Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Quyền được bảo vệ đời tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG



QUYÒN §¦îC B¶O VÖ §êI T¦
TRONG PH¸P LUËT QUèC TÕ Vµ PH¸P LUËT VIÖT NAM

Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm




LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ CÔNG GIAO


HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi.


Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các
môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN



Nguyễn Thị Huyền Trang

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục bảng

MỞ ĐẦU 1
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ ĐỜI TƯ 6
1.1. Khái niệm đời tư và quyền được bảo vệ đời tư 6
1.1.1. Đời tƣ 6
1.1.2. Quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ (Rights to privacy) 7
1.1.3. Vi phạm quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ 11

1.2. Cơ sở xã hội và pháp lý của quyền được bảo vệ đời tư 13
1.2.1. Cơ sở xã hội 13
1.2.2. Cơ sở pháp lý 18
1.3. Mối quan hệ giữa quyền được bảo vệ đời tư với quyền tự do
thông tin 20
1.4. Những yếu tố tác động đến đảm bảo quyền được bảo vệ
đời tư 23
1.4.1. Chính trị 23
1.4.2. Kinh tế 24
1.4.3. Văn hóa 25
1.4.4. Xã hội 26
1.4.5. Pháp luật 27
1.4.6. Đạo đức nghề nghiệp 27
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 29

Chương 2: BẢO VỆ QUYỀN VỀ ĐỜI TƯ TRONG PHÁP LUẬT
QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM 30
Formatted: Font: 7 pt

3
2.1. Bảo vệ quyền về đời tư theo luật nhân quyền quốc tế 30
2.1.1. Quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ trong các văn kiện của Liên hợp quốc 30
2.1.2. Bảo vệ quyền về đời tƣ ở cấp độ khu vực 36
2.2. Bảo vệ quyền về đời tư theo pháp luật Việt Nam 4039
2.2.1. Quy định chung về quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ 403940
2.2.2. Quy định về nội dung quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ 434243
2.2.3. Quy định về biện pháp bảo vệ quyền về đời tƣ 51
2.3. Đánh giá mức độ tương thích của pháp luật Việt Nam với
pháp luật nhân quyền quốc tế về bảo vệ quyền về đời tư 5453
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 5857


Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN
ĐƯỢC BẢO VỆ ĐỜI TƯ 6059
3.1 Thực trạng xâm phạm đời tư ở Việt Nam 6059
3.1.1. Xâm phạm đời tƣ ở Việt Nam 6059
3.1.2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng xâm phạm đời tƣ ở Việt Nam 7271
3.2. Những thuận lợi, khó khăn trong việc bảo vệ quyền về đời tư ở
Việt Nam 7776
3.2.1. Thuận lợi 7776
3.2.2. Khó khăn 7877
3.3. Quan điểm và những giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ
quyền về đời tư ở Việt Nam 8079
3.3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền về đời tƣ ở Việt Nam 8079
3.3.2. Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền đƣợc bảo vệ
đời tƣ ở Việt Nam 8180
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 888787
KẾT LUẬN 898888
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 939292
PHỤ LỤC 97

Formatted: Font: Not Bold
DANH MỤC BẢNG

Số hiệu bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 3.1.
Thực trạng mức độ biểu hiện từng hành vi xâm phạm bí
mật đời tƣ ngƣời khác ở ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi
6665

Bảng 3.2.
Thực trạng tính chất biểu hiện của từng hành vi xâm
phạm bí mật đời tƣ ngƣời khác ở ngƣời trƣởng thành
trẻ tuổi
6867
Bảng 3.3.
Số liệu bài không đảm bảo sự riêng tƣ của trẻ em
7170
Bảng 3.4.
Các chủ đề và cách mô tả của báo chí về trẻ em
7170
Bảng 3.5.
Nguyên nhân chủ quan dẫn đến hành vi xâm phạm bí
mật đời tƣ ngƣời khác ở ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi
7574
Bảng 3.6.
Nguyên nhân chủ quan dẫn đến hành vi xâm phạm bí
mật đời tƣ ngƣời khác ở ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi
7675



Formatted: Font: Italic
Formatted Table
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS Bộ luật Dân sự
BLHS Bộ luật Hình sự
BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự
BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự

CRC Công ƣớc về quyền trẻ em
(Convention on the Rights of the Child)
ECHR Công ƣớc nhân quyền Châu Âu
(The Europe Convention for Human rights)
EST Công ƣớc Châu Âu về Bảo vệ liên quan đến tự động hóa
dữ liệu cá nhân (The Council of Europe Convention for
the Protection of Individuals with Regard to the
Automatic Processing of Personal Data)
HRC Ủy ban quyền con ngƣời của Liên hợp quốc
(the United Nation Human Rights Council)
ICCPR Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị
(International Convenent on Civil and Political Rights)
LHQ Liên hợp quốc (The United Nations- UN)
OECD Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (Organization
for Economic Cooperation and Development)
UDHR Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền
(Universal Declaration of Human Rights)


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ (hay quyền về đời tƣ, quyền riêng tƣ – the right to
privacy) là một quyền con ngƣời cơ bản đã đƣợc quy định trong nhiều văn kiện
pháp lý của Liên hợp quốc (LHQ) và của các khu vực, trong đó Việt Nam đã tham
gia một số văn kiện nhƣ: Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con ngƣời năm 1948
(UDHR), Công ƣớc về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR), Công ƣớc
về quyền trẻ em năm 1989 (CRC) Với tƣ cách quốc gia thành viên, nhà nƣớc Việt
Nam có nghĩa vụ chuyển hóa các điều ƣớc đó vào pháp luật quốc gia và đề ra những

biện pháp đảm bảo thực hiện. Điều này có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự tôn trọng
các cam kết của Việt Nam khi gia nhập các điều ƣớc quốc tế và cũng nhƣ là biện
pháp hữu hiệu đảm bảo thực hiện quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ.
Bảo vệ quyền về đời tƣ không phải là vấn đề mới ở Việt Nam, trong những
văn bản pháp luật đầu tiên, nhà nƣớc Việt Nam đã ghi nhận và bảo vệ một số nội
dung của quyền này, Điều 11 Hiến pháp năm 1946 đã quy định quyền bất khả xâm
phạm về thƣ tín, điện tín của cá nhân. Qua các thời kỳ, cùng với sự phát triển của
kinh tế, xã hội, nội dung của quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ đã đƣợc bổ sung, hoàn thiện.
Hiến pháp năm 2013 (Điều 20, Điều 21, Điều 22) đã mở rộng một cách toàn diện
phạm vi quy định quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ. Sự mở rộng đó đặt ra yêu cầu sửa đổi
một loạt các văn bản pháp luật đã đƣợc ban hành trƣớc đây có quy định điều chỉnh
các khía cạnh khác nhau của quyền này nhƣ Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS năm
2005), Bộ luật hình sự năm 2009 (BLHS năm 2009) và các văn bản pháp luật
chuyên ngành khác…
Thực tiễn đã chỉ ra rằng xâm phạm đời tƣ cá nhân đang là vấn đề nhức nhối,
có tính phổ biến ở Việt Nam, gây ra những tác động tiêu cực đến trật tự, an toàn xã
hội. Trong khi đó, quy định hiện hành về quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ ở Việt Nam còn
nhiều hạn chế và bất cập, thiếu tính dự báo, bị lạc hậu so với sự phát triển của đời
sống xã hội, các quy định có nhiều điểm không tƣơng thích, phần nhiều mới chỉ
dừng lại ở mức độ nguyên tắc, có rất ít các quy định cụ thể điều chỉnh quan hệ pháp

