Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức y tế dự phòng ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (994.37 KB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
------------

NGUYỄN THỊ THU HÀ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC

Y TẾ DỰ PHÒNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số
: 60 38 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. Trịnh Đức Thảo

Hà Nội - 2007


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu

8

Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ viên chức
YTDP



14

1.1.

Khái niệm, vai trò của đội ngũ viên chức YTDP

14

1.1.1.

Khái niệm viên chức và viên chức YTDP

14

1.1.1.1.

Khái niệm viên chức

14

1.1.1.2.

Khái niệm viên chức YTDP

18

1.1.2.

Vai trò của đội ngũ viên chức YTDP


19

1.2.

Tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ
viên chức YTDP

22

1.2.1.

Tiêu chuẩn của viên chức y tế dự phịng

22

1.2.1.1.

Tiêu chuẩn của cán bộ, cơng chức, viên chức

22

1.2.1.2.

Tiêu chuẩn của viên chức YTDP

26

1.2.2.


Tiêu chí đánh giá chất lượng của đội ngũ viên chức
YTDP

28

1.2.2.1.

Các tiêu chí chung

30

1.2.2.2.

Các tiêu chí cụ thể

30

1.3.

Điều kiện đảm bảo chất lượng đội ngũ viên chức
YTDP

33

1.3.1.

Đảm bảo về chính trị

33


1.3.2.

Đảm bảo về kinh tế

34

1.3.3.

Đảm bảo về pháp luật

35

Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ viên chức YTDP
ở Việt Nam

37

Tình hình kinh tế, xã hội, địa lý và dân số tác động
đến phát triển mạng lưới YTDP và chất lượng đội

37

2.1.

5


ngũ viên chức YTDP
2.1.1.


Yếu tố tự nhiên, môi trường, dân số

37

2.1.2.

Yếu tố kinh tế, xã hội

37

2.2.

Thực trạng chất lượng đội ngũ viên chức YTDP ở
Việt Nam

39

2.2.1.

Sự phát triển về số lượng của đội ngũ viên chức
YTDP

39

2.2.2.

Phân bố nhân lực YTDP

41


2.2.2.1.

Tuyến trung ương

42

2.2.2.2.

Tuyến tỉnh

42

2.2.2.3.

Tuyến huyện

46

2.2.2.4.

Nhân lực YTDP khác

49

2.2.3.

Về phẩm chất chính trị, tư tưởng của viên chức
YTDP

49


2.2.4.

Về đạo đức, lối sống của viên chức YTDP

50

2.2.5.

Về trình độ, năng lực và khả năng hoạt động thực
tiễn của viên chức YTDP

52

2.2.5.1.

Trình độ đào tạo

52

2.2.5.2.

Năng lực và khả năng hoạt động thực tiễn

56

2.3.

Những yếu tố tác động đến chất lượng của đội ngũ
viên chức YTDP


61

2.3.1.

Công tác đánh giá, phân loại viên chức YTDP

61

2.3.2.

Công tác quy hoạch, tuyển dụng viên chức YTDP

63

2.3.3.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức YTDP

65

2.3.4.

Về chế độ, chính sách đối với viên chức YTDP

67

2.4.

Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, hạn chế


69

2.4.1.

Nguyên nhân khách quan

69

6


2.4.2.

Nguyên nhân chủ quan

70

Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng đội
ngũ viên chức YTDP ở Việt Nam đến năm 2020

73

3.1.

Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức YTDP – yêu
cầu cấp bách hiện nay

73


3.2.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác y tế

75

3.3.

Các quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ viên
chức YTDP

78

3.4.

Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức
YTDP

78

3.4.1.

Các giải pháp nâng cao chất lượng về phẩm chất
chính trị, tư tưởng

78

3.4.2.

Các giải pháp nâng cao chất lượng về phẩm chất đạo

đức, lối sống, phong cách làm việc

81

3.4.3.

Các giải pháp nâng cao trình độ, năng lực và khả
năng tổ chức hoạt động thực tiễn

84

3.4.4.

Các giải pháp khác

88

3.4.4.1.

Hoàn thiện, bổ sung hệ thống pháp luật về cán bộ,
công chức, viên chức và pháp luật về lĩnh vực YTDP

88

3.4.4.2.

Đổi mới quan điểm, nội dung và phương pháp đánh
giá viên chức

90


3.4.4.3.

Nâng cao chất lượng quy hoạch viên chức và thực
hiện việc đề bạt, bổ nhiệm viên chức theo quy hoạch

92

Kết luận

94

Tài liệu tham khảo.

97-100

7


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTB:

Bắc Trung bộ.

CSSKSS:

Chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

ĐB:


Đông Bắc.

ĐBBB:

Đồng bằng Bắc bộ.

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long.

ĐNB:

Đông Nam bộ.

KDYTQT:

Kiểm dịch y tế quốc tế.

KNT,MP,TP:

Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm.

NTB:

Nam Trung bộ.

PCBXH:

Phòng chống bệnh xã hội.


PC HIV/AIDS:

Phòng chống HIV/AIDS.

PCSR:

Phịng chống sốt rét.

SKLĐ&MT:

Sức khoẻ lao động và mơi trường.

TB:

Tây Bắc.

T.nguyên:

Tây Nguyên.

TT:

Trung tâm.

TTGDSK:

Truyền thông giáo dục sức khoẻ.

XHCN:


Xã hội chủ nghĩa.

YTDP:

Y tế dự phòng.

