I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
Lấ ANH TUN
QUảN Lý NHà NƯớC Về HảI QUAN
ĐốI VớI HOạT ĐộNG ĐầU TƯ TRựC TIếP
TạI KHU KINH Tế - QUA THựC TIễN TỉNH THANH HóA
Chuyờn ngnh: Lớ lun v lch s nh nc v phỏp lut
Mó s: 60 38 01 01
LUN VN THC S LUT HC
Ngi hng dn khoa hc: PGS. TS. NGUYN HONG ANH
H NI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học
của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn
thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài
chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Lê Anh Tuấn
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục bản đồ, sơ đồ
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
TẠI KHU KINH TẾ 7
1.1. Khu kinh tế và hoạt động đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế 7
1.1.1. Khái niệm khu kinh tế 7
1.1.2. Chính sách pháp luật và thực tiễn phát triển khu kinh tế ở Việt Nam 9
1.1.3. Vai trò của khu kinh tế trong thu hút đầu tƣ, phát triển kinh tế và
hoàn thiện pháp luật đầu tƣ 16
1.1.4. Đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế 20
1.1.5. Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế 26
1.2. Quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp
tại khu kinh tế 33
1.2.1. Khái niệm và nội dung quản lý nhà nƣớc về hải quan 33
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động đầu tƣ
trực tiếp tại khu kinh tế 34
1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động đầu
tƣ trực tiếp tại khu kinh tế 42
Kết luận chƣơng 1 43
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HẢI QUAN ĐỐI
VỚI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP TẠI KHU
KINH TẾ QUA THỰC TIỄN TỈNH THANH HÓA 44
2.1. Khái quát chung về khu kinh tế ở Thanh Hóa và cơ quan hải quan
có thẩm quyền quản lý khu kinh tế ở Thanh Hóa 44
2.1.1. Khái quát chung về khu kinh tế ở Thanh Hóa 44
2.1.2. Cơ quan hải quan có thẩm quyền quản lý khu kinh tế ở Thanh Hóa 45
2.2. Những kết quả đạt đƣợc trong quản lý hải quan đối với hoạt động
đầu tƣ trực tiếp nƣớc tại khu kinh tế 49
2.2.1. Về cơ chế chính sách pháp luật 49
2.2.2. Về công tác nghiệp vụ hải quan 51
2.2.3. Về công tác cải cách hành chính 53
2.3. Những khó khăn, bất cập trong thực tiễn quản lý nhà nƣớc về hải
quan đối với đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế 56
2.3.1. Các bất cập trong áp dụng về chính sách và pháp luật trong quản
lý nhà nƣớc về hải quan đối với đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế 57
2.3.2. Các bất cập trong kiểm tra, giám sát, quản lý hàng hóa 67
2.4. Nguyên nhân của những khó khăn, bất cập trong quản lý nhà
nƣớc về hải quan đối với đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế 71
2.4.1. Nguyên nhân từ hệ thống pháp luật 71
2.4.2. Nguyên nhân từ cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật 73
2.4.3. Nguyên nhân từ phía năng lực, ý thức của cán bộ công chức hải
quan và nguyên nhân khác 73
Kết luận chƣơng 2 74
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP TẠI KHU
KINH TẾ 75
3.1. Phƣơng hƣớng nâng cao chất lƣợng quản lý nhà nƣớc về hải quan
đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế 75
3.1.1. Quản lý nhà nƣớc về hải quan phải khuyến khích phát triển hoạt
động đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế 75
3.1.2. Quản lý nhà nƣớc về hải quan phải đảm bảo phát triển hài hòa
vùng miền, kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội 75
3.1.3. Quản lý nhà nƣớc về hải quan phải đảm bảo công khai minh bạch 77
3.1.4. Quản lý nhà nƣớc về hải quan phải góp phần nâng cao năng lực
hiệu quả và tính chịu trách nhiệm của bộ máy hành chính 78
3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý nhà nƣớc về hải quan đối
với hoạt động đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế 78
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật 78
3.2.2. Giải pháp tăng cƣờng năng lực của cơ quan hải quan 86
3.2.3. Giải pháp về cơ chế phối hợp của các cơ quan ban ngành trong
quản lý nhà nƣớc tại khu kinh tế 89
3.2.4. Giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách,
pháp luật tới doanh nghiệp 92
3.2.5. Giải pháp tăng cƣờng năng lực và hiệu quả của các công cụ kiểm
tra, thanh tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật, chính sách của
nhà đầu tƣ 93
Kết luận chƣơng 3 94
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APEC: Asia Pacific Economic Cooperation-Diễn đàn Kinh tế
Châu Á Thái Bình Dƣơng
ASEAN: Association of Southeast Asia Nations - Hiệp hội các
Quốc gia Đông Nam Á
CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DN: Doanh nghiệp
DWT: Deadweight tonnage - đơn vị đo năng lực vận tải an toàn
của tàu thủy tính bằng tấn
ĐTNN: Đầu tƣ nƣớc ngoài
FDI: Foreign Direct Investment - Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
GATT: General Agreement on Tariffs and Trade - Hiệp định
chung về thuế quan và thƣơng mại
HQ: Hải quan
HQCK: Hải quan cửa khẩu
KTT: Khu kinh tế
KCN: Khu công nghiệp
KCX: Khu chế xuất
NKD: Nhập kinh doanh.
