Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Hoạt động kiểm tra giám sát của cấp uỷ trong cơ chế kiểm soát quyền lực - qua thực tiễn huyện Đông Sơn, Thanh Hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.42 KB, 105 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



THIỀU THỊ KIM



HO¹T §éNG KIÓM TRA GI¸M S¸T CñA CÊP Uû
TRONG C¥ CHÕ KIÓM SO¸T QUYÒN LùC -
QUA THùC TIÔN HUYÖN §¤NG S¥N, THANH HO¸

Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. NGUYỄN ĐĂNG DUNG



HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN



Thiều Thị Kim






MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt


MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA
ĐẢNG TRONG CƠ CHẾ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC Ở
VIỆT NAM 8
1.1. Sự cần thiết phải có hoạt động kiểm tra giám sát của Đảng
trong cơ chế kiểm soát quyền lực ở Việt Nam 8
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin 9
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh 12
1.1.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam 18
1.2. Kiểm tra, giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực 26
1.2.1. Cơ chế kiểm soát quyền lực trong hệ thống chính trị Việt Nam 26
1.2.2. Kiểm tra giám sát của Đảng 32
1.2.3. Quan hệ giữa kiểm tra giám sát của Đảng với các cơ chế kiểm
soát quyền lực khác 38
Chương 2: THỰC TRẠNG, QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TRA GIÁM SÁT CỦA CẤP
ỦY TRONG CƠ CHẾ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC QUA
THỰC TIỄN HUYỆN ĐÔNG SƠN, THANH HOÁ 45
2.1. Thực trạng kiểm tra giám sát của cấp uỷ trong cơ chế kiểm
soát quyền lực qua thực tiễn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá 45
2.1.1. Tổ chức và môi trường hoạt động của Huyện uỷ 45
2.1.2. Hoạt động kiểm tra giám sát của Huyện uỷ Đông Sơn, Thanh Hoá 55
2.1.3. Kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra 72
2.2. Quan điểm chỉ đạo kiểm tra giám sát của Huyện uỷ Đông Sơn 78
2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát của cấp uỷ
trong cơ chế kiểm soát quyền lực qua thực tiễn huyện Đông
Sơn, Thanh Hoá 79
2.3.1. Nâng cao nhận thức, ý chí quyết tâm thực hiện công tác kiểm tra
giám sát cho cấp uỷ, tổ chức đảng, Uỷ ban Kiểm tra, cán bộ,
đảng viên 79

2.3.2. Đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của Huyện ủy
đối với cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới thực hiện công tác kiểm tra
giám sát 81
2.3.3. Lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy đổi mới phương thức phối
hợp với các tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác kiểm tra giám
sát và thi hành kỷ luật trong Đảng 82
2.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát của Huyện ủy với phòng
chống tham nhũng 83
2.3.5. Thực hiện nghiêm minh thi hành kỷ luật Đảng và giải quyết
khiếu nại kỷ luật Đảng 86
2.3.6. Nâng cao chất lượng giám sát công tác cán bộ 88
2.3.7. Nâng cao chất lượng cán bộ kiểm tra 90
2.3.8. Phát huy vai trò của nhân dân trong kiểm tra giám sát 92
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCH: Ban chấp hành
BTV: Ban thường vụ
HĐND: Hội đồng nhân dân
TCCS: Tổ chức cơ sở
UBKT: Ủy ban kiểm tra
UBND: Ủy ban nhân dân
XHCN: Xã hội chủ nghĩa


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhà nước là hình thức tổ chức xã hội có giai cấp, là tổ chức quyền lực
chính trị công cộng đặc biệt, có chức năng quản lý xã hội để phục vụ lợi ích
trước hết cho giai cấp thống trị và thực hiện những hoạt động chung nảy sinh
từ bản chất của xã hội. Quyền lực chính trị của nhà nước thuộc về một thiểu
số giai cấp thống trị, được thực hiện bằng một bộ máy với một lớp người
chuyên làm chức năng cưỡng chế và quản lý xã hội theo đường lối của giai
cấp thống trị xã hội.
Quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, do nhân dân uỷ quyền,
nhưng nhà nước, thông qua các cán bộ công quyền, không phải là thánh thần
và cũng có thể mắc sai lầm, vì vậy phải kiểm tra, kiểm soát để tránh lạm
quyền. Đã uỷ quyền, trao quyền thì phải kiểm soát, nếu muốn có dân chủ,
công bằng, tự do. Nếu phân công, phối hợp mà không có kiểm soát thì sẽ
không hiệu quả.
Kiểm soát quyền lực nhà nước là một hệ thống những cơ chế được thực
hiện bởi nhà nước và xã hội nhằm giữ cho việc thực thi quyền lực nhà nước
đúng mục đích, hiệu quả. Kiểm soát quyền lực nhà nước bao gồm kiểm soát
phạm vi hoạt động của quyền lực nhà nước; kiểm soát quá trình thông qua và
sửa đổi Hiến pháp; kiểm soát tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước;
kiểm soát những người thực thi quyền lực nhà nước và có thể kiểm soát từ
bên trong và bên ngoài nhà nước.
Trong xã hội dân chủ, kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện từ
cả bên trong và bên ngoài nhà nước. Kiểm soát từ bên trong là sự kiểm soát
do nhà nước thực hiện, kiểm soát từ bên ngoài nhà nước là sự kiểm soát của
xã hôi thông qua các đảng chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, phương tiện
truyền thông và nhân dân.


