ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRƢƠNG NGỌC SƠN
QUYÒN CON NG¦êI
TRONG T¹M GI÷, T¹M GIAM Vµ THI HµNH ¸N H×NH Sù -
QUA THùC TIÔN THµNH PHè H¶I PHßNG
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu,ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các
môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Trƣơng Ngọc Sơn
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI
BỊ TẠM GIỮ, TẠM GIAM VÀ THI HÀNH HÌNH PHẠT TÙ 12
1.1. Khái niệm quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm giữ, tạm giam
và thi hành hình phạt tù 12
1.1.1. Người bị tạm giữ, tạm giam và thi hành hình phạt tù 12
1.1.2. Cơ sở hình thành và phát triển quyền con người của người bị tạm
giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù 15
1.1.3. Đặc điểm và định nghĩa về quyền con người của người bị tạm
giữ, tạm giam và thi hành án hình phạt tù 22
1.2. Bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm giữ, tạm giam và
chấp hành hình phạt tù 27
1.2.1. Đảm bảo bằng pháp luật 27
1.2.2. Đảm bảo việc thực thi pháp luật 38
1.2.3. Cơ chế kiểm soát việc thực thi pháp luật 45
Chƣơng 2: CÁC TIÊU CHÍ QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI BỊ
TẠM GIỮ, TẠM GIAM VÀ CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ 49
2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật quốc tế về quyền của ngƣời
bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù 49
2.1.1. Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc, 1948 49
2.1.2. Các văn bản pháp luật quốc tế khác 49
2.2. Các quyền của ngƣời bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành
hình phạt tù theo pháp luật Việt Nam theo tiêu chí quốc tế 51
2.2.1. Quyền sống 51
2.2.2. Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử tàn bạo 53
2.2.3. Quyền được bảo vệ không bị bắt làm nô lệ hay bị hạ nhục 53
2.2.4. Quyền được xét xử công bằng 55
2.2.5. Quyền được đối xử nhân đạo, tôn trọng phẩm giá của những
người bị tước quyền tự do 56
2.2.6. Quyền được thừa nhận bình đẳng trước pháp luật 57
2.2.7. Quyền được hưởng an ninh 58
2.2.8. Quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống 59
2.2.9. Quyền về sức khỏe 60
2.2.10. Quyền được giáo dục 62
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƢỜI BỊ TẠM GIỮ,
TẠM GIAM VÀ NGƢỜI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ Ở
VIỆT NAM 64
3.1. Hệ thống các qui định của pháp luật 64
3.1.1. Hiến pháp 64
3.1.2. Văn bản luật 65
3.1.3. Văn bản dưới luật 67
3.2. Thực tiễn việc bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm
giữ, tạm giam, ngƣời chấp hành hình phạt tù ở Hải phòng 68
3.2.1. Những bất cập trong việc thực hiện quyền con người khi bị tạm
giữ, tạm giam, thi hành án hình sự 68
3.2.2. Những vi phạm đối với quyền của người bị tạm giữ, tạm giam,
thi hành hình phạt tù thường gặp 74
3.3. Hoàn thiện pháp luật về quyền của ngƣời bị tạm giữ, tạm
giam và chấp hành hình phạt tù và các giải pháp nâng cao
hiệu quả thực thi các quyền đó 81
3.3.1. Những yêu cầu, đòi hỏi trong tình hình hiện nay 81
3.3.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật 88
3.3.3. Các giải pháp khác nâng cao đảm bảo về quyền con người 100
KẾT LUẬN 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- BLHS: Bộ luật hình sự;
- BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự;
- CAT: Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt và đối
xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục khác, 1984
(Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or
Degrading Treatment or Punishment - CAT);
- CEDAW: Công ước về xóa bỏ mọi phân biệt đối xử với phụ nữ, 1979
(Convention on the Elimination of all forms of Discrimination
against women – CEDAW)
- CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa;
- ICCPR: Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, 1966
(International Covenant on Civil and Political Rights - ICCPR);
- ICESCR: Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa,
1966 (International Covenant on Economic, Social and
Cultural Rights - ICESCR);
- MTTQ: Mật trận tổ quốc;
- TAND: Tòa án nhân dân;
- THAHS: Thi hành án hình sự;
- TTHS: Tố tụng hình sự;
- UDHR: Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, 1948 ((Universal
Declaration of Human Rights - UDHR);
- UNCHR: Ủy ban quyền con người Liên hợp quốc (The United
Nations Commission on Human Rights - UNCHR);
- UNHRC: Hội đồng quyền con người Liên hợp quốc (The United
Nations Human Rights Council - UNHRC);
- (UN) HCR: Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (The United Nations
High Commissioner for Refugees);
- VKS: Viện kiểm sát;
- VKSND: Viện kiểm sát nhân dân.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền văn minh của nhân loại tồn tại cho đến bây giờ suy đến cùng là vì
con người và những giá trị cao đẹp nhất của con người. Lịch sử loài người đã
trải qua bao thăng trầm từ thấp đến cao, từ sơ khai đến hiện đại là sự chắt lọc
ngày càng thuần khiết những phẩm chất cao đẹp của con người. Con người
tồn tại trong xã hội với những quyền căn bản của mình có sẵn trong tự nhiên
hoặc được xã hội khẳng định, nhưng dù thế nào thì tiến trình của thời gian vẫn
chứng minh rằng các quyền con người như những bức tường thành vững chắc
ngày càng được nâng cao hơn. Các quốc gia và dân tộc trên thế giới đang
chung tay xây dựng một nền văn hóa nhân quyền (human right culture) cho
tất cả mọi con người trên trái đất.