NĐT-NPT: Nhập đầu tƣ nộp thuế
ODA: Official Development Assistant - (Hỗ trợ phát triển chính thức)
QLNN: Quản lý nhà nƣớc
TSCĐ: Tài sản cố định
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
VNACCS/VCIS: Hệ thống thông quan tự động (do Nhật Bản tài trợ)
WCO: World Customs Organization -Tổ chức Hải quan thế giới.
WTO: World Trade Organization - Tổ chức thƣơng mại thế giới
XNC: Xuất nhập cảnh
XNK: Xuất nhập khẩu
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1:
Các Khu KT đƣợc ƣu tiên phát triển
15
Bảng 1.2:
Bảng số lƣợng Dự án cấp giấy chứng nhận đầu tƣ, vốn đầu
tƣ, diện tích sử dụng đất tại KKT Nghi Sơn, (từ 2006 – 2014)
16
Bảng 1.3:
Các Dự án đầu tƣ đã và đang làm thủ tục hải quan nhập
khẩu máy móc thiết bị qua Đội thủ tục hải quan Cảng
Nghi Sơn
22
Bảng 2.1:
Tình hình năng lực và trình độ của CBCC Đội thủ tục hải
quan Cảng Nghi Sơn tại 31/8/2014
51
Bảng 2.2:
Kết quả thực hiện nhiệm vụ Hải quan Nghi sơn
56
DANH MỤC BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ
Số hiệu bản đồ,
sơ đồ
Tên bản đồ, sơ đồ
Trang
Bản đồ 1.1:
Bản đồ phân bổ các KKT ven biển
12
Sơ đồ 1.1:
Sơ đồ tổng quát quy trình thủ tục hải quan đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thƣơng mại (ban hành
kèm theo Quyết định 988/QĐ-TCHQ, 28/3/2014)
39
Sơ đồ 2.1:
Sơ đồ bộ máy tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại Đội thủ
tục Hải quan cảng Nghi sơn
48
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thanh Hóa là một trong những tỉnh lớn của Việt Nam có đầy đủ tiềm
năng và lợi thế để thu hút đầu tƣ và phát triển công nghiệp. Với mục tiêu phấn
đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp, Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh
Hóa lần thứ XVII đã xác định phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn, các khu công
nghiệp, khu công nghệ cao là chƣơng trình kinh tế quan trọng hàng đầu trong
chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với những tiềm năng và lợi thế
vƣợt trội, năm 2012, Khu kinh tế Nghi Sơn đã đƣợc xếp vào danh mục 5 khu
kinh tế trọng điểm của cả nƣớc. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để tỉnh Thanh
Hóa tranh thủ đƣợc nguồn lực từ Trung ƣơng và cân đối nguồn lực địa
phƣơng để đầu tƣ xây dựng khu kinh tế một cách đồng bộ, tạo ra sức cạnh
tranh cao, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tƣ.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đối với một
quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói
riêng hiện nay, thì việc thu hút đầu tƣ nhất là đầu tƣ nƣớc ngoài nhằm tạo ra
ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội, giải quyết việc làm, ổn định đời
sống chính trị - xã hội đang là vấn đề đƣợc Đảng, Nhà nƣớc hết sức quan tâm.
Luật Đầu tƣ, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật quản lý thuế; Luật
Hải quan và các Nghị định của Chính phủ, Thông tƣ hƣớng dẫn của các Bộ,
ngành đã cởi bỏ đƣợc nhiều rào cản trong thủ tục hành chính đối với việc
đăng ký thủ tục cấp chứng nhận đầu tƣ; đăng ký miễn thuế; thủ tục hải quan
đối với hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận tải, phụ
tùng, linh kiện đi kèm, vật tƣ chế tạo máy móc, thiết bị, tạo tài sản cố định.
