là: Cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh, các phong tục, tập quán, các tục lệ
ngày càng phức tạp; Nhà nƣớc phong kiến ngày càng can thiệp vào làng xã,
biến nó thành đơn vị hành chính cơ sở, tuy vậy mỗi làng còn giữ đƣợc tính

13
"tự trị" thể hiện ở một số tập tục truyền thống; Trong mỗi làng đã xuất hiện
một tầng lớp nho sĩ có thể đại diện cho làng soạn thảo các sổ sách giấy tờ
trong đó có bản lệ làng thành văn - Hƣơng ƣớc [8].
Hƣơng ƣớc, lệ làng xƣa có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống
làng xã Việt Nam. Vai trò ấy thể hiện khái quát qua các bình diện sau:
- Tổ chức và quản lý các mặt của đời sống làng xã, duy trì trật tự, kỷ
cƣơng, tạo môi trƣờng ổn định và an toàn cho cả cộng đồng làng xã.
- Nuôi dƣỡng, vun đắp ý thức cộng đồng, tinh thần bất khuất, tinh thần
tự chủ, tự lực cho mỗi thành viên và toàn bộ cộng đồng làng xã.
- Tạo lập một cuộc sống dân chủ, gần con ngƣời với tự nhiên, gần cá
nhân với cộng đồng.
- Duy trì và phát huy thuần phong, mỹ tục và truyền thống văn hóa
cộng đồng, củng cố các giá trị đạo lý và nhân bản.
- Củng cố, tăng cƣờng sự đoàn kết, gắn bó tƣơng thân, tƣơng ái trong
mỗi gia đình, dòng họ và trong toàn bộ cộng đồng.
- Xây dựng ý thức cộng đồng làng xã, gắn ý thức cộng đồng làng xã với
ý thức quốc gia, ý thức chấp hành pháp luật.
Là những "bộ luật" của làng xã, tùy theo cách ghi chép của từng làng
mà lệ làng tồn tại dƣới các tên khác nhau, hƣơng khoán, điều ƣớc, điều lệ,
khoán lệ, tục lệ và tùy điều kiện cụ thể của từng làng mà mỗi bản hƣơng
ƣớc gồm nhiều hay ít các điều khoản. Tỷ lệ các điều khoản của từng vấn đề và
sự sắp xếp chúng cũng theo những trình tự khác nhau, tùy theo đặc điểm của
mỗi làng mà có những tập tục quy ƣớc riêng. Nhƣng nhìn chung, các điều
khoản trong hƣơng ƣớc khá đa dạng phong phú, phản ánh khá sinh động các
mặt hoạt động của đời sống sinh hoạt làng xã theo một khuôn phép mà không

một luật nƣớc nào có thể bao quát hết đƣợc. Nếu đem chắt lọc những khác
biệt của từng làng ta thấy các bản hƣơng ƣớc đều phản ánh những nội dung cơ
bản dƣới đây:

14
* Quy ước về chế độ lãnh thổ, đất đai
Mỗi làng có một địa vực riêng, đƣợc hình thành do những dòng họ hay
tập đoàn ngƣời đầu tiên đến khai phá và mở rộng theo thời gian nhờ công sức
của nhiều thế hệ. Hƣơng ƣớc của một số làng đã ghi lại quá trình khai hoang
lập nên làng xóm. Chủ quyền của làng, đƣợc khẳng định qua điều khoản của
hƣơng ƣớc: ranh giới của làng giáp đâu? Xác định bởi mốc giới nào? Diện
tích công tƣ điền thổ bao nhiêu? Hƣơng ƣớc cũng quy định, các thành viên
trong làng có nghĩa vụ bảo vệ "lãnh thổ" của làng, chống lại sự xâm phạm của
ngƣời làng khác, cũng nhƣ phải tuân thủ nghiêm ngặt về việc sử dụng các bộ
phận lãnh thổ của làng. Chính cái giới hạn lãnh thổ của mỗi làng đã làm nên
cái "ta làng" cái văn hóa làng. Ngƣời nông dân ý thức về quyền sở hữu "tập
thể làng" cái ý thức "co cụm để đề kháng" để bảo vệ làng và rộng hơn là bảo
vệ bản sắc dân tộc. Do vậy, "làng và văn hóa làng từng là cái nôi, lá chắn, đã
sáng tạo giữ gìn và che chở những giá trị tinh thần chống lại các âm mưu
đồng hóa về văn hóa của bên ngoài" [8].
* Quy ước về khuyến nông, bảo vệ sản xuất, môi trường
Nhƣ chúng ta đã biết, đối với một nền kinh tế tiểu nông, ngƣời nông
dân "kiếm tư liệu sinh hoạt cho mình bằng cách trao đổi với thiên nhiên nhiều
hơn là giao tiếp với xã hội" [2]. Quy trình sản xuất diễn ra một thời gian dài,
kết quả của nó phụ thuộc phần lớn vào thiên nhiên. Trong quá trình sản xuất
ngƣời nông dân một mặt phải "trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa,
trông nắng, trông ngày, trông đêm" cầu cho "mưa nắng phải thì" mặt khác
vừa phải tìm cách đối phó với thiên nhiên để tồn tại.
Với một nền nông nghiệp trồng lúa nƣớc, thủy lợi luôn đặt lên hàng
đầu. Không chỉ đối với nhà nƣớc phải có hẳn một bộ "công trình công