4


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm vừa qua, cùng với tiến trình cách mạng của dân tộc,

ngành y tế nói chung, lĩnh vực YTDP nói riêng đã có nhiều đóng góp to
lớn và đạt được những thành tựu đáng kể: Nhiều bệnh dịch, bệnh xã hội đã
được khống chế hoặc loại trừ, sức khoẻ và tuổi thọ của người dân được
tăng lên. Thực hiện quan điểm của Đảng về cơng tác YTDP, với phương
châm “Phịng bệnh hơn chữa bệnh”, hệ thống YTDP đã không ngừng phát
triển và hoàn thiện đáp ứng nhiệm vụ trong từng thời kỳ phát triển của đất
nước. Văn kiện đại hội đại biểu Đảng tồn quốc lần thứ IX đã khẳng định
“Cơng tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ, đặc biệt là trong
lĩnh vực y tế dự phòng”.
Việt Nam là nước đang phát triển, trong q trình cơng nghiệp hố,
hiện đại hố một số bệnh khơng nhiễm trùng, bệnh xã hội có xu hướng gia
tăng cả về tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết như bệnh tim mạch, ung thư, sức khoẻ
tinh thần. Nhóm các bệnh do ngộ độc, chấn thương, tai nạn tăng từ 1,8%
(năm 1976) lên 13,7% (năm 2000). Các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy

hiểm có xu hướng diễn biến phức tạp. Trong vòng 10 năm (1994 – 2003)
một số bệnh có tỷ lệ mắc cao như: cúm, sốt rét, lao, sốt xuất huyết và một
số bệnh có tỷ lệ chết cao như: lao, HIV/AIDS, sốt rét, sốt xuất huyết.
Nhiều bệnh dịch lưu hành địa phương có xu hướng quay trở lại phát triển
thành dịch lớn. Đặc biệt là sự xuất hiện của một số bệnh mới nguy hiểm
đang là mối nguy cơ đe doạ sức khoẻ cộng đồng như: SARS, cúm H5N1,
HIV/AIDS...
Con người được Đảng ta quan niệm không phải chỉ là động lực phát
triển kinh tế – xã hội mà còn là mục tiêu của sự phát triển kinh tế – xã hội.
Một trong những những yêu cầu của nguồn nhân lực là phải có sức khoẻ
thể xác cũng như sức khoẻ tâm thần tốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi sức
khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người. Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020
8


nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp, xây dựng con người phát
triển toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo bước chuyển biến
mạnh về phát triển nguồn nhân lực là một trong ba lĩnh vực then chốt cần
tập trung triển khai để làm chuyển động toàn bộ tình hình kinh tế – xã hội,
địi hỏi cơng tác y tế nói chung và YTDP nói riêng phải có những chuyển
biến tích cực và đột phá để đi lên.
Đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân,
ngày 19/3/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
35/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 và năm 2005 Bộ Chính trị Ban chấp
hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 46/2005/NQ-TW ngày
23/02/2005 của Bộ Chính trị về cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khoẻ nhân dân trong tình hình mới, trong đó xác định nhiệm vụ “Tiếp tục
phát triển và hoàn thiện hệ thống y tế dự phịng”. Ngày 30/6/2006, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg về việc

phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn
đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Trong đó có nêu rõ xây dựng và
phát triển trung tâm y tế dự phòng đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ: giám
sát dịch tễ, vệ sinh phịng, chống dịch, kiểm sốt và phịng chống
HIV/AIDS, truyền thơng giáo dục sức khoẻ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản
và xây dựng làng văn hố sức khoẻ nhằm củng cố và phát triển mạng lưới
y tế dự phòng là một trong những nội dung của phát triển hệ thống y tế
Việt Nam.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác YTDP trong sự nghiệp
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, thực hiện mục tiêu giảm các yếu tố
nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng; phát hiện sớm, khống chế kịp
thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra; giảm tỷ lệ mắc và tử vong do
bệnh, tật; góp phần phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao tuổi thọ, nâng
cao chất lượng cải thiện đời sống và giống nòi, ngày 09/11/2006, Thủ

9


tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg về phê
duyệt Chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020.
Chiến lược quốc gia YTDP Việt Nam đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020 thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về sự phát
triển và đầu tư cho công tác YTDP trong tương lai, đồng thời Chiến lược là
cơ sở định hướng y tế Việt Nam đi theo hướng phát triển của y học thế giới
là “y học trong tương lai là y học dự phòng”. Chiến lược cũng là cơ sở
pháp lý để xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới YTDP, xây dựng các
chương trình hành động, dự án mục tiêu quốc gia về y tế dự phòng, đồng
thời là cơ sở để phân bổ hợp lý và nâng cao hiệu quả các nguồn lực cho
YTDP.

Để thực hiện được các mục tiêu trong Chiến lược quốc gia YTDP
Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, mạng lưới YTDP
cần được củng cố, hoàn thiện, quy hoạch và nâng cao chất lượng để đáp
ứng với nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân thực hiện nhiệm vụ của
Đảng và Nhà nước giao cho, trong đó yếu tố quyết định là phải có một đội
ngũ cán bộ, viên chức dự phòng đủ về số lượng, có chất lượng, có chun
mơn cao, có văn hố, y đức và khả năng sáng tạo, tiếp thu những thành quả
khoa học công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng được địi hỏi của tình hình
mới. Vì lý do đó luận văn đề cập tới vấn đề “Nâng cao chất lượng đội ngũ
viên chức y tế dự phòng ở Việt Nam hiện nay”.
2.