2
Đối với các nước áp dụng cơ chế tam quyền phân lập, có sự phân chia
rành mạch các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp thì kiểm soát quyền lực
nhà nước được thực hiện bằng cơ chế “kiềm chế - đối trọng” giữa ba quyền
trên. Bên cạnh đó, trong hệ thống chính trị đa đảng, sự kiểm soát quyền lực
nhà nước còn được thực hiện bởi các đảng đối lập. Do vậy, kiểm soát quyền
lực nhà nước bằng đảng chính trị ngoài sự kiểm tra, giám sát trong nội bộ
đảng còn có sự giám sát của đảng đối lập đối với đảng cầm quyền trong lãnh
đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của đất nước.
Ở Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân
dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; quyền lực nhà
nước là thống nhất trong đó có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền
lực giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Điều đó có nghĩa là, chúng ta không áp dụng cơ chế phân quyền, trong
khi đó, cơ chế kiểm soát trong bộ máy nhà nước vẫn chưa được định hình rõ
nét trên thực tế. Mặt khác, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng chính trị duy
nhất cầm quyền, lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối hệ thống chính trị và xã hội. Do
đó, vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay từ bên trong nhà
nước và từ bên ngoài xã hội, đặc biệt bằng đảng chính trị đang là vấn đề có
tính cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Như vậy, khi đảng chính trị duy nhất cầm quyền, lãnh đạo toàn diện,
tuyệt đối nhà nước và xã hội thì cơ chế kiểm soát quyền lực, hệ thống kiểm
soát quyền lực, là do đảng lãnh đạo, xây dựng lên. Để kiểm soát chặt chẽ
quyền lực nhà nước thì phải kiểm soát chặt chẽ quyền lực chính trị của đảng.
Để đảm bảo kiểm soát chặt chẽ quyền lực chính trị của đảng thì phải làm tốt
công tác kiểm tra, giám sát trong nội bộ đảng. Công tác kiểm tra, giám sát của

3

đảng là kiểm tra chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết, chính sách của
đảng; kiểm tra, giám sát việc cụ thể hoá của nhà nước; kiểm tra, giám sát cán
bộ, đảng viên thực hiện chủ trương, đường lối đó, Vì vậy, vấn đề cốt lõi để
kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta là cần phải thực hiện có hiệu quả
công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong nội bộ đảng.
Đảng lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội, kiểm tra, giám sát của
Đảng là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Do đó, các cấp uỷ thường
xuyên kiểm tra giám sát Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của mình thông qua các tổ chức đảng, thông qua cán bộ, đảng viên, thông qua
việc ban hành các chương trình phối hợp kiểm tra, giám sát giữa Ủy ban
Kiểm tra các cấp với các cơ quan thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước, với
các tổ chức đảng trong các cơ quan nhà nước.
Trong quá trình hoạt động, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng
công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, kiểm tra, giám sát là những chức năng
lãnh đạo của Đảng, lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo.
Kiểm tra của Đảng là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng,
là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm
hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp
hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của
Đảng và pháp luật của Nhà nước. Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng
theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp ủy, tổ
chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định
của Đảng.Tuy nhiên, nó chỉ trở thành hiện thực khi được các tổ chức đảng,
đảng viên chấp hành nghiêm chỉnh. Hơn nữa, việc nhìn nhận vai trò kiểm tra
giám sát của Đảng hiện nay cũng đang gây tranh luận và có nhiều ý kiến khác
nhau, cho nên, cần có những nghiên cứu cụ thể hơn.

4
Trong những năm vừa qua, công tác kiểm tra giám sát của các cấp ủy, tổ

chức đảng trong Đảng bộ huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều
chuyển biến rõ rệt, đạt được những thành tích quan trọng, góp phần tích cực
phục vụ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện đã đề ra. Tuy
nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: vị trí, vai trò
và tầm quan trọng của công tác kiểm tra giám sát chưa được nhận thức đầy đủ,
đúng đắn; nhiều cấp uỷ Đảng chưa làm tốt công tác kiểm tra công tác giám sát
trong Đảng và giám sát của nhân dân đối với các hoạt động của Đảng, nhà
nước, cán bộ, đảng viên chưa được quan tâm, chưa đáp ứng yêu cầu công tác
xây dựng Đảng trong tình hình mới; chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra
giám sát chưa cao; sai lầm của đảng viên và tổ chức đảng chậm được phát hiện
và khắc phục; chưa coi trọng kiểm tra phòng ngừa, phát huy nhân tố tích cực;
một số tổ chức đảng yếu kém; phương thức lãnh đạo và sinh hoạt lúng túng;
nội bộ mất đoàn kết; nguyên tắc tập trung dân chủ còn bị vi phạm; một số Uỷ
ban Kiểm tra, cán bộ làm công tác kiểm tra còn lúng túng, bị động cả về nhận
thức và phương thức tổ chức thực hiện, Những yếu kém trên là một trong
những nguyên nhân dẫn đến tệ quan liêu, tham nhũng, lạm quyền, suy thoái về
chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
hiện nay. Trước thực trạng trên đòi hỏi Huyện uỷ Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá
cần phải nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo và hiệu quả tổ chức thực hiện công
tác kiểm tra, giám sát trong cơ chế kiểm soát quyền lực.
Từ những nhận thức trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm
tra giám sát của Huyện ủy để kiểm soát quyền lực nhà nước ở Đông Sơn hiện
nay là vấn đề thực sự có ý nghĩa. Cho nên, tác giả mạnh dạn chọn vấn đề:
“Hoạt động kiểm tra giám sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực
- qua thực tiễn huyện Đông Sơn, Thanh Hoá” làm đề tài luận văn tốt nghiệp
với mong muốn làm sáng tỏ thêm vấn đề trên, góp phần tổng kết thực tiễn,

