Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.64 KB, 121 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT







NGUYỄN THỊ THU THỦY





Pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường / \c Trần Thị Lâm Thi ;
Nghd. : TS. Hoàng Thị Kim Quế



LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ
NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT









HÀ NỘI, 2003


1
PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài
Môi trƣờng hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia, dù đó là
quốc gia phát triển hay là quốc gia đang phát triển. Sự ô nhiễm, suy thoái và
những sự cố môi trƣờng diễn ra ngày càng nghiêm trọng và trở thành vấn đề lớn
thách thức nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, bảo vệ môi
trƣờng đã trở thành một vấn đề trọng yếu của toàn cầu và đang đƣợc nhiều quốc
gia trên thế giới đặt thành quốc sách. Bảo vệ môi trƣờng gắn liền với sự phát
triển bền vững đã trở thành một nội dung quan trọng của các chiến lƣợc và kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia.
Ở Việt nam, bảo vệ môi trƣờng ngày nay đã trở thành một trong những
chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc ta. Bằng những biện pháp và
chính sách khác nhau, Nhà nƣớc ta đang can thiệp mạnh mẽ vào các hoạt động
của cá nhân, tổ chức trong xã hội để bảo vệ môi trƣờng, ngăn chặn các hành vi
gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trƣờng. Trong những biện pháp mà nhà
nƣớc sử dụng, pháp luật đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Sự xuất hiện và vai trò
ngày càng tăng của các quy định pháp luật về môi trƣờng kể từ khi đất nƣớc
chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng là biểu hiện rõ nét về sự cấp bách của vấn đề
môi trƣờng.
Luật môi trƣờng là một lĩnh vực rất mới trong hệ thống pháp luật Việt
Nam cũng nhƣ nhiều nƣớc đang phát triển khác trên thế giới. Do đó, vấn đề xử
phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trƣờng cũng mới đƣợc quy định trong hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trƣờng.
Có thể kể đến một số văn bản quan trọng nhƣ: Luật bảo vệ môi trƣờng năm

1993, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995, Nghị định 26/NĐ-CP năm
1996 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trƣờng Tuy
nhiên, qua gần 7 năm thực hiện, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995
và Nghị định 26/NĐ-CP đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, bất cập cần đƣợc nghiên

2
cứu khắc phục nhƣ: các quy định còn thiếu hoặc quá chung chung, thiếu tính cụ
thể, chƣa phù hợp, lại không đƣợc hƣớng dẫn cụ thể nên dễ bị làm trái; các biện
pháp xử phạt hành chính còn nghèo nàn, chƣa đáp ứng đƣợc với tình hình vi
phạm hành chính đa dạng, phức tạp; một số quy định về thẩm quyền xử phạt,
thủ tục xử phạt chƣa phù hợp với thực tế Ngoài ra, một số quy định trong
Pháp lệnh và Nghị định 26/CP cũng không còn phù hợp với các luật, pháp lệnh
có liên quan khác đƣợc ban hành trong những năm gần đây. Do vậy, chúng cần
đƣợc sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật.
Để khắc phục những tồn tại nêu trên, việc sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính năm 1995 là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh
phòng chống vi phạm pháp luật. Tại phiên họp ngày 02/7/2002, UBTVQH đã
thông qua Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính sửa đổi. Pháp lệnh này có hiệu
lực kể từ ngày 01/10/2002 (gọi tắt là Pháp lệnh 2002). Trên cơ sở pháp lệnh xử
lý vi phạm hành chính năm 2002, các quy định pháp luật về xử phạt hành chính
trong các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc trong đó có lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng
cũng cần phải đƣợc sủa đổi theo cho phù hợp.
Xuất phát từ nguy cơ môi trƣờng của toàn cầu nói chung, của Việt Nam
nói riêng, xuất phát từ vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trƣờng, từ
thực tế quy định của pháp luật bảo vệ môi trƣờng trong đó có quy định về xử
phạt vi phạm hành chính còn mới mẻ đối với nƣớc ta, các công trình khoa học
pháp lý nghiên cứu về vấn đề này chƣa nhiều, hơn thế nữa để tạo nên một hệ
thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính đồng bộ, hoàn chỉnh, việc nghiên cứu
pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng là
cần thiết, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu lý luận và áp dụng trong thực tiễn đấu

tranh phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. Với những lý do
trên, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Pháp luật xử phạt hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng”.
2. Tình hình nghiên cứu

3
Trong thời gian qua đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về pháp
luật xử phạt vi phạm hành chính nhƣ: “Chế tài hành chính - Lý luận và thực
tiễn” của Tiến sỹ Vũ Thƣ, NXBCTQG năm 2000; Luận văn cao học “Hoàn
thiện quy định pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính” của tác
giả Nguyễn Trọng Bình, trƣờng Đại học Luật HN năm 2000; Luận văn cao học
“Vi phạm hành chính và tội phạm - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác
giả Trần Thu Hạnh, khoa Luật trƣờng ĐHTHHN năm 1998
Trong các công trình nghiên cứu trên đây, các tác giả trên cơ sở lý luận và
thực tiễn chỉ giới thiệu, phân tích, đánh giá về hoạt động xử phạt vi phạm hành
chính nói chung chứ không chuyên sâu đề cập cụ thể tới vấn đề xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Luận văn này tập trung nghiên
cứu về vấn đề đó.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật
xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, tìm ra những bất cập,
vƣớng mắc ngay trong các quy định và thực tiễn áp dụng để từ đó đƣa ra các
giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật xử phạt hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng và tổ chức thực hiện, nâng cao hiệu quả trong công
tác đấu tranh phòng chống các vi phạm hành chính nói chung, vi phạm hành
chính về bảo vệ môi trƣờng nói riêng.
4. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
Bảo vệ môi trƣờng là một lĩnh vực rất rộng lớn, liên quan tới nhiều lĩnh
vực pháp luật nhƣ Luật môi trƣờng, Luật hành chính, Luật hình sự, Luật đất đai
v.v Vì vậy, vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng vô cùng

phong phú, đa dạng và công tác xử lý đối với chúng cũng cực kỳ khó khăn và
phức tạp. Do đó, phạm vi nghiên cứu mà chúng tôi muốn đặt ra trong luận văn
này là tập trung chủ yếu vào các quy định của Luật bảo vệ môi trƣờng năm
1993, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 sửa đổi năm 2002, Nghị
định 26/NĐ-CP năm 1996 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi

4
trƣờng và một số quy định khác có liên quan. Mặt khác, pháp luật về xử phạt
hành chính gồm rất nhiều quy định: về hành vi vi phạm hành chính, hình thức
xử phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt, thời hiệu xử phạt v.v , trong
phạm vi khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật
xử phạt hành chính dƣới góc độ nội dung chứ không đi sâu nghiên cứu pháp luật
dƣới góc độ trình tự, thủ tục. Cụ thể đó là những quy định về: hành vi vi phạm
hành chính, hình thức xử phạt và thẩm quyền xử phạt.
Với mục đích và phạm vi nghiên cứu của luận văn nhƣ trên, những nội
dung sẽ đƣợc làm rõ trong luận văn là:
- Thứ nhất: nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của pháp luật bảo vệ môi
trƣờng và pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng
- Thứ hai: đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật xử phạt hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.
- Thứ ba: Trên cơ sở những bất cập trong pháp luật thực định cũng nhƣ
thực tiễn áp dụng, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật xử
phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng và tổ chức thực hiện.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác LêNin
và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và Pháp luật; các tƣ tƣởng, quan điểm
mang tính nguyên tắc của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nƣớc Việt Nam
về hoàn thiện hệ thống pháp luật và xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, về vấn đè
bảo vệ môi trƣờng.
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phƣơng pháp cụ thể nhƣ: phƣơng

pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê
6. Những đóng góp của đề tài
Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý nƣớc ta
nghiên cứu về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng một cách
tƣơng đối toàn diện và có hệ thống

5
Luận văn chỉ ra một cách có hệ thống sự điều chỉnh của pháp luật trong
lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, mối tƣơng quan giữa các ngành luật trong sự điều
chỉnh đó
Luận văn chỉ rõ thực trạng các quy định của pháp luật xử phạt hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng và thực tiễn áp dụng để từ đó đƣa ra những
giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật xử phạt hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ những giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu
quả trong hoạt động tổ chức thực hiện.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp thêm thông tin có giá trị
cho các cơ quan đang tiến hành soạn thảo NĐ 26/NĐ-CP về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng (sửa đổi), các cán bộ làm công tác
nghiên cứu, giảng dạy cũng nhƣ các cơ quan và ngƣời có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính về bảo vệ môi trƣờng trong thực tế.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chƣơng:
Chương 1 - Tổng quan về pháp luật bảo vệ môi trường và pháp luật xử
phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Chương 2 - Vi phạm hành chính và xử phạt hành chính theo pháp luật
Việt Nam
Chương 3 - Thực trạng xử phạt hành chính và những giải pháp cơ bản
nhằm hoàn thiện pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
và tổ chức thực hiện








6
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG VÀ PHÁP LUẬT
XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
Ở VIỆT NAM

1.1. Môi trường và bảo vệ môi trường
1.1.1. Môi trường và hiện trạng môi trường
Hiện nay trên thế giới có khá nhiều các quan niệm khác nhau về môi
trƣờng. Điều đó cũng thật dễ hiểu bởi lý do chủ yếu là: thứ nhất, khoa học về
môi trƣờng là một bộ môn khoa học còn hết sức non trẻ so với các bộ môn khoa
học truyền thống khác, cùng với sự tiến triển của thời gian, khái niệm về môi
trƣờng ngày càng đƣợc bổ sung, hoàn thiện và chính xác hoá dần; thứ hai, với
các mục đích nghiên cứu hoặc ứng dụng khác nhau ngƣời ta đƣa ra những khái
niệm khác nhau về môi trƣờng cho phù hợp. Trong các lĩnh vực của đời sống xã
hội chúng ta sử dụng nhiều khái niệm khái niệm môi trƣờng nhƣ: môi trƣờng sƣ
phạm, môi trƣờng xã hội, môi trƣờng kinh tế v.v
Môi trƣờng theo định nghĩa thông thƣờng “là toàn bộ nói chung những
điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con ngƣời hay một sinh vật tồn tại, phát
triển trong mối quan hệ với con ngƣời hay sinh vật ấy” [16. tr 5].
Bách khoa toàn thƣ về môi trƣờng (1994) đƣa ra định nghĩa môi trƣờng
nhƣ sau: “Môi trƣờng là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội - nhân
văn và các điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống

và hoạt động của con ngƣời trong thời gian bất kỳ”.
Các quan niệm trên đều cho rằng môi trƣờng bao gồm tập hợp các yếu tố
tự nhiên và xã hội bao quanh con ngƣời có ảnh hƣởng tới con ngƣơì và tác động
qua lại với các hoạt động sống của con ngƣời nhƣ: không khí, nƣớc, đất, sinh
vật, xã hội loài ngƣời v.v
Môi trƣờng sống của con ngƣời theo chức năng đƣợc chia thành các loại:

7
- Môi trƣờng tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên nhƣ các yếu tố vật lý,
hoá học và sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con ngƣời
- Môi trƣờng xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa ngƣời và ngƣời tạo nên
sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng
đồng loài ngƣời. Ví dụ: sự gia tăng dân số, định cƣ, di cƣ, môi trƣờng sống của
dân tộc thiểu số, luật lệ, thể chế v.v
- Môi trƣờng nhân tạo: là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội do con ngƣời
tạo nên và chịu sự chi phối của con ngƣời. Ví dụ: nhà ở, công sở, môi trƣờng
khu vực đô thị và khu công nghiệp, môi trƣờng nông thôn [2. tr 2].
Khái niệm môi trƣờng sử dụng trong lĩnh vực khoa học pháp lý là một
khái niệm đƣợc hiểu nhƣ là mối liên hệ giữa con ngƣời và tự nhiên, trong đó
môi trƣờng đƣợc hiểu nhƣ là những yếu tố, hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên bao
quanh con ngƣời. Điều 1 Luật môi trƣờng đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà
XHCN Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 định nghĩa “môi trường
bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau,
bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát
triển của con người và thiên nhiên ” [14. tr 5]. Theo khoản 1, Điều 2 Luật bảo
vệ môi trƣờng thì môi trƣờng đƣợc tạo thành bởi vô số các yếu tố vật chất:
“không khí, nƣớc, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển,
sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cƣ, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên,
cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật
chất khác”.

Trong số đó, những yếu tố vật chất tự nhiên nhƣ đất, nƣớc, không khí, ánh
sáng, âm thanh, các hệ thực vật, hệ động vật có ý nghĩa đặc biệt và quan trọng
hơn cả. Những yếu tố này đƣợc coi là những yếu tố cơ bản của môi trƣờng,
chúng hình thành và phát triển theo những quy luật tự nhiên vốn có và nằm
ngoài khả năng quyết định của con ngƣời. Con ngƣời chỉ có thể tác động tới
chúng ở chừng mực nhất định.