2
luật này. Những bất cập đó đã hạn chế và làm giảm sút hiệu quả bảo vệ quyền về
đời tƣ. Để khắc phục tình trạng này, nhà nƣớc cần ban hành, sửa đổi, bổ sung quy
định về quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ trong các văn bản pháp luật hiện hành đảm bảo
hợp hiến, hợp pháp, khả thi và thống nhất với các văn kiện quốc tế có liên quan; cần
tiến hành rà soát một cách chi tiết và có hệ thống các văn bản trong hệ thống pháp
luật Việt Nam quy định về bảo vệ quyền riêng tƣ. Trong quá trình rà soát cần so
sánh, đối chiếu quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về nội dung
quyền bảo vệ đời tƣ đƣợc để có thể nhìn nhận chính xác mức độ tƣơng thích giữa

hai hệ thống pháp luật trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền riêng tƣ.
Để thực hiện mục tiêu trên, đòi hỏi phải có nhiều hơn nữa các công trình
nghiên cứu từ cấp độ khái quát đến cụ thể về quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ, có nhƣ vậy
mới có thể có đƣợc sự đánh giá khách quan về hiện trạng của hệ thống pháp luật
Việt Nam đối với việc bảo vệ quyền này nhƣng hiện nay, số lƣợng các công trình
nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ dƣới góc độ
lý luận cũng nhƣ thực tiễn áp dụng ở Việt Nam khá hạn chế. Do đó, việc tiếp tục
nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ và thực
tiễn thi hành quyền này để làm sáng tỏ về mặt khoa học và đƣa ra giải pháp hoàn
thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng những quy
định là cần thiết.
Đây là lý do học viên lựa chọn đề tài “Quyền được bảo vệ đời tư trong pháp
luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ đã đƣợc nhắc đến từ khá lâu, song những công
trình nghiên cứu về quyền con ngƣời này một cách toàn diện và hệ thống còn
tƣơng đối hạn chế.
Nghiên cứu về bảo đảm quyền con ngƣời nói chung có các công trình sau:
- GS.TS Hoàng Văn Hảo, Phạm Ích Khiêm (1995), "Quyền con người trong
thế giới hiện đại", Viện thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội.
- GS.TS Trần Ngọc Đƣờng (2003), “Quyền con người, quyền công dân trong
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia-Sự
thật, Hà Nội.

3
- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Thông tin, thƣ viện và
nghiên cứu khoa học Văn Phòng Quốc hội (2012), Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp
1992: Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Tập II: Quyền con người, quyền công dân,
chế độ kinh tế, Bảo hiến và Một số vấn đề khác), NXB Hồng Đức, Hà Nội.
Nghiên cứu cụ thể các khía cạnh của quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ, ở nƣớc

ngoài có các công trình sau:
- Dimitri Vitaliev (2007), An ninh điện tử và bảo vệ đời tư cho những người
đấu tranh nhân quyền, Frontline International Foundation for the Protection of
Human rights defenders (2009).
Ở Việt Nam có các công trình:
- Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (2011), Giáo trình
Lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội;
- Lê Đình Nghị (2007), “Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật
dân sự Việt Nam”, Luận văn tiến sĩ Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội.
Ngoài các công trình nêu trên, còn có một số tài liệu khác đƣợc đăng trên các
tạp chí chuyên ngành và các website điện tử.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Luận văn nghiên cứu so sánh các quy định pháp luật quốc tế và pháp luật
Việt Nam về quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ và thực tiễn áp dụng quyền này ở Việt Nam,
từ đó đƣa ra giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ
quyền về đời tƣ ở nƣớc ta trong thời gian tới.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Từ cơ sở kết quả tổng hợp các quan điểm khoa học của các tác giả trong và
ngoài nƣớc về bảo vệ quyền về đời tƣ, luận văn nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn
đề lý luận xung quanh quyền con ngƣời này nhƣ: Khái niệm, đặc điểm và lịch sử
phát triển của quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ trong luật nhân quyền quốc tế và pháp luật
Việt Nam; Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền về đời tƣ.
- Nghiên cứu, đánh giá các quy định có liên quan trong các điều ƣớc quốc tế
nhƣ: Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con ngƣời năm 1948 (UDHR), Công ƣớc

4
về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR), Công ƣớc về quyền trẻ em
năm 1989 (CRC)… để làm rõ nội hàm của quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ trong luật
nhân quyền quốc tế.

- Nghiên cứu và đánh giá các quy định có liên quan trong hệ thống pháp luật
Việt Nam, bao gồm Hiến pháp, Bộ luật dân sự (BLDS), Bộ luật hình sự (BLHS),
Luật Báo chí, Luật Khám chữa bệnh… để làm rõ nội hàm của quyền đƣợc bảo vệ
đời tƣ trong pháp luật Việt Nam cũng nhƣ sự tƣơng thích giữa pháp luật Việt Nam
và pháp luật quốc tế khi quy định về vấn đề này.
- Phân tích thực trạng bảo vệ quyền về đời tƣ ở Việt Nam hiện nay, qua đó
đề ra các giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật, cũng nhƣ các giải pháp nâng
cao hiệu quả bảo vệ quyền về đời tƣ.
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề xung quanh quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ
dƣới góc độ luật nhân quyền đƣợc quy định trong pháp luật quốc tế và pháp luật
Việt Nam. Kết quả của việc phân tích và so sánh những quy phạm đó kết hợp với
nghiên cứu đánh giá thực trạng bảo vệ quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ ở Việt Nam, lý giải
những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc bảo vệ quyền này, từ đó
kiến nghị những giải pháp hoàn thiện thực định và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền
đƣợc bảo vệ đời tƣ ở Việt Nam.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và
chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà
nƣớc và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về xây dựng Nhà nƣớc pháp
quyền của dân, do dân và vì dân, về chính sách bảo vệ quyền quyền con ngƣời.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp cụ
thể nhƣ: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê để làm rõ các vấn đề nghiên cứu đặt ra.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Hiện tại, ở Việt Nam có rất ít công trình nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu
về quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ. Công trình nổi bật nhất có thể kể đến là luận án tiến sĩ
luật học của tác giả Lê Đình Nghị, với đề tài “Quyền bí mật đời tư trong pháp luật