Ngoài ra, công cuộc hiện đại hoá, cải cách thủ tục hành chính, sự đổi mới,
phát triển về công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính, công quyền
nói chung cũng nhƣ cơ quan hải quan nói riêng cùng với ý thức, tƣ tƣởng của
2
những ngƣời quản lý cũng đã góp phần hết sức quan trọng, tạo thuận lợi, rút
ngắn thời gian làm thủ tục, giảm chi phí cho các nhà đầu tƣ trong các thủ tục
hành chính, tạo tiếng nói đồng thuận giữa các cơ quan quản lý và nhà đầu tƣ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn không ít những tồn tại cả chủ quan lẫn
khách quan của nhà quản lý, nhà đầu tƣ và bất cập trong chính sách quản lý,
đó là: Nhiều chính sách đầu tƣ, chế độ ƣu đãi miễn thuế còn chƣa rõ ràng, cụ
thể và đồng bộ dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau, thậm chí còn thiếu qui
phạm, bất cập, chồng chéo giữa các ngành quản lý với nhau dẫn đến việc xử
lý thiếu công bằng, thiếu minh bạch cho các doanh nghiệp gây khiếu kiện,
khiếu nại kéo dài, ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động đầu tƣ; không ít doanh
nghiệp lợi dụng chính sách ƣu đãi miễn thuế để nhập khẩu máy móc, thiết bị,
hàng hoá miễn thuế bán ra thị trƣờng kiếm lời, thu lợi bất chính; hoặc nhập
khẩu thiết bị, công nghệ lạc hậu vào Việt Nam, một bộ phận không nhỏ cán
bộ công chức làm công tác quản lý có thái độ gây sách nhiễu, phiền hà trong
các thủ tục hành chính (thủ tục cấp chứng nhận đầu tƣ, thủ tục hải quan, thủ
tục miễn thuế, ) để trục lợi cá nhân; việc nghiên cứu, hệ thống hoá pháp luật
đầu tƣ, nhất là pháp luật về thủ tục hải quan, thủ tục ƣu đãi miễn thuế đối với
hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án đầu tƣ chƣa đƣợc nhiều các
cấp, ngành chú trọng đầu tƣ một cách bài bản, khoa học.
Trong bối cảnh đó, việc yêu cầu đơn giản và hài hòa hóa thủ tục hải
quan đang là vấn đề cấp thiết đối với tỉnh Thanh Hóa, Cục Hải quan tỉnh
Thanh Hóa nói riêng, với cả nƣớc nói chung. Để có đƣợc những giải pháp
khoa học, hợp lý nhằm vừa đảm bảo quản lý chặt chẽ các hoạt động đầu tƣ,
đặc biệt là lĩnh vực ƣu đãi về thuế, vừa tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí
cho các nhà đầu tƣ, đòi hỏi phải nhận thức đúng đắn về lý luận và đánh giá
đúng thực tiễn hoạt động đầu tƣ, về hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với đầu
tƣ nói chung và về quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động đầu tƣ trực
3
tiếp nói riêng, từ đó có những giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả quản lý
đầu tƣ, trong đó có quản lý về ƣu đãi thuế đối với hàng hoá nhập khẩu tạo tài
sản cố định nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, thu hút đầu tƣ và tránh thất thu
cho ngân sách nhà nƣớc.
Xuất phát từ những yêu cầu trên tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước
về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế - qua thực
tiễn tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ Luật học.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh
tế - qua thực tiễn (Khu Kinh tế Nghi Sơn) tỉnh Thanh Hóa, từ đó nhằm tới
mục tiêu góp phần quản lý tốt, minh bạch đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp
tại Việt Nam; thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tƣ phát triển đồng
thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về hải quan.
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đó, đề tài có các nhiệm vụ sau đây:
- Khái quát một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nƣớc về hải quan đối
với hoạt động đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế.
- Làm rõ thực trạng quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động
đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế thông qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý
nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Trong thời gian qua đã có các công trình nghiên cứu về pháp luật hải
quan, quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về hải quan nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy
nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hiện đại hóa thủ tục hải quan, thực
hiện cải cách mạnh mẽ hơn nữa thủ tục hành chính nhà nƣớc về hải quan, tạo
thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá
4
cảnh, du lịch, tăng cƣờng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, góp phần bảo đảm thực
hiện chính sách của nhà nƣớc về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học
và công nghệ, hợp tác và giao lƣu quốc tế, bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc
gia, quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nƣớc, doanh nghiệp, cá nhân. Có thể
kể một số công trình quan trọng sau:
- “Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về hải quan trong điều kiện hiện
nay ở nước ta”, Luận án tiến sĩ Luật học của Vũ Ngọc Anh, năm 1999.
- "Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động hải quan
ở Việt Nam hiện nay", Luận văn thạc sĩ Luật học của Trần Văn Dũng, năm 2001.
- "Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về kiểm tra và giám sát hải quan ở
Việt Nam hiện nay", Luận văn thạc sĩ Luật học của Hoàng Anh Công, năm 2001.
- "Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan ở
Việt Nam hiện nay", Luật văn thạc sĩ Luật học của Bùi Văn Thịnh, năm 2003.
- “Chế độ quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư”
Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Lƣơng Bắc, năm 1998.
- “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hải quan đối với
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” Luận văn thạc sĩ kinh tế
của tác giả Vũ Thu Hƣơng, năm 2011.
- “Cải cách thủ tục hải quan qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế
trong giai đoạn hiện nay” Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Lê Chí Hồng,
năm 2012.