Tình hình nghiên cứu:
Thực hiện tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành

Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá VIII) về “Những vấn đề cấp
bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân”; Nghị quyết số
46/2005/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về cơng tác bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới; Quyết định
số 153/2006/QĐ-TT ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê

10


duyệt kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến
năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg
ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc
gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Viện Chiến lược và Chính sách - Bộ Y tế đã có đề tài “Quản lý nguồn nhân
lực y tế trong thời kỳ cơng nghiệp hố - hiện đại hố” (nghiệm thu năm

2004), trong đó đưa ra quan điểm phát triển y tế bền vững và trên cơ sở
đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ y tế đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực y tế trong q trình cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Bên cạnh đó trong những năm qua Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng Việt
Nam cũng đã dự thảo một số báo cáo, đề án về hoàn thiện và nâng cao hoạt
động của mạng lưới y tế dự phòng, trong đó có đề cập đến vấn đề nhân lực
như:
-

“Báo cáo Thực trạng nhân lực và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại

tuyến huyện”, Bộ Y tế, tháng 6 năm 2007.
-

Đề án “Hỗ trợ phát triển Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện”, Cục

Y tế dự phòng Việt Nam, tháng 8 năm 2007.
Tuy nhiên, trong các đề tài, đề án, báo cáo chỉ đề cập ở phạm vi hẹp
hoặc chưa đề cập, phân tích về chất lượng đội ngũ viên chức YTDP, những
tồn tại, hạn chế của đội ngũ viên chức YTDP, cũng như chưa đưa ra được
các tiêu chí để đánh giá, nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức YTDP một
cách toàn diện.
2.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn:

-

Về đối tượng nghiên cứu:

Luận văn có đối tượng nghiên cứu là tình hình chất lượng đội ngũ

viên chức YTDP Việt Nam dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và
pháp luật. Cụ thể là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất
lượng đội ngũ viên chức YTDP ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất

11


các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức YTDP trong thời gian
tới.
-

Về phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu chất lượng đội ngũ viên chức YTDP ở Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu từ năm 2002 đến năm 2006.

3.

Mục đích và mục tiêu của luận văn:

-

Mục đích của luận văn:
Luận văn có mục đích là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá

thực trạng chất lượng đội ngũ viên chức YTDP, đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức YTDP ở Việt Nam đến năm
2020.
-


Mục tiêu của luận văn:
1.

Nghiên cứu cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ viên chức

YTDP. Cụ thể là làm sáng tỏ khái niệm, tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất
lượng viên chức YTDP.
2.

Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ viên chức YTDP của

Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2006.
3.

Phân tích yêu cầu khách quan, quan điểm và đề xuất các giải

pháp nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức y tế dự phòng Việt Nam đến
năm 2020.
5.

Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa

duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, với những phương pháp
nghiên cứu cụ thể như phân tích – tổng hợp, lịch sử – so sánh, kết hợp với
các nghiên cứu khác như phương pháp thống kê, so sánh, điều tra xã hội
học.
Các số liệu minh hoạ trong đề tài được dựa trên các tài liệu thứ cấp
như: niên giám thống kê y tế, điều tra y tế quốc gia năm 2002, báo cáo

tổng kết về công tác y tế dự phòng hàng năm của Cục Y tế dự phòng Việt
Nam, số liệu báo cáo của các địa phương về nhân lực y tế do Vụ Tổ chức
12


cán bộ – Bộ Y tế tổng hợp, các chính sách có liên quan đã được ban hành
và cịn có hiệu lực, các bài viết trên các tạp chí, trang thông tin điện tử...
Trong luận văn cũng sử dụng một số kết quả nghiên cứu của các đề tài, đề
án có liên quan đã được cơng bố.
6.

Đóng góp khoa học của luận văn:

-

Đưa ra những tiêu chí nâng cao chất lượng viên chức YTDP.

-

Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng viên chức YTDP nhằm

góp phần tạo ra một đội ngũ viên chức YTDP có chun mơn giỏi, có tiềm
năng tự phát triển và đạo đức tốt, đáp ứng được những đòi hỏi của nhân
dân về bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung
của đất nước.
7.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:
Kết quả luận văn góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận lịch


sử nhà nước và pháp luật trong một lĩnh cụ thể – chất lượng đội ngũ viên
chức YTDP.
Luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà nghiên cứu,
hoạch định chính sách, xây dựng đội ngũ viên chức YTDP có chất lượng
và những người quan tâm đến vấn đề chất lượng của đội ngũ viên chức
YTDP.
8.

Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3

chương và 50 mục.
Chương 1. Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ viên chức YTDP.
Chương 2. Thực trạng chất lượng đội ngũ viên chức YTDP ở Việt
Nam.
Chương 3. Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ viên
chức YTDP ở Việt Nam đến năm 2020.

13


Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ viên chức y tế dự
phòng.
1.1.

Khái niệm, vai trò của đội ngũ viên chức y tế dự phòng:

1.1.1. Khái niệm viên chức và viên chức y tế dự phòng:
1.1.1.1. Khái niệm viên chức:
Trong Hiến pháp 1946, Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam

dân chủ cộng hoà, thuật ngữ cơng chức, viên chức chưa được sử dụng,
thay vào đó là thuật ngữ nhân viên, được thể hiện tại các điều 37, 47, 51,
52. Điều 52 Hiến pháp năm 1946 quy định Chính phủ có quyền hạn “Bổ
nhiệm hoặc cách chức các nhân viên trong các cơ quan hành chính hoặc
chun mơn”. Thuật ngữ nhân viên cịn được sử dụng để phân biệt các đối
tượng khác nhau phục vụ tại các cơ quan nhà nước.
Đến ngày 20 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành
Sắc lệnh số 76 Quy chế công chức Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hồ
đã quy định: “cơng chức là những cơng dân Việt Nam được chính quyền
nhân dân tuyển để giữ chức vụ thường xuyên trong cơ quan Chính phủ, ở
trong hay ngoài nước” (Điều 1). Như vậy chỉ những người làm việc trong
bộ máy hành chính nhà nước mới là cơng chức, cịn khái niệm viên chức
vẫn chưa được đề cập đến.
Sau năm 1954 do nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực cho bộ máy nhà
nước ngày càng tăng, do thực tiễn khi đó khơng có đủ nguồn nhân lực phù
hợp với những tiêu chuẩn quy định đối với cơng chức. Tình hình đó địi
hỏi phải có một quan niệm rộng hơn về công chức nhà nước, bao gồm các
đối tượng phục vụ trong các cơ quan nhà nước và trong bộ máy của các tổ
chức xã hội, đoàn thể. Vì vậy, chế độ cơng chức dần được thay thế bằng
chế độ “cán bộ, công nhân viên chức”, bao gồm tất cả những người làm
việc trong các cơ quan nhà nước, cơ quan đảng, tổ chức xã hội, các đơn vị
kinh tế nhà nước. Tất cả đều thuộc biên chế nhà nước, hưởng lương theo
những thang bậc định sẵn và được gọi là “cán bộ, công nhân viên chức nhà

