Kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình
sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn thủ đô
Hà Nội)
Trần Thế Linh
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự; Mã số: 60 38 01 04
Người hướng dẫn: TS. Phạm Mạnh Hùng
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Luật hình sự; Tạm giữ; Tạm giam; Thi hành án; Tố tụng hình sự
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp
nói chung, nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của
Viện kiểm sát nói riêng trong giai đoạn hiện nay phải được đổi mới, đảm bảo mọi hành vi, vi phạm
pháp luật hình sự phải được phát hiện kịp thời, nhanh chóng, truy tố đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật, công minh, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.
Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2001 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng
tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới đã nêu rõ:
Nâng cao chất lượng hoạt động và đề cao trách nhiệm của các cơ quan và
cán bộ tư pháp; Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp; tăng cường công tác kiểm sát việc
bắt, giam, giữ, bảo đảm đúng pháp luật; những trường hợp chưa cần bắt, tạm giữ, tạm
giam thì kiên quyết không phê chuẩn lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam; phát hiện và xử lý
kịp thời các trường hợp oan, sai trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam thuộc phạm vi
thẩm quyền phê chuẩn của mình [21].
Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp
đến năm 2020 xác định một trong những nhiệm vụ của cải cách tư pháp là: "Xác định rõ căn cứ
tạm giam; hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm; thu hẹp đối
tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng các biện pháp tạm giam" [23].
Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam và thi hành
án hình sự là một trong các công tác thực hiện chức năng của Viện kiểm sát nhân dân theo quy
định của Hiến pháp và pháp luật. Đối tượng của hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân
trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự là sự tuân thủ pháp luật của cơ quan, đơn
vị và người có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự nhằm đảm bảo
việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự đúng theo quy định của pháp luật; chế độ tạm giữ, tạm
giam được chấp hành nghiêm chỉnh; tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người
bị tạm giữ, tạm giam và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng. Hoạt
động này giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm tính thống nhất, công bằng và nghiêm minh
của pháp luật nhằm phục vụ công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo vệ
quyền con người, bảo vệ quyền dân chủ của công dân góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của
ngành Kiểm sát.
Thời gian qua, hoạt động kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự đã đạt được
nhiều thành tựu đáng khích lệ, nhanh chóng phát hiện những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ
chức và người có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, kịp thời kiến
nghị, kháng nghị khắc phục vi phạm trong hoạt động kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án
hình sự. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập như chất lượng kiểm sát
tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự chưa cao, vẫn còn để xảy ra tình trạng bị can, bị cáo,
phạm nhân trốn, tự sát, phạm tội mới; chế độ, tiêu chuẩn của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo,
phạm nhân còn chưa đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật, nhiều Nhà tạm giữ, Trại tạm giam
còn diễn ra tình trạng vi phạm nội quy, quy chế. Việc nghiên cứu để phân tích thực trạng của hoạt
động kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, xác định nguyên nhân của những hạn chế
để đề ra các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế đó là rất cần thiết và có ý nghĩa về lý luận
và thực tiễn. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: "Kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn Thủ đô Hà Nội)" làm luận văn thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự là một trong những nhiệm vụ hết sức
quan trọng của ngành Kiểm sát nói riêng và hoạt động tư pháp nói chung. Vì vậy, vấn đề này đang
rất được quan tâm nhằm đảm bảo cho việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự đúng quy định
của pháp luật. Cho đến nay đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như:
- Đề tài khoa học cấp bộ "Kháng nghị của Viện kiểm sát với các cơ quan có trách nhiệm
trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù" của Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, do Nguyễn Hoàng Thế và các thành viên thực hiện, nghiệm thu năm 2004 nêu
nên thực trạng việc sử dụng quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong khâu công tác
kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù và một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện quyền năng này.
- Đề tài khoa học cấp bộ "Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong tạm giữ, tạm
giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay" của
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, do tác giả Ngô Quang Liễn và các thành viên thực hiện, nghiệm
thu năm 2007, nghiên cứu về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong lĩnh vực tạm giữ, tạm
giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo yêu cầu cải cách tư pháp.
