Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP VĂN BẰNG 2 NGÀNH TIẾNG ANH HSE MANAGEMENT SYSTEM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.99 KB, 29 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HSE MANAGEMENT SYSTEM

SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4
1

NỘI DUNG
PHẦN I – NGUỒN TÀI LIỆU 2
1. Nguồn 2
1.1. Nguồn gốc ( Tiếng Anh ): Trích từ trang 25 đến trang 41 2
2. Nguồn đích ( Tiếng Việt ) 3
2 – MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ PHÂN TÍCH 22
2.1. Một số thuật ngữ 22
2.2. Phân tích một số câu điển hình. 25
Phần II: Trải Nghiệm Thực Tập 28
1. Quá trình thực tập (học hỏi kinh nghiệm) 28
2. Kết Luận 28
PHẦN III - NGUỒN TÀI LIỆU 29

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HSE MANAGEMENT SYSTEM

SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4
2

PHẦN I – NGUỒN TÀI LIỆU
English – Vietnamese Translation
1. Nguồn
1.1. Nguồn gốc ( Tiếng Anh ): Trích từ trang 25 đến trang 41

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


HSE MANAGEMENT SYSTEM

SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4
3

2. Nguồn đích ( Tiếng Việt )
6. LÃNH ĐẠO, CAM KẾT VÀ TỔ CHỨC
6.1. Lãnh đạo
Việc lãnh đạo hiệu quả liên quan đến việc thực hiện chính sách HSE trong một tổ chức có vai
trò, trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng. Có thể xây dựng tổ chức HSE hiệu quả theo các hướng
dẫn dưới đây:
 Tất cả quản lý và nhân viên phải cam kết thực hiện chính sách HSE của PVEP qua
việc tham gia tích cực vào xây dựng, thực hiện và duy trì Hệ thống Quản lý HSE;
 Cơ cấu tổ chức, vai trò và trách nhiệm (bao gồm HSE) của nhân viên phải được quy
định rõ ràng bằng văn bản;
 Xây dựng các phương pháp trao đổi về các vấn đề HSE một cách hiệu quả, cho phép
nhân viên đưa ra ý kiến về các vấn đề HSE;
 Xây dựng mục tiêu HSE từ trên xuống dưới theo cơ cấu tổ chức;
 Nhiệm vụ và mục tiêu xuất phát từ cá nhân nhằm đạt được các tiêu chuẩn và mục tiêu
trong hoạt động quản lý;
 Đặt ra các chỉ số HSE quan trọng để giám sát các hoạt động tiếp theo.
6.2 Cam kết
Việc quản lý có thể có nhiều cách khác nhau để thể hiện cam kết về Sức khỏe, An toàn, Môi
trường và An ninh, cụ thể như sau:
 Thông qua báo cáo cá nhân về HSE – Chẳng hạn, có thể để tuyên dương những hoạt
động HSE tốt, để đưa ra các số liệu thống kê về sự cố/tai nạn HSE mới nhất trong một
cuộc họp về an toàn, hay như báo cáo giới thiệu với các cá nhân tham gia một khóa
huấn luyện…
 Qua chính sách hỗ trợ với văn kiện và biên bản ghi nhớ cho tất cả nhân viên – chẳng
hạn nhằm nhắc nhở nhân viên về một số mặt trong hệ thống quản lý HSE, như yêu cầu

báo cáo các tai nạn và sự cố.
 Bằng việc đưa HSE thành chương trình nghị sự trong các cuộc họp của ban quản lý –
Chẳng hạn, HSE là chương trình nghị sự trong các cuộc hợp của ban quản lý, cuộc
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HSE MANAGEMENT SYSTEM

SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4
4

họp hoạt động hàng ngày… Các nhà quản lý của PVEP nên đưa các vấn đề HSE vào
chương trình họp khi họ đến thăm các khu vực hoạt động.
 Qua việc thực hiện các chuyến thăm viếng khu vực mất kiểm soát và HSE – Chẳng
hạn, việc kiểm tra tại chỗ của quản lý cấp cao. Những chuyến thăm này nên được sắp
xếp trong kế hoạch kiểm tra và giám sát tổng thể và cố gắng thực hiện đúng theo kế
hoạch.
 Qua việc tham gia tích cực vào xây dựng các mục tiêu HSE đối với các phòng và phân
cấp xuống các ban – chẳng hạn, mục tiêu với phòng phải do trưởng phòng đề ra, và
các ban phải phác thảo mục tiêu của mình dự trên các mục tiêu của phòng đó.
 Qua việc tham gia vào các hội đồng HSE – đóng vai trò là thành viên thường trực
hoặc là người giám sát không thường xuyên
 Qua việc tham gia vào ban kiểm tra HSE – chỉ cần tham gia chứ không nhất thiết phải
là kiểm soát viên trưởng.
 Qua việc tham gia vào các nhiệm vụ HSE đặc biệt như nhóm giải quyết vấn đề hoặc
xúc tiến ít nhất mỗi năm một lần.
Mục đích của các biện pháp này là quản lý cần tích cực tham gia vào xây dựng và quản lý hệ
thống quản lý HSE chứ không đơn thuần là chỉ hỗ trợ công việc của Điều phối viên HSE.
Việc quản lý nên tập trung vào thực hiện cam kết bằng hành động chứ không chỉ bằng lời nói.
6.3 Tổ chức
Tổ chức hoạt động của PVEP được minh họa trong hình 6-1.
Chuyên viên Sức khỏe, An toàn và Môi trường báo cáo với Quản lý Khoan Thăm dò làm việc

tại Hassi Massoud. Điều phối viên về An ninh cũng báo cáo với Quản lý Khoan Thăm dò làm
việc trực tiếp với Chuyên viên HSE.
Các nhân viên cần biết rõ người nào là Chuyên viên HSE và Điều phối viên An ninh.
Tránh nhiệm về HSE của các nhân viên liên quan cần được quy định rõ ràng trong phần mô tả
công việc của họ. Dưới đây là một số ví dụ về phần mô tả công việc:
 Phần mô tả công việc của Tổng giám đốc cần nên rõ: tổng giảm đó phải đảm bảo các
chính sách HSE được nhận biết rõ ràng, được duy trì và không ảnh hưởng đến tất cả
các mặt trong hoạt động kinh doanh của công ty.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HSE MANAGEMENT SYSTEM

SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4
5

 Phần mô tả công việc của Cố vấn điều hành phải nêu rõ: cố vấn điều hành phải đảm
bảo các hoạt động khai thác, duy trì và kỹ thuật hành ngày tại nơi thăm dò tuân thủ các
tiêu chuẩn về HSE của PVEP.
 Phần mô tả công việc của Quản lý Hợp đồng và Đấu thầu phải nêu rõ: quản lý phải
đảm bảo tất cả các điều kiện của hợp đồng bao gồm các yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn
HSE tuân thủ theo các chính sách của Tổng công ty và các yêu cầu pháp lý.
 Phần mô tả công việc của Chuyên viên HSE và các ban khác phải nêu đầy đủ chi tiết
trách nhiệm HSE của từng người.
Ngoài ra, việc lập tài liệu về trách nhiệm thực hiện công tác HSE của các thành viên trong ban
quản lý là rất cần thiết. Theo cách đó, mọi người trong tổ chức đều hiểu được trách nhiệm
HSE của người khác chứ không chỉ của riêng họ.
6.4 Tuyên truyền
Có nhiều cách để tuyên truyền HSE hiệu quả trong tổ chức. Phương pháp sử dụng tùy thuộc
vào quy mô hoạt động cũng như văn hóa của từng vùng. Một trong những mặt quan trọng
trong các biện pháp tuyên truyền HSE hiệu quả là chúng có hai cách - một cơ chế phản hồi về
các bài học và các thông tin hữu ích cho nhân viên cũng như cơ chế truyền thụ. Phần dưới đây

sẽ mô tả một số phương pháp tuyên truyền HSE phổ biến.
6.4.1 Bảng thông báo
Bảng thông báo HSE chuyên dụng nên được đặt ở nơi mọi người làm việc. Tốt nhất, nên đặt ở
những nơi mọi người thường qua lại ít nhất một lần mỗi ngày. Ở một số nơi, do hạn chế về
diện tích và mặt bằng, có thể không đặt được bảng thông báo hoàn chỉnh về các vấn đề HSE.
Trong trường hợp đó, nên dành riêng một phần của các bảng thông báo khác để đánh dấu và
trình bày các vấn đề HSE.
Các thông tin trên bảng thông báo nên có:
 Số liệu thống kê về tai nạn/ sự cố
 Thông tin chi tiết về các sơ cứu ban đầu
 Thông tin chi tiết các địa điểm tập hợp trong trường hợp sơ tán khỏi tòa nhà
 Kế hoạch nên rõ vị trí chữa cháy, thiết bị dò tìm cùng với đường thoát hiểm
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HSE MANAGEMENT SYSTEM

SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4
6

 Biên bản cuộc họp/ ủy ban HSE
6.4.2 Cuộc họp
Cần xen xét hai loại cuộc họp về HSE. Loại thứ nhất là các cuộc thảo luận “Toolbox talks”
nhằm thảo luận về các vấn đề HSE, các vấn đề an ninh trong một công việc hoặc một hoạt
động cụ thể trước khi bắt đầu thực hiện. Các cuộc thảo luận này thường được thực hiện trước
khi tiến hành bất cứ hoạt động nguy hiểm nào, hoặc trước khi tiến hành một hoạt động bất
thường và có thể còn mới lạ với người lao động. Các cuộc thảo luận này do giám sát viên thực
hiện hoạt động điều hành cùng những người tham gia hoạt động.
Loại cuộc họp thứ hai là cuộc họp HSE thường xuyên. Những cuộc họp này thường được tổ
chức ngay tại công trình và thường diễn ra mỗi tuần một lần hoặc hai tuần một lần. Mục đích
của các cuộc họp HSE là đàm thoại hai chiều về các vấn đề HSE và các vấn đề an ninh giữa
người lao động và ban quản lý hoạt động. Mỗi cuộc họp đều có kế hoạch và thảo luận các vấn

đề sau:
 Phản hồi về quản lý và hành chỉnh của nhân viên
 Các tai nạn / sự cố xảy ra gần đây
 Số liệu thống kê về tai nạn/sự cố
 Việc kiểm tra theo kế hoạch
 Những thay đổi trong cơ cấu tổ chức
 Các hoạt động sắp tới tại khu vực nguy hiểm – kế hoạch về thiết bị và nhà thầu
 Thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE)
 Các vấn đề môi trường
 Các vấn đề về an ninh
 Xem xét quản lý việc mua các vật liệu, thiết bị và sản phẩm mới, và ảnh hưởng của
chúng đến toàn độ vấn đề HSE
 Các vấn đề HSE khác – nên lựa chọn và thảo luận một chủ đề khác liên quan đến hoạt
động được mọi người quan tâm
 Huấn luyện nhân viên
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HSE MANAGEMENT SYSTEM

SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4
7

 Bất cứ vấn đề nào mà người lao động quan tâm
Các cuộc họp HSE thường do quản lý cấp cao tại công trường điều hành với sự tham dự của
tất cả mọi người. Nên ghi lại số người tham gia và biên bản về các hoạt động được nhất trí
trong cuộc họp. Biên bản phải nên được dán trên bảng thông báo và bản sao được gửi cho các
quản lý có liên quan.
6.4.3 Uỷ ban HSE
Mục tiêu của các ủy ban HSE là xây dựng một diễn dàn để thảo luận tích cực về các vấn đề
sức khỏe, an toàn, môi trường và an ninh, và tạo cơ hội cho người lao động bày tỏ ý kiến của
mình tới ban quản lý về các vấn đề này. Họ có thể trình bày ý kiến tới ban quản lý chung về

hiệu quả của chính sách và quy trình được thực hiện trong hệ thống quản lý HSE.
Một trong những mặt không kém phần quan trọng trong vai trò của ủy ban là các thành viên
của ủy ban, bao gồm cả đại diện của ban quản lý và người lao đồng. Các đại diện của ban
quản lý được chỉ định theo trách nhiệm quản lý liên quan, còn đại diện người lao động được
bỏ phiếu bầu chọn. Bất cứ nhân viên nào muốn tham gia ủy ban HSE đều có cơ hội ứng cử để
bầu chọn.
Nhằm thực hiện chức năng liên kết tuyên truyền hiệu quả của các ủy ban, nâng cao và duy trì
nhận thức về HSE, hồ sơ về các cuộc họp của ủy ban nên được lưu lại và phổ biến đến toàn
thể nhân viên trên bảng thông báo về HSE.
Nói chung, ủy ban HSE nên được thành lập với từng khu vực diễn ra hoạt động thăm dò khai
thác và Uỷ ban cấp cao sẽ được chỉ định để giám sát cơ cấu tổ chức của toàn bộ ủy ban và
thảo luận bất cứ vấn đề mà thành viên của các ủy ban khác nêu ra.
Các ủy ban HSE phải có văn bản điều lệ, thuật ngữ tham khảo và kế hoạch cố đinh. Có thể
tham khảo dẫn chứng minh họa trong hình 6-2 và 6-3
Lưu ý rằng các mục tiêu của Ủy ban HSE có thể đạt được bằng các phương pháp thay thế chứ
không chỉ bằng các ủy ban chính thức. Chẳng hạn, nếu chương trình nghị sự mang lại cơ hội
thảo luận tích cực và giúp nhân viên bày tỏ được quan ngại của mình với ban quản lý thì hệ
thống các cuộc họp HSE có thể được thực hiện trong một cuộc họp cấp cao để giám sát hệ
thống, thu thập báo cáo trong các cuộc họp khác và xem xét các vấn đề nêu ra trong các cuộc
họp.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HSE MANAGEMENT SYSTEM

SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4
8

Trong các tổ chức phức tạp hoặc trong các tình huống đặc biệt, nên thực hiện phương pháp
tăng cường tuyên truyền HSE, chẳng hạn bằng cách xây dựng thư viện HSE, phát hành bản
tin HSE…
6.5 Mục tiêu HSE

Mục tiêu HSE được thiết lập và phân cấp theo cơ cấu tổ chức. Các mục tiêu HSE nên được
xây dựng dựa trên 3 nhân tố sau:
 Chương trình làm việc – xác định mức độ hoạt động
 Hệ thống quản lý HSE – quy định cụ thể các hoạt động liên quan đến HSE
 Môi trường hoạt động tại địa phương – có thể bao gồm các yêu cầu ảnh hưởng đến
mục tiêu hoặc các lý do chính trị để đưa vào các mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu HSE có thể dữ liệu giúp xây dựng các chỉ số Hoạt động quan trọng liên quan đến
HSE đối với việc thực hiện hợp đồng.
Chẳng hạn, mục tiêu HSE thông thường nhằm thực hiện việc kiểm tra HSE đối với các hoạt
động thăm dò và khai thác ít nhất hai tháng một lần, tuân thủ một trong các quy trình của Hệ
thống Quản lý HSE. Sau đó, mục tiêu này sẽ được phân cấp đến các bộ phận liên quan, chẳng
hạn, Mục tiêu của Bộ phận Khai thác là kiểm tra các hoạt động đang diễn ra ít nhất 6 lần mỗi
năm. Mục tiêu cá nhân sẽ được Quản lý khai thác và giám đốc thống nhất dựa trên số lượng
kiểm tra mà mỗi cá nhân thực hiện. Nếu cần, có thể để ra mục tiêu phù hợp với từng cá nhân
để xây dựng danh mục kiểm tra nhằm tiêu chuẩn hóa các quá trình kiểm tra. Những mục tiêu
này sẽ được thể hiện trong các Tiêu chuẩn Thực hiện công tác Quản lý cho các đối tượng
khác nhau.
Mục tiêu của bộ phận cũng được đưa vào Thỏa thuận về Cấp độ Phục vụ HSE vì chúng giúp
xác định các hoạt động HSE liên quan đến từng bộ phận cụ thể.
Mặc dù các mục tiêu dựa trên số liệu thống kê về tai nạn/ sự cố, chẳng hạn giảm tần suất sự
cố về hư hụt thời gian đi 20% rất hiệu quả nhưng chúng không phải là mục tiêu duy nhất.
Thêm vào đó, nên đề ra các mục tiêu tích cực giúp giảm đi các con số về tai nạn/ sự cố. Chẳng
hạn, tất cả tai nạn và sự cố sẽ được điều tra và các hoạt động liên quan sẽ được theo dõi đến
khi kết thúc.
6.6 Tiêu chuẩn thực hiện công tác quản lý
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HSE MANAGEMENT SYSTEM

SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4
9


Mục tiêu của các tiêu chuẩn thực hiện công tác quản lý là quy định chi tiết và chính xác
những yêu cầu đối với công tác quản lý từ góc độ HSE. Nó nêu ra người thực hiện, hoạt động
và thời điểm thực hiện. Tiêu chuẩn thực hiện công tác quản lý phải quy định các hoạt động
như trách nhiệm đối với các quy trình kiểm toán và kiểm tra hoặc trách nhiệm được đề tra
trong các Kế hoạch Quản lý Sự cố.
Tiêu chuẩn thực hiệu nên nêu rõ nguồn yêu cầu để người có trách nhiệm có thể tham khảo
được tài liệu liên quan, tìm thêm thông tin khi cần thiết.
6.6.1 Ví dụ
Ví dụ về Tiêu chuẩn thực hiện công tác quản lý liên quan đến giám sát sự cố HSE qua màn
hình có thể bao gồm các hoạt động sau:
 Tất cả hoạt động và trang thiết bị phải được xem xét theo hệ thống để xác định các
nguy cơ HSE và nếu xác định được các nguy cơ HSE, nên thực hiện sàng lọc nguy cơ
 Thực hiện kiểm soát nguy cơ nhằm giảm thiểu các nguy cơ tới mức hợp lý.
 Hệ thống phân cấp nhằm giảm thiểu rủi ro phải loại bỏ, giảm thiểu được các hiểm họa
qua thiết kế kỹ thuật, kiểm soát nguy cơ hiểm họa (quy trình kiểm soát phù hợp), và
cung cấp trang thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE)
 Phải chuẩn bị sàng lọc HSE phù hợp trong tất cả các giai đoạn xây dựng và thực hiện
dự án.
 Phải thực hiện đánh giá nguy cơ chính (MHR) ngay từ giai đoạn xây dựng cơ sở ban
đầu. Tiến hành nghiên cứu HAZOP trên các thiết bị trong quá trình thực hiện.
 Mọi hoạt động đều được tiến hành sàng lọc môi trường để xác định yêu cầu tăng
cường kiểm soát môi trường.
 Thực hiện sàng lọc nguy cơ HSE với các quá trình mua lại và thoái vốn.
6.7 Chỉ số thực hiện
Chỉ số thực hiện liên quan đến Tiêu chuẩn thực hiện công tác quản lý, trong đó thể hiện
phương pháp xác định hoạt động theo các tiêu chuẩn đó. Trong ví dụ nêu trên về tần suất
kiểm tra các hoạt động đang diễn ra, chỉ số thực hiện là số lượng báo cáo kiểm tra và danh
mục kiểm ra hoàn chỉnh được cá nhân có liên quan thực hiện hàng quý.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HSE MANAGEMENT SYSTEM

SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4
10




Hình 6-2 – Điều lệ mẫu (Mẫu)
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HSE MANAGEMENT SYSTEM

SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4
11

1. Ủy ban Sức khỏe - An toàn – Môi trường (HSE) và Uỷ ban An Toàn sau đây được gọi là Ủy
ban
2. Uỷ ban gồm :
Chủ tịch
Thư ký
Các đại diện quản lý (3)
Các đại diện cho người lao động (3)
Chuyên viên HSE
Điều phối viên An ninh
3. Chủ tịch là quản lý cấp cao theo chỉ định (thường là quản lý cấp cao tại công trình).
4. Thư kí thường là một đại diện quản lý hoặc đại diện nhân viên (không phải là chuyên viên
HSE)
5. Các đại diện quản lý của ủy ban thường do Tổng giám đốc bổ nhiệm. Các đại diện nhân viên
có thể là nhân viên hoặc giám sát viên và do toàn bộ nhân viên bầu đại diện cho tất cả các bộ

phận chính trong tổ chức.
6. Nhiệm kỳ của các thành viên trong Ban HSE ngoại trừ Chủ tịch và Thư ký thì đều là trong
vòng 2 năm.
7. Các cuộc họp của Uỷ ban HSE là các cuộc họp chính thức và thể lệ theo một chương trình
nghị sự và có lập thành biên bản.
8. Tất cả những sự việc diễn ra tại cuộc họp sẽ được ghi lại và phân công trách nhiệm cho từng
cá nhân thực hiện. Quy mô thời gian (đánh giá đầu tiên) phải được xác định rõ.
9. Biên bản của cuộc họp Uỷ ban (gồm các thông tin trình tự) phải được lập trong vòng 7 ngày
kể từ khi cuộc họp kết thúc, sau đó phải được gửi tới từng thành viên của Ủy ban và xuất
hiện trên bảng thông báo của HSE.
10. Các cuộc họp sẽ được tổ chức tại một cơ sở thường lệ tùy thuộc vào qui mô và những tổn thất
tiềm năng của các hoạt động sắp tới.
Các khung thời gian dưới đây được sử dụng theo hướng dẫn:
Phòng quản lý hoạt động - ít nhất 3 tháng
Các địa điểm tác nghiệp - hàng tháng
Hình 6 – 3 Các khái niệm tham khảo về mô hình (mẫu)
Vai trò của Uỷ ban
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HSE MANAGEMENT SYSTEM

SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4
12

Nhằm cung cấp một diễn đàn để thảo luận các đề xuất về việc quản lý và đại diện các vấn đề
của công nhân nhằm nâng cao công tác sức khỏe – an toàn – môi trường và an toàn trong lúc
tác nghiệp.
Xem xét toàn diện các mặt của sức khỏe – an toàn – môi trường và Hệ thống quản lý an toàn
đồng thời đưa ra những hướng dẫn nhằm nâng cao việc thực hiện chương trình tại các vùng cụ
thể đang thu hút nhiều sự quan tâm.
Nhằm thúc đẩy hợp tác giữa cấp quản lý và nhân viên thúc đẩy, phát triển và thực hiện các

giải pháp đảm bảo sức khỏe, an toàn, an toàn và phúc lợi cho nhân viên, bảo vệ môi trường và
thường xuyên khảo sát đánh giá các giải pháp .
Các nghĩa vụ và trách nhiệm
Kiểm tra những tai nạn, sự cố và các báo cáo vệ sinh, an toàn sức khỏe của công nhân, các
thống kê và khả năng xảy ra của sự việc để xác định những tình huống không an toàn hay
không tốt cho sức khỏe cũng như các thực tế hay tổn thất môi trường cần tập trung quản lý,
đồng thời đưa ra các hướng dẫn thực hiện đúng quy trình.
Ủy ban cần tập trung xem xét các tiêu chuẩn phụ hay tình trạng nguy hiểm cũng như các vấn
đề thực tế, đồng thới đưa ra các hướng dẫn thực hiện đúng quy trình.
Phải được thông báo về các nguy hiểm và thực hiện chức năng giám sát việc quản lý sự việc
để điều chỉnh các mối nguy hại và ngăn chặn tổn thất.
Hỗ trợ các công tác phổ biến qui tắc an toàn và hệ thống làm việc an toàn đồng thời lựa chọn
và sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động cho khối công nhân.
Giám sát hiệu quả chương trình đào tạo về HSE.
Hỗ trợ công tác triển khai các vấn đề liên quan tới sức khỏe và an toàn cho công nhân như các
chương trình truyên truyền, nâng cao và qui chế khen thưởng về an toàn v.v
7. KIỂM SOÁT RỦI RO
Khâu kiểm soát thực hiện chức năng kiểm soát các vấn đề quản lý và kĩ thuật. Chức năng đầu
tiên – khâu kiểm soát quản lý – có thể yêu cầu bất cứ ai làm gì và khi nào, chức năng sau cùng
– khâu kiểm soát kĩ thuật – chỉ có thể thực hiện yêu cầu riêng khối kỹ thuật (như các loại thiết
bị sử dụng). Khâu kiểm soát bao gồm:
 Các mục tiêu quản lý gồm các mục tiêu và định hướng tòan diện.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HSE MANAGEMENT SYSTEM

SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4
13

 Các qui trình từng bước thực hiện để đạt được mức kiểm soát theo yêu cầu; và
 Các tiêu chuẩn về kĩ thuật.

Việc thực hiện giám sát và qui trình giám sát phù hợp với các tiêu chuẩn là trong số công tác
kiểm soát các giải pháp quan trọng khi thực hiện HSE.
Mỗi hoạt động triển khai kiểm soát HSE phải ngăn chặn hay giảm thiểu những rủi ro liên
quan toàn bộ hoạt động. Việc giảm thiểu rủi ro sẽ rất khả thi nếu việc triển khai qui trình kiểm
soát phú hợp với các nội dung thứ tự như sau:
 Loại bỏ - loại bỏ để tránh rủi ro bằng cách chấm dứt các hoạt động có khả năng gây nguy
hiểm cao hoặc có thể xử lý tình huống này theo một cách khác. Chẳng hạn như thay thế dầu
cặn bùn bằng nước theo cách loại bỏ rủi ro môi trường đi kèm với khoan hố tại khu vực xác
định.
 Kĩ thuật – hiệu quả của khâu kiểm soát kĩ thuật nhằm giảm bớt hay loại bỏ những hậu quả của
mối nguy hại. Để đánh giá đúng các thiết kế kĩ thuật theo các nghiên cứu của MHR và
HAZOP, khâu kiểm soát kĩ thuật nên được triển khai như sau:
- Dừng tất cả các hoạt động có thể gây ra rủi ro hay sử dụng các phương tiện khác để tách biệt
hoạt động này khỏi tác động tới con người.
- Điều chỉnh các thiết kế phù hợp với việc loại bỏ mối nguy hại
- Đảm bảo rằng các thiết bị được thiết kế, được nêu rõ và được thực hiện đúng qui trình và mục
đích .
 Qui trình thực hiện – qui trình thực hiện việc kiểm soát giảm thiểu sự pháp triển của mối nguy
hại đang diễn ra hay hậu quả của nó kể cả việc giảm số lượng con người tiếp xúc với mối
nguy hại và/hay giảm quá trình phát triển của mối nguy hại. Các kiểm soát này sẽ có hiệu quả
với các hướng dẫn từ :
- Hệ thống cấp phép hoạt động
- Qui trình thực hiện bằng văn bản
- Thực tế hiện trường bằng văn bản.
 Dụng cụ bảo hộ lao động (PPE) – cung cấp dụng cụ bảo hộ lao động nên được đánh giá như
“giải pháp cuối cùng” trong trường hợp không thể loại bỏ, kiểm soát bằng phương pháp kĩ
thuật hay kiểm soát thông thường mối nguy hại này. Ngoài ra, PPE cũng có thể được sử dụng
trong trường hợp rủi ro vẫn còn tiềm ẩn sau khi đã những biện pháp khác của rủi ro này đã
hoàn thành. Việc kiểm soát bằng PPE có thể đem lại hiệu quả nếu:
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