14


nước” chung chung, không phân biệt ai là cán bộ, công chức, viên chức.
Điều này được thể hiện tại Điều 6 Hiến pháp năm 1959 “Tất cả các nhân
viên cơ quan nhà nước đều phải trung thành với chế độ dân chủ nhân dân,

tuân theo Hiến pháp và pháp luật, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân”. Về
sau, thuật ngữ viên chức được sử dụng chính thức trong nhiều văn bản
pháp luật thay thế cho thuật ngữ công chức trước đó, như Nghị định số
23/CP ngày 30/6/1960 của Chính phủ về việc phân loại tổ chức, phân loại
chức vụ của cán bộ và viên chức thuộc khu vực hành chính – sự nghiệp,
Nghị định số 97/CP ngày 02/5/1974 của Hội đồng Chính phủ hướng dẫn
lập và sử dụng sổ lao động cho công nhân viên chức nhà nước.
Đến Hiến pháp 1980, thuật ngữ nhân viên nhà nước bắt đầu được sử
dụng chính thức, được thể hiện tại các điều 8, 10, 12, 59. Điều 8 Hiến pháp
năm 1980 quy định: “Tất cả các cơ quan Nhà nước và nhân viên nhà nước
phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân...”.
Điều 12 quy định: “Tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhân viên
Nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải nghiêm
chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật...” hoặc quy định tại Điều 59: “Công
nhân, viên chức khi về hưu, già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động được
hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội”. Như vậy, những người làm việc trong
các cơ quan, tổ chức nhà nước được gọi là cán bộ, viên chức trừ đối tượng
là công nhân.
Thuật ngữ viên chức tiếp tục được cụ thể hoá tại Quyết định số
117/CP ngày 15/7/1982 của Chính phủ quy định danh mục số 1 về các
chức vụ viên chức nhà nước, được phân thành: viên chức lãnh đạo (chia
thành 2 nhóm); viên chức chun mơn (chia thành 5 nhóm); viên chức
thực hành nghiệp vụ kỹ thuật (chia thành 3 nhóm) và một số văn bản cải
cách tiền lương đối với viên chức nhà nước được ban hành năm 1985. Các
văn bản này là cơ sở cho sự hình thành chế độ viên chức theo chức nghiệp.
Tuy nhiên chế độ viên chức theo chức nghiệp giai đoạn này đã bộc lộ

15



những hạn chế, đó là khơng đề cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của
viên chức, người viên chức được trả lương theo tiêu chí cơ bản, nhất là phụ
thuộc vào thâm niên cơng tác. Chế độ này khơng kích thích được việc học
tập, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ viên chức.
Trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001),
thuật ngữ “cán bộ, viên chức” được sử dụng với nghĩa rất rộng gồm tất cả
những người phục vụ trong các cơ quan, tổ chức nhà nước. “Các cơ quan
Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tuỵ
phục vụ nhân dân...” (Điều 8), hoặc “Cơng đồn là tổ chức chính trị – xã
hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan nhà
nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán
bộ, công nhân, viên chức và người lao động khác...” (Điều 9). Như vậy,
theo quy định của Hiến pháp 1992 thì những người phục vụ trong các cơ
quan, tổ chức nhà nước bao gồm cán bộ và viên chức. Thuật ngữ viên chức
được hiểu theo nghĩa rất rộng gồm tất cả những người trong biên chế của
các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và cả trong tổ chức kinh tế của nhà nước.
Để thực hiện và cụ thể hoá Hiến pháp, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã
ban hành Pháp lệnh cán bộ, công chức (năm 1998). Tuy nhiên Pháp lệnh
lại không đi theo hướng sử dụng thuật ngữ cán bộ, viên chức nhà nước mà
chỉ dùng thuật ngữ “cán bộ”, “công chức” nói chung và Pháp lệnh cũng
khơng đưa ra định nghĩa riêng cho từng đối tượng “cán bộ”, “công chức”.
Điều 1 Pháp lệnh cán bộ, công chức quy định chung như sau: “Cán
bộ, công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước, bao gồm:
-

Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong

các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
-


Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ

thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;

16


-

Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một cơng vụ

thường xun, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn,
được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan nhà
nước; mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức
danh tiêu chuẩn riêng;
-

Thẩm phán Tồ án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân;

-

Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ

thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân
mà không phải là sĩ quan, quân nhân chun nghiệp, cơng nhân quốc
phịng; làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà
không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp”.
Lần sửa đổi, bổ sung thứ 3 năm 2003 của Pháp lệnh cán bộ, công
chức đã đánh dấu một bước tiến mới trong sự điều chỉnh của pháp luật

theo hướng chuyên biệt hoá phân biệt công chức và viên chức nhà nước.
Trên cơ sở Pháp lệnh cán bộ, cơng chức sửa đổi, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về việc tuyển dụng, sử
dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà
nước và Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về việc tuyển
dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày
10/10/2003, cán bộ, công chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của
Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội được gọi chung là
viên chức. Viên chức là công dân Việt Nam, trong biên chế được tuyển
dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc được giao giữ một nhiệm
vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị – xã hội..., hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các
nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
Như vậy, công chức trong các cơ quan nhà nước, ở mức độ nhất định
thì hoạt động của họ ln gắn với quyền lực nhà nước, trực tiếp thực hiện