Để làm được điều đó trách nhiệm đầu tiên là thuộc về các nhà nước,
nhưng sự đồng thuận của từng cá nhân cũng quan trọng không kém trong việc
góp những giọt nước biển tạo nên đại dương bao la về quyền con người. Ngoài
những quyền căn bản, con người khi tiến đến thế giới văn minh sẽ còn cần đến
rất nhiều những quyền năng khác nữa. Song trên thế giới hiện nay những quyền
căn bản của con người như quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh
phúc… vẫn chưa được khẳng định hoặc bị xâm hại một cách vô lý.
Một số quốc gia vẫn chưa bảo vệ con người ngay cả đối với những
quyền con người tối thiểu. Họ vẫn có thể bị bắt giữ vô cớ, bị đánh đập, bị nô
dịch như những nô lệ mà không được coi là con người. Đôi khi họ bị xét xử
không công bằng hoặc thiếu bình đẳng. Những thiết chế của Nhà nước không
đủ mạnh để bảo vệ cho con người. Tìm hiểu về quyền con người trong góc độ
này chúng ta sẽ nhìn nhận ra những nhu cầu thiết yếu nhất của con người,
những giá trị chung nhất về quyền con người mà chúng ta cần bảo vệ.
2
Luận văn này chỉ là một nghiên cứu dưới góc độ cá nhân về vấn đề
trên đối với quyền con người đang bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình
phạt tù trong lĩnh vực thi hành án hình sự tại nhà tạm giữ, trại giam và trại
tạm giam. Có nhiều tài liệu về vấn đề này nhưng trong khuôn khổ tài liệu có
hạn và sự tiếp cận còn hạn chế, tác giả không thể trình bày hết được các nội
dung về vấn đề trên. Rất mong những ý kiến hữu ích đóng góp để luận văn
được hoàn thiện hơn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Với cách nhìn nhận ngày càng sâu về quyền con người trong thế giới
hiện đại vì tầm quan trọng của vấn đề, hiện nay ở Việt Nam cũng như quốc tế
có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, cụ thể như:
“Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong khu vực Asean” do trung
tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân trực thuộc khoa Luật - Đại
học quốc gia Hà Nội phát hành đã đề cập tới quyền của con người dưới góc
nhìn của khu vực. Cuốn sách giới thiệu và phân tích khái quát thực tiễn nhân
quyền tại các quốc gia trong khu vực, sự hình thành chuẩn mực, các cơ chế khu
vực bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, cũng như vai trò chủ thể khác nhau ở
Asean (nhà nước, tổ chức phi chính phủ, cơ sở giáo dục, nghiên cứu…)
“Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự”: do trung
tâm nghiên cứu quyền con người – quyền công dân và trung tâm nghiên cứu
tội phạm học và tư pháp hình sự trực thuộc khoa Luật – Đại học quốc gia Hà
Nội phát hành. Tố tụng hình sự là hoạt động trực tiếp nhất liên quan đến một
bộ phận quan trọng của nhóm người bị hạn chế, bị tước tự do. Đó là những
người bị tạm giữ, tạm giam hay đang phải chấp hành hình phạt tù. Tài liệu đã
khái quát những tiêu chuẩn pháp lý về quyền con người trong các hoạt động
tố tụng hình sự. Từ đó nhằm hướng dẫn, cung cấp những công cụ hữu hiệu
cho việc bào chữa tại các tòa án hình sự địa phương. Đặc biệt, nó được viết ra
3
để hỗ trợ cho các luật sư hoặc thành viên của nhóm luật sư biện hộ các vụ án
hình sự, nâng cao kiến thức và hiểu biết nhằm áp dụng hiệu quả luật quốc tế
tại các tòa án địa phương. Từ góc độ đó, cuốn sách đề cập đến những khả
năng áp dụng luật quốc tế như là một lập luận riêng biệt, và nếu có thể, như là
một ý bổ sung nhằm củng cố sức thuyết phục của các lập luận. Quyền bào
chữa là một trong số các quyền quan trọng của những người đang bị giam,
giữ. Bởi lẽ nó đảm bảo cho các vụ án được xét xử công bằng và quyền của
những người này sẽ được đảm bảo tốt nhất. Vì vậy cuốn sách đã góp một
phần quan trọng trong những nỗ lực nhằm đảm bảo tốt hơn quyền của nhóm
người bị bị giam, giữ nói chung và nhóm người dễ bị tổn thương nói riêng
trong lĩnh vực tư pháp hình sự.
“Hỏi đáp về quyền con người” của trung tâm nghiên cứu quyền con
người – quyền công dân thuộc khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội phát
hành nhằm giúp người đọc dễ dàng tiếp cận với những nội dung cốt lõi của
vấn đề nhân quyền. Những thông tin ngắn gọn, súc tích, được chia thành các
mục chuyên biệt với cả vấn đề lý luận, pháp lý về nhân quyền ở tầm quốc tế
và Việt Nam. Sách đã cung cấp cho người đọc sự hiểu biết hệ thống nhưng dễ
hiểu và dễ tiếp thu về quyền con người.
“Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam” Chủ biên PGS.TS Nguyễn
Ngọc Chí - Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2014 trong đó với tinh thần
đổi mới theo Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp,
cũng như sự phát triển của khoa học pháp lý tố tụng hình sự những năm gần
đây, nhất là vấn đề đảm bảo quyền con người trong tố tụng hình sự. Các tác
giả đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền con người và đưa
vấn đề này vào từng chương và dành hẳn một chương đề cập đến những vấn
đề có tính khái quát về quyền con người, đảm bảo quyền con người trong tố
tụng hình sự. Giáo trình có phạm vi rộng, phong phú, kết cấu hợp lý hơn các
giáo trình trước đó.