- Chuyên đề "Tổng kết 50 năm công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo
dục người chấp hành án phạt tù" của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, do tác giả Bùi Đức Long và
các thành viên thực hiện, nghiệm thu năm 2010, đã khái quát quá trình hình thành, phát triển cùng
những thành tựu, hạn chế trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục
người chấp hành án phạt tù từ khi Viện kiểm sát nhân dân thành lập năm 1960 đến năm 2010.
Vấn đề liên quan đến kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự còn có nhiều bài
viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí Kiểm sát số 19/2012 có bài: "Căn cứ tạm
giam, hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm, thu hẹp đối tượng
người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng tạm giam" của TS. Đỗ Văn Đương; tác giả Nguyễn
Hải Phùng có bài viết: "Khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tạm giữ, tạm giam và thi hành
án hình sự có cần ban hành "quyết định trực tiếp kiểm sát" không?", Tạp chí kiểm sát, số 7/2012.
Bên cạnh đó còn có bài viết của GS.TSKH Lê Cảm: "Những vấn đề chung về bảo vệ các quyền
con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự", Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6/2010;
bài viết của tác giả Vũ Đức Chấp: "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát thi hành án
hình sự của Viện kiểm sát nhân dân", Tạp chí Kiểm sát, số 10/2008; bài viết của PGS.TS Trần Văn
Độ: "Bảo vệ quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự đáp ứng
yêu cầu cải cách tư pháp", Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6/2010; bài viết của tác giả Bùi Đức
Long: "Bàn về vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án hình sự",
Tạp chí Kiểm sát, số 23/2010. Trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, việc đưa ra
những chính sách hình sự hợp lý đồng thời nâng cao chất lượng đấu tranh phòng chống tội phạm,
giảm bớt tình trạng oan sai và xâm phạm quyền con người đang là nhu cầu bức thiết. Đảng và Nhà
nước ta đặc biệt quan tâm tới công tác tư pháp mà cụ thể là giai đoạn công tố và kiểm sát các hoạt
động tư pháp, để đảm bảo rằng, mọi hoạt động tố tụng hình sự đều phải chấp hành nghiêm chỉnh
theo Hiến pháp và pháp luật, đồng thời phát hiện xử lý tội phạm một cách nhanh chóng, chính xác,
kịp thời và công minh.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ
thống về công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm mục đích làm sáng tỏ các vấn đề lý luận chung về kiểm
sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, phân tích, nghiên cứu thực trạng kiểm sát tạm giữ,
tạm giam và thi hành án hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội để đánh giá những ưu điểm cũng
như những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Qua đó, luận văn đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên đây, luận văn phải giải quyết những nhiệm vụ sau
đây:
+ Nghiên cứu, làm rõ các căn cứ pháp lý, khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ và quyền hạn
của Viện kiểm sát nhân dân nhằm đảm bảo việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm
giam và thi hành án hình sự cũng như lịch sử hình thành các quy phạm pháp luật đó.
+ Nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Viện kiểm sát nhân dân trong việc tuân
theo pháp luật của người có thẩm quyền trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự,
khảo sát, đánh giá thực tiễn về thực trạng hoạt động tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự trên
địa bàn thành phố Hà Nội và công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự của Viện
kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội. Từ đó, phân tích những ưu, khuyết điểm cũng như tồn tại,
thiếu sót và nguyên nhân của những tồn tại đó, trong việc thực hiện kiểm sát tạm giữ, tạm giam và
thi hành án hình sự trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
+ Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm sát của Viện kiểm
sát nhân dân thành phố Hà Nội nói riêng và ngành Kiểm sát nhân dân nói chung đảm bảo việc tuân
theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam thời gian tới.
3.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam
và thi hành án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân đảm bảo việc tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực tạm
giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và thi hành án
treo, cải tạo không giam giữ.
- Về thời gian: tác giả nghiên cứu trên cơ sở khảo sát thực tế, thu thập số liệu, tài liệu thực
tiễn của công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân
thành phố Hà Nội từ năm 2008 đến 2012.
4. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt
Nam. Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và
phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tiễn, các
phương pháp nghiên cứu của tội phạm học, khoa học điều tra tội phạm và các khoa học pháp lý
khác.
