Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.81 KB, 120 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





NGUYỄN VĂN VIỆT





TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY





LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC










HÀ NỘI - 2010




MỤC LỤC


Trang phụ bìa
Trang

Lời cam đoan


Mục lục


Danh mục các từ viết tắt


MỞ ĐẦU
1

Chương 1: Khái quát về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường ở Việt Nam và một số nước trên thế giới
7
1.1.
Quan niệm trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hành chính

trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
7
1.1.1.
Trách nhiệm hành chính và đặc điểm của trách nhiệm hành chính
7
1.1.2.
Quan niệm và những đặc điểm của trách nhiệm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
10
1.1.2.1.
Quan niệm trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường
10
1.1.2.2.
Đặc điểm trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường
10
1.1.2.3.
Phân biệt trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
13
1.1.2.4.
Đặc điểm của truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường
17
1.1.2.5.
Vị trí, vai trò và mục đích của trách nhiệm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường
19
1.2.

Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở
một số nước trên thế giới
21
1.2.1.
Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở
Singapo
21


1.2.2.
Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở
Canada
24

Chương 2: Thực trạng vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt nam
hiện nay
27
2.1.
Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật trách nhiệm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
27
2.1.1.
Giai đoạn thứ nhất, từ 1945 đến 1992
27
2.1.2.
Giai đoạn thứ hai, từ 1993 đến nay
30
2.2.
Thực trạng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ

môi trường ở Việt Nam hiện nay
36
2.2.1.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
36
2.2.2.
Nội dung của pháp luật quy định về trách nhiệm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
42
2.3.
Thực trạng vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường ở nước ta trong thời gian qua
53
2.3.1.
Thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta trong thời gian
qua
53
2.3.2.
Thực trạng vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường ở nước ta thời gian qua
58
2.4.
Thực trạng việc truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường
69
2.5.
Những hạn chế, bất cập của pháp luật về trách hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
75
2.5.1.

Những hạn chế, bất cập về hệ thống pháp luật bảo vệ môi
trường
75
2.5.2.
Những hạn chế trong việc truy cứu trách hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường vào thực tiễn đời sống
80


2.5.3.
Những hạn chế trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp
luật về trách hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
85
2.5.4.
ý thức pháp luật về bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá
nhân trong xã hội còn nhiều hạn chế
86
2.5.5.
Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn
yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu quản lý nhà nước
87
2.5.6.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi
trường còn thiếu và lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu của
sự nghiệp bảo vệ môi trường
88

Chương 3: Những giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc
truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường ở Việt Nam hiện nay

94
3.1.
Hoàn thiện về chính sách truy cứu trách nhiệm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
95
3.2.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về trách nhiệm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
97
3.3.
Hoàn thiện cơ chế truy cứu trách nhiệm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường
102
3.3.1.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về
trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
102
3.3.2.
Đổi mới cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
103
3.3.3.
Bổ sung các biện pháp bảo đảm truy cứu trách nhiệm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
103
3.3.4.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước và hoạt động thanh,
kiểm tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
105
3.3.5.

Tăng cường lực lượng cán bộ quản lý, xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
106


3.4.
Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường
107

Kết luận
108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
110



DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS
: Bộ luật Hình sự
BVMT
: Bảo vệ môi trường
PLXLVPHC
: Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
TNHC
: Trách nhiệm hành chính
UBND
: ủy ban nhân dân
VPHC

: Vi phạm hành chính


1
Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời gian qua, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n-ớc và xây
dựng nhà n-ớc pháp quyền của dân, do dân và vì dân ở n-ớc ta đã đạt đ-ợc những
thành tựu b-ớc đầu trong tất cả các lĩnh vực của đời sống - xã hội. Cùng với những
thành tựu kinh tế thì vấn đề khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô
nhiễm và suy thoái môi tr-ờng đang diễn ra trên cả n-ớc hết sức phức tạp, với quy
mô, tính chất, mức độ ngày càng lớn và đáng báo động, làm cho môi tr-ờng bị ô
nhiễm, tàn phá và hủy diệt nặng. Vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp
lý phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi tr-ờng (BVMT),
phòng, chống ô nhiễm, suy thoái môi tr-ờng không chỉ là nhiệm vụ của ngành
tài nguyên môi tr-ờng, của các cơ quan quản lý nhà n-ớc mà là sự nghiệp,
nhiệm vụ chung của các ngành, các cấp và của toàn dân tộc. Hệ thống pháp
luật, tuy có những quy định về BVMT bằng cả các chế tài trách nhiệm hành
chính (TNHC), dân sự, hình sự, trong đó biện pháp TNHC đ-ợc áp dụng phổ
biến hơn cả nh-ng xem ra ch-a đủ mạnh, ch-a đủ sức răn đe và còn nhiều hạn
chế, bất cập, thể hiện tính không nghiêm minh khi đ-ợc áp dụng trong thực tiễn
đời sống. Hậu quả là nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai thác bừa
bãi, cạn kiệt và suy vong, ô nhiễm môi tr-ờng diễn ra ở khắp mọi nơi từ thành
thị đến nông thôn, từ môi tr-ờng đất, n-ớc đến môi tr-ờng n-ớc, không khí
đây thực sự là bài toán nan giải cho các nhà quản lý. Để tìm hiểu những quy
định pháp luật hiện hành về TNHC của tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực
BVMT, cần phải đi phân tích, làm rõ những quy định của pháp luật hiện hành
của Việt Nam, trên cơ sở có sự liên hệ với pháp luật một số n-ớc trên thế giới và
tổng kết kinh nghiệm thực tiễn áp dụng pháp luật về TNHC trong lĩnh vực

BVMT trong thời gian qua ở n-ớc ta. Do vậy, trong giai đoạn hiện nay việc
nghiên cứu về TNHC trong lĩnh vực BVMT là rất cần thiết vì:

2
Một là, đi phân tích, làm rõ những quy định pháp luật hiện hành về
TNHC của tổ chức, công dân trong lĩnh vực BVMT, từ đó chỉ ra đ-ợc những
bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành về lĩnh vực này.
Hai là, qua việc nghiên cứu, trên cơ sở những bất cập, hạn chế của
pháp luật hiện hành, tác giả sẽ đ-a ra những kiến nghị, giải pháp để Nhà n-ớc
có những điều chỉnh về mặt chính sách, pháp luật nhằm sửa đổi, bổ sung và
hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về TNHC trong lĩnh vực BVMT cho
phù hợp với thực tế vừa đảm bảo sự phát triển vừa bảo vệ đ-ợc môi tr-ờng của
đất n-ớc để sự nghiệp phát triển đó thực sự là bền vững không những cho hôm
nay mà cho cả mai sau.
Ba là, bên cạnh đó, thông qua việc nghiên cứu tác giả muốn tuyên truyền
pháp luật về BVMT đến các tổ chức và công dân nhằm nâng cao tri thức pháp
luật của họ trong lĩnh vực BVMT sống.
Từ những lý do trên nên tác giả quyết định lựa chọn đề tài "Trách nhiệm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi tr-ờng ở Việt Nam hiện nay" để làm
luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Học viên đã tiếp cận một số công trình nghiên cứu về TNHC đ-ợc
công bố trong khoảng 10 năm trở lại đây:
* Công trình khoa học nghiên cứu liên quan nhiều tới đề tài luận
văn của học viên
Nguyễn Văn Thạch, Trách nhiệm hành chính, Luận văn thạc sĩ luật
học, Viện Nhà n-ớc và Pháp luật, 1997. Luận văn này nghiên cứu về chế định
TNHC - một cách tiếp cận gần gũi, chung nhất về TNHC trong khi TNHC
trong lĩnh vực BVMT lại có những khác biệt nhất định. Hơn nữa luận văn này
đã đ-ợc nghiên cứu hơn 10 năm tr-ớc đây nên cần có sự nghiên cứu cập nhật

với hiện tại.

3
* Các công trình khoa học nghiên cứu về pháp luật thực hiện và áp
dụng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi tr-ờng
- Trần Thị Lâm Thi, Pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi tr-ờng, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2003.
- Nguyễn Thị Hoài Ph-ơng, Thực hiện pháp luật môi tr-ờng ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội, (2009.
- Lê Vân, Thực trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi tr-ờng ở n-ớc
ta hiện nay và một số giải pháp đấu tranh phòng, chống, Thông tin hoạt động
khoa học trong lực l-ợng Công an nhân dân (2003), chuyên đề kỷ niệm ngày
môi tr-ờng thế giới 5/6/2003.
* Các công trình khoa học nghiên cứu tổng thể về vi phạm hành
chính và xử phạt vi phạm hành chính
- Bùi Xuân Đức, Về vi phạm hành chính và hình thức xử phạt vi phạm
hành chính; những hạn chế và giải pháp đổi mới, Tạp chí Nhà n-ớc và pháp
luật, số 2, 2006.
- Đỗ Hoàng Yến, Tăng c-ờng và đổi mới cơ chế kiểm tra, giám sát
trong xử lý vi phạm hành chính, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8, 2002.
- Đỗ Hoàng Yến, Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và việc xây
dựng Bộ luật Xử lý vi phạm hành chính, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5. 2007.
- Đỗ Hoàng Yến, Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ở một số n-ớc
trên thế giới, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 10, 2007.
- Nguyễn Hoàng Anh, Quy định xử lý vi phạm hành chính phải phù
hợp với thực tiễn và có tính khả thi, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 1, 2007.
- Vũ Thu Hạnh, Luật môi tr-ờng trong bối cảnh toàn cầu hóa, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 12, 2003.


4
* Các giáo trình Luật hành chính Việt Nam của Khoa luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội và Tr-ờng Đại học Luật Hà Nội đề cập về trách nhiệm
hành chính
Các công trình khoa học trên hoặc đã cũ hoặc chỉ đề cập đến một tiểu
vấn đề hoặc ch-a trực diện nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về TNHC trong
lĩnh vực BVMT. Do đó, việc nghiên cứu đề tài luận văn vừa là sự kế thừa, phát
triển các công trình nghiên cứu trên nh-ng cũng là cách tiếp cận mới về mặt
khoa học và có ý nghĩa về mặt thực tiễn. Các công trình trên là tài liệu tham
khảo quan trọng cho luận văn thạc sĩ này.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Qua việc nghiên cứu tác giả mong muốn:
- Làm rõ cơ sở lý luận về TNHC trong lĩnh vực BVMT, có điểm gì
giống và khác với TNHC trong các lĩnh vực khác.
- Phân tích thực trạng quy định pháp luật về TNHC và thực trạng việc
truy cứu TNHC trong lĩnh vực BVMT; chỉ ra những bất cập, hạn chế của hệ
thống pháp luật hiện hành về lĩnh vực này.
- Đề ra các ph-ơng h-ớng, giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách,
pháp luật về TNHC trong lĩnh vực BVMT đáp ứng yêu cầu quản lý nhà n-ớc
về môi tr-ờng trong giai đoạn hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu về các quy định của pháp luật hiện nay về
TNHC trong lĩnh vực BVMT, thực trạng việc áp dụng các quy định pháp luật trên
vào việc truy cứu (xử phạt) TNHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay.
5. Ph-ơng pháp nghiên cứu
Luận văn đ-ợc thực hiện bằng các ph-ơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