8
Bên cạnh những yếu tố vật chất tự nhiên, môi trƣờng còn bao gồm cả
những yếu tố nhân tạo. Những yếu tố này do con ngƣời tạo ra nhằm tác động tới
các yếu tố thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của con ngƣời. Ví dụ nhƣ: hệ
thống đê điều, các công trình nghệ thuật, công trình văn hoá, kiến trúc mà con
ngƣời từ thế hệ này sang thế hệ khác dựng nên.
Qua phân tích trên chúng ta thấy các khía cạnh về môi trƣờng kinh tế, môi
trƣờng văn hóa, môi trƣờng xã hội - nhân văn không đƣợc đề cập đến.
Với mục đích thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng
ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, khái niệm môi trƣờng đề cập tới trong
Luật bảo vệ môi trƣờng là hoàn toàn phù hợp và đây chính là khái niệm đƣợc sử
dụng trong luận văn này.
Hiện trạng môi trường Việt Nam
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay
đang ngày càng khởi sắc và đạt đƣợc rất nhiều thành tƣụ quan trọng. Đồng thời
với quá trình phát triển đó là sự gia tăng của các vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, suy
thoái môi trƣờng. Theo báo cáo hiện trạng môi trƣờng Việt Nam năm 2002 của
Bộ tài nguyên và môi trƣờng, chúng ta có thể thấy đƣợc hiện trạng môi trƣờng
hiện nay của Việt Nam nhƣ sau:
Hiện trạng môi trường không khí
Môi trƣờng không khí ở hầu hết đô thị và các khu công nghiệp nƣớc ta
đều bị ô nhiễm nặng về bụi. Nồng độ bụi trong không khí vƣợt quá trị số tiêu
chuẩn cho phép từ 1,3 đến 3 lần, cá biệt có chỗ vƣợt tới 10 lần. Nồng độ khí SO

2

trong khu vực xung quanh một số nhà máy, xí nghiệp vƣợt quá trị số tiêu chuẩn
cho phép từ 1,1 đến 2,7 lần. Nồng độ chì trong không khí ở các đƣờng giao
thông trong 6 tháng cuối năm 2001 và đầu năm 2002 đã giảm đi khoản 40 - 50%
so với cùng kỳ năm trƣớc. Ở Việt Nam, ô nhiễm khí CO, CO
2
, NO
2
chƣa trở
thành vấn đề. Hiện tƣợng mƣa có độ pH < 5,5 đã xảy ra ở nhiều địa phƣơng, đặc
biệt là vùng Đông Nam bộ. Nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trƣờng không
khí ở nƣớc ta là các nguồn thải từ giao thông vận tải, công nghiệp và xây dựng.

9
Môi trường nước lục địa
Tài nguyên nƣớc nói chung bao gồm nƣớc trong khí quyển, nƣớc trên mặt
đất, nƣớc dƣới mặt đất (nƣớc ngầm). Ở Việt Nam, nƣớc chƣa đƣợc xem là một
loại hàng hoá đặc biệt: giá nƣớc không hợp lý, sự quản lý lỏng lẻo là nguyên
nhân gây nên tình trạng khai thác bừa bãi và sử dụng lãng phí nƣớc, đồng thời
cũng là nguyên nhân làm biến đổi số lƣợng, chất lƣợng tài nguyên nƣớc trên
nhiều vùng lãnh thổ, gây ra tình trạng thiếu nƣớc trầm trọng.
Đối với môi trƣờng nƣớc mặt: lƣợng nƣớc mặt phân bố không đều gây
nên tình trạng khan hiếm nƣớc hoặc lũ lụt. Chất lƣợng nƣớc mặt tại một số con
sông chỉ có thể sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Không có quy hoạch khai
thác và sử dụng nƣớc hợp lý giữa các tiểu ngành dẫn đến sự xâm nhập mặn. Đã
có biểu hiện hoang mạc tại khu vực miền trung nhƣ Bình - Trị - Thiên. Nƣớc
thải và nƣớc mƣa đều không đƣợc xử lý gây nên tình trạng ô nhiễm nƣớc mặt và
vấn đề này có xu hƣớng ngày càng xấu đi.
Đối với nƣớc ngầm: tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh ở Việt Nam

và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nƣớc
trong vùng lãnh thổ. Trữ lƣợng nƣớc ngầm ở Việt Nam rất lớn, nhƣng phân bố
không đồng đều nên việc tìm kiếm và thăm dò nƣớc ngầm thƣờng tập trung vào
những vùng có nhu cầu khai thác sử dụng. Mặt khác, chất lƣợng nƣớc ngầm
cũng rất khác nhau. Mực nƣớc ngầm bị hạ thấp. Chế độ khai thác không hợp lý,
lƣợng nƣớc ngọt lấy ra quá mức cho phép khiến cho ranh giới mặn - ngọt bị kéo
về phía công trình khai thác.
Ô nhiễm các nguồn nƣớc mặt ở khu vực đô thị và khu công nghiệp là vấn
đề nổi cộm hiện nay. Tình trạng ô nhiễm nƣớc rõ ràng nhất là ở Hà nội và Thành
phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Nam Định, Hải Dƣơng và các
thành phố, thị xã lớn. Tại Hà nội, thực tế là nƣớc thải sinh hoạt và công nghiệp
đều không đƣợc xử lý trƣớc khi xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ kênh, mƣơng).
Trong số các doanh nghiệp đã khảo sát tới 90% số doanh nghiêp không đạt yêu
cầu về tiêu chuẩn chất lƣợng dòng xả nƣớc thải xả ra môi trƣờng. 73% số doanh

10
nghiệp xả nƣớc thải không đạt tiêu chuẩn do không có các công trình và thiết bị
xử lý nƣớc thải. 60% số công trình xử lý nƣớc thải hoạt động vận hành không
đạt yêu cầu. Kết quả tải lƣợng ô nhiễm trong các sông, hồ khá cao. Nƣớc ở
kênh, mƣơng trong TP Hồ Chí Minh lại bị ô nhiễm nặng nề hơn do tình trạng
tăng dân số quá nhanh. Cảng Sài gòn là một trong những cảng chính về các sản
phẩm dầu và đã xảy ra một số sự cố tràn dầu trong những năm gần đây.
Hiện trạng môi trường biển và vùng biển ven bờ:
Nguồn lợi sinh vật và đa dạng sinh học biển bị suy giảm do tình trạng
đánh bắt quá mức, đánh bắt bằng các loại công cụ mang tính huỷ diệt. Hậu quả
của việc khai thác hải sản bằng các công cụ huỷ diệt rất nghiêm trọng: làm mất
khả năng phục hồi quần thể, phá hoại sinh cảnh và nơi sinh cƣ, làm mất cân
bằng hệ sinh thái
So sánh kết quả quan trắc, phân tích chất lƣợng môi trƣờng nƣớc biển ven
bờ năm 2001 với kết quả của các năm trƣớc cho thấy chất lƣợng nƣớc và trầm

tích biển bị suy giảm. Tình trạng ô nhiễm dầu tăng cao ở một số nơi. Tình trạng
xói lở bờ biển trong năm vừa qua tăng cao đã làm mất đi nhiều diện tích đất ven
biển, vùng cửa sông, nhiều nơi đã phải di dời dân đi vùng khác nhƣ khu vực
phía Bắc Cửa Thuận An (Thừa Thiên Huế), vùng cửa sông Luỹ - TuyPhong -
Bình Thuận, bờ biển Hàm Tiến - Phan Thiết, vùng Vạn Xuân - Nghi Xuân -
Nghi Lộc - Nghệ An
Môi trường đất:
Nƣớc ta có diện tích tự nhiên trên đầu ngƣời thuộc loại trung bình
(0,41ha), tuy nhiên diện tích đất canh tác trên đầu ngƣời lại rất thấp (0,12ha).Tài
nguyên đất chƣa đƣợc sử dụng hợp lý và có hiệu quả, 3/4 diện tích tự nhiên của
cả nƣớc là đất dốc, trên 50% diện tích đất tự nhiên của cả nƣớc là “đất có vấn
đề” (đất có nhiều hạn chế về độ phì nhiêu và sức sản xuất). Thoái hoá đất diễn ra
mạnh mẽ trên quy mô rộng lớn với các loại hình chủ yếu: xói mòn, rửa trôi, đất
trƣợt, ngập lũ, lũ quét, sạt lở đất, khô hạn, mặn hoá, phèn hoá, cơ cấu cây trồng
nghèo nàn, đất mất khả năng sản xuất. Hậu quả thoái hoá đất ở nƣớc ta rất