5
dân sự Việt Nam”, tuy nhiên, công trình này mới chỉ đi sâu nghiên cứu về quyền bí

mật đời tƣ trong luật dân sự, một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Vì
vậy, luận văn này vẫn có những điểm mới, cụ thể là đã tổng hợp và đƣa ra nhiều quan
điểm khoa học của các tác giả trong và ngoài nƣớc về quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ,
cùng khuôn khổ pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam về quyền này (không giới
hạn ở luật dân sự).
6. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn
Luận văn nghiên cứu những vấn đề xung quanh quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ
dƣới góc độ luật nhân quyền đƣợc quy định trong pháp luật quốc tế và pháp luật
Việt Nam. Kết quả của việc phân tích và so sánh những quy phạm đó kết hợp với
nghiên cứu đánh giá thực trạng bảo vệ quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ ở Việt Nam sẽ
góp phần lý giải những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc bảo
vệ quyền này, từ đó kiến nghị những giải pháp hoàn thiện thực định và nâng cao
hiệu quả bảo vệ quyền về đời tƣ ở Việt Nam.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nƣớc trong
việc xây dựng và thực hiện pháp luật về lĩnh vực này. Ngoài ra, luận văn còn có thể
dùng là một tài liệu tham khảo dành cho không chỉ các nhà lập pháp, mà còn cho các
nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao
học và sinh viên thuộc chuyên ngành luật tại các cơ sở đào tạo luật.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn đƣợc kết cấu với ba chƣơng, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh
mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, cụ thể nhƣ sau:
Mở đầu
Chương 1. Khái quát về quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ
Chương 2. Quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
Chương 3. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục



6
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ ĐỜI TƯ

1.1. Khái niệm đời tư và quyền được bảo vệ đời tư
1.1.1. Đời tư
Đời tƣ cá nhân hiện là một chủ đề nóng trên các diễn đàn xã hội, pháp lý.
Thông thƣờng, đời tƣ đƣợc hiểu là cuộc sống riêng của mỗi ngƣời. Từ điển
Black Law Dictionary (tái bản lần thứ 9) giải thích khái niệm đời tƣ nhƣ sau: “Đời
tư là điều kiện hoặc tình trạng được tự do trước sự xâm phạm hoặc can thiệp tùy
tiện vào hành động hoặc suy nghĩ của mình” [2938, tr. 1315].
Tác giả Worfgang Benedek, trong tác phẩm Tìm hiểu quyền con ngƣời
(Understanding Human Rights) cho rằng: “Đời tư (Latin: privates) có nghĩa là tách
biệt với những thứ còn lại) chỉ rõ rằng một người có thể tách biệt bản thân cô ta/anh
ta khỏi những người khác, cũng như bộc lộ bản thân mình” [2837, tr. 259].
Trong Luận án tiến sĩ với đề tài “Quyền bí mật đời tư trong pháp luật dân sự
Việt Nam”, tác giả Lê Đình Nghị cũng đƣa ra cách hiểu của bản thân về khái niệm
đời tƣ. Tác giả đã đặt khái niệm đời tƣ trong mối liên hệ với thông tin và cho rằng
thông tin liên quan đến đời tƣ là những thông tin về một cá nhân cụ thể, đó là những
gì thầm kín của cá nhân mà họ giữ bí mật, ví dụ nhƣ các yếu tố tinh thần, vật chất,
các quan hệ xã hội. Tác giả nhấn mạnh rằng, cá nhân có thể sinh hoạt theo sở thích
trong một môi trƣờng, không gian của mình, tự do lựa chọn cách sống, cách sinh
hoạt, ăn mặc… đó là sự riêng tƣ. Thói quen, phong tục, tập quán và pháp luật… là
các yếu tố theo tác giả có ảnh hƣởng tới đời tƣ cá nhân. Tác giả lý giải rằng con
ngƣời sống trong cộng đồng với vô vàn các quan hệ xã hội đƣợc thiết lập với các
chủ thể khác, ở đó ngoài lợi ích cá nhân còn có lợi ích chung của cộng đồng, để tồn
tại và phát triển đƣợc thì con ngƣời phải dung hòa giữa lợi ích chung và lợi ích
riêng. Thông thƣờng, lợi ích chung thể hiện dƣới dạng phong tục, tập quán và pháp
luật [16[18, tr.45-52].
Có nhiều hạt nhân hợp lý trong lý thuyết mà tác giả Lê Đình Nghị đƣa ra,

song nếu chỉ xem xét đời tƣ dƣới góc độc thông tin nhƣ tác giả đề cập thì không thể

7
bao quát đƣợc hết đƣợc ngoại diên của khái niệm này. Đời tƣ là khái niệm nhấn
mạnh sự tự do trong suy nghĩ cũng nhƣ hành động của một cá nhân không chỉ đơn
thuần là về thông tin nhƣ quan điểm của tác giả. Con ngƣời qua hoạt động thực tiễn
của mình sẽ để lại các dấu ấn cá nhân, đó là các thông tin về ngƣời đó, pháp luật
bảo vệ hoặc không bảo vệ những thông tin đó chứ không thể điều chỉnh tới suy nghĩ
của mỗi cá nhân.
Về cơ bản, các lĩnh vực thuộc về đời tƣ gồm có:
- Một là, sự riêng tƣ về thông tin cá nhân nhƣ: Thông tin tín dụng, hồ sơ y tế và
các hồ sơ của chính quyền lƣu trữ về công dân hay còn gọi là “bảo vệ dữ liệu”.
- Hai là, sự riêng tƣ về cơ thể: Liên quan đến việc bảo vệ thân thể của ngƣời
dân đối với các hình thức xâm hại nhƣ: xét nghiệm di truyền, thử nghiệm ma túy và
thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể;
- Ba là, sự riêng tƣ về thông tin liên lạc: Bao gồm bảo mật và sự riêng tƣ về
thƣ từ, bƣu phẩm, điện thoại, thƣ điện tử và các hình thức truyền thông khác;
- Bốn là, sự riêng tƣ về nơi cƣ trú: Liên quan đến việc ban hành các giới hạn
đối với sự xâm nhập vào môi trƣờng sống của cá nhân, nơi làm việc hoặc không
gian công cộng. Điều này bao gồm tìm kiếm thông tin, theo dõi bằng video và kiểm
tra giấy tờ tùy thân [4[6].
Tóm lại, từ những phân tích nêu trên có thể thấy khái niệm đời tƣ có các đặc
điểm sau:
- Đời tƣ là vấn đề gắn với cá nhân con ngƣời, trong không gian rộng, không
chỉ ở nhà mà còn có thể ở những địa điểm khác;
- Sự tự chủ của cá nhân là yếu tố quan trọng thuộc về đời tƣ, khẳng định giá
trị và sự tự do của cá nhân, cả trong suy nghĩ cũng nhƣ hành động;
- Đời tƣ cá nhân đƣợc pháp luật bảo vệ nhƣng trong một số trƣờng hợp bị
giới hạn theo luật định;
1.1.2. Quyền được bảo vệ đời tư (Rights to privacy)