4
“Luật tố tụng hình sự Việt Nam với việc bảo vệ quyền con người” – đề
tài nghiên cứu khoa học, chủ trì Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chí – Khoa Luật, Đại
học quốc gia Hà Nội; Hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở
Việt Nam những năm qua đạt được những kết quả khả quan. Tuy vậy vẫn còn
nhiều bất cập và hạn chế. Vì vậy, đề tài nghiên cứu khoa học này đã nghiên
cứu, tiếp thu những quan điểm và nhất là các tiêu chí về quyền con người
trong các văn bản pháp luật quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Trên cơ sở đó
nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền con người trong tố tung hình sự. Đề
tài này đã làm rõ những quan điểm khoa học về quyền con người trong tố
tụng hình sự và những tiêu chí quốc tế về nhân quyền; Đánh giá thực trạng hệ
thống pháp luật về việc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự đồng
thời chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của nó đối với việc bảo vệ quyền con
người trong quá trình giải quyết vụ án; Đề tài cũng đưa ra các giải pháp nâng
cao hiệu quả bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự. Khía
cạnh mà đề tài này đề cập đến là các quyền con người nói chung trong hoạt
động tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trong hoạt động tố tụng hình sự, các quyền
con người được đề cập đến phần lớn là các quyền của những người bị tước tự
do trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Bên cạnh những người bị tước tự do, đề tài
này cũng phản ánh đến quyền của những người tham gia tố tụng hình sự mà
không bị tước tự do như là các bị can, bị cáo (trong nhiều trường hợp họ
không bị tước tự do).
Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố
tụng hình sự Việt Nam – Luận án của nghiên cứu sinh Lại Văn Trình, chuyên
ngành hình sự, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2011. Luận
án đã làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về quyền con người và đảm bảo
quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự; hệ
thống hóa được các biện pháp đảm bảo; làm rõ được các đặc điểm chung và
5
những đòi hỏi đặc thù trong việc đảm bảo quyền con người của người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo trong các giai đoạn tố tụng khác nhau. Luận án đã phân tích
tìm ra các hạn chế, bất cập trong vấn đề này và nguyên nhân để tìm ra giải
pháp kiến nghị, sửa đổi bổ sung BLTTHS theo hướng tích cực hơn nhằm bảo
vệ tốt hơn cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Ngoài ra còn một số bài viết, cuốn sách của các học giả khác có đề cập
đến vấn đề này. Các công trình nghiên cứu trên cho thấy, việc nghiên cứu về
quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù ở Việt Nam
trong những năm qua đã được quan tâm và đạt được những thành tựu nhất
định. Tuy nhiên cần có một cái nhìn tổng quát hơn về những người bị tạm
giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù, đặc biệt là dưới góc độ của luật nhân
quyền quốc tế. Trong xu thế toàn cầu hóa với các vấn đề về quyền con người
trở thành điều toàn nhân loại đang hướng tới. Luận văn này cung cấp một cái
nhìn thực tế để vận dụng những quy định của pháp luật cả trong nước và quốc
tế về quyền con người đối với người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình
phạt tù một cách hiệu quả và thiết thực, tránh được chủ nghĩa giáo điều. Đông
thời bổ sung những nghiên cứu về quyền con người khi họ bị hạn chế tự do,
tước tự do, từ đó nâng cao ý thức trước hết là của các chủ thể có nghĩa vụ tôn
trọng, bảo vệ và thực thi các quyền con người cũng như trang bị cho những
người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù nhận thức
trong việc thụ hưởng các quyền của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về cơ sở hình thành các quyền của người bị tạm giữ, tạm
giam, người chấp hành hình phạt tù, thực trạng và các quyền của họ; các
đặc điểm của quyền con người trong khi bị giam, giữ để khái quát thành cơ
sở lý luận.
6
Tìm ra các phương diện đảm bảo cho quyền của ngời bị tạm giữ, tạm
giam và chấp hành án phạt tù đi sâu phân tích những ưu, khuyết điểm và sự
tiếp cận lý luận vào thực tiễn.
Đối chiếu các quy định theo tiêu chuẩn quốc tế, các quy định của pháp
luật quốc gia và làm rõ các quyền cụ thể, cơ bản của con người khi họ bị bắt,
giam giữ trong thực tế và những nguyên nhân các hạn chế, bất cập so với yêu
cầu, đòi hỏi trong tình hình hiện nay.
Từ những vấn đề đã được nhìn nhận nêu những giải pháp nâng cao hiệu
quả bảo đảm của pháp luật, của việc tổ chức thực thi pháp luật và cơ chế kiểm
tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật nhằm đảm bảo quyền con
người cho những người bị giam, giữ.
Xây dựng nền văn hóa nhân quyền trong xã hội nói chung và pháp
luật tố tụng hình sự nói riêng; thúc đẩy sự phát triển bảo vệ các giá trị và
hướng tới mở rộng quyền con người trong khi bị tạm giữ, tạm giam và chấp
hành án phạt tù.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận chung về người bị tạm giữ,
tạm giam và chấp hành hình phạt tù. Việc đảm bảo thực hiện những quy định
của pháp luật về quyền của những người bị hạn chế tự do, bị tước tự do.