5
- Ph-ơng pháp phân tích, tổng hợp: Luận văn kế thừa, tổng kết lại những

kết quả của các công trình nghiên cứu về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC)
trong lĩnh vực BVMT. Tuy nhiên, đây không phải là sự sao chép vì đã có sự
sắp xếp theo kết cấu khác d-ới góc nhìn của tác giả.
- Ph-ơng pháp so sánh: So sánh biện pháp TNHC về BVMT ở Việt
Nam so với một số n-ớc trên thế giới.
- Ph-ơng pháp lịch sử: Xem xét pháp luật về TNHC trong lĩnh vực
BVMT theo từng giai đoạn phát triển trong lịch sử. Từ đó tìm ra quy luật của
sự phát triển pháp luật về TNHC trong lĩnh vực BVMT để đáp ứng yêu cầu của
Nhà n-ớc, của xã hội.
- Ph-ơng pháp thống kê xã hội học: Từ những kết quả thống kê, kiểm
tra, thanh tra về thực trạng vi phạm pháp luật về BVMT và thực trạng truy cứu
TNHC trong lĩnh vực BVMT.
- Các ph-ơng pháp của xã hội học pháp luật: Phân tích cơ sở xã hội
của TNHC trong lĩnh vực BVMT.
6. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Luận văn là công trình khoa học chuyên sâu đầu tiên nghiên cứu tổng
thể về TNHC trong lĩnh vực BVMT. Do đó, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo
cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy.
- Luận văn đ-a ra những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về
TNHC trong lĩnh vực BVMT. Do đó, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các
nhà lập pháp.
- Những điểm mới nhất của luận văn là đ-a ra cấu trúc mới của pháp
luật về TNHC trong lĩnh vực BVMT; đ-a ra các giải pháp dựa trên yêu cầu
hoàn thiện pháp luật trong giai đoạn xây dựng nhà n-ớc pháp quyền hiện nay
cũng nh- kinh nghiệm của các n-ớc trên thế giới.

6
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 ch-ơng:

Ch-ơng 1: Khái quát về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi tr-ờng ở Việt Nam và một số n-ớc trên thế giới.
Ch-ơng 2: Thực trạng vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi tr-ờng ở Việt Nam hiện nay.
Ch-ơng 3: Những giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc
truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi tr-ờng ở Việt Nam
hiện nay.


7
Ch-ơng 1
Khái quát về trách nhiệm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi tr-ờng ở Việt Nam
và một số n-ớc trên thế giới

1.1. Quan niệm trách nhiệm hành chính và trách nhiệm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi tr-ờng
1.1.1. Trách nhiệm hành chính và đặc điểm của trách nhiệm hành chính
* Quan niệm về trách nhiệm hành chính
Trách nhiệm hành chính đ-ợc xem xét theo hai nghĩa:
- Theo nghĩa rộng: TNHC là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hành
chính và đ-ợc thể hiện trong việc cơ quan nhà n-ớc có thẩm quyền áp dụng đối
với ng-ời đã có lỗi trong việc vi phạm pháp luật hành chính bằng một hoặc nhiều
biện pháp c-ỡng chế của Nhà n-ớc do pháp luật hành chính quy định [33, tr. 553].
- Theo nghĩa hẹp: TNHC là một loại quan hệ pháp luật đặc thù xuất
hiện trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà n-ớc, trong đó thể hiện sự đánh
giá phủ nhận về mặt pháp lý và đạo đức đối với hành vi vi phạm và ng-ời vi
phạm cá nhân hay tổ chức phải chịu những hậu quả bất lợi, những sự t-ớc đoạt
về vật chất hay tinh thần t-ơng ứng với vi phạm đã gây ra [47, tr. 269]. Hoặc
có quan niệm TNHC là một dạng trách nhiệm pháp lý, đó là sự phản ứng của

nhà n-ớc đối với ng-ời thực hiện VPHC, thể hiện ở sự áp dụng chế tài pháp
luật hành chính đối với chủ thể đó, kết quả là các chủ thể thực hiện VPHC
phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, thiệt hại về vật chất và tinh thần so với
tình trạng ban đầu tr-ớc khi vi phạm [57, tr. 522].
* Đặc điểm của trách nhiệm hành chính
Trách nhiệm hành chính có những đặc điểm sau:

8
Một là, cơ sở thực tế của TNHC là hành vi vi phạm pháp luật hành
chính đ-ợc quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (PLXLVPHC)
năm 2002, đ-ợc sửa đổi, bổ sung năm 2007 và 2008 và các nghị định của
Chính phủ quy định về xử lý VPHC. Các vi phạm pháp luật trong xã hội rất đa
dạng về khách thể bị xâm hại, về mức độ nguy hiểm từ đó dẫn đến những
hậu quả pháp lý khác nhau. Trách nhiệm hình sự phát sinh do có hành vi vi
phạm pháp luật đ-ợc Bộ luật hình sự (BLHS) coi là tội phạm, còn trách nhiệm
dân sự xuất hiện khi có hành vi gây thiệt hại về mặt tài sản cho nhà n-ớc, tổ
chức hoặc công dân. Trách nhiệm kỷ luật đ-ợc ấn định đối với ng-ời có hành
vi vi phạm nội quy, điều lệ kỷ luật. TNHC đ-ợc áp dụng đối với các hành vi
đ-ợc pháp luật xử phạt VPHC coi là VPHC.
Hai là, TNHC cũng nh- tất cả các biện pháp c-ỡng chế hành chính
đ-ợc áp dụng theo thủ tục hành chính. Việc áp dụng các chế tài xử phạt VPHC
chủ yếu do các cơ quan quản lý hành chính nhà n-ớc thực hiện. Ví dụ nh- ủy
ban nhân dân (UBND) xử phạt các vi phạm quy tắc xây dựng, sử dụng đất,
gây ô nhiễm môi tr-ờng sống Sự áp dụng các chế tài hình sự và dân sự thì
nhất thiết phải theo trình tự xét xử của Tòa án. Mặc dù Tòa án cũng có thẩm
quyền xử phạt hành chính đối với những hành vi gây rối trong phiên tòa nh-ng
trong các tr-ờng hợp ấy Tòa án đóng vai trò là cơ quan xử phạt hành chính
thông th-ờng và không theo trình tự xét xử.
Ba là, TNHC đ-ợc thể hiện ở chỗ: cơ quan nhà n-ớc có thẩm quyền (nhà
chức trách) ấn định đối với ng-ời vi phạm pháp luật các biện pháp xử phạt

hành chính t-ơng ứng với hành vi vi phạm mà ng-ời đó đã gây ra. Phạt hành
chính khác với phạt hình sự, dân sự ở mục đích, đặc điểm và mức độ tác động.
Bốn là, khái niệm TNHC hẹp hơn khái niệm c-ỡng chế hành chính.
Không phải bất kỳ biện pháp c-ỡng chế hành chính nào cũng là TNHC. Sự áp
dụng các biện pháp c-ỡng chế hành chính trong các tr-ờng hợp khẩn cấp nh-
thiên tai, địch họa không phải là TNHC.