5
kinh nghiệm quá trình kiểm tra, giám sát của Huyện uỷ Đông Sơn, Thanh Hoá
trong cơ chế kiểm soát quyền lực, nhằm tạo cơ sở cho việc hoạch định chủ

trương, giải pháp đảm bảo kiểm soát quyền lực trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, vấn đề kiểm tra, giám sát của Đảng và nâng cao
chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, vấn đề kiểm soát quyền lực
được các cấp uỷ Đảng và nhiều nhà nghiên cứu lý luận quan tâm, trao đổi, đề
cập ở những góc độ khác nhau thông qua các đề tài khoa học cấp nhà nước,
cấp bộ, sách chuyên khảo, bài viết trên các tạp chí nghiên cứu, tham luận tại
các hội thảo khoa học của các nhà lý luận, nhà quản lý.
Thời gian gần đây, các tạp chí nghiên cứu như: Tạp chí Cộng sản,
Nghiên cứu lập pháp, Nhà nước và pháp luật, Luật học, Quản lý nhà nước, Tổ
chức nhà nước đã đăng nhiều bài viết của các nhà khoa học, nhà quản lý về
quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước.
Một số luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ ở Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia (cũ), Đại học Quốc gia, Đại học
Luật Hà Nội cũng đã đề cập đến vấn đề về công tác kiểm tra giám sát của
Đảng, kiểm soát quyền lực nhà nước dưới các gốc độ tiếp cận của luật học,
chính trị học, hành chính học
Các công trình nghiên cứu trên đã hệ thống, khái quát lại những quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng
ta về công tác kiểm tra giám sát của Đảng, kiểm soát quyền lực nhà nước. Các
nghiên cứu này cũng đã đánh giá thực trạng công tác kiểm soát quyền lực ở
Việt Nam, công tác kiểm tra của Đảng ở một số địa phương, ngành, đồng
thời, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất hệ thống các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra giám sát của Đảng, kiểm soát
quyền lực ở Việt Nam.

6
Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn
diện về lý luận và thực tiễn vấn đề kiểm tra giám sát của Đảng trong cơ chế
kiểm soát quyền lực ở địa bàn huyện Đông Sơn. Do đó, trên cơ sở kế thừa có

chọn lọc các tài liệu trên, tác giả tiến hành nghiên cứu vấn đề kiểm tra, giám
sát của Huyện uỷ Đông Sơn trong cơ chế kiểm soát quyền lực trong giai
đoạn hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu lý luận kiểm tra, giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát
quyền lực và thực tiễn kiểm tra giám sát của Huyện uỷ, Uỷ ban kiểm tra Huyện
uỷ Đông Sơn từ năm 2010-2013 nhằm làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về
kiểm tra, giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực, đồng thời đề
xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám
sát của Huyện uỷ, hiệu quả kiểm soát quyền lực ở Đông Sơn hiện nay.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu, hệ thống những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò, vị
trí, tầm quan trọng của công tác kiểm tra giám sát của Đảng, đặc biệt là công
tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực.
Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra từ công
tác kiểm tra giám sát của Huyện uỷ Đông Sơn.
Phân tích những yêu cầu đối với công tác kiểm tra giám sát của Huyện
uỷ Đông Sơn trong giai đoạn hiện nay và kiến nghị những giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra giám sát của Huyện
uỷ Đông Sơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động kiểm tra giám sát của

7
Huyện uỷ, trong cơ chế kiểm soát quyền lực qua thực tiễn huyện Đông
Sơn, Thanh Hoá.
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác kiểm tra, giám sát của Huyện
ủy, Ủy ban Kiểm tra Huyện uỷ trong giai đoạn 2010-2013.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn vận dụng lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quyền lực Nhà nước, kiểm
soát quyền lực, công tác kiểm tra giám sát của Đảng để giải quyết các vấn đề
mà luận văn đã đề ra.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận
văn còn sử dụng một số phương pháp như: phương pháp phân tích, tổng hợp,
so sánh, thống kê, đối chiếu, khái quát hoá, điều tra xã hội học
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Bước đầu làm rõ vai trò, vị trí của công tác kiểm tra giám sát của Đảng
trong cơ chế kiểm soát quyền lực ở huyện Đông Sơn hiện nay.
Hệ thống hóa được những chủ trương của Huyện uỷ Đông Sơn về việc
thực hiện kiểm tra, giám sát trong cơ chế kiểm soát quyền lực từ năm 2010
đến năm 2013. Từ những thành công và hạn chế tồn tại rút ra kinh nghiệm và
chỉ ra phương hướng để vận dụng cho giai đoạn sau.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 2 chương.