17


quyền lực nhà nước hoặc phục vụ trực tiếp cho thực hiện quyền lực nhà
nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, còn hoạt động của các viên
chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước thuần tuý mang tính chun
mơn, hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu do chính các
đơn vị sự nghiệp tạo nên.
1.1.1.2. Khái niệm viên chức y tế dự phòng:
Y học dự phòng là một ngành khoa học về phòng ngừa bệnh tật và
tăng cường sức khoẻ. Phạm vi của y học dự phịng rất rộng, bất cứ điều gì
liên quan đến sự sống, bệnh tật của con người như đất, nước, khơng khí,
thực phẩm, quần áo, lao động, nghỉ ngơi, giải trí... đều là đối tượng của y

học dự phịng.
Qua khái niệm về y học dự phịng có thể thấy vai trị quan trọng của y
học dự phịng, trong đó có vai trị của những người làm trong lĩnh vực này
đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, pháp luật
về cơng vụ của nhiều nước trên thế giới đều quy định những người làm
việc trong các cơ sở y tế công trong lĩnh vực y tế là công chức nhà nước.
Như pháp luật về cơng vụ của Cộng hồ Liên bang Đức, Cộng hồ Pháp,
Xing-ga-po và một số nước khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản...
Chẳng hạn như theo pháp luật Cộng hồ Pháp, cơng chức được hiểu
theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả những người làm việc trong các cơ quan
nhà nước có tư cách pháp nhân công quyền, trong các cơ quan lập pháp,
hành pháp, tư pháp, trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước – cơng sở tự
quản (trong đó có các bệnh viện), nhân viên hành chính trong các đơn vị
quân đội và trong Quốc hội.
Khái niệm công chức trong pháp luật của Nhật Bản bao hàm cả công
chức Nhà nước và công chức địa phương. Công chức Nhà nước bao gồm
những nhân viên giữ những chức vụ trong bộ máy của Chính phủ trung
ương, ngành tư pháp, quốc hội, quân đội, nhà trường và bệnh viện quốc

18


lập, xí nghiệp và đơn vị sự nghiệp quốc doanh, được hưởng lương từ ngân
sách nhà nước.
Pháp luật của Việt Nam thì quy định những người làm việc trong các
đơn vị sự nghiệp của nhà nước nói chung và các đơn vị sự nghiệp trong
lĩnh vực y tế dự phòng nói riêng là viên chức. Vì vậy, viên chức y tế dự
phòng trước hết phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện của viên chức, đó là
cơng dân Việt Nam, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các
nguồn thu do chính các đơn vị sự nghiệp tạo nên, trong biên chế được

tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm
vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Đơn vị sự nghiệp
của Nhà nước ở đây chính là các đơn vị y tế trong lĩnh vực y tế dự phịng.
Đó là các Viện trung ương và khu vực; các Trung tâm hệ dự phòng tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương; các Trung tâm y tế dự phòng huyện.
Với việc loại bỏ đội ngũ cán bộ y tế làm việc trong các đơn vị sự
nghiệp y tế (các bệnh viện, các viện nghiên cứu, các trung tâm y tế dự
phòng) – những người thực hiện một công vụ quan trọng nhất của nhà
nước và xã hội là thực hiện công tác khám chữa bệnh và phòng chống dịch
bệnh nâng cao sức khoẻ nhân dân ra khỏi đội ngũ công chức chưa thể hiện
sự quan tâm của Nhà nước đối với công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân
như trong các Văn kiện đại hội Đảng đã đề ra.
1.1.2. Vai trò của đội ngũ viên chức y tế dự phòng:
Nghề y ở khắp mọi nơi trên thế giới đều như nhau, là nghề có q
trình đào tạo dài nhất, nhưng thời gian có thể hành nghề lại muộn nhất. Do
tính chất nghề nghiệp, nhân viên y tế phải làm việc trong các điều kiện môi
trường rất khác nhau với rất nhiều các yếu tố môi trường bất lợi cho sức
khoẻ như: các yếu tố vật lý, yếu tố hoá, yếu tố sinh học, mơi trường kín...
Trong điều kiện kinh tế xã hội thực tại của Việt Nam, cơng việc bảo
vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân càng khó khăn, phức tạp hơn gấp bội.
Lao động của người thầy thuốc là loại lao động phức tạp, đòi hỏi cả về thể

19


lực và trí tuệ vì ln phải đưa ra các quyết định phức tạp liên quan đến tính
mạng con người. Về tâm lý, nghề y cũng đòi hỏi ở người thầy thuốc đức
tính cần cù, kiên nhẫn, biết chịu đựng...
Sức khoẻ của mỗi người liên quan mật thiết đến tình trạng sức khoẻ
chung của cộng đồng. Một cộng đồng khoẻ mạnh cả về thể chất và tinh