11
nghiêm trọng đặc biệt là gây ra suy thoái tài nguyên sinh vật đất, mất khả năng
sản xuất, thiệt hại về ngƣời và của, đe doạ sự phát triển bền vững của cộng đồng.
Hiện trạng rừng:
Trong những năm “60” đến “90” của thế kỷ 20, rừng của nƣớc ta bị suy
giảm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân. Trong thập niên cuối của thế kỷ 20,
Nhà nƣớc ta đã kịp thời có những giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế và ngăn
chặn nạn xâm hại rừng, cứu vãn tình trạng rừng bị suy giảm, kiểm soát các thảm
hoạ mất rừng gây ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng. Tỉ lệ che phủ của rừng ở nửa
đầu thể kỷ 20 là 43% trên đất đai lãnh thổ nƣớc ta, sau đó giảm xuống đến mức
báo động 27% vào năm 1991, và tăng lên 32% vào năm 2001 theo xu thế khả
quan trên cơ sở thực hiện các biện pháp chiến lƣợc của nhà nƣớc đối với bảo vệ
và phát triển rừng. Suy thoái rừng gây ra nhiều tác động tới môi trƣờng, di hại
còn tới hiện nay và cả những năm sau. Đó là: xuất hiện nhiều lũ quét do suy

thoái rừng phòng hộ đầu nguồn, xói mòn, sụt lở đất đất, khô hạn, hoang hoá, bạc
màu, xâm nhập mặn, chua phèn hoá nhiều vùng đất đai rộng lớn, giảm mạnh các
khả năng thanh lọc ô nhiễm và các nguồn dƣỡng khí cải thiện sinh quyển của
rừng, suy thoái nhiều vùng sinh cảnh thích nghi của động vật hoang dã, giảm
nhanh mức độ đa dạng sinh học, mất đi nhiều hệ sinh thái tối ƣu.
Đa dạng sinh học:
Theo đánh giá của WWF (Quỹ động vật hoang dã quốc tế) thì Viêt Nam
mặc dù là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao, nhƣng cũng là nƣớc có tỷ lệ
rừng bị tàn phá cao nhất (80%) và ở trong nhóm 10 nƣớc có mức mất đa dạng
sinh học cao nhất thế giới, những nƣớc khác trong khu vực nhƣ Indonexia,
Malaysia tỷ lệ cũng chỉ tới 40% (Công bố năm 1999). Sự đa dạng sinh học thể
hiện ở thành phần loài sinh vật, đồng thời còn thể hiện ở sự đa dạng các kiểu
cảnh quan, các hệ sinh thái.
Trong thời gian qua, mặc dù Nhà nƣớc rất quan tâm đến bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên nói chung, sự đa dạng sinh học nói riêng, nhƣng cho đến nay sự suy
giảm đa dạng sinh học vẫn đang bị đe doạ bởi nhiều yếu tố. Có thể khái quát

12
hiện trạng đa dạng sinh học nhƣ sau: hầu hết các hệ sinh thái tự nhiên bị tác
động trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội theo hƣớng bị thu hẹp diện tích
hoặc chuyển sang các hệ sinh thái thứ sinh; số lƣợng cá thể giảm do khai thác
quá mức, do mất nơi sinh cƣ; số lƣợng các loài trong sách Đỏ tăng (Các loài
động, thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt).
Sự cố môi trường:
Các vấn đề môi trƣờng cho đến nay đã đƣợc nhận thức là nó không có
giới hạn chỉ ở tầm quốc gia mà đã ở tầm khu vực và toàn cầu: hiệu ứng nhà
kính, ô nhiễm công nghiệp, cháy rừng, ElNino, là những nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trƣờng và là nguồn gốc của nhiều sự cố môi trƣờng. Các sự cố môi
trƣờng vẫn tiếp tục gia tăng, tập trung chủ yếu vào những sự cố nhƣ: đắm tàu và
tràn dầu, sự cố môi trƣờng do việc rò rỉ hoá chất, bão, lũ lụt, lốc, hạn hán, mƣa

đá, sụt đất, sạt lở, xói lở, nứt đất, động đất, cháy rừng.
Trƣớc những áp lực đối với môi trƣờng nói trên đòi hỏi chúng ta phải có
những chính sách, chƣơng trình đáp ứng để bảo vệ môi trƣờng.
1.1.2. Bảo vệ môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường
Theo Điều 1 Luật bảo vệ môi trƣờng Việt Nam năm 1993 thì “Bảo vệ môi
trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi
trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do
con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên”.
Những hoạt động bảo vệ môi trƣờng phải là những hoạt động nhằm mục
đích: giữ cho môi trƣờng nói chung và các thành phần môi trƣờng nói riêng
trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái; ngăn chặn, khắc phục những
hậu quả xấu do con ngƣời và thiên nhiên gây ra cho môi trƣờng; khai thác, sử
dụng hợp lý và tiết kiệm các thành phần môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên.
Những hoạt động có mục đích ngƣợc lại hoặc làm cho môi trƣờng xấu đi đƣợc
coi là vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. Hoạt động ở đây có thể là hoạt
động trực tiếp, có thể là hoạt động gián tiếp. Mục đích ở đây có thể đƣợc đặt ra

13
đơn lẻ, có thể đƣợc đặt ra cùng với những mục đích khác. Đây là những đặc
điểm cơ bản của hoạt động bảo vệ môi trƣờng, những đặc điểm này giúp ta phân
biệt đƣợc những hành vi nào là hoạt động bảo vệ môi trƣờng, những hành vi nào
không phải là hoạt động bảo vệ môi trƣờng, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trƣờng.
Môi trƣờng có thể đƣợc bảo vệ bằng nhiều biện pháp khác nhau. Trong số
đó những biện pháp cơ bản để bảo vệ môi trƣờng là biện pháp chính trị, giáo
dục, công nghệ, kinh tế, tổ chức và pháp lý.
Biện pháp chính trị
Chính trị đƣợc coi là một trong những biện pháp quan trọng của bảo vệ
môi trƣờng. Ở các nƣớc phát triển, vấn đề môi trƣờng đƣợc các Đảng phái, tổ