9
Năm là, TNHC cũng khác biệt với chế tài hành chính. Chế tài hành chính
là một bộ phận của quy phạm pháp luật hành chính trong đó dự liệu các biện pháp
xử lý đối với ng-ời có hành vi vi phạm quy định của quy phạm ấy, hoặc vi phạm
những quy định của một số ngành luật khác. Còn TNHC là sự áp dụng chế tài đó.
* Mục đích của TNHC
Khi xem xét bản chất của TNHC, cần làm sáng tỏ mục đích của nó.
Xuất phát từ vấn đề có tính c-ơng lĩnh về sự loại trừ dần những biểu hiện
chống đối xã hội, có thể nói mục đích chung của TNHC là loại trừ dần những
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà n-ớc, bảo vệ trật tự
pháp luật. C. Mác đã chỉ rõ: Một hình phạt bất kỳ, không phải gì khác mà là
ph-ơng tiện tự vệ của xã hội chống lại nh-ng vi phạm đối với điều kiện tồn tại
của chúng, bất luận nh- thế nào. ở Nhà n-ớc ta, TNHC là ph-ơng tiện bảo vệ
những quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa tr-ớc những hành vi chống đối pháp
luật, ngăn chặn những việc phạm pháp, gây trở ngại cho trật tự xã hội, trật tự
quản lý, góp phần bảo đảm hiệu quả của công tác quản lý hành chính nhà n-ớc.
Xuất phát từ mục đích chung, TNHC có mục đích trực tiếp là: giáo dục
ng-ời vi phạm và phòng ngừa các vi phạm pháp luật.
Việc áp dụng các biện pháp c-ỡng chế hành chính không phải là mục
đích tự thân của biện pháp trách nhiệm đó, mà nó là ph-ơng tiện giáo dục con
ng-ời lòng kính trọng pháp luật. Nhà n-ớc ta khi thực hiện cuộc đấu tranh với
những vi phạm pháp luật, không xuất phát từ mục đích đàn áp mà nhằm khôi
phục những giá trị đạo đức tốt đẹp của cá nhân, tạo ra thói quen thực hiện có ý

thức và tự giác những quyền và nghĩa vụ của mình.
Mục đích phòng ngừa vi phạm pháp luật của TNHC bao gồm phòng
ngừa riêng và phòng ngừa chung. ở đây phòng ngừa riêng đ-ợc hiểu là phòng
ngừa sự tái phạm và thực hiện vi phạm pháp luật mới, từ phía ng-ời đã VPHC
và bị xử phạt hành chính, còn phòng ngừa chung là phòng ngừa các vi phạm
pháp luật từ những cá nhân khác trong xã hội.

10
1.1.2. Quan niệm và những đặc điểm của trách nhiệm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi tr-ờng
1.1.2.1. Quan niệm trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi tr-ờng
Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực BVMT là một loại quan hệ
pháp luật đặc thù, xuất hiện trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà n-ớc về
BVMT, trong đó thể hiện sự đánh giá phủ nhận về mặt pháp lý và đạo đức đối
với hành vi vi phạm và ng-ời vi phạm cá nhân hay tổ chức phải chịu những
hậu quả bất lợi, những sự t-ớc đoạt về vật chất hay tinh thần t-ơng ứng với
hành vi vi phạm pháp luật môi tr-ờng mà họ đã gây ra.
1.1.2.2. Đặc điểm trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi tr-ờng
Đặc điểm của TNHC trong lĩnh vực BVMT là những dấu hiệu đặc tr-ng
của TNHC trong lĩnh vực BVMT để nói lên sự khác biệt giữa TNHC trong lĩnh
vực BVMT với TNHC trong các lĩnh vực khác nh- TNHC trong lĩnh vực an ninh
trật tự, an toàn xã hội, TNHC trong lĩnh vực giao thông, TNHC trong lĩnh vực văn
hóa, trong lĩnh vực thủy sản Theo đó TNHC trong lĩnh vực BVMT có những
đặc điểm chung của TNHC và bên cạnh đó có những đặc điểm riêng của nó.
Về những đặc điểm chung: TNHC trong lĩnh vực BVMT cũng bao
gồm các đặc điểm chung nh- cơ sở thực tế của TNHC trong lĩnh vực BVMT là
hành vi vi phạm pháp luật hành chính đ-ợc quy định trong PLXLVPHC năm
2002 và Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định về
xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT (sau đây gọi tắt là Nghị định 81); TNHC

trong lĩnh vực BVMT cũng nh- tất cả các biện pháp c-ỡng chế hành chính
đ-ợc áp dụng theo thủ tục hành chính nằm ngoài trình tự xét xử của tòa án và
TNHC trong lĩnh vực BVMT đ-ợc thể hiện ở chỗ: cơ quan nhà n-ớc có thẩm
quyền (nhà chức trách) ấn định đối với ng-ời vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
quản lý nhà n-ớc về môi tr-ờng các biện pháp xử phạt hành chính t-ơng ứng
với hành vi vi phạm mà ng-ời đó đã gây ra.