HSE MANAGEMENT SYSTEM

SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4
14

- Xác định rõ thời điểm cần thiết sử dụng PPE để thực hiện những công việc cụ thể một cách an
toàn.
- Cung cấp PPE cho tất cả các nhân viên có khả năng gặp rủi ro.
Việc thực hiện các qui trình kiểm soát gồm kiểm soát nhân sự, hoạt động, giải pháp trường
hợp khẩn cấp cũng như kiểm soát tài liệu.
Qui trình kiểm soát có thể được phân chia theo các khía cạnh Sức khỏe, An toàn, Môi trường
và An toàn. Kiểm soát vấn đề sức khỏe như khám y tế thường xuyên và thay thế các hóa chất
độc hại với hóa chất an toàn cho sức khỏe. Kiểm soát an toàn là kiểm soát các Hệ thống cấp
phép hoạt động và hỏa hoạn và công tác sơ tán. Minh họa cho kiểm soát môi trường là các qui
trình loại bỏ rác thải cũng như kiểm soát các vấn đề liên quan tới môi trường. Kiểm soát an
toàn là cung cấp các đồ bảo hộ an toàn và thực hiện công tác kiểm soát.
Theo kế hoạch kiểm soát, cần phải xem xét nên lựa chọn loại kiểm soát nào (nếu có) để triển
khai và liệu những kiểm soát này đã phù hợp với những đánh giá về rủi ro hay không.
7.1 Đánh giá rủi ro tiềm ẩn.
Cần phải xác định các phương pháp kiểm soát để giảm rủi ro theo tính toán, việc đánh giá các
rủi ro còn lại sau khi đã thực hiện giải pháp kiểm soát cần được triển khai. Với phương pháp
kiểm soát này, cần phải đảm bảo rằng khâu kiểm soát được triển khai và thực hiện đúng qui
trình, rủi ro tính toán có thể giảm tới mức có phù hợp. Việc định nghĩa mức rủi ro phhù hợp
thì rất khó và mang tính chủ quan.Ở một số quốc gia, đã có các định nghĩa theo pháp luật qui
định về mức rủi ro hợp lý (hay mức rủi ro không hợp lý). Ở một số quốc gia khác dựa vào các
phán quyết của khối nhân sự.
Về mặt khái niệm chung, mức rủi ro hợp lý là mức thấp phù hợp với thực tế có thể kiểm soát
được (ALARP) trong trường hợp chi phí giảm rủi ro ngày càng không tương đương với mức
giảm rủi ro. Nếu chi phí thực hiện không tương ứng, việc giảm rủi ro có thể yêu cầu hỗ trợ kĩ
thuật có tên là Phân tích lợi ích chi phí.

Nếu rủi ro không được đánh giá là (ALARP) việc triển khai và thực hiện biện pháp kiểm soát
cần phải tuân theo đúng qui trình, sau đó đề nghị giám đốc xem xét lại các hoạt động cần
thiết. Nếu hoạt động này được cho là cần thiết cần phải xác định và xem xét thêm các phương
thực thực hiện khác.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HSE MANAGEMENT SYSTEM

SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4
15

Các mối nguy hiểm cho môi trường là các tác động liên quan tới môi trường như kết qảu của
hoạt động của PVEP có thể xem xét sử dụng gải pháp BATNEEC. Giải pháp này tương tự với
định nghĩa rủi ro an toàn (ALARP) trong đó rủi ro đối với môi trường phải được đánh giá và
cung cấp biện pháp kiểm soát cụ thể. Cả hai biện pháp này đều phải được xác định rõ qui
trình trình thực hiện, và toàn bộ quá trình đang trong thời gian đánh giá sau đó nên xem xét lại
nhằm đảm bảo rằng chúng là những biện pháp hiện thời tốt nhất không vượt mức chi phí.
Chẳng hạn như, nếu khí hiđrô các bon được xử lý sẽ giảm hàm lượng H2S trước khi đi vào
hệ thống ống dẫn và phương pháp xử lý này sẽ thải khí vào bầu khi quyển, cả hai biện pháp
này cho dù đã thực hiện qui trình kiểm soát thì vẫn tạo ra tác động bất lợi cho môi trường do
đó cần phải được xem xét kĩ và đảm bảo phải tuân theo BATNEEC.
8. Kiểm soát nhân sự
Kiểm soát nhân sự nên theo các qui trình hướng dẫn lựa chọn, thay thế và đào tạo để đội ngũ
nhân viên làm việc đúng vị trí của mình. Những các nhân chịu trách nhiệm thực hiện phải
quen thuộc với các kiểm soát về HSE và có các kĩ năng cần thiết để thực hiện biện pháp kiểm
soát một các có hiệu quả, ví dụ như khối nhân viên này phải có “năng lực”. Một số qui trình
thực hiện gồm:
 Thiết lập các yêu cầu nhỏ nhất về năng lực thực hiện HSE cho tất cả vị trí nghề nghiệp liên
quan
 Lựa chọn đội ngũ nhân viên dựa theo năng lực thực hiện HSE và thông qua đào tạo khối nhân
viên này sẽ có khả năng nắm bắt nó hoàn toàn.