Khái niệm quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ, hay quyền về đời tƣ, quyền riêng
tƣ, đã đƣợc đề cập và thảo luận từ khá lâu trƣớc khi nó đƣợc chính thức công

8
nhận là một quyền cơ bản trong các điều ƣớc quốc tế cũng nhƣ trong Hiến pháp
của các quốc gia.
Theo một tác giả: “Từ nội dung ban đầu là bảo vệ tính mạng con người,
quyền sống phát triển thành các quyền riêng rẽ, bảo vệ các giá trị trừu tượng hơn
như danh dự, nhân phẩm, quan hệ gia đình và trở thành quyền có nội hàm rộng và
bao quát đó là quyền không bị quấy rầy hay quyền riêng tư” [8], theo đó, cá nhân
đƣợc pháp luật bảo vệ không gian riêng để phát triển, hình thành nhân cách. Trong
hệ thống quyền con ngƣời, quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ là một quyền cơ bản cần đƣợc
tôn trọng và thực hiện.
Mặc dù quyền này đã đƣợc đề cập ngay từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ, song khái
niệm và tính pháp lý của quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ chỉ thực sự đƣợc khẳng định cùng với
sự đời và phát triển của chủ nghĩa tƣ bản. Năm 1361, khi các thẩm phán Anh đƣa ra cơ
sở cho việc bắt giữ Peeping Toms và các tiêu chuẩn khác mà không xâm hại về tính
riêng tƣ, Nghị sĩ William Pitt đã viết: “Những người nghèo nhất cũng có thể nêu ra yêu
cầu buộc tất cả các quan chức phải tôn trọng. Mặc dù căn nhà của họ có thể là xập xệ,
mái của nó có thể lắc, gió có thể thổi, các cơn bão có thể vào, mưa có thể xâm nhập -
nhưng vua nước Anh không thể tự tiện vào nhà của họ được” [4[6].
Từ tiền lệ ở nƣớc Anh, nhiều quốc gia khác lần lƣợt ghi nhận và phát triển
quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ trong các thế kỷ tiếp sau đó. Ví dụ, năm 1776, Quốc hội
Thụy Điển đã ban hành Luật tiếp cận với các hồ sơ công (Law on Access to Public
Records), trong đó yêu cầu tất cả các thông tin của công dân mà chính phủ lƣu giữ phải
đƣợc bảo mật, và chỉ có thể đƣợc sử dụng cho mục đích hợp pháp.
Trên phạm vi quốc tế, quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ chính thức đƣợc thừa nhận
trong UDHR năm 1948, sau đó đƣợc khẳng định trong ICCPR năm 1966 và một số
điều ƣớc khác của LHQ cũng nhƣ của các khu vực.
Các học giả trên thế giới đã đƣa ra nhiều định nghĩa về quyền đƣợc bảo vệ

đời tƣ. Ví dụ, Tòa án Tòa án tối cao Hoa Kỳ cho rằng đó là “quyền được ở một
mình” [4[6]. Samuel D. Warren và Louis D. Brandeis trong bài viết “Quyền về sự
riêng tƣ” (The Right to Privacy) cũng cùng một quan điểm nêu trên. Tuy nhiên,

9
Robert Ellis Smith, biên tập viên của Tạp chí Bảo mật, thì xác định quyền đƣợc bảo
vệ đời tƣ là: "Những mong muốn của mỗi người chúng ta cho không gian vật lý mà
chúng ta có thể hoàn toàn không bị gián đoạn, xâm nhập, bối rối, hoặc chịu trách
nhiệm và kiểm soát được thời gian và cách thức tiết lộ thông tin của cá nhân thông
tin về bản thân” [4[6]. Tom Gerety lại cho rằng, quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ là “quyền
tự chủ hay kiểm soát các giá trị nhân thân và bản sắc cá nhân” [4[6] và khẳng định
rằng, một định nghĩa hẹp về sự riêng tƣ là tốt hơn một định nghĩa rộng. Hội đồng
Calcutt ở Vƣơng quốc Anh cho rằng: “Không nơi nào chúng ta có thể tìm thấy một
định nghĩa hoàn toàn thỏa đáng về quyền riêng tư” [4[6], quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ
đƣợc định nghĩa là quyền của cá nhân đƣợc bảo vệ để chống lại sự xâm nhập vào
đời sống cá nhân hay công việc của mình (hoặc những ngƣời trong gia đình) bằng
các phƣơng tiện vật lý trực tiếp hoặc bằng cách công bố thông tin. Alan Westin
trong cuốn “Tự do và riêng tƣ” (Freedom and Privacy), định nghĩa quyền đƣợc bảo
vệ đời tƣ nhƣ sau: “Quyền được bảo vệ đời tư như là một quyền giới hạn của các cá
nhân, nhóm, tổ chức để xác định cho mình khi nào, làm thế nào và ở mức độ nào
đối với thông tin của họ được truyền đạt cho người khác” [4[6].
Mức độ ghi nhận và bảo vệ quyền về đời tƣ giữa các quốc gia có nhiều sự
khác biệt, pháp luật Nhật Bản đã hợp nhất khái niệm này với khái niệm bảo vệ dữ
liệu cá nhân, trong đó sự riêng tƣ chính là việc quản lý thông tin cá nhân, trong khi đó
BLDS Pháp chỉ thừa nhận quyền này nhƣng không có sự giải thích cụ thể. Trong bối
cảnh hiện nay, bảo vệ sự riêng tƣ thƣờng đƣợc xem nhƣ là một cách để hƣớng dẫn xã
hội hạn chế can thiệp vào công việc của cá nhân [16[18, tr. 79-91].
Mặc dù có nhiều điểm không giống nhau, song nhìn chung các định nghĩa về
quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ đều nhấn mạnh rằng quyền này dùng để chỉ tình trạng
sinh hoạt của cá nhân mà không chịu bất kỳ sự can thiệp nào từ những ngƣời xung

quanh, là quyền đƣợc sống nhƣ mong muốn của mỗi cá nhân mà không chịu sự ảnh
hƣởng bởi bất kỳ chủ thể nào khác. Nói cách khác, sự tự chủ là yếu tố quan trọng
nhất thuộc quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ.
Quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ không phải là một quyền tuyệt đối, quyền này có