11
Về những đặc điểm riêng:
Khách thể của VPHC trong lĩnh vực BVMT là những quan hệ xã hội phát
sinh trong lĩnh vực BVMT đ-ợc bảo vệ bởi các quy phạm pháp luật hành chính.
Đặc tr-ng cấu thành VPHC trong lĩnh vực BVMT là th-ờng sử dụng
"kết cấu dẫn chiếu". Để xác định VPHC trong lĩnh vực BVMT th-ờng phải
căn cứ vào việc xác định hành vi đó vi phạm các quy tắc khai thác, sử dụng
nguồn tài nguyên thiên nhiên và BVMT, mà các quy tắc này đ-ợc quy định
trong những văn bản chuyên ngành khác. Ví dụ, muốn khẳng định hành vi vi
phạm quy định về ô nhiễm đất theo Điều 21 Nghị định 81 thì phải căn cứ trên
cơ sở giới hạn tối đa đ-ợc phép thải các chất độc hại vào đất. Giới hạn này
đ-ợc quy định cụ thể trong tiêu chuẩn Việt Nam về môi tr-ờng đất do Bộ Tài
nguyên và Môi tr-ờng công bố. Vì vậy, để có thể xử phạt đúng đắn đối với các
hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT cần phải vận dụng chính xác các quy
phạm pháp luật môi tr-ờng, trong đó đặc biệt là các tiêu chuẩn môi tr-ờng.
Tính chất và mức độ hậu quả của VPHC trong lĩnh vực BVMT phụ
thuộc chủ yếu vào những thiệt hại mà hành vi đó gây ra cho môi tr-ờng, thiệt
hại về tài sản, thiệt hại cho sức khỏe và tính mạng của con ng-ời. Về mặt lý
luận cũng nh- thực tiễn, việc xác định các thiệt hại môi tr-ờng gặp rất nhiều
khó khăn vì những lý do sau: Thứ nhất, thiệt hại về môi tr-ờng rất khó chứng
minh đầy đủ, vì môi tr-ờng đ-ợc cấu thành bởi rất nhiều thành phần, yếu tố
khác nhau, có mối quan hệ mật thiết và tác động t-ơng hỗ lên nhau. Cho nên,
một hành vi VPHC về BVMT có thể gây nên rất nhiều thiệt hại (thiệt hại đối

với từng thành phần môi tr-ờng cũng nh- đối với tổng thể môi tr-ờng, thiệt
hại đối với tài sản, thiệt hại đối với sức khỏe và tính mạng của con ng-ời). Thứ
hai, môi tr-ờng là đối t-ợng khai thác, sử dụng của rất nhiều ng-ời, vì vậy
trên thực tế có những thiệt hại về môi tr-ờng có thể do sự tác động đồng thời
của nhiều ng-ời, nhiều nguyên nhân gây nên và các tác động này th-ờng
mang tính tiềm ẩn, đan xen. Thứ ba, trong một số tr-ờng hợp không thể xác

12
định đ-ợc ngay mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của hành vi đó
xảy ra, vì hậu quả xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân gây nên (lý do thứ hai
đã kể ở trên) hoặc hậu quả không xảy ra ngay sau khi có hành vi vi phạm mà
phải trải qua một thời gian nhất định mới xuất hiện (ví dụ nh- ô nhiễm n-ớc
ngầm, phóng xạ, đất ).
Môi tr-ờng đ-ợc tạo thành bởi nhiều thành phần, yếu tố môi tr-ờng,
dẫn đến hoạt động BVMT đ-ợc pháp luật quy định rất đa dạng và phong phú,
bao gồm hoạt động BVMT nói chung và hoạt động BVMT đối với từng thành
phần, từng yếu tố môi tr-ờng; hoạt động BVMT của Nhà n-ớc và của toàn xã
hội; hoạt động BVMT của tổ chức và của cá nhân
Xuất phát từ tính đa dạng và phong phú của hoạt động BVMT nên
VPHC trong lĩnh vực BVMT đ-ợc pháp luật quy định có đặc điểm rất rộng và
đa dạng, bao gồm các hành vi vi phạm các quy định pháp luật về BVMT nói
chung và từng thành phần môi tr-ờng nói riêng. Đặc điểm này biểu hiện rõ nét
tại Nghị định 81 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực
BVMT. Nghị định 81 quy định các hành vi VPHC đối với môi tr-ờng nói
chung cũng nh- đối với từng thành phần, yếu tố môi tr-ờng nói riêng. Ví dụ
nh- vi phạm về bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; vi phạm về
khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; vi phạm về BVMT trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng; vi phạm quy định về ô
nhiễm đất, n-ớc, không khí; vi phạm về nhập khẩu nguyên liệu, phế liệu
Ngoài ra, VPHC trong lĩnh vực BVMT còn đ-ợc quy định tại một số

văn bản quy phạm pháp luật khác quy định xử phạt VPHC đối với từng yếu tố,
thành phần môi tr-ờng nh- Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004
của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng
đất đai; Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29/7/2004 của Chính phủ quy
định xử phạt VPHC trong lĩnh vực khoáng sản; Nghị định số 34/2005/NĐ-CP
ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực tài

13
nguyên n-ớc; Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 6/4/2005 của Chính phủ quy
định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế; Nghị định 64/2005/NĐ-CP ngày
16/5/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý
vật liệu nổ công nghiệp; Nghị định số 128/2005/NĐ-CP ngày 11/10/2005 của
Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản; Nghị định
150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính
trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; Nghị định số 51/2006/NĐ-CP
ngày 19/5/2006 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an
toàn và kiểm soát bức xạ; Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007
của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính về quản lý rừng, bảo vệ rừng
và quản lý lâm sản; Nghị định số 90 ngày 20/10/2009 của Chính phủ về xử
phạt VPHC trong hoạt động hóa chất
1.1.2.3. Phân biệt trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự
trong lĩnh vực bảo vệ môi tr-ờng
D-ới giác độ khoa học pháp lý hình sự có thể hiểu: tội phạm về môi
tr-ờng là các hành vi nguy hiểm cho xã hội đ-ợc quy định trong BLHS Việt
Nam, xâm phạm tới các quan hệ xã hội về giữ gìn môi tr-ờng trong sạch, sử
dụng hợp lý những tài nguyên của nó và đảm bảo an toàn môi tr-ờng sống của
con ng-ời.
Bộ luật hình sự năm 1999 đã xây dựng một ch-ơng riêng quy định
những hành vi tội phạm về môi tr-ờng. Điều đó thể hiện chính sách hình sự
của n-ớc ta trong việc BVMT có sự đột phá quan trọng. BLHS năm 1985 ch-a

thể hiện rõ tính cấp bách và tầm quan trọng đặc biệt của việc đấu tranh phòng
và chống đối với các hành vi xâm hại môi tr-ờng. Điều này không chỉ thể hiện
qua việc BLHS năm 1985 ch-a dành riêng một ch-ơng cho các tội phạm về
môi tr-ờng, mà còn dễ nhận thấy qua việc một số tội phạm về môi tr-ờng
đ-ợc gộp lại với những tội phạm khác và đ-ợc hiểu không phải với t- cách là
những tội phạm về môi tr-ờng (tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ

14
đất - Điều 180, tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng - Điều 181
trong BLHS năm 1985 đ-ợc hiểu là những tội phạm kinh tế hoặc tội phạm
xâm phạm trật tự quản lý hành chính - Điều 216). Các tội phạm về môi tr-ờng
đ-ợc quy định tại 10 điều luật trong ch-ơng XVII BLHS năm 1999 (từ Điều 182
đến Điều 191). Tuy nhiên, Ch-ơng XVII BLHS mới chỉ quy định bảy nhóm
hành vi (trong 16 nhóm hành vi) bị nghiêm cấm bởi Luật BVMT Việt Nam
năm 2005 (Điều 7), mà vẫn ch-a bao hàm hết một số hành vi xâm hại môi
tr-ờng khác xảy ra trong thực tiễn nh- hành vi xâm hại công trình, thiết bị,
ph-ơng tiện phục vụ hoạt động BVMT; hành vi che giấu hành vi hủy hoại môi
tr-ờng, cản trở hoạt động BVMT, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả
xấu đối với môi tr-ờng Những hành vi này cho dù đ-ợc đề cập hay ch-a
đ-ợc đề cập trong các văn bản xử phạt hành chính do Chính phủ ban hành,
nh-ng nếu nh- chúng đ-ợc thực hiện gây nên những hậu quả nghiêm trọng
đến mức phải áp dụng các chế tài hình sự thì rõ ràng trong tr-ờng hợp này
việc áp dụng các chế tài hành chính là không đủ sức răn đe và ngăn chặn.
Tội phạm về môi tr-ờng theo quy định của BLHS Việt Nam bao gồm
ba loại tội phạm: tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng.
Không có hành vi tội phạm về môi tr-ờng nào bị coi là tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng trong khi các n-ớc trên thế giới coi hành vi vi phạm về BVMT
là tội đặc biệt nghiêm trọng nh- Singapo, Canada
Tuyệt đại bộ phận tội phạm về môi tr-ờng có cấu thành vật chất (9/10
tội phạm). Hậu quả trong các tội phạm về môi tr-ờng đ-ợc quy định trong các

cấu thành cơ bản là "hậu quả nghiêm trọng". Ngoài ra, trong một số cấu thành
tăng nặng sử dụng thuật ngữ "hậu quả rất nghiêm trọng" hoặc "hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng".
Bên cạnh đó, cấu thành của phần lớn các tội phạm về môi tr-ờng đòi
hỏi phải có dấu hiệu bắt buộc về việc đã bị xử phạt hành chính (8/10 tội
phạm). Dấu hiệu về việc đã bị xử phạt hành chính trong các tội phạm về môi

15
tr-ờng chỉ có thể là cơ sở cho việc định tội cụ thể nếu nh- đó là việc xử phạt
hành chính đối với hành vi xâm hại môi tr-ờng cùng loại và ch-a hết thời hạn
để đ-ợc coi là ch-a bị xử phạt hành chính.
Vi phạm hành chính và tội phạm trong lĩnh vực BVMT đều là những
hành vi nguy hiểm cho xã hội, điểm khác nhau ở đây chỉ là "mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi" [57, tr. 402]. Hành vi VPHC về BVMT ít nguy
hiểm cho xã hội hơn so với hành vi bị coi là tội phạm về môi tr-ờng. Để xác
định mức độ nguy hiểm khác nhau cho xã hội của VPHC và tội phạm nói
chung, có thể dựa vào những tiêu chí sau: Tính chất của khách thể bị xâm hại;
chủ thể; mức độ hậu quả; số l-ợng tang vật, hàng hóa vi phạm; tái phạm
hành chính; hình thức lỗi, động cơ, mục đích. Trong lĩnh vực BVMT, để phân
biệt một hành vi cụ thể nào đó là VPHC và tội phạm về môi tr-ờng cần dựa
trên các tiêu chí sau:
- Cơ sở của TNHC là hành vi vi phạm pháp luật hành chính đ-ợc quy
định trong PLXLVPHC năm 2002, Nghị định 81 và các nghị định khác liên
quan đến xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT, còn cơ sở của trách nhiệm
hình sự về môi tr-ờng là hành vi bị coi là tội phạm đ-ợc quy định trong BLHS
năm 1999.
- Truy cứu TNHC trong lĩnh vực BVMT là việc các chủ thể có thẩm
quyền nhân danh Nhà n-ớc áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc
phục hậu quả đối với các cá nhân, tổ chức VPHC về BVMT theo trình tự, thủ
tục tố tụng hành chính. Còn truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực

BVMT là việc các chủ thể có thẩm quyền nhân danh Nhà n-ớc áp dụng các
chế tài hình sự (phạt tiền, phạt tù, ngoài ra, ng-ời phạm tội còn có thể bị áp
dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định) đối với các cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của
pháp luật về BVMT, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đ-ợc thực hiện theo
trình tự, thủ tục tố tụng t- pháp tại Tòa án.