8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG
TRONG CƠ CHẾ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC Ở VIỆT NAM

1.1. Sự cần thiết phải có hoạt động kiểm tra giám sát của Đảng
trong cơ chế kiểm soát quyền lực ở Việt Nam
Xã hội càng phát triển, vai trò của nhà nước càng lớn thì yêu cầu về
kiểm soát quyền lực nhà nước càng cao. Điều đó được giải thích bằng tính

chất phức tạp trong tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, cấp độ của quyền
lực nhà nước. Chính vì vậy kiểm soát quyền lực nhà nước phải được triển
khai hệ thống. Kiểm soát quyền lực nhà nước là một hệ thống những cơ chế
được thực hiện bởi nhà nước và xã hội, nhằm giữ cho việc thực thi quyền lực
nhà nước đúng mục đích, hiệu quả. Từ cách tiếp cận hệ thống có thể thấy,
kiểm soát quyền lực nhà nước gồm kiểm soát từ bên trong (nhà nước) và kiểm
soát từ bên ngoài (Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân). Quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân,
nông dân và tầng lớp trí thức. Để giữ vững bản chất hiến định đó thì phải giữ
cho quyền lực nhà nước không đi chệch hướng. Muốn vậy phải có sự lãnh đạo
của Đảng. Mà kiểm tra giám sát là một trong những phương thức lãnh đạo của
Đảng. Kiểm tra giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước
có vai trò quan trọng, tất yếu thể hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.
Nó được thể hiện rõ nét nhất thông qua công tác kiểm tra giám sát của Đảng.
Trước tiên là kiểm tra giám sát việc thực hiện đường lối, chính sách của
Đảng; kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên trong việc thực hiện
nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Công tác kiểm tra của Đảng
là hoạt động của Đảng, được tiến hành đối với tổ chức đảng và đảng viên,
nhằm nắm vững tình hình; nhận xét, đánh giá việc chấp hành các quy định,

9
quyết định của Đảng; xác định sự đúng đắn hay vi phạm của các hành vi có
liên quan đến kỷ cương, kỷ luật của Đảng. Giám sát của Đảng là việc các cấp
uỷ, tổ chức đảng theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của tổ chức đảng và
đảng viên chịu sự giám sát trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ
Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và đạo đức, lối sống theo quy định của
Ban Chấp hành Trung ương.
Công tác kiểm tra giám sát của Đảng nhằm bảo đảm cho chủ trương,
đường lối của Đảng, của các cấp uỷ và chính sách, pháp luật của nhà nước
được chấp hành nghiêm chỉnh. Trong kiểm soát quyền lực nhà nước, quan hệ

giữa kiểm tra, giám sát của Đảng với các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà
nước khác về thực chất là quan hệ lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước thông
qua kiểm tra, giám sát.
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
Trên cơ sở kế thừa thuyết phân chia quyền lực và tổng kết kinh nghiệm
lịch sử đấu tranh giai cấp, khi bàn về mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội
công dân, để nhà nước không bao trùm hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
cũng như lấn lướt tự do của con người, C. Mác cho rằng phải giới hạn quyền
lực nhà nước. “Tự do là ở chỗ biến nhà nước, cơ quan tối cao của xã hội,
thành một cơ quan hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội, và ngay cả ngày nay nữa,
các hình thức nhà nước tự do hay không tự do là tuỳ ở chỗ trong những hình
thức ấy, “sự tự do của nhà nước” bị hạn chế nhiều hay ít” [12, tr.490].
Trong bộ Tư bản, C. Mác đã đề cập đến công tác kiểm tra nói chung.
Kiểm tra là một phương thức hành động để thực hiện mục đích, là một tất yếu
khách quan đối với hoạt động của con người và tổ chức. C.Mác khẳng định:
Vào một thời kỳ ở một nước mà thế lực vua chúa, giai cấp
quý tộc và giai cấp tư sản tranh giành quyền thống trị, mà do đó
quyền thống trị bị phân chia thì học thuyết phân quyền tỏ ra là tư

10
tưởng thống trị, nó được người ta coi là quy luật vĩnh viễn… mối
điều khoản của hiến pháp đều chứa sẵn trong bản thân nó cái phản
đề của bản thân nó, cái thượng viện và hạ viện của nó tự do trong
câu nói chung chung, và xóa bỏ cái tự do trong điều khoản kèm
theo… Hiến pháp đã được soạn thảo ra sao cho nghị viện có thể gạt
bỏ được tổng thống bằng con đường lập hiến, nhưng tổng thống lại
có thể gạt bỏ nghị viện bằng con đường không lập hiến, bằng cách
thủ tiêu luôn cả hiến pháp. Như thế là ở đây, bản thân hiến pháp lại
đi thách thức thủ tiêu mình bằng bạo lực. Chẳng những nó thần
thánh hóa chế độ phân quyền giống như Hiến chương 1830, mà nó

còn mở rộng chế độ phân quyền đến chỗ mâu thuẫn không sao chịu
nổi… Nếu hiến pháp giao cho tổng thống quyền thực tế thì nó lại cố
gắng bảo đảm cho nghị viện quyền tinh thần… [10, tr.236].
Theo C.Mác, để thực hiện kiểm tra, giám sát trong đảng, cần phải thực
hiện các nguyên tắc như:
Bầu cử rộng rãi theo định kỳ. Báo cáo công tác và có thể bị
bãi miễn; chẳng hạn Báo cáo công khai của hội đồng Trung ương,
(bầu lại hàng năm), Báo cáo của từng thành phần để tất cả thảo
luận, khi cần phải có những biện pháp thực tiễn ngay lập tức; Thực
hiện quyền phê bình và bình luận tự do, tranh luận tư tưởng trong
đảng, thực hiện quyết định của đa số nhưng phải bảo đảm quyền lợi
của thiểu số [11, tr.25-26].
V.I. Lênin đã bàn về vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra đối với
toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước. Theo quan điểm của Lênin, trong
công tác quản lý cùng với nội dung “chọn người, giao việc” thì “kiểm tra
kiểm soát” là việc vô cùng quan trọng. Cần có kế hoạch và đầu tư thời gian để
tiến hành kiểm tra công việc: "Kiểm tra nhân viên công tác và kiểm tra việc