Nghiên cứu quy định pháp luật của quốc tế trên cơ sở so sánh, đối chiếu
với pháp luật của Việt Nam về đảm bảo quyền của những người bị giam, giữ.
Đánh giá thực trạng việc thực thi pháp luật giam, giữ tại các nhà tạm
giữ, trại tạm giam và trại giam; Bảo đảm quyền của người bị hạn chế tự do, bị
tước tự do ở Việt Nam; Những ưu, khuyết điểm của vấn đề này.
Từ các nghiên cứu trên đưa ra những vấn đề cần hoàn thiện sự bất cập
của pháp luật Việt Nam với một số giải pháp nhằm tăng cường các quyền, giá
trị cơ bản của con người khi bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù,
đảm bảo quyền của họ được thi hành trong thực tế.
7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Luận văn tập trung nghiên cứu về quyền con người bị hạn chế tự do, bị
tước tự do xem xét trên bình diện các quy định của pháp luật nhân quyền quốc
tế cũng như các quy định của pháp luật quốc gia về vấn đề này. Người bị hạn
chế tự do, bị tước tự do trong lĩnh vực tư pháp hình sự bao gồm: tù nhân
(phạm nhân đang chấp hành án hình phạt tù); người bị tạm giữ, tạm giam. Các
giá trị, các quyền con người được đưa ra xem xét là những giá trị cơ bản nhất
đối với họ. Đồng thời cũng xem xét sự đảm bảo của mỗi quốc gia và của quốc
tế khi thực hiện quyền con người với người bị tạm giữ, tạm giam và chấp
hành hình phạt tù.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tên của đề tài luận văn là quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và thi
hành án hình sự. Tuy nhiên góc độ quyền của người bị thi hành án hình sự rất
rộng bao gồm tất cả những quyền của người: chấp hành hình phạt tù, người bị
xử phạt án treo, cải tạo không giam giữ, cảnh cáo, quản chế, cấm cư trú…
Trong những người này thì người đang chấp hành hình phạt tù là người bị
tước tự do nhiều nhất và họ bị cách ly khỏi xã hội giống như những người bị
tạm giữ, tạm giam. Chính vì vậy luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu đối với
những người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù dưới góc độ quy
định pháp lý và thực tiễn trên phạm vi quốc tế và tình hình cụ thể ở Việt Nam.
Nghiên cứu dưới góc độ pháp lý: Xem xét các quy định của pháp luật
quốc tế và pháp luật quốc gia quy định về quyền của người bị tạm giữ, tạm
giam, người chấp hành hình phạt tù. Những quy định pháp lý trước hết xuất
phát từ các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền nói chung, quyền của những
người này nói riêng cũng như các cơ chế để bảo đảm các quyền đó. Đối chiếu,
8
so sánh với các quy định của pháp luật quốc gia với các chuẩn mực quốc tế:
Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền UDHR; Công ước quốc tế về các
quyền dân sự chính trị - 1996 ICCPR; Công ước về quyền kinh tế, xã hội và
văn hóa - 1996 ICESCR; Những nguyên tắc cơ bản về đối xử với tù nhân -
1990; Tập hợp các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị
cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào - 1988;… Các quy định pháp luật quốc gia
phải kể đến như Hiến pháp - 2013; Bộ luật hình sự - 1999, sửa đổi, bổ sung
năm 2009; Bộ luật tố tụng hình sự - 2003; Luật thi hành án hình sự - 2010…
và các văn bản pháp lý liên quan.
Nghiên cứu trong phạm vi thực tiễn: luận văn phân tích trước hết là
thực trạng tình hình quyền con người trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại
giam tại Việt Nam thông qua địa bàn thành phố Hải Phòng. Các phân tích,
đánh giá những quy định nào phù hợp, quy định nào vẫn còn bất cập cần phải
xem xét so với pháp luật quốc gia cũng như tiêu chuẩn về nhân quyền của
pháp luật quốc tế. Từ đó đánh giá tính đúng đắn, mức độ phù hợp của các quy
định pháp luật Việt Nam với các tiêu chuẩn pháp lý về nhân quyền. Đánh giá
việc bảo đảm quyền cho những người bị tạm giữ, tạm giam, người bị tù giam
trên thực tế. Trên cơ sở đó có những phân tích để hoàn thiện các quy định và
những căn cứ thực tế để thực thi các quy định đó một cách hiệu quả nhất.
5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của luận văn dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về Nhà nước và pháp luật nói chung, các khái niệm, đặc điểm về
bảo đảm quyền con người nói riêng. Căn cứ vào các nguyên tắc, tiêu chí nền
tảng theo quy định trong Luật nhân quyền quốc tế.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp diễn dịch: đi
9
từ cái chung nhất đến cái riêng; Xâu chuỗi các sự việc trong phương pháp hệ
thống; Gạt bỏ những cái đơn lẻ, ngẫu nhiên để đi tìm cái chung, cái bản chất
theo phương pháp trừu tượng; So sánh giữa các khu vực, giữa lý thuyết và
thực tế theo phương pháp so sánh…
6. Kết quả nghiên cứu luận văn
- Khái quát về người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành hình phạt
tù trong mối liên hệ giữa luật nhân quyền quốc tế và pháp luật quốc gia của
Việt Nam đối với những người này. Việc tiếp cận dựa trên cơ sở hình thành
của lịch sử về quyền con người, luận văn khẳng định các quyền con người
được sinh ra là tự nhiên, bẩm sinh và Nhà nước ghi nhận lại, bảo đảm thực
hiện trong các điều kiện, hoàn cảnh từng quốc gia. Các quyền đó được bảo
đảm thực hiện trên cơ sở pháp luật quy định và những cơ chế thực thi.