chức sử dung triệt để nhằm thu hút sự ủng hộ chính trị từ quần chúng và các tổ
chức xã hội. Nhiều đảng phái chính trị mang màu sắc môi trƣờng đã xuất hiện,
ví dụ nhƣ Đảng Xanh ở các nƣớc Châu Âu là tổ chức chính trị của những ngƣời
bảo vệ môi trƣờng.
Ở Việt Nam, các biện pháp chính trị đƣợc sử dụng trong bảo vệ môi
trƣờng mang sắc thái khác. Đảng Cộng sản Việt Nam đƣa vấn đề môi trƣờng
vào cƣơng lĩnh, chiến lƣợc hành động của mình không nhằm mục đích tranh cử
hay giành quyền lực chính trị mà nhằm làm tăng thêm tính chất toàn diện, đúng
đắn và khả thi của các cƣơng lĩnh, chiến lƣợc. Trên cơ sở đó nâng cao vai trò
lãnh đạo của Đảng trong đời sống xã hội. Ý nghĩa của các biện pháp chính trị
trong bảo vệ môi trƣờng thể hiện qua một số điểm chính sau:
- Vấn đề bảo vệ môi trƣờng trở thành các nhiệm vụ chính trị mỗi khi các
tổ chức chính trị, đảng phái đƣa chúng vào các cƣơng lĩnh hoạt động của mình
- Bằng vận động chính trị, vấn đề bảo vệ môi trƣờng sẽ đƣợc thể chế hoá
thành các chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.
Biện pháp kinh tế
Các biện pháp kinh tế đƣợc sử dụng khá hiệu quả trong các hoạt động
quản lý vi mô và vĩ mô đối với nền kinh tế. Trong quản lý và bảo vệ môi trƣờng,

14
các biện pháp kinh tế cũng phát huy tác dụng của nó. Thực chất của phƣơng
pháp kinh tế trong bảo vệ môi trƣờng là việc dùng những lợi ích vật chất để kích
thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trƣờng, cho cộng đồng.
Các biện pháp kinh tế đƣợc thực hiện trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng bao
gồm:
- Thành lập các quỹ bảo vệ môi trƣờng
- Áp dụng các ƣu đãi về thuế đối với những doanh nghiệp, những dự án
có các giải pháp tốt về bảo vệ môi trƣờng
- Áp dụng thuế suất cao đối với những sản phẩm mà việc sản xuất chúng
có tác động xấu đến môi trƣờng

- Gắn hạn chế hoặc khuyến khích thƣơng mại đối với việc bảo vệ môi
trƣờng.
Các biện pháp kinh tế rất phong phú và đa dạng. Việc sử dụng chúng
trong bảo vệ môi trƣờng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau. Tuy
nhiên, về cơ bản các biện pháp kinh tế thƣờng mang lại hiệu quả cao hơn trong
bảo vệ môi trƣờng so với các biện pháp khác.
Biện pháp khoa hoc - công nghệ
Môi trƣờng đƣợc tạo bởi nhiều yếu tố vật chất phức tạp. Việc tìm hiểu cấu
trúc, quy luật hoạt động, các ảnh hƣởng của môi trƣờng nói chung và các yếu tố
cấu thành nó nói riêng không thể thực hiện đƣợc một cách đầy đủ nếu thiếu các
biện pháp khoa học và công nghệ. Tƣơng tự, việc bảo vệ môi trƣờng cũng không
thể thiếu các giải pháp khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Ví dụ đơn giản là việc
xử lý chất thải. Nếu nhƣ các cộng đồng chỉ xử lý chất thải bằng các phƣơng
pháp thủ công nhƣ đốt rác, chôn rác thì việc tránh ô nhiễm này sẽ dẫn tới sự ô
nhiễm khác. Khi số lƣợng dân cƣ ngày càng đông hơn thì công nghệ xử lý chất
thải đòi hỏi phải có những biện pháp khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.
Biện pháp giáo dục
Ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trƣờng sẽ đƣợc nâng cao thông qua
các hoạt động tuyên truyền và giáo dục. Càng mở rộng các hoạt động giáo dục

15
cộng đồng về tác hại của sự ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng thì càng nâng cao
đƣợc hiệu quả của công tác bảo vệ môi trƣờng. Vai trò của giáo dục đặc biệt
quan trọng. Khi con ngƣời ta vì sự vô thức đã tàn phá chính môi trƣờng trong đó
họ đang sống thì việc thức tỉnh họ là điều cần thực hiện trƣớc sự trừng phạt và
răn đe. Khi con ngƣời đã có ý thức tự giác thì việc bảo vệ môi trƣờng sẽ dễ dàng
đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả. Đó chính là thực chất và ý nghĩa của biện
pháp giáo dục.
Các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng có thể đƣợc thực hiện
dƣới nhiều hình thức, cấp độ và phạm vi khác nhau. Ví dụ: đƣa giáo dục ý thức

bảo vệ môi trƣờng vào chƣơng trình học tập chính thức của các bậc học; sử dụng
rộng rãi các phƣơng tiện truyền thông để giáo dục cộng đồng; tổ chức các hoạt
động cụ thể: ngày môi trƣờng thế giới, Tuần lễ xanh, phong trào thành phố
xanh-sạch - đẹp v.v ; tổ chức các diễn đàn và các cuộc điều tra xã hội
Biện pháp tổ chức
Các biện pháp mang tính tổ chức bao gồm việc xây dựng hệ thống các cơ
quan quản lý việc bảo vệ môi trƣờng, trong đó có hệ thống các cơ quan thanh tra
về bảo vệ môi trƣờng.
Biện pháp pháp lý
Trong tổng hợp các biện pháp bảo vệ môi trƣờng, pháp luật là một công
cụ không thể thiếu và có vị trí đặc biệt quan trọng. Pháp luật với tƣ cách là hệ
thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con ngƣời cho nên nó sẽ có
vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trƣờng. Vai trò của pháp luật trong
bảo vệ môi trƣờng sẽ đƣợc phân tích cụ thể ở phần sau.
1.2. Tổng quan về pháp luật bảo vệ môi trường
1.2.1. Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ môi trường.
Pháp luật bảo vệ môi trƣờng là một lĩnh vực tƣơng đối mới không chỉ của
hệ thống pháp luật Việt Nam mà còn của hệ thống pháp luật nhiều nƣớc đang
phát triển khác. Sự vắng bóng hoặc tình trạng kém phát triển của pháp luật môi
trƣờng ở các nƣớc đang phát triển, trong đó có nƣớc ta đƣợc giải thích bởi nhiều