10
thể bị hạn chế trong những trƣờng hợp nhất định, thông thƣờng những giới hạn đó
liên quan đến việc bảo vệ thuần phong, mỹ tục và các điều cấm của pháp luật. Bởi
cá nhân sống trong một cộng đồng, bên cạnh lợi ích của bản thân còn lợi ích của các
chủ thể khác và lợi ích của cộng đồng, sự cân bằng giữa các lợi ích này là cần thiết.
Bất cứ cá nhân nào cũng đƣợc pháp luật bảo vệ quyền về đời tƣ. Song có sự
khác biệt về mức độ bảo vệ quyền này giữa một số nhóm chủ thể, một số chủ thể
đƣợc bảo vệ đặc biệt, ví dụ nhƣ trẻ em, ngƣời nhiễm HIV/AIDS…, song cũng có
một số chủ thể do đặc thù nghề nghiệp nên phạm vi đời tƣ đƣợc pháp luật bảo vệ
của họ bị hạn chế hơn, ví dụ nhƣ chính trị gia, ngƣời làm việc trong cơ quan công
quyền, ngƣời của công chúng, nhà báo…
Phạm vi của quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ rất rộng, có thể là danh tính, bí mật
thƣ tín, tình trạng sức khỏe, đời sống tình cảm, trạng thái tâm lý, hình ảnh về bản
thân, chỗ ở, địa chỉ, số điện thoại… Về vấn đề này, nhƣ đã phân tích ở trên, các
khía cạnh về đời tƣ có thể đƣợc chia thành bốn nhóm, gồm: sự riêng tƣ về nơi cƣ
trú, sự riêng tƣ về cơ thể, sự riêng tƣ về thông tin cá nhân, sự riêng tƣ về thông
tin liên lạc. Cách phân loại này giúp bao quát các lĩnh vực cơ bản thuộc về phạm
trù đời tƣ.
Quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ đƣợc đảm bảo không chỉ trong cuộc sống hàng
ngày của cá nhân ở nơi cƣ trú mà còn đƣợc đảm bảo ở môi trƣờng xung quanh,
quan hệ giữa cá nhân đối với mọi ngƣời trong xã hội là cơ sở để chúng ta ghi
nhận sự tồn tại của các quyền liên quan đến cá nhân đó, trong đó có quyền đƣợc
bảo vệ đời tƣ.
Thông tin, tƣ liệu thuộc về đời tƣ có ý nghĩa rất lớn đối với cá nhân dù chúng
có đƣợc công bố hay không bởi chúng giúp khẳng định giá trị bản thân và tạo ra sự

tự do cũng nhƣ nhiều lợi ích cho cá nhân. Việc công bố những thông tin thuộc về
đời tƣ trong nhiều trƣờng hợp tạo ra những bất lợi đối với chủ sở hữu thông tin, bất
lợi đó có thể là về mặt kinh tế, về sinh hoạt thƣờng ngày, về công việc, về quan hệ
với đồng nghiệp và những ngƣời xung quanh Vì vậy, pháp luật quy định bảo vệ
quyền về đời tƣ trong suốt cuộc đời của cá nhân và ngay cả khi cá nhân đã chết
hoặc đƣợc tuyên bố là đã chết.

11
Có tác giả cho rằng “theo một nghĩa nào đó, tất cả các quyền con người đều
có khía cạnh của quyền riêng tư” [4[6] bởi quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ có liên quan
tới nhiều quyền con ngƣời khác, bảo vệ quyền về đời tƣ là tiền đề trực tiếp để đảm
bảo cho việc thực hiện một số quyền con ngƣời khác, ví dụ nhƣ quyền bất khả xâm
phạm về chỗ ở, quyền tự do tín ngƣỡng, quyền tự do biểu đạt Song ở mức độ nhất
định, quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ tiềm ẩn những xung đột nhất định với quyền tự do
thông tin (Nội dung này sẽ đƣợc làm rõ ở phần sau).
Nhƣ đã phân tích, quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ không phải là một quyền tuyệt
đối, nó có thể bị hạn chế để bảo vệ lợi ích cao hơn và hợp lý của xã hội, cộng đồng,
của pháp luật và của cá nhân khác. Trong giới hạn cho phép, việc thu thập, sử dụng
thông tin đời tƣ là hợp pháp, tuy nhiên kể cả trong trƣờng hợp pháp luật cho phép
cũng cần phải có căn cứ xác đáng để ngăn ngừa việc lạm dụng tùy tiện xâm phạm
sự riêng tƣ của ngƣời khác.
Tóm lại, từ những phân tích ở trên, có thể hiểu nhƣ sau:
Quyền được bảo vệ đời tư là quyền của cá nhân không chịu sự can thiệp của
bất kỳ chủ thể nào trong việc ra các quyết định hoặc tự do hành động trong khuôn khổ
pháp luật và đạo đức xã hội của bản thân mỗi người, kể cả trong gia đình và ngoài xã
hội, trừ trường hợp được chính người này đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật.
1.1.3.Vi phạm quyền được bảo vệ đời tư
Xâm phạm quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ đang là vấn đề có tính phổ biến trong
các xã hội, bao gồm cả Việt Nam. Đó là bởi hiện nay có quá nhiều công cụ có thể
giúp ngƣời ta thu thập thông tin đời tƣ của ngƣời khác. Theo Tiến sĩ Vincenf: “Xét

tới quyền riêng tư, những gì con người phải trải qua là kết quả của thói cư xử của
chính họ. Cách cư xử trong xã hội của chúng ta hiện gây tổn hại quá lớn tới sự
riêng tư" [911].
Về mặt pháp lý, hành vi xâm phạm quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ là hành vi can
thiệp trái pháp luật hoặc tùy tiện vào đời sống riêng của một cá nhân. Chủ thể thực
hiện hành vi xâm phạm quyền này có thể là cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà

12
nƣớc. Thông thƣờng, hành vi xâm phạm đời tƣ cá nhân biểu hiện dƣới một số dạng
phổ biến nhƣ: Đánh cắp thông tin, tiết lộ các thông tin; trao đổi, mua bán các thông
tin; ngăn chặn và kiểm duyệt các hành vi thuộc về đời tƣ …
* Đối với sự riêng tƣ về thông tin cá nhân, có thể là các hành vi:
- Ghi lại, công bố hình ảnh của cá nhân mà không đƣợc phép của ngƣời đó
hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật, ví dụ nhƣ phải đƣợc sự đồng ý
của cha, mẹ đối với ngƣời chƣa thành niên…
- Tiết lộ địa chỉ, số điện thoại của cá nhân mà không đƣợc sự đồng ý của ngƣời đó;
- Tiết lộ thông tin sức khỏe của cá nhân;
- Tiết lộ thông tin về đời sống tình cảm của một ngƣời;
* Đối với sự riêng tƣ về thông tin liên lạc, hành vi xâm phạm đời tƣ biểu
hiện dƣới một số dạng nhƣ:
- Tự ý bóc, mở thƣ tín, điện thoại, điện tín của ngƣời khác;
- Nghe trộm điện thoại của ngƣời khác;
- Theo dõi, kiểm duyệt thƣ tín, điện tín, điện thoại và các phƣơng tiện thông
tin liên lạc khác của một ngƣời
* Đối với sự riêng tƣ về cơ thể, các hành vi xâm phạm thông thƣờng
thuộc trƣờng hợp xét nghiệm bắt buộc khi không cần thiết và pháp luật không
quy định.
* Đối với sự riêng tƣ về nơi ở, hành vi vi phạm biểu hiện ở một số dạng nhƣ
khám xét nhà ở bất hợp pháp, lắp các thiết bị định vị, theo dõi ngƣời khác…
Hành vi xâm phạm đời tƣ của ngƣời khác thƣờng đƣợc thực hiện với động

cơ, mục đích nhất định và đều gây ra phiền toái cho ngƣời bị xâm phạm, thậm chí
gây thiệt hại về mặt tinh thần cũng nhƣ vật chất cho những ngƣời này. Vì vậy, bảo
vệ quyền về đời tƣ có mục đích nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm quyền về đời tƣ,
khôi phục lại tình trạng ban đầu của ngƣời bị xâm phạm, buộc ngƣời xâm phạm bồi
thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị thiệt hại (nếu có). Ngoài ra, trong nhiều trƣờng hợp có
tác dụng cảnh cáo, răn đe, giáo dục cũng nhƣ trừng phạt ngƣời xâm phạm.
Thông tin đời tƣ của cá nhân chỉ đƣợc khai thác, sử dụng khi có sự cho

13
phép của ngƣời đó hoặc trong trƣờng hợp pháp luật quy định. Ở một mức độ
cao hơn đòi hỏi sự can thiệp đó không phải là tùy tiện, có nghĩa là kể cả trong
trƣờng hợp pháp luật cho phép chủ thể can thiệp vào đời tƣ n gƣời khác, thì
chỉ khi có căn cứ xác đáng thì hành động đó mới không bị coi là xâm phạm
đời tƣ. Hiện nay, các nhà nƣớc thƣờng lấy lý do an ninh quốc phòng, chống
khủng bố để giám sát đời sống riêng tƣ của cá nhân. Điều này đã làm nổ ra
nhiều cuộc tranh luận rằng giới hạn nào để đảm bảo lý do nêu trên đƣợc sử
dụng mà không phải là tùy tiện.
Biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền về đời tƣ là tự bảo vệ - cá nhân tự
mình thiết lập vùng an toàn đối với thông tin riêng tƣ của mình, ngoài ra còn có các
biện pháp dân sự, hành chính, hình sự. Nhiều quốc gia tiến hành bảo vệ quyền về đời
tƣ thông qua các biện pháp nhƣ ban hành một luật chung để điều chỉnh việc thu thập,
sử dụng và phổ biến các thông tin cá nhân của cả khu vực công và tƣ (ví dụ nhƣ Luật
Bảo vệ dữ liệu cá nhân của Liên minh châu Âu), sẽ có một cơ quan giám sát đƣợc
thành lập để đảm bảo việc thực hiện các quy định này; cho phép các cơ quan chuyên
ngành ban hành các quy định pháp luật về bảo vệ đời tƣ; ban hành Quy chế nội bộ
của cơ quan, về mặt lý thuyết, việc bảo vệ dữ liệu cũng có thể đạt đƣợc thông qua
việc các công ty, cơ quan tự ban hành các bảng quy định, xây dựng hệ thống ký hiệu
riêng và tham gia vào quá trình giám sát với các hình thức khác nhau; áp dụng công
nghệ tự bảo vệ quyền riêng tƣ, gần đây, cùng với sự phát triển của hệ thống thƣơng
mại điện tử và công nghệ, có nhiều thiết bị đƣợc sử dụng để bảo vệ quyền đƣợc bảo

vệ đời tƣ của cá nhân, ví dụ nhƣ các phần mềm chống tin tặc [4[6].
1.2. Cơ sở xã hội và pháp lý của quyền được bảo vệ đời tư
1.2.1. Cơ sở xã hội
Xã hội ngày càng phát triển, điều kiện kinh tế có nhiều thay đổi theo hƣớng
tích cực khiến các giá trị tinh thần của con ngƣời ngày càng đƣợc chú trọng. Là một
trong những quyền con ngƣời cơ bản, quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ cũng nằm trong xu
thế vận động chung đó. Quyền này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cá
nhân cũng nhƣ của xã hội, nó liên quan mật thiết, trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm
và lợi ích của cá nhân, góp phần thiết lập một xã hội trật tự, văn minh.

14
Sự tự chủ và tự quyết của cá nhân là ý tƣởng nền tảng cho khái niệm và tầm
quan trọng của quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ cũng là giá trị cốt lõi mà con ngƣời cố
gắng đạt tới. Cụ thể hơn, mọi ngƣời cần phải đƣợc tự do hành động và liên kết với
nhau mà không phải chịu sự giám sát từ bất kỳ chủ thể nào, chỉ có nhƣ vậy, con
ngƣời mới có thể phát huy đƣợc hết khả năng, hoàn thiện nhân cách cũng nhƣ tạo ra
sự liên kết xã hội để phát triển.
Quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ có ý nghĩa rất lớn đối với những cuộc cải tổ và cách
mạng về cả kinh tế lẫn chính trị, bởi nó tạo ra không gian an toàn cho các ý tƣởng mới
ra đời và hoàn thiện. Về kinh tế, quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ tạo ra không gian mà ở đó
cá nhân đƣợc tự do thử nghiệm những ý tƣởng, những giải pháp mới mà không phải lo
lắng về sự can thiệp và ăn cắp từ bên ngoài. Về chính trị, mọi ngƣời cần phải đƣợc tự
do suy nghĩ, tranh luận và hành động; sự giám sát tùy tiện của chính phủ đối với hành
vi và lời nói của công dân sẽ làm suy giảm nền dân chủ [31[41, tr. 7].
Trong khi nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Trung Âu, Nam Mỹ và
Nam Phi đã ban hành luật để khắc phục tình trạng vi phạm quyền đƣợc
bảo vệ đời tƣ từng xảy ra dƣới chế độ độc tài trƣớc đây thì nhiều nƣớc,
đặc biệt là ở châu Á, đang nỗ lực ban hành luật để thúc đẩy thƣơng mại
điện tử. Các nƣớc này nhận ra rằng, ngƣời tiêu dùng rất khó chịu với việc
bị thu thập dữ liệu cá nhân của họ trong giao dịch điện tử, đặc biệt với