thần (ít người ốm đau, khơng có dịch bệnh, mơi trường ít hoặc khơng bị ơ
nhiễm, khơng có các tệ nạn xã hội...) là điều kiện lý tưởng đảm bảo cho
mỗi người khoẻ mạnh. Vai trò của đội ngũ viên chức y tế dự phịng thể
hiện ở chính các cơng việc:
Một là, đảm bảo một cuộc sống lành mạnh, văn minh. Để thực hiện
công việc này thì y tế dự phịng có nhiệm vụ chủ động phòng, chống các
bệnh liên quan tới chế độ dinh dưỡng, lối sống có hại, tai nạn và thương
tích như: khống chế các bệnh do hút thuốc lá thông qua việc giảm tỷ lệ hút
thuốc lá, giảm tỷ lệ mắc các loại ung thư có liên quan đến thuốc lá; giảm
các yếu tố nguy cơ liên quan đến các bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường;
giảm tỷ lệ các bệnh do lối sống không lành mạnh mang lại như nghiện hút,
cờ bạc, nghiện rượu và béo phì; giảm tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm, tỷ lệ
suy dinh dưỡng ở trẻ em, tỷ lệ thiếu máu, thiếu sắt và i ốt ở bà mẹ và trẻ
em; giảm tỷ lệ mắc bệnh tâm thần, trầm cảm, tỷ lệ tự tử... qua đó tăng tuổi
thọ của người dân Việt Nam.
Hai là, đảm bảo môi trường sống không dịch bệnh, lao động và học
tập có lợi cho việc phịng bệnh và nâng cao sức khoẻ. Để thực hiện cơng
việc này thì y tế dự phịng có nhiệm vụ tun truyền vận động nhân dân và
hộ gia đình sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, xây dựng hưởng ứng
phong trào “Làng Văn hóa – Sức khoẻ”; Củng cố và phát triển mạng lưới y
tế trường học, đảm bảo 100% học sinh được khám sức khoẻ định kỳ hàng
năm, giảm tỷ lệ các bệnh răng miệng và cận thị học đường; giám sát mơi
trường lao động, phát hiện và dự phịng các bệnh nghề nghiệp mới nảy
sinh; giảm số người bị tai nạn, thương tích hàng năm...

20


Ba là, chủ động phịng chống các tác nhân có hại cho sức khoẻ. Đó là:
phát hiện sớm và xử lý kịp thời 100% các dịch bệnh mới phát sinh; giảm

tỷ lệ mắc và tử vong hàng năm của các bệnh truyền nhiễm gây dịch đang
lưu hành như: bệnh tả, bệnh dịch hạch, bệnh dại, bệnh sốt xuất huyết, bệnh
sốt rét, bệnh thương hàn, bệnh viêm não; duy trì bền vững kết quả thanh
toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, tiến tới loại trừ bệnh sởi, bệnh
phong, thanh toán bệnh mắt hột, khống chế tỷ lệ HIV/AIDS trong cộng
đồng; đảm bảo trẻ em được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin...
Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng
và Nhà nước, chính quyền các cấp, cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ,
cơng chức, viên chức trong tồn ngành y tế và sự phối hợp của các Bộ,
ngành, hệ thống y tế dự phịng khơng ngừng được củng cố và dần hoàn
thiện để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ. Cơng tác y tế dự phịng đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt hoạt động. Nhiều dịch bệnh
nguy hiểm được khống chế, đẩy lùi và thanh toán. Năm 1978, nước ta đã
thanh toán được bệnh đậu mùa và năm 2000 thanh toán bệnh bại liệt. Từ
năm 2002 khơng có bệnh dịch hạch và năm 2003, Việt Nam là quốc gia
đầu tiên khống chế được dịch SARS. Các bệnh truyền nhiễm gây dịch đã
giảm từ 10 đến 100 lần so với trước đây, cơ cấu bệnh tật đã thay đổi đáng
kể. Phòng chống HIV/AIDS cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình
dục, quản lý, chăm sóc, tư vấn người nhiễm HIV, dự phịng lây truyền từ
mẹ sang con... đã được triển khai mạnh mẽ, hạn chế sự gia tăng của đại
dịch HIV/AIDS.
Công nghệ sinh học được nghiên cứu và áp dụng thành công trong
việc sản xuất vắc xin. Năm 2000 Việt Nam đã có khả năng đáp ứng được
5/10 loại vắc xin dùng trong tiêm chủng mở rộng. Đến năm 2005 đã cung
cấp 9/10 loại vắc xin cho tiêm chủng mở rộng, trong đó 7/10 loại đã đáp
ứng được 100% nhu cầu trong nước.

21



Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 33,8% năm 2000
xuống cịn 25,0% vào năm 2005.
Cơng tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ người lao động và bệnh nghề
nghiệp đã trở thành hoạt động chuyên môn thường trực của hệ thống y tế
dự phòng từ trung ương đến địa phương và các Bộ, ngành.
Công tác kiểm dịch y tế biên giới đã triển khai tại hầu hết các cửa
khẩu biên giới, góp phần ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm có thể lây lan
vào nước ta, đảm bảo an ninh sức khoẻ cho quốc gia...
Thành tựu của cơng tác y tế dự phịng đã góp phần khơng nhỏ trong
sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho người dân, thể hiện rõ nét trong
việc khống chế tỷ suất tử vong của trẻ dưới 1 tuổi dưới 40‰, góp phần
tăng tuổi thọ bình qn của người dân Việt Nam, hiện đạt khoảng 71 tuổi.
Có được các thành tựu trên đây là nhờ sự cố gắng vượt bậc, là kết quả
của sự lao động vượt mọi khó khăn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức y tế dự phịng.
1.2. Tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ viên chức y tế
dự phòng:
1.2.1. Tiêu chuẩn của viên chức y tế dự phòng:
1.2.1.1. Tiêu chuẩn của cán bộ, cơng chức, viên chức:
Theo quan điểm Hồ Chí Minh, tiêu chuẩn của người cán bộ vừa thấm
nhuần được tính đảng, vừa phản ánh được tính khoa học.
Tính đảng là phải đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết; Việc
gì cũng phải điều tra rõ ràng, cẩn thận và phải làm đến nơi đến chốn.
Tính khoa học là đáp ứng được tình hình của cách mạng; lý luận và
thực tế phải gắn với nhau, đáp ứng đúng nhu cầu các ngành công tác.
Trong tiêu chuẩn chung của cán bộ, Hồ Chí Minh nhấn mạnh hai mặt
đức và tài. Hai mặt đó là một thể thống nhất, quan hệ biện chứng, khơng
thể thiếu mặt nào, trong đó đức là cái gốc. Muốn có đạo đức hồn tồn thì
phải có trí tuệ, có lý luận