 Lập kế hoạch, triển khai và thực hiện các chương trình đào tạo về HSE phù hợp
 Giới thiệu chương trình về HSE cho toàn thể nhân viên.
 Nâng cao nhận thức về HSE cho toàn bộ nhân viên ở toàn cấp của công ty.
 Đội ngũ nhân viên đang được nâng cao nhận thức về các mối nguy hại mà họ có thể gặp phải
trong quá trình làm việc và các biện pháp kiệm soát kết hợp.
 Khuyến khích khối nhân viên tham gia các hoạt động HSE.
8.1 Lựa chọn và thay thế.
Đảm bảo rằng các nhân viên đều phải vượt qua các bài kiểm tra dưới đây trước khi bắt đầu
công việc;
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HSE MANAGEMENT SYSTEM

SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4
16

 Khám thể chất – một bài khám thể chất tổng thể định kỳ/trước khi bắt đầu công việc thông
qua các cuộc kiểm tra phát hiện các những vấn đề tồn tại có thể gây ra tổn thất;
 Phân tích năng lực thể chất
 Kiểm tra/khám trước khi bắt đầu công việc
8.2 Đào tạo
8.2.1 Đào tạo đầu vào cho quản lý
Bản tóm tắt đầu vào nên là bản tổng quát chương trình quản lý HSE chi tiết về vai trò và trách
nhiệm. Bản tóm tắt nên đặc biệt nhấn mạnh những mối nguy hiểm/vấn đề tồn tại gặp phải.
Đồng thời phải được gửi tới các thành viên quản lý hay các chuyên viên về HSE và các
chuyên gia khác như các kĩ sư thích hợp.
8.2.2 Đào tạo HSE cấp quản lý
Đảm bảo rằng tất cả cấp quản lý đều qua một khóa đào tạo về quản lý HSE. Khóa đào tạo nên
bao trùm toàn bộ qui trình kiểm soát được xác định trong bản Kế hoạch hành động HSE và
các chủ đề liên quan khác như:
 Đánh giá rủi ro cơ bản

 Tinh thần lãnh đạo và động lực trong quản lý HSE
 Nhận biết mối nguy hiểm đối với HSE
 Các hệ thống làm việc an toàn
 Kiểm soát sức khỏe và PPE
 Tình trạng và đánh giá môi trường
 Kiểm tra nơi làm việc
 Phân tích các công việc và bộ phận nghiêm ngặt
 Đào tạo nhân viên
 Các kĩ thuật giao tiếp
 Kiểm soát việc mua
 Kiểm soát dự án/điều chình
 Cuộc họp về HSE theo nhóm nhân viên
 Lập kế hoạch trường hợp khẩn cấp
 Báo cáo sự cố, khảo sát và phân tích
 Nguyên nhân, tác động và kiểm soát tổn thất
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HSE MANAGEMENT SYSTEM

SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4
17

 Các kỹ thuật đánh giá tổn thất
 Giám sát HSE
 Các chỉ số thực hiện HSE
 Giảm thiểu/kiểm soát rác thải
 Thông báo tình trạng cảnh báo
 Kiểm soát bảo mật thông tin
 Hướng dẫn an toàn đi lại
 Bảo vệ tài sản
8.2.3 Đào tạo HSE cho lãnh đạo

Giám đốc khai khoáng chịu trách nhiệm đảm bảo rằng lãnh đạo về HSE phải qua một quá
trình đào tạo tiên tiến/bổ sung. Các nội dung liên quan tới đào tạo gồm:
 Kĩ thuật nâng cao HSE
 Các kĩ năng cần thiết
 Phân tích/quản lý rủi ro
 Kĩ thuật giải quyết vấn đề
 Ngăn chặn hỏa hoạn và sự lan tràn
 Kĩ thuật kiểm tra
 Kế hoạch phục hồi và quản lý sự cố
 Kiểm soát tổn thất tài sản và rác thải
 Đánh giá rủi ro định lượng
 Kĩ thuật HAZOP
 Phân tích số liệu thống kê
8.2.4 Đào tạo nhân viên đầu vào
Đào tạo kiến thức HSE cho nhân viên mới gồm các nội dung sau:
 Các qui định pháp luật
 Chính sách HSE
 Nhận thức về an toàn và báo cáo sự cố/mối nguy hiểm
 Qui tắc chung và quy trình thực hiện
Chức năng này thường do giám sát viên đảm nhận và giới thiệu về nói làm việc cũng như các
mối nguy hiểm đối với HSE. Việc đào tạo này bao gồm các qui tắc làm việc, hệ thống cấp
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HSE MANAGEMENT SYSTEM

SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4
18

phép hoạt động, PPE, thiệt bị/qui trình thực hiện trường hợp khẩn cấp và báo cáo về sự
cố/mối nguy hiểm. Khi xuất hiện các vật chất mới hay nhân tố/yếu tố khác có khả năng gây
hại tới sức khỏe thì có thể tổ chức các khóa đào tạo. Ở nhứng khu vực, vấn đề àn toàn còn tồn

tại, cần phải phổ biến tóm tắt tình hình cho nhân viên mới. Nhân viên cần phải ký vào một số
mẫu hồ sơ khi tham gia hay đã hoàn thành khóa đào tạo.
Đảm bảo nhân viên được hướng dẫn trong suốt quá trình đào tạo làm cách nào để thể hiện
mối quan tâm tới sức khỏe, phổ biến thông tin này tại các cơ sở hỗ trợ và trên bảng thông báo
về an toàn và sức khỏe.
8.2.5 Nhu cầu đào tạo nghề nghiệp
Xác định nhu cầu đào tạo cho tất cả các đội ngũ công nhân viên theo các nôi dung sau:
 Sử dụng phương pháp hệ thống để xác định việc đào tạo nhân viên trong đó có bản tổng kết
nghề nghiệp từng cá nhân – xác định mục đích đào tạo tổng quát hay cụ thể cần thiết để phổ
biến kiến thức và các kĩ năng làm việc phù hợp.
 Xem xét môi trường thể chất - xác định các nhu cầu môi trường làm việc ví dụ như làm việc
ở độ cao hoặc trong không trung.
 Giới thiệu các thiết bị và/hoặc qui trình thực hiện mới – một số thay đổi gới thiệu về mối nguy
hiểm cần phải có qui trình kiểm soát và đào tạo kiểm soát.
 Phỏng vấn nhân viên và/hoặc khảo sát/bản câu hỏi thăm dò ý kiến – yêu cầu nhân viên tin
rằng những gì đào tạo là cần thiết cho họ (ví dụ đánh giá thực hiện)
 Đánh giá việc thực hiện – các vấn đề yếu kém và nhu cầu đào tạo do giám đốc/giám stá viên
xác định.
 Xem xét các qui định áp dụng – kiến thức và hiểu biết pháp luật hiện hành và mới phải luôn
được phổ biến trong suốt khóa đào tạo.
 Xem xét ý kiến phản hồi từ các khóa đào tạo – phân tích nghiêm ngặt công tác phòng ngừa
theo từng bước của qui trình đồng thời phân tích các nhiệm vụ cần thiết lập chương trình đào
tạo.
 Xem xét các báo cáo giám sát công việc – giám sát nghiêm ngặt nhân viên thực hiện các
nhiệm vụ về các vấn đề/kh vực nguy hiểm/các bước qui trình cần thiết đào tạo.
8.2.6 Chương trình đào tạo nghề nghiệp
Thiết kế và thực hiện chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HSE MANAGEMENT SYSTEM


SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4
19

 Hầu hết các khóa đào tạo phải được thực hiện theo nghiệp vụ. Các chương trình đào tạo nên
thật chi tiết để đáp ứng các nhu cầu cụ thể.
 Áp dụng các khóa học kĩ năng trao đổi chính thức khi nhân viên được điều chuyển sang công
việc mới hoặc làm việc với thiết bị mới.
 Thực hiện chương trình đào tạo cho nhân viên mới nhận việc ít nhất 3 năm.
 Kiểm tra hiệu quả của các chương trình đào tạo như thông qua đánh giá số lượng đào tạo có
nhu cầu và số lượng nhận được chương trình đào tạo, hay thông qua đnahs giá kế hoạch bài
học, kĩ thuật giảng dạy, qui định khóa học, kết quả trước và sau khi kiểm tra.
8.2.7 Sách hướng dẫn đào tào HSE
Chuẩn bị và áp dụng sách hướng dẫn đào tào HSE. Sách hướng dẫn đào tào HSE sẽ được
triển khai nhằm cung cấp phương pháp tiếp cận toàn diện về các yêu cầu đào tạo đồng thời
cung cấp tài liệu tham khảo về chương trình đào tạo một cách chi tiết.
8.2.8 Kĩ thuật truyền thông cá nhân
Đảm bảo các chương trình đào tạo có thể phát huy được năng lực đào tạo và định hướng. Các
kĩ năng liên quan tới năng lực này cần thiết cho việc đào tạo công nhân cách thực hiện nhiệm
vụ chính xác, hiệu quả và an toàn. Kĩ thuật này cũng cung cấp kiến thức quan trọng và những
lời khuyên hữu ích theo kinh nghiệm và kiến thức công việc. Phòng học là một phần không
thể thiếu và các kĩ thuật video rất hữu dụng.
8.3 Động lực và nhận thức về HSE
8.3.1 Nhận thức về mối nguy hiểm
Thực hiện chương trình phổ biến nhận thức sơ lược về mối nguy hiểm. Bản tóm tắt nên khái
quát về các mối nguy hiểm về Sức khỏe, An toàn và Môi trường tại nơi làm việc (xác định qui
trình phân loại rủi ro), các nguyên nhân chính từ đó có các phương pháp phòng ngừa cần thiết
để tránh xảy ra sự cố. Các vấn đề liên quan tới các chủ đề chung như tiếp cận, đóng gói, rửa
trôi, và các nguy hiểm về kĩ thuật/cụ thể như:
 Bánh mài
 Bột khoáng

 Hoạt động khai khoáng
 Điện
 Vụ nổ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HSE MANAGEMENT SYSTEM

SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4
20

 Hỏa hoạn
 Vệ sinh thực phẩm
 Máy nâng
 Khu vực nguy hiểm
 Vật chất nguy hiểm
 Hoạt động trực thăng
 Hyđro sunfua
 Kiểm soát thông tin
 Làm sạch động cơ phản lực
 Các hoạt động sản xuất
 Bảo vệ tài sản
 Phóng xạ
 Giàn cần cẩu
 Neo buộc dây
 Phương tiện vận chuyển và các hoạt động hàng hải
 An toàn đi lại
 Các chủ để khác cần thiết để ứng phó với các mối nguy hiểm cụ thể.
Tại các khu vực liên quan tới vấn đề an toàn thì phải cung cấp bản tóm tắt tình hình.
8.3.2 Phổ biến bằng văn bản và bảng thông báo
 Xem xét xuất bản tin tức hay thông báo liên quan tới hồ sơ HSE
 Phân bố bảng thông báo HSE để từng công nhân có thể nhìn thấy trong cả ngày làm việc

 Đảm bảo hồ sơ HSE phải được thông báo trên bảng tin dưới hình thức và ngôn ngữ mà nhân
viên có thể dễ dàng hiểu được.
 Sử dụng các áp phích thông báo nhằm hỗ trợ chương trình/phong trào tuyên truyền về HSE
 Chỉ định người thay đổi các áp phích thông báo ít nhất mỗi tháng một lần
 Chủ đề của các áp phích quảng cáo phải được lên kế hoạch trước.
8.3.3 Thống kê tổn thất
 Số liệu thống kê tại nạn và công tác triển khai và phân bố
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HSE MANAGEMENT SYSTEM

SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4
21

 Triển khai dữ liệu thực hiện HSE, tốt nhất là cập nhật thường xuyên tình hình thực hiện các
mục tiêu, hỗ trợ thúc đẩy hoàn thành mục tiêu. Các ví dụ về số liệu thống kê công tác thực
hiện là các con số lấy ra từ cuộc họp nhóm HSE, và từ công tác thanh tra, kiểm tra nhà xưởng.
 So sánh hiệu quả thực hiện với các tổ chức khác.
8.3.4 Chương trình tuyên truyền HSE
 Tổ chức chương trình tuyên truyền HSE ít nhất 3 tháng một lần
 Lựa chọn các chủ đề tuyên truyền theo các vấn đề HSE cụ thể.
 Cung cấp tài liệu văn bản hỗ trợ chủ đề/ công tác tuyên truyền cho tất cả các thành viên cấp
quản lý.
8.3.5 Mô hình hướng dẫn HSE
 Thực hiện mô hình hướng dẫn HSE hay thi đua khác về HSE trao giải thưởng cho từng nhân
viên theo đóng góp của họ đối với công tác thực hiện HSE
 Dành cho tất cả nhân viên và giải thích qui trình hoạt động của mô hình.
 Mô hình không được tách rời với yêu cầu đối với từng cá nhân để xác định tình trạng và hoạt
động nguy hiểm tức thời, thông qua hoạt động hay thông qua thông báo quản lý dây chuyền.
 Triển khai hệ thống để trả lời tất cả những hướng dẫn và để thực hiện tốt các hướng dẫn
 Sử dụng các tiêu chuẩn chủ động tích cực để đưa ra các phần thường – hơn là chỉ dành riêng

cho trường hợp không xảy ra tai nạn.
 Các ví dụ liên quan tới các ý kiến về giảm tổn thất, chứng tỏ việc nâng cao kiến thức về HSE,
đóng góp môi trường hoặc tình hình an toàn và việc tuân thủ các tiêu chuẩn chương trình
HSE.
8.3.6 Khen thưởng nhóm/ công tác thi đua
 Triển khai công tác thi đua theo các nhóm phù hợp với các tiêu chuẩn chương trình HSE.
 Đảm bảo công tác thi đua phải kế thừa phát huy từ công tác đã thực hiện trước đó.
 Thời điểm thực hiện công tác thi đua về HSE ở các nhóm cho tới các cấp quản lý khác nhau ít
nhất 3 tháng một lần.
8.3.7 Đẩy mạnh công tác nhà xưởng
 Triển khai chương trình đẩy mạnh công tác nhà xưởng
 Đảm bảo đẩy mạnh công tác bảo vệ cũng như làm sạch nhà xưởng.
 Tổ chức thi đua giữ gìn nhà xưởng
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HSE MANAGEMENT SYSTEM

SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4
22

 An toàn/không an toàn nhà ở giáo dục an toàn nghề nghiệp – thảo luận tạm dừng hoạt động
và an toàn gia đình cũng như an toàn trong các cuộc họp về HSE của nhân viên.
 Sử dụng các phương tiện sau đây để nâng cao an toàn nhà ở:
- Thư, tạp chí, thư thông báo
- Cuộc thi/thi đua, trò chơi cho trẻ nhỏ
- Tiệc trưa
- Hội chợ
- Đài phát thanh địa phương/ ti vi
- Chương trình trường học địa phương
- Tiếng nói cộng đồng
2 – MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ PHÂN TÍCH

2.1. Một số thuật ngữ
HSE: Health, Safe and Environment
No
English/ Vietnamese terms/verbs/phrases/
structures
Equivalent

6. LEADERSHIP, COMMITMENT AND
ORGANZATION
LÃNH ĐẠO, CAM KẾT VÀ TỔ
CHỨC
1
Organization arrangement
Cơ cấu tổ chức
2
HSE Performance Indicator
Chỉ số thực hiện HSE
3
Management Performance Standards and
Objectives
Các mục tiêu và tiêu chuẩn thực hiện
công tác quản lý
4
Health, Safe and Environment issues
Các vấn để về Sức khỏe, An toàn và
Môi trường
5
HSE Management System
Hệ thống quản lý HSE
6

Security Coordinator
Điều phối viên an ninh
7
Drilling Manager
Quản lý khoan thăm dò
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HSE MANAGEMENT SYSTEM

SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4
23

8
Personal Protective Equipment
Công cụ bảo hộ lao động
9
HSE Committee
Uỷ ban HSE
10
Management Representatives
Đại diện ban quản lý
11
Senior Meeting
Cuộc họp cao cấp
12
Department Objectives
Mục tiêu bộ phận
13
HSE Risk Screening
Phân loại rủi ro HSE
14

Crisis Management Plan
Kế hoạch quản lý sự cố
15
Board of Director
Ban giám đốc
16
Project Management Department
Phòng quản lý dự án
17
Operation Officer
Phòng quản lý hoạt động
18
Operating sites
Các địa điểm tác nghiệp

7. CONTROLLING RISK
KIỂM SOÁT RỦI RO
1
Procedural Controls
Kiểm soát theo quy trình
2
A Work Permit System
Hệ thống cấp phép hoạt động
3
Written procedures
Quy trình thực hiện bằng văn bản
4
Residual Risk Assessment
Đánh giá rui ro tiềm ẩn


8. PERSONNEL CONTROL
KIỂM SOÁT NHÂN SỰ
1
Minimum HSE Competence Requirements
Yêu cầu nhỏ nhất về năng lực thực hiện
HSE
2
Physical Examination
Khám thể chất
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HSE MANAGEMENT SYSTEM

SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4
24

3
Physical Capacity Analysis
Phân tích năng lực thể chất
4
Management HSE Training
Đào tạo HSE cấp quản lý
5
HSE Promotional Techniques
Các kỹ thuật triển khai HSE
6
Travel Security Guidelines
Hướng dẫn an toàn đi lại
7
Information Security Control
Kiểm soát thông tin bảo mật

8
Emergency Preparedness
Lập kế hoạch trường hợp khẩn cấp
9
Loss Measurement Techniques
Các kỹ thuật đánh giá tổn thất
10
Influencing Skills
Các kỹ năng cần thiết
11
Legislative requirments
Các quy định pháp luật
12
Applicable regulation
Các quy định hiện hành
13
Confined space
Không gian hạn chế

Loss satistics
Thống kê tổn thất
14
Quantified Risk Management
Quản lý rủi ro định lượng

Crisis Management and Recovery Planning
Kế hoạch phục hối và quản lý sự cố

Personal Communication Techniques
Các kỹ thuật truyền thông cá nhân


Hazard awareness
Nhận thức mối nguy hiểm

HSE Suggestion Scheme
Mô hình hướng dẫn HSE

Housekeeping Promotion
Triển khai công tác nhà xưởng

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HSE MANAGEMENT SYSTEM

SV: Nguyễn Thị Hoài Thương - Lớp D01 – K4
25

2.2. Phân tích một số câu điển hình.
Vấn để 1
Gốc
Organization arrangement shall be clearly documented and staff shall have their roles and
responsibilities (including HSE) clearly defined in an appropirate document.
Đích
Cơ cấu tổ chức, vai trò và trách nhiệm (bao gồm HSE) của nhân viên phải được quy định rõ
ràng bằng văn bản;
Phân tích:
Đây là kỹ thuật dịch communicative. Cấu trúc của bản dịch có thay đổi không trình tự từ đối
từ với bản gốc. Người dịch đã xác định được hai thanh phần chủ ngữ của hai vế để có chung ý
nghĩa hành động chịu tác động mặc dù dạng động từ ở bản gốc là không giống nhau “to
document - to define”, do đó người dịch đã chuyển tiếp mạch ý của hai mệnh đề thành một
câu liền mạch trong bản dịch. Các dịch này chuyển dịch chính xác ý nghĩa văn cảnh của bản

gốc đồng thời tạo ra bản dịch với nội dung và hình thức dễ dàng chấp nhận và dễ hiểu cho
người.
Vấn đề 2
Gốc
In additional, it may be useful to document the HSE responsibilities of all members of the
management team in a stand alone document.
Đích
Ngoài ra, việc lập tài liệu riêng về trách nhiệm thực hiện công tác HSE của các thành viên
trong ban quản lý là rất cần thiết.
Phân tích:
Kỹ thuật dịch đảo cấu trúc
Chủ ngữ trong bản gốc dùng của câu là chủ ngữ giả, đây là một dạng câu rất phổ biến trong
tiếng Anh được sử dụng khi người viết muốn nhấn mạnh một sự việc về hành động nào đó mà
không xác định rõ chủ ngữ thì thường dùng cấu trúc chủ ngữ giả “It is be + adjective (tính từ)
+ to Verb (động từ nguyên mẫu)”. Vì đây là câu nhấn mạnh nên khi dịch sang tiếng Việt
người dịch đã đảo ngược phần sau (Verb (động từ nguyên mẫu)” dịch trước nhấn mạnh sự

×