những phƣơng tiện nhận dạng mới, họ e ngại thông tin cá nhân của mình
đƣợc gửi đi toàn thế giới. Luật Bảo vệ quyền riêng tƣ đang đƣợc giới
thiệu nhƣ là một phần của “gói” pháp luật nhằm tạo thuận lợi cho thƣơng
mại điện tử thiết lập các quy tắc thống nhất [4[6].
Bên cạnh những lợi ích chung đó, đối với cá nhân, quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ
có vai trò lớn trong việc cá biệt hóa cá nhân, qua đó giúp khẳng định giá trị con
ngƣời. Các khía cạnh của sự riêng tƣ liên quan đến thông tin cá nhân nhƣ danh tính,
hình ảnh, giới tính… là đặc trƣng của mỗi ngƣời, giúp phân biệt ngƣời này với ngƣời
khác có ý nghĩa lớn đối với công tác quản lý dân cƣ của các quốc gia.
Danh dự, nhân phẩm, uy tín là những yếu tố tuy có tính chất độc lập tƣơng

15
đối, nhƣng tựu chung đều thể hiện những giá trị tinh thần của cá nhân đƣợc đánh giá
thông qua các mối quan hệ xã hội. Mặc dù, đây là những giá trị nhân thân không trị
giá đƣợc bằng tiền, song sự tồn tại và phát triển cá nhân sẽ bị ảnh hƣởng rất lớn nếu
danh dự, nhân phẩm, uy tín của họ bị xâm phạm, bảo vệ sự riêng tƣ liên quan đến
cơ thể và đời sống cá nhân có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định giá trị con ngƣời.
Các hoạt động khám xét thân thể, thu thập, lƣu trữ, khai thác, sử dụng thông
tin cá nhân một cách trái pháp luật, tùy tiện, mạo danh, giả mạo thông tin … có thể
dẫn đến hậu quả hạ thấp danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Đối với một số những
thông tin nhạy cảm, ảnh hƣởng trực tiếp tới danh dự, nhân phẩm của cá nhân nhƣ
thông tin về những mối quan hệ tình cảm, tình trạng bệnh tật… đƣợc coi là những
thông tin riêng tƣ của cá nhân cần đƣợc bảo vệ đặc biệt. Bởi trong thực tế, việc công
khai những thông tin này chỉ để thỏa mãn sự tò mò của công chúng mà không đem
lại lợi ích cho xã hội, song lại gây ra những bất lợi rất lớn cho cá nhân đó.
Các khía cạnh của sự riêng tƣ về nơi cƣ trú và thông tin liên lạc liên quan
trực tiếp tới sự tự do của cá nhân. Sự bất khả xâm phạm về nơi ở, thƣ tín, điện tín và
các hình thức thông tin liên lạc khác đem lại sự tự chủ, chủ động trong hành động
của cá nhân, điều này tạo ra ý nghĩa xã hội to lớn nhƣ đã phân tích ở trên.
Bảo vệ quyền về đời tƣ trong nhiều trƣờng hợp còn tạo ra những lợi ích về

vật chất và tinh thần cho cá nhân. Trƣớc hết, nó là tiền đề đảm bảo an toàn cho cá
nhân, khó có thể hình dung sự nguy hiểm mà cá nhân phải đối mặt khi thông tin về
tài sản, hình ảnh của ngƣời đó bị công khai, mà lợi dụng điều đó, những đối tƣợng
xấu dễ dàng thực hiện những hành vi xâm phạm tới gia đình và bản thân cá nhân đó,
ví dụ nhƣ trộm, cƣớp, bắt cóc tống tiền… Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày, sự
ẩn danh còn tạo ra sự thoải mái cho cá nhân, tránh cho họ sự quấy rầy từ phía các
chủ thể khác, ví dụ, giao dịch mua bán ẩn danh giúp cá nhân tránh đƣợc sự làm
phiền của các công ty tiếp thị, công ty quảng cáo [3031].
Thông tin đời tƣ có thể đem lại lợi ích kinh tế cho cá nhân, đặc biệt với
những ngƣời nổi tiếng. Công chúng hiện không xa lạ gì với việc khai thác tin tức
độc quyền của báo chí với một ca sĩ, diễn viên nào đó, để có đƣợc những thông tin

16
đó, tờ báo đôi khi phải trả cho cá nhân khoản tiền không nhỏ cho những ngƣời đó.
Việc bảo vệ hình ảnh cá nhân cũng nhƣ đời tƣ cũng khiến công việc của cá nhân có
nhiều thuận lợi hơn, ví dụ, nhờ hình ảnh trong sạch, không vƣớng scandal, ca sĩ,
diễn viên có thể đƣợc mời làm đại diện các nhãn hàng, đại diện thƣơng hiệu…
Lý luận cũng nhƣ thực tiễn đều khẳng định tầm quan trọng của quyền đƣợc
bảo vệ đời tƣ nhƣng hiện nay, quyền này là một trong những quyền bị xâm phạm
nhiều nhất. Lợi dụng quyền tự do thông tin, một số chủ thể tiến hành thu thập, lƣu
trữ, sử dụng thông tin đời tƣ của ngƣời khác nhằm mục đích bôi nhọ, hạ thấp danh
dự, uy tín của ngƣời khác, gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Đơn cử nhƣ
về hình ảnh, việc các tay săn ảnh (paparazzi) luôn thƣờng trực tác nghiệp, xăm soi
vào cuộc sống riêng của những ngƣời nổi tiếng, đăng tin bài, phát tán ảnh về đời tƣ
cá nhân gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho chủ sở hữu của những hình ảnh đó.
Cái chết của Công nƣơng Diana trong vụ tai nạn giao thông ở Paris năm 1997 khi
chạy trốn các tay săn ảnh làm dấy lên làn sóng phẫn nộ trong công chúng đối với
các báo "lá cải" và sự nghi ngờ về cơ chế pháp luật bảo vệ bí mật đời tƣ [4[162].
Nói nhƣ Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về quyền tự do ngôn luận và tƣ tƣởng
Frank La Rue trong báo cáo trƣớc Hội đồng Nhân quyền vào tháng 6/2013 thì hầu