cộng"[2] mà thủy lợi đã trở thành một hoạt động cộng đồng mang tính phổ
biến ở hầu hết các làng xã Việt Nam. Đối với ngƣời nông dân trồng lúa nƣớc

15
thì nƣớc là yếu tố thứ nhất rồi mới đến đất, công việc thủy lợi phải đƣợc thực
hiện thƣờng xuyên. Việc đắp đê, hộ đê, sửa chữa bồi đắp chỗ sạt lở, đào sông,
đào kênh, khơi ngòi khơi lạch trở thành công việc mang tính truyền thống của
các làng xã. Hƣơng ƣớc nhiều làng quy định chặt chẽ việc sử dụng nƣớc.
Chẳng hạn, trong "Vĩnh Lại khoán lệ" quy định "Việc giữ nước hoặc mở nước
với nhà nông rất là quan hệ. Nếu ruộng nhà nào bị hạn, bị ngập người chủ
ruộng làm đơn trình cho thôn, xã trưởng xem, nếu đúng sự thật chỉ sẽ cho
làm, nếu người nào tự ý giữ nước lại hoặc mở nước ra để đến nỗi có hại cho
việc nhà nông thì sẽ bị phạt lợn và ruộng trị giá một quan, 2 mạch tiền" hoặc
hƣơng ƣớc làng Phú Xuyên (Ba Vì - Hà Tây): Phiên tuần phải trông nom việc
giữ nƣớc, khi nào nên tháo nƣớc thời phải hỏi ý kiến hội đồng, không đƣợc tự
tiện làm ngay, ngƣời nào tháo nƣớc, chắn cá làm cho ruộng lúa mất nƣớc phải
bị phạt [12].
Ngoài việc bảo vệ nguồn nƣớc, hƣơng ƣớc các làng còn có những điều
khoản quy định việc bảo vệ hoa màu: không đƣợc tự ý thả trâu bò, gà vịt ra
đồng khi lúa đã cấy xong, không đƣợc lội vào ruộng lúa bắt cá tôm Với nền
nông nghiệp phong kiến kỹ thuật canh tác lạc hậu, công cụ thô sơ, những
công trình công cộng - đê điều và hệ thống thủy lợi cần có sự chăm lo bảo vệ
của cả cộng đồng. Ngƣời nông dân phải biết và dám hy sinh cả lợi ích riêng,
tài sản và sở hữu của chính mình để bảo vệ lợi ích cộng đồng một khi lợi ích
đó bị đe dọa. Nếu cộng đồng cần thì mỗi ngƣời nông dân phải tự nguyện, tự
giác hy sinh thời gian, sức lực, nhà cửa cây trái sắp đến ngày thu hoạch để
bảo vệ lợi ích chung. Cơ sở vật chất và tinh thần tự nguyện đó chính là mối
liên hệ tất yếu giữa lợi ích cá nhân gia đình với lợi ích cộng đồng làng xã
"nước lụt thì lút cả làng". Nƣớc dâng đê vỡ cả làng ngập lụt thì nhà cửa ruộng
vƣờn của mỗi ngƣời không thể không bị ngập lụt. Cả làng mất mùa thì mỗi