16
- Nếu nh- TNHC trong lĩnh vực BVMT áp dụng đối với cả cá nhân và
tổ chức thì trách nhiệm hình sự lại chỉ áp dụng đối với cá nhân.
- Hành vi đó đã bị xử phạt hành chính hay ch-a.
- Mức độ hậu quả trực tiếp của hành vi: nếu "gây hậu quả nghiêm trọng"
(hoặc làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm) hoặc "hậu quả rất nghiêm trọng" hoặc
"hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Có tr-ờng hợp việc phân định giữa VPHC và tội phạm về môi tr-ờng
chỉ cần một trong các tiêu chí trên nh- hành vi đó đã bị xử phạt hành chính,
nh-ng cũng có tr-ờng hợp phải cần các tiêu chí nh- hành vi đó đã bị xử phạt
hành chính và mức độ hậu quả trực tiếp của hành vi mới phân định đ-ợc hai
loại vi phạm pháp luật này.
Về dấu hiệu "đã bị xử phạt hành chính", nội dung các điều trong
BLHS phần các tội phạm về môi tr-ờng thể hiện rất rõ kết luận này khi sử
dụng hai kết cấu: "đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các
biện pháp khắc phục" hoặc "đã bị xử phạt hành chính về hành vi này". Tuy
nhiên, cần nhận thức rằng môi tr-ờng là một thể thống nhất, các bộ phận của
nó không thể tồn tại độc lập với nhau và với môi tr-ờng nói chung. ý thức
BVMT không thể chỉ đối với một bộ phận cấu thành nào đó của môi tr-ờng.
Với lý do này, nên nâng cao ý thức và trách nhiệm gìn giữ, BVMT của mọi
ng-ời thông qua việc nâng cao khả năng xử lý bằng hình sự các hành vi xâm
hại môi tr-ờng. Cụ thể, các điều luật quy định trách nhiệm hình sự đối với các
tội phạm về môi tr-ờng có thể chỉ cần yêu cầu dấu hiệu đã bị xử phạt hành

chính đối với hành vi xâm hại môi tr-ờng nói chung mà không nhất thiết phải
là những hành vi cùng loại.
Về dấu hiệu: "hậu quả nghiêm trọng" hoặc "rất nghiêm trọng, đặc biệt
nghiêm trọng". Đây là những tiêu chí mang tính chất t-ơng đối, rất khó xác
định chính xác vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nh-: tính chất của
hành vi, quy mô của hành vi, thiệt hại vật chất, khả năng khắc phục nh-ng

17
thiệt hại cho môi tr-ờng Đặc biệt trong lĩnh vực BVMT, việc đánh giá mức
độ của thiệt hại có những đặc thù riêng. Do đó sẽ không hợp lý nếu chỉ đơn
giản áp dụng những quy định của pháp luật xác định tính chất nghiêm trọng,
mà đ-ợc áp dụng cho các tội phạm khác xâm phạm tài sản riêng của công dân,
cho các tội phạm về môi tr-ờng. Để có thể áp dụng chính xác các quy định
của BLHS đối với các tội phạm về môi tr-ờng, cần có một sự h-ớng dẫn riêng
cụ thể từ phía các cơ quan chức năng của nhà n-ớc đối với các loại "hậu quả"
quy định trong ch-ơng XVII BLHS. Chỉ có trên cơ sở đó, hoạt động áp dụng
pháp luật xử phạt VPHC mới đảm bảo đ-ợc đúng đắn, tránh tr-ờng hợp xử
phạt hành chính đối với cả những hành vi tội phạm về môi tr-ờng hoặc ng-ợc
lại. Nh-ng trên thực tế thì cho đến nay ch-a có một văn bản h-ớng dẫn thi
hành nào về các tội phạm về môi tr-ờng trong BLHS. Đó chính là một khiếm
khuyết mà chúng ta cần phải khắc phục trong thời gian tới.
1.1.2.4. Đặc điểm của truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi tr-ờng
Truy cứu TNHC trong lĩnh vực BVMT là việc các chủ thể có thẩm
quyền nhân danh Nhà n-ớc áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc
phục hậu quả đối với các cá nhân, tổ chức VPHC về BVMT theo trình tự, thủ
tục do pháp luật hành chính quy định.
Truy cứu TNHC trong lĩnh vực BVMT chỉ đ-ợc tiến hành khi có VPHC
xảy ra. Cơ sở để truy cứu TNHC là VPHC. Khoản 2 Điều 3 PLXLVPHC năm
2002 quy định: "Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm

hành chính do pháp luật quy định" [55] và khoản 2 Điều 3 Nghị định 81 quy
định: "Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi tr-ờng khi thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này và
các Nghị định khác của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi tr-ờng" [19].
Nh- vậy, để thực hiện hoạt động truy cứu TNHC tr-ớc hết đòi hỏi các
chủ thể có thẩm quyền phải xem xét đã có VPHC xảy ra hay ch-a.

18
- Truy cứu TNHC trong lĩnh vực BVMT là hoạt động c-ỡng chế nhà
n-ớc mang tính quyền lực nhà n-ớc. Tính c-ỡng chế và tính quyền lực nhà
n-ớc thể hiện ở việc truy cứu TNHC chỉ do các cơ quan nhà n-ớc, ng-ời có
thẩm quyền truy cứu TNHC tiến hành.
- Hoạt động truy cứu TNHC trong lĩnh vực BVMT thể hiện bằng quyết
định xử phạt của cơ quan nhà n-ớc, ng-ời có thẩm quyền tiến hành. Hoạt động
truy cứu TNHC trong lĩnh vực BVMT có thể tiến hành qua nhiều khâu, nhiều
giai đoạn, bằng các hành vi khác nhau nh-ng kết quả của hoạt động này phải
đ-ợc thể hiện bằng quyết định xử phạt. Quyết định xử phạt hành chính là hình
thức thể hiện ý chí của nhà n-ớc, thái độ, phản ứng của nhà n-ớc tr-ớc hành vi
vi phạm và đồng thời nó cũng thể hiện mức c-ỡng chế đối với chủ thể vi phạm.
- Hoạt động truy cứu TNHC trong lĩnh vực BVMT đ-ợc thực hiện trong
khuôn khổ của pháp luật và tuân theo trình tự, thủ tục hành chính. Khi tiến
hành hoạt động xử phạt các cơ quan nhà n-ớc có thẩm quyền, ng-ời có thẩm
quyền xử phạt phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật hành chính quy định.
- Các cơ quan chức năng có thẩm quyền truy cứu TNHC trong lĩnh vực
BVMT muốn truy cứu các chủ thể VPHC trong BVMT phải căn cứ vào bộ tiêu
chuẩn kỹ thuật Việt Nam về BVMT đ-ợc cơ quan Nhà n-ớc có thẩm quyền
công bố. Đây là đặc điểm khác biệt so với việc truy cứu TNHC trong các lĩnh
vực khác.
- Do đặc điểm của VPHC trong lĩnh vực BVMT nên trong hoạt động