Đây là một lĩnh vực mới mẻ nhƣng cũng đã đƣợc một số tác giả nghiên
cứu với cả công trình dƣới cấp độ luận văn, luận án khoa học nghiên cứu, sách
chuyên khảo Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu và các đề tài trên
chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện và cụ thể hoạt
động quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp tại
khu kinh tế và đặc biệt là thông qua khảo cứu từ thực tiễn một địa bàn cụ thể -
5
tỉnh Thanh Hóa, Khu Kinh tế Nghi Sơn. Là ngƣời làm công tác thực tiễn tại địa
phƣơng, tác giả có điều kiện để thực hiện luận văn dựa trên những kinh nghiệm
thực tiễn tại địa bàn, và đồng thời tác giả cũng có tham khảo một số ý tƣởng
những tài liệu đã đƣợc công bố ở trong nƣớc và nƣớc ngoài để bổ sung cho
phần cơ sở lý luận và kinh nghiệm trong nội dung đề tài.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là công tác quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với
hoạt động đầu tƣ trực tiếp tại Khu kinh tế (Nghi Sơn) tập trung nghiên cứu
những vấn đề liên quan đến quản lý hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tạo
tài sản cố định của dự án đầu tƣ trực tiếp.
Để phù hợp với chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật,
phạm vi nghiên cứu luận văn tập trung chủ yếu dƣới góc độ pháp luật điều
chỉnh về hoạt động quản lý nhà nƣớc về hải quan trong đầu tƣ trực tiếp
tại khu kinh tế, và thực tiễn áp dụng pháp luật đó tại địa phƣơng (tỉnh Thanh
Hóa, Khu kinh tế Nghi Sơn), giới hạn trong khoảng thời gian từ 2010-2014.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử để tiếp cận trên phƣơng diện: lý luận, thực tiễn.
Luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng
hợp, diễn dịch, quy nạp, mô hình hóa.
6. Dự kiến kết quả
Với đề tài “Quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động đầu tƣ
trực tiếp tại khu kinh tế - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa” luận văn hƣớng
tới giải quyết đƣợc một số vấn đề đó là:
Tổng hợp một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nƣớc về hải quan đối
với hoạt động đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế.
Đánh giá những nỗ lực của Hải quan Thanh Hóa trong việc quản lý nhà
nƣớc đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp vào khu kinh tế trong việc cải tiến,
6
đơn giản hóa các thủ tục hải quan tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp, nhà đầu tƣ hoạt động có hiệu quả. Đồng thời phân tích những khó
khăn, vƣớng mắc trong quá trình quản lý các doanh nghiệp trong việc thực
hiện thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, quản lý thuế đối với hàng
hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp cụ thể đó là hàng hoá tạo tài sản cố
định của các dự án đầu tƣ.
Trên cơ sở đó, để giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc trong quá
trình quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp đầu
tƣ trực tiếp vào khu kinh tế và trên cơ sở định hƣớng phát triển của hoạt động
đầu tƣ trực tiếp, nhằm mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về hải
quan trong thời gian tới, luận văn đƣa ra một số giải pháp nhằm góp phần
hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động đầu tƣ tại
Khu kinh tế Nghi Sơn nói riêng và các khu kinh tế Việt Nam nói chung.
Với những đề xuất của đề tài, vừa có tính trƣớc mắt đồng thời cũng có
tính lâu dài, tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào
công cuộc cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành Hải quan, quyết tâm đƣa
Hải quan Việt Nam “sánh vai” cùng các nƣớc phát triển trong khu vực, là
hành động thiết thực cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh trên địa bàn.
7. Kết cấu của Luận văn
Luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu
tham khảo và các phụ lục, đƣợc chia ra 3 chƣơng nhƣ sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nƣớc về hải quan
đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động
đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa.
Chương 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý
nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp tại
khu kinh tế.
7
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP TẠI KHU KINH TẾ
1.1. Khu kinh tế và hoạt động đầu tƣ trực tiếp tại khu kinh tế
1.1.1. Khái niệm khu kinh tế
Với một quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang phát triển thì phát triển
kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, đó là quá trình tăng tiến, toàn diện và về mọi
mặt kinh tế, chính trị, xã hội, để làm gia tăng ngân sách nhà nƣớc, kinh tế phát
triển giúp đất nƣớc thoát khỏi lạc hậu, đói nghèo, giải quyết phần nào các vấn
đề đời sống ngƣời dân, nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng và triển giúp con
ngƣời tiến hóa hơn. Đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn đƣa nhiệm
vụ phát triển kinh tế lên hàng đầu với quan điểm phát triển toàn diện, thực
hiện kết hợp tăng trƣởng kinh tế nhanh với công bằng xã hội ngay từ đầu và
trong toàn tiến trình phát triển.
Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm với nhiều mô hình thu hút đầu
tƣ, trong đó khu kinh tế với lợi thế của mình đã nhanh chóng khẳng định và
phát huy vai trò động lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể: (1)
Tạo giá trị gia tăng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp, thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; (2)
Góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng
cao thu nhập, đời sống và trình độ của ngƣời lao động; (3) Tăng thu ngân sách
địa phƣơng; (4) Thúc đẩy sự phát triển các loại hình dịch vụ doanh nghiệp
nhƣ dịch vụ tín dụng, vận tải, điện lực, công nghiệp dệt may…; (5) Đẩy
nhanh tốc độ đô thị hóa, tạo sự phát triển đồng đều trong tỉnh và hoàn thiện
kết cấu hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trƣờng sinh thái; (6) Phát huy nội lực các
thành phần kinh tế trong nƣớc.