16
lý do khác nhau. Nhƣng một lý do khá phổ biến đối với các nƣớc đang phát triển
đó là sự phát triển bằng mọi giá, kể cả sự hy sinh các nguồn tài nguyên. Khi sự
phát triển kinh tế là động lực phát triển của các quốc gia thì tài nguyên và môi
trƣờng không phải là vấn đề quan trọng. Các quốc gia sẵn sàng khai thác hết tài
nguyên để công nghiệp hoá, để phát triển. Chính sự hy sinh các giá trị môi
trƣờng, các giá trị sinh thái cho sự phát triển đã đẩy sự quan tâm tới môi trƣờng
và Luật môi trƣờng ra sau những mối quan tâm khác. Chỉ đến khi tất cả các quốc
gia phải đối mặt với sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, sự mất cân bằng sinh thái

và những sự trả thù khốc liệt của thiên nhiên thì vấn đề bảo vệ môi trƣờng mới
nổi lên nhƣ một thách thức xã hội. Luật môi trƣờng ra đời nhƣ là biện pháp giải
quyết thách thức đó.
Ở Việt Nam, Luật môi trƣờng xuất hiện chậm. Có thể nói rằng Luật môi
trƣờng là một trong những lĩnh vực mới của hệ thống pháp luật Việt Nam. Luật
môi trƣờng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh
giữa các chủ thể trong quá trình các chủ thể sử dụng hoặc tác động đến một hoặc
nhiều yếu tố của môi trƣờng nhằm bảo vệ môi trƣờng sống của con ngƣời.
Các quan hệ xã hội thuộc đối tƣợng điều chỉnh của Luật môi trƣờng có
thể đƣợc phân thành hai nhóm: nhóm thứ nhất bao gồm các quan hệ xã hội trong
quá trình khai thác và sử dụng hợp lý các yếu tố của môi trƣờng, nhóm thứ hai
bao gồm các quan hệ xã hội trong việc đảm bảo an toàn môi trƣờng sống của
con ngƣời.
Pháp luật môi trƣờng điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình khai thác và sử dụng hợp lý các yếu tố của môi trƣờng bằng việc định ra
các quy tắc xử sự mà con ngƣời phải thực hiện khi khai thác và sử dụng các yếu
tố của môi trƣờng. Môi trƣờng vừa là điều kiện sống, vừa là đối tƣợng của sự tác
động hàng ngày của con ngƣời. Sự tác động của con ngƣời làm biến đổi hiện
trạng của môi trƣờng theo chiều hƣớng làm suy thoái những yếu tố cấu thành
của nó. Con ngƣời đang đứng trƣớc nguy cơ bị thiên nhiên trả thù. Pháp luật với
tƣ cách là công cụ điều tiết các hành vi của các thành viên trong xã hội có vai trò

17
quan trọng trong việc định hƣớng quá trình khai thác và sử dụng môi trƣờng.
Con ngƣời sử dụng và khai thác môi trƣờng theo những quy chuẩn hợp lý thì sẽ
hạn chế đƣợc những tác hại đối với môi trƣờng, ngăn chặn sự ô nhiễm và suy
thoái môi trƣờng. Những quy chuẩn đó chính là các tiêu chuẩn về môi trƣờng.
Các tiêu chuẩn về môi trƣờng giúp các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực
hiện chức năng quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực môi trƣờng, ví dụ nhƣ xác định
chất lƣợng môi trƣờng, biết đƣợc cụ thể thành phần môi trƣờng nào đã bị ô

nhiễm hay chƣa? ô nhiễm đến mức độ nào? ai là ngƣời gây ô nhiễm? Từ đó, nhà
nƣớc có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn, khắc phục tình trạng môi trƣờng
bị ô nhiễm và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật môi trƣờng. Về phần
mình, các tổ chức và cá nhân biết đƣợc mình sống trong điều kiện môi trƣờng
nhƣ thế nào? có thể tác động đến môi trƣờng trong giới hạn nào? Các tiêu chuẩn
này thực chất là những tiêu chuẩn kỹ thuật, tuy nhiên do đƣợc ban hành bằng
các văn bản pháp luật nên chúng trở thành những tiêu chuẩn pháp lý, tức là
những tiêu chuẩn mà các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải tuân thủ nghiêm
ngặt khi khai thác, sử dụng các yếu tố khác nhau của môi trƣờng.
Các yếu tố cơ bản của môi trƣờng bao gồm: đất, nƣớc, không khí, các hệ
thực vật, động vật và các nguồn tài nguyên khác Môi trƣờng nói chung và các
yếu tố, thành phần của môi trƣờng nói riêng đều đƣợc đặt dƣới sự bảo vệ của
các quy phạm pháp luật.
Đất có tầm quan trọng đặc biệt xét dƣới góc độ môi trƣờng, nó đƣợc coi là
một trong những thành phần quan trọng nhất của môi trƣờng. Ô nhiễm và suy
thoái môi trƣờng đất ở Việt Nam đã và đang xảy ra trên quy mô rộng lớn. Trong
mối quan hệ bảo vệ đất với tƣ cách là thành phần môi trƣờng, pháp luật bảo vệ
môi trƣờng đất quy định các chủ thể khi khai thác, sử dụng đất phải có trách
nhiệm tăng khả năng sinh lợi của đất và bảo vệ đất. Ngƣời sử dụng đất cần phải
tuyệt đối tuân theo các quy định về bảo vệ môi trƣờng đất, thực hiện các biện
pháp để bảo vệ đất.

18
Nƣớc là thành phần cơ bản, là yếu tố quan trọng hàng đầu của môi trƣờng
sống, là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí giá của mỗi quốc gia cũng
nhƣ của toàn nhân loại. Vì vậy, pháp luật về bảo vệ tài nguyên nƣớc cũng là một
bộ phận quan trọng của pháp luật bảo vệ môi trƣờng. Pháp luật bảo vệ tài
nguyên nƣớc xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia các quan
hệ phát sinh từ việc khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc; quy định các tiêu chuẩn
về nƣớc sạch để trên cơ sở đó xác định mức độ ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng

nƣớc, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong việc bồi thƣờng thiệt hại, khôi
phục hiện trạng môi trƣờng nƣớc
Cùng với đất và nƣớc, không khí là một phần của môi trƣờng sống. Bảo
vệ môi trƣờng không khí là một nội dung quan trọng của pháp luật bảo vệ môi
trƣờng. Pháp luật bảo vệ môi trƣờng quy định tiêu chuẩn môi trƣờng không khí.
Các cá nhân, tổ chức trong hoạt động của mình phải áp dụng các biện pháp
nhằm hạn chế nguồn phát ra khí thải, kiểm soát nguồn khí thải, giảm mức độ
độc hại của khí thải
Rừng là một bộ phận không thể tách rời của môi trƣờng sinh thái. Pháp
luật bảo vệ môi trƣờng quy định việc khai thác rừng phải tuân theo đúng các quy
hoạch và quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng, mặt khác phải tuân thủ
các tiêu chuẩn đánh giá môi trƣờng trong lĩnh vực bảo vệ rừng.
Tuy không có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của loài ngƣời
nhƣ các thành phần môi trƣờng nƣớc, đất và không khí nhƣng tài nguyên
khoáng sản cũng là những yếu tố hết sức quan trọng trong việc bảo đảm sự tồn
tại và phát triển xã hội. Do đặc điểm của hoạt động khoáng sản cho nên các ảnh
hƣởng của hoạt động khoáng sản tới các thành phần môi trƣờng khác nhƣ đất,
nƣớc, không khí, hệ sinh thái thƣờng rất nghiêm trọng. Trƣớc thực tế này,
pháp luật về khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trở thành một phần
không thể thiếu của pháp luật bảo vệ môi trƣờng. Để bảo vệ môi truờng và sức
khoẻ con ngƣời, cũng nhƣ đảm bảo cho hoạt động khoáng sản đƣợc thực hiện có
hiệu quả, an toàn, tiết kiệm, Pháp luật về khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng

19
sản quy định các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải áp dụng công nghệ
phù hợp, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trƣờng, bảo đảm tiêu chuẩn môi
trƣờng.
Nguồn lợi thuỷ sản là tài nguyên sinh vật vô cùng quý giá, có ý nghĩa
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và đời sống của con ngƣời. Bảo vệ
nguồn lợi thủy sản ở nƣớc ta đồng nghĩa với việc bảo đảm cuộc sống, công ăn

việc làm cho ngƣ dân và cũng chính là bảo vệ môi trƣờng. Do vậy, pháp luật bảo
vệ môi trƣờng quy định hoạt động khai thác và phát triển nguồn lợi thuỷ sản
đƣợc đặt trong tƣơng quan với việc bảo vệ môi trƣờng.
Ngoài các đối tƣợng của pháp luật bảo vệ môi trƣờng nói trên, bảo vệ đa
dạng sinh học cũng là một nội dung không kém quan trọng. Bằng việc trao cho
các tổ chức và cá nhân một số quyền cũng nhƣ buộc họ phải thực hiện các nghĩa
vụ, pháp luật hƣớng các hành vi xử sự trong lĩnh vực bảo vệ sự đa dạng sinh học
theo một khung thống nhất với mục tiêu bảo vệ thành công tính đa dạng sinh
học ở Việt Nam.
Cùng với việc đặt ra các tiêu chuẩn môi trƣờng, các quy tắc xử sự trong
việc khai thác, sử dụng hợp lý các yếu tố của môi trƣờng, pháp luật bảo vệ môi
trƣờng quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức thực hiện
chức năng bảo vệ môi trƣờng. Bảo vệ môi trƣờng là một công việc rất khó khăn,
phức tạp. Nhiều yếu tố của môi trƣờng có phạm vi rộng lớn, có kết cấu phức tạp
nên việc bảo vệ chúng đòi hỏi phải có hệ thống các cơ quan, tổ chức thích hợp.
Pháp luật có tác động rất lớn trong việc tạo ra cơ chế hoạt động hiệu quả cho các
cơ quan, tổ chức bảo vệ môi trƣờng thông qua quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, cơ cấu tổ chức của chúng.
Hệ thống các cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về môi
trƣờng bao gồm hai loại: các cơ quan quản lý Nhà nƣớc có thẩm quyền chung
(Chính phủ , Uỷ ban nhân dân) và các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn (Bộ
tài nguyên và môi trƣờng, Sở tài nguyên và môi trƣờng).

20
Trƣớc đây, cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng bảo vệ môi trƣờng
ở Việt Nam là Bộ khoa học, công nghệ và môi trƣờng. Điều 1, Nghị định số
22/CP ngày 22/5/1993 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ
khoa học, công nghệ và môi trƣờng quy định: “Bộ khoa học, công nghệ và môi
trƣờng là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc trong
lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, tiêu chuẩn hoá sở hữu công

nghiệp và bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nƣớc”. Căn cứ NĐ22/CP, Bộ
khoa học, công nghệ và môi trƣờng đã ban hành quyết định số 545/QĐ-TCCB
ngày 7/10/1993 giao cho Cục môi trƣờng là đơn vị trực thuộc Bộ khoa học, công
nghệ và môi trƣờng có trách nhiệm thống nhất quản lý các hoạt động bảo vệ môi
trƣờng trong cả nƣớc.
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc thiết
lập từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Trên 61 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng
đã thành lập Sở khoa học, công nghệ và môi trƣờng. Hầu hết các sở đều đã có
Phòng quản lý môi trƣờng. Đối với bộ phận quản lý khoa học, công nghệ và môi
trƣờng cấp quận, huyện đƣợc đặt ở phòng kế hoạch của quận, huyện đó, trong
đó có 2 - 3 ngƣời chuyên theo dõi về hoạt động khoa học, công nghệ và môi
trƣờng.
Hiện nay, Bộ tài nguyên và môi trƣờng đƣợc thành lập. Chức năng quản
lý nhà nƣớc về môi trƣờng đƣợc trao cho Bộ tài nguyên và môi trƣờng. Chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ tài nguyên và môi trƣờng
đƣợc quy định tại Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002
theo đó: “Bộ Tài nguyên và môi trƣờng là cơ quan của Chính phủ thực hiện
chức năng quản lý nhà nƣớc về tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc, tài nguyên
khoáng sản, môi trường, khí tƣợng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ trong phạm vi cả
nƣớc; quản lý nhà nƣớc các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần
vốn của nhà nƣớc tại doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc trong lĩnh vực tài nguyên
đất, tài nguyên nƣớc, tài nguyên khoáng sản, môi trƣờng, khí tƣợng thuỷ văn, đo
đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật” (Điều 1 NĐ91) [22. tr 4041].

21
Ở địa phƣơng, các Sở tài nguyên và môi trƣờng cũng đã đƣợc thành lập
với tƣ cách là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ƣơng thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc,
tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tƣợng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ trên
địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng [35. tr 1636].

Cùng với hệ thống các cơ quan thực hiện chức năng bảo vệ môi trƣờng
nói chung kể trên, pháp luật còn quy định một số cơ quan khác thực hiện công
tác quản lý nhà nƣớc của mình trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Ví dụ: Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ công nghiệp, Bộ Thuỷ sản Các Bộ,
ngành khác cũng đã kiện toàn các Vụ khoa học, công nghệ và môi trƣờng theo
hƣớng bổ sung chức năng, nhiệm vụ nhằm thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc
của mình trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.
Nhóm đối tƣợng điều chỉnh thứ hai của Luật môi trƣờng là các quan hệ xã
hội trong việc đảm bảo an toàn môi trƣờng sống của con ngƣời thông qua thực
hiện các quy định về bảo vệ môi trƣờng. Nói một cách ngắn gọn đây chính là
các quan hệ về trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trong việc giữ gìn môi
trƣờng trong sạch, khai thác và sử dụng hợp lý các yếu tố của môi trƣờng.
Việc đƣa ra các tiêu chuẩn để định hƣớng hành vi khai thác và sử dụng
môi trƣờng có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên không phải trong mọi tình huống
các tiêu chuẩn này đƣợc tự giác tuân thủ. Sự vi phạm xảy ra thƣờng xuyên hơn
đối với những yếu tố môi trƣờng mà ở đó có sự hiện diện mâu thuẫn giữa nhu
cầu bức bách của cuộc sống và yêu cầu bảo vệ môi trƣờng. Vì vậy, pháp luật
quy định các chế tài pháp lý để buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ
các yêu cầu của pháp luật trong việc khai thác, sử dụng các yếu tố của môi
trƣờng, bảo vệ môi trƣờng.
Vi phạm pháp luật môi trƣờng là một dạng vi phạm pháp luật, vì vậy các
cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật môi trƣờng phải chịu trách nhiệm
pháp lý trƣớc Nhà nƣớc, trƣớc cộng đồng hoặc cá nhân, tổ chức bị thiệt hại.
Điểm đặc biệt của vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng là việc xác định hành

22
vi vi phạm và hâụ quả vi phạm thƣờng gặp những khó khăn do tính chất và
phạm vi rộng lớn của môi trƣờng. Vi phạm pháp luật môi trƣờng trong đa số
trƣờng hợp chƣa để lại hậu quả trực tiếp, ngay lập tức và có thể định lƣợng
đƣợc.

Tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, trách nhiệm pháp lý áp dụng đối
với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm có thể là trách nhiệm hành chính, trách
nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm kỷ luật. Việc áp dụng trách
nhiệm pháp lý đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật môi trƣờng một mặt
buộc ngƣời vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định do hành vi
vi phạm pháp luật gây ra, mặt khác phòng ngừa vi phạm pháp luật từ phía những
ngƣời khác.
Các dạng trách nhiệm pháp lý cụ thể áp dụng đối với chủ thể vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, đó là:
Trách nhiệm hành chính: đƣợc áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành
vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trƣờng. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi
phạm pháp luật môi trƣờng ở mức độ này sẽ bị xử phạt hành chính căn cứ vào
các nguyên tắc chung của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, những quy định
cụ thể trong Nghị định số 26/CP ngày 26 tháng 4 năm 1996 quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng và một số Nghị định khác
của chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai; quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; thuỷ sản; an toàn và kiểm soát bức xạ; kiểm
dịch và bảo vệ thực vật; y tế; hải quan; an ninh, trật tự Việc truy cứu trách
nhiệm hành chính đƣợc tiến hành bởi cơ quan có thẩm quyền nhƣ: thanh tra
chuyên ngành về bảo vệ môi trƣờng, Chủ tịch UBND các cấp, cơ quan hải quan,
thanh tra Nhà nƣớc chuyên ngành khác và những ngƣời có thẩm quyền khác
đƣợc quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị
xử phạt hành chính dƣới các hình thức: cảnh cáo, phạt tiền, tƣớc quyền sử dụng
giấy phép, tịch thu tang vật phƣơng tiện đƣợc sử dụng để vi phạm và áp dụng
các biện pháp khắc phục hậu quả khác. Trách nhiệm hành chính là dạng trách

23
nhiệm pháp lý đƣợc áp dụng phổ biến nhất đối với các vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trƣờng.
Trách nhiệm dân sự: Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật môi

trƣờng mà gây thiệt hại cho ngƣời khác, cho tổ chức hoặc cộng đồng sẽ bị truy
cứu trách nhiệm dân sự. Căn cứ pháp lý để tiến hành truy cứu trách nhiệm dân
sự đôí với vi phạm pháp luật môi trƣờng đƣọc quy định tại Điều 52 Luật bảo vệ
môi trƣờng, Điều 2 NĐ 26/CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trƣờng, Điều 628 Bộ luật dân sự. Theo đó, cá nhân, pháp nhân
và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trƣờng gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng
theo quy định của pháp luật. Ngƣời có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm dân sự
đối với chủ thể vi phạm pháp luật môi trƣờng là Toà án, tiến hành theo thủ tục tố
tụng dân sự.
Trách nhiệm kỷ luật: đƣợc áp dụng đối với các cán bộ, công chức, viên
chức Nhà nƣớc khi họ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi vi
phạm kỷ luật về bảo vệ môi trƣờng. Việc truy cứu trách nhiệm kỷ luật đƣợc thực
hiện bởi cơ quan, tổ chức nơi có cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật,
theo thủ tục xử lý kỷ luật. Các hình thức kỷ luật có thể là: khiển trách, cảnh cáo,
hạ bậc lƣơng, hạ ngạch, cách chức và buộc thôi việc.
Trách nhiệm hình sự là dạng trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất áp
dụng đối với cá nhân có hành vi tội phạm về môi trƣờng, tức là “hành vi nguy
hiểm cho xã hội vi phạm các quy định của Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng, qua
đó gây thiệt haị cho môi trƣờng” [17. tr 463].
Bộ luật hình sự năm 1999 đã xây dựng một chƣơng riêng quy định những
hành vi tội phạm về môi trƣờng. Điều đó thể hiện chính sách hình sự của nƣớc
ta trong việc bảo vệ môi trƣờng có sự đột phá quan trọng. Bộ luật hình sự năm
1985 chƣa thể hiện rõ tính cấp bách và tầm quan trọng đặc biệt của việc đấu
tranh với các hành vi xâm hại môi trƣờng. Điều này không chỉ thể hiện qua việc
Bộ luật hình sự năm 1985 chƣa dành riêng một chƣơng cho các tội phạm về môi
trƣờng, mà còn dễ dàng nhận thấy qua việc một số tội phạm về môi trƣờng đƣợc

24
gộp lại với những tội phạm khác và đƣợc hiểu không phải với tƣ cách là những
tội phạm về môi trƣờng(tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất -

Điều 180, tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng - Điều 181 trong
Bộ luật hình sự 1985 đƣợc hiểu là những tội phạm kinh tế hoặc tội xâm phạm
trật tự quản lý hành chính - Điều 216).
Hình phạt đƣợc áp dụng đối với cá nhân thực hiện hành vi tội phạm về
môi trƣờng là phạt tù, phạt tiền. Ngoài ra, ngƣời phạm tội còn có thể bị áp dụng
hình phạt: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định.
Nhƣ vậy, bằng các chế tài hành chính, dân sự, kỷ luật và hình sự, pháp
luật có tác động tích cực tới những hành vi vi phạm. Các chế tài pháp luật đƣợc
sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng vừa có tác dụng ngăn chặn vi phạm
pháp luật môi trƣờng, vừa có tác dụng giáo dục công dân, tổ chức tôn trọng pháp
luật bảo vệ môi trƣờng.
Qua phân tích trên có thể thấy rằng các quy phạm pháp luật môi trƣờng
liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong pháp luật môi trƣờng, chúng ta
thấy có sự hiện diện của các quy phạm pháp luật hành chính, quy phạm pháp
luật dân sự, quy phạm pháp luật đất đai v.v khi nó tiếp cận các quan hệ phát
sinh từ quá trình quản lý, khai thác và sử dụng các yếu tố khác nhau của môi
trƣờng.
1.2.2. Sự phát triển của pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Pháp luật bảo vệ môi trƣờng là một lĩnh vực rất mới trong hệ thống pháp
luật Việt Nam. Chính vì vậy, lịch sử phát triển của pháp luật môi trƣờng không
chứa đựng những sự phân kỳ phức tạp nhƣ một số lĩnh vực pháp luật khác. Quá
trình phát triển của pháp luật môi trƣờng có thể đƣợc chia ra hai giai đoạn chính
sau đây:
Giai đoạn trước năm 1986. Giai đoạn này pháp luật môi trƣờng với tƣ
cách là lĩnh vực riêng chƣa xuất hiện. Trong giai đoạn này chúng ta khó có thể
tìm thấy văn bản pháp luật riêng nào về vấn đề môi trƣờng, mặc dù Nhà nƣớc

×