truy cứu TNHC việc xác định hành vi vi phạm phần lớn đều phải thông qua
thủ tục giám định chất l-ợng môi tr-ờng. Đây là một hoạt động mang tính
chuyên môn kỹ thuật cao nh-ng nó lại là cơ sở để xác định có VPHC về
BVMT hay không.
- Cũng chính từ đặc thù nói trên mà hoạt động truy cứu TNHC trong
lĩnh vực BVMT hầu hết đ-ợc thực hiện trên cơ sở tiến hành các cuộc thanh
tra, kiểm tra về BVMT. Có thể nói thanh tra th-ờng xuyên, định kỳ Đây là

19
một điểm đặc tr-ng của xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT so với xử phạt
VPHC trong các lĩnh vực khác nh- an ninh, trật tự, an toàn giao thông, văn
hóa - xã hội
- Do VPHC về BVMT rất rộng và đa dạng, cho nên xử phạt hành chính
trong lĩnh vực BVMT đ-ợc quy định trong nhiều văn bản pháp luật. Có những
văn bản quy phạm pháp luật quy định xử phạt hành chính mang tính hệ thống
nh- Nghị định 81, bên cạnh đó lại có những văn bản xử phạt hành chính mang
tính riêng lẻ theo từng thành phần của môi tr-ờng (nh- các nghị định quy định
xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai, quản lý và bảo vệ rừng, bảo vệ và kiểm
dịch thực vật ).
1.1.2.5. Vị trí, vai trò và mục đích của trách nhiệm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi tr-ờng
Khi nghiên cứu vấn đề TNHC, chúng ta cần phân tích làm rõ vị trí, vai
trò và mục đích của nó trong lĩnh vực BVMT đ-ợc thể hiện và biểu hiện ra
sao; có vị trí và vai trò nh- thế nào trong lĩnh vực BVMT và có những điểm gì
khác so với TNHC của các lĩnh vực khác.
Có thể nói, TNHC trong lĩnh vực BVMT có vị trí và vai trò hết sức
quan trọng trong chính sách và pháp luật BVMT. Các văn bản quy phạm pháp
luật quy định về TNHC trong lĩnh vực BVMT đ-ợc pháp điển hóa t-ơng đối
đầy đủ, chi tiết và đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị
tr-ờng định h-ớng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời việc Đảng và Nhà n-ớc ta xác

định nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn xây dựng nhà n-ớc pháp quyền của
dân, do dân và vì dân là xây dựng, phát triển những phải đảm bảo sự phát triển
đó là bền vững không những đáp ứng nhu cầu tr-ớc mắt mà còn đáp ứng các
nhu cầu của các thế hệ mai sau. Do vậy, vấn đề TNHC trong lĩnh vực BVMT
là nền tảng của pháp luật BVMT, nó bảo đảm cho việc tuân thủ nghiêm chỉnh
các quy định về pháp luật BVMT nói chung của các tổ chức và các cá nhân
trong xã hội.

20
Xuất phát từ mục đích chung, TNHC trong lĩnh vực BVMT cũng có mục
đích trực tiếp là: giáo dục ng-ời vi phạm và phòng ngừa các vi phạm pháp luật
về môi tr-ờng.
Việc áp dụng các biện pháp c-ỡng chế hành chính trong lĩnh vực BVMT
không phải là mục đích tự thân của biện pháp trách nhiệm đó, mà nó là
ph-ơng tiện giáo dục con ng-ời lòng kính trọng pháp luật.
Mục đích phòng ngừa vi phạm pháp luật của TNHC trong lĩnh vực
BVMT bao gồm phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung. ở đây phòng ngừa
riêng đ-ợc hiểu là phòng ngừa sự tái phạm và thực hiện vi phạm pháp luật mới
từ phía ng-ời đã VPHC và bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực BVMT, còn
phòng ngừa chung là phòng ngừa các vi phạm pháp luật về môi tr-ờng từ
những cá nhân khác trong xã hội.
Một vấn đề quan trọng khác, khi nghiên cứu TNHC trong lĩnh vực
BVMT đó là việc phân định giữa VPHC trong lĩnh vực BVMT với VPHC
trong các lĩnh vực khác nh- an ninh trật tự, an toàn xã hội, lĩnh vực an toàn
trật tự, giao thông Sau khi nghiên cứu TNHC trong các lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội, tác giả luận văn nhận thấy, ở các lĩnh vực trên pháp luật
về TNHC có những đặc điểm giống nhau đều thể hiện sự đánh giá phủ nhận
về mặt pháp lý và đạo đức đối với hành vi vi phạm và ng-ời vi phạm cá nhân
hay tổ chức phải chịu những hậu quả bất lợi, những sự t-ớc đoạt về vật chất
hay tinh thần t-ơng ứng với vi phạm mà họ đã gây ra. Tuy nhiên, chúng khác

nhau ở đối t-ợng áp dụng, cơ sở pháp lý để áp dụng, nguyên tắc áp dụng, hình
thức, biện pháp áp dụng, cơ quan có thẩm quyền áp dụng, thủ tục áp dụng
Ví dụ nh- nếu TNHC trong lĩnh vực BVMT th-ờng áp dụng đối với tổ chức
nhiều hơn thì TNHC trong lĩnh vực giao thông đ-ờng bộ th-ờng áp dụng đối
với cá nhân nhiều hơn và cơ quan có thẩm quyền áp dụng trong lĩnh vực
BVMT phần nhiều là UBND các cấp, còn trong lĩnh vực giao thông đ-ờng bộ
lại do lực l-ợng cảnh sát giao thông, cơ sở pháp lý để áp dụng cũng khác

×