nhà không thể không mất mùa. Thực tiễn của công cuộc trị thủy - thủy lợi đã

16
đặt lợi ích cá nhân, gia đình, dòng họ trong lợi ích cộng đồng làng xã. Ở mặt
này nó còn góp phần thúc đẩy sự phát triển tinh thần, ý thức cộng đồng ra
ngoài khuôn khổ làng xã nhỏ sang cộng đồng tập thể rộng lớn hơn.
Hƣơng ƣớc khuyến khích tất cả mọi ngƣời tận dụng đất đai, chăm chỉ
cày cấy. Nếu gia đình nào để đất hoang hoặc để gia súc, gia cầm phá hoại
mùa màng đều phải phạt nặng, nhẹ tùy mức độ vi phạm. Với mục đích bảo
đảm và phát triển sản xuất, các bản hƣơng ƣớc khuyên mọi ngƣời khai khẩn
đất hoang, phục hóa giữ gìn bảo vệ nguồn nƣớc, đồng thời trừng trị những ai
cố tình vi phạm những quy định của làng.
Lệ làng phản ánh ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trƣờng sống
của làng. Những công trình công cộng đƣợc chăm lo tu sửa. Nhất là những
công trình thể hiện bộ mặt của làng: đƣờng làng, giếng nƣớc, ngôi đình.
Đƣờng làng để cả làng đi lại, mọi ngƣời đều phải có ý thức giữ gìn tôn
tạo. Hƣơng ƣớc của nhiều làng quy định không đƣợc tự ý thả trâu bò, lợn để
phóng uế ra đƣờng, không xẻ rãnh, tháo nƣớc qua đƣờng. Hƣơng ƣớc quy
định và khuyến khích phát triển giao thông: trai gái xây dựng gia đình, những
ngƣời đỗ đạt, khao danh vọng phải nộp gạch để lát đƣờng đã góp phần tạo nên
bộ mặt làng xóm phong quang sạch đẹp.
* Quy ước về tổ chức xã hội và trách nhiệm các chức dịch của làng
Quan hệ tổ chức - xã hội ở làng xã khá chặt chẽ, đƣợc thể hiện ở các
điều mục trong hƣơng ƣớc quy định bộ máy tổ chức, phân định trật tự đẳng cấp
trong bộ máy, trong cƣ dân làng xã. Lệ làng gồm những quy ƣớc đề cập tới các
tổ chức trong làng, chức năng quyền hạn của các tổ chức và những thành viên
của nó: Hội đồng kỳ mục, xóm ngõ, phƣờng hội, phe, giáp, dòng họ
Hƣơng ƣớc còn dành những điều khoản quy định việc cƣới xin, sinh,
tử. Việc sinh đẻ, công nhận một thành viên mới ra đời đƣợc tiến hành qua lễ
vọng giáp. Việc hôn nhân của đôi trai gái muốn đƣợc làng công nhận phải


17
nộp "cheo"; cheo có giá trị pháp lý nhƣ giấy kết hôn. Nếu không nộp cheo
cuộc kết hôn coi nhƣ vô nghĩa và không đƣợc làng công nhận. Cheo có thể
nộp bằng tiền, cũng có thể bằng hiện vật tùy theo từng làng quy định. Việc ma
chay cũng đƣợc quy định chặt chẽ, tỉ mỉ trong các bản hƣơng ƣớc, nhƣ những
điều luật của làng.
Quan hệ xã hội của ngƣời dân trong làng đƣợc quy định bởi những
quy ƣớc về việc cƣ xử giữa ngƣời với ngƣời trong làng xã. Những điều
khoản này chiếm một số lƣợng tƣơng đối trong hƣơng ƣớc. Nội dung chủ
yếu trong những điều khoản đó đề cao tinh thần đoàn kết đùm bọc làng
xóm, giữ gìn những quan hệ tốt đẹp, khuyến khích dân làng ăn ở hòa thuận
giúp đỡ nhau trong đời sống hàng ngày. Chẳng hạn, Điều 71 hƣơng ƣớc làng
Quỳnh Đôi quy định: Mọi ngƣời phải đến giúp ngƣời khác lợp nhà, đƣa ma
mà không cần lời mời, khi đƣa ma thì tùy tang chủ kính biếu mà không đƣợc
đòi hỏi. Điều 83 lại ghi: Ai gặp ngƣời già mà không giúp sức mang vác thì
bị phạt. Hoặc ở Điều 97: Gặp hoạn nạn, ngƣời trong làng phải giúp đỡ lẫn
nhau, nếu không khi trở về làng bị phạt 20 quan mới đƣợc ghi tên vào sổ
làng (đƣợc công nhận lại là thành viên của làng) [9].
Làng xã coi trọng việc lập các điếm canh, điếm tuần phòng để phòng
"thủy, hỏa, đạo, tặc" bảo vệ tính mạng, tài sản chung của cả làng. Vì thế hết
thảy các tráng đinh trong làng (thƣờng từ 18 đến 49 tuổi) đều phải tham gia và
đƣợc tổ chức thành các đội dân binh của các xóm ngõ gọi là tuần phiên hay
hàng phiên (nhƣng cũng có làng chỉ lấy những ngƣời vào phiên từ 20 đến 40
tuổi). Hƣơng ƣớc làng Phú Xuyên (Ba Vì - Hà Tây) Điều 26 ghi:
Trong làng đặt ra các ngõ nhƣ ngõ Trên, ngõ Hƣơng, ngõ
Đình, ngõ Đồng Phải cắt cử những tráng đinh trong ngõ từ 20 đến
40 tuổi, ngõ lớn cử 12 ngƣời, ngõ nhỏ cử 8 ngƣời làm tuần phiên để
tuần thú trong ngõ. Nếu bất cẩn để nhà nào mất trộm vật gì đáng từ
một đồng trở lên thì tuần phiên phải đền [12].