5. Những điểm mới và đóng góp của luận văn
Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về việc kiểm sát tạm giữ, tạm giam và
thi hành án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân, đồng thời xác định những vướng mắc, bất cập và
đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Luật thi hành án
hình sự, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân liên quan đến lĩnh vực kiểm sát tạm giữ, tạm giam và
thi hành án hình sự.
Luận văn cũng tiến hành khảo sát thực tiễn, thu thập số liệu, tài liệu thực tiễn phản ánh
thực trạng áp dụng pháp luật trong hoạt động tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự trên địa bàn
thành phố Hà Nội, qua đó đánh giá những ưu và nhược điểm và những nguyên nhân của những tồn
tại, hạn chế đó để đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát tạm
giữ, tạm giam và thi hành án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội nói riêng và
ngành kiểm sát nói chung trong thời gian tới.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án
hình sự của Viện kiểm sát nhân dân.
Chương 2: Các quy định của pháp luật về kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình
sự của Viện kiểm sát nhân dân và thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm sát tạm giữ, tạm
giam và thi hành án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân.
References
1. Nguyễn Ngọc Anh (chủ biên) (2012), Bình luận khoa học Luật thi hành án hình sự, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội.
2. Nguyễn Hòa Bình (2012), "Một số định hướng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng
hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp", Kiểm sát, (21), tr. 2-9.
3. Bộ Công an (2001), Thông tư số 08/TT-BCA ngày 14/4/2001 hướng dẫn thực hiện quy chế về
tạm giữ, tạm giam, Hà Nội.
4. Bộ Công an (2010), Quyết định số 10969/QĐ-X11 ngày 24/12/2010 quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trại tạm giam thuộc Công an tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, Hà Nội.
5. Bộ Công an (2011), Thông tư số 16/TT-BCA quy định về công tác cảnh sát quản giáo, Hà Nội.
6. Bộ Công an (2011), Quyết định số 9591/QĐ-X11 ngày 18/10/2011 quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Đội cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thuộc
Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Hà Nội.
7. Bộ Công an (2012), Thông tư số 25/TT-BCA ngày 02/5/2012 quy định về Thủ trưởng, Phó thủ
trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự, Cơ quan thi hành án hình sự trong Công an nhân
dân, Hà Nội.
8. Bộ Công an - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Quốc phòng (2005), Thông tư liên tịch số
05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP ngày 07/9/2005 về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra
và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003, Hà
Nội.
9. Bộ Công an - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Quốc phòng - Bộ
Y tế (2006), Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BYT ngày
18/5/2006 hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp luật về tạm đình chỉ chấp hành hình
phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng, Hà Nội.
10. Bộ Nội vụ - Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1989), Thông tư liên ngành Công an - Kiểm sát
số 02/TTLN ngày 06/9/1989 về công tác giam giữ, cải tạo và kiểm sát việc giam giữ, cải tạo,
Hà Nội.
11. Lê Cảm (2010), "Những vấn đề chung về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh
vực tư pháp hình sự", Khoa học pháp lý (6) tr. 3-9.
12. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật
hình sự, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
13. Vũ Đức Chấp (2008), "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát thi hành án hình sự của
Viện kiểm sát nhân dân", Kiểm sát, (10) tr. 18-21, 25.
14. Chính phủ (1998), Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 ban hành Quy chế về tạm
giữ, tạm giam, Hà Nội.
15. Chính phủ (2002), Nghị định số 98/2002/NĐ-CP ngày 27/11/2002 sửa đổi bổ sung một số điều
của Nghị định số 89/NĐ-CP, Hà Nội.
16. Chính phủ (2008), Nghị định số 113/2008/NĐ-CP ngày 28/10/2008 về quản lý phạm nhân và
chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt và y tế cho phạm nhân, Hà Nội.
17. Chính phủ (2011), Quyết định số 15/QĐ-TTg ngày 05/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt kế hoạch triển khai thi hành Luật thi hành án hình sự có kế hoạch kèm theo, Hà Nội.
18. Chính phủ (2011), Nghị định số 09/2011/NĐ-CP ngày 25/1/2011 sửa đổi bổ sung chế độ ăn và
khám chữa bệnh đối với người bị tạm giữ, tạm giam quy định tại điều 26 và điều 28 của quy
chế về tạm giữ tạm giam ban hành kèm theo Nghị định số 89/NĐ-CP, Hà Nội.