8
Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trƣờng
đầu tƣ và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tƣ, có ranh giới địa lý
xác định, đƣợc thành lập theo quy định của Chính phủ.
Khu kinh tế đƣợc tổ chức thành các khu chức năng gồm:
khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công
nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cƣ, khu
hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm
của từng khu kinh tế [17].
Điều kiện thành lập khu kinh tế, theo quy định tại khoản 1 điều 7 Nghị
định số 29/2008/NĐ-CP, ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu
công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế:
(1) Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế đã
đƣợc phê duyệt;
(2) Có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế khu vực (có
cảng biển nƣớc sâu hoặc gần sân bay), kết nối thuận lợi với các trục
giao thông huyết mạch của quốc gia và quốc tế; dễ kiểm soát và giao
lƣu thuận tiện với trong nƣớc và nƣớc ngoài; có điều kiện thuận lợi và
nguồn lực để đầu tƣ và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật;
(3) Có quy mô diện tích từ 10.000 ha trở lên và đáp ứng yêu
cầu phát triển tổng hợp của khu kinh tế;
(4) Có khả năng thu hút dự án, công trình đầu tƣ với quy mô
lớn, quan trọng và có tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội của
cả khu vực;
(5) Có khả năng phát huy tiềm năng tại chỗ và tạo ảnh hƣởng
phát triển lan tỏa đến các khu vực xung quanh;
(6) Không tác động tiêu cực đến các khu bảo tồn thiên nhiên;
không gây ảnh hƣởng xấu và làm tổn hại đến các di sản văn hóa vật
9
thể, danh lam thắng cảnh, các quần thể kiến trúc có giá trị lịch sử,
thẩm mỹ, khoa học; phù hợp với bố trí quốc phòng và đảm bảo
quốc phòng, an ninh; có điều kiện đảm bảo yêu cầu về môi trƣờng,
môi sinh và phát triển bền vững [17, Điều 7, Khoản 1].
1.1.2. Chính sách pháp luật và thực tiễn phát triển khu kinh tế ở Việt Nam
Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế, Đảng và
Nhà nƣớc đã đề ra chủ trƣơng phát triển các loại hình khu chế xuất, khu công
nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế ven biển nhƣ một trong những
giải pháp quan trọng thúc đẩy sự nghiệp phát triển nền kinh tế thị trƣờng theo
định hƣớng XHCN. Năm 1997, tại Hội nghị TW 4 (khoá VIII) của Ban Chấp
hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam, ý tƣởng về việc xây dựng các
khu kinh tế ở Việt Nam đã đƣợc đề xuất: "Nghiên cứu xây dựng thí điểm một
vài đặc khu kinh tế, khu mậu dịch tự do ở những địa bàn ven biển có đủ điều
kiện" [1]. Từ đó đến nay, chúng ta đã xây dựng và có quyết định thành lập
hơn 100 khu công nghiệp và khu chế xuất, hơn 60 khu kinh tế cửa khẩu.
Đối với các khu kinh tế ven biển, Nghị quyết Số 09-NQ/TW ngày 09
tháng 02 năm 2007 của Hội nghị lần thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng
khóa X đã xác định, để góp phần thực hiện mục tiêu cụ thể về kinh tế là:
Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp
khoảng 53% - 55% tổng GDP của cả nƣớc. Giải quyết tốt các vấn
đề xã hội, cải thiện một bƣớc đáng kể đời sống nhân dân vùng biển
và ven biển. Phấn đấu thu nhập bình quân đầu ngƣời cao gấp hai lần
so với thu nhập bình quân chung của cả nƣớc[2]; sẽ triển khai xây
dựng một số thƣơng cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực, hình thành
một số tập đoàn kinh tế mạnh… Xây dựng một số khu kinh tế mạnh
ở ven biển; xây dựng cơ quan quản lý nhà nƣớc tổng hợp, thống nhất
về biển có hiệu lực, hiệu quả; mở rộng hợp tác quốc tế trong các
10
lĩnh vực về biển [2]. Nhƣ vậy, việc xây dựng các khu kinh tế, các
khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát
triển các khu đô thị ven biển [2] là một trong năm lĩnh vực ƣu tiên
mang tính chiến lƣợc để tạo đột phá cho sự phát triển kinh tế biển
thời kỳ đến năm 2020 và xa hơn.
Pháp luật quy định về khu kinh tế:
“Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường
đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa
lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ” [30].
Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định
về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; Nghị định số 164/2013/NĐ-
CP, ngày 12/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Nghị định
29/2008/NĐ-CP Nghị định này quy định về thành lập, hoạt động, chính
sách và quản lý nhà nƣớc đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu.