18
Chế độ tuần tra, canh gác của các đội tuần phiên tùy thuộc vào tập tục
của từng làng, nhằm bảo vệ an ninh trật tự, tài sản chung của cả làng cũng nhƣ
mỗi thành viên của làng. Họ có trách nhiệm bảo vệ "nội hương ấp, ngoại đồng
điền", nếu để mất mát căn cứ vào giá trị phải bồi thƣờng cho ngƣời bị mất.
Chẳng hạn làng Lộc Du (Thƣờng Tín, Hà Tây) quy định phiên tuần canh gác
không cẩn thận để kẻ gian vào ăn trộm mỗi con trâu bị mất phải bồi thƣờng
30 quan, bò 20 quan. Làng Kiêu Trì quy định nếu ban đêm xảy ra mất trộm
tuần phải đền mỗi con trâu 10 quan, bò 6 quan ở ngoài đồng mất từ 3 lƣợm
lúa trở lên thì đền 3 lƣợm, mất 1 sào trở lên thì đền 3 gánh Hƣơng ƣớc các
làng còn quy tội nặng hơn cho những tuần phiên lợi dụng việc canh gác, tuần
phòng để ăn trộm. Ở làng Dƣơng Liễu (Hoài Đức - Hà Tây) nếu phiên lợi
dụng canh gác đi ăn trộm súc vật, hoa quả thì phạt 2 quan, hoặc trong lúc tuần
phòng cố ý thả kẻ trộm sẽ bị "luận tội" và phạt 3 quan. Ở làng Đồng Lƣ phiên
tuần lợi dụng lúc làm nhiệm vụ để ăn trộm thì bị phạt gấp đôi kẻ trộm bình
thƣờng, nặng thì giải trình quan trên. Phiên mở cổng làng cho kẻ gian vào
làng phải đền những của cải bị mất phạt 10 quan (tiền năm 1829) nhẹ đánh 30
roi và đuổi về, nặng thì trình quan xét xử [9].
* Quy ước về văn hoá tinh thần và tín ngưỡng
Mỗi làng Việt là một cơ cấu kinh tế khép kín mang tính "nửa tự trị".
Nét khác biệt giữa các làng đƣợc đặc trƣng bởi những nét văn hóa riêng, các
tục hèm, lệ thờ thành hoàng: mỗi làng tôn một vị thần làm "thành hoàng"
đƣợc thờ ở đình, đình đƣợc xây dựng ở nơi tốt nhất về phong thủy. Thành
hoàng có thể là thiên thần, cũng có thể là nhân thần, cũng có thể là ngƣời có
công với làng, với nƣớc nhƣng cũng có thể là ngƣời mà dân làng cho là linh
thiêng luôn che chở cho làng [5]. Thần thành hoàng là vị thần bảo trợ cho cả
cộng đồng làng. Cuộc sống của cộng đồng và số phận mỗi thành viên trong
làng có yên ổn hay ly loạn, thịnh hay suy đều phụ thuộc vào sự "bảo trợ" ấy.