- Đánh giá tầm quan trọng, ý nghĩa của việc bảo đảm các quyền của
người bị tạm giữ, tạm giam. Họ là người chưa bị tòa án kết tội nên họ chưa
phải là tội phạm và họ được hưởng tất cả các quyền trên cương vị không phải
là người có tội. Bên cạnh đó những người đang chấp hành hình phạt tù cũng
được hưởng các quyền cơ bản, quyền đặc thù của tù nhân. Đảm bảo mạng
sống, nhân phẩm, danh dự là điều tất yếu. Trên cơ sở đánh giá chính xác
những điều này sẽ thúc đẩy sự xây dựng, bảo vệ, phát triển giá trị quyền con
người; đảm bảo cho các quyền đó được thực thi và mở rộng những quyền đó.
- Xây dựng nền văn hóa nhân quyền trong xã hội nói chung và pháp
luật hình sự nói riêng, góp phần thay đổi cách nhìn của xã hội. Khi thực hiện
các quyền này những cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước phải thận trọng và
phải đảm bảo các quyền này một cách đầy đủ nhất.
- Luận văn nêu lên thực tại những thành tựu, hạn chế trong việc bảo
đảm các quyền cho người bị hạn chế tự do, bị tước tự do ở Việt Nam nói
10
chung, tại thành phố Hải Phòng nói riêng, so sánh với các tiêu chí quốc tế đối
với tù nhân và các quy định trong pháp luật quốc gia trong việc đảm bảo các
điều kiện ăn, mặc, ở; lao động, học tập; quyền không bị tra tấn; không bị bắt,
giam một cách tùy tiện…
- Từ những vấn đề trên, luận văn phân tích tìm ra nguyên nhân và
đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
đảm bảo các quyền cho người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt
tù tại Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền của người bị tạm giữ, tạm
giam và thi hành hình phạt tù.
Trong chương này, tác giả nêu lên cơ sở hình thành, các vấn đề lý luận
về người bị tạm giữ, tạm giam và thi hành hình phạt tù và đưa ra định nghĩa
về những người này. Việc hạn chế tự do, tước tự do không bao gồm tước bỏ
toàn bộ các quyền tự do của con người mà chỉ bị giới hạn một số quyền tự do
nhất định để đảm bảo cho các cơ quan chức năng thực hiện tốt công việc và
cũng là để bảo vệ quyền con người. Bên cạnh đó tác giả phân tích các đặc
điểm của quyền con người nói chung và của những người bị hạn chế quyền tự
do, tước quyền tự do nói riêng cũng như các khía cạnh đảm bảo quyền con
người của người bị giam giữ không bị xâm phạm.
Chương 2: Các tiêu chí quốc tế về quyền của người bị tạm giữ, tạm
giam và chấp hành hình phạt tù.
Trong chương này, tác giả đưa ra các tiêu chí của pháp luật quốc tế về
quyền con người nói chung cũng như quyền của người bị tạm giữ, tạm giam
11
và chấp hành hình phạt tù nói riêng. Trong đó tập trung làm rõ các quyền cụ
thể của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù. Phân tích
những quyền cơ bản của nhóm người này.
Chương 3: Thực trạng và các giải pháp đảm bảo quyền của người bị
tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù ở Việt Nam.
Trong chương cuối, tác giả đề cập tới các quy định của pháp luật Việt
Nam cũng như thực trạng về quyền con người tại các Nhà tạm giữ, trại tạm
giam, trại giam ở Việt Nam thông qua thực tiễn trên địa bàn thành phố Hải
Phòng. Từ những tồn tại, bất cập đó và trước những yêu cầu thực tại tác giả
chỉ rõ các công việc cần hoàn thiện để đảm bảo quyền con người trong khi họ
bị giam giữ, đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục đảm bảo thực thi cũng
như nâng cao nhận thức của công đồng đối với vấn đề này.
12
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI
BỊ TẠM GIỮ, TẠM GIAM VÀ THI HÀNH HÌNH PHẠT TÙ
1.1. Khái niệm quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm giữ, tạm giam và
thi hành hình phạt tù
1.1.1. Người bị tạm giữ, tạm giam và thi hành hình phạt tù
Người bị tạm giữ, tạm giam và thi hành hình phạt tù là những người bị
hạn chế, tước bỏ quyền tự do vĩnh viễn (chung thân) hoặc trong một khoảng
thời gian nhất định (tù có thời hạn, tạm giữ, tạm giam) trên cơ sở và trong
khuôn khổ của pháp luật quốc tế hoặc quốc gia. Mặc dù bị áp dụng biện pháp
cưỡng chế hình sự, nhưng những người này vẫn được tôn trọng và bảo đảm
quyền con người theo qui định của pháp luật. Tuyên ngôn quốc tế về Nhân
quyền - 1948 Tại Điều 9 ghi nhận: “Không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày
một cách tùy tiện” [8, tr.229]. Giải thích và cụ thể hóa nguyên tắc này, Điều 9
Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị quy định: “Mọi người có
quyền tự do và an toàn cá nhân. Không ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ.