nhƣ không một ngày trôi qua mà không có tin tức của các Chính phủ theo dõi nhà
báo, xâm nhập email, hoặc yêu cầu các mạng xã hội chuyển giao dữ liệu ngƣời
dùng. Theo nhận định của ngài Frank La Rue thì sự giám sát trên diện rộng này
không chỉ là nhằm thu thập thông tin của công dân, mà còn để đàn áp những ý
tƣởng, suy nghĩ, kiểm soát hành động, lời nói của con ngƣời. Báo cáo này là một lời
nhắc nhở kịp thời những tác động nghiêm trọng của xâm phạm đời tƣ với tự do dân
chủ [35].
Chúng ta không thể phủ nhận thành tựu mà khoa học công nghệ đã đạt đƣợc
cũng nhƣ những tiện ích mà các công nghệ đó mang lại cho cuộc sống của con
ngƣời. Song kéo theo đó, con ngƣời cũng đang trở thành nạn nhân của những tiến
bộ nói trên, đời sống riêng tƣ của cá nhân không còn nằm trong tầm kiểm soát của
họ, bị đe dọa bởi những công cụ thu thập thông tin đời tƣ vô cùng tinh vi mà các

17
công nghệ đó mang lại. Các mạng xã hội nhƣ Yahoo, Google, Facebook…là những
kênh khai thác, lan truyền, lữu trữ thông tin đời tƣ của cá nhân mà nhiều khi chính
cá nhân cũng không thể kiểm soát đƣợc. Bên cạnh đó, một số phƣơng tiện truyền
thông đã và đang bị các chủ thể lợi dụng để kiểm soát đời tƣ của ngƣời khác, ví dụ
nhƣ phần mềm nghe lén, chƣơng trình giám sát đặc biệt… Tình trạng xâm phạm đời
tƣ đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối, đe dọa đến trật tự, an toàn của cá nhân và
xã hội, đòi hỏi phải có những hành động cụ thể để ngăn chặn, kiểm soát hành vi
xâm phạm này. Quy định cụ thể về quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ tạo ra khung pháp lý
đánh dấu sự không khoan nhƣợng của các quốc gia trong cuộc chiến chống lại
những vi phạm nói trên và cũng là cách thức để làm lành mạnh hóa sự phát triển của
khoa học công nghệ.
Quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ là một quyền con ngƣời có tác dụng cá biệt hóa
cá nhân, khẳng định phẩm giá của con ngƣời trong xã hội, có ý nghĩa trong việc
đảm bảo tự do của con ngƣời; ghi nhận, tôn trọng và thực hiện quyền này là nền
tảng cho sự tiến bộ xã hội. Mặc dù vậy, quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ đƣợc cho là một
chuẩn mực xã hội đang tiến hóa, cần đƣợc cập nhập kịp thời. Nội dung của quyền

này luôn đứng trƣớc nguy cơ lạc hậu so với những thay đổi của xã hội với sự gia
tăng chóng mặt của các hình thức thể hiện thông tin. Thay đổi công nghệ làm thay
đổi mối quan hệ tƣơng tác với các nhà nƣớc, khu vực kinh tế và cá nhân, thay đổi
cách chúng ta nghĩ về việc bảo vệ quyền con ngƣời, trong đó có quyền về đời tƣ.
Đặc biệt, nội dung và giới hạn của quyền này sẽ còn là vấn đề tranh cãi khi xung đột
giữa lợi ích nhà nƣớc, lợi ích kinh tế và quyền lợi cá nhân chƣa đƣợc giải quyết,
quan niệm của chúng ta về quyền đời tƣ bị ràng buộc theo giai đoạn lịch sử, văn hóa
và địa điểm.
Trong Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định mục tiêu xây dựng đất nƣớc: “Dân giàu,
nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế
phát triển cao…” với “con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc, được phát triển toàn diện” [57, tr. 68]. Phấn đấu vì

18
một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì con ngƣời phải đƣợc ghi nhận và đƣợc
hƣởng không chỉ những giá trị về mặt vật chất mà còn là những giá trị về mặt tinh
thần, vì vậy, quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ cần đƣợc pháp luật ghi nhận và coi đây là
những quyền mà con ngƣời phải đƣợc hƣởng.
Việc quy định quyền về đời tƣ trong hệ thống pháp luật cho thấy một xã hội
càng tiến bộ bao nhiêu, nền tự do dân chủ càng đƣợc mở rộng bao nhiêu thì con
ngƣời càng cần phải đƣợc tôn trọng bấy nhiêu, đặc biệt là các quyền nhân thân càng
cần phải đƣợc pháp luật quy định đầy đủ, rõ ràng cùng với các biện pháp bảo vệ
hiệu quả.
1.2.2. Cơ sở pháp lý
Các quốc gia đều nhận thức đƣợc vị trí của quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ trong
hệ thống các quyền con ngƣời cũng nhƣ vai trò của quyền này đối với sự phát triển
xã hội và hoàn thiện nhân cách của cá nhân. Pháp luật quốc tế và pháp luật nhiều
quốc gia đều ghi nhận và đƣa ra biện pháp để bảo đảm thực thi nhân quyền này.
Trên bình diện quốc tế, hầu hết các quốc gia đã thừa nhận quyền đƣợc bảo vệ

đời tƣ là một chuẩn mực về quyền con ngƣời, qua quá trình bàn bạc, các quốc gia đã
đi đến thống nhất, kí kết, gia nhập nhiều điều ƣớc quốc tế trong đó có quy định về
bảo vệ quyền về đời tƣ, sau đó chuyển hóa các quy định đó vào pháp luật quốc gia.
Hiện nay, các văn kiện của LHQ có quy định về quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ gồm:
UDHR năm 1948, ICCPR năm 1966, CRC năm 1989… Các liên minh khu vực
cũng rất quan tâm bảo vệ quyền riêng tƣ, nổi bật nhất là Liên minh châu Âu. Liên
minh Châu Âu đã ban hành nhiều văn kiện quy định tôn trọng và bảo vệ quyền về
đời tƣ, ví dụ: Công ƣớc nhân quyền Châu Âu năm 1950 (ECHR), Công ƣớc Châu
Âu về Bảo vệ liên quan đến tự động hóa dữ liệu cá nhân (EST 108)…Ở châu Mỹ,
Công ƣớc về quyền con ngƣời châu Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền châu Mỹ cũng
có những quy định về quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ.
Hệ thống pháp luật của quốc gia bao gồm nhiều ngành luật, mỗi ngành có
những đặc thù riêng, có vai trò khác nhau trong việc đảm bảo trật tự xã hội, đối với
quyền về đời tƣ, việc thực hiện đồng thời các biện pháp bảo vệ thuộc các lĩnh vực

×