19. Chính phủ (2011), Nghị định số 117/2011/NĐ-CP ngày 15/12/2011 ban hành quy chế trại
giam, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, (tập 1 đến tập 8), Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về
một số nhiệm vụ trọng tâm công tác trong thời gian tới, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về
chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng
đến năm 2020, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về
chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về
đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của tòa án, viện kiểm sát và các cơ quan điều tra theo
Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách đến năm 2020, Hà Nội.
25. Nguyễn Văn Điệp (2005), Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình
sự, Luận văn tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
26. Trần Văn Độ (2010), "Bảo vệ quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố
tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp", Khoa học pháp lý (6) tr. 33-40.
27. Đỗ Văn Đương (2012), "Căn cứ tạm giam, hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với
một số loại tội phạm, thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng tạm
giam", Kiểm sát, (19) tr. 43-47.
28. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2006), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
29. Bùi Đức Long (2010), "Bàn về vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong
thi hành án hình sự", Kiểm sát, (23), tr. 9-12.
30. Mai Thị Nam (2011), "Cần phối hợp chặt chẽ trong các khâu nghiệp vụ kiểm sát thi hành án
và kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù", Kiểm
sát, (1), tr 42-43, 54.
31. Dương Văn Phùng (2012), "Tăng cường trách nhiệm thực hành quyền công tố trong việc
quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn", Kiểm sát, (16), tr. 29-34.
32. Nguyễn Hải Phùng (2012), "Khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tạm giữ, tạm giam và
thi hành án hình sự có cần ban hành "quyết định trực tiếp kiểm sát" không?", Kiểm sát,(7), tr.
25-28.
33. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội.
34. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội.
35. Quốc hội (1960), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.
36. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.
37. Quốc hội (1981), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.
38. Quốc hội (1985) Bộ luật hình sự, Hà Nội.
39. Quốc hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
40. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
41. Quốc hội (1992), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.
42. Quốc hội (1999) Bộ luật hình sự, Hà Nội.
43. Quốc hội (2002), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.
44. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
45. Quốc hội (2009) Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
46. Quốc hội (2010), Luật thi hành án hình sự, Hà Nội.
47. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
48. Nguyễn Đức Thuận (2008), "Về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật
tố tụng hình sự năm 2003", Luật học, (7) tr. 73-80.
49. Trần Quang Tiệp (2002), Một số vấn đề về thi hành án hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội.
50. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật tố tụng hình sự, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
51. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.
52. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2000), Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga, (Tài liệu
dịch tham khảo), Hà Nội.
53. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2001), Bộ luật tố tụng hình sự Trung Quốc, (Tài liệu
dịch tham khảo), Hà Nội.
54. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển bách khoa và
Nxb Tư pháp, Hà Nộ i.
55. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội (2008-2012), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát từ
năm 2008 đến năm 2012, Hà Nội.
56. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2006), Luật tổ chức Viện kiểm sát Trung Quốc, (Tài liệu dịch
tham khảo), Hà Nội.
57. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2007), Luật tổ chức Viện kiểm sát Liên bang Nga, (Tài liệu
dịch tham khảo), Hà Nội.
58. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2007), Quyết định số 959/QĐ-VKSTC-V4 ngày 17/9/2007 ban
hành quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành
án phạt tù, Hà Nội.
59. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Chỉ thị số 04/CT-VKSTC về việc tổ chức triển khai
thực hiện Luật thi hành án hình sự trong ngành kiểm sát nhân dân, Hà Nội.
60. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Tổng kết 50 năm công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam,
61.
62.
63.
64.
65.
quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù của Viện kiểm sát nhân dân từ 1960 - 2010,
Hà Nội
Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Lịch sử Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam - sơ thảo,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2011), Quyết định số 260/QĐ-VKSTC-V4 ngày 17/6/2011 ban
hành quy chế về tổ chức và hoạt động của Vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo
dục người chấp hành án phạt tù, Hà Nội.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Quyết định số 35/QĐ-VKSTC-V4 ngày 29/1/2013 ban
hành quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, Hà Nội
Võ Khánh Vinh, Nguyễn Mạnh Kháng (Chủ biên) (2006), Pháp luật thi hành án hình sự Việt
Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (2008), Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.