22


Để hồn thành được trọng trách của mình, người cán bộ phải tự rèn
luyện, tu dưỡng mọi mặt, thống nhất giữa đức và tài. Nội dung đức và tài ở
các thời kỳ cách mạng khác nhau được Hồ Chí Minh cụ thể hoá, bổ sung,
phát triển rất phù hợp với tình hình, nhiệm vụ của từng thời kỳ.
Nhìn chung tiêu chuẩn Hồ Chí Minh yêu cầu ở người cán bộ gồm
những điểm chính sau:
Có đạo đức cách mạng. Đây là yêu cầu đầu tiên cần phải có của người
cán bộ vì đạo đức là thước đo lịng cao thượng của con người, tiêu chí để
kiểm tra chất “người”, trình độ “người”, tính “người” của một con người.
Người cán bộ khơng chỉ rèn luyện tu dưỡng những tính tốt như Nhân,
Nghĩa, Trí, Tín, Dũng, Cần, Kiêm, Liêm, Chính, chí cơng vơ tư, mà còn
phải đấu tranh, phê phán những hiện tượng phi đạo đức và những tàn dư
đạo đức cũ. Đó là địa phương chủ nghĩa; óc bè phái; óc quân phiệt quan
liêu; óc hẹp hịi; ham chuộng hình thức; làm việc lối bàn giấy; vô kỷ luật,
kỷ luật không nghiêm; ích kỷ, hủ hoá; bệnh tham lam; bệnh lười biếng;
bệnh kiêu ngạo; bệnh “hữu danh, vô thực”; kéo bè kéo cánh; bệnh “cận
thị”; bệnh tị nạn; bệnh xu nịnh, a dua; bệnh khai hội; bệnh nể nang; bệnh
quan liêu, mệnh lệnh, tham ơ, lãng phí;...
Người cán bộ phải có năng lực lãnh đạo và tổ chức thực hiện đường
lối, chủ trương của Đảng. Đó là khả năng tổ chức và động viên quần chúng
thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Người cán bộ
phải giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, bằng hành động của mình làm
cho dân tin, dân phục; tơn trọng và đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân...
“Không học hỏi dân thì khơng lãnh đạo được dân. Có biết làm học trò dân,
mới làm được thầy học của dân”.
Bên cạnh đó người cán bộ phải khơng ngừng học tập nâng cao trình
độ lý luận và trình độ chun mơn nghiệp vụ. Hồ Chí Minh đã dạy “phải

tự nguyện, tự giác, xem công tác học tập cũng là một nhiệm vụ mà người
cán bộ cách mạng phải hoàn thành cho được, do đó mà tích cực, tự động

23


hoàn thành kế hoạch học tập, nêu cao tinh thần chịu khó, cố gắng khơng
lùi bước trước bất kỳ khó khăn nào trong việc học tập”.
Về năng lực của cán bộ, Hồ Chí Minh nhấn mạnh những hiểu biết
mới, những năng lực mới: “Ngày nay Đảng yêu cầu cán bộ, đảng viên
chẳng những thạo về chính trị mà cịn phải giỏi về chuyên môn”; “Cán bộ
ai lãnh đạo trong ngành hoạt động nào thì phải biết chun mơn về ngành
đó”.
Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã chỉ rõ cần “phân định
rõ cán bộ dân cử hoạt động theo nhiệm kỳ và các loại công chức, viên chức
chuyên nghiệp”; “Xây dựng quy chế công chức, viên chức trong từng lĩnh
vực quản lý nhà nước, hoạt động sự nghiệp, sản xuất – kinh doanh nhằm
hình thành đội ngũ cán bộ chun mơn có phẩm chất, có kiến thức, thành
thạo nghề nghiệp, nắm vững pháp luật”.
Nghị quyết Đại hội Đảng VIII đã nêu khá rõ nét những yêu cầu về
phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của người cán bộ, công chức,
viên chức. Theo tinh thần ấy, Nghị quyết Hội nghị Trung ương ba khoá
VIII đã đưa ra tiêu chuẩn chung đối cán bộ. Những tiêu chuẩn chung đối
với cán bộ trong tình hình mới đó là:
-

Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tuỵ phục vụ nhân dân, kiên định

mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết
quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

-

Cần kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư. Khơng tham nhũng và kiên

quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật. Trung thực,
không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
-

Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm đường lối của

Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hố, chun
mơn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ được giao.

24


Các tiêu chuẩn đó, có quan hệ mật thiết với nhau. Coi trọng cả đức và tài,
đức là gốc.
Ngoài những tiêu chuẩn chung, Nghị quyết Hội nghị Trung ương ba
khoá VIII còn xác định những tiêu chuẩn cụ thể đối với từng loại cán bộ.
Các tiêu chuẩn đó phù hợp với cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các
đoàn thể nhân dân; cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang; cán bộ khoa học,
chuyên gia đầu ngành; cán bộ quản lý kinh doanh.
Cụ thể hoá những tiêu chuẩn chung đối với cán bộ theo tinh thần Nghị
quyết Hội nghị Trung ương ba khố VIII, Pháp lệnh cán bộ, cơng chức và
Nghị định 116/2003/NĐ-CP năm 2003 đã xây dựng một số tiêu chuẩn đối
với cán bộ, công chức, viên chức ở một số khía cạnh cơ bản: tiêu chuẩn về
nhân thân, tiêu chuẩn về phẩm chất, tiêu chuẩn về năng lực trình độ và tiêu
chuẩn về thời gian, tuổi tác.