Không ai bị tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước quyền đố là có lý do
và theo đúng thủ tục luật pháp đã quy định” [8, tr.232]. Như vậy, theo qui
định của luật nhân quyền quốc tế thì “Mọi người có quyền tự do và an toàn cá
nhân”, họ không bị bắt giữ, bỏ tù một cách tùy tiện, mà không theo qui định
của pháp luật. Bình luận về nội dung này “Nghiên cứu về quyền của mỗi
người được bảo vệ khỏi hành vi bắt, giam giữ hay lưu đày một cách tùy tiện”
- Ấn phẩm của Liên hợp quốc số 65.XIV.2 - 1965, đã đưa cách giải thích về
“sự tùy tiện” như sau: “Việc bắt hay giam giữ được xem là tùy tiện nếu trên
cơ sở hay theo thủ tục không được quy định trong pháp luật, hay theo quy
định của pháp luật thì mục đích của việc bắt và giam giữ này là không phù
hợp với việc tôn trọng tự do và an ninh cá nhân” [8, tr. 233].
13
Trong pháp luật quốc tế người bị tạm giữ, tạm giam hay người chấp
hành hình phạt tù thường được gọi chung với một khái niệm chỉ người bị bắt,
người bị giam, giữ.
Đối với người bị tạm giữ, tạm giam thi Quy chế về tạm giữ, tạm giam
ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998
của Chính phủ định nghĩa về người bị tạm giữ, tạm giam như sau:
1. Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn
cấp hoặc phạm tội quả tang và đối với họ đã có Lệnh tạm giữ.
2. Người bị tạm giam là bị can, bị cáo, người bị kết án tù hoặc tử
hình bị bắt để tạm giam và đối với họ đã có Lệnh tạm giam [4, Điều 2].
Ngoài ra người bị bắt theo lệnh truy nã, người phạm tội đầu thú, tự thú
khi bị bắt và có lệnh tạm giữ thì cũng được gọi là người bị tạm giữ. Theo
pháp luật Việt Nam thì tạm giữ là một hoạt động trong tố tụng hình sự liên
quan trực tiếp đến lợi ích của các công dân, quyền tự do thân thể, đây là chế
tài hạn chế một số quyền cơ bản của con người nên cần rất thận trọng khi thực
hiện biện pháp chế tài này. Để tránh việc lạm dụng bắt người trái pháp luật
hay không có căn cứ cũng như đảm bảo tính mạng, tài sản, danh dự, nhân
phẩm và những quyền khác của công dân chưa bị pháp luật tước bỏ Bộ luật tố
tụng hình sự quy định rất chặt, chẽ và nghiêm ngặt đối với những trường hợp
bị tạm giữ. Việc tạm giữ chỉ là biện pháp ngăn chặn thật cần thiết để ngăn
chặn tội phạm xảy ra cũng như đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử được
đảm bảo đúng pháp luật, trật tự xã hội tránh oan, sai. Thẩm quyền tạm giữ
theo Điều 81 BLTTHS gồm cơ quan điều tra, bộ đội biên phòng, kiểm lâm và
một số cá nhân, cơ quan khác. Những trường hợp bị tạm giữ bao gồm: phạm
tội quả tang, bị bắt khẩn cấp, bị truy nã, đầu thú hoặc tự thú.
Người bị tạm giữ hình sự là người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn
ngay tức khắc trong thời gian ngắn (tối đa là 9 ngày) được quy định trong Bộ
14
luật tố tụng hình sự được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành do nghi
ngờ người đó thức hiện tội phạm (chưa khởi tố) hoặc dã bị khởi tố mà đang
bỏ trốn (truy nã) nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật hình sự, bảo đảm
cho việc điều tra, truy tố, xét xử.
Tóm lại người bị tạm giữ là người bị hạn chế quyền tự do trong một
khoảng thời gian nhất định do bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang,
khẩn cấp, truy nã, đầu thú hoặc tự thú.…
Một người chỉ bị tạm giam sau khi đã bị khởi tố về mặt hình sự mà cụ
thể là khởi tố bị can của cơ quan điều tra và được Viện kiểm sát phê chuẩn, có
hiệu lực pháp luật. Biện pháp tạm giam thường được áp dụng rất hạn chế vì
đây là một trong những biện pháp liên quan tới tự do thân thể của con người
trong thời gian dài. Theo quy định của Điều 120 BLTTHS Việt Nam thì cơ
quan điều tra có thể ra lệnh tạm giam ít nhất là 2 tháng (đối với tội ít nghiêm
trọng) và tối đa là tới 16 tháng (đối với loại tội đặc biệt nghiêm trọng). Ngoài
ra còn phải kể đến thời gian tạm giam để truy tố, tạm giam để chờ xét xử, tạm
giam trong khi chờ bản án có hiệu lực và đưa đi chấp hành án.
Điều 88 BLTTHS quy định tạm giam có thể được áp dụng đối với bị
can, bị cáo trong những trường hợp:
- Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
- Phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ
luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho
rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử
hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Trường hợp là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi
sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ
ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác (thông
thường là biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú), trừ những trường hợp:
15
- Bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
- Đã được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục
phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy
tố, xét xử;
- Phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho
rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh
quốc gia [19, tr.60].
Như vậy người bị tạm giam là người đã bị khởi tố và áp dụng biện
pháp ngăn chặn cách ly khỏi xã hội trong thời gian dài, được quy định
trong Bộ luật tố tụng hình sự do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến
hành nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật hình sự, bảo đảm cho
việc điều tra, truy tố, xét xử.