19
Việc mỗi làng có riêng một vị thần của mình đƣợc cả cộng đồng tôn
kính thờ phụng phản ánh một thực tế là mỗi cộng đồng làng có quyền lợi kinh
tế, chính trị và những truyền thống văn hóa, lịch sử riêng, làm nên cái riêng
của mỗi làng - cái "ta làng". Cái riêng của mỗi làng trong quan hệ với làng
khác vốn lại là cái chung của mỗi thành viên trong làng mà ngƣời dân làng xã
có trách nhiệm gìn giữ bảo vệ. Ngƣời dân trong mỗi làng tin rằng dù chỉ một
thành viên trong làng vi phạm những quy tắc cấm kỵ của thần thành hoàng thì
không những ngƣời đó bị thần phạt mà toàn thể cộng đồng cũng bị trừng phạt.
Điều đó đã ràng buộc, gắn bó số phận của mỗi cá nhân vào cộng đồng, làm
cho toàn thể cộng đồng đoàn kết gắn bó với nhau, nhắc nhở nhau thực hiện
những quy ƣớc nhằm bảo vệ những nơi mà họ cho là tôn nghiêm của cả làng -
bảo vệ "đời sống tâm linh" của làng xã [5].
Gắn với tín ngƣỡng thờ thành hoàng là các hoạt động lễ hội. Lễ hội của
mỗi làng mang một sắc thái văn hóa khác nhau, nhƣng cốt lõi của nó là sự "tái
hiện lịch sử". Thông qua lễ hội và các hoạt động văn hóa khác các thành viên
trong làng biểu lộ sự hòa đồng cộng cảm với nhau. Vì vậy, tất cả trách nhiệm
và nghĩa vụ mà làng đặt ra nhằm tiến hành các hoạt động tín ngƣỡng (tế lễ, tu
sửa đình chùa) hay lễ hội đều đƣợc ngƣời nông dân tuân thủ một cách nghiêm
túc không chỉ bằng ý thức mà bằng cả những hành động thực tế. Từ ý thức cao
về trách nhiệm, họ tự giác tham gia vào các công việc chung của làng mà
không tính toán thiệt hơn. Hững hờ hay vô trách nhiệm đối với các công việc
chung của làng sẽ bị mọi ngƣời lên án. Ý thức về trách nhiệm và bổn phận
trƣớc cộng đồng đã hình thành và ăn sâu vào tiềm thức của ngƣời nông dân
đƣợc chấp nhận một cách tự nhiên và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Bên cạnh các quy ƣớc trong các hoạt động tín ngƣỡng lễ hội, nhiều
làng còn có các quy ƣớc ngăn cấm tệ cờ bạc quy định rõ mức phạt tùy theo
mức độ nặng nhẹ [9].

20

Trong lĩnh vực giáo dục, hầu hết các làng xã đều có những quy ƣớc
khuyến khích việc học tập. Giành ruộng "học đường" để làm phần biếu cho
ngƣời đỗ đạt, lấy hoa lợi để trả lƣơng cho thầy và làm phần thƣởng cho học
trò giỏi. Lệ làng có những quy ƣớc đón rƣớc những ngƣời đỗ đạt cao về làng
"vinh quy bái tổ", những quy ƣớc không chỉ buộc học trò mà cả dân làng phải
tôn vinh ngƣời thầy. Mặc dù chỉ là "thầy giáo làng" nhƣng cũng đƣợc làng
giành cho vị trí xứng đáng trong các sinh hoạt làng xã, chỗ ngồi trong chốn
đình chung.
Hƣơng ƣớc nhiều làng quy định những gia đình khá giả hoặc đủ ăn nếu
có con đến tuổi mà không cho đi học thì ngƣời cha nếu có "vị thứ sẽ bị huyền
vị thứ" (hƣơng ƣớc làng Phú Xuyên - Ba Vì - Hà Tây) và làng Phù Xá Đoài
(Đông Anh - Hà Nội) đề ra lệ: Con trai con gái 5-6 tuổi phải cho vào trƣờng
học, bằng không chỉ nuông con để "nghịch giặc" chửi đánh nhau thì bố mẹ
phải bị phạt [8].
Cùng với các quy ƣớc đã đƣợc văn bản hóa còn có những quy ƣớc "bất
thành văn" đƣợc truyền từ đời này sang đời khác đƣợc gọi là giáo dục bình
dân hay giáo dục truyền thống [9]. Hƣớng tới việc giáo dục nhân cách, duy trì
bản sắc tốt đẹp nó hƣớng vào hai mối quan hệ thiêng liêng bền vững của
ngƣời dân làng xã là quan hệ huyết thống và quan hệ địa vực. Giáo dục truyền
thống muốn rằng mỗi thành viên của làng phải là đứa con ngoan của gia đình
họ tộc, là ngƣời tốt của làng xóm. Giáo dục làng xã giữ vai trò quan trọng,
nếu không muốn nói là chủ yếu hình thành những đức tính quý báu của con
ngƣời Việt Nam: Yêu quê hƣơng (làng xã) đất nƣớc, tinh thần thƣơng yêu
đùm bọc lẫn nhau xung quanh mối quan hệ họ hàng - làng nƣớc.
Điểm lại những nội dung trên cho thấy, lệ làng đề cập đến hầu hết các
lĩnh vực của đời sống làng xã, các mặt hoạt động của con ngƣời. Trong các
hoạt động đó, quan hệ của ngƣời nông dân làng xã truyền thống đƣợc quy về

×