-

Tiêu chuẩn về nhân thân: Mọi công dân muốn tham gia vào làm việc

tại các đơn vị sự nghiệp của nhà nước phải là cơng dân Việt Nam, có địa
chỉ thường trú tại Việt Nam; Có đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ; Đồng
thời họ phải đảm bảo tiêu chuẩn có đầy đủ các yếu tố của quyền cơng dân,
tức là không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án
phạt tù, cải tạo khơng giam giữ, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
-

Tiêu chuẩn về phẩm chất: đòi hỏi viên chức phải có phẩm chất đạo

đức tốt, có lý lịch phản ánh mối quan hệ gia đình và xã hội đầy đủ, rõ ràng.
-

Tiêu chuẩn về trình độ, năng lực: Đây là hai yếu tố có sự quan hệ tác

động qua lại lẫn nhau, năng lực là hệ quả lơgic của trình độ. Ngồi việc
phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, viên chức phải đảm
bảo phát huy được khả năng của bản thân để đạt được hiệu quả cao trong
công việc. Trên thực tế hai tiêu chuẩn trình độ và năng lực khơng đồng
nhất với nhau vì có trường hợp được đào tạo bài bản nhưng không phát
huy được những kiến thức đã được tiếp thu để biến thành năng lực công

25


tác. Ngược lại, có những người do điều kiện, hồn cảnh khơng được đào

tạo một cách có hệ thống nhưng lại có khả năng giải quyết tốt những cơng
việc thực tiễn. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay đòi hỏi chung đối với
mọi viên chức là phải được đào tạo, bồi dưỡng đúng chức vụ và ngạch viên
chức đảm nhiệm.
Ngày nay, tiêu chuẩn về trình độ được sử dụng để sắp xếp, phân loại
viên chức vào các ngạch, bậc trong hệ thống các ngạch công chức, viên
chức. Phù hợp với những chuyên môn khác nhau, Nhà nước quy định các
ngạch công chức, viên chức khác nhau.
-

Tiêu chuẩn về thời gian, tuổi tác: Tuổi tác phản ánh năng lực làm

việc, phản ánh thời gian còn lại để phát huy năng lực, phản ánh tâm lý viên
chức, đồng thời tuổi tác còn phản ánh khả năng nêu ra những sáng kiến
trong quản lý khi mà một viên chức còn đang trong độ tuổi phù hợp với
cương vị công tác.
1.2.1.2. Tiêu chuẩn của viên chức y tế dự phòng:
Trên cơ sở những tiêu chuẩn chung, ngành y tế đã xây dựng được một
hệ thống tiêu chuẩn riêng cho từng chức danh cán bộ, cơng chức, viên
chức trong ngành mình.
Tiêu chuẩn chung đối với chức danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn
vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số
10/2007/QĐ-BYT ngày 24/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế, bao gồm tiêu
chuẩn chung và tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ.
Tiêu chuẩn chung bao gồm: Tiêu chuẩn về phẩm chất, tiêu chuẩn về
năng lực, về hiểu biết.
-

Tiêu chuẩn về phẩm chất: Trung thành với Đảng, với dân tộc, kiên


định với đường lối của Đảng, Nhà nước, chấp hành nghiêm pháp luật. Tận
tuỵ phục vụ nhân dân, có tinh thần trách nhiệm, làm việc có năng suất, chất
lượng, hiệu quả, có ý thức tổ chức kỷ luật, đấu tranh tự phê bình và phê

26


bình tốt. Cần kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư, đoàn kết, dân chủ, quy tụ
được mọi người và được đồng nghiệp, tập thể tín nhiệm.
-

Tiêu chuẩn về năng lực: Có năng lực tham mưu, điều hành, tổ chức

triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao; Có khả năng
và kinh nghiệm trong cơng tác tổ chức, quản lý, sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực phục vụ tốt cho công tác chuyên môn, chuyên ngành được giao.
-

Về hiểu biết: Phải nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, pháp

luật của Nhà nước và quan điểm của ngành y tế, các văn bản quy phạm
pháp luật về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao để vận dụng
vào công tác quản lý, chỉ đạo của đơn vị; Nắm chắc kiến thức về lĩnh vực
chuyên môn, chuyên ngành được giao, về nghiệp vụ quản lý, tổ chức triển
khai tại cơ sở; Am hiểu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước,
các nước trong khu vực và hội nhập quốc tế.
Ngoài ra cán bộ lãnh đạo, quản lý còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn về
sức khoẻ, độ tuổi, trình độ ngoại ngữ.
-


Tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ: Đối với các Viện nghiên cứu

hạng II, hạng I nói chung và Viện nghiên cứu hạng II, hạng I trong lĩnh
vực y tế dự phòng nói riêng, tiêu chuẩn đối với từng chức danh lãnh đạo,
quản lý (Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Trưởng phịng, trưởng khoa, phó
trưởng phịng, phó trưởng khoa) được quy định rất cụ thể ở các mặt tiêu
chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch (chuyên viên chính hoặc tương đương,
chuyên viên hoặc tương đương...), tiêu chuẩn về trình độ chun mơn
(Tiến sỹ hoặc thạc sỹ hoặc đại học), lý luận chính trị (cao cấp hoặc trung
cấp), chứng chỉ quản lý nhà nước, chứng chỉ ngoại ngữ.
Do đặc thù của hệ thống y tế dự phòng, đối với các Viện nghiên cứu,
tiêu chuẩn đối với viên chức thừa hành được quy định theo tiêu chuẩn
nghiệp vụ ngạch công chức ngành nghiên cứu khoa học và công nghệ ban
hành theo Quyết định số 416/TTCP-VC ngày 29/5/1993 của Ban Tổ chức

27


×