Sau khi bị xét xử bằng một bản án có hiệu lực pháp lý bị cáo được tuyên
là có tội và phải chịu một hình phạt tương xứng được quy định trong Bộ luật
hình sự. Có rất nhiều hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự của nước
CHXHCN Việt Nam. Có hình phạt vừa được xem là hình phạt chính, vừa được
coi là hình phạt bổ sung nhưng phạt tù giam luôn là hình phạt chính và là hình
phạt đặc trưng, có tính cơ bản trong Bộ luật hình sự. Các bị cáo bị tuyên hình
phạt tù giam sẽ được chuyển đến nơi giam (trại giam, trại tạm giam, nhà tạm
giữ cấp huyện) để thi hành án phạt tù và họ được gọi là phạm nhân.
Người thi hành án phạt tù hay còn gọi là phạm nhân là người bị kết tội
và phải chịu hình phạt tù giam theo bản án mà tòa án tuyên đã có hiệu lực
pháp luật và phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền để họ trở thành người có ích cho xã hội.
1.1.2. Cơ sở hình thành và phát triển quyền con người của người bị
tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Con người là tổng hòa các mối quan hệ do vậy phần lớn người phạm
tội chỉ có thể bị tước bỏ hoặc hạn chế một số quyền chứ không phải là tất cả
16
Người bị tạm giữ, tạm giam hay đang chấp hành hình phạt tù về bản
chất họ vẫn là con người với các mối quan hệ với môi trường xung quanh. Họ
có người thân, có nhu cầu sinh hoạt như những người khác, có những bản
năng vốn có của con người do vậy trước hết họ phải được đối xử như giữa
con người với con người, đây chính là biểu hiện rõ nét nhất sự phát triển của
xã hội loài người.
Người bị tạm giữ hay người bị tạm giam trước hết họ phải được coi là
người bình thường mà không phải là tội phạm vì chưa có bản án có hiệu lực
của tòa án. Họ là những người đang trong giai đoạn tố tụng với sự nghi ngờ
của các cơ quan quan tố tụng. Các biện pháp ngăn chặn đó chỉ là nhằm đảm
bảo cho điều tra, truy tố, xét xử hiệu quả hơn chứ không phải là nhằm mục
đích giáo dục hay trừng phạt đói với người phạm tội. Do vậy pháp luật hình
sự cũng chỉ quy định một số hạn chế đối với họ ví dụ như quyền bầu cử, ứng
cử, quyền tự do đi lại… chứ về các nhu cầu sinh hoạt của con người vẫn phải
đảm bảo cho họ.
Đối với người đang chấp hành hình phạt tù họ bị coi là tội phạm và bị
áp dụng các chế tài có tính chất nghiêm khắc hơn. Họ có thể phải lao động
hoặc chấp hành một số quy định khắt khe của tù nhân. Các quyền của họ đôi
khi bị hạn chế hơn nhưng các quyền cơ bản nhất để họ tồn tại đúng nghĩa là
một con người thì không thể bị tước bỏ. Tùy thuộc vào trình độ phát triển của
từng quốc gia cũng như môi trường, hoàn cảnh các tù nhân có thể được thêm
quyền này hoặc bớt đi quyền nào đó nhưng một số quyền của họ không bao
giờ bị xâm phạm cho dù dưới bất kỳ hình thức nào hay nhân danh cái gì
chăng nữa. Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam hay khi bị thi hành án
phạt tù phải có nền tảng về sự đối xử, đó là Các quy tắc, tiêu chuẩn tối thiểu
đối xử với tù nhân của Liên Hợp Quốc năm 1955. Các hành vi tra tấn, trừng
phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo hay hạ nhục khác về thể xác lẫn tinh thần đối với
17
họ là điều không bao giờ được chấp nhận. Ngoài ra Liên Hợp Quốc cũng đã
thông qua Bộ quy tắc xử sự cho các cán bộ thi hành pháp luật năm 1979 và
Những nguyên tắc cơ bản về sử dụng vũ lực và súng của cán bộ thi hành pháp
luật năm 1990 nhằm ngăn chặn hành vi lạm dụng quyền lực của những người
cán bộ Nhà nước để vi phạm quyền con người đối với người bị mất quyền tự
do nói chung.
Về nguồn gốc quyền con người trong lịch sử có hai trường phái cơ bản
với hai quan điểm trái ngược.
Trường phái quyền tự nhiên (natural rights) cho rằng: quyền
con người là vốn có, bẩm sinh không phụ thuộc vào cá nhân, tổ
chức. nhà nước…
Trường phái quyền pháp lý (legal rights) thì coi quyền con
người không phải cứ tự nhiên sinh ra đã có mà phải do Nhà nước
xác lập, pháp điển hóa thành quy phạm pháp luật hoặc xuất phát từ
truyền thống văn hóa [10, tr.39].
Hiện nay tính đúng đắn của hai học thuyết kể trên vẫn chưa kết thúc
nhưng thực tế dường như không thể phân định được tính đúng sai tính hợp lý
của hai học thuyết này vì chúng có một phạm trù rộng lớn liên quan đến các
vấn đề triết học, chính trị, xã hội, đạo đức, pháp lý… Cho nên quan điểm chủ
quan phủ nhận bất kỳ học thuyết nào dường như cũng không phù hợp.
Phát triển là xu hướng tất yếu của loài người theo xu hướng không tồn
tại Nhà nước, không còn pháp luật (xã hội văn minh) tự do triệt để
Có học giả cho rằng: “…các quyền con người không có lịch sử… nếu
có, thì hình như rất hỗn độn. Nó pha lẫn những lặp lại, những xen kẽ, những
tương phản và những đứt đoạn giữa những bước tiến triển và những bước
thụt lùi” [9, tr.11]. Quan điểm khác lại cho rằng, những tư tưởng đầu tiên về
quyền con người được thể hiện trong các luật lệ chiến tranh mà “luật lệ của
18
chiến tranh thì lâu đời như bản thân chiến tranh và chiến tranh thì lâu đời
như cuộc sống trên trái đất” [10, tr.49].