Theo các quy định hiện hành của Luật Đầu tƣ số 59/2005/QH11; Nghị
định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và
hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tƣ; Nghị định số 29/2008/NĐ-
CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất
và khu kinh tế; Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính
phủ Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu
nhập doanh nghiệp; Quyết định số 126/2009/QĐ-TTg ngày 26/10/2009 của
Thủ tƣớng Chính phủ ban hành cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách trung ƣơng đối
với đầu tƣ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KKT ven biển, thì các dự án
đầu tƣ vào KKT ven biển đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi đầu tƣ nhƣ đối với
các dự án đầu tƣ vào khu vực có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
(thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm; miễn 4 năm kể từ
11
khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp
theo; giảm 50% thuế thu nhập cá nhân; miễn thuế nhập khẩu tạo tài sản cố
định; miễn thuế nhập khẩu 5 năm đầu đối với nguyên liệu, vật tƣ, linh kiện
trong nƣớc chƣa sản xuất nhập khẩu để phục vụ sản xuất ); đƣợc ngân sách
trung ƣơng hỗ trợ vốn đầu tƣ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và
hạ tầng xã hội thiết yếu nhằm đảm bảo cho sự hoạt động và phát triển của các
KKT ven biển. Ngoài ra, mô hình, cơ chế và chức năng quản lý nhà nƣớc đối
với KKT đƣợc chuyển từ cơ chế "ủy quyền" sang cơ chế "phân cấp và giao
nhiệm vụ trực tiếp" cho Ban quản lý KKT một cách toàn diện trên nhiều lĩnh
vực từ đầu tƣ tới lao động, thƣơng mại - xuất nhập khẩu, xây dựng, đất đai -
môi trƣờng, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính, đối với đầu tƣ
trong nƣớc và nƣớc ngoài trong KKT.
Ngày 23 tháng 9 năm 2008, Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định số
1353/QĐ-TTg, về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế
ven biển của Việt Nam đến năm 2020”, trong đó xác định rõ phƣơng hƣớng
chung hình thành hệ thống 15 khu kinh tế ven biển, gồm:
1. Khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh);
2. Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng);
3. Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa);
4. Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An (Nghệ An);
5. Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh);
6. Khu kinh tế Hòn La (Quảng Bình);
7. Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên Huế);
8. Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam)
9. Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi);
10. Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định);
11. Khu kinh tế Nam Phú Yên (Phú Yên);
12. Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa);
12
13. Khu kinh tế Phú Quốc (Kiên Giang);
14. Khu kinh tế Định An (Trà Vinh);
15. Khu kinh tế Năm Căn (Cà Mau).
Bản đồ 1.1: Bản đồ phân bổ các KKT ven biển
Nguồn: BQL Khu KT Nghi Sơn
13
Các khu kinh tế ven biển này sẽ là những hạt nhân để góp phần hình
thành các khu kinh tế năng động, thúc đẩy sự phát triển chung, nhất là đối với
các vùng nghèo trên các vùng ven biển của Việt Nam; đồng thời tạo tiền đề
thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tƣ, đặc biệt là vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để
phát triển kinh tế biển. Nhƣ vậy, sứ mệnh của các khu kinh tế ven biển này
chủ yếu là cùng với các thành phố lớn ven biển hiện có tạo thành những trung
tâm kinh tế biển mạnh, vƣơn ra biển xa. Để làm đƣợc điều này, các khu kinh
tế ven biển phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu cơ bản là:
(1) Đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao, sử dụng hiệu quả quỹ đất, mặt
nƣớc và không gian của khu kinh tế ven biển; phát triển bền vững.
(2) Có tầm nhìn xa, phát triển theo hƣớng hiện đại.
(3) Đảm bảo yêu cầu an ninh, quốc phòng.
(4) Có cơ chế, chính sách và mô hình quản lý phát triển cho phép huy
động đƣợc tối đa mọi nguồn lực cho phát triển.
(5) Triển khai theo lộ trình phù hợp với điều kiện của từng giai đoạn và
phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng và cả nƣớc.
Cách đặt vấn đề xây dựng các khu kinh tế ven biển nhƣ trên là hoàn
toàn phù hợp với xu thế phát triển của thế giới hiện nay cũng nhƣ yêu cầu
phát triển kinh tế và bảo vệ tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới.
Quá trình xây dựng và hoàn thiện luật pháp, chính sách về KKT đã
đƣợc trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: từ 1991 đến 1997: giai đoạn đầu xây dựng và triển khai
một số cơ chế, chính sách KKT;
- Giai đoạn 2: từ 1997 đến 2006: cơ chế, chính sách KKT đƣợc quy
định có hệ thống tại Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ và là
giai đoạn ủy quyền cho một số ban quản lý KCN, KCX trong lĩnh vực đầu tƣ
và một số lĩnh vực với mức ủy quyền hạn chế.
14
- Giai đoạn 3: từ 2006 đến 2008: Luật Đầu tƣ 2005, Nghị định
108/2006/NĐ-CP đã ban hành những quy định mới theo hƣớng đẩy mạnh
phân cấp quản lý đầu tƣ từ trung ƣơng tới địa phƣơng, tăng cƣờng quyền hạn
và trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ và Ban quản lý các
KCN, KKT trong cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tƣ và quản lý
các dự án đầu tƣ vào KCN, KKT. Tuy nhiên, Nghị định 108/2006/NĐ-CP đã
thay thế Nghị định 36/CP trong khi các quy định về quản lý KCN, KKT trên
các lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực đầu tƣ lại chƣa đƣợc ban hành kịp thời, đã
tạo sự thiếu hụt về cơ sở pháp lý và gây khó khăn cho địa phƣơng và doanh
nghiệp triển khai quản lý hoạt động của KCN, KKT.
- Giai đoạn 4: Từ sau năm 2008, sau khi Nghị định 29/2008/NĐ-CP
đƣợc ban hành đã bổ sung kịp thời các quy định về hoạt động của KCN, KKT
trên nhiều lĩnh vực, đƣa cơ chế quản lý KCN, KKT chuyển biến theo hƣớng
mới: đẩy mạnh ủy quyền sang phân quyền và mở rộng phân cấp quản lý KKT
về cả quy mô vốn và lĩnh vực quản lý.
Qua các giai đoạn phát triển đó, những quy định chủ yếu của luật pháp,
chính sách có liên quan đến KKT bao gồm các lĩnh vực quy hoạch, thành lập,
mở rộng, đầu tƣ, chính sách hỗ trợ đầu tƣ, tổ chức bộ máy, quản lý nhà nƣớc
theo từng lĩnh vực đã ngày càng hoàn thiện, đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn,
tạo điều kiện thuận lợi cho các KKT hoạt động, thể hiện rõ xu hƣớng đơn giản
hóa thủ tục hành chính theo hƣớng “một cửa, một đầu mối”. Bộ máy quản lý
nhà nƣớc KKT ở cấp địa phƣơng mà đầu mối là Ban quản lý KCN, KKT dần
đƣợc kiện toàn để đáp ứng chức năng, nhiệm vụ mới.
Về kết quả phát triển KKT: Kể từ khi KKT ven biển đầu tiên là KKT
mở Chu Lai đƣợc thành lập vào năm 2003 đến nay đã có 15 KKT đƣợc thành
lập với tổng diện tích mặt đất và mặt nƣớc biển của 15 KKT ven biển là
662.249 ha. Các KKT ven biển đã thu hút đƣợc 600 dự án trong nƣớc và nƣớc
15
ngoài với tổng vốn đầu tƣ gần 40 tỷ USD. Trong đó, có một số dự án lớn và
quan trọng tại các KKT nhƣ: các nhà máy lọc dầu ở các KKT Nghi Sơn,
Dung Quất; các nhà máy đóng tàu ở KKT Dung Quất; các nhà máy thép ở
KKT Dung Quất, Vũng Áng; các nhà máy nhiệt điện tại các KKT Nghi Sơn,
Vũng Áng, Dung Quất…
Bảng 1.1: Các Khu KT được ưu tiên phát triển
Khu kinh tế
Địa điểm
Thời điểm thành
lập hoặc ban
hành quy chế
hoạt động
Diện
tích (ha)
Đình Vũ - Cát Hải
Thủy Nguyên - Cát Hải, Hải Phòng
10/1/2008
21.600
Nghi Sơn
Tĩnh Gia, Thanh Hóa
15/5/2006
18.611,8
Vũng Áng
Kỳ Anh, Hà Tĩnh
3/4/2006
22.781
Chu Lai
Tam Kỳ - Núi Thành, Quảng Nam
5/6/2003
27.040
Dung Quất
Bình Sơn, Quảng Ngãi
21/3/2005
45.332
Phú Quốc
Phú Quốc, Kiên Giang
10/7/2013
58.923
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Khu kinh tế Nghi Sơn là một khu kinh tế đƣợc thành lập vào giữa năm
2006 tại huyện Tĩnh Gia, phía Nam tỉnh Thanh Hóa nhằm mục đích phát huy
lợi thế địa lý trên quốc lộ 1A, đƣờng sắt Bắc-Nam, và có hệ thống cảng Nghi
Sơn để tạo ra một động lực phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Thanh Hóa, cho
khu vực kém phát triển Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An và cho các tỉnh phía
Bắc Việt Nam nói chung.
Khu kinh tế Nghi Sơn tuy là một khu kinh tế tổng hợp, song các ngành
kinh tế đƣợc ƣu tiên là công nghiệp nặng và công nghiệp hóa dầu. Khu kinh tế
này bao gồm một khu phi thuế quan (khu thƣơng mại tự do) và một khu thuế
quan. Các khu chức năng trong khu thuế quan gồm khu cảng biển, khu đô thị
nhà ở, khu vui chơi giải trí, trung tâm tài chính, trung tâm dịch vụ, trung tâm
điều hành, v.v
16
Toàn bộ Khu kinh tế Nghi Sơn có diện tích 186,118 km², bao trùm 12 xã
của huyện Tĩnh Gia là Xuân Lâm, Tĩnh Hải, Hải Yến, Mai Lâm, Hải Thƣợng, Hải
Hà, Nghi Sơn, Trúc Lâm, Trƣờng Lâm, Tùng Lâm, Tân Trƣờng và Hải Bình.
Giai đoạn 2006 - 2013, KKT Nghi Sơn thu hút 105 dự án đầu tƣ với
tổng vốn đăng ký đầu tƣ của 97 Dự án đầu tƣ trong nƣớc là 92.667,61 tỷ đồng,
08 dự án FDI với số vốn đăng ký tƣơng đƣơng 12,1 tỷ USD). Tổng vốn thực
hiện ƣớc đạt 69.949 tỷ đồng, trong đó vốn FDI ƣớc đạt 48.300 tỷ đồng (tương
đương 2,3 tỷ USD). Đến nay, đã có 36 dự án đang hoạt động, 57 dự án đang
triển khai, 12 dự án chƣa triển khai. Giai đoạn 2011-2013, sản xuất công
nghiệp của các doanh nghiệp đạt 20.187 tỷ đồng, thu ngân sách 1.286 tỷ đồng,
xuất khẩu đạt 295,3 triệu USD, tạo việc làm cho 15.000 lao động.
Bảng 1.2: Bảng số lượng Dự án cấp giấy chứng nhận đầu tư, vốn đầu tư, diện
tích sử dụng đất tại KKT Nghi Sơn, (từ 2006 – 2014)
Năm
Cấp giấy chứng nhận đầu tƣ
Vốn đầu tƣ
Diện tích
(ha)
Trong nước
Nước ngoài
VNĐ (Tỷ)
USD (Triệu)
2006
03
11.617,04
94,05
2007
04
4.467,69
693,00
2008
02
03
642,78
9.022,50
874,11
2009
08
2.652,10
90,71
2010
08
02
42.330,86
107,25
388,57
2011
12
01
22.509,87
621,91
322,97
2012
13
1.562,42
37,82
2013
27
02
5.138,92
2.371,50
451,07
09/2014
20
1.745,93
264,27
Tổng
97
08
92.667,61
12.123,16
3.216,57
Nguồn: Ban quản lý KKT Nghi Sơn.
1.1.3. Vai trò của khu kinh tế trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế
và hoàn thiện pháp luật đầu tư
Từ bài học thành công của các KCN, KCX, trong những năm gần đây,
nƣớc ta đã từng bƣớc hình thành hệ thống các KKT ven biển. Trải qua 11 năm
phát triển (từ 2003 đến nay), các KKT ven biển đang từng bƣớc thể hiện vai
17
trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phƣơng và vùng.
15 KKT ven biển hiện nay với tổng diện tích 697.800 ha, trong đó 10% diện
tích đất phục vụ trực tiếp cho sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ, thƣơng
mại là các ngành tạo ra giá trị sản xuất cho KKT ven biển.
Mục tiêu hàng đầu của các KKT đã đặt ra ngay từ giai đoạn đầu phát
triển là thu hút vốn đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) để
phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH. Đến nay, về cơ bản, các KCN, KKT đã thực
hiện tốt mục tiêu này, thể hiện qua những kết quả thu hút FDI chủ yếu sau đây:
* KKT đã huy động được lượng vốn FDI lớn trong các lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh
Trong thời gian qua, việc thu hút vốn đầu tƣ vào KKT ven biển bƣớc
đầu đạt những kết quả khả quan. Luỹ kế đến tháng 6/2014, các KKT ven biển
đã thu hút đƣợc 158 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài với tổng vốn đầu tƣ đăng ký
38,4 tỷ USD vốn thực hiện bằng 20% tổng vốn đầu tƣ đã đăng ký; đồng thời
thu hút đƣợc 450.407 tỷ đồng vốn đầu tƣ trong nƣớc, trong đó vốn thực hiện
đạt 166.567 tỷ đồng, bằng 37% tổng vốn đăng ký. Trong đó, một số dự án lớn
và quan trọng tại KKT Nghi Sơn, Vũng Áng, Dung Quất, Chu Lai nhƣ Nhà
máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy lọc dầu số 2, Khu liên hợp gang thép và
cảng nƣớc sâu Sơn Dƣơng, Nhà máy cơ khí nặng Dossan, Nhà máy sản xuất
động cơ ô tô Hyundai Trƣờng Hải. Các dự án sản xuất kinh doanh trong KKT
đã lấp đầy 40% tổng diện tích đất dành cho sản xuất công nghiệp, du lịch,
dịch vụ trong KKT ven biển.
* Đầu tư phát triển hạ tầng KKT trong đó có đầu tư nước ngoài đã tạo
ra một mạng lưới các công trình kết cấu hạ tầng có giá trị lâu dài, góp phần
hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước
Đối với các KKT, do diện tích lớn và mới đƣợc thành lập, các KKT ven
biển đều đang trong giai đoạn đầu tƣ, xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