11
chấp hành thực tế công tác - mấu chốt của toàn bộ công tác, của toàn bộ
chính sách hiện nay là ở đấy, vẫn ở đấy và chỉ có ở đấy" [39, tr.19]. Phải đi từ
công tác kiểm tra để một mặt tác động tới bộ máy nhà nước, coi đây là điểm
xuất phát và khâu trung tâm của phương thức lãnh đạo của đảng đối với cơ
quan nhà nước, mặt khác, thông qua công tác kiểm tra mà xem lại tính đúng
đắn, tính phù hợp của các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của đảng so với thực
tiễn, từ đó có những sửa đổi, bổ sung, phát triển sáng tạo các chủ trương,
đường lối, chỉ thị, nghị quyết của đảng. "Phải nghĩ đến chuyện kiểm tra lại
những chủ trương mà chúng ta tuyên bố hàng giờ, quyết định hàng phút, rồi
từng giây chứng minh tính chất không vững chắc, không kiên định và khó hiểu
của những chủ trương đó" [39, tr.443].

Theo Lênin, những nội dung chủ yếu của kiểm tra, kiểm soát bao gồm:
việc sản xuất và phân phối những sản phẩm chủ yếu nhất; các hoạt động tài
chính và tiền tệ, nhất là hoạt động của ngân hàng, lưu thông tiền tệ, thu nhập,
chi tiêu và nộp thuế của các nhà giàu; việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết
của Đảng, pháp luật của Nhà nước; việc thi hành các chức trách và chấp hành
kỷ luật lao động; để phát hiện kịp thời và đấu tranh chống các hiện tượng tiêu
cực. Đây chính là những vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước.
Lênin đã đề xuất thiết lập các cơ quan uỷ ban kiểm tra của Đảng tiến
tới cần phải có vị trí độc lập với cơ quan chấp hành. Cơ quan uỷ ban kiểm tra
phải được các đại hội đảng bầu ra thay cho cách bầu ra từ các ban chấp hành.
Khi họp Ban Chấp hành Trung ương đều phải có uỷ ban kiểm tra tham dự với
tư cách như một thành viên trong các cuộc họp “liên tịch”.
Trong điều kiện đảng cầm quyền, khi nhiều đảng viên thực hiện vai trò
lãnh đạo, quản lý trong bộ máy nhà nước, thì việc kiểm soát các đảng viên đó
thông qua công tác kiểm tra của đảng cũng chính là một hình thức kiểm soát
quyền lực nhà nước. Trong điều kiện đó, V.I.Lê-nin yêu cầu cần phải hợp

12
nhất hai cơ quan kiểm tra của đảng và thanh tra nhà nước làm một. Theo
V.I.Lê-nin, việc hợp nhất hai cơ quan đó để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát
sẽ có hiệu quả hơn. Công tác kiểm tra là vô cùng phức tạp, có nhiều khó khăn,
nhất là sẽ không hiệu quả nếu cán bộ kiểm tra không có phẩm chất đạo đức,
thiếu uy tín. Do vậy, theo V.I.Lê-nin: “ muốn biết cách điều khiển công tác
kiểm tra, thì cần phải có một người có uy tín đứng đầu, nếu không chúng ta sẽ
sa lầy và sẽ chìm ngập trong những mưu toan nhỏ nhặt” [38, tr.146]. Khi
đường lối, chính sách đã được xác định, phương hướng đã được thông qua thì
nhiệm vụ tổ chức thực hiện phải đặt lên hàng đầu và sự lãnh đạo phải chuyển
trọng tâm từ việc soạn thảo các sắc lệnh và mệnh lệnh sang việc lựa chọn
người và kiểm tra việc thực hiện.
Như vậy, các nhà kinh điển Mác xít, đặc biệt là Lênin đã luôn coi công

tác kiểm tra, kiểm soát, coi đây là công cụ hữu hiệu và là một trong những nội
dung lãnh đạo đối với tổ chức đảng, cơ quan nhà nước.
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra giám sát của Đảng
Tính tất yếu của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác kiểm tra, kiểm
soát đối với hoạt động lãnh đạo của Đảng. Theo Người: “Lãnh đạo đúng
nghĩa là: Phải quyết định vấn đề mọi cách cho đúng Phải tổ chức sự thi
hành cho đúng Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng
phải có quần chúng giúp mới được” [29, tr.285].
Để tổ chức thi hành và kiểm soát thực hiện chính xác của các quyết
định của Đảng và Nhà nước thì không thể thiếu được công tác kiểm tra, kiểm
soát của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi. Khi đã có
chính sách đúng thì sự thành công hoặc thất bại của các chính

13
sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và
do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy
cũng vô ích [27, tr.154].
Cho nên, “Có thể nói rằng, chín phần mười khuyết điểm trong công việc
của chúng ta là vì thiếu kiểm tra, giám sát. Nếu tổ chức giám sát được chu đáo
thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm” [27, tr.154].
Kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng là một tất yếu khách
quan nhằm ngăn chặn khuyết điểm sai lầm, sửa chữa thói hư tật xấu, thải loại
những kẻ thoái hóa biến chất, xây dựng đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng
nhà nước của dân, do dân, vì dân. Bởi vì, như Người luận giải:
Đảng ta là một Đảng rất to lớn, bao gồm đủ các tầng lớp
trong xã hội. Vì vậy có nhiều tính cách rất trung thành, rất kiên
quyết, rất vĩ đại. Song cũng không tránh khỏi những tập tục, những

tính nết, những khuyết điểm của xã hội bên ngoài, nó lây, ngấm vào
trong Đảng [29, tr.261].
Vị trí, vai trò của công tác kiểm tra giám sát của Đảng
Kiểm tra, giám sát là một phương thức quan trọng để bảo đảm thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Khi Đảng
ta trở thành Đảng cầm quyền, lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội thì công tác
kiểm tra càng có tác dụng, tầm quan trọng đặc biệt. Tại Hội nghị tổng kết công
tác kiểm tra của Đảng, ngày 29/7/1964, Hồ Chí Minh nhấn mạnh:
Công việc của Đảng và Nhà nước ngày càng nhiều. Muốn
hoàn thành tốt mọi việc, thì toàn thể đảng viên và cán bộ phải chấp
hành nghiêm chỉnh đường lối và chính sách của Đảng. Và muốn
như vậy, thì các cấp ủy Đảng phải tăng cường công tác kiểm tra. Vì
kiểm tra có tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên và cán bộ làm
tròn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với nhà nước, làm gương mẫu tốt

14
cho nhân dân. Do đó mà góp phần vào việc củng cố Đảng về tư
tưởng, về tổ chức [32, tr.300].
Kiểm tra, giám sát là một nội dung quan trọng trong công tác lãnh đạo,
quản lý nhà nước. Người cho rằng, kiểm tra, giám sát giúp công tác lãnh đạo,
công tác quản lý, chỉ đạo không bị sai lệch. Người thường xuyên nhắc nhở,
chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ lãnh đạo các cấp phải coi trọng, quan tâm công tác
thanh tra, kiểm tra. Người nói rằng:
Làm mà không kiểm tra thì không biết kết quả ra sao, không
hiểu sai lệch thế nào để kịp thời sửa chữa. Cũng theo Người, Có
kiểm tra mới huy động được tinh thần tích cực và lực lượng to tát
của nhân dân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới
sửa chữa và giúp đỡ kịp thời [32, tr.510].
Kiểm tra, giám sát là một biện pháp quan trọng góp phần tích cực
phòng, chống bệnh quan liêu, nạn tham ô, lãng phí và các hành vi vi phạm

pháp luật khác. Người khẳng định:
Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy, muốn biết các
nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúng không, muốn
biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm
soát. Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa
kiểm soát khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt đi [29, tr.287].
Như vậy, kiểm tra, giám sát không chỉ nhằm phát hiện ra những vi
phạm để xử lý mà còn phát hiện ra những sơ hở của bản thân cơ chế, chính
sách, chỉ ra những khuyết tật của bộ máy và quá trình vận hành bộ máy để sửa
đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hơn cơ chế, chính sách, đồng thời, biểu dương
những cái tốt, cái tích cực, những yếu tố mới, những nhân tố điển hình cần
nhân rộng phát huy.


15
Phạm vi, nội dung và cách kiểm tra giám sát
Phạm vi, nội dung của công tác kiểm tra giám sát chủ yếu là kiểm tra việc
và kiểm tra người. Việc ở đây chủ yếu bao gồm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng,
chính sách pháp luật của nhà nước. Người ở đây là cá nhân cán bộ, đảng viên.
Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích, tác dụng của công tác kiểm tra, kiểm soát là:
Giúp cho các cấp uỷ đảng nắm chắc được tình hình lãnh đạo,
chất lượng của các nghị quyết, chỉ thị; tình hình thực hiện như thế nào,
có gì đúng đắn, có gì sai lệch; ai chấp hành tốt, ai chấp hành chưa tốt;
năng lực thực tế của mỗi cán bộ, đảng viên. Theo Người, có giám sát
mới biết rõ cán bộ và nhân viên tốt hay xấu; mới biết rõ các khuyết
điểm của các cơ quan; mới biết rõ tính đúng đắn, khả thi hay chưa phù
hợp với các nghị quyết, chỉ thị [29, tr.287].
Người lý giải có hai cách kiểm tra: kiểm tra từ trên xuống - tức là người
lãnh đạo kiểm tra kết quả những công việc của cán bộ mình. Kiểm tra từ dưới
lên - tức là quần chúng và cán bộ kiểm tra sự sai lầm của người lãnh đạo và

bày tỏ cái cách sửa chữa sự sai lầm đó. Người chỉ rõ: “Để thực hiện chữ
Liêm, cần có tuyên truyền và kiểm soát, giáo dục và pháp luật, từ trên xuống,
từ dưới lên Vì vậy dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát
cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ “LIÊM” [29, tr.287].
Trong các hình thức, phương pháp kiểm tra, Hồ Chí Minh đặc biệt đề
cao kiểm tra thường xuyên và kiểm tra trực tiếp. Kiểm tra phải được tiến hành
thường xuyên, chứ không phải lúc làm, lúc bỏ, đánh trống bỏ dùi; phải trở
thành công việc thường ngày của các cấp ủy Đảng (nhất là các đồng chí cán
bộ chủ chốt). Khi chưa quyết định thì tha hồ bàn cãi, nhưng khi đã quyết định
rồi thì không được cãi nữa, có bàn cãi cũng chỉ là bàn cách thi hành cho được,
cho nhanh, không phải để đề nghị không thực hiện.
Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến công tác kiểm tra, kiểm soát để

16
khắc phục tình trạng lạm dụng quyền lực. Công tác kiểm tra được Người ví
như “ngọn đèn pha” vừa để giúp cho việc lãnh đạo đúng đắn, vừa ngăn chặn
sự lạm dụng quyền lực của các cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước
các cấp. Người chỉ rõ: “Có kiểm tra mới huy động được tinh thần tích cực và
lực lượng to tát của nhân dân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán
bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời” [29, tr.520].
Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực thi
quyền lực của các cơ quan nhà nước và khuyến khích nhân dân thực hiện
công việc này. Người viết: “ Chính phủ ta là chính phủ của nhân dân, chỉ có
một mục đích là ra sức phụng sự lợi ích của nhân dân. Chính phủ rất mong
đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm tròn nhiệm vụ của
mình là người đầy tớ trung thành tận tuỵ của nhân dân” [30, tr.361 - 362].
Như vậy, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận của
V.I. Lênin về công tác kiểm tra, kiểm soát phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn
của đất nước ta và Đảng ta.
1.1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền lực nhà nước và kiểm soát

quyền lực nhà nước
Theo Hồ Chí Minh, trong nhà nước có nhiều cơ quan quyền lực nhà
nước khác nhau, từ trung ương đến địa phương, nhưng các cơ quan quyền lực
các cấp này chỉ là người thi hành mệnh lệnh, thực hiện ý chí của nhân dân,
nghĩa là mọi quyền lực chính trị trong Nhà nước ta đều là của nhân dân.
Người viết: “Trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà của chúng ta, tất cả
mọi quyền lực đều là của nhân dân, tức là của các giai cấp công, nông, tiểu
tư sản và tư sản dân tộc” [30, tr.217].
Cơ quan quyền lực được coi là chân chính đều phải do nhân dân tổ
chức, bầu ra theo nguyên tắc đa số. Hồ Chí Minh thường dùng cụm từ “nhân
dân giao cho” để nói đến việc nhân dân uỷ thác quyền lực của mình cho các

17
cơ quan nhà nước các cấp. Quyền lực không chân chính là quyền lực thể hiện
trong các trường hợp quyền lực chân chính đã bị lạm dụng, làm hại nhân dân.
Hồ Chí Minh đã phê phán tình trạng lạm dụng quyền lực của một số người
đứng đầu các cơ quan quyền lực. Người viết:
Dân ghét các ông chủ tịch, các ông uỷ viên vì cái tật ngông
nghênh cậy thế cậy quyền. Những ông này không hiểu nhiệm vụ và
chính sách của Việt Minh, nên khi nắm được chút quyền trong tay
vẫn hay lạm dụng, có được mấy khẩu súng lục trong túi lúc nào
cũng lăm le muốn bắn, đeo chiếc kiếm bên mình lúc nào cũng chực
muốn chặt người ta [28, tr.47].
Để đảm bảo quyền lực của nhà nước luôn thực sự là quyền lực của
nhân dân, Người cho rằng, phải kiên quyết trừng trị những kẻ lạm dụng quyền
lực, lợi dụng việc nhân dân giao quyền cho rồi cậy thế, cậy quyền ức hiếp
nhân dân, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân. Người đã nghiêm khắc xử lý
một số cán bộ lãnh đạo nắm quyền ở các cơ quan nhà nước lạm dụng quyền
lực mà phạm phải những lỗi lầm. Người nhắc nhở:
Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm thì

phải ra sức sửa chữa. Vậy nên ai không phạm phải lỗi lầm trên này,
thì nên chú ý tránh đi và gắng sức cho thêm tiến bộ. Ai đã phạm
những lỗi lầm trên này, thì phải hết sức sửa chữa; nếu không tự sửa
chữa thì Chính phủ sẽ không khoan dung [28, tr.58].
Để khắc phục tình trạng lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước
Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều biện pháp. Trước hết phải dùng pháp luật của
nhân dân. Người viết: “Phép luật là phép luật của nhân dân, dùng để ngăn
ngừa những hành động có hại cho nhân dân, để bảo vệ lợi ích chung của đại
đa số nhân dân” [30, tr.453].
Theo Hồ Chí Minh, việc kiểm sát quyền lực không chỉ được thực hiện
bởi các cơ quan thanh tra, kiểm sát, hay các cơ quan quyền lực kiểm soát lẫn

18
nhau, mà điều quan trọng là để chính nhân dân kiểm soát các cơ quan quyền
lực nhà nước. Người nói: “Dân chúng có quyền kiểm soát việc làm để đề
phòng những việc nhũng lạm có thể xảy tới” [28, tr.154].
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền lực nhà nước và kiểm soát
quyền lực nhà nước đã luận giải cho việc xây dựng một cơ chế kiểm soát
quyền lực, mà quyền lực của nó thuộc về nhân dân.
1.1.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
1.1.3.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác kiểm tra
giám sát
Vai trò kiểm tra, giám sát của Đảng
Kiểm tra giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, là
bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Trong các văn
kiện của Đảng đã xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác kiểm tra
giám sát của Đảng. Kiểm tra, giám sát là nội dung, là phương thức thực hiện
lãnh đạo của Đảng đối với Nhà Nước và đối với toàn xã hội, là một trong
những yếu tố quyết định hiệu quả lãnh đạo của Đảng trong điều kiện Đảng
cầm quyền. Đảng phải tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công

tác kiểm tra, giám sát.
Trong quá trình hoạt động, Đảng ta đã xác định kiểm tra giám sát là
chức năng lãnh đạo của Đảng, lãnh đạo phải có kiểm tra, giám sát, “Lãnh đạo
mà không có kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo”. “Công tác kiểm tra có
vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng”. Văn
kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng tiếp tục nhấn mạnh:
Tăng cường công tác kiểm tra của các cấp ủy, của ủy ban
kiểm tra các cấp [17, tr.146]. Công tác kiểm tra là một bộ phận
quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng đảng, là một khâu quan
trọng của tổ chức thực hiện [14, tr.122], là biện pháp hiệu nghiệm
để khắc phục bệnh quan liêu [16, tr.137].

19
Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta là hệ thống các công tác
giám sát, thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan trong hệ thống chính trị
và của nhân dân. Hoạt động thanh tra kiểm tra giám sát của các cơ quan Nhà
nước là phương thức bảo đảm quyền tự do, dân chủ, chống lại mọi hành vi
quan liêu, cửa quyền, hách dịch đối với nhân dân. Hoạt động kiểm tra, giám sát
trực tiếp của dân thông qua việc theo dõi, đánh giá kiểm tra giám sát với tư
cách một người công dân hoặc với tư cách một tổ chức của nhân dân đối với
các cơ quan Nhà nước để xem xét, đánh giá việc thực hiện quyền lực nhà nước
mà mình uỷ quyền cho các cơ quan đó như thế nào, có lạm quyền không.
Kiểm tra giám sát của Đảng là một bộ phận của việc giám sát việc thực
thi quyền lực nhà nước đối với đảng cầm quyền. Báo cáo chính trị Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ:
Lãnh đạo việc đổi mới và tăng cường công tác thanh tra của
Chính phủ và các cơ quan hành pháp; phát huy vai trò giám sát của
Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
nhân dân, theo đúng chức năng và thẩm quyền của các cơ quan đó.
Tăng cường công tác kiểm tra của cấp ủy, của Ủy ban Kiểm tra các

cấp tập trung vào các nội dung chủ yếu: Thực hiện các nghị quyết,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chấp hành nguyên
tắc tập trung dân chủ và qui chế làm việc, củng cố đoàn kết nội bộ,
giáo dục, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng của
cán bộ, đảng viên [17, tr.146].
Những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác kiểm tra,
giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước
Tư tưởng chỉ đạo công tác kiểm tra giám sát của Đảng là: “chủ động,
chiến đấu, giáo dục và hiệu quả”. Phải tiến hành thường xuyên, có nề nếp,
không thụ động ngồi chờ vụ việc xảy ra rồi mới xem xét, giải quyết; thường

20
xuyên nắm vững tình hình hoạt động của đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới,
kịp thời biểu dương tiến bộ, ngăn ngừa, khắc phục tiêu cực, nhằm chủ động
phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các khuyết điểm và phát hiện đảng
viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm, phải xem xét, xử lý công minh,
chính xác, kịp thời, không để sai lầm. Trong quá trình tiến hành công tác kiểm
tra, giám sát, nhằm làm rõ đúng, sai, ưu, khuyết điểm, nếu có vi phạm thì làm rõ
nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, để bảo vệ cái đúng,
khắc phục cái sai. Mục đích của công tác kiểm tra, giám sát là để “thúc đẩy và
giáo dục đảng viên và cán bộ làm tròn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với nhà
nước, làm gương mẫu tốt cho nhân dân”; ở phương pháp công tác kiểm tra,
giám sát là phát huy tinh thần tự giác của đảng viên và tổ chức đảng kết hợp
với công tác thẩm tra, xác minh. Qua công tác kiểm tra giám sát phải rút ra
được những bài học về tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, về giáo dục, rèn
luyện, quản lý, khen thưởng, kỷ luật đảng viên và tổ chức đảng để nâng cao
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên. Trên cơ sở
kết luận chính xác về nội dung kiểm tra, giám sát, nhằm đánh giá được thực
chất tình hình, có biện pháp giáo dục và rút ra được những bài học kinh
nghiệm, giúp cho đối tượng được kiểm tra, giám sát phát huy ưu điểm, khắc

phục được khuyết điểm, vi phạm (nếu có) để phấn đấu tiến bộ.
Nhờ sự vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng trong
những năm qua có sự chuyển biến rõ rệt và đạt được những thành tích quan
trọng, góp phần tích cực phục vụ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và
công tác xây dựng Đảng. Tuy nhiên, cũng còn nhiều hạn chế. Báo cáo Chính
trị Đại hội IX đã chỉ rõ:
Nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám
sát và thi hành kỷ luật đảng, chất lượng và hiệu quả kiểm tra, giám sát

×