Trên quan điểm duy vật lịch sử chúng ta có thể khẳng định quyền con
người cũng như bất kỳ sự vật hiện tượng nào là sản phẩm phát triển văn hóa, xã
hội của một kết cấu kinh tế, xã hội nhất định và chịu sự quy định của cơ sở kinh
tế, xã hội hiện thực. Tư tưởng về quyền con người bắt nguồn từ thời tiền sử.
“Tuy nhiên với trình độ phát triển khi đó có lẽ con người chỉ có ý niệm về điều
này mà chưa thể hiện thành tư tưởng (được hiểu là những quan điểm hoặc hệ
thống quan điểm rõ ràng)” [10, tr.49]. Quyền con người được bắt nguồn rõ nét
hơn từ khi trái đất xuất hiện những nền văn minh cổ đại trong đó có nền văn
minh Trung Đông (khoảng năm 3000-1.500 tr.CN). Vua Hammurabi xứ
Babylon đã ban hành một đạo luật mang tên mình (khoảng năm 1780 tr.CN) với
mục tiêu được tuyên bố là: “…ngăn ngừa những kẻ mạnh áp bức kẻ yếu, làm
cho người cô quả có chỗ tựa ở thành Babylon, đem lại hạnh phúc chân chính và
đặt nền thống trị nhân từ cho mọi thần dân trên vương quốc” [10, tr.49].
Ngoài ra còn rất nhiều văn bản pháp luật cổ của thế giới đề cập đến
quyền con người như Bộ luật do nhà vua Ashoka ban hành vào năm 272 – 231
tr. CN, Hiến pháp Medina của nhà tiên tri Muhammad sáng lập năm 622…
Sau này cùng với sự phát triển của nhân loại hàng loạt các văn bản pháp
lý phản ánh sự tiến bộ ngày càng cao về nhận thức quyền con người. Chúng ta
có thể kể đến các văn bản nổi tiếng thế giới về vấn đề này như: Bộ luật về quyền
(1689) của nước Anh; Tuyên ngôn về các quyền con người và của công dân
(1789) của Pháp; Tuyên ngôn Độc lập (1776) của Mỹ… Việt Nam dưới triều đại
Lê Thánh Tông cũng có Bộ luật Hồng Đức - Quốc Triều Hình luật (1470 - 1497)
mang đậm tính nhân văn “quy định cụ thể về quyền của một số nhóm người dễ
bị tổn thương: phụ nữ, trẻ em, người già không nơi nương tựa… được nhiều nhà
nghiên cứu trong nước và quốc tế đánh giá cao” [10, tr.50].
19
Về học thuyết chính trị pháp lý ngay từ thế kỷ XXIV trước CN, vua
Symer đã sử dụng khái niệm “tự do” để bảo vệ các bà góa, trẻ mồ côi trước
sự bạo ngược của người giàu có, thế lực trong xã hội [10, tr.51]. Tư tưởng về
bình đẳng, tự do các cá nhân trong xã hội được khái quát bởi triết gia
Protagoras (490 - 420 tr. CN): “Thượng đế tạo ra mọi người đều là tự do,
không ai tự nhiên biến thành nô lệ cả” [10, tr.51].
Đến thời Trung cổ, tự do của con người bị hạn chế khắc nghiệt và chính
trong sự khắt khe đó thì tất yếu sẽ nảy sinh tư tưởng đối nghịch lại như một
quy luật tất yếu của lịch sử để tồn tại và phát triển. Các văn kiện pháp lý nổi
tiếng về nhân quyền của nhân loại thời kỳ này nổi tiếng nhất là Hiến chương
Magna Carta khẳng định một số quyền của con người.
Thoát khỏi đêm trường Trung cổ, Châu Âu phát triển rực rỡ về tư
tưởng, học thuyết về quyền con người trong thời kỳ Phục Hưng. Các học giả
đã đưa ra rất nhiều những kiến giải cơ bản về quyền con người đặc biệt là
quyền tự nhiên và quyền pháp lý. Chính những tư tưởng đó đã góp phần cổ vũ
cho các cuộc cách mạng của nhiều quốc gia và dẫn tới hàng loạt những văn
bản pháp lý quan trọng về quyền con người. Chỉ trong vòng 35 năm (1795 –
1830) hơn 70 bản hiến pháp đã được thông qua ở Châu Âu chứng tỏ rằng tư
tưởng về quyền con người đã có sức mạnh lan tỏa tạo nên những biến động xã
hội to lớn. Nhưng quyền con người thực sự được đặt lên tầm quốc tế vào đầu
thế kỷ XIX. Một số tổ chức xã hội quốc tế được thành lập nâng cao tầm nhận
thức về quyền con người lên cấp độ mới. Các Hội nghị quốc tế về nhân quyền
cũng đã thông qua các vấn đề về bảo vệ con người (Hội nghị Giơnevơ - 1864;
Hội nghị La Hay – 1899).
Thế kỷ XX đánh dấu bằng cuộc Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 và
cuộc Thế chiến II (1939 – 1945) đã giải phóng hàng loạt các dân tộc “nhỏ
bé”. Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa được đề cao và đặc